Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Báo cáo tổng quan các phần hành kế toán tại công ty xây dựng và đầu tư bạch đằng 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.51 MB, 142 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN
ỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào một xu thế mới – xu thế toàn cầu hoá,
sự hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Tháng 11 năm 2006 đánh dấu bước
ngoặt mới đối với nền kinh tế nước ta khi Việt Nam chính thức ra nhập WTO - tổ chức
về kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Việt Nam vui mừng hội nhập,
giao thương buôn bán với các nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới, có thêm nhiều cơ hội
thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Có thuận lợi tất có khó khăn. Sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt của các quốc gia láng giềng đã có lúc đẩy nền kinh tế nước ta vào những
thách thức không nhỏ, kìm hãm sự vươn lên của nền kinh tế đang trong thời kì đầu của
sự phát triển.
Song song với sự phát triển về kinh tế và thương mại, những doanh nghiệp lớn
nhỏ dần hình thành, hoạt động ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Nhưng một doanh
nghiệp dù hoạt động ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cũng đều phải chịu sự chi phối, sự
tác động mạnh mẽ của thị trường. Đã có những doanh nghiệp vượt qua được khó khăn
và ngày càng khẳng định được vị thế của mình nhưng bên cạnh đó cũng có không ít
những doanh nghiệp buộc phải từ bỏ thị trường hay nói cách khác là rơi vào phá sản
bởi sự cạnh tranh quá khốc kiệt. Đó chính là quy luật đào thải từ thị trường. Từ đó ta
có thể thấy được tính tất yếu của cơ chế thị trường và sức mạnh cạnh tranh trong nền
kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải có
những chiến lược kinh doanh mang tính tối ưu nhất và hiệu quả nhất. Các doanh
nghiệp phải biết phát huy triệt để những tiềm năng và lợi thế của mình bên cạnh đó
phải biết kết hợp với việc tiếp thu, vận dụng hiệu quả có chọn lọc những thành tựu
khoa học kĩ thuật, điều chỉnh, cải tiến phương pháp làm việc, phương pháp quản lý…
nhằm đạt được những kế hoach đề ra một cách tối ưu nhất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công tác kế toán đã trở thành một công
cụ không thể thiếu trong việc quản lý công tác kinh tế của Nhà nước nói chung cũng
như trong các doanh nghiệp nói riêng, Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó,
Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 từ khi thành lập đã luôn chú trọng hoàn
thiện công tác hạch toán kế toán để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trong quá trình thực tập tại công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6, được sự


giúp đỡ tận tình của quý công ty, đặc biệt là đội ngũ nhân viên trong phòng tài chính
kế toán, bên cạnh đó là sự chỉ dẫn rất nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương
Dung - giảng viên khoa Kế toán Tài chính Trường Đại Học Hải Phòng, em đã hiểu
được thêm rất nhiều điều về thực tế công tác kế toán. Từ kiến thức đã được học và tìm
hiểu trên thực tế em xin trình bày “Báo cáo tổng quan các phần hành kế toán tại Công
ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6”. Trong quá trình làm bản báo cáo này em còn rất
1


BÁO CÁO TỔNG QUAN
nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong các thầy cô thông cảm và giúp em hoàn thiện tốt
hơn.
Kết cấu của báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6.
Phần 2: Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán tại Công ty Xây dựng và Đầu tư
Bạch Đằng 6.
Phần 3: Khảo sát các phần hành kế toán tại Công ty Xây dựng và Đầu tư
Bạch Đằng 6.

2


BÁO CÁO TỔNG QUAN
Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ
BẠCH ĐẰNG 6
1.1 Khái quát về công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cùng với sự phát triển của đất nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng, với
mục đích phát triển và khẳng địng vị trí của mình trên ngành Xây dựng… Tổng công
ty Xây dựng Bạch Đằng đã mở rộng quy mô phát triển của mình trên cả nước. Cùng

với đó là việc thành lập những công ty con trực thuộc Tổng công ty để thâm nhập thị
trường xây dựng trong nước, đó cũng là lý do Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng
6 ra đời. Công ty được thành lập năm 1996, thuộc hình thức công ty 100% vốn Nhà
nước hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành của Nhà nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Có thể khái quát về Công ty qua một số điểm như
sau:
- Tên công ty: Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6.
- Địa chỉ: số 4/583 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Giấy CNĐKKD số 0200157480 - 007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội
cấp.
- Mã số thuế: 0200157840007.
- Số tài khoản: 160314851010277.
- Vốn điều lệ: 100% vốn Nhà nước.
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Đỗ Minh Tuấn – Giám Đốc.
Mặc dù thị trường kinh tế xây dựng có nhiều biến động không thuận lợi nhưng
công ty vẫn không ngừng phát triển và nâng cao năng lực đạt được nhiều lợi nhuận
qua các năm. Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kiến
trúc sư, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề.
Công ty đã khẳng định được thế mạnh của một đơn vị xây dựng trong thi công
xây lắp, được sự tín nhiệm của các chủ đầu tư và trở thành một đối tác tin cậy đối với
nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.1.2 Đặc điểm bộ máy quản lý
Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6 đặt địa điểm tại Hà Nội, có nhiều
thuận lợi để phát triển. Do đặc thù của công ty là chuyên về thiết kế thi công xây dựng
trên phạm vi cả nước nên Công ty chia làm hai bộ phận đó là lao động trực tiếp và lao
động gián tiếp.
 Bộ phận lao động trực tiếp
Đó là các đơn vị thi công công trình gồm:
- Đội xây dựng số 01
3



BÁO CÁO TỔNG QUAN
- Đội xây dựng số 02
Chức năng: chuyên thiết kế xây dựng các công trình, đội ngũ có trình độ cao, được đào
tạo chuyên sâu.
 Bộ phận lao động gián tiếp
Cũng như mô hình của nhiều doanh nghiệp khác, bộ phận lao động gián tiếp gồm:
- Ban giám đốc công ty gồm 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc
- Các phòng ban gồm 04 phòng:
+ Phòng Tài chình kế toán
+ Phòng Kế hoạch vật tư
+ Phòng Kỹ thuật
+ Phòng Tổng hợp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Tài chính
Kế toán

Phó giám đốc

Phòng kinh tế kế
hoạch

Phòng kỹ thuật
thi công thiết bị

và vật tư

Đội thi công số 1

Phòng tổ chức
cán bộ và lao
động

Đội thi công số 2

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng như sau:
- Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty đại diện choncans bộ công
nhân viên chức. giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản

4


BÁO CÁO TỔNG QUAN
xuất kinh doanh của công ty, nhiệm vụ đối với nhà nước, bảo toàn và phát triển công
ty ngày phát triển, đản bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức.
- Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc công ty về ké hoạch thu
chi tài chính, cập nhật chứng từ sổ sách chi tiêu văn phòng, các khoản cáp phát, cho
vay à thanh toán khối lượng hàng tháng đối với các đội. Thực hiện đúng chế độ chính
sách của nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, khấu hao, tiền lương cho văn
phòng và các đội, báo cáo định kỳ và quyết toán công trình.
- Phòng kinh tế kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc về kế hoạch, giao nhiệm
vụ cho các đội thi công. Theo dõi và thực hiện kế hoạch đã giao.
- Phòng thi công thiết bị và vật tư: Có trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban
chỉ huy công trình về công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công
trình để làm việc với bên tư vấn giám sát. Lập kế hoạch quản lý chất lượng công trình.

Vạch tiến độ, quản lý tiến độ mũi thi công sao cho phù hợp với tiến độ chung của công
trình. Chỉ đạo và giám sát các đội về mặt kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng quy trình,
thống nhất về các giải pháp kỹ thuật thi công cùng với tư vấn giám sát việc nghiệm thu
từng hạng mục công trình, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình và bàn giao đưa vào sử
dụng.
- Phòng tổ chức cán bộ và lao động: Quản lý và đề xuất mô hình tổ chức theo
dõi phát hiện hợp lý hay không hợp lý các mô hình quản lý nhân lực, xem xét dự kiến
nhân lực, đào tạo cán bộ, nâng lương, nâng bậc, quản lý cán bộ công nhân viên, tham
mưu cho giám đốc giải quyết các chế độ chính sách, xây dựng quy chế.
- Các đội thi công: có nhiệm vụ thực hiện các chỉ đạo từ cấp trên và tiến hành
thi công tại các công trường sao cho đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.
1.2 Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng công trình thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, thi công các loại nền
móng công trình.
- Gia công, lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện betong đúc sẵn.
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cụm dâu cư đô thị, hệ thống điện dưới
35KVA, hệ thống nước sinh hoạt.
- Cung cấp vật liệu xây dựng
Với sự năng động của tập thể cán bộ CNV và sự chỉ đạo của Tổng công tytrong
những năm gần đây công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển với nhịp độ năm
sau tăng hơn năm trước. Sự phát triển đó là hợp với xu hướng đang phát triển của
ngành xây dựng Việt Nam.
Các công trinh lớn công ty đã xây dựng đạt huy chương vàng chất lượng cao.
+ Nhà điều hành Ban quản lý vốn – Bộ Tài chính – Hà Nội.
5


BÁO CÁO TỔNG QUAN
+ Dự án đường quốc lộ 38B
+ Dự án cải tạo đê biển I, II Đồ Sơn.

+ Xây dựng trung tâm hội nghị quốc gia – Hà Nội
+ Cầu đường gói thầu R5 – Hải Phòng – Quốc lộ 10
+ Cải tạo nâng cấp quốc lộ 2C – Tuyên Quang
+ Và một số công trinh cao cấp khác ở Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội,…
Trong những năm hoạy động vừa qua Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng
6 đã thu được nhiều thành tự đáng kể, đặc biệt là trong những năm gần đây sản lượng
năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập bình quân của công nhân tăng lên đồng thời
góp phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tình hình và kết quả thực hiện được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu

Năm
2011

2012

2013

Tổng doanh thu

20.172.000

26.042.000

38.339.000

Tổng chi phí


10.863.000

11.624.000

12.909.000

LN trước thuế

809.000

1.218.000

1.430.000

Nộp ngân sách

100.340

115.680

120.800

LN sau thuế

708.660

1.102.320

1.309.200


Thu
nhập
2.500/người
3.500/người
4000/người
bìnhquân/người
(Nguồn trích dẫn: Phòng kế toán công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6).
Từ số liệu bảng trên ta thấy doanh thu của công ty tăng lên không ngừng qua các
năm. Qua bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng
đi lên. Công ty đã duy trì được tốc độ phát triển, doanh thu và lợi nhuận hàng năm
tăng. Công ty bảo đảm việc làm cho cán bộ công nhân viên, tổng quỹ lương hàng năm
tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng. Những con số này cho thấy công ty có sự
phát triển như vậy là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể ban giám đốc, các phòng ban và
của từng cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với bộ máy làm việc khoa học,
hiệu quả, sử dụng máy móc thiết bị, đầu tư đúng hướng, kịp thời, tạo được uy tín về
chất lượng sản phẩm trên thị trường.

6


BÁO CÁO TỔNG QUAN
Quản lý và sửa chữa máy thiết bị, đáp ứng yêu cầu thi công các công trình, đảm
bảo tiến độ thi công.
Cách tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, ký thuật với từng đội công trình, tạo điều kiện
thuận lợi để công ty giao khoán tới từng đội công trình.
Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng dài mang
tính đơn chiếc nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các đội công
trình như trên, mỗi đội công trình thi công một hoặc một vài công trình, mỗi đội công
trình lại được tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công, tùy thuộc vào nhu

cầu sản xuất thi công của từng thời kỳ mà số lượng các đội công trình, các tổ sản xuất
trong mỗi đội se được thay đổi phù hợp với yêu cầu cụ thể.
Các tổ chức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật với từng công trình, tạo điều kiện
thuận lợi để công ty có thể giao khoán tới từng đội công trình.

7


BÁO CÁO TỔNG QUAN
Phần 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ BẠCH ĐẰNG 6
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Phòng kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo
được sự hợp lý và hiệu quả trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin liên
quan đến tình hình tài chính, kinh tế cho ban giám đốc. Phòng kế toán của công ty
được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán TẬP TRUNG, chỉ có một phòng kế toán
duy nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kế toán của công ty. Hình thức này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo cho sự lãnh đạo tập
trung, thống nhất của Kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban Giám đốc
công ty đối với họat động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán
nói riêng.
Phòng Tài chính kế toán gồm có 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp, 01 kế
toán thanh toán và 01 thủ quỹ kiêm ngân hàng
Phòng làm việc theo sự giám sát của Giám đốc và trực tiếp là Kế toán trưởng.
Sơ đồ 2 : Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xây dựng và Đầu tư
Bạch Đằng 6
Kế toán trưởng

Kế toán tổng

hợp

Kế toán thanh
toán

Thủ quỹ kiêm
ngân hàng

Chức năng và nhiệm vụ của từng người như sau:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động của phòng
cũng như các hoạt động khác có liên quan đến vấn đề tài chính và theo dõi các hoạt
động tài chính của công ty đồng thời tham vấn cho giám đốc để có thể đưa ra những
quyết định hợp lý. Chỉ đạo tổ chức các phần hành kế toán, công tác kế toán thống kê
trong công ty để phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước. Các tài liệu tín dụng…
liên quan đến công tác kế toán đều phải có chữ ký của Kế toán trưởng mới có hiệu lực
8


BÁO CÁO TỔNG QUAN
pháp lý. Trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn các nhân viên dưới quyền thuộc phạm vi và trách
nhiệm của mình. Cuối kỳ kế toán trưởng tập hợp số liệu từ các kế toán viên để lập báo
cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh của công ty.
- Kế toán thanh toán: Làm nhiệm vụ kiểm soát các hồ sơ chứng từ, hóa đơn
xin thanh toán, tạm ứng của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng như cán bộ
dưới công trình, sau đó lập phiếu thu, phiếu chi và trình kế toán trưởng và giám đốc ký
duyệt.
- Kế toán tổng hợp: Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ chứng tử của kế toán
thanh toán và kế toán công trình, kế toán tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm tập hợp chứng
từ và lập báo cáo tài chính, sau đó trình kế toán trưởng xem xét và sửa chữa.
- Thủ quỹ kiêm ngân hàng: Có nhiệm vụ quản lý và nhập xuất tiền mặt phục

vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê
số tiền tồn quỹ thực tế đối chiếu với số liệu trên sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt,
sau đó báo cáo với kế toán trưởng về tình hình nhập, xuất tiền trong ngày.
2.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
2.2.1 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư 244…
- Sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
- Hàng quý nộp báo cáo cho Tổng công ty
- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều
2.2.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty Đầu tư và Xây dựng Bạch Đằng 6 áp dụng chế độ Kế toán doanh
nghiệp ban hành theo quy định của Bộ Tài chính. Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ
ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tề sử dụng trong hạch toán là đồng
Việt Nam (VNĐ). Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia
quyền, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Với những đặc điểm kế toán nói trên và để đáp ứng được công tác quản lý, tạo
điều kiện cho phương pháp hạch toán kế toán được thuận lợi, công ty đã áp dụng hình
thức kế toán NHẬT KÝ CHUNG.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối
số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung cùng kỳ.

9


BÁO CÁO TỔNG QUAN
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

SæSổ,
nhËt
kýkế
chung
thẻ
toán

SỔ CÁI

Bảng tổng hợp
chi tiết

chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO TÀI
CHÍNH

Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:

Quan hệ đối chiếu:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đơn vị
thực hiện mở sổ, thẻ kế toán chi tiết, đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các
nhiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái và lập bảng cân
đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu để đảm bảo tính khớp đúng, số liệu ghi trên sổ
Cái và bảng tổng hơp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để
lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối
số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung cùng kỳ.
10


BÁO CÁO TỔNG QUAN

Phần 3:

KHẢO SÁT CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XÂY
DỰNG VÀ ĐẦU TƯ BẠCH ĐẰNG 6

3.1 Kế toán Vốn bằng tiền
• Quy trình hạch toán kế toán vốn bằng tiền.
Các chứng từ được sử dụng trong kế toán vốn bằng tiền.
- Phiếu thu: Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền mặt, kế toán phải lập phiếu thu.
Phiếu thu hải được lập ít nhất hai liên, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan
như người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc. Phiếu thu được chuyển đến thủ quỹ,

sau khi thực hiện xong nghiệp vụ thu tiền, cả thủ quỹ và người nộp tiền phải ký tên
vào phiếu thu. Người nộp tiền giữ một liên phiếu thu, liên còn lại sử dụng đề làm
chứng từ hạch toán tại phòng kế toán.. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu ghi chép vào sổ
quỹ tiền mặt (Mẫu sổ S07-DN), sau đó phiếu thu được luân chuyển cho bộ phận kế
toán tiền mặt để tiến hành hạch toán kế toán.
- Phiếu chi: Tương tự như phiếu thu, khi phát sinh nghiệp vụ chi tiền mặt, kế
toán phải lập phiếu chi với đầy đủ chữ ký của những người có liên quan. Phiếu chi
được lập thành hai liên và được chuyển đến thủ quỹ. Sau khi thực hiện xong nghiệp vụ
chi tiền mặt, cả thủ quỹ và người nhận tiền ký và ghi rõ số tiền thực chi, thực nhận vào
phiếu chi. Phiếu chi là chứng từ pháp lý để thủ quỹ và kế toán ghi chép, phản ánh vào
sổ quỹ tiền mặt và các sổ kế toán liên quan.
- Bảng kê vàng bạc, đá quý: Đối với vàng, bạc, đá quý, để có cơ sở lập phiếu
thu, phiếu chi, kế toán phải lập bảng kê từng thứ, từng loại, theo số lượng, trọng lượng,
quy cách và phẩm chất.
- Bảng kiểm kê quỹ: Định kỳ hoặc đột xuất, kế toán tiến hành kiểm kê quỹ tiền
mặt. Kết quả kiểm kê được ghi chép phản ánh vào “Bảng kiểm kê quỹ”. Bảng kiểm kê
quỹ là cơ sở để hạch toán điều chỉnh quỹ tiền mặt trong trường hợp có phát sinh chênh
lệch.
- Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu: Do kế toán ngân hàng lập khi phải trả nợ cho
bên cung cấp hàng hoá, kế toán ghi tên công ty (bên bán) và chuyển tiền thanh toán
hàng mua, kế toán ngân hàng làm lệnh, phát lệnh và tiến hành chuyển tiền vào tài
khoản cho bên bán.
- Giấy đề nghị thanh toán: Do người đề nghị thanh toán lập với mục đích
thanh toán các khoản công nợ, chi phí. Người đề nghi thanh toán viết giấy đề nghị
thanh toán sau đó chuyển cho kế toán thanh toán lập phiếu chi hoặc kế toán ngân hàng
lập ủy nhiệm chi, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký để chi tiền.
11


BÁO CÁO TỔNG QUAN

- Giấy đề nghị tạm ứng: Do người đề nghị tạm ứng lập với mục đích tạm ứng
các khoản chi phí. Người đề nghị tạm ứng viết giấy đề nghị tạm ứng sau đó chuyển
cho kế toán thanh toán lập phiếu chi và chuyển cho kế toán trưởng hoặc giám đốc ký
để chi tiền.
3.1.1 Kế toán tiền mặt
Để hạch toán tiền mặt, kế toán sử dụng các loại sổ kế toán bao gồm: sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 111 “Tiền mặt”, sổ Cái
của các tài khoản có liên quan. Sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản là sổ kế toán tổng
hợp mà tất cả các thành phần kế toán, bao gồm cả kế toán tiền mặt đều sử dụng. Tuy
nhiên, trong hình thức kế toán nhật ký chung, để ghi chép, phản ánh một số nghiệp vụ
cùng loại phát sinh với số lượng, tần suất lớn trong kỳ, kế toán có thể mở sổ nhật ký
chuyên dùng hay còn gọi là nhật ký đặc biệt với mục đích làm giảm bớt khối lượng ghi
chép, nâng cao năng suất lao động của người làm kế toán. Trong các loại sổ nhật ký
chuyên dùng có sổ nhật ký thu tiền (Mẫu số S03a1-DN), sổ nhật ký chi tiền (Mẫu số
S03a2-DN).
Trường hợp doanh nghiệp mở sổ nhật ký thu tiền, hàng ngày căn cứ vào chứng
từ thu tiền mặt (Phiếu thu) phản ánh vào sổ nhật ký thu tiền mà không ghi vào sổ nhật
ký chung. Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán tiến hành cộng sổ nhật ký thu tiền, lấy số
liệu ghi vào sổ cái TK 111 và sổ cái các tài khoản có liên quan sau khi đã loại trừ số
trùng lặp do một doanh nghiệp được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký chuyên dùng
(nghiệp vụ rút tiền mặt từ tiền gửi ngân hàng vừa được ghi vào sổ nhật ký thu tiền mặt,
vừa được ghi vào sổ nhật ký chi tiền gửi).
Sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền không chỉ sử dụng để hạch toán thu, chi
tiền mặt mà còn dùng để hạch toan thu, chi (tăng, giảm) tiền gửi.
- Sổ kế toán chi tiết: Để hạch toán chi tiết tiền mặt, kế toán sử dụng “Sổ kế
toán chi tiết quỹ tiền mặt”.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để ghi chép, phản ánh vào
sổ kế toán chi tiết tiền mặt. Cuối tháng, kế toán cộng phát sinh, rút ra số dư cuối kỳ. Số
liệu trên sổ kế toán chi tiết tiền mặt cung cấp cho chúng ta thông tin về quỹ tiền mặt

của doanh nghiệp chi tiết theo từng loại quỹ và thông tin mang tính cập nhật mà sổ cái
không thể cung cấp được. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết tiền mặt còn giúp kế toán theo
dõi, giám sát, kiểm tra, đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt cửa thủ quỹ và số liệu kiểm kê
thực tế tiền mặt tồn quỹ, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai sót, vi phạm của thủ quỹ
trong quá trình quản lý quỹ tiền mặt.

12


BÁO CÁO TỔNG QUAN
- Chứng từ sử dụng kế toán tiền mặt.
+ Phiếu thu (Mẫu 01–TT);
+ Phiếu chi (Mẫu 02–TT);
+ Bảng kê vàng bạc, kim khí, đá quý (Mẫu 07-TT);
+ Bảng kiểm kê quỹ - dùng cho tiền Việt Nam (Mẫu 08a-TT);
+ Bảng kiểm kê quỹ - dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý (Mẫu 08b-TT)

- Hạch toán tiền tại quỹ của doanh nghiệp
Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm giấy bạc ngân hàng Việt Nam, ngân
phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc… hiện đang quản lý tại doanh nghiệp. Hạch toán tiền tại quỹ
của doanh nghiệp đựợc thực hiện trên tài khoản 111 “Tiền mặt”.
Tài khoản 111 có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1111: Tiền Việt Nam
+ Tài khoản 1112: Ngoại tệ
+ Tài khoản 1113: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Việc thu, chi tiền tại quỹ phải có lệnh thu, lệnh chi; lệnh thu, lệnh chi phải có
chữ ký của giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) và kế toán trưởng. Trên cơ sở các
lệnh thu, lệnh chi kế toán tiền mặt tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi. Thủ quỹ khi nhận
được phiếu thu, phiếu chi sẽ tiến hành thu, chi theo các chứng từ đó. Sau đó, thủ quỹ
tiến hành sử dụng phiếu thu, để ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ rồi nộp báo cáo quỹ

và các chứng từ kèm theo kế toán tiền mặt. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các
chứng từ có liên quan, kế toán xác định nội dung thu, chi để định khoản và ghi sổ kế
toán.
Một số nghiệp vụ thu, chi tiền tại quỹ được phản ánh vào tài khoản như sau:
- Thu tiền mặt nhập quỹ: Dựa vào phiếu thu và các chứng từ có liên quan để kế
toán xác định nội dung thu, từ đó xác định tài khoản ghi Có, đối ứng với Nợ TK 111.
- Chi tiêu tiền mặt tại quỹ: căn cứ vào “Phiếu chi” và các chứng từ có liên
quan, kế toán xác định nội dung chi tiền mặt, từ đó xác định tài khoản ghi Nợ đối ứng
với Có TK 111.

13


BÁO CÁO TỔNG QUAN

- Sơ đồ 4: Luân chuyển chứng từ

Chứng từ gốc

Nhật ký
chung

Sổ cái

TK 111

TK…
NK
thu
tiền


Phiếu
thu
Sổ quỹ
(thủ quỹ)

NK
chi tiền

Phiếu
chi

Sổ cái

TK
111

TK


- Tài khoản sử dụng.
TK: 111_Tiền mặt
*/ Bên nợ:
Các khoản tiền mặt nhập quỹ;
Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
*/ Bên có:
Các khoản tiền mặt xuất quỹ;
Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối tệ cuối kỳ.

*/ Số dư nợ: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ.
3.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng.
Tương tự như kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi sử dụng sổ kế toán tổng hợp và
sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp sử dụng để hạch toán tiền gửi bao gồm: Sổ nhật ký chung,
sổ cái tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”, trường hợp doanh nghiệp mở sổ nhật ký
chuyên dùng thì kế toán sử dụng sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền và sổ nhật ký
tài khoản.
Kế toán sử dụng “Sổ tiền gửi ngân hàng” - Mẫu số S08-DN để hạch toán chi
tiết tiền gửi.
Mỗi tài khoản tiền gửi phải mở một sổ tiền gửi ngân hàng để theo dõi chi tiết số
phát sinh, số dư hàng ngày. Phải thường xuyên đối chiếu số dư trên sổ tiền gửi với số
dư trên sổ phụ ngân hàng để phát hiện những sai sót nếu có và đối chiếu, tìm nguyên
nhân và biện phát để kịp thời xử lý. Trường hợp cuối tháng vẫn chưa xác định được
14


BÁO CÁO TỔNG QUAN
nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa số dư trên sổ tiền gửi với số dư trên sổ phụ ngân
hàng thì kế toán phải điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán theo số dư của ngân hàng, sau
đó tiếp tục tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
- Chứng từ sử dụng kế toán tiền gửi ngân hàng.
+ Uỷ nhiệm chi;
+ Uỷ nhiệm thu;
+ Giấy lĩnh tiền;
+ Séc;
+ Giấy báo có, giấy báo nợ.
- Hạch toán tiền gửi ngân hàng
Các khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng bao gồm: tiền Việt Nam,
ngoại tệ, vàng bạc trên các tài khoản tiền gửi chính, tièn gửi chuyên dùng cho các hình

thức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền lưu ký séc bảo chi, séc định mức, séc
chuyển tiền, thư tín dụng. Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đồi hỏi doanh nghiệp
phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và số dư của từng loại tiền gửi.
Hạch toán tiền gửi ngân hàng được thực hiện trên tài khoản 112 “Tiền gửi ngân
hàng”.
Tài khoản 112 có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1121: Tiền Việt Nam
+ Tài khoản 1122: Ngoại tệ
+ Tài khoản 1123: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
- Hạch toán chi tiết tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là số tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp đang gửi tại
ngân hàng . Kế toán tiền gửi ngân hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi
và theo từng nơi gửi. Hàng ngày khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi tới, kế
toán đối chiếu với chứng từ gốc đính kèm, thông báo với ngân hàng để đối chiếu, xác
minh và xử lý kịp thời các khoản chênh lệch (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp mở
tài khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng thì kế toán phải tổ chức hạch toán chi tiết theo
từng ngân hàng để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra và đối chiếu. Để theo dõi chi
tiết tiền Việt Nam gửi tại ngân hàng, kế toán sử dụng “sổ tiền gửi ngân hàng”. Sổ được
mở chi tiết theo từng ngân hàng gửi tiền, mỗi nơi gửi một quyển, trong đó phải ghi rõ
nơi mở tài khoản, số hiệu tài khoản. Căn cứ ghi sổ là các giấy Báo nợ, Báo có hoặc sổ
phụ của ngân hàng. Cuối tháng tính ra số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng
sau. Số dư trên tiền gửi được dùng để đối chiếu với số dư tại ngân hàng nơi mở tài
khoản.

15


BÁO CÁO TỔNG QUAN

- Sơ đồ 5: Luân chuyển chứng từ

Chứng từ

Bảng kê tiền
gửi

Sổ chi tiết tiền
gửi

Nhật ký chung

Báo cáo
tài chính

Sổ cái

-

Tài khoản sử dụng
TK: 112 _ Tiền gửi ngân hàng
*/ Bên nợ:
Các khoản tiền gửi vào ngân hàng hoặc thu qua ngân hàng;
Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng khi điều chỉnh giá.
*/ Bên có:
Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng;
Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm khi điều chỉnh tỷ giá;
*/ Số dư bên nợ: Số tiền hiện còn gửi tại ngân hàng.
3.1.3 Kế toán tiền đang chuyển
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp, ngoài tiền mặt nằm trong két tại doanh
nghiệp, tiền gửi ngân hàng còn có khoản tiền “đang đi trên đường” còn gọi là tiền
đang chuyển. Tiền đang chuyển của doanh nghiệp được hình thành từ một số trường

hợp như: tiền của doanh nghiẹp đã nộp vào ngân hàng, tiền gửi qua bưu điện cho ngân
hàng nhưng chưa nhân được Báo có của ngân hàng; tiền doanh nghiệp đã làm thủ tục
chuyển trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được Giấy báo nợ của ngân hàng,…
Những khoản tiền đó được gọi là tiền đang chuyển. Tiền đang chuyển của doanh
nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ.
- Chứng từ sử dụng kế toán tiền đang chuyển.
+ Phiếu thu tiền mặt;
+ Séc nộp thẳng vào ngân hàng.
- Hạch toán tiền đang chuyển

16


BÁO CÁO TỔNG QUAN
Tiền đang chuyển là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng,
kho bạc nhà nước hoặc đã gửi vào bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay đã làm thủ
tục chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy Có của
ngân hàng. Tiền đang chuyển bao gồn tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong
các trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc chuyển thẳng vào ngân hàng.
- Chuyển tiền qua Bưu điện trả cho đơn vị khác.
- Thu tiền bán hàng nộp thuế ngay cho kho bạc (giao tay ba giữa doanh nghiệp
với người mua hàng và kho bạc Nhà nước)
Hạch toán tiền đang chuyển được thực hiện trên TK 113 “Tiền đang chuyển”.
TK 113 gồm 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1131: Tiền Việt Nam
+ Tài khoản 1132: Ngoại tệ
- Tài khoản sử dụng
TK: 113_ Tiền đang chuyển
*/ Bên nợ: Tiền đang chuyển tăng thêm trong kỳ;

*/ Bên có: Tiền đang chuyển giảm trong kỳ;
*/ Số dư bên nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển.

17


BÁO CÁO TỔNG QUAN
Ví dụ về một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01/2014:
• Phiếu thu
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
CÔNG TY XD VÀ ĐT BẠCH ĐẰNG 6

Mẫu số 01-TT
Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ tài
chính

PHIẾU THU
Ngày 10 tháng 01 năm 2014
Số: 06
Nợ: 1111
Có:1121
Họ tên người nộp
tiền:
VŨ THỊ HIỀN
Địa chỉ:
Phòng tài chính kế toán
Rút tiền gửi NH về nhập quỹ tiền mặt (NH
Lý do nộp:

Eximbank HP)
Số tiền
50,000,000
đồng
Bằng chữ:
Năm mươi triệu đồng chẵn
Kèm theo:
Chứng từ gốc:
Giấy nộp tiền
Đã nhận đủ số tiền:
Năm mươi triệu đồng chẵn
GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

NGƯỜI LẬP BIỂU

Ngày 10 tháng 01 năm
2014
NGƯỜI NHẬN TIỀN

THỦ QUỸ

Định khoản nghiệp vụ: Nợ TK 1111: 50.000.000
Có TK 1121: 50.000.000
• Phiếu chi
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
BẠCH ĐẰNG

Mẫu số 02-TT

18


BÁO CÁO TỔNG QUAN
CÔNG TY XD VÀ ĐT BẠCH
ĐẰNG 6

Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ tài
chính

PHIẾU CHI
Ngày 06 tháng 01 năm 2014
Số: 20
Nợ: 141
Có:1111
Họ tên người nhận
tiền:
NGUYỄN QUỐC KHANH
Địa chỉ:
Ban điều hành dự án 2C
Lý do chi:
Tạm ứng chi phí công trường_CT 2C Tuyên Quang
Số tiền
10,000,000 đồng
Bằng chữ:
Mười triệu đồng chẵn
Chứng
từ

Kèm theo:
gốc:
Giấy đề nghị tạm ứng
GIÁM ĐỐC

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

NGƯỜI LẬP PHIẾU

Ngày 06 tháng 01 năm 2014
NGƯỜI NHẬN TIỀN

19


BÁO CÁO TỔNG QUAN

Định khoản nghiệp vụ: Nợ TK 141: 10.000.000
Có TK 1111: 10.000.000
Bảng 1.2
• Sổ quỹ tiền mặt
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ BẠCH ĐẰNG 6
SỔ QUỸ TIỀN MẶT NĂM 2014
Ngày
tháng

TK CT

ĐƯ

Tên
người

02/01/2014 Rút TGNH về nhập quỹ TM (NH Eximbank HP)

112

Trang

02/01/2014 Tạm ứng chi phí công trương CT 2C -TQ

141 2C

Khanh

02/01/2014 Tạm ững công trường CT A6 - YB

141 A6

Quân

02/01/2014 Thanh toán mua máy in cho phòng kỹ thuật dự án

142

Hùng

02/01/2014 Thuế GTGT


133

Hùng

Diễn giải

Số tiền
Thu

Chi

Tồn quỹ

Tháng 01/2014

Thanh toán khối tiền lương tháng 12-13 cho khối văn
334
phòng công ty
Thu tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 12-13 khối văn
03/01/2014
138
phòng công ty
03/01/2014

20

200.000.00
0


6
20.000.00
0

203.314.41
6

42.000.00
0

161.314.41
6

2.536.36
4
6
72.875.00
0
1.929.16
6

158.778.05
2

253.63

Nhung
Nhung

223.314.41


158.635.548
856.535.58


BÁO CÁO TỔNG QUAN

03/01/2014

Thanh toán tiền bổ sung thu nhập năm 2014_khối văn
642
phòng công ty

06/01/2014 Tạm ứng chi phí công trường CT 2C

141 2C

Khanh

07/01/2014 Tạm ứng chi phí công trường CT D2

141 D2

Thiệp

07/01/2014 Thanh toán tiền chi phí xe 16N-6797 tháng 11, 12, 13

642 6797 Chung

07/01/2014 Thuế GTGT


133

Chung

08/01/2014 Thanh toán tiền đổ mực máy photo cho công ty

642

Vân

08/01/2014 Thuế GTGT

133

Vân

08/01/2014 Thanh toán tiền mua nước uống và chuyển phát nhanh

642

Vân

08/01/2014 Thuế GTGT

133

Vân

08/01/2014 Thanh toán tiền công tác phí HN tháng 11, 12, 13


642

Trang

10/01/2014 Rút TGNH về nhập quỹ TM (NH Eximbank HP)
112
Tạm ứng thanh toán tiền lương gián tiếp tháng 12, 13
10/01/2014
141 A6
CT A6

Hiền

10/01/2014 Tạm ứng chi phí công trương CT 2C -TQ

Trang

141 2C
21

4.600.00

Nhung

Khanh

0
10.000.00
0

20.000.00
0
15.211.20
4
1.246.20
4
400.00
0
40.00
0
1.463.80
4
146.38
0
884.00
0
50.000.000

82.945.548
72.945.548
52.689.343
40.428.576
39.583.575
38.639.658
38.439.693
37.364.731
37.275.286
36.284.648
36.296.881


30.000.
000
20.000.0
00

26.269.881
36.286.588


BÁO CÁO TỔNG QUAN

13/01/2014 Rút TGNH về nhập quỹ TM (NH Eximbank HP)

112

Trang

13/01/2014 Tạm ứng chi phí lương gián tiếp tháng 12, 13 CT D2

141 D2

Trang

13/01/2014 Thanh toán chi phí xe 29Z-7368 tháng 12, 13

141 7368 Khanh

13/01/2014 Thanh toán tiền thay lốp, dầu máy xe 29Z-7368

141 7368 Quân


13/01/2014 Thuế GTGT

133

Hùng

13/01/2014 Tạm ứng chi phí thi công CT D2

141 D2

Hùng

15/01/2014 Tạm ứng chi phí thi công CT D2

141 D2

Nhung

16/01/2014 Rút TGNH về nhập quỹ TM (NH BIDV HP)

112

Nhung

16/01/2014 Tạm ứng chi phí nhân công CT Gò Gai

141

16/01/2014



Gai

Thu tiền BHXH, BHYT, BHTN quý 3, 4 cho ông
138
Khổng Quốc Ngữ

Ngữ

141 A6

Thiệp

20/01/2014 Rút TGNH về nhập quỹ TM (NH BIDV HP)

112

Chung

20/01/2014 Tạm ứng chi phí thi công CT D2

141 D2

Chung

136.683.659

0
41.100.00

0
18.142.24
2
6.859.99
9
695.90
1
25.000.00
0
20.000.00
0
300.000.00

95.186.464
76.342.024
69.520.154
68.386.242
43.387.451
23.387.451
232.633.674

0
100.00

Nhung

17/01/2014 Tạm ứng tiền lương gián tiếp tháng 01-2014 CT A6

22


100.000.00

0.000
21.292.05

223.389.573
244.483.739

0
200.000.00
0
295.000.00

44.681.360
339.647.102

0
36.000.00

303.175.243


BÁO CÁO TỔNG QUAN
0
20/01/2014 Tạm ứng thanh toán tiền thưởng tết CT A6
21/01/2014

141 A6

Thu tiền BHXH, BHYT, BHTN năm 2013 và một

138
phần năm 2014

Vân

21/01/2014 Thanh toán tiền quét dọn vệ sinh quý 4 - 2013

642

Vân

22/01/2014 Rút TGNH về nhập quỹ

133

Vân

24/01/2014 Rút TGNH vế nhập quỹ TM ( NH Eximbank HP)

112

Trang

24/01/2014 Thanh toán tiền điện thoại tháng 12, 13

642

Quân

24/01/2014 Thuế GTGT


133

Khanh

25/01/2014 Thanh toán tiền công tác phí HN

642

Trang

25/01/2014 Thanh toán tiền mua dồ dụng cho công ty

642

Trang

25/01/2014 Thanh toán tiền tiếp khách cho công ty

642

Khanh

25/01/2014 Thuế GTGT

133

Quân

25/01/2014 Tạm ứng chi phí CT 2C - TQ


141 2C

Hùng

27/01/2014 Tạm ứng chi phí CT 2C - TQ

141 2C

Hùng

27/01/2014 Rút TGNH vế nhập quỹ TM ( NH Eximbank HP)

112

Nhung

23

234.000.00

Vân

0
15.000.00

84.263.265

0
900.00

0
150.000.000
300.000.00
119.100.00
0
11.910.00
0
559.00
0
4.000.00
0
1.200.00
0
120.00
0
265.000.00
0
100.000.00
0
0

35.648.0123
53.647.746
323.984.120

0

150.000.00

69.456.364


204.268.231
200.343.7539
178.478.647
174.567.465
173.546.989
173.564.123
165.457.119
92.118.764
192.593.809


BÁO CÁO TỔNG QUAN


Gai

Nhung

Thanh toán tiền bổ sung thu nhập năm 2013_BĐH CT
642 A6
A6 Nội Bài - Lào Cai

Nhung

27/01/2014 Tạm ứng nhân công CT Gò Gai
27/01/2014

141


Cộng tháng 01/2014
Nguồn trích dẫn: Phòng kế toán Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6.

24

100.000.00
0

92.653.676

15.000.00
52.546.920
0
1.588.221.2 1.393.497.35
52.546.920
16
4


BÁO CÁO TỔNG QUAN
Bảng 1.3
• Sổ chi tiết tài khoản 1111:
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG
CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ BẠCH
ĐẰNG 6
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày: 01/01/2014 đến ngày: 31/01/2014
Tài khoản 1111_Tiền Việt Nam

Ngày


Số CT

04/01 PC01
06/01 PC20
10/01 PT06
10/01 PC02
12/01 PC04
12/01 PC05
13/01 PT02
13/01 PC06
14/01 PC07
14/01 PC08
18/01 PC10
18/01 PC12
20/01 PC14
20/01 PC15

Dư nợ đầu ngày
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Dư nợ cuối ngày

85,265,500
894,716,336
692,949,913
210,031,923

Diễn giải


TKĐƯ

PS Có

C. Vân thanh toán tiền công tác phí
C. Vân thanh toán tiền công tác phí
A. Khanh tạm ứng chi phí CT 2C
- TQ
C. Hiền rút tiền gửi NH
Eximbank nhập quỹ
A. Thiệp tạm ứng cho đường Lạch
Tray - Hồ Đông
C. Nhung TT điện thoại T12/2014
C. Nhung TT điện thoại T12/2014
C. Nhung TT chuyển phát nhanh
Vay huy động vốn của Phạm Phúc
Nguyên
Ô. Lân tạm ứng công tác Quảng
Ninh
C. Nga TT lương T12/2013 – VP
Hà Nội
C. Nga TT lương T12/2013 – VP
Hải Phòng
A. Thiệp tạm ứng chi phí CT TN
Hải Dương
C. Nhung TT điện thoại VP
T12/2013
Ô. Lân TT công tác phí
C. Nhung tạm ứng sửa chữa văn
pòng


6421
1331

25

PS Nợ

2,253,000
50,000
10,000,00

1412
1121

0
50,000,00
0

141

5,000,000

6427
1331
6428
3112

720,752
76,526

119,500
210,000,00
0

1412

3,000,000

3341

15,412,662

3341

43,397,565

6428

300,000

6427

646,608

6428

8,636,363

1412


1,000,000


×