Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.23 KB, 12 trang )

Câu 1: Trình bày tính chất của công tác bảo hộ lao động:
-Tính chất pháp lý: +) những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong
công tác bảo hộ lao động là luật pháp của nhà nước.+) Luật phát đó xây dựng nhằm bào vệ
con người trong sản xuất đồng thời cũng buộc các tổ chức nhà nước, cơ quan đoàn thể, tổ
chức xã hội… bắt buộc phải thi hành.
-Tính chất Khoa học kỹ thuật: +) Bản thân của công tác bào hộ lao động đòi hỏi chúng ta
phải nắm vững khoa học ký thuật, hiểu biết thì mới có thể làm tốt công tác này.+) Đồng thời áp
dụng khoa học kỹ thuật cũng để phát hiện ngăn chặn những trg hợp đáng tiếc xảy ra trong lao
động, bảo vệ sức khỏe con người.
-Tính chất quần chúng: +) Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người, từ người lao động
đến người sử dụng lao động.Người lao động tiếp xúc trực tiếp với máy móc, thiết bị nên có khả
năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao độ để có thể báo cáo, đóng góp xây dựng các
biện pháp an toàn, mặt khác công nhân phải năm rõ được quy trình công nghệ, học tập và trao dồi
thêm kĩ năm thì mới có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động và tránh mắc lỗi. +) Vì thế công tác
bảo hộ lao động phải được toàn bộ quần chúng thi hành thì mới đem lại hiệu quả.
Câu 2: Phân tích các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất:
-Các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất : Bao gồm các yêu tố lien quan đến vật lý ( nhiệt
độ, độ ẩm tiếng ồn, các bức xạ có hại...), hóa học ( các chất độc, hơi, khí bui, phóng xạ..), sinh vật
( các loại vi khuẩn, vi sinh khuẩn, côn trùng, ký sinh trùng…)
-Các yếu tố lien quan đến tổ chức lao động: Thời gian làm việc quá dài, không hợp lý. Cường
độ làm việc nặng nhọc, không phù hợp với sức khỏe. Máy móc không phù hợp với tư thế của
người lao động. Làm việc dưới áp lực cao, tâm lý căng thẳng ko thoải mái…
-Các yếu tố lien quan đến điều kiện vệ sinh an toàn: Chiếu sáng hoạc hệ thống chiếu sáng
không hợp lý. Điều kiện làm việc bí khí, phân xưởng chật chội, lộn xộn. Thiếu
thiết bị thông gió, chống nóng, hơi độc. Làm việc trong đk thời tiết xấu, ngoài trời. Thiếu
thiết bị bảo hộ lao động và công tác bảo hộ lao động chưa được triệt để. Vệ sinh kém nơi làm
việc …
Câu 3: Trình bày các biện pháp để phòng tránh tác hại nghề nghiệp trong sản xuất:
Loại trừ các tác hại nghề nghiệp là 1 công việc phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của
nhiều bộ phận như sản xuất, an toàn, y tế… Tùy vào từng trường hợp cũ thể mà có thể áp dũng
những biện pháp sau:


-Biện pháp kt-công nghệ: Cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ như cơ giới hóa, tự động hóa.
Không dùng các chất độc hại trong sản xuất or dùng các chất ít độc hại hơn.
-Biện pháp kt-vệ sinh: Các biện pháp kĩ thuật vệ sinh như sử dụng hệ thống thông gió, hệ thống
chiếu sang nơi sản xuất . Sử dụng gió tự nhiên, ánh sáng tự nhiên cũng là 1 giải pháo đẻ cải thiện
điều kiện làm việc.
-Biện pháp tổ chức lao động: Thực hiện việc phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý
của công nhân, tìm biện pháp để cải tiến để làm cho lao động đỡ nặng nhọc, tiêu hoa ít NL
hơn hoặc làm cho người lao động thích nghi với công cụ sản xuất mới, hoạc làm cho công cụ lao
động thích nghi đc với con người. Điều này vừa tạo năng suất lao động cao vừa an toàn hơn.
-Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe: Kiểm tra sức khỏa cho người lao động, khảm tuyển để ko
chọn người mắc 1 số bệnh nào đó để khi làm việc bệnh của họ ko nặng thêm or dễ mắc các bệnh
nghề nghiêp. Khám định kỳ cho người lao động tiếp xúc với yếu tố đọc hại nhằm phát hiện sớm
bệnh và phòng tránh. Theo giõi sức khỏe cho người lao động 1 cách lien tục đẻ có thể bảo vệ,


quản lý sức khỏe, kéo dài tuổi thọ .Giám định khả năng lao động và hướng dẫn luyện tập cho
người trở lại làm việc sau khi tai nạn lao đông.
- Biện pháp phòng hộ lao động: Đây là biện pháp bổ trợ nhưng trong 1 số trg hợp như 2 biện
pháp đầu chưa được thực hiện thì nó đóng vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ người lao
động.Tùy từng tác hại trong nghê nghiệp mà công nhân được trang bị dụng cụ bảo hộ khác nhau.
Câu 4: Trình bày khái niệm vi khí hậu. Tác hại của vi khí hậu nóng đến sức khỏa của người lao
động như thế nào.
- KN: Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoang không gian hẹp gồm các
yêu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vân tốc chuyển động của không khí. Điều kiện vi khí
hậu trong quá trình sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và điều kiện khí hậu
địa phương. Vi khí hậu nóng là vi khí hậu tỏa nhiệt lớn hơn 20Kcal/m^3 trong 1 h.
- Tách hại của vi khí hậu nóng đến sức khỏe con người: làm việc trong vi khsi hậu nóng có thể xảy
ra các biến đổi sinh lý, bệnh lý
+) Biến đổi sinh lý: Nhiệt độ da đặc biệt là trán sẽ rất nhạy cảm với biến đổi nhiệt độ bên ngoài.
Nhiệt thân nếu thấy tăng từ 0,3 đến 1 độ là có thể có sự tích nhiêt. Nhiệt than > 38,5 độ C đc coi là

nhiệt báo động có sự nguy hiểm sinh chứng say nóng. Chuyển hóa nước : làm việc trong điều kiện
nóng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất đi 1 lượng muối ăn đáng kể khoảng 20g, 1 số
muối đặc biệt gồm K, Na, Ca, I, Fe... 1 số sinh tố C, B1, b2… Do mất nhiều nước sẽ làm cho khối
lương, tỷ trọng, độ nhớt của máu thay đổi sẽ làm tim phải làm việc nhiều hơn. Chức năng thận bị
ảnh hưởng, uống nhiều nước sẽ làm cho dịch dạ dầy bị loãng dẫn đến mất cảm giác thèm ăn và ăn
ko ngon. Chức năng chống độc và sinh glycogen của gan cũng bị hạn chế. Ảnh hưởng đến hệ thần
kinh trung ương nên thường dễ bị tai nạn lao động. Các bệnh thường gặp (say nóng, co giật) cũng
tăng lên gấp 2 lần sao với ban đầu
Câu 5: Các biện pháp đề phòng tác hại cảu vi khí hậu nóng trong sản xuất:
-Biện pháp kỹ thuật: +) Trong phân xưởng nhà máy nóng, độc hại cần tự động hóa và cơ giới
hóa, điều khiển và quan sát từ xa đê giảm nhẹ lao động và nguy hiểm cho công nhân.+) Cách
ly nguồn nhiệt đối lưu ơ nơi lao động bằng cách dùng các vật liệu cách nhiệt bao quanh lò, ống
dẫn. +)Lập thời gian biểu sản xuất sao cho các công tác tỏa nhiệt nhiều ko diễn ra cùng 1 lúc.
+)Bố trí các lò và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi lao động +) Dùng hệ thống phun nước hạt
mịn để làm mát, làm ẩm không khí, quần áo cho người lao động, làm sạch không khí. +) Sử dụng
vòi tắm khí cho các phan xưởng quá nóng. +) Dùng nhừng vật liệu làm nhà xưởng có tích
cách nhiệt cao, làm lớp cách nhiệt dầy thêm nhưng ko làm tăng khối lg. +) Dùng mà chắn
nhiệt.
-Biện pháp vệ sinh y tế: +) Nơi ở của công nhận làm việc tại nơi có nhiệt độ cao là những phòng
đặc biệt hoạc ở xa nguồn - nhiệt có nhiệt độ thấp, tốc độ chuyển động không khí thích hơp, có ghế
ngồi, thoải mãi+) Chế độ uống:Uống nước có pha thêm các muối bổ xung cho lượng mồ hôi thoát
ra như K, Mg, Na… và các vimamin B, C, Đường… hoạc dùng các loại nước thảo mộc có tác dụng
giải khát rất tốt. nên uống ít mootk, khoáng 150ml trong 15-20 min. +) Chế độ ăn: Nấu nướng cho
hợp khẩu vị, nấu cá món ngon lành, kích thích được khẩu vị để có thể ăn hết khẩu phần ăn. Bữa
chính nên sau h lao động. Khám tuyển và khasmd dịnh kì cho công nhân hang năm.
- Biện pháp phòng hộ cá nhân: +) Quần áo bảo hộ: Quần áo bảo hộ cần cản nhiệt từ bên ngoài
và nhiệt thừa từ bên trong ra, rộng thoáng, áo bỏ ngoài quần, quần ngoài dầy. Bảo vệ đầu cũng càn
dùng những loại vải đặc biệt để tránh nhiệt. Bảo vệ chân tay bằng dày chịu nhiệt và găng tay chịu
nhiêt. Bảo vệ mắt bằng kính để giảm thiểu tối đa bức xạ.



Câu 6: Trình bày khái niệm tiếng ồn, các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn trong sản
xuất:
_KN: Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu, quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con
người. Về mặt vật lý: âm thanh là những dao động sóng của MT đàn hồi, gây ra sự dao động của
các vật thể.
- Các biên pháo giảm thiểu tác động của tiếng ồn:
+) Biện pháp chung: Từ lúc quy hoạch đã phải bắt đầu nghiêng cứu chống tiềng ồn trong phạm vi
nhà máy và ngăn chặn tiếng ồn lan ra khu vực xung quanh. Giữa các khu nhà sản xuất phải trông
nhiều cây xanh dể chống tiềng ồn và làm sạch MT. Giữa xi nghiệp và các khu nhà phải có khoảng
cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt quá mức cho phép.
+) Biện pháp giảm tiếng ồn từ nguồn pháp sinh: - BP Công nghệ: ko nên sư dụng các thiết bị cũ
có tiếng ồn lớn mà thay vào đó sử dụng các máy móc mới có tiếng ồn thấp hơn. – BP kết cấu:
Thay thế các chi tiết kết cấu gây tiếng ồn lớn thành các chi tiết kết cấu gấy tiếng ồn nhỏ hơn, Thay
đổi tính đàn hồi và khối lượng của cá bộ phận máy nhằm thay đôi tần số dao động riêng để tránh
hiện tg cộng hường – BP tổ chức: Quy hoạch hợp lý thời gian làm việc của các xưởng ồn: bố trí
xưởng ổn làm việc vào những buổi ít ng, lập đồ thị làm việc cho công nhân để nghỉ ngơi hợp lý,
tránh tiếp xúc vs tiếng ồn.
+) Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền: Chủ yếu dùng nguyên tắc hút âm và cách
âm.
CÂu 7: Trình bày quá trình xâm nhập, chuyển hóa và đảo thải chất độc trong cơ thể người lao
động.
- Quá trình xâm nhập: +) Qua đg hô hấp: Nhiễm độc theo đường này là phổ biến nhất, chiếm
đến 95%. Hầu hết các chất độc chủ yếu là dạng khí, hơi bụi đều có thể lây qua đường hô hấp. Khi
xâm nhập qua phế quản, các phế bào đi thảng vào máu đến các cơ quan ggaya nhiễm độc. +) Qua
đg tiêu hóa: Chủ yếu do ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc hoạc nuốt phải chất độc đọng trên
đg hô hấp. Chất độc qua gan và đc giải độc nên ít nguy hiểm hơn. +) Thấm qua da: Chủ yếu là các
chất độc có thể hòa tan trong mỡ và trong nước vào máu. CÁc chất độc khác có thể trực tiếp qua lỗ
tuyến bã, tuyến mồ hôi, lỗ chân long.
- Chuyển hóa biến đổi: Các chất đôc trong cơ thể tham gia vào các quá trình sinh hóa phức tạp

trog các tổ chức của cơ thể và chịu các phản ứng của cơ thể như oxi hóa khủ, thủy phân… phần
lớn chúng biến thành chất ít độc hoạc không độc, một vài chất lại chuyển thành độc hơn.
Trong quá trình này, gan thận là những bộ phận than gia giải độc. Có 1 số chất không tác dụng độc
ngay mà nó tích ơ 1 số cơ quan dưới dạng các chất ko độc như chì, Flo, acsen, vàng.. đến 1 lúc nào
đó khi điều kiện nội ngoại thay đổi, các chất độc này đc huy động nhanh chóng, đưa vào máu gây
độc.
-Đào thải chất độc: Các chất độc or các sản phẩm sau khi biến đổi sẽ được đưa ra ngoài bằng
phổi, thận hay các tuyến nội tiết. Các kim loại nặng thải ra theo đường ruột, thận. Các chất tan
trong mỡ đc thải qua da, qua sữa, nc bọt, kinh nguyệt. Các chất bay hơi thì qua đường thở.
Câu 8: CÁc biện pháp phòng tránh nghiễm độc nghề nghiệp:
- CẤp cứu: Nếu xảy ra nghiễm độc cấp tính thì cán bộ y tê,s an toàn lao động phải đến ngay nơi
xảy ra nghiễm độc để tổ chúc câp cứu, tìm ra giải pháp ngăn chặn độc , đề ra phương hướng cải
thiện điều kiện lao động để ko tái phát. CÁch cấp cứu: 1. Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc,
thay bỏ quần áo ( nhưng đủ ấm), giữu yên tính. 2. Cho ngay nạn nhân uống thuốc trợ tim, trợ hô
hấp hoạc hô hấp nhân tạo,
- Biện pháp đề phòng chung về kĩ thuật: +)Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuấy hoạc


dùng các chất ít độc hơn ( ko dùng chì trong sản xuát sơn màu,) +) Cơ khí hóa và tự động hóa
trong quía trình sản xuất hóa chất, tránh cho công nhân tiếp xúc trực tiếp vs hóa chat +) Tổ
chức, hợp ly hóa quá trình sản xuất, bố trí riêng các bộ phận tỏa ra hơi độc ( bố trí nơi có hơi độc
nhẹ hơn kk ở tầng cao ). Bọc kín máy, thường xuyên kiểm tra chất lượn tránh rò rỉ, hòng hóc/
+) Xây dựng và kiện toàn chế độ công tác an toàn lao động: kiện toàn công tác bảo hộ lao
động, huấn luyện cho công nhân ký thuật an toàn trong Cn hóa chất, huấn luyện kĩ thuật an toàn
trong công tác vận hang, sữa chữa. Có kê hoạch kiểm tra an toàm máy moc, líp thời phát hiện hư
hỏng, sửa chữa. Thường xuyên theo giõi các công trình thông gió , thông hơi, chống đôc.
- Dụng cụ phòng hộ ca nhân: Trang bị mặt nạ phòng độc tùy theo chất độc tiếp xúc.
- Biện pháp y tế: Công nhân tiếp xúc với chất độc phải đc khám tuyển.Người mắc bệnh không
dược làm việc, tiếp xúc với chất độc.Khám định kỳ cho công nhân ( 6-12 month) để kiểm tra sức
khỏe đồng thời phát hiện sớm bệnh để có phương hướng điều trị kipk thời. Bồi dưỡng cho công

nhân thường xuyên tiếp xúc với chất độc.
Câu 9: Trình bày tác hại nghề nghiệp của chì và khí CO.
- Chì (Pb): Chì là 1 trong số những kim loại đầu tiên được sử dụng và được phát hiện sớm
nhất. Chì được dùng trong công nghiệp khai khác, thế biến quặng chì, sản xuất bột màu chì, tuy
tinh.. Chì có thể vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa gây độc chủ yếu cho hệ than kinh, hệ tạo
máu gây rối loạn tiêu hóa… Nhiệm độc chì câp tính báo hiệu bằng táo bón lâu ngày sau đó là
đau bụng dữ dội, đột ngột kèm theo huyết áp cho mạch chậm. Nhiễm độc chì mãn tính với
triệu chứng suy nhược thần kinh, viêm nhiễm dây thần kinh, rối loạn cảm giác tê dại, liệt cơ.
Liệt chì kem theo thiếu máu, giảm bạch cầu, có khi kết hợp với cả viêm ruột, dd.
- CO : Là 1 loại khí ko màu, ko mùi, ko kích thích. Khi hít phải CO sẽ làm mất khả năng vận
chuyển Oxi lên não và gây ghẹt thở. Nhiễm độc cấp tính thường đau đầu, ù tai, buồn nôn,
mệt mỏi, co giật rồi hôn mê. Nhiễm độc nặng thì có thể bị hôn mê ngay, ng thâm tím, mềm
nhũn và bị phù phổi cấp. NHiễm độc mãn tính thường đau đầu dai dăng, chóng mặt, mệt
mỏi, sút cân.
Câu 10: Trình bày tác hại nghề nghiệp của thủy ngân và benzen.
- Thủy ngân (Hg): là một kim loại nặng sôi ở 357 độ C, bay hơi ơ nhiệt độ thường và nặng hơn
không khí 2 lần. Được dùng để chế tạo muối thủy ngân để làm thuốc giun, thuốc niệu lợi, thuốc
diệt sâu, nấm. Hơi thủy ngân có tính độc cao: nồng độ 100 microgam/cm khối không khí đã gây tai
nạn. Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể chủ yếu bằng đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua da.
Thường gây ra nhiễm độc mãn tính: Làm tổn thương hẹ thần kinh, run tay chân, rung mi
mắt, làm mất ngủ, giảm trí nhớ, rồi loạn tiêu hóa , viêm răng lợi, viêm đại tràng, gấy rối loan
chức năng gan. Ở nữ giới gây rối loạn kinh nguyệt, ít kinh, dễ sảy thai và có thể vô sinh.
-Benzen ( C6H6) Được dùng rộng rãi trong kỹ thuật nhuộm, nước hoa, dược phẩm, làm dung môi
hòa tan dầu mỡ, sơn, cao su… Benzen có trong xăng từ 5-20%. Xâm nhập vào cơ thể chủ yếu
qua đường hô hấp và gây thiếu máu nặng nề, chảy máu răng lợi, nặng hơn có thể gây tử vong
do nghiễm trừng huyết. Nghiễm độc cấp tính gây ra tình sạng say, kích thích mạnh hệ thần
kinh trung ương.
Câu 11: Trình bày khái niệm cháy nổ. Phân tích điều kiện cần thiết cho quá trình cháy.
-KN Cháy: Cháy là một phản ứng hóa học, có toa nhiệt và phát sinh ánh sang ( Cháy có 3 dấu
hiệu đặc trưng: là 1 pu hóa học, có tỏa nhiêt, phát sinh as.)

-KN Nổ: +) Nổ lý học: là hiện tượng áp suất trong 1 thể tích tăng cao, vỏ thể tích không thể
chịu đựng được nổi áp suất nén nên bị nổ. Nói cách khác, hiện tượng này là sự mất cân bằng áp


lực giữa hai khối khí, hơi 1 cách đột ngột.+) Nổ hóa học: Là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh
gây ra. Trong khi nổ có đủ dấu hiệu của 1 phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát sang.
-Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy: Để quá trình cháy xuất hiện là phát triển cần 3 yếu tố là :
chất cháy, oxi trong không khí và nguồn nhiệt thích ứng. +) Chất cháy: ng ta chia thành 3 loại:
Chất rắn ( các vật liệu ở thể rắng: tre, gỗ, vải), Chất lỏng ( như xăng, dầu), Chất khí (metan, hidro).
+) Oxy cần cho sự cháy: Oxy trong kk chiến 21% thể tích, đại bộ phận chất cháy cần có sự tham
gia của oxy trong kk. Oxy giảm xuống 14,15% sẽ ko duy trì sự cháy. +) Nguồn nhiệt: Có nhiều
nguồn nhiệt khác nhau dẫn đến 1 đám cháy: nguồn nhiệt trực tiếp như ngọn lửa que diêm, nến.
Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra, nguồn nhiệt do t/d của hóa chất. Mỗi chất khác nhau cần 1 người
nhiệt tương ứng vs nó.
Câu 12: Trình bày những nguyên nhân gây cháy:
1. Cháy do tác động của ngọn lửa trần, tia lửa, tia hàn: Đây là ng nhân phỏ biến vì nhiệt độ của
ngọn lửa trần ất cao có khả năng đốt cháy hết các vật ( Diên 750-800 C, Đèn đầu: 760 – 1000 độ
C…)
2. Cháy do ma sát, va chạm giữa các vật: Nguyên nhân chung là do ma sát quá lớn sinh nhiệt
độ cao. Đây cũng là 1 nguyên nhân thg gặp ơ trg hợp các máy ko đc bôi trơn tốt, các ổ bị, cổ
trục cọ sát vs nhau sih ra nhiệt or phát ra tia lửa gây cháy.
3. Cháy do tác dụng của hóa chất: Các chất hóa học tác dụng với nhau sinh nhiệt hoặc hình
thành ngọn lửa có thể dẫn đến cháy nếu ko chủ động kiểm soát được nó trong phòng thí
nghiệm, nơi sản xuất. Một số hóa chất gặp nc và kk có thể gây cháy ( Na) Do đó việc bảo quản
hóa chất phải thực hiện đúng quy định.
4. Cháy do tác dụng của năng lượng điện: Đây là trường hợp chuyển hóa điện năng thành
nhiệt năng. Các trường hợp nhưu chập mạch điện quá tải, nhiệt độ dây dẫn cao có thể gây cháy
cỏ cách điện. Các trường hợp sinh ra tia lửa điện như đóng ngắt cầu dao, cháy cầu chì, mối
nối dây dẫn ko chặt. Sét cũng là 1 nguyên nhân gây cháy.
Nguyên nhân gây cháy , nổ còn xuất phát từ sự ko quan tâm đầy đủ trong thiết kế công nghệ,

thiết bị cũng như sự thanh tra , kiểm tra của ng quản lý.
Câu 13: Trình bày đặc điểm của 1 đám cháy, các phương pháp chữa cháy cơ bản.
Một đám cháy bao giờ cũng có những đặc điểm chung sau:
+) Một đám cháy bao giờ cũng tỏa nhiệt: nhiệt lượng tỏa ra nhiều hay ít phục thuộc vào bản
chất vật cháy, điều kiện đám cháy và nó ảnh hưởng đến các biện pháp chữa cháy.
+) Sản phẩm của đám cháy là khói: Thành phần của nó phụ thuộc chất cháy và điều kiện
cháy. Trong thành phần của khói có chất tham giá vào quá trình cháy như cacbon oxit, các chất
kìm hãm sự cháy nhưu khí CO2. Khói gây cản trơ rất nhiều cho việc cứu chữa đám cháy: gây độc
cho gn cứu chữa, ăn mòm cacsc thiết bị và hạn chế tầm nhìn của trinh sát đám cháy.
+) Tốc độ cháy: phụ thuộc bản chất vật cháy, độ ẩm, hướng gió và thể tích của vật cháy.Có 2
loại tốc độ là tốc độ dài và tốc độ khối. Tốc độ dài là quãng đường mà vết cháy phát triển trên bề
mặt của chất cháy trong 1 đơn vị thời gian (m/h, mm/ph). Tốc độ khối là khối lượng của chất cháy
bị hao tổn sau khi cháy trên một đơn vị diện tích và trong mộtk đơn vị thời gian ( kg/m 3.ph)
- Các phương pháp chữa cháy cơ bản:+) Làm loãng chất tham gia phản ứng bằng cách đưa
vào phản ứng những chất không tham gia phản ứng cháy như CO 2, N2. +) Ức chê phản ứng cháy
bằng cách đưa vào phản ứng những chất có tham gia phản ứng nhưng có khả năng đổi chiều của
phản ứng từ tỏa nhiệt thành thu nhiệt. +) Ngăn không cho oxy xâm nhập vào vùng cháy như
dùng bọt, cát, chăn phủ. +) Làm lạnh vùng cháy cho đến nhiệt độ bắt cháy của các chất cháy. +)
Dùng tất cả các phương pháp trên.


CÂu 14: Tác động của đòng diện với cơ thể con người phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
+) Điện trở của con người: là một đại lượng rất không ổn định, nó phụ thuộc vào thể trạng con
người và môi trường xung quanh, điều kiện gây ra tổn thương… Điện trở con người thay đổi từ vài
chục ôm đến 600 ôm.
+)Ảnh hường của cường độ dòng điện: Tùy thuộc vào cường độ dòng điện (mA) sẽ có những tác
động khác nhau đến cơ thể con người. nhẹ thì tê tay, nặng thì tim ngừng đập.
+) Ảnh hường cua thời gian giật điện:Thời gian tác động dòng điện vào cơ thể con người rất
quan trọng vì càng để lâu điện trở của người cảng giảm. Thời gian tác động của dòng còn phụ
thuộc vào điện áp.

+) Đường đi của dòng điện qua cơ thể con người: Đường đi của dòng điện qua cơ thể con người
rất quan trọng, nếu dòng điện đi qua tim tăng lên thì càng nguy hiểm.
+) Anh hưởng của tần số dòng điện: Điện trở của người giảm xuống khi tần số dòng điện tăng
lên. Khi dòng điện 1 chiều tác dụng làm các tế bào phân thành các con dấu khác nhau và bị phá
hủy tế bào, làm cho mất chức năng sinh hóa.
Câu 15: Phân loại các tai nạn về điện như thế nào?
Các tai nạn về điện được phân ra làm hai loại là : các chấn thương do điện và Điện giật
+) Các chấn thương do điện: là sự phá hủy cục bộ các mô xương của cơ thể do dòng điện hay hồ
quang gây ra ( thường là da và 1 số phần mềm khác hoạc xương). Các đặc trưng của chấn thương:
bỏng điện ( do dòng điện đi qua cơ thê con người hoạc do hồ quang điện), dấu vết điện: dòng điện
sẽ để lại dấu vết trên da mà nó đi qua, kim loại hóa bề mặt da, co giật cơ, Viêm mắt.
+) Giật điện: tùy vào mức độ mà có thể xảy ra những trường hợp sau đây: - Cơ co giật nhưng chưa
bị ngạt – Cơ co giật, người giật bị ngất nhung vẫn duy trì được hô hấp và tuấn hoàn. – Người
bị ngất, hoạt động của tim và hệ tuần hoàn bị rối loạn. – Chết lâm sàn ( ko thở, hệ tuần hoàn
ko hoạt động) Điện giật chiếm tỷ lệ rất lớn (80%), số tai nạn chết do giật điện chiếm 80-85% số vụ
tai nạn điện.
Câu 16: Trình bày nguyên nhân gây ra sự cố của thiết bị chịu áp lực:
- Nguyên nhân về kỹ thuật: +) Thiết bị được thiết kế và chế tạo không đảm bảo quy cách, tiêu
chuẩn kỹ thuật, kết cấy ko phù hợp, dung ai vật liệu, tính toán sai ( đặc biệt là độ bền) làm cho
thiết bị ko đủ khă năng chju lực. +) Thiết bị quá cũ, hư hỏng nẫng, không đc sủa chữa kịp thời
or chất lượng sủa chữa kém. +) Ko có thiết bị kiểm tra đo lường or thiết bị đo lường ko đnág
tin cậy. +) Ko có cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn ko làm việc đíng chức năng yêu cầu. +)
Đường ống và trang thiết bị phụ trợ ko đảm bảo đúng quy định. +)Tình hình nhà xưởng, hệ
thống chiếu sáng, thông tin không đảm bảo khả năng theo giõi, vận hành, xử lý xự cố 1 cách
kịp thời.
-Nguyên nhân về tổ chức: Là những nguyên nhân lien quan đến hoạt động, trình đọ hiểu biết
của con người trong quy trình tô chức khai thác sử dụng thiết bị. Sự hoạt động an toàn của
thiết bị phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bản thân máy móc nhưng chủ yếu vẫn dựa vào trình độ
của người vận hành và ý thức của người quản lý. Những ng nhân tổ chức bao gồm: +) Ng quản lý
thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong khai thác, sử dụng thiết bị chịu áp lực, đặc biệt là

thiết bị chịu áp lực thấp, công suất và dung tích nhỏ dẫn đến quản lý lỏng lẻo, ko đẳng kiểm
vẫn đi vào hoạt động. +) Trình độ vận hành của công nhân yếu kém, thao tác sai nhầm lẫm.
Câu 17: Trình bày những biện pháp phòng ngừa sự cố của thiết bị chịu áp lực:
- Biện pháp kỹ thuật: +) Thiết kế - chế tạo: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các sự cố
của nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực được xét đến từ các khâu đầu tiên: Thiết kế, chế tạo.


Các giải pháp bao gồm lựa chọn kết cấu , tính độ bền, vật liệu, giải pháp gia công. Mục tiêu cua
khâu thiết kế chế tạo là đảm bảo khả năng làm việc an toàn lâu dài loại trừ khả năng hình
thành các nguy cơ sự cố và tại nạn lao động.
+) Kiểm nghiệm dự phòng: + Công tác kiểm nghiệm kỹ thuật của thiết bị bao gồm việc kiểm
tra , xem xét bên và bên ngoài thiết bị ( các thiết bị chịu lực, các dụng cụ kiểm tra, đo lg…) để
xác định tình trạng kỹ thuật,. hát hiện hư hòng. +Thử nghiệm độ bền bằng áp lực chống lỏng
( nước) để xác định khả năng chịu lực của thiết bị. +Thử nghiệm độ kín của thiết bị bằng khí
nén. +Kiểm tra xác định chiều dày thành thiết bị, mối hàn. CÁc biện pháp khám nghiệm
kiểm nghiệm đc áp dụng khi: lắp đặt mới thiết bị, kiểm tra sau khi sửa chữa, kiểm tra định
kỳ...
+) Sửa chưa phòng ngừa: Công tác sữa chữa phòng ngừa có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
hoạt động an toàn của thiết bị, việc sữa chữa phòng ngừa sẽ góp phần vào giảm đáng kể sự
cố, tai nạn lao động và tăng tuổi thọ của chi tiết. Công tác sửa chữa sự cố bao gồm các dangj:
sửa chữa sự cố ( khắc phụ hư hỏng nhỏ ..) và sưa chữa định kì. (sửa chữa vừa và sưa chữa lớn…)
-Biện pháp tổ chức: Quản lý thiết bị chịu áp lực theo đúng quy đinhk trong tài liệu quy
chuẩn, quy phảm. +) Đào tạo huẩn luyện: theo thống kê có đến 80% các sự cố của thiết bị chịu
áp lục là do người vận hành xử lý ko đúng. ĐỂ đảm bảo, ng vận hành phải đc đào tạo về chuyên
môn kỹ thuật an toàn, nắm vững thao tác khi vận hành và cách xử lý khi xảy ra tai nạn. +) Xây
dựng các đề tài kỹ thuật: CÁc quy chuẩn, quy phạm hướng dẫn là những phương tiện giúp cho
người việc quản lý, vận hanhf 1 cách hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Câu 18: Trình bày khái niệm và phân loại các thiết bị nâng hạ. Các sự cố, tai nạn thường gặp
của thiết bị nâng hạ.
-KN: Thiết bị nâng là thiết bị dùng để nâng, hạ tải. Theo TCVN4244-86 thì các thiết bị này

bao gồm: Máy trục, xe tời chạy trên đg ray ở trên cao, Palăng điện, tời điện, máy nâng.
-Các tai nận thường gặp của thiết bị nâng hạ: +) Rơi tải trọng: Chủ yếu là do tải quá nặng
làm đứt cáp nâng tải, nâng cắn, móc buộc tải. do công nhân lúc nâng or lúc quay cần tải bị
vướng vào các vật xung quanh, phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phăng mòn quá mức quy
định, momen phanh quá bé, dây cáp bị mòm or bị đứt, mối nối cáp ko dảm bảo. +) Sập cần:
là sự cố thường xảy ra và gây chết người. do cáp nối ko đứt kĩ thuật, khóa cáp mất, hong
phanh. +) Đổ cẩu: Do vùng đất mặt bằng làm việc ko ổn định, đất bị lún hoặc mặt phẳng có
góc nghiêng quá quy định. Cẩn quá tải or tải vướng vào các vật xung quanh. Dùng cẩu đê nhổ cây
hay các kết cấu chon dưới đất cũng gây nguy hiểm +) Tai nạn về điện: Thiết bị điện chạm vỏ,
cần cẩu chạm đg dây cáp mang điện hay bị phóng hồ quang do vi phạm hoảng cách an toàn
đối vs điện cao áp.
Câu 19: Trình bày các yêu cầu khi vận hành và sửa chữa thiết bị nâng hạ:
- Yêu cầu khi vận hành: +)Trước khi cho thiết bị hoạt động cần phải kiếm tra kỹ tình trạng
kỹ thuật của cơ cấu và các chi tiết quan trong. Nếu phát hiện hư hỏng cần phải khắc phục xong
mới đưa vào sản xuất. +) Phát tín hiệu cho những ng xung quanh trc khi hoạt động. +) Tải ko
được lớn hơn tải trọng cho phép của thiết bị nâng, tải phải đc giữ chắc chắn, ko bị rơi , trượt
trong quá trình chuyển tải. +) Cấm để ng đứng trên tải khi vận chuyển hoạc dùng ng để
bằng tải. Tải phải nâng cao hơn các hướng ngại vật ít nhất 500mm. +) Cấm đưa tải qua đầu
ng. +) Ko được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị. +) Chỉ được phép đón và điều
chỉnh tải ở cách bề mặt người móc đứng 1 khoảng cách ko lớn 200mm và ở độ cao ko lớn hơn
1m tính từ mặt sàn công nhân đứng. +) Tải phải đc hạ xuống ở nơi quy định và dảm bảo sao
cho tải ko bị đổ, trượt rơi. Chỉ đc phép tháo các bộ phận giữ tải khi tải đã ở trạng thái ổn


định. Câm dùng các thiêt bị nâng để thao dây đang bị đè nặng. Khi xếp hoặc dỡ tải trên các
phương tiện vận tải phải tiến hánh sao cho ko mất ổn định của phương tiện. Cấm kéo or đẩy
tải khi đang treo.
-Yêu cầu khi sửa chữa: +) Sửa chữa thiết bị nâng hạ là công việc phải tiến hành định kì theo
yêu cầu sử dụng bảo dưỡng đã ghi trong tài liệu kèm theo máy. +)Sửa chữa lớn, cải tiến 1 số
bộ phận của thiết bị nâng phải đc thanh tra kỹ thuật an toàn địa phương cho phép.

Câu 20: Hãy phân tích các chức năng cơ bản của MT.
- Môi trường sống có các chức năng cơ bản sau : +) Môi trường là không gian sống của con
người và sinh vật. +) Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc
sống và hoạt động sản xuất của con người +) Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do
con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật: trong cuộc sống của mình, con
người và sinh vật đều có nhu cầu 1 ko gian nhất định dể phục vụ cho các hoạt động sống như:
ko gian ở, kz để sản xuất, kz để phục hồi chất lg Mt sống…Trong 1 ngày mỗi ngừoi cần trung
bình 4m3 lít ko khí sạch đẻ thở, 2,5 lit nc để uống, 1 lượng lương thực thực phẩm tương đg 20005200 cal. Để đáp ứng nhu cầu này, Mt phải có 1 khoang ko gian nhất định và phải đảm bảo các
tiêu chuẩn nhất định về yếu tố vật lý. Hóa học, sinh học. Có thể phân loại ko gian sống của con
ng thành các dạng cụ thể sau: Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô
thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn. Chức năng vân tải: cung cấp mặt bang và
khoảng ko gian, nền móng cho giao thông đg bộ, đg thủy, đg ko. Chức năng sản xuất: cung cấp
mặt bằng và các điều kiện tự nhiên cho sản xuất nông – lâm- ngư nghiệp. Chức năng giải trí:
Cung cấp mặt bằng, ko gian cho các hoạt động giải trí và vui chơi của con người.
- MT là nơi lưu trức và cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người: MT là nơi con người khai thác mọi nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho
hoạt động sản xuất và cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoảng sản, các dạng NL như :
gỗ củi, gió, nằn. Mọi sản phẩm công ,nông, ngư nghiệp văn hóa, du lịch dều bắt nguồn từ các
dạng vật chất tồn tại tren trái đất và ko gian bao quanh trái đất. Tài nguyên là các dạng vật
chất , năng lượng, thông tin có tren trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể khai thác và phục
vụ cuộc sống của mình. Tài nguyên phân ra làm 2 loại: Tài nguyên con ng, tài nguyên thiên
nhiên.
- Mt là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống cũng như trong các
hoạt động của mình: Tất cả các sinh vật trong quá trình sống đều đưa vào môi trường các
chất thải. Đó là những chất bài tiết từ tiêu hóa, hô hấp. những tế bào chết, những bộ phận của cơ
thể ko còn dùng được nữa or xác của sinh vật sau khi die. Con người thải ra chất thải với khối
lượng lớn trong sản xuất và tiêu dùng ở các dạng rắn lỏng , khí thường được đưa trở lại MT. Tại
đây nhờ hoạt động của vi sinh và các thành phần của Mt khác, các chất thải sẽ biến về dạng
ban đầu tronh 1 chu trình sinh địa hóa phức tạp.Khả năng tiếp nhận và phân hủy các chất

thải của Mt trong Đk chất lượng Mt trong khu vực không thay đổi đ cogij là khẳ năng nên
của MT. Khi chất lượng chất thải lớn hoặc thành phần của chất thải khó phân hủy và xa lạ
vs sinh vật thì chất lượng của MT sẽ bị suy giảm và Mt có thể bị ô nghiễm. Phân loại các chức
năng thành: Chưc năng biến đổi lý hóa. Chức năng biến đổi sinh hóa, chưc năng biến đổi
sinh học.
Câu 21: Trình bày cấu trúc và thành phần của thạch quyển:
- Thạch quyển là phần trên cùng của trái đất bao gồm toàn bộ vỏ trái đất và thành phần trên
của lớp mantia có độ dày khoảng 100km và nhiệ độ < 100*C.


- Vỏ trái đát là lớp vỏ cứng rất mỏng có cấu tạo và hình thái rất phức tạp, có thành phần ko
đồng nhất, có độ dầy thay đôi theo vị trí địa lý, chiếm 1% thể tích trái đất là 0,5% khối lg trái
đất. Được chia thành 2 kiểu : vỏ lục địa và vỏ đại dương: +) Vỏ đại dương có thành phần chu yếu
là các đá giàu SiO2, FeO, MgO (đá Bazan) trải dài trên tất cả các đáy đại dương với chiều dày
trung bình 8Km. Vỏ đại dương gồm 2 lướp vật liệu chính là đá Macsma dày 1-2 km và các loại vật
liệu trầm tích ở trên. +) Vỏ lục địa rất dày, tb 35km, có nới 70-80km như ở những vùng núi cao
Hymalaya. Vỏ lục địa gồm 3 lớp chính: Đá Macma ở dưới, các loại đá biến chất ở giữa: Granit,
Sienit.. và ở trên là lớp trầm tích.
- Có 8 nguyên tố phô biến: O, Si, Al, Fe, Mg, Ca, Na, k kiếm 99% trọng lg thạch quyển. Nếu
thêm 4 ng tố Ti, H, C, Cl thì 12 ng tố chiếm 99,67 % trong lượng thạch quyển.
Câu 22: Trình bày cấu trúc của khí quyển:
- bao gồm 4 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng nhiệt, tầng điện ly.
+) Tầng đối lưu: Là tầng không gian mà chúng ta đang sống, là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó
luôn có sự chuyển động đối lưu của khối ko khí bị nung từ mặt đất. vì vậy thành phần khá đồng
nhất. Thành phần chủ yếu là N2, CO2, O2, Ar, hơi nước, bụi. RAnh giới tầng đối lưu là từ 7-8 km
ở 2 cực bà 16-18km ở xích đạo. Nhiệt độ thay đổi từ 40*c đến -50*C Tầng này chiếm 70% khối
lượng khí quyển, 100% hơi nc. Phản ứng chu yếu ở tầng này là phản ứng tổng hợp quang hóa và
phản ứng cố định Nito tong hợp đạm.
+) Tầng bình lưu: Là tầng nằm phía trên tầng đối lưu với ranh giới trên giao động trong khoảng
độ cao 50km. Nhiệt độ thay đổi từ -56*C đến -2*C .Không khí ở đây loãng hơn, ít bụi và các hiện

tg thời tiết. Thành phần chủ yếu là O3, O2, N2 và 1 số chất hh. Phản ứng chủ yếu ở tầng này là
phản ứng quang hóa O3, O3, NO, NO2.. sinh ra các gốc hoạt hóa.
+)Tầng Trung lưu: Tầng trung gian có độc cao từ 50Km đến 85Km. NHiệt độ thay đổi từ -2*C
đến -92*C. Thành phần chủ yếu là NO+, O2+, O+, N2. Nhiệt độ giảm theo độ cao.
+) Tầng Nhiệt: Gọi là tầng ion nằng ở độ cao 85km đến 500km. Nhiệt độ dao động khoảnh -92
đén 1200*C. Tầng này do tác động của as mặt trời nên nhiều phản ưng hh xảy ra vs Oxy, ozon,
nito, Co2.. chúng bị tách thành cá nguyên tử, sau đó ion hóa thành các ion O2+, O+, NO+….
+) Tầng điện ly: Có độ cao 500 m trở lên .Thành phần chủ yếu là O+, He+, H+.Do tác động của
tia tử ngoại ko khí loãng trong tầng này bị phân hủy thành các điện tử tự do và ion hóa thành các
ion mang điện, Tầng điện ly là nới xuất hiện cực quang và phản xạ các sóng vô tuyến ngắn.


Câu 23: Trình bày sự hình thành của khí quyển. Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên trái
đất.
-Sự hình thành của khí quyển: Khí quyển đc hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ
thủy quyển và thạch quyển. +) Thời kì đầu: chủ yếu gồm hơi nước, amoniac, metan, các loại
khí trơ và Hidro. Dưới tác dụng phân hủy của as mặt trời hơi nc bị phân hủy thành Oxy va
Hidro. Oxy sẽ tác dụng với ammoniac bà metan tạo nên N2 và CO2. +) Thời kì tiếp theo, 1
lượng H2 nhẹ bay vào ko gian vũ trụ, khí quyển còn lại hơi nc, N2, Co2, 1 ít O2. Thực vậy
trên trái đất phát triển giúp tạo ra 1 lượng O2 lớn và giảm đáng kể lượng CO2 trong khí
quyển. Sự phát triển của động vật nhanh chóng cùng với sự bài tiết, phân hủy của xác động
vật chết làm cho nồng độ N2 tăng nên nhanh chóng, đạt tới thành phần khí quyển như ngày
nay.
- Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên trái đất: Duy trì sự sống cho con người và các
sinh vật khác trên trái đất bằng cách cung cấp O2, nước ( mưa), gió….
Câu 24: Trình bày sự phân bố của thủy quyển trên trái đất và vai trò của thủy quyển đối với sự
sống trên trái đất.
-Thủy quyển là lớp vỏ lỏng ko lien tục bao quanh tái đất gồm: nước ngọt, nước mặn ở cả 3
trạng thái rắn, lỏng, hơi. Thủy quyển bao gồm: Đại dương chiếm 97,4 %. Băng tuyết chiếm
1,98%, Nước ngầm chiếm 0,6 %. Ao hồ, song ngòi,suối, hơi nước chiếm 0,02%.

Thủy quyển chiếm 70,8% bề mặt trái đất. Độ sâu trung bình 3800m. thủy quyển phân bố ko
đều trên bề mặt trái đất, nam bán cầu là 89,9 %, Bắc bán cầu là 60,7 %
Đại dương chiếm phần quan trọng của trái đất, được chia thành 3 đại dương: Thái Bình Dương,
Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương,.
- Vai trò của thủy quyển: nước ngọt là 1 thành phần khác của thủy quyển, tuy nó có khối
lượng bé nhưng giữ vai trò cực kì to lớn đối với đời sống trên trái đất. Đây là nguồn cung cấp
nước ngọt chu yêu trên trái đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu lục địa, tạo và dự trữ năng lg
sạch cho con ngừoi. Nc ngọt lục địa bao gồm các dòng chảy, nc ngầm và nc ao hồ, hơi nc
trong khí quyển. nước bề mặt chưa nhiều chất hữu cơ có gốc khoáng, cung cấp nước phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất của con người. Là môi trường sống của các loài hệ sinh vật khác và
giúp cân bằng hệ sinh thái.
Câu 25: Trình bày khái niệm ô nghiễm Mt ko khí, các nguồn nhân tạo gây ô nghiễm không khí
ntn ?
- Kn về ô nghiễm ko khí: Ô nghiễm không khí là sự có mặt của các chat lạ hoặc 1 sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây sự tỏa mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa ( do bụi) , gây biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tới sức khỏe
của con người.
- Các nguồn nhân tạo gây ô nghiễm không khí: +) NGuồn ô nghiễm công nghiệp: do 2 quá
trình sản xuất gây ra: quá trình đốt nguyên liệu thải ra rất nhiều chất độc hại đi qua ống
khói của các nhà máy vào ko khí. Do bốc hơi rò gỉ, thất thoat trên dây truyển sản phẩm và
trên các đường ống dẫn tải. Do khí thải từ các quá trình công nghệ sản xuất. ĐẶc điểm chung
của ô nghiễm do công nghiệp là có thành phần chất độc hại cao và tập trung trong ko gian nhỏ,
thường là hh của khí và hơi đọc. +) Giao thông vận tải: Đây là nguồn ô nghiễm lớn đối với kk.
Các khí độc thông thg là CO, NO, Khí HC. Các loại ô tô, tàu hỏa, tàu thủy gẩy ô nghiễm do khói
bụi đất đá, bụi hơi chì, khói độc qua ống xả. Máy bay là nguồn gây ô nghiễm hơi độc, bụi và tiếng


ồn. Ô nghiễm do giao thông vận tải phụ thuộc các yếu tố: lưu lượng phwuong tiện tham gia giao
thong, chất lượng xe. Chất lượng đường giao thông. Nhiên liệu sử dụng. +) Sinh hoạt con người:
chủ yếu do hoạt động của các bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu than, đá, củi, dàu hỏa và khí

đốt. Đặc điểm là gây ô nghiễm cục bộ trong căn nhà or 1 số nhà, khí chủ yếu là CO, Co2. +) Hoạt
động nông nghiệp: Quá trình chăn thả gia súc tạo ra 1 lượng lướn chất thải gia súc, sự phân hủy
phân gia súc sẽ tạp 1 nên lượng lớn khí CH4, NOx ( gây hiệu ứng nhà kính) . Ngoài ra hoạt động
trồng lúa nước cũng thải ra 1 lượng lớn Ch4.
Câu 26: Tác hại của hiện tượng mưa axit như thế nào? Biện pháo phòng tránh mưa axit.
- Tác hại của mưa axit: +) Mưa Axit làm tăng độ axit của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây
nguy hại đối vs sinh vật dưới nc, con ng và động vật, gây hỏng nhà của, cầu cống và các công trình
lộ thiên cũng như các công trình ngầm. +) Làm cho đất bị axit hóa, tăng khả năng hòa tan 1 số
kim loại nặng trong nước, gây ô nghiễm hóa học, cây cối hấp thu các KL nặng như Cd, Zn đi vào
nguồn thực phẩm gây độc hạu chon g và gia súc. +) Mưa axit làm bào mòm, phá hỉu các công
trình ngoài trời như cầu, cống , đg xá, các công trình nghệ thuật
- Biện pháp phòng tránh mưa axit: +) Thay thế nghiên liệu chứa S bằng nguyên liệu không
chứa S. +) Hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu phát sinh SO2, NO2. +) Sử lý SO2, NO2
trước khi thải ra MT. +) Phương pháp ngưng tụ: ngưng tụ hơi sau đó thu hồi và xử lý.
Câu 27: Các nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Các biện pháo giảm thiểu hieu
ứng nhà kính.
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính: +) Sự phát triển của các ngành công
nghiệp, gia tăng tiêu thụ nhiên liệu và sự sụt giảm của diện tích rừng đã làm gia tăng nồng độ
của các khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, CFC, CH4, N20 trong khí quyển làm nhiệt đố
của TĐ gia tăng. +) Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kình của cá chất đc xép như sau CO2 =>
CF2=> CH4 => NO2.
- Các biện pháp giảm hiệu hiệu ứng nhà kính: +) Giảm thiếu khí thải nhà kính ( đặc biệt
CO2), +) Tăng diện tích che phủ của rừng +) Phát triển nền công nghiệp sạch ko sử dụng NL
hóa thạch và các nguồn khí thải gây hiệu ứng nhà kính. +) Nâng cao nhận thức của con người
nhằm tiết kiệm NL. +) CÁc quốc gia dầu có phải đi đầu trong công việc chống lại sự gia tăng
hiệu ứng nhà kính và bổ trợ các nước đang phát triển trong việc phát triển công nghệ sạch.
Câu 28: Trình bày sự hình thành và phân bố ozon trong khí quyển. Nguyên nhân nào dẫ đến
diện tượng suy giảm tầng ozon.
- Khí ozon tự nhiên được hình thành như sau: Các tia tử ngoại chiếu vào các phân tử khí oxi
sẽ phần tích chúng thành các ng tử oxi (O), các ng tử oxi sẽ tiếp tục hóa hợp với các phân tử

oxi để hình thành khí Ozon tức là : O2 + bưc xạ tử ngoại -> O + O. O + O2 -> 03. Ozon lại
hấp thụ năng lượng bức xạ của tia tử ngoại và phân huy theo phản ứng : O3 = O2 + O. Vì vậy
trong tự nhiên ozon luôn dc phan hủy và tái tọa, giữ được sự tồn tại vĩnh cửu và có tác dụng
hấp thụ bức xạ tử ngoại.
- Trong khí quyển tầng ozon co đọ cao từ 20-40km. trong tầng bình lưu với nồng độ trung
bình 10pp, cao nhất ở 25Km, hình thành tầng ozon.
- Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tầng ozon: +) Do sự gia tăng của các khí CFC, CFBr,
NOx do các máy bay siêu âm ở dộ cao lớn thải ra. Trong tầng bình lưu sẽ có pư quang hóa phân
hủy CFC và tạo Clo, Clo là chất xúc tác phân hủy Ozon . Một nguyên tử clo có thể phá hủy hàng
nghìn phân tử Ozon cho đến khi ng tử Clo biên thành Hcl gây mưa Axit. +) Hoạt động phân hủy
Ozon còn có khí NO sinh ra trong tầng bình lưu do sự chuyển động của máu bay siêu âm và tên


lửa trong tầng bình lưu. Khí NO đóng vai trò như chất xúc tác làm tốc độ phản ứng phaann hủy O3
tăng lên gấp nghìn lần.
Câu 29: Trình bày khái niệm ô nghiêm nước. Phân tích cá nguồn nhân tạo gây ô nghiễm nước.
- Khái niệm: Ô nghiễm nước là sự thay đổi thành phần hóa học và tính chất của nước có hại
cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và mục đích sử dụng của con người do có sự có
mặt của 1 hay nhiều loại chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật.
- Phân tích các nguồn nhân tạo gây ô nghiễm nước:
+) Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt của con người: Trong hoạt động sống của
mình con người cần mộ lượng nước khá lỡn, xã hội càng phát triền thì nhu cầu nước càng
tăng. Nước sinh hoạt sau khi sư dụng 80-90% sẽ thành nước thải cùng với các chất ô nghiễm.
Trong nước thải sinh hoạt chưa nhiều chất hữu cơ dễ phân huy sinh học, nhiều chất lơ lửng,
dầu mỡ, chất tẩy rửa là môi trg cho sinh vật phát triền.
+) Ô nghiễm nước từ hoạt động công nghiệp: Sự phát triển của các ngành công nghiệp làm
tăng nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt với các ngành sản xuất như: chế biến sản xuất phân,
đạm, giấy, hóa chất. Thành phần nước thải của sản xuất công nghiệp rất đa dạng, phức tạp,
phụ thuộc vào nhàng nghè sản xuất, dây chuyền công nghê, nguyên liệu. Trong thành phần
chất thải có những chất độc hại như các chất hữu cơ bền vững, LK nặng, axit, kiềm… các

chất này đều độc hại đến cơ thể con ng.
+) Ô nghiễm nước do hoạt động nông nghiệp: Sử dụng nc cho mục đích công nghiệp có tác
dụng lớn cho việc cân bằng nước tự nhiên như: thay đổi chế độ nc và cân bằng nc lục địa,
phần lớn nc sử dụng trong nông nghiệp tiêu hoa ko hoàn trả >75%. Làm ô nghiễm nc do sư
dụng phân bón, chat hóa học…
+) Ô nghiễm do 1 số hoạt đông khác : y tế, du lịch…
Câu 30: Trình bày các nguồn ô nghiễm biển.
Theo công ước luật biển năm 1992, các nguồn gây ô nghiễm luật biển bao gồm:
- Các nguồn gây ô nghiễm từ lục địa: các nguồn gây ô nghiễm theo hệ thống sông ngòi mang ra
biển như dàu, các chat hữu cơ, phân bón HH, HCBVTV… Một số chất thải sẽ lắng tịa vùng ven
biển, 1 số khác bị phân hủy và lan trong toàn bộ khối nc biển.
-Hoạt động khai thác tài nguyên trên biển: Khai thác thủy hải sản, khoáng sản, dầu khí.
- Hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển: Sự rò gỉ dầu, sự có tràn dầu tại các thuyền trên biển.
Tai nạn tàu thuyền đừa nhiều hóa chất và hàng hóa xuống biển..
- Thải trực tiếp chất độc hại ra biển: trong nhiều năm, biển là nơi đổ các chất độc hại như các
chất thải phóng xạ, chất thải triến tranh của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Ô nhiễm biển bởi ô nhiễm ko khí: Ô nghiễm ko khí có tác động mạnh mẽ đén MT biển. Nồng
độ CO2 trong kk tăng dẫn đến nồng độ CO2 trong nc biển tăng. Sự gia tăng nhiệt độ kk dẫn đến
gia tăng nhiệt độ nc biển dẫn đến dâng mực nc biển, biến đổi các hệ sinh thái.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×