LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, sự phát triển của các nền kinh tế đang ngày càng trở nê mạnh mẽ,
các quốc gia hầu hết đều chú trọng vào các hoạt động đối ngoại và ngoại thương.
Việc đẩy mạng các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ thúc đẩy sự ra đời của một số loại
hình dịch vụ, nhằm phục vụ và đẩy mạnh cho việc phát triển hoạt động ngoại
thương một cách nhanh chóng.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới
WTO, điều này đã khiến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên rất
nhiều, mở rộng sự giao lưu hàng hóa cũng như các hoạt động thông thương với các
nước khác. Cùng với sự phát triển về các mối quan hệ đó thì dịch vụ giao nhận vận
tải hàng hóa quốc tế cũng đang trên đà phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Mặt khác,
Việt Nam có ưu thế khi phần lớn đất nước được tiếp giáp với biển Đông, nên có
nhiều cảng lớn nhỏ đã được xây dựng trên khắp đất nước, ngành giao nhận vận tải
đường biển nhờ đó mà có những bước tiến đáng kể. Số lượng hàng hóa giao nhận
bằng đường biển luôn luôn chiếm phần lớn tổng giá trị hàng hóa giao nhận quốc tế
Việt Nam.
Bên cạnh đó thì các hoạt động dịch vụ giao nhận mới được phát triển và
khẳng định vị trí trên thị trường dịch vụ, nên không tránh khỏi một số những hạn
chế, khố khăn trước mắt như: Trình độ quản lý còn yếu kém, hoạt động lộn xộn
không theo quy tắc và đặc biệt là tồn tại một số tiêu cực trong đội ngũ cán bộ cũng
như công nhân viên.
Nắm bắt được tình hình đó thì công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong đã
trở thành một trong số những doanh nghiệp uy tín, chất lượng và là sự lựa chọn của
rất nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để có
thể vươn xa, giữ vị trí vững chắc trong thị trường cạnh tranh gay gắt thì công ty cần
phải đưa ra những biện pháp thực tế, linh hoạt và nhạy bén với thị trường hơn để
thúc đẩy được hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả tăng cao.
1
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty cổ phần giao nhận vận tải
Con Ong – chi nhánh Hải Phòng và những kiến thức đã được học trong chuyên
ngành kinh tế ngoại thương em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp mà e cho
rằng khá phù hợp với tình hình hiện tại của công ty thông qua bài luận với đề tài
“Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa
nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong”
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra một số biện pháp khắc phục những
điểm chưa tốt trong hoạt động, quy trinh, thủ tục của hoạt động giao nhận nhập
khẩu hàng hóa bằng đường biển. Từ đó công ty có thể xem xét đành giá các biện
pháp, góp phần củng cố và nâng cao hiệu qua hoạt động dịch vụ của công ty.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về tình hình hoạt động giao nhận nhập
khẩu hàng hóa bằng đường biển cũng như các biện pháp, quy trình mà công ty Con
Ong đã thực hiện nhằm khắc phục một số yếu kém, để từ đó đánh giá, đưa ra những
nhận định đúng đắn, phân tích và tổng hợp về khả năng thúc đẩy hoạt động dịch vụ
của công ty. Đồng thời đưa ra giải pháp khả thi gắn liền với thực tiễn hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động giao nhận của công ty cổ phần giao
nhận vận tải Con Ong.
Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu về hoạt đông giao nhận nhập khẩu hàng
hóa bằng đường biển.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây là phương pháp so sánh số
liệu, thống kê, tổng hợp phân tích số liệu, đồng thời vận dụng một số quy trình, thủ
tục đã được nhà nước quy định để làm rõ nội dung nghiên cứu của chuyên đề.
5. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết
cấu theo 3 chương:
2
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận trong ngoại thương.
Chương II: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong.
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao
nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty cô phần giao nhận vận
tải Con Ong.
3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG
1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận.
Theo quy tắc của Liên Đoàn Quốc tế các Hiệp Hội giao nhận (FIATA) về
dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối
hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả
các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên
quan đến hàng hóa.
Theo luật thương mại Việt Nam thì “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải
hoặc của người giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn: “Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).Người giao nhận có thể làm
dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người
thứ ba khác .
1.2 Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa trong ngoại thương.
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận hàng hóa cũng mang
những đặc điểm chung của dịch vụ là hàng hóa của dịch vụ là vô hình nên hầu như
không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho,
sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ được đánh giá bởi
khách hàng sử dụng dịch vụ. Nhưng giao nhận hàng hóa là một loại dịch vụ đặc thù
nên cũng có những đặc điểm riêng như:
4
Không tạo ra sản phẩm vật chất chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về
mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó. Nhưng loại hình dịch vụ này lại có tác
động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
Mang tính thụ động do phụ thuộc nhiều vào nhu cầu khách hàng, các quy
định của người làm vận chuển, các ràng buộc về pháp luât, tập quán của các nước
người xuất khẩu, nhập khẩu, nước thứ ba…
Mang tính thời vụ: dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu mà thường
thì hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng ảnh
hưởng tính thời vụ.
Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch
vụ giao nhận còn làm các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên để
hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và kinh
nghiệm của người giao nhận.
1.3.Vai trò của hoạt động giao nhận trong ngoại thương.
Quá trình phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc thì sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng. Thúc đẩy quan hệ
mậu dịch quốc tế tăng trưởng và phát triển.
Trong đó vai trò của dịch vụ giao nhận không chỉ làm cầu nối cho mậu dịch
quốc tế diễn ra mà còn kích thích thương mại thế giới tăng trưởng và phát triển.
phát triển của khoa học kỹ thuật trong hoạt động giao nhận vận tải đã tạo ra chiều
hướng mậu dịch quốc tế ngày càng thuận lợi hơn. Đó là khoảng cách vận chuyển
cũng như chi phí sẽ không còn làm chở ngại cho quá trình lưu thông hàng hóa.
Đặc biệt với sự ra đời của vận tải đa phương thức, trong đó các tổ chức giao
nhận là người điều hành hoạt động này đã mang lại hiệu quả to lớn cho hoạt động
thương mại trên thế giới. Đơn giản hóa thủ tục hải quan cũng như thủ tục hành
chính khác, không những làm giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa ngoại
thương mà còn rút ngắn thời gian, đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu.
5
Với tác động tích cực trên, khẳng định sự phát triển của nghiệp vụ giao nhận
sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy mậu dịch thế giới phát triển ngày càng đa
dạng, phòn phú hơn, đồng thời tạo lập môi trường thuận lợi cho tự do thương mại
toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Hoạt động giao nhận không chỉ cố tác động giúp thúc đẩy hoạt động dịch thế
giới mà giao nhận vận tải còn rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của các
quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Hoạt động giao nhận đã tạo lập môi trường
thuận lợi và động lực phát triển mậu dịch toàn cầu. Giúp các nước có điều kiện khai
thác, tận dụng được lợi thế so sánh của mình, cũng nhưu tiếp nhận được nhiều
nguồn lực từ bên ngoài. Từ đó, làm cơ sở phát triển lực lượng sản xuất trong nước.
Do đó, giao nhận vận tải đã có tác động gián tiếp đến trình độ phát triển của
quốc gia. Khi lĩnh vực dịch vụ này phát triển đến trình độ cao thì lượng thời gian
cần thiết trong lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn, tận dụng được thời cơ
kinh doanh quốc tế. Đồng thời các quốc gia trong nền kinh tế thế giới có điều kiện
thuận lợi tiếp thu, trao đổi kịp thời những tinh hoa của nhân loại phục vụ cho nền
sản xuất trong nước phát triển.
Bên cạnh những vai trò nổi bật đối với nền kinh tế thế giới thì giao nhận vận
tải cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngoại thương của Việt
Nam. Trong xu thế từng nước hội nhập vào mậu dịch tự do khu vực AFTA, APEC
và mậu dịch thế giới WTO, vai trò của nền kinh tế đối ngoại hết sức quan trọng đối
với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nước ta. Hướng tới đẩy mạnh xuất
khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy để mậu dịch thương mại nước ta phát triển, thì đòi hỏi ngành giao nhận
vận tải đủ lớn mạnh để phục vụ cho hoạt động thương mại. Bên cạnh vai trò của ngành
giao nhận vận tải là điều kiện cần cho hoạt động thương mại xảy ra mà ngành này còn
tạo động lực và thời cơ cho hoạt động thương mại Việt Nam phát triển.
Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động giao
nhận ở nước ta đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập
6
khẩu. Như hàng hóa được chuyên chở bằng container đường biển, nhất là phương
thức kinh doanh vận tải đa phương thức, thực hiện giao nhận “ door to door” đã căt
giảm đi một phần chi phí không cần thiết cho hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy với sự ra
đời của nhiều phương thức giao nhận mới đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy
phát triển hoạt động ngoại thương nói riêng và kinh tế đối ngoại nước ta nói chung.
Hoạt động giao nhận còn thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triên. Ngành
giao nhận vận tải quốc tế tác động rất lơn đến nền sản xuất trong nước. Kích thích
năng lực sản xuất trong nước phát triển trong vai trò người thực hiện phân phối
hàng hóa đến thị trường tiêu dùng rộng lớn trên thế giới. Đồng thời là người thực
hiện việc cung ứng các nguồn lực cho hoạt động sản xuất trong điều kiện phân công
lao động quốc tế như hiện nay. Nó là nhân tố góp phần đảm bảo tính ổn định và
tăng trưởn cho nền sản xuất trong nước.
Thông qua đó nền kinh tế nước ta mới có thể giữ vững được tốc độ tăng
trưởng và đảm bảo được tính ổn định và bền vững. Tạo được thuận lợi trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó tính ổn định
phát triên nhịp nhàng của nền sản xuất trong nước là điều kiện cho ngành giao nhận
vận tải phát triển.
Ngành giao nhận vận tải trong nước phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự phát
triển của cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật,… nhất là về cơ sở hạ tầng phục vụ cho
vận tải như: Hệ thống cầu cảng, sân bay, đường xá,… từng bước nâng cấp và xây
dựng. Đồng thời phương tiện kỹ thuật phục vụ cho việc chuyên chở, bố dỡ, …
Chính vì vậy đòi hỏi việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới có thể đáp
ứng tốc độ ngày càng tăng của sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.4 Quy trình chung trong giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
Theo lý thuyết quy trình về giao nhận nhập khẩu một lô hàng bằng đường
biển được thực hiện lần lượt các bước như sơ đồ dưới đây.
7
Nhận yêu cầu từ khách hàng
Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Lấy lệnh giao hàng
Thông quan hàng nhập khẩu
Nhập miễn kiểm
Nhập kiểm hóa
Mở tờ khai
Mở tờ khai
Tính giá thuế
Tính giá thuế
Trả tờ khai
Kiểm hóa
Trả tờ khai
Xuất phiếu EIR
Thanh lý hải quan
Sơ đồ1.1 Quy trình chung trong giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
8
Giải thích sơ đồ 1.2
1- Nhận thông tin chi tiết hàng từ đại lý và yêu cầu từ khách hàng.
Nhân viên kinh doanh tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của đại lý hoặc khách
hàng. Sau đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng
giao nhận.
Sau khi hoàn tất việc giao hàng và bộ chứng từ cần thiết cho hang tàu thì đại
lý của công ty ở nước ngoài sẽ gửi chứng từ sang cho công ty thông qua hệ thống
email bao gồm các nội dung được đính kèm file: Mater bill of Lading, House Bill
of Lading, Debit/Credit note, thông tin về con tàu và ngày dự kiến tàu đến, các nội
dung yêu cầu công ty kiểm tra và xác nhận.
Tất cả chứng từ này thể hiện mối lien hệ và tình trạng công nợ giữa đại lý
công ty nhằm xác định khoản thu chi cà lợi nhuận giữa hai bên.
2- Kiểm tra bộ chứng từ.
Sau đó nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra chứng từ của đại lý gửi về một cách
nhanh chóng nhưng cẩn thận bằng cách xem thông tin trên vận đơn có trùng khớp
và đầy đủ các thông tin tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày tàu đến, số
container, số seal, chi tiết hàng hóa.
Trong trường hợp không trùng khớp các số liệu giữa các chứng với nhau,
nhân viên chứng từ có nhiệm vụ lien lạc với các đại lý để kịp thời bổ sung và thông
báo cho công ty khi có sự điều chỉnh gấp. Một số trường hợp do lỗi của đại lý
không bổ sung chứng từ cho công ty kịp thời thì phải chịu trách nhiệm về các
khoản chi phí điều chỉnh.
3 Lấy lệnh giao hàng (D/O)
Trước ngày hàng đến dự kiến thông thường từ 1 đến 2 ngày sẽ nhận được
giấy báo hàng đến của hang tàu. Dựa vào số vận đơn trên giấy báo để kẹp vào các
Debit/credit của lô hàng.
Nhân viên giao nhận thực hiện việc đi đổi lệnh phải cầm giấy giới thiệu kèm
theo giấy báo nhận hàng chờ xuất hóa đơn để lấy lệnh. Đối với hàng FCL thì khách
9
hàng trực tiếp đóng tiền cược cont và đóng dấu chuyển thẳng tại đại lý hãng tàu khi
có nhu cầu
Trước khi tàu cập cảng, hãng vận tải sẽ gửi thông báo hàng đến (Arrival
Notice) cho doanh nghiệp (doanh nghiệp sẽ gửi lại cho công ty dịch vụ giao nhận)
thông báo cụ thể ngày và giờ tàu cập cảng, địa điểm cập cảng, phương pháp gửi
hàng, thời gian cấp D/O, địa điểm cấp D/O. Các chứng từ cần thiết để nhận lênh
giao hàng gồm có:
4 Thông quan hàng nhập.
* Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để mở tờ khai.
Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hải quan, hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa
đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy giới thiệu của công ty nhập khẩu
*Truyền dữ liệu qua mạng hải quan điện tử.
Nhân viên giao nhận dùng phần mềm khai báo hải quan điện tử “ECUSKD”
để truyền số liệu lên tờ khai qua mạng. Nếu truyền thành công hệ thống mạng của
hair quan tự động báo số tiếp nhận hồ sơ , số tờ khai và phân luồng hàng hóa. Nhờ
bước cải tiến này mà thời gian làm thủ tục nhanh hơn so với thủ công trước đây vì
nhân viên hải quan không phải nhập lại số liệu trên tờ khai vào máy.
1.5.Cơ sở pháp lý cho hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Việt Nam
Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động tác nghiệp liên quan đến
nhiều vấn đề như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, thủ tục Hải Quan cho nên
khi thực hiện nghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến cơ sở pháp lý trực tiếp hay
gián tiếp điều tiết hoạt động đó.
Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các quy
phạm pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn vận tải, Công ước về hợp đồng
mau bán hàng hóa…), các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà Nước Việt Nam về
giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và tín dụng thư…
Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế.
10
Các công ước về vận tải như Công ước Quốc tế để thống nhất một số quy tắc
về vận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là Hague.Công
ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý hai lần, lần thứ nhất vào năm 1968 tại
Visby nên được gọi là nghị định thư Visby và lần sửa đổi thứ hai vào năm 1979 ,
gọi là nghị định thư SDR.
Công ước Liên hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng dường biển ký tại
Hamburg ngày 31/3/1978, thường gọi tắt là Công ước Hangburg hay quy tắc
Hamburg 1978.
Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn Incoterm 2000 giải thích các điều kiện
thương mại của phòng thương mại quốc tế.
Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 500 của phòng
thương mại quốc tế Paris.
1.6.Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc chung trong giao nhận
hàng hóa:
- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng là do
cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy
thác với cảng. Người được chủ hàng ủy thác thường gọi là người giao nhận.
- Đối với hàng không qua cảng (không lưu kho tại cảng, thì chủ hàng hoặc
người được ủy thác có thể giao nhận trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng về địa
điểm bốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác.
- Việc bốc dỡ trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện. Nếu chủ hàng
đưa phương tiện và nhân công vào bốc dỡ thì chủ hàng phải thỏa thuận với cảng và
phải trả phí liên quan nếu có.
- Khi được ủy thác nhận hàng tại tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào
thì giao hàng bằng phương thức ấy.
- Người nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận
hàng và phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hóa ghi
trong chứng từ.Cảng không chịu trách nhiệm vì hàng hóa đã ra khỏi cảng.
11
- Việc giao hàng được tiến hành trên cơ sở ủy thác của chủ hàng tức là chủ
hàng ủy thác việc gì thì chỉ làm viêc đó.
- Ngoài ra còn có những quy tắc cơ bản như việc giao nhận phải đảm bảo
định mức xếp dỡ của cảng, hàng thông qua cảng phải có đầy đủ ký hiệu…
1.7 Người giao nhận
1.7.1 Khái niệm
Chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế
chấp nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các
doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder,
Forwarding Agent).
- Theo FIATA:
Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp
đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao hận cũng đảm
nhận thực hiện mọi công việc lien quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu
kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa
Người giao nhận có thể là: Chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận
công việc giao nhận hàng hóa của mình); Chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng
thực hiện dịch vụ giao nhận); Công ty xếp dỡ hay kho hàng; Người giao nhận
chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa.
Theo luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là
thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
1.7.2 Địa vị pháp lý của người giao nhận
Do chưa có luật lệ quốc tế quy định về lĩnh vực này nên địa vị pháp lý của
người giao nhận ở từng nước có khác nhau, tùy theo luật pháp ở nước đó. Ở những
nước có luật tập tục (common law) – luật không thành văn, thông dụng trong các
nước thuộc khối liên hiệp Anh, hình thành trên cơ sở tập quán phổ biến trong quan
hệ dân sự từ nhiều thế kỷ - thì địa vị pháp lý của người giao nhận dựa trên khái
12
niệm về đại lý. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người ủy thác (người gửi hàng
hay người nhận hàng) để giao dịch cho công việc của người ủy thác.
Ở những nước có luật dân sự (civil law) – luật quy định quyền hạn và việc
bồi thường của mỗi cá nhân – thì địa vị pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của người
giao nhận ở các nước khác nhau có khác nhau, thông thường những người giao
nhận phải lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác, họ
vừa là người ủy thác vừa là đại lý. Đối với người ủy thác (người nhận hàng hay
người gửi hàng) họ được coi là đại lý còn đối với người chuyên chở họ lại là người
ủy thác.Dù ở địa vị đại lý hay người ủy thác, người giao nhận cũng phải chăm sóc
chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về
những vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa.
1.7.3 Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Từ trước đến nay các “Forwarders” vẫn được coi như những người trung
gian trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Nhiều người cho rằng sự
tồn tại của nghề này sẽ không còn được bao lâu nữa bởi lẽ công nghệ thông tin trên
mạng toàn cầu đã phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến, các chủ hàng có thể giao
dịch trực tiếp với các nhà vận chuyển lớn.
Tuy nhiên, nhận định như vậy còn quá sớm, vì người giao nhận vẫn đóng
một vai trò rất quan trọng. Họ là người điều phối làm sao để toàn bộ quá trình vận
chuyển hàng hóa được thông suốt. Chúng ta biết thương mại điện tử là rất tốt,
nhưng người ta vẫn phải cần một ai đó thực giao nhận món hàng.
Các hãng tàu chỉ quan tâm làm sao cho các container của họ được đầy hàng.
Các nhà cung cấp hàng hóa đôi khi cũng có thể chấp nhận vận chuyển một
container đầy hàng của họ cho một khách hàng nào đó. Nhưng nếu một container lại
chứa hàng của rất nhiều người mua thì có lẽ chẳng ai khác ngoài người giao nhận có
thể đưa chúng đến tay người mua hàng. Có thể nói, người giao nhận đóng một vai
trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế.
13
1.7.4 Mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên có liên quan
Như đã nói ở trên, người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để
lo liệu việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình vận
chuyển hàng hóa phải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của rất
nhiều cơ quan chức năng. Do đó người nhận cũng phải tiến hành các công việc có
liên quan đến nhiều bên.
Sơ đồ1. 2 Quan hệ giữa người giao nhận với các bên
Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ giữa người giao nhận với các bên liên quan
nhưng không phủ nhận mối liên hệ giữa các bên với nhau, nhưng do phạm vi giới
hạn nên bài viết này không đề cập tới.
Trước hết là quan hệ với khách hàng có thể là người gởi hàng hoặc người
nhận hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Mối quan hệ này được điều
chỉnh bằng hợp đồng ủy thác giao nhận.
Quan hệ với chính phủ và các cơ quan chức năng đại diện cho Chính phủ
như: Bộ thương mại, Hải quan, Giám định, Cơ quan quản lý ngoại hối, kiểm dịch…
Quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người chuyên chở : đó có thể là
chủ tàu, người môi giới, hay bất kỳ người kinh doanh vận tải nào khác. Mối quan hệ
này được điều chỉnh bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra người giao nhận có mối quan hệ nghiệp vụ với ngân hàng và bảo hiểm…
14
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận trong ngoại thương.
Hoạt động giao nhận vận tải đang không ngừng thúc đẩy nền kinh tế toàn
cầu, đây là mảng dịch vụ quan trọng giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu được thuận
tiện và phát triển hơn nữa. Tuy nhiên thì đây cũng là một ngành riêng biệt và cũng
chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Xét trên vị trí của một doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận vận tải thì cả về yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan thì
doanh nghiệp đều chịu những tác động nhất định.
Xét về các yếu tố chủ quan thì hoạt động giao nhận vận tải được điều chỉnh
bởi luật pháp quốc gia, luật quốc tê, điều ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia ký
kết, những tập quán quốc tế, tập quán trong nước, các yếu tố chính trị cũng như tình
hình phát triển của khoa học - công nghệ cũng phần nào góp phần cho ngành dịch
vụ này phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài các yếu tố trên thì thời tiết của từng khu vực
mà việc vận chuyển hàng hóa đi qua hay là đặc điểm của các loại hàng hóa vận
chuyển cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao nhận. Để kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải thì doanh nghiệp không thể bỏ qua mối quan tâm về những yếu tố quan
trọng này.
Xét về mặt chủ quan của một doanh nghiệp giao nhận thì yếu tố quan trọng
đầu tiên phải kể đến đó là yếu tố vốn đầu tư của doanh nghiệp là một doanh nghiệp
dịch vụ nên vốn đầu tư phần lớn là nhỏ. Yếu tố thứ là cơ sở hạ tầng và máy móc
thiết bị phục vụ giao nhận vận tải, hay là các công nghệ thông tin, yếu tố này vô
cùng quan trọng và thiết yếu đóng vai trò kết nối các bên với nhau. Là yếu tố trọng
tâm, là nội dung, chất lượng của một doanh nghiệp giao nhận thì việc sở hữu nhà
quản lý dày kinh nghiêm, tài năng những nhân viên có nền tảng vững chắc và có sự
đào tạo về chuyên môn thì sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp trở nên vững
chắc hơn rất nhiều.
15
1.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của công ty.
1.9.1 Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí của doanh nghiệp.
Doanh thu nhập khẩu trong kỳ
Chỉ tiêu doanh thu theo chi phí kinh doanh =
Chi phí nhập khẩu trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy nó có ý nghĩa
khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biên pháp làm giảm chi phí để tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
1.9.2 Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí của doanh nghiệp.
Lợi nhuận nhập khẩu trong kỳ
Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí kinh doanh =
Chi phí nhập khẩu trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí và tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp
thương mại tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì càng
cho thấy doanh nghiệp càng có lãi và hoạt động của doanh nghiệp cần tiếp tục phát
huy như vậy.
1.9.3 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu
Lượng nội tệ thu được trong dịch vụ NK
Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu =
Lượng ngoại tệ bỏ ra trong dịch vụ NK
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng ngoại tệ mà doanh nghiệp bỏ ra trong khi
thực hiện dịch vụ giao nhận hàng nhập thì thu về được bao nhiêu đồng nội tệ.
16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty:
Công ty giao nhận vận tải Con Ong
Tên công ty viết tắt:
Vận tải Con Ong
Viết tắt:
Beelogistics
Điện thoại:
84-08-9954546
Fax:
84-08-9954547
Email:
Website:
www.beelogistics.com
- Địa chỉ:
29 Huỳnh Văn Bánh, p17, Q. Phú Nhuận, tp Hồ Chí Minh
- Tỉnh/Thành phố:
Hồ Chí Minh
- Ngành nghề:
Thương mại- dịch vụ >> thương mại
- Chi nhánh:
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
- Loại hình thương mại:
Dịch vụ
- Thông ty công ty: Lĩnh vự hoạt động – dịch vụ vận tải đường biển, đường
không, đường bộ quốc tế và đường nội địa, đặc biệt là dịch vụ gom hang lẻ và vận
tải đa phương thức Sea-Air hoặc Air-Sea từ Việt Nam đến Châu Âu, Châu MỸ,…Dịch vụ vận tải hóa chất và thực phẩm lỏng bằng ISO tank và Flexitank 0 Dịch vụ
khai thuế hải quan, cho thuê kho bãi, đóng bảo hiểm hàng hóa, dịch vụ làm đại lý
cho các hang tàu biển, hang máy bay, công ty giao nhận vận tải quốc tế
- Được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018889
do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 12 tháng 8 năm 2004.
- Số vốn điều lệ : 15 tỷ đồng (Bằng chữ : mười lăm tỷ Việt Nam đồng)
- Giám đốc điều hành: Ông Hồ Quang Minh
Công ty giao nhận vận tải Con Ong (BEELOGISTICS CORPORATION) đã
hơn 3 năm là nhà cung cấp chuyên nghiệp dịch vụ logistics, tư vấn và thực hiện các
17
thủ tục hải quan, thông quan hải quan điện tử, các thủ tục đăng ký xuất- nhập khẩu,
tư vấn quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ ủy thác giao nhận vận chuyển hàng hóa nội
địa và quốc tế. Công ty thực hiện cam kết là đối tác tin cậy và chiến lược của khách
hàng, không ngừng nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ bằng các đầu tư phương
tiện, thiết bị, xây dựng các trung tâm logistics tại cảng biển, khu công nghiệp, phát
triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mở rộng đại lý giao nhận, thiết kế các gói
dịch vụ logistics tích hợp cho những yêu cầu riêng biệt, quản trị hiệu quả chuỗi
cung ứng của khách hàng là những hành động mà công ty thực hiện cam kết với
khách hàng.
Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong (BEELOGISTICS
CORPORATION) từ quản lý đến nhân viên đều được giao phó toàn bộ sự phục vụ
của khách hàng. Công ty xem chất lượng với sự đúng hẹn, sự an toàn, sự tin cậy và
việc đem lại sự đổi mới đều như nhau. Mỗi ngày công ty đều cung cấp sự phục vụ
tốt nhất cho các chuyến hàng mà khách hàng giao phó.
Tài sản quý nhất của BEELOGISTIC CORPORATION HAIPHONG
BRANCH là tất cả những nhân viên, họ là người của kiến thức và sự quyết tâm
cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất vào bất cứ lúc nào. Tất cả những nhân viên
của công ty đều có thái độ xem khách hàng là thượng đế, có động cơ cao và thành
thạo công nghệ thông tin đẻ cung cấp những dịch vụ tốt nhất nhằm gia tăng gia của
khách hàng.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty.
2.1.2.1 Chức năng.
- Kinh doanh dịch vụ vận tải biển nội địa, quốc tế và làm thủ tục hải quan.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vấn đề giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,
vận tải kho hàng và các vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu khách hàng.
- Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài, liên kết với nhiều đại lý giao nhận
trong và ngoài nước trong lĩnh vưc vận chuyển, giao nhận, kho bãi, thuê tàu…
- Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, lưu cước các phương tiện vận
tải (ô tô, tàu biển, máy bay, container…) bằng các hợp đồng trọn gói “ door to
door”. Thực hiện các dịch vụ khác liên quan tới hàng hóa như: chia hàng lẻ, mua
18
bảo hiểm hàng hóa và giao hàng hóa đó cho người chuyên chở để chuyển tiếp đến
nơi quy định.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
-Thực hiện mọi quyền hạn kinh doanh theo chức năng quy định và trong
phạm vi cho phép của pháp luật.Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý
một cách có hiệu quả cho mọi hoạt động của công ty. Quản lý khai thác và sử dụng
hiệu quả mọi nguồn vốn của công ty, đảm bảo việc hạch toán kinh tế, tự trang trải
nợ và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.Thực hiện tốt các chính sách lao động,
tiền lương, các quy định về quản lý lao động.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu, tổ chức mô hình kinh doanh phù hợp với đặc điểm và điều kiện hiện có
của công ty cũng như thích ứng với cơ chế của đất nước trong từng thời kỳ.
- Đối với đại lý hãng tàu vận chuyển quốc tế: công ty đóng vai trò là nhà
phân phối, mua và bán hàng hóa dựa trên sự phân phối từ các đại lý trung gian và
hưởng hoa hồng từ hãng tàu cũng như các đại lý phân phối.
- Đối với dịch vụ hải quan : công ty có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng thủ
tục pháp lý, loại hình nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định hiện hành, các giấy tờ cần
thiết, tiến hành làm các thủ tục giấy tờ hải quan cho hàng hóa được thông quan.
- Đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa nội địa: Khi đó công ty trở thành
trung gian vận chuyển hàng hóa về kho và ngược lại. Đồng thời công ty được doanh
nghiệp ủy thác thuê phương tiện vận chuyển, giao nhận hàng, xuất hàng…
2.1.2.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Các ngành nghề kinh doanh.
Logistics – Dịch vụ Logistics.
Vận tải đường không.
Vận tải – Công ty và đại lý.
Vận tải biển.
Giao nhận và vận chuyển hàng hóa.
Hải quan – Dịch vụ hải quan.
19
* Các dịch vụ chính Con Ong Hải Phòng cung cấp.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước, gồm các hoạt động:
+ Giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
+ Giao nhận hàng hóa đường hàng không.
+ Giao nhận vận tải đa phương thức.
Đối với hàng hóa xuất khẩu đường biển có quy trình như sau:
-
Nhận hàng từ phía nhà xuất khẩu và vận chuển nội địa hàng tới cảng.
Đăng ký với cảng về mã hàng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ
Làm thủ tục xuất khẩu nhu hải quan, kiểm định…
Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu.
Lập biên lai thuyền phó ghi lại số lượng, tình trạng hàng hóa khi xếp lên tàu.
Nhận master B/L từ người chuyên trở có chữ ký của thuyền trưởng.
Cấp vận đơn house B/L cho chủ hàng có chữ ký của công ty giao nhận
Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng
Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và việc phải mua bảo hiểm
hàng hóa (nếu cần).
- Bốc xếp hàng hóa.
- Lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan kho đông lạnh, kho khác…
- Giao nhận hàng hóa nội địa, hàng hóa xuất nhập khẩu
- Dịch vụ khai thuê hải quan.
- Dịch vụ đại lý tàu biển.
- Dich vụ đại lý vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.
- Dich vụ đại lý container
- Dịch vụ môi giới hàng hải
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong sử dụng mô hình quản lý trực
tuyến. Với mô hình này giúp cho ban giám đốc thực hiện tất cả các chức năng quản
lý, hoàn thiện trách nhiệm mỗi thành viên của công ty . Theo mô hình dưới đây ban
giám đốc mệnh lệnh của ban giám đốc sẽ dược triển khai nhanh chóng.
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
20
CÁC
VĂN
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
PHÒNG
CHI
PHÒNG
HÀNH
KẾ TOÁN
DỊCH VỤ
DỊCH VỤ
NHÁNH
ĐẠI DIỆN
CHÍNH
KHÁCH
GIAO
HÀNG
NHẬN
( Nguồn: Báo cáo nhân sự/ phòng kế toán)
Sơ đồ 2. 1 cơ cấu hoạt động của công ty CP GNVT Con Ong
Quyền hạn của các phòng ban:
Ban giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc.
- Điều hành hoạt động chung .
- Đưa ra các quyết định kinh doanh, phương hướng hoạt động, định hướng phát
triển.
- Chịu trách nhiệm các vấn đề lien quan đến giấy phép kinh doanh, thuê
mướn mặt bằng, ký kết hợp đống .
Phòng quản lý hành chính:
- Quản lý giấy tờ nội bộ , nhân sự , máy móc .
- Gián tiếp điều hành hoạt động nội bộ công ty.
- Là bộ phận trung gian chuyển tiếp thong tin từ phòng quản lý tới các bộ
phận và các phòng ban khác .
- Theo dõi tiền lương nhân viên.
Phòng kế toán: bao gồm kế toán trưởng , thủ quỷ , kế toán viên .
- Kiểm soát tài chính , quản lý tài chính , tính toán kinh tế và kiểm tra việc
bảo vệ , sử dụng tài sản các khoản nợ nhằm đảm bảo các quyền chủ động trong sản
xuất kinh doanh và chủ động trong tài chính .
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước như đóng thuê , lệ phí
- Báo cáo doanh thu , chi phí và lợi nhuận
21
Phòng dịch vụ khách hàng: bao gồm các nhân viên chăm sóc mảng kinh
doanh của công ty, bộ phận Marketing, bộ phận chứng từ hàng Air và bộ phận
chứng từ hàng Sea .
- Tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh.
- Giữ liên lạc, nắm bắt thông tin về khách hàng.
- Đa dạng các loại hình dịch vụ .
- Chuẩn bị bộ chứng cho lô hàng
Phòng dịch vụ giao nhận: bao gồm tổ làm thủ tục hải quan , cân hàng ,
tổ bốc xếp hàng , đội xe.
- Làm thủ tục khai báo hải quan tại cảng , thủ tục giao nhận hang hóa .
- Chuẩn bị hàng , lấy và nhận hàng theo yêu cầu của khách hàng.
- Vận chuyển hàng hóa ra kho hoặc theo yêu cầu cua khách hàng.
- Đóng lệ phí liên quan trong quá trình làm hàng và khai báo hải quan.
Văn phòng đại diện và kho bãi:
- Văn phòng đại diện tại Hải Dương:Nhiệm vụ chính của VP đại diện tại Hải
Dương là làm thủ tục hải quan cho các lô hàng của doanh nghiệp nằm trên các khu
công nghiệp của Hải Dương và Hưng Yên. Các dịch vụ chủ yếu VP này cung cấp
là mở TK, kiểm hóa, xin giấy phép, đăng kí Hải quan điện tử cho doanh nghiệp.
Hiện tại khách hàng lớn nhất của công ty ở khu vực này là Công ty TNHH Quốc tế
Brother ViệtNam.
- Văn phòng đại diện tại Nội Bài: sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất và
nhập khẩu các lô hàng được vận chuyển theo đường hàng không qua cảng hàng
không quốc tế Nội Bài.
- Văn phòng đại diện tại Thăng Long: cũng giống như VP tại Hải Dương,
nhiệm vụ chính của VP Thăng Long là làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn huyện Đông Anh, bao gồm KCN Thăng Long, KCN Quang Minh.
- Văn phòng đại diện tại Thái Bình: chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan
cho các lô hàng của doanh nghiệp thuộc hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Khách
hàng lớn nhất hiện nay tại khu vực này là công ty TNHH Yazaki Hải Phòng- CN
Thái Bình.
22
- Văn phòng đại diện tại KCN Nomura-Hải Phòng: VP Nomura chiu trách
nhiệm làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp thuộc KCN và KCX thành phố
Hải Phòng.
- Văn phòng Cảng- Hải Phòng: VP Cảng là khâu cuối cùng thực hiện quy
trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Các nhân viên ở VP Cảng là nhân viên
hiện trường, có nhiệm vụ lấy hàng, giao hàng tại cảng sau khi nhận được tờ khai hải
quan từ tất cả các VP gửi về. VP Cảng cũng phải mở TK Hải quan đối với các
khách hàng mở TK theo loại hình nhập Kinh doanh nộp thuế (ví dụ như công ty
TNHH Denso Việt Nam).
- Kho CFS Phúc Điền: Dịch vụ cho thuê kho bãi
- Kho CFS Quang Minh: Dịch vụ cho thuê kho bãi
23
2.1.4 Tình hình nhân lực của công ty .
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu lao động của công ty theo trình độ giai đoạn 2013-2015.
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
Cao học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Tổng cộng
Năm 2013
Số lượng
Tỷ lệ
4
4,3
72
78,3
10
10,9
6
6,5
92
100
Năm 2014
Số lượng
Tỷ lệ
5
5,1
75
76,5
12
12,2
6
6,1
98
100
Năm 2015
Số lượng
Tỷ lệ
5
4,7
84
80,0
12
11,5
4
3,8
105
100
(Nguồn: báo cáo nhân sự /phòng kế toán)
Bảng 2.2 Bảng cơ cấu lao động của công ty theo giới tính giai đoạn 2013-2015
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu
Nam
Nữ
Tổng cộng
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
68
24
92
73,9
26,1
100
70
28
98
71,4
28,6
100
Năm 2015
Số
lượng
71
34
105
Tỷ lệ
67,6
32,4
100
(Nguồn: báo cáo nhân sự /phòng kế toán)
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động của công ty theo độ tuổi giai đoạn 2013-2014
(Đơn vị: người)
Độ tuổi
Năm 2013
Số lượng
Tỷ lệ
22-30
31
33,7
31-40
41-55
Tổng cộng
45
16
92
48,9
17,4
100
Năm 2014
Số lượng
Tỷ lệ
39
39,8
Năm 2015
Số lượng
Tỷ lệ
48
45,7
43
43,9
43
41,0
16
16,3
14
13,3
98
100
105
100
(Nguồn: báo cáo nhân sự /phòng kế toán)
Nhận xét: Từ các bảng số liệu theo từng tiêu chí ta thấy rõ được cơ cấu lao
động về từng mặt qua các năm 2013-2015, sự biến động tăng giảm cũng như chênh
lệch vè trình độ, độ tuổi của các nhân viên của công ty. Cụ thể:
24
Về trình độ: phần lớn nhân viên của công ty đều tốt nghiệp hệ đại học, cao
đẳng một số nhỏ là trung cấp và có 4-5 bằng cao học đảm nhiệm những vị trí quan
trọng chèo lái hoạt động của công ty. Số bằng đại học trong công ty chiếm số đông,
năm 2013
số nhân viên có trình độ đại học là 72 người chiếm 78,3% tổng số của
công ty và các năm sau công ty vẫn tiếp tục tuyển và đào tạo thêm nhiều nhân viên
mới, năm 2014 là 75 trong tổng số 98 người và chiếm 76,5% và năm 2015 là 84
người chiếm 80% đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của
công ty. Với trình độ chuyên môn đã được đào tạo qua các trường lớp 1 cách
chuyên nghiệp thì nhân viên của Con Ong tự tin có thế tư vấn, phục vụ khách hàng
một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Về giới tính: Trong những năm gần đây nhân viên nam của công ty thường
nhiều hơn nữ vì nhu cầu công việc thường đòi hỏi nhân viên phải đi lại thường
xuyên và di chuyển xa để giải quyết công việc hàng hóa thực tế giữa cảng, công ty
và bên khách hàng, vì vậy nam giới thường được ưu tiên hơn trong những công việc
làm thực tê, tuy nhiên chênh lệch giới tính trong công ty thường không lớn(<20%)
nhân viên nữ thường chủ yếu thực hiện các công việc giấy tờ trong văn phòng, giao
dịch với khách hàng, chủ yếu là những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận.
Về độ tuổi lao động: phấn lớn lao động ở độ tuổi 31-40, chiếm trên 40%
chiếm số đông trong công ty. độ tuổi 20-30 cũng khá đông, họ đều là những sinh
viên mớid ra trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên họ đều là những
người tre tuổi , tài nămg, mạnh dạn va năng nổ trong công việc. Độ tuổi từ 41-55
chiếm ít nhất, họ chủ yếu là những nhân viên cốt cán, có mối quan hệ mật thiết
trong hoạt động và vận hành công ty.
Nhận xét chung: Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm gần
đây tăng giảm không lớn và tăng dần theo chiều hướng chất lượng đáp ứng nhu cầu
của thị trường trong dịch vụ giao nhận. Đội ngũ nhân viên của công ty đều tăng dần
theo chuyên môn, trình độ và trẻ hóa theo thời gian. Chất lượng nhân lực của công
ty góp phần nào thay đổi diện mạo của công ty trong hoạt động dịch vụ giao nhận
25