Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Biện pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần bia hà nội hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 77 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả
các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp,
ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá
trình kinh doanh. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu
quả, các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho
tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm
mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà
quản lý tài chính có thể xác định được nguyên nhân gây ra và đề xuất các biện pháp
nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị
mình trong thời gian tới.
Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Phòng, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
thông qua phân tích tình hình tài chính Công ty trong vài năm gần đây nhằm mục đích
tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích
tài chính nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực tài chính tại
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng” làm khoá luận tốt nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính và năng lực tài chính doanh
nghiệp. Đánh giá thực trạng năng lực tài chính Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Phòng. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Công ty
Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu hoạt
động quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu là 3 năm từ 2013-2015.
+ Về mặt không gian: Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia
Hà Nội - Hải Phòng.



1


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của
Công ty.
- Phương pháp xử lý số liệu: Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân
tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của Công ty thực tập. So sánh,
phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng
doanh nghiệp qua các năm. Thu thập số liệu từ Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Phòng và các thông tin từ các nguồn khác như internet, sách báo,….
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm
ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Phòng giai đoạn 2013 - 2015.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ
phần Bia Hà Nội - Hải Phòng.

2


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.1 Khái quát về phân tích tài chính.
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo
một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các

thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác,
đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, giúp
nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra
quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc làm thường xuyên không thể thiếu
trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài.
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính
1.1.2.1 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh
tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy phân tích tài
chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng:
• Phân tích tài chính đối với các nhà quản lý:
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý là lợi nhuận và sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Vì vậy hơn ai hết các nhà quản lý cần có đầy đủ thông tin để
nhận biết, đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, có hiệu quả không, cơ cấu vốn, khả
năng thanh toán ….thông qua việc phân tích tài chính. Đây chính là cơ sở để các nhà
quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định cần thiết, có hiệu quả để thực hiện các
mục tiêu của doanh nghiệp và là cơ sở để định hướng cho Ban giám đốc, Giám đốc tài
chính xây dựng các kế hoạch đầu tư, dự báo tài chính, kiểm soát các hoạt động của
doanh nghiệp. Phân tích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý
trong doanh nghiệp và là cơ sở cho những dự đoán tài chính
• Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư ở đây chính là các tổ chức, cá nhân giao vốn cho doanh nghiệp
sử dụng và sẽ chấp nhận chịu chung mọi rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải. Đối với các

3



nhà đầu tư lớn họ thường dựa vào các nhà chuyên môn, các chuyên gia phân tích tài
chính, các nhà nghiên cứu kinh tế tài chính để phát triển và làm dự báo về triển vọng
phát triển của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư hiện tại cũng như các nhà đầu tư
tiềm năng thì mối quan tâm của họ trước hết là việc đánh giá những đặc điểm đầu tư
của doanh nghiệp. Họ quan tâm tới an toàn trong đầu tư và mức lợi tức kì vọng được
phản ánh thông qua điều kiện tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động tài
chính. Các nhà đầu tư này quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, những rủi
ro mà doanh nghiệp có khả năng phải hứng chịu. Thông qua đó để họ đưa ra quyết
định đầu tư một cách có hiệu quả nhất
• Phân tích tài chính đối với người cho vay:
Người cho vay là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu
sản xuất kinh doanh như là các ngân hàng, các công ty tài chính,…Họ phân tích tài
chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Vì thu nhập của họ là lãi
suất tiền vay nên khi quyết định cho vay thì một trong những vấn đề mà người cho vay
cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu hay không và khả năng hoàn trả nợ
của doanh nghiệp thế nào?
• Phân tích tài chính đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước về kinh tế:
Cơ quan quản lý Nhà Nước về kinh tế gồm Cục thuế, các bộ chủ quản, thanh tra,
cảnh sát kinh tế…..Họ phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra kiểm soát hoạt động sản
xuất kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sách chế độ
và pháp luật không, cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
• Ngoài ra còn nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính của
doanh nghiệp. Đó là người lao động trong doanh nghiệp, các nhà cung ứng và khách
hàng của doanh nghiệp… vì nó có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác
định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm
ra nguyên nhân khách quan và chủ quan giúp cho từng đối tượng lựa chọn, đưa ra
quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.
1.1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có
mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh.Tất cả các hoạt động sản xuất

4


đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính tốt hay
xấu sẽ tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó
trước khi lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần nghiên cứu báo cáo tài chính của
kỳ thực hiện.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức và huy động vốn sao cho có hiệu
quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, chấp hành pháp luật. Việc
thường xuyên phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà đầu
tư, các chủ nợ, và những người sử dụng thấy được tình trạng tài chính, tiềm năng của
doanh nghiệp để xác định đúng đắn các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có
thể đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp.
Như vậy qua phân tích tài chính để thấy được điểm mạnh và điểm yếu về hoạt
động sử dụng lao động của doanh nghiệp, xuất phát từ tình hình đó nhà quản lý tài
chính có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp
trong tương lai bằng cách dự báo và lập kế hoạch.
1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính
1.1.3.1. Phương pháp so sánh.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được cải
thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy tình
hình tài chính doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tốt hay xấu, được hay chưa được
so với doanh nghiệp cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng tổng số ở mỗi bản báo
cáo và qua đó chỉ ra ý nghĩa tương đối của các loại các mục, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc so sánh.
- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tuyệt đối và số
tương đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Khi sử dụng phương pháp so sánh phải tuân thủ 2 điều kiện sau:
- Điều kiện một: Phải xác định rõ “gốc so sánh” và “kỳ phân tích”.

5


- Điều kiện hai: Các chỉ tiêu so sánh (Hoặc các trị số của chỉ tiêu so sánh) phải
đảm bảo tính chất có thể so sánh được với nhau. Muốn vậy, chúng phải thống nhất với
nhau về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thời gian tính toán.
1.1.3.2. Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác
định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày
càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là
cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh
nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình
tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo
từng giai đoạn.
1.1.3.3 Phương pháp loại trừ

Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố
này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chỉ có những nhân tố không
không có ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là
những nhân tố khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng, có
thể là nhân tố thứ yếu, có thể là nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực,….
• Phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy trước hết phải biết được số lượng các chỉ
tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích, từ
đó xác định công thức lượng hóa sự ảnh hưởng của nhân tố đó. Tiếp đó phải sắp xếp
và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần tuân
theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến.

6


• Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo
một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng
của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ
nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước (gọi tắt là kỳ gốc).Cần nhấn mạnh rằng
đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố
phải thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng một
phép cộng đại số. Số tổng hợp đó cũng chính bằng đối tượng cụ thể của phân tích mà
đã được xác định ở trên.
1.1.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối
Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu
tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên lý của sự cân bằng về lượng giữa hai mặt

của các yếu tố và quá trình kinh doanh, người ta có thể xây dựng phương pháp phân
tích mà các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng
là tổng số hoặc hiệu số. Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác định mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng
số hoặc hiệu số. Bởi vậy để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố tới chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức độ chênh lệch của từng nhân tố
giữa hai kỳ (thực tế so với kế hoạch, hoặc thực tế so với các kỳ kinh doanh trước),
giữa các nhân tố mang tính chất độc lập.
1.1.3.5 Phương pháp Dupont.
Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở
Mỹ. Dupont đã chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên
phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn.Từ việc phân tích:
ROI =

Lợi nhuận ròng
Tổng số vốn

=

Lợi nhuận ròng
Doanh thu

x

Doanh thu
Tổng số vốn

Dupont đã khái quát hoá và trình bày chỉ số ROI một cách rõ ràng, nó giúp cho
các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định
tài chính hữu hiệu.

1.1.4 Nội dung phân tích tài chính
1.1.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Khi tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta có thể kết hợp phân tích theo cả chiều
ngang và chiều dọc, cụ thể:

7


* Theo chiều ngang: Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo chiều
ngang là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, chiều hướng tăng giảm của các khoản mục
tài sản theo thời gian, nhằm tìm kiếm sự biến động giữa các khoản mục đó, qua đó
thấy được mối quan hệ của các chỉ tiêu, khoản mục cần phân tích.
* Theo chiều dọc: Phân tích cơ cấu tài sản theo chiều dọc là quá trình so sánh,
xác định các tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hiện
hành. Thực chất là so sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản,
qua đó đánh giá được biến động của từng khoản mục so với quy mô chung.
1.1.4.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Khi tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta có thể kết hợp phân tích theo cả
chiều ngang và chiều dọc, cụ thể:
* Theo chiều ngang: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp theo chiều
ngang là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, và chiều hướng tăng giảm của các khoản
mục tài sản theo thời gian, nhằm tìm kiếm sự biến động giữa các khoản mục đó, qua
đó thấy được mối quan hệ của các chỉ tiêu, khoản mục cần phân tích.
* Theo chiều dọc: Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo chiều dọc là quá trình so
sánh, xác định các tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
hiện hành. Thực chất là so sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng
nguồn vốn, qua đó đánh giá được biến động của từng khoản mục so với quy mô
chung.
1.1.4.3 Phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh có thể được thực hiện theo cả chiều ngang

và chiều dọc:
* Theo chiều ngang: Phân tích kết quả kinh doanh thực hiện qua phân tích các
báo cáo kết quả kinh doanh ở nhiều kỳ với nhau để thấy được xu hướng biến động của
các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo. So sánh các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo kết quả
kinh doanh thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ này và kỳ trước hoặc nhiều kỳ
với nhau. Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mức tăng, giảm lợi nhuận sau thuế
của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế tăng là doanh thu bán hàng tăng,
doanh thu tài chính tăng, doanh thu khác tăng, giá vốn hàng bán giảm, chi phí tài chính

8


giảm, chi phí bán hàng giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, chi phí khác giảm,
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm.
- Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế giảm là doanh thu bán hàng giảm,
doanh thu tài chính giảm, doanh thu khác giảm, giá vốn hàng bán tăng, chi phí tài
chính tăng, chi phí bán hàng tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, chi phí khác
tăng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng.
Sau đó tổng hợp các nhân tố để thấy được nhân tố nào ảnh hưởng với mức cao nhất.
* Theo chiều dọc: Phân tích BCKQKD theo chiều dọc là quá trình so sánh, xác
định các tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính hiện hành.
Thực chất là so sánh các khoản mục trên BCKQKD với tổng doanh thu thuần, qua đó
đánh giá được biến động của từng khoản mục so với quy mô chung. Các kết quả phân
tích chính là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí tốt hơn và
xây dựng các định mức chi phí khoa học nhằm tối thiểu hóa chi phí. Đồng thời thấy
được hiệu quả kinh doanh của các hoạt động và toàn doanh nghiệp.
1.2 Năng lực tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Năng lực tài chính doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính

cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính là doanh nghiệp có đủ
điều kiện đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư, hoạt động
sản xuất kinh doanh hướng tới đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hướng tới tối
đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
thì vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh được nguồn lực tài chính được đầu tư
vào sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người ta chú ý
tới việc quản lý, huy động và luân chuyển vốn. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ
lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định.
Nếu có uy tín thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm được các nguồn tài chính lớn để tài trợ
cho các dự án nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có uy
tín, để vay được vốn doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khắt khe của các tổ
chức tài chính, ngân hàng, hoặc vay được ít, hoặc phải chịu lãi suất huy động vốn cao.
Tiềm năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc huy động được nguồn

9


vốn lớn, chi phí sử dụng vốn thấp, mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách có hiệu
quả các nguồn vốn ấy. Để làm được điều ấy doanh nghiệp phải xây dựng được chiến
lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, lâu dài, vững chắc, ổn định,
đáp ứng được mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chất
lượng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính diễn
ra thuận lợi, có chất lượng cao, doanh nghiệp sẽ đảm bảo đủ và thừa khả năng thanh
toán. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính diễn ra không thuận lợi, chất lượng hoạt động
tài chính thấp, doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản

nợ. Nếu khả năng thanh toán của doanh nghiệp không đảm bảo, chắc chắn doanh
nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tài chính cũng như trong hoạt động
kinh doanh, thậm chí doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản.
Để đánh giá khả năng này, khi phân tích cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau:

• Khả năng thanh toán tổng quát: là chỉ tiêu tài chính cơ bản, nhằm cung cấp
thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an toàn và phát triển vốn.
Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H) =

Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả

Ý nghĩa: Khả năng thanh toán tổng quát cho biết với toàn bộ giá trị tài sản hiện
có, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả hay không?
Khi

Cho thấy doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi đó

tình hình của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh.
Khi

: Chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này

càng nhỏ có thể dẫn tới doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai.

• Khả năng thanh toán ngắn hạn: Là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp.


TSNH

Công thức: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Là chỉ tiêu cho biết với tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có doanh
nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không?

10


Nếu tỷ số

1: Cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Nếu tỷ số

1: Cho thấy doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các khoản

nợ ngắn hạn.

• Khả năng thanh toán nhanh: Là chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp.
Công thức: Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

TSNH - HTK
Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết với toàn bộ giá trị còn lại
của TSNH sau khi trừ đi HTK thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán toàn bộ nợ
ngắn hạn hay không?

Nếu tỷ số

1: Cho thấy doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh.

Nếu tỷ số <1: Cho thấy doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh.

• Khả năng thanh toán tức thời:
Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa: Là chỉ tiêu cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh
nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến
hạn hay không.
Nếu tỷ số

: Chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán

tức thời.
Nếu tỷ số < 1: Chứng tỏ doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời.

• Khả năng chuyển đổi TSNH thành tiền:
Công thức:
Hệ số chuyển đổi TSNH thành tiền =

Tiền và tương đương tiền
TSNH


Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi của TSNH thành tiền tại thời
điểm phân tích, đồng thời đánh giá mức độ dự trữ tiền của doanh nghiệp.
Nếu tỷ số > 0,5: Cho thấy doanh nghiệp dự trữ thừa tiền.
Nếu 0,1 tỷ số

0,5: Cho thấy doanh nghiệp dự trữ vừa đủ tiền.

Nếu tỷ số < 0,1: Cho thấy doanh nghiệp dự trữ thiếu tiền.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính

11


Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của
doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động
của doanh nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. Mức độ độc lập về
mặt tài chính của doanh nghiệp thường biểu hiện qua các chỉ tiêu:
• Hệ số tài trợ: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Công thức: Hệ số tài trợ =

Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa: Hệ số này cho biết tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có một đồng
nguồn vốn thì bao nhiêu đồng thuộc về vốn chủ sở hữu.
Nếu tỷ số

: Doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính.


Nếu tỷ số

: Doanh nghiệp phụ thuộc về mặt tài chính.

Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng
cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng. Ngược lại, khi trị số
của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng giảm.

• Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải
TSDH bằng VCSH.
Công thức: Hệ số tự tài trợ TSDH =

VCSH
TSDH

Ý nghĩa: Hệ số này cho biết tại thời điểm phân tích, với số VCSH thì doanh
nghiệp có đủ để tài trợ cho TSDH hay không.
Nếu tỷ số

: Cho thấy số VCSH của doanh nghiệp có đủ và thừa để trang trải

TSDH. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính, góp phần bảo
đảm an ninh tài chính.
Nếu tỷ số

: Cho thấy VCSH không đủ tài trợ TSDH, khi đó doanh nghiệp

buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) để tài trợ nên
khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán.
• Hệ số tự tài trợ TSCĐ: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng bộ phận TSCĐ

(đã và đang đầu tư) bằng VCSH.
Công thức: Hệ số tự tài trợ TSCĐ =

VCSH
TSCĐ đã và đang đầu tư

Ý nghĩa: Hệ số này cho biết tại thời điểm phân tích, với số VCSH thì doanh
nghiệp có đủ để tài trợ cho TSCĐ đã và đang đầu tư hay không.

12


Nếu tỷ số

: Cho thấy với số VCSH doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng để

trang trải TSCĐ. Do đó các nhà đầu tư, các chủ nợ có thể ra các quyết định quản lý
liên quan tới doanh nghiệp cho dù rủi ro có thể cao nhưng doanh nghiệp vẫn có khả
năng thoát khỏi những khó khăn tài chính tạm thời, trước mắt.
Nếu tỷ số

: Cho thấy với số VCSH doanh nghiệp không đủ khả năng để

trang trải TSCĐ. Do đó mọi quyết định về đầu tư hay mua bán liên quan đến doanh
nghiệp cần phải hủy bỏ nếu không muốn sa lầy hay phá sản.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động

• Vòng quay hàng tồn kho:
+ Số vòng quay HTK:


GVHB
HTK bình quân

Công thức: Số vòng quay HTK =
Trong đó: HTK bình quân =

HTK đầu kỳ + HTK cuối kỳ
2

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho HTK quay được
bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ HTK vận động không ngừng, đó là nhân
tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với doanh
nghiệp có loại hình kinh doanh riêng biệt như doanh nghiệp kinh doanh rượu vang, thì chỉ
tiêu này càng thấp lại càng tốt vì khi đó chất lượng sản phẩm càng cao. Do đó khi phân
tích cần quan tâm tới đặc điểm loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thời gian 1 vòng quay HTK:
Công thức: Thời gian 1 vòng quay HTK =

Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay HTK

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 vòng quay của HTK mất bao nhiêu ngày. Chỉ
tiêu này càng thấp chứng tỏ HTK vận động càng nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thời gian của kỳ phân tích có thể là tháng,
quý, năm tùy theo mục tiêu của việc phân tích.

• Vòng quay các khoản phải thu:
+ Số vòng quay các khoản phải thu:
Công thức:

Số vòng quay các khoản phải thu =
Trong đó:
Các khoản phải thu bình quân =

Tổng tiền hàng bán chịu (DT hoặc DTT)
Các khoản phải thu bình quân

Số dư phải thu đầu kỳ và cuối kỳ
2
13


Tổng tiền hàng bán chịu = Tổng DT thực tế trong kỳ - Tổng tiền mặt, TGNH
thu ngay từ hoạt động bán hàng trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được
bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp
thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này cao quá có thể phương thức
thanh toán tiền của doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng
hàng tiêu thụ.

+ Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu:
Công thức:

Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay phải thu

Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu mất bao
nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh

nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian của 1 vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc
độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.
Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳ phân
tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian bán hàng quy định ghi trong các hợp đồng
kinh tế đối với khách hàng mua chịu.

• Vòng quay các khoản phải trả:
+ Số vòng quay các khoản phải trả:
Công thức:

Tổng tiền hàng mua chiu (GVHB)
Các khoản phải trả bình quân

Số vòng quay các khoản phải trả =

Trong đó: Các khoản phải trả bình quân =

Số dư phải trả đầu kỳ và cuối kỳ
2

Tổng số tiền hàng mua chịu = Tổng giá thực tế mua hàng trong kỳ - Tổng tiền
mặt, TGNH đã thanh toán ngay cho người bán trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay được bao
nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít
đi chiếm dụng vốn của các đối tượng. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể do doanh
nghiệp thừa tiền luôn thanh toán trước thời hạn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.
+ Thời gian 1 vòng quay phải trả:
Công thức: Thời gian 1 vòng quay phải trả =

14


Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay phải trả


Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả mất bao
nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền hàng càng
nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các đối tác. Ngược lại thời gian của 1
vòng quay càng dài, chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi
chiếm dụng nhiều, ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu trên thương trường.
Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳ phân
tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian mua hàng quy định ghi trong các hợp đồng
kinh tế đối với nhà cung cấp.

• Số vòng quay của tài sản:

Tổng DTT
Tài sản bình quân

Công thức: Số vòng quay của tài sản =

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích các tài sản quay được bao
nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng
doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp,
chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể HTK và sản phẩm dở dang nhiều làm cho
doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm
ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong doanh nghiệp.
1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà
doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị

đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Vì thế, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là biểu
hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh
giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu, chủ
yếu là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của VCSH, khả năng sinh lợi kinh tế của
tài sản, khả năng sinh lợi của doanh thu.

• Sức sinh lợi của VCSH:
Công thức: Sức sinh lợi của VCSH =

LNST
VCSH bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VCSH đưa vào kinh doanh đem lại mấy
đơn vị LNST. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của VCSH càng cao, hiệu quả
kinh doanh càng cao và ngược lại.Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng sinh lợi của
VCSH càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp.

15


Có thể nói, khả năng sinh lợi của VCSH là biểu hiện rõ nét và cao độ nhất khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bởi mọi hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành suy
cho cùng cũng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của chỉ sở hữu.

• Sức sinh lợi kinh tế của tài sản:

LNTT và lãi vay
Tổng TS bình quân

Công thức: Sức sinh lợi kinh tế của tài sản =


Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản đưa vào kinh doanh đem lại mấy
đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi kinh tế
của tài sản càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Trị số của chỉ tiêu càng
nhỏ, khả năng sinh lợi cơ bản của tài sản càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp.

• Sức sinh lợi của doanh thu thuần:
Công thức: Sức sinh lợi của DTT =

LNST
DTT kinh doanh

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị DTT thu được từ kinh doanh đem lại
mấy đơn vị LNST. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của DTT kinh doanh càng
cao, hiệu quả kinh doanh càng cao, và ngược lại. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả
năng sinh lợi của DTT kinh doanh càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp.
1.2.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng
Có 7 loại tăng trưởng: Tăng trưởng cân bằng, tăng trưởng quá nhanh, tăng
trưởng không kiềm chế được, tăng trưởng hi vọng, tăng trưởng chu kỳ, tăng trưởng
thấp, tăng trưởng bị chậm lại.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích là:
• Tỷ số Lợi nhuận tích lũy (hay hệ số tái đầu tư) là tỷ số tài chính đánh giá mức
độ sử dụng LNST cho tái đầu tư của doanh nghiệp.
Công thức: Tỷ số Lợi nhuận tích lũy =

Lợi nhuận tích lũy
LNST

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng LNST thì doanh nghiệp giữ lại bao
nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn cho thấy doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh.

• Tỷ số tăng trưởng bền vững: Là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng tăng
trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận.
Công thức: Tỷ số tăng trưởng bền vững =

Lợi nhuận tích lũy
VCSH

Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh
nghiệp có thể đạt được nếu không tăng vốn chủ sở hữu.
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp.
1.3.1 Nhân tố khách quan

16


- Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta trong từng thời kỳ:
+ Trong giai đoạn 1976-1986: Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển. Các
thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc doanh giữ vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.
+ Trong giai đoạn 1986-2006:Việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay
đổi toàn diện nền kinh tế. Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích
cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001).
+ Trong giai đoạn 2006 đến nay: Đầu năm 2008, Việt Nam thực hiện chính
sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn lạm phát. Năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích
cầu. Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tới tăng
GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này.
- Về lãi suất và thuế: Đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị
trường với các nội dung như gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh

nghiệp; trình Quốc hội xem xét, quyết định giảm, miễn thuế; tạo điều kiện cho doanh
nghiệp vay được vốn và đẩy nhanh giải ngân vốn.
- Thị trường vốn: Vai trò của vốn rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Nhận biết được vai trò của vốn trong kinh doanh, nhưng để có được
lượng vốn cần thiết thì nhất thiết doanh nghiệp phải có các biện pháp tạo lập hữu hiệu
và phù hợp, đồng thời phải có chính sách sử dụng hiệu quả và hợp lý.
- Thị trường cạnh tranh: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO và đang tham gia mạnh mẽ tiến trình
khu vực, tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, cùng nhiều hiệp
định tự do thương mại khác, việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống
còn của các doanh nghiệp.
- Sự phát triển của khách hàng: Sự phát triển của khách hàng có ý nghĩa to lớn
đối với các doanh nghiệp. Khách hàng là người đồng hành, tạo dựng nên giá trị thương
hiệu và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

17


1.3.2 Nhân tố chủ quan
- Quy mô vốn của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với nguồn
vốn đầu tư. Nguồn vốn tài trợ cho những hoạt động doanh nghiệp là những nguồn lực
tài chính có trong nền kinh tế, được doanh nghiệp huy động, khai thác bằng nhiều
phương pháp, hình thức, cơ chế khác nhau để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt
động kinh doanh trước mắt và lâu dài. Như vậy một cấu trúc vốn an toàn, ổn định, hợp
lý, linh hoạt sẽ mang lại sự phát triển năng động và hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Mức độ tiếp cận thị trường tài chính:
+ Tiếp cận vốn từ nội tại doanh nghiệp, huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu
như tăng vốn góp của các chủ sở hữu hoặc tăng nguồn vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại.
+ Tiếp cận vốn từ thị trường tài chính huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp.
+ Huy động vốn từ trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết

kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ, hiệp hội tín dụng, công ty tài chính,
công ty bảo hiểm,…)
+ Huy động vốn từ thị trường vốn (phát hành trái phiếu, cổ phiếu)
+ Huy động vốn thông qua thị trường bất động sản.
+ Huy động vốn thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm.
- Nguồn nhân lực trong quản trị tài chính:
+ Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị tài chính là yếu tố quan trọng trong việc
quyết định thành bại của doanh nghiệp. Một hệ thống quản trị nhân sự và chiến lược
con người tốt là tài sản của doanh nghiệp, là tiền đề cho doanh nghiệp phát triển vững
mạnh, củng cố năng lực tài chính của doanh nghiệp.
+ Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay các doanh nghiệp đang rất quan tâm tới
yếu tố con người mà thông qua hệ thống quản trị tốt sẽ phát huy hết tài năng để đóng
góp thật nhiều cho sự tồn tại, phát triển lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp.
1.4 Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp
1.4.1 Kiểm soát tốt khả năng thanh toán
Bao gồm khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả
năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay. Cụ thể:
+ Giám sát hiệu quả các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh
nghiệp đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng
đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn từ phía khách hàng.

18


+ Đối với các khoản chi, doanh nghiệp cần đàm phán để có các điều khoản
thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt
nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, khi đó doanh nghiệp sẽ chiếm
dụng được nhiều vốn hơn. Đồng thời doanh nghiệp cần theo dõi và phân loại các
khoản nợ của mình, đặc biệt là nợ xấu để tránh bị nợ đọng kéo dài, ảnh hưởng tới uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường.

+ Doanh nghiệp cần quản lý và duy trì lượng tiền và tương đương tiền hợp lý
nhằm đảm bảo cho khả năng thanh toán tức thời cũng như khả năng chuyển đổi TSNH
thành tiền của doanh nghiệp.
1.4.2 Duy trì cơ cấu vốn hợp lý
Cơ cấu vốn hợp lý là cơ cấu vốn mà tại đó giá trị công ty lớn, hay nói cách khác
là chi phí tài chính là nhỏ và do vậy cũng làm tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp.
Cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cơ cấu vốn cũng sẽ
tác động đến sức khỏe tài chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp. Do đó
việc duy trì cơ cấu vốn hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
1.4.3 Nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt kết quả cao nhất
với chi phí bỏ ra thấp nhất
- Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí SXKD và
giá thành của sản phẩm. Bởi vì nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực chất sẽ
gây khó khăn trong quản lý. Còn nếu doanh nghiệp không hạ được giá thành sản phẩm
thì sẽ không có điều kiện hạ giá bán để cạnh tranh với đối thủ, từ đó giảm sức cạnh
tranh trên thị trường, và ảnh hưởng tới năng lực tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác
cũng cần đánh giá các chi phí chung của doanh nghiệp và xem có cơ hội nào cắt giảm
chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực
tiếp tới con số lợi nhuận.
- Doanh nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính đối với các
hoạt động của mình. Nếu doanh nghiệp chỉ tiến hành lập kế hoạch chi phí, sau đó thực
hiện kế hoạch mà không tiến hành kiểm tra, giám sát đối với quá trình thực hiện kế
hoạch đó thì sẽ không đảm bảo hiệu quả của kế hoạch đề ra, từ đó không nâng cao
năng lực tài chính của doanh nghiệp. Việc tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát tài
chính đối với việc sử dụng tài sản giúp doanh nghiệp nắm rõ được thực trạng của tình

19


hình sử dụng tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các điều

chính kịp thời và giải pháp cần thiết để nâng cao KQHĐKD.
1.4.4 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản, xác định chính sách
đầu tư và tái đầu tư hợp lý
- Doanh nghiệp nên thường xuyên đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công
nghệ sản xuất, ứng dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt
khác nếu doanh nghiệp có tài sản nào không được sử dụng cho các mục đích sinh lời,
phục vụ HĐKD và hiện chỉ lưu kho thì doanh nghiệp cần có biện pháp thanh lý tài sản
đó nhằm thu hồi vốn, bổ sung cho quá trình SXKD của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên tiến hành lập kế hoạch tài chính dài hạn cho quá trình hoạt
động của mình. Kế hoạch tài chính là chiến lược quan trọng, nó quyết định trực tiếp
tới kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên lập kế hoạch tài chính với
các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực, đồng thời cũng cần xác định các
kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn, cụ thể như: Việc chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cũng được coi là
một trong các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

20


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng
Tên Tiếng Anh : HANOI - HAIPHONG BEER JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HAIPHONGBEER JSC.
Biểu tượng :

Trụ sở : Số 16 Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.

Điện thoại: 84-31-3847 004;

Fax : 84-31-3845 157

Email :;
Website : www.haiphongbeer.com.vn
Giấy đăng ký kinh doanh số: 0203001024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hải Phòng cấp ngày 20/09/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 07/08/2013.
- Vốn điều lệ: 91.792.900.000 đồng (Chín mươi mốt tỷ bảy trăm chín hai triệu
chín trăm ngàn đồng)
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Nước đá Việt
Hoa được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1960 theo quyết định số 150/ QĐUB của
UBHC Thành phố Hải Phòng theo hình thức Công ty hợp doanh.
- Năm 1978 Xí nghiệp Nước đá Việt Hoa được đổi tên thành Xí nghiệp Nước
ngọt Hải Phòng.
- Năm 1990 Xí nghiệp Nước ngọt Hải Phòng được đổi tên thành Nhà máy bia nước ngọt Hải Phòng.

21


- Năm 1993 UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định đổi tên nhà máy bia nước ngọt Hải Phòng thành Nhà máy bia Hải Phòng (Quyết định số 81/QĐ-TCCQ
ngày 14/1/1993).
- Năm 1995, thực hiện chủ trương về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, UBND
thành phố Hải Phòng đã có quyết định đổi tên Nhà máy bia Hải Phòng thành Công ty
bia Hải Phòng (Quyết định số 1655 QĐ/ĐMDN ngày 4/10/1995).
- Ngày 23/9/2004 UBND Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 2519/QĐUB
chuyển đổi Công ty bia Hải Phòng là Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần
bia Hải Phòng.
- Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty cổ phần Bia

Hải Phòng họp ngày 23/10/2005: Công ty cổ phần Bia Hải Phòng được đổi tên thành
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng có nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm bia các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố Hải Phòng và
các tỉnh lân cận. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại bia hơi Hải Phòng, bia hơi
Hải Hà, bia Vàng Hải Phòng, bia chai 999, bia chai Hải Phòng, bia chai Hà Nội. Cụ
thể như sau:
Bảng 2.1 Một số sản phẩm chính của Công ty Bia Hà Nội - Hải Phòng
Bia hơi Hải Phòng

Đặc tính: Là sản phẩm của quá trình lên men dịch đường
nhờ men bia.
Trạng thái: Lỏng, trong suốt, không có tạp chất lạ.
Màu sắc: Màu vàng rơm sáng, đặc trưng của bia.
Bọt: Khi rót ra cốc bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn
có vết bọt bám ở thành cốc.
Mùi: Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ
malt và hoa houblon, không có mùi lạ.
Vị: Vị đắng dịu, hài hoà dễ chịu đặc trưng của bia được

Bia hơi Hải Hà

sản xuất từ malt và hoa houblon, không có vị lạ.
Đặc tính: Sản phẩm của quá trình lên men dịch đường
nhờ men bia
Trạng thái: Lỏng, trong suốt, không có tạp chất lạ
Màu sắc: Màu vàng rơm đặc trưng của bia
Bọt: Khi rót ra cốc bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn
có vết bọt bám ở thành cốc.


22


Mùi: Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ
malt và hoa houblon, không có mùi lạ.
Vị: Vị đắng dịu, hài hoà dễ chịu đặc trưng của bia được sản
xuất từ malt và hoa houblon, không có vị lạ.

Bia chai 999

Đặc tính: Sản phẩm của quá trình lên men dịch đường
nhờ men bia, là loại bia được thanh trùng để bảo quản
Trạng thái: Lỏng, trong suốt, không có tạp chất lạ
Màu sắc: Màu vàng rơm đặc trưng của bia
Bọt: Khi rót ra cốc bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn
có vết bọt bám ở thành cốc.
Mùi: Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ
malt và hoa houblon, không có mùi lạ
Vị: Vị đắng dịu, hài hoà dễ chịu đặc trưng của bia được
sản xuất từ malt và hoa houblon, không có vị lạ

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng gồm:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao
nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm
vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể
Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty
Cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng
quản trị và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Phòng bao gồm 03 (ba) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát
có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và
lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông.

23


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần
Bia Hà Nội – Hải Phòng
ĐẠI
ĐẠI HỘI
HỘI ĐỒNG
ĐỒNG CỔ
CỔ ĐÔNG
ĐÔNG

HỘI
HỘI ĐỒNG
ĐỒNG QUẢN
QUẢN TRỊ
TRỊ

BAN
BAN KIỂM
KIỂM SOÁT

SOÁT

BAN
BAN GIÁM
GIÁM ĐỐC
ĐỐC

PHÒNG
PHÒNG
TỔNG
TỔNG
HỢP
HỢP

PHÒNG
PHÒNG
THỊ
THỊ
TRƯỜNG
TRƯỜNG

PHÒNG
PHÒNG
KỸ
KỸ
THUẬT
THUẬT

PHÒNG
PHÒNG

TÀI
TÀI
CHÍNH
CHÍNH KẾ
KẾ
TOÁN
TOÁN

PHÂN
PHÂN
XƯỞNG
XƯỞNG
SX
SX VÀ

CÔNG
CÔNG
NGHỆ
NGHỆ

PHÂN
PHÂN
XƯỞNG
XƯỞNG
ĐỘNG
ĐỘNG
LỤC
LỤC VÀ

PHỤ

PHỤ TRỢ
TRỢ

ĐỘI
ĐỘI KHO
KHO

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Ban Giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám
đốc và 02 Phó Giám đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Giám đốc giúp việc Giám
đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung
công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy
quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
Phòng Tổng hợp: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây
dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm; Mua
sắm, làm thủ tục nhập, xuất vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ cho sản
xuất; Tham mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc ký kết, giám sát thực hiện,
thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp. Thực hiện các nhiệm vụ
về công tác tổ chức, lao động - tiền lương, BHXH, hành chính quản trị, công tác bảo
vệ an ninh và kiểm soát hàng hóa, công tác thi đua - khen thưởng.
Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá tình tình thị
trường, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tham mưu cho

24


Giám đốc về giá bán sản phẩm, chính sách quảng cáo, phương thức bán hàng, phát
triển thị trường, hỗ trợ khách hàng, lập các hợp đồng đại lý và các nhiệm vụ khác liên

quan đến lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển
giao và quản lý các quy trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế
kỹ thuật, kỹ thuật an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác kiểm tra chất lượng
vật tư, thành phẩm, XDCB, đầu tư và Hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Phòng Tài chính Kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về
lĩnh vực tài chính kế toán. Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch tài chính hàng năm; Tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính
theo quy định và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty.
Phân xưởng Sản xuất và Công nghệ: Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi,
bia chai các loại. Thực hiện các công đoạn sản xuất theo đúng quy trình công nghệ từ
khâu nghiền nguyên liệu đến nấu bia, bảo quản và xử lý men giống, lên men bia, lọc
trong bia và chiết rót phục vụ bán hàng tại 16 Lạch Tray.
Phân xưởng Động lực và Phụ trợ: Có nhiệm vụ cung cấp điện, hơi, khí nén,
nước sạch, nước công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm bia hơi, bia chai của phân
xưởng Sản xuất và Công nghệ. Chiết rót bia tươi, bia hơi thành phẩm các loại nhập
kho và giao cho khách hàng. Sửa chữa thường xuyên và bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ
các máy móc, thiết bị toàn nhà máy, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Chịu trách
nhiệm vận hành trạm xử lý nước thải và kiểm soát hàng ngày các chỉ tiêu nước thải
qua xử lý. Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu, tình hình máy móc, thiết
bị hàng ngày, tuần, tháng cho các cán bộ quản lý của công ty theo quy định.
Đội kho: Quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công
cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, bán hàng; Thực hiện công tác xuất, nhập vật tư, nguyên liệu,
theo dõi, đối chiếu, lập các bảng kê bán hàng, báo cáo nhập xuất tồn hàng ngày, tuần,
tháng gửi các phòng Nghiệp vụ của công ty và Tổng Công ty theo quy định.
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty giai đoạn 2013 - 2015.

25



×