Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại xây dựng và vận tải trung việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.58 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình học tập,
nhằm giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế ở một công ty cụ thể
giúp sin viên vận dụng kiến thức đã học tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, qua đó lựa chọn và đề
xuất hướng đề tài thực tập.
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kin doanh nói chung hiện nay càng
trở thành nhu cầu cuả doanh nghiệp. Có thể nó những quyết định trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, đầu tư vào tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân
tích khoa học và khách quan vì vậy hoạt động phân tích kinh doanh có ý nghĩa rất
quan trọng.
Vì vậy trong quá trình thực tập tại công ty TNHH thương mại xây dựng và
vận tải Trung Việt với những kiến thức đã tích lũy được cùng với sự nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn chuyên đề thực
tập tốt nghiệp “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH thương mại xây dựng và vận tải Trung Việt” làm đề tài thực
tập.
Trong khoảng thời gian có hạn, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng
dẫn Th.s Đinh Thị Hồng Tuyết, các thầy cô trong khoa, cùng ban lãnh đạo, các
phòng ban chắc năng Công ty TNHH thương mại xây dựng và vận tải Trung Việt
đơn vị nơi em thực tập đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành nội dung
thực tập của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn!.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY
DỰNG VÀ VẬN TẢI TRUNG VIỆT
1.1 . Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH thương mại xây dựng và vận tải Trung Việt được thành lập


theo giấy phép kinh doanh số 0201300331 do Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hải
Phòng cấp, đăng ký lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2013 được chính thức đi vào
hoạt động. Công ty TNHH thương mại xậy dựng và vận tải Trung Việt hiện đang
là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện công ty có:
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI TRUNG VIỆT
- Tên giao dịch quốc tế: TRUNG VIET

TRANSPORT

AND

CONTRUCTION TRANDING COMPANYLIMITED
- Trụ sở chính : Số 265 đường Cầu Đen, thị trấn Núi Đối, Huyện Kiến
-

Thụy, TP Hải phòng.
Điện thoại: ( 84.31) 3545318
Fax: (84.31) 3545318
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0201300331

Công ty TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI TRUNG VIỆT được
hình thành từ ngày 30 tháng 05 năm 2013. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng
như nâng cao khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động của công ty trên thị trường
trong và ngoài nước, công ty đã liên tục phát triển các chức năng kinh doanh của
mình. Được thành lập từ năm 2013 với hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, công ty đã trải qua 2 năm hoạt động và không ngừng phát
triển trên lĩnh vực kinh doanh giao nhận vận tải và các dịch vụ. Sự phát triển về
quy mô, ổn định về tài chính, quan hệ mở rộng với nhiều đối tác cùng với kinh

nghiệm hoạt động và đội ngũ nhân viên mạnh về chuyên môn nghiệp vụ là những
ưu thế làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH TMXD & VT Trung Việt.
Cam kết về chất lượng của công ty thể hiện ở việc không ngừng nâng cao chất

2


lượng dịch vụ tại mọi cấp, mọi phòng ban trong công ty. Để đáp ứng tốc độ tăng
trưởng nhanh và bền vững, công ty đã và đang đầu tư đào tạo đội ngũ lãnh đạo và
nhân viên cũng như thường xuyên rà soát cải tiến qui trình hoạt động để nâng cao
năng suất và hiệu quả làm việc.
1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty.
-Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
-Bán phụ tùng và các bộ phận phụ tùng của ô tô
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết: máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng. Máy móc,
thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác
dùng trong mạch điện ). Máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi
tính và thiết bị ngoại vi ).Thiết bị thủy lực máy nén khí, máy cơ khí, thiết bị phòng
cháy chữa cháy, thiết bị bảo hộ lao động. Máy móc, thiết bị công nghiệp.
-Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình: đồ điện gia dụng, đèn, bộ đèn điện.
-Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: phế liệu, phế thải
kim loại, phi kim loại.
-Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
-Hoàn thiện công trình xây dựng.
-Xây dựng nhà các loại.
-Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.
-Xây dựng công trình công ích: công trình thủy lợi
-Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng khác: công trình dân dụng, công
nghiệp,cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu đô thị.

-Phá dỡ
-Chuẩn bị mặt bằng: san lấp mặt bằng.
-Lắp đặt hệ thống điện.
-Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
-Bán buôn kim loại và quặng kim loại: sắt, thép.

3


-Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu:
dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
-Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe động cơ khác.
-Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác: đóng cọc, ép cọc.
-Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác tỏng xây dựng: tre, nứa, gỗ cây, gỗ
chế biến, xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, sơn, vescni, gạch ốp
lát và thiết bị vệ sinh, đồ ngũ kim.
-Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu ích khác.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại xây dựng và vận tải
Trung Việt.
Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức của công ty
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ

PHÒNG
KẾ

TOÁN

PHÒNG
ĐIỀU
HÀNH

PHÒNG

THUẬT

CÁC PHƯƠNG
TIỆN VẬN TẢI

PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH

PHÒNG QUẢN
LÝ VÀ KHAI
THÁC
(Nguồn: phòng nhân sự)

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

4


* Ban giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty có vai trò

kiểm soát những vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.
- Kiểm soát việc thực hiện kế haochj kinh doanh và phương án đầu tư của
công ty.
- Kiểm soát việc thực hiện các hoạt động snar xuất kinh doanh.
* Phòng nhân sự: Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty về công tác
quản trị nhân sự, bảo hiểm lao động, tư vấn hỗ trợ các phòng ban kiểm tra rà soát.
Thực thi các công tác quản trị nhân sự, lao động tiền lương, xây dựng lựa chọn các
phương án tổ chức bộ máy quản lý, tham gia nghiên cứu xây dựng quy chế, chính
sách liên quan đến nguồn nhân lực của công ty hợp lý và phù hợp với hoạt động
của công ty; tham gia công tác quản lý huẩn luyện- đào tạo bảo hộ lao động; bảo
quản số liệu, sổ sách, tài liệu; thực hiện công tác báo cáo định kỳ hoặc theo yêu
cầu đột xuất cảu ban giám đốc.
* Phòng kế toán- tài chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về việc
thực hiện công tác tài chính- kế toán Công ty; thực hiện pháp lệnh kế toán- thống
kê, các quy địn điều lệ quy chế quản lý tài chính và hoạch toán kinh doanh và các
quy định hiện hành khác; thực hiện quá trình quản lý tài chính tại công ty, đảm bảo
theo dõi đầy đủ về mọi quá trìn sử dụng nguồn vốn và tài sản của công ty; xây
dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty, có tính chất chiến lược,
các biện pháp bảo toàn vốn; tham mưu cho giám đốc công ty duyệt các khoản thuchi đúng nguồn, đúng quy định; đề xuất các biện pháp phù hợp để giải quyết các
khoản công nợ, đặc biệt là các khoản nợ khó đòi, thiếu hụt mất mát hư hỏng tài sản
cũng như giải quyết các hình thức tiêu cực vi phạm nguyên tắc tài chính của công
ty.
* Phòng kế hoạch kinh doanh : Tham mưu giúp ban giám đốc công ty
quản lý và chỉ đạo công tác kinh doanh- tiếp thị đối với tất cả các loại hình hoạt
động kinh doan, khai thác dịch vụ công ty; nghiên cứu cung cấp thông tin về ngu
cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng, thông tin về tìn hình cạnh tran cho các

5



cấp điều hàn công ty; tham gia hoạch định chiến lược, sách lược tiếp thị, bán hàng
của công ty; đảm bảo ổn địn và ngày càng nâng cao doanh thu trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, tổ chức thường xuyên các hoạt động nghiên cứu thị
trường, hoạch định điều hành các chiến lược quảng cáo tiếp thị, xây dựng chín
sách khách hàng và phối hợp cung cấp các dịch vụ khách hàng, phối hợp cùng
phòng ban khác đưa ra các giải pháp phân phối, giá cả đối với các sản phẩm dịch
vụ của công ty để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra, tham mưu đề xuất giám
đốc khai thác các loại hìn dịch vụ mới.
* Phòng kĩ thuật: Tham mưu giúp việc cho giám đốc của công ty quản lý
kỹ thuật các phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ bảo dưỡng sửa chữa và các
trang thiết bị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty; tiếp
nhận và quản lý các quy trinhg công nghệ kỹ thuật và giám sát việc thực hiện các
quy trình này, thực hiện công tác quản lý kỹ thuật đối với toàn bộ phương tiện vận
tải, trang thiết bị phục vụ bảo dưỡng sửa chữa và các trang thiết bị khác phục vụ
cho hoạt động sản xuất của công ty; kiểm tra chất lượng vật tư, trang thiết bị- phụ
tùng mua vào cũng như cấp phát cho quá trình sản xuất theo quy định.
* Văn phòng công ty: tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc thực
hiện công tác ngoại giao, đối nội, đối ngoại công tác quản trị hành chính văn
phòng, công tác tuyên truyền, công tác thuê mua khảo sát thiết kế xây dựng quản
lý đất đai- nhà xưởng- công trìn phúc lợi, công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi
trường khảo sát, các chế độ quản lý theo dõi sức khỏe, bảo hiểm y tế, công tác
BHXH ; cung cấp dịch vụ hành chính- quản trị văn phòng đảm bảo việc quản lý
điều hàn công ty như: lưu trữ luân chuyển hồ sơ và thông tin quản lý trong các cấp
công ty. Làm thủ tục liên quan đến pháp luật và bảo quản các hồ sơ pháp lý về các
hoạt động của công ty; làm công việc tổ chức, khánh tiết và phục vụ các hội nghị
của công ty, hướng dẫn khách đến vơ quan hội họp làm việc, có biện pháp quản lý
và sử dụng con dấu, bảo vệ bí mật của công ty và nhà nước.

6



* Phòng điều hành: tổng kết tình hìn sản xuất kin doan qua một năm tài
chính, biểu quyết các chiến lược và kế hoạch phát triển công ty trong những năm
tới, giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển của
công ty.
* Phòng quản lý và khai thác vận tải: có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ hoạt
động của các phương tiện, giao dịch liên hệ với các đại lý để bố trí cho các phương
tiện được xếp dỡ hàng thuận tiện, nhanh chóng, chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ giấy
tờ cho các đại lý ở cảng nước ngoài để làm thủ tục cho tàu cập và rời cảng. Ngoài
ra kết hợp với các phòng pháp chế và an toàn, phòng kĩ thuật và vật tư để cho
phương tiện không bị bắt giữ hoặc không bị nằm chờ do bị sửa chữa hoặc thay thế
vật tư.
1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty.
1.4.1. Về tài sản cố định.
Bảng tình hình tài sản cố định của công ty tính đến 12/2014( trang sau)

7


Bảng 1.1: Bảng tính & phân bổ khấu hao tài sản cố định của công ty.
Đơn vị: đồng
STT

Tên tài sản

Tài sản cố định năm 2013

Tài sản cố định năm 2014

Nguyên giá

TSCĐ

Hao mòn
lũy kế

Giá trị còn lại

Nguyên giá
TSCĐ

Hao mòn
lũy kế

Giá trị còn lại

1

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)


(9)= (8)/
(4)*100

(10)=(8)-(4)

2

Nhà cửa vật
kiến trúc

168.000.000

52.489.146

115.510.854

258.200.100

113.089.246

135.110.854

116,97%

19.600.000

3

Máy móc

thiết bị

1.399.012.355

436.534.755

962.477.600

1.517.316.734

447.753.480

1.069.563.354

111,13%

107.085.754

4

Phương tiện
vận tải

2.138.876.183

59.726.032

2.079.150.151

2.554.239.890


63.303.513

2.490.936.377

119,8%

411.786.226

5

Thiết bị dụng
cụ quản lý

28.388.599

9.869.644

18.518.955

29.888.599

9.947.513

20.941.086

113,08%

20.941.086


6

TSCĐ khác

14.600.000

-

14.600.000

-

-

7

Tài sản cố
định hữu hình

4.374.245.323

606.075.752

3.768.169.571

118,65%

592.512.011

3.734.277.137


558.619.577

3.175.657.560

(Nguồn:Phòng kế toán cung cấp)

8


Bảng 1.1 cho ta thấy:
Tài sản cố định hữu hình của năm 2014 so với năm 2013 18,65% tương đương
tăng 592.512.011 đồng .Công ty đã dùng nguồn vốn để mua máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, thiết bị , dụng cụ và 1 số TSCĐ khác.Trong đó:
Về nhà cừa, vật kiến trúc năm 2014 so với năm 2013 tăng 16,97% tương
đương tăng 19.600.000 đồng .Công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, nhà kho ,trụ
sở nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
Về máy móc thiết bị có xu hướng tăng lên trong 2 năm vừa qua .Cụ thể năm
2014 so với năm 2013 tăng 11,13% tương đương tăng 107.085.754 đồng.
Về phương tiện vận tải tăng 411.786.226 đồng và không giảm giữa 2 năm.
Thiết bị, dụng cụ quản lí cũng có xu hướng tăng lên .Năm 2014 so với năm
2013 tăng 13,08% tương đương tăng 20.941.086 đồng.
Năm 2014 công ty đã đấu tư 1 số TSCĐ khác.
1.4.2. Về lao động.
Tính đến năm 2014, tổng số nhân viên của công ty lên đến 194 người. Trong
đó, đội ngũ quản lý công ty đều có trình độ cao đẳng, đại học- là nứng người có
chuyên môn cao và đã gắn bó với công ty trong suốt 3 năm qua. Ngoài ra, đội ngũ
lái công nhân cũng được đào tạo có tay nghề, lao động phổ thông có trình độ
chuyên môn tương đối.


9


Bảng 1.2: Số lượng lao động của công ty năm 2013 - 2014
Đơn vị tính: Người
Năm 2013
STT

Chỉ tiêu

Số
lượng
(người)

Số
lượng
(người)

100

58

Tỷ trọng
(%)

I

Phân theo trình độ

1


Đại học và trên đại học

25

45

30

52

2

Cao đẳng

19

35

15

26

3

Lao động phổ thông và trung
11
cấp nghề

20


13

22

II

Phân theo tiêu thức sử dụng

1

Lao động trực tiếp

20

36

22

38

2

Lao động gián tiếp

35

64

36


62

III

Phân theo độ tuổi

1

Độ tuổi từ 22 đến 30

35

64

38

66

2

Độ tuổi từ 31 đến 40

20

36

20

34


IV

Phân theo giới tính

1

Lao động nam

30

55

32

55

2

Lao động nữ

25

45

26

45

55


100

58

100

Tổng số lao động

55

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2014

100

(Nguồn: Phòng nhân sự cung cấp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động trong công ty không cao lắm,
năm 2013 là 55 người và năm 2014 là 58 người. Lao động trong công ty có đầy đủ
các trình độ. Trong đó lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong tổng số lao động của công ty, năm 2013 tỷ lệ này là 45%, năm 2014 tỷ
lệ này là 52%. Lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai, năm 2013 tỷ

10


lệ này là 35%, năm 2014 tỷ lệ này là 26%. Cuối cùng là động phổ thông và trung

cấp nghề chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong tổng số lao động của công ty, năm 2013
tỷ lệ này là 20%, năm 2014 tỷ lệ này là 22%. Nhìn chung trình độ lao động của
công ty tương đối cao, tuy nhiên trình độ cao đẳng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với tỷ
trọng này chỉ phù hợp với cường độ lao động hiện tại. Trong thời gian tới công ty
cần có hướng đào tạo cho công nhân viên nâng cao trình độ.
Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng thấp hơn so với lao động gián tiếp. Điều
này phù hợp với tính chất công việc của công ty. Do công ty là một doanh nghiệp
vận tải nên lao động trực tiếp chủ yếu là các nhân viên lái tàu, số đông còn lại là
các nhân viên văn phòng và các nhân viên đi làm bên ngoài để làm các thủ tục xuất
nhập cho lô hàng.
1.5. Một số kết quả sản xuất kin doanh chủ yếu của công ty.
Để đánh giá một số kết quả sản xuất kinh doan của công ty ta có bảng chỉ
tiêu sau:
( Trang sau )

11


Bảng 1.3: Đánh giá chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu
của công ty năm 2014
Chỉ tiêu

Kế hoạch năm
2014

Năm 2014

So sánh
(+/-)


Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
Doanh thu hoạt động
tài chính
Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi
phí lãi vay
Chi phí quản lý kinh
doanh
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp

(%)


22.491.700.000

21.631.392.154

-860.307.846

96,17

-

-

-

-

22.491.700.000

21.631.392.154

-860.307.846

96,17

18.636.000.000

19.091.889.775

455.889.775


102,45

3.855.700.000

2.539.502.379

-1.316.197.621

65,86

2.600.000

2.559.154

-40.846

98,43

2.500.546.000

2.502.447.799
2.502.447.799

1.901.799

100,08

510.170.000

609.519.845


99.349.845

119,47

847.584.000

-569.906.111

-1.417.490.111

-67,24

160.560.000

-

-160.560.000

-

155.600.000

345.318.165

189.718.165

221,93

4.960.000


-345.318.165

-350.278.165

-696,21

852.544.000

-915.224.276

-1.767.768.276

-107,35

213.136.000

-

-213.136.000

-

Lợi nhuận sau thuế
639.408.000
thu nhập doanh nghiệp

-915.224.276

-1.554.632.276


-143,14

(Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty)

12


Năm 2014, với nhiều thăng trầm của thị trường cùng sự biến động của nền
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với sự nỗ lực hết mình của toàn
thể cán bộ công nhân viên, thuyền viên cùng với sự nhạy bén và năng động của
ban giám đốc, sự định hướng chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của giám đốc, các hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên do các khoản
chi phí phát sinh quá cao so với kế hoạch đặt ra, doanh thu không đủ bù đắp cho
các khoản chi phí nên không đạt được mức các chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đã đề
ra. Hầu hết các khoản chi phí đều tăng lên so với dự kiến, doanh thu không đạt
được theo kế hoạch dẫn đến lợi nhuận sau thuế không những không hoàn thành kế
hoạch đã đề ra mà còn thấp hơn so với năm 2013.

13


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI TRUNG VIỆT
2.1. Khái niệm, và ý nghĩa kết quả sản xuất kinh doanh
2.2.1 Khái niệm
Kết quả sản xuất kin doanh là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng
cho xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất, nững sản phẩm
này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trìn độ văn minh của tiêu dùng xã hội và
phải được người tiêu dùng chấp nhận.

Kết quả sản xuất kin doan phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:
+ Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải do lao động doanh
nghiệp tạo ra.
+ Đáp ứng được các yêu cầu của cá nhân hay công cộng, sản phẩm phải có
giá trị hoặc giá trị sử dụng.
+ Sản xuất vật chất phải do các ngành kinh tế quốc dân làm ra góp phần phát
triển thêm của cải vật chất cho xã hội.
2.2.2. Ý nghĩa
Kết quả sản xuất kin doanh là một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu
trong mỗi doanh nghiệp, nó giúp các nhà quản lý có thể nắm được tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp mình qua mỗi thời kỳ đồng thời nắm được những thuận
lợi, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Qua đó, doanh nghiệp có kế hoạch
khắc phục những khó khăn đồng thời phát huy những thuận lợi những thế mạnh
giúp cho doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển. Những quyết định kế hoạch được
đưa ra mà không dựa trên kết quả xản xuất kinh doanh thì đều là những quyết định
thiếu tính khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn và khó có kết quả tốt.

14


2.2. Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.1 Khái niệm
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh quá trìn sử dụng các
yếu tố trong quá trình sản xuất. Trong nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh
doanh là một phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của
các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế đồng thời nó
phản ánh trìn độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của nền
kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt
trong việc sử dụng các ngồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn giành chiến thắng trong
cạnh tranh thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu muốn vậy cần tận dụng khai
thác và tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
Thực chất của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp là tương ứng với việc nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao
động xã hội. Điều đó sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp sẽ bị loại khỏi thị trường còn doanh
nghiệp nào có hiệu quả kinh tế cao sẽ tồn tại và phát triển.
Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc phản ánh mặt chất lượng các
hoạt động sản xuất kinh doanh, trình dộ tận dụng các nguồn lực trong kinh doanh
của doanh nghiệp.
2.2.2. Ý nghĩa.
a) Đối với doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kì một
hoạt động sản xuất kinh doanh nào các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng
tối đa các nguồn lực sẵn có nahwmf đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và
15


hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp
thực hiện mục tiêu đó.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động snar xuất kinh doanh
trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng một
ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh mới có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm,.. mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường.
Hiệu quả của quá trình sản xuất kin doanh là điều kiện quan trọng nhất đảm

bảo tái sản xuất nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng của hàng hóa giúp cho
doanh nghiệp củng cố vị trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây
dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi
ích xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không bù đắp được lượng
chi phí bỏ ra thì đương nhiên doanh nghiệp không những không phát triển được mà
còn khó đứng vững và tất yếu dẫn tới phá sản.
Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết sức quan
trọng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó
giúp cho donah nghiệp chiếm lĩnh được thị trường đạt được những thành quả to
lớn nhưng cũng có thể phá hủy những gì doanh nghiệp gây dựng và vĩnh viễn
không còn trong nền kinh tế.
b) Đối với kinh tế xã hội.
Một nền kinh tế xã hội phát triển hay không luôn đồi hỏi các thành phần
kinh tế trong đó làm ăn hiệu quả, đạt được những thuận lợi cao điều này thể hiện ở
những mặt sau:
Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh
nghiệp mang lại cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm trong xã hội, tạo ra việc
làm, nâng cao đời sống dân sư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có
16


lãi thì sẽ dẫn tới đầu tư nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất mở rộng để tạo ra
nhiều sản phẩm hơn, tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu đầy đủ, từ đó
người dân có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp và tốt nhất, mang lại lợi ích cho
mình và cho doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao
chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm dẫn đến hạ giá bán tạo sức tiêu thụ
mạnh cho người dân góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Các khoản thu của ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thuế, phí và lệ
phí trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp hoạt động có

hiệu quả sẽ tạo nguồn thu thúc đẩy đầu tư xã hội.
2.2.3. Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh
Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của hiệu quả
kinh doanh là phản ánh được trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt
được các mục tiêu kinh tế - xã hội và nó chính là hiệu quả của lao động xã hội
được xác định trong mối tương quan giữa lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu
được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. Hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời gian, cả về
mặt định tính và định lượng. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được
trong từng thời kì, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các giai
đoạn, các thời kì, chu kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó đồi hỏi bản thân doanh
nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Trong thực tế
kinh doanh, điều này dễ xảy ra khi con người khai thác sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, môi trường và cả nguồn lao động. Không thể coi tăng thu giảm chi là có
hiệu quả khi giảm một cách tùy tiện, thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trường,
đảm bảo môi trường sinh thái, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực...
Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là đạt được một cách toàn diện khi hoạt
động của các bộ phận mang lại hiệu quả không ảnh hưởng đến hiệu quả chung ( về
17


mặt định hướng là tăng thu giảm chi ). Điều đó có nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi
phí kin doanh và khai thác các nguồn lực sẵn có làm sao đạt được kết quả lớn nhất.
2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như ta đã biết bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng
suất lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh
tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực có tính cạnh
tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó đã đặt ra yêu cầu
là phải khai thác, tận dụng một cách triệt để các nguồn lực, để đạt được mục tiêu
kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng và phát huy tối đa năng lực

của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí.
Kết quả là một phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là
mục tiêu của doanh nghiệp và có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật (tạ, tấn, kg,...)
và đơn vị giá trị ( đồng, nghìn đồng, triệu đồng, tỷ đồng,..) hay cũng có thể phản
ánh mặt chất lượng của sản phẩm. Kết quả còn phản ánh quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh như uy tín của công ty, chất lượng của sản phẩm. Kết quả còn
phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một doanh
nghiệp đạt được kết quả lớn thì chắc chắc chắn quy mô của doanh nghiệp cũng
phải lớn. Do đó việc xác định kết quả sản xuất kinh doan là tương đối khó khăn.
Hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất
hay phản ánh chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không
phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn
lực để có kết quả đó. Việc xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng rất phức tạp
bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều
rất khó xác định một cách chính xác.

18


2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.4.1 Các chỉ tiêu số lượng
2.4.1.1 Sản lượng
a) Khái niệm
Sản lượng là một khái niệm trong kinh tế học quản trị, có kí hiệu là TP, tổng
sản lượng là mức sảm lượng được sản xuất ra từ các mức khác nhau của một yếu tố
đầu vào kết hợp với các mức cố định của các yếu tố khác.
Sản lượng hàng hóa là tổng luongj hàng hóa của doanh nghiệp được sản xuất
tiêu thụ trong một thời gian nhất định và có đơn vị đo nhất định.
Đối với doanh nghiệp vận tải, sản phẩm vận tải của họ là hàng hóa vô hình,

việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời nên sản lượng hàng hóa vận chuyển là
số km vận chuyển được trong một đơn vị thời gian, còn sản lượng luân chuyển
được đo bằng tấn,.km, hành khách.km.
b) Ý nghĩa của sản lượng
Chỉ tiêu tổng sản lượng là chỉ tiêu khởi đầu để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh
tế, kinh doanh, nhất là phân tích ngắn hạn. Khi xem xét các nhân tố tác động đến
tổng sản lượng, nhà quản lý có thể đi đến quyết định dịch chuyển nhân tố nào đẻ
tối ưu hóa quá trình sản xuất.
2.4.1.2 Doanh thu
a) Khái niệm
Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch
vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp vận tải, doanh thu vận tải là số tiền mà người sản xuất vận
tải nhận được do bán sản phẩm dịch vụ vận tải của mình trong một khoảng thời
gian nhất định, doanh thu vận tải phụ thuộc vào sản lượng tiêu thu và giá bán sản
phẩm.
Ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải là chính, doanh nghiệp còn
tham gia các hoạt động khác và hoạt động đó cũng mang lại doanh thu như: thu từ
19


hoạt động đầu tư là nước ngoài, thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ
phiếu, thu từ hoạt động cho thuê tài sản, liên doanh, liên kết thu lãi tiền gửi, lãi tiền
cho vay, thu do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích và nhiều khoản thu khác
nữa.
b) Công thức tính doanh thu
Doanh thu vận tải = Sản lượng . Giá cước bình quân
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu- các khoản giảm trừ doan thu.
Trong đó: các khoản giảm trừ bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, hàng bsnd
bị trả lại..

c) Ý nghĩa của doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được doanh thu thì doanh nghiệp mới có
thể xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình trong kì, từ đó có những
giải pháp để kì kinh doanh sau được tốt hơn.
2.4.1.3 Chi phí
a) Khái niệm.
Chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toản bộ lượng tiêu hao lao
động xã hội cần thiết để tạo ra sản phẩm vận tải trong từng thời kì nhất định mặt
khác ,chi phí sản xuất vận tải là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất
và lao động (lao động quá khứ và lao động sống ) mà ngành vận tải bỏ ra dể tạo ra
được số lượng sản phẩm vận tải nhất định trong 1 thời kì nhất định.
b) Phân loại chi phí vận tải
* Phân loại theo yếu tố chi phí
- Chi phí vật liệu
- Chi phí nhiên liệu
- Chi phí tiền lương
- Chi phí săm lốp
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
20


- Chi phí khác
* Phân loại theo khoản mục chi phí
- Chi phí nhiên liệu
- Chi phí tiền lương
- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
- Dầu nhờn
- Trích trước chi phí săm lốp
- Chi phí bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên

- Khấu hao cơ bản
- Khấu hao sửa chữa lớn
- Lệ phí giao thông, bảo hiểm phương tiện
- Chi phí quản lý
c) Ý nghĩa của chi phí
Chi phí là chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, xác định đưucọ chi phí, doanh nghiệp vận tải mới có thể
xác định được giá thành vận tải từ đó xác định được giá cước, số tiền phải bù đắp
thu nhập của doanhn nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy, xác định chính
xác chi phí, từng khoản mục chi phí thì doanh nghiệp mới có biện pháp trong việc
tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
2.4.1.4 Lợi nhuận
a) khái niệm
Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tưu nhận thêm nhờ
đầu tư sau khi đã từ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm các chi phí cơ
hội. Ngoài ra, lợi nhuận còn là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Trong kế toán, lợi nhuận là chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.
Trong sản xuất kinh doanh, tùy theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi
nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
21


Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhận thu dược từ hoạt động
kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập của hoạt động tài
chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này.
Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, nó có thể do chủ quan

hoặc khách quan đưa tới ví dụ như: thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu
tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ...
b) Phương pháp tính và phân bổ lợi nhuận.
* Phương pháp tính lợi nhuận
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Lợi nhuận vận tải - Doanh thu vận tải - Chi phí vận tải
* Phân bổ lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm được phân bổ như
sau:
- Nộp thuế thu nhập theo luật định.
- Nộp tiền thu về sử dụng ngân sách nhà nước.
- Trừ các khoản tiền vi phạm kỉ luật, vi phạm hành chính.
- Trích trước các quỹ đặc biệt.
- Phần lợi nhuận còn lại doanh nghiệp trích lập theo các tỷ lệ : quỹ đầu tư
phát triển 50%, quỹ dự phòng tài chính 10 %, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
c) Ý nghĩa của lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các
doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế và với Nhà nước. Nó là chỉ tiêu đánh giá kết quả
kinh doanh cuối cùng của đơn vị. Nếu kinh doanh có lãi chứng tỏ doanh nghiệp tổ
chức kinh doanh hợp lý, cải tiến kĩ thuật, chất lượng sản phẩm tốt, giảm chi phí, hạ
22


giá thành, đầu tư đúng hướng. Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố uy
tín, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có cơ sở để tái
xuất mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân. Ngược
lại, nếu kinh doanh thua lỗ sẽ làm giảm thu nhập người lao động, doanh nghiệp
không duy trì được sản xuất và ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân.
2.4.2 Các chỉ tiêu chất lượng.
2.4.2.1 Năng suất lao động bình quân.

a) Khái niệm
Năng suất lao động bình quân là chỉ tiêu về hiệu quả hữu ích cho hoạt động
có mục đích của con người trong quá trình sản xuất.
Mức năng suất lao động bình quân được xác định bằng số lượng sản phẩm
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
b) Công thức tính
* Năng suất lao động bình quân tính theo giá trị:
+ Sức sản xuất của lao động:
SSXLĐ

=

Tổng doanh thu

Tổng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu. Nó phản ánh lao động có ích trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu chỉ
tiêu này càng tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động.
+ Sức sinh lợi của lao động
SSLLĐ=

Tổng lợi nhuận sau thuế
Tổng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ, 1 lao động tạo ra được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.

23



c) Ý nghĩa
Năng suất lao động xã hội là nhân tố đảm bảo cho sản xuất phát triển
và đời sống con người được nâng cao, nhờ tăng năng suất lao động mà khối lượng
sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội, doanh thu và lợi nhuận tăng. Tăng năng
suất lao động xã hội là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
góp phần mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế, thúc đẩy hội nhập.
2.4.2.2. Hệ số lợi nhuận/vốn
a) Khái niệm
Hệ số lợi nhuận/ vốn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, là tỷ số giữa
lợi nhuận thu được và tổng số vốn bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong kì.
b) Công thức tính
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Lợi nhuận trước thuế
Nguồn vốn bình quân trong kỳ

=

c) Ý nghĩa
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì trong kì sẽ thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi bỏ vốn ra kinh doanh thì doanh nghiệp đề
mong muốn đạt được chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
2.4.2.3 Hệ số lợi nhuận/ doanh thu
a) Khái niệm
Hệ số lợi nhuận tính theo doanh thu là tỷ lệ so sánh giữa tổng số lợi nhuận
trước thuế thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác
trong năm với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
b) Công thức tính
Tỷ suất lợi nhuận trên
c) Ý nghĩa


doanh thu

=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
24


càng tốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hợp lý và
ngược lại.
2.4.2.4 Hệ số lợi nhuận/ chi phí
a) Khái niệm
Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí
kinh doanh trong kì.
b) Công thức tính
Hệ số lợi nhuận/chi phí

=

Lợi nhuận trước thuế
Chi phí trong kì

c) Ý nghĩa
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kì thì thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ với một mức chi phí thấp
cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.4.2.5 Hệ số doanh thu/ chi phí
a) Khái niệm
Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí
kinh doanh trong kì.
b) Công thức tính
Hệ số doanh thu/chi phí

=

Doanh thu trong kì
Chi phí trong kì

c) Ý nghĩa
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kì thu được bao nhiêu
đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ với một mức chi phí thấp
cũng cho phép mang lại doanh thu cao cho hoạt động snar xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.5 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.5.1 Tình hình sản lượng của công ty
25


×