Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty TNHH tân kim long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.05 KB, 57 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, khi các quốc gia đều đặt
kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì hoạt động của TTQT ngày càng
đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu và trở thành một hoạt động cơ bản
trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động TTQT là một mắt xích không thể thiếu
trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Vì thế, việc nghiên
cứu để nắm vững nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một yêu cầu cần thiết đối với nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu để giúp họ có thể nắm rõ đặc điểm và cân nhắc để vận
dụng phương thức thanh toán nào hợp lý hơn trong từng trường hợp cụ thể.
Là một doanh nghiệp mới công ty TNHH vận tải Tân Kim Long đã đạt được
những kết quả đáng kể trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó có sự đóng góp
không nhỏ của sự thành công của hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, do bản
chất của hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động này khó tránh khỏi những rủi ro.
Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng về những phương thức thanh toán quốc tế mà
công ty áp dụng và qua đó đánh giá hiệu quả của chúng đối với hoạt động xuất
nhập khẩu của công ty là điều hết sức cần thiết. Vì thế, em đã chọn đề tài “Một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty TNHH
Tân Kim Long” để có thể đi sâu nghiên cứu cách thức thanh toán của công ty với
các đối tác nước ngoài. Đồng thời phân tích hiệu quả của từng phương thức thanh
toán. Từ đó có thể đánh giá được những lợi thế cũng như hạn chế của từng phương
thức mà có thể áp dụng phù hợp vào việc kinh doanh của công ty nhằm góp phần
làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Tân Kim Long


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
VẬN TẢI TÂN KIM LONG


1.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Vận tải Tân Kim Long.
Tên công ty: Công ty TNHH Vận tải Tân Kim Long (Tan Kim Long
Logistics Co.,LTD)
1) Địa chỉ: Số 271 Lê Lợi, phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
2) Tel : 84.31.3566778 _ 3456578
3) Fax: 84.31.3586899
4) E-mail :
5) Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VND
6) VAT Code : 0200450479
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
 CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM LONG hội đủ các điều kiện
chuẩn về giao nhận kho vận Quốc tế và được quyền ký phát vận đơn FBL theo Quy
tắc chứng chỉ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC Publication 481).
 CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM LONG được thành lập từ năm
2002, là 1 trong những doanh nghiệp liên doanh đầu tiên của VN hoạt động trong
lĩnh vực đại lý vận tải, liên hiệp vận chuyển, giao nhận hàng xuất nhập khẩu, hàng
siêu trường, siêu trọng, thiết bị toàn bộ,... Trải qua hơn chục năm tích lũy kinh
nghiệm, với đội ngũ cán bộ công nhân được đào tạo, trang thiết bị phương tiện hiện
đại, ngày nay CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM LONG là doanh nghiệp liên
doanh hàng đầu về vận tải, giao nhận kho vận và logistics của Việt Nam.
Mạng lưới kho tàng bến bãi của CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM
LONG tại các đầu mối giao thông trong toàn quốc đã góp phần tạo nên hệ thống
CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM LONG - logistics hoàn chỉnh, thuận tiện
phục vụ khách hàng.
 CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM LONG, ngoài vận tải hàng hoá
thông thường bằng phương tiện vận tải thông dụng, CÔNG TY TNHH VẬN TẢI


3


TÂN KIM LONG còn vận tải những loại hàng hoá khác bằng phương tiện chuyên
dụng. Thương mại, XNK hàng hoá, nông sản, vật tư, kim loại đen, kim loại màu,
thiết bị, phương tiện vận tải, thi công cơ giới v.v,…
 CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM LONG là hội viên hiệp hội đại
lý và môi giới hàng hải VN VISABA. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu,
giàu kinh nghiệm mẫn cán, CÔNG TY TNHH VẬN TẢI TÂN KIM LONG đã làm
đại lý tàu biển cho nhiều hãng tàu quốc tế.
1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty.
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.

Hội Đồng Thành Viên

Ban Giám Đốc

Ban Kiểm Soát

Giám Đốc
Điều Hành

Kế Toán Trưởng

Phó Giám Đốc

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Chứng Từ


Phòng
Logistics

Phòng HC NS

Đội Vận
Tải

Phòng Tài Chính
– Kế Toán

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự).
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.


4

Công ty TNHH Vận tải Tân Kim Long là một công ty có cơ cấu tổ chức rất
rõ ràng. Các phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
• Ban giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, ban giám đốc sẽ giám sát và
điều hành chung các hoạt động của toàn Công ty và cùng đưa ra và thống nhất các
dự án, chiến lược kinh doanh của Công ty.
• Phòng Chứng Từ: Phòng chứng từ có 2 chức năng nhiệm vụ chính. Một là
làm chứng từ cho hàng hóa xuất nhập khẩu, phối hợp với phòng kế toán trong việc
thanh quyết toán với khách hàng, với đại lý và với các đối tác khác. Nhiệm vụ thứ
hai là chăm sóc khách hàng. Bộ phận này có vai trò ghi nhận, tổng hợp, báo cáo và
phổ biến kịp thời yêu cầu của khách hàng đến lãnh đạo công ty, đến các đơn vị sản
xuất. Thống nhất kế hoạch sản xuất với khách hàng, với các nhà cung ứng. Thống

nhất biện pháp đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tháo gỡ khó khăn của các nhà cung
ứng với bộ phận điều độ sản xuất và khai thác vận tải, các đơn vị giao nhận,
Logistics. Tổng hợp kết quả đáp ứng yêu cầu của khách hàng, kết quả thực hiện hợp
đồng; phân tích hiệu quả đến từng lô hàng. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch, theo định kỳ quý, 6 tháng, năm.
• Giám đốc điều hành: Giám đốc điều hành sẽ giám sát và đốc thúc và hoạch
định chiến lược, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, chính sách
khách hàng, tổ chức, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế đúng quy định của
pháp luật, đạt hiệu quả kinh doanh.
• Phó giám đốc: là người trực tiếp chỉ đạo, triển khai các hoạt động và quản
lý các phòng ban, bộ phận liên quan đến nghiệp vụ giao nhận vận tải. Thay mặt lãnh
đạo Công ty quản lý các chỉ tiêu kinh tế, phổ biến, theo dõi kiểm tra giám sát thực
hiện các yêu cầu nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế. Đề xuất
các biện pháp quản lý rủi ro đối với hàng hoá và trách nhiệm của Công ty. Hiện nay
có 4 phòng ban đang chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc, đó là:


5

• Phòng Kinh doanh : Đây là phòng có vai trò rất quan trọng trong công ty,
là nơi tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng, lập các chứng từ, tiếp nhận các chứng
từ, chuyển cho từng phòng ban khác các công việc liên quan.
 Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác hoạch định chiến lược,
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh
 Xây dựng, trình lãnh đạo Công ty ban hành các chỉ tiêu kinh tế trong hoạt
động kinh doanh.
 Đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế. Đáp ứng tốt
yêu cầu của khách hàng, thực hiện tót nghĩa vụ với các nhà cung ứng, tập hợp hồ sơ
thực hiện quyết toán hợp đồng, đánh giá báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo
kỳ kế hoạch; đề xuât các biện pháp điều chỉnh.

 Xúc tiến Marketing, thực hành khai thác mở rộng thị trường, đổi mới
công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm.
• Phòng Hành chính – Nhân sự: Phụ trách việc tuyển dụng và đào tạo nhân
viên mới. Chăm lo đời sống, tổ chức thực hiện các chế độ đãi ngộ theo quy định của
nhà nước và quy chế của công ty cho cán bộ công nhân viên, trong toàn công ty.
Đánh giá chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực trong công ty. Tăng
cường học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ CBCNV, tiêu chuẩn hoá các chức danh;
chuyên nghiệp hoá mọi công tác.
• Phòng Logistics: Làm thủ tục hải quan, dịch vụ lưu kho, bãi. Chịu trách
nhiệm điều phối và quản lý việc giao nhận hàng hóa.
• Đội vận tải : Làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa cho khách hàng.
• Kế toán trưởng là người quản lý chung về doanh thu, chi phí, đầu ra, đầu
vào và kịp thời hỗ trợ việc chi trả cho các hoạt động trong công ty. Đồng thời kế
toán trưởng cũng trực tiếp quản lý hoạt động của phòng tài chính kế toán.
• Phòng kế toán: thực hiện tốt công tác thanh quyết toán với khách hàng, với
các nhà cung ứng.


6

1.4. Nguồn lực của công ty.
1.4.1. Cơ cấu lao động trong công ty.
Trải qua hơn 7 năm hình thành, hoạt động và phát triển nguồn nhân lực của
công ty ngày càng được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến
nay trình độ chuyên môn,cũng như kinh nghiệm quản lý kinh doanh của cán bộ
công nhân viên cũng tăng một cách đáng kể. Hàng năm công ty đã tạo thêm công ăn
việc làm cho rất nhiều người. Dưới đây là bảng thống kê về số lao động theo trình
độ công nhân viên và giới tính của công ty trong năm 2014 và năm 2015.
Bảng 1.2: Trình độ học vấn của nhân viên trong công ty giai đoạn 2013 - 2015
phân theo Trình độ lao động.

Trình độ lao động
Đại Học và trên Đại Học
Cao Đẳng
Trung cấp
Tổng số

Năm 2013
94
56
82
232

Năm 2014
98
74
78
250

Năm 2015
103
75
70
248

(Nguồn: Báo cáo thường niên của phòng Hành chính – Nhân sự)
Bình quân thu nhập lao động của toàn công ty tương đối cao, trong năm 2015
là 5.200.000 đồng/người/tháng.
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty TNHH vận tải Tân Kim Long
•Vận tải xếp dỡ hàng hoá thông thường, hàng siêu trường, siêu trọng,
container, hàng quá cảnh, hàng xuất nhập khẩu.

•Vận tải đa phương thức.
•Giao nhận kho vận, kiểm đếm hàng hóa, thực hiện thủ tục thông quan, kinh
doanh kho bãi.
•Logistics (tiếp vận, hậu cần) cho nhà sản xuất và thương mại.
•Đại lý tàu biển, hàng không, môi giới hàng hải.
•Kinh doanh, xuất nhập khẩu tổng hợp.
1.5.Tình hình tài chính


7

Nguồn vốn và tài sản.
Theo BCTC đến năm 2014 tổng tài sản của công ty đạt 13 tỉ VND. Trong đó
Tài sản ngắn hạn là 7 tỉ, Tài sản dài hạn là 6 tỉ. Trong tổng nguồn vốn thì Nợ phải
trả là 8 tỉ, Vốn chủ sở hữu là 3,3 tỉ. Đến năm 2015 vốn chủ sở hữu của công ty giảm
xuống còn 3 tỉ theo đà thụt lùi của kinh tế trong nước và thế giới. Tuy nhiên theo
tình hình chung thì hoạt động của công ty vẫn diễn ra khả quan.
Bảng 1.5: Tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2015
Chỉ tiêu

Mã số

Số cuối năm

Số đầu năm

Tổng cộng tài sản

250


4.356.271.012

4.034.582.444

A – Tài sản ngắn hạn

100

2.957.287.679

2.490.249.111

B – Tài sản dài hạn

200

1.398.983.333

1.544.333.333

Tổng cộng nguồn vốn

440

4.356.271.012

4.034.582.444

A – Nợ phải trả


300

703.002.339

1.011.163.677

B – Vốn chủ sở hữu

400

3.653.268.672

3.023.418.767

Theo bảng trên và bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy tổng tài sản và tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên: đầu năm 2015 là 4.034.582.444 VND, cuối
năm 2015 là 4.356.271.012 VND. Tài sản và nguồn vốn cuối năm tăng so với đầu
năm bước đầu cho thấy doanh nghiệp làm ăn có lãi.
* Tài sản của công ty gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Trong tài sản ngắn hạn, giữa cuối năm với đầu năm có sự chênh lệch lớn, cụ
thể ở đầu 2015 là 2.490.249.111 VND nhưng cuối năm 2015 là 2.957.287.679
VND; chênh lệch gần 467 tr VND. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là tiền thu
về, hàng tồn kho, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, trong đấy khoản tiền thu về là
lớn nhất với hơn 1.8 tỷ VND ở cuối năm 2015 trong khi đầu 2015 là hơn 1.9 tỷ
VND - Kết quả này cho thấy doanh nghiệp đã kinh doanh hiệu quả trong năm 2015.


8

Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho lại cao hơn khi đầu năm 2015 là hơn 304 triệu đồng,

cuối năm 2015 tăng lên 359 triệu đồng, Tân Kim Long cần lưu ý đến khoản mục
này để có những biện pháp điều chỉnh giảm lượng hàng tồn kho trong năm 2015.
Trong tài sản dài hạn có tài sản cố định với nguyên giá 1.544.333.333 VND.
Trong năm 2015, doanh nghiệp không có đầu tư tài sản cố định nên giá trị tài sản cố
định đầu năm là 1.544.333.333 VND, cuối năm là 1.398.983.333 VND giảm 146 tr
VND. Giá trị hao mòn lũy kế đầu năm 2015 là 725.095.371 VND, cuối năm 2015 là
442.064.078 VND.
* Nguồn vốn của công ty bao gồm nợ phải trả và vốn chủ hữu.
Phần nợ phải trả của công ty được hình thành do phần vay ngắn hạn. Có thể
vay để quay vòng hàng hóa hoặc vay để mua sắm trang thiết bị. Đầu năm 2015, giá
trị vay ngắn hạn là 4.872.895.000 VND, cuối năm 2015 là 6.664.910.047 VND.
Ngoài phần vay ngắn hạn còn có khoản phải trả cho người bán do doanh nghiệp
chưa thanh toán kịp cho đối tác. Điều này là bình thường, tuy nhiên cần hạn chế để
không ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Trong phần nợ phải trả còn có phần thuế
và các khoản phải nộp cho nhà nước là 52.078.670 VND. Phần này doanh nghiệp
có thể còn nợ tiền thuế của những lô hàng xuất nhập khẩu chưa thanh toán hết. Tuy
số tiền nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng đến quy trình XNK của doanh nghiệp, cần khắc
phục điều này.
Phần vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2015 tăng từ 1.480.840.825
VND lên 1.283.272.010 VND cho thấy doanh nghiệp nhận được một nguồn vốn
không nhỏ trong năm 2015. Trong đó vốn chủ sở hữu đóng góp 3.023.418.767
VND, còn lại là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp - ở mức
993.385.434 VND vào cuối năm 2015. Điều này cho thấy một năm kinh doanh khá
tốt của Tân Kim Long, công ty cần duy trì và phát huy đà tăng trưởng này trong các
năm tiếp theo. Mặc dù tình hình chưa có mấy chuyển biến, nhưng nhìn vào thế cuộc
biến chuyển của nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước ta thấy hứa hẹn một
tương lai tươi sáng của công ty đang ở trước mắt.
1.6. Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2013 – 2015



9

Trong hơn chục năm hoạt động, Công ty đã đạt đuợc những kết quả nhất
định cả về doanh thu, lợi nhuận và nghiệp vụ nhập khẩu, kinh doanh máy móc, thiết
bị, dịch vụ. Truớc hết, chúng ta sẽ xem xét những con số duới đây:
Bảng 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2013 - 2014 – 2015.
Năm

Doanh Thu

Chi Phí

Lợi Nhuận

2013

6.866.337.000

6.313.988.663

552.348.337

2014

9.669.963.635

9.382.883.846

287.079.789


2015

11.684.075.898

11.083.475.993

600.599.905
(Đơn vị: Nghìn Đồng).

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2013-2014, 2014 – 2015).
Biểu đồ 1.6: Tỷ trọng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2013-2015.

(Nguồn: Thống kê).
Nhìn chung trong các năm hoạt động công ty có sự tăng trưởng về doanh thu
cũng như lợi nhuận. Lợi nhuận hàng năm đều có xu hướng tăng lên khoảng từ 2-3
tỉ/năm. Mặc dù tình trạng kinh tế suy thoái và có sự cạnh tranh khốc liệt mà vẫn có
được sự tăng trưởng với những con số ấn tượng như vậy, phải kể đến nỗ lực của
từng cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế và lạm phát, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước giảm
đáng kể. Một số không ít các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ đã phải
đóng cửa, ngừng hoạt động dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của
Công ty TNHH Vận tải Tân Kim Long. Để duy trì được doanh thu, công ty hầu như


10

không tăng giá các dịch vụ mặc dù giá cả leo thang nên mọi chi phí đầu vào phục
vụ cho quá trình hoạt động đều tăng. Để giữ chân các khách hàng quên thuộc, công
ty đã phải phải có những chính sách ưu đãi hơn đối với các bạn hàng. Tuy lợi nhuận
có năm giảm nhưng cái mà công ty có được là số lượng khách hàng ngày càng tăng,

bên cạnh những khách hàng quen thuộc rất trung thành với các dịch vụ của công ty
thì còn có thêm nhiều khách hàng mới biết đến uy tín và chất lượng dịch vụ đã tìm
đến và hợp tác.


11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH TÂN KIM LONG
2.1:Cơ sở lý luận
2.1.1: Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở
các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ
chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường
được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. Thanh toán
quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc
dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ
giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần
giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và
đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh
toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông
hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.
2.1.2: Đặc điểm của thanh toán quốc tế
Khác với thanh toán trong nước,thanh toán quốc tế có những đặc điểm riêng:
-Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc gia khác
nhau,mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tối thiểu là hai quốc gia.
- Hoạt động thanh toán quốc tế có liên quan đến hệ thống luật pháp của các
quốc gia,do tính phức tạp đó các bên tham gia thường lựa chọn các quy phạm pháp
luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốc tế… tiện thanh toán( Hối
phiếu,sec,thẻ,chuyển khoản…) có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người

bán,hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba,nhưng thường là loại ngoại tệ được tự
do chuyển đổi và ngoại tệ mạnh.
- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là tiếng Anh.Thanh toán
quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương xứng với trình độ quốc tế.


12

2.1.3: Vai trò của thanh toán quốc tế
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế
ngày càng phát triển,thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản không
thể thiếu của các Ngân hàng Thương Mại.Hoạt động TTQT là một mắt xích không
thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực
hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT
+ Đối với nền kinh tế
Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa
vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế só sánh, kết hợp giữa sức
mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay khi các
quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là
con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động
của TTQT ngày càng được khẳng định. Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể
thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong
giao dịch mua bán hàng hóa,dịch vụ giữa các cá nhân,tổ chức thuộc các quốc gia
khác nhau.TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ,tạo nên sự liên
tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi
quốc tế.Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng,an toàn sẽ khiến hoạt
động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua,người bán diễn ra trôi chảy,an toàn
hơn.TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia,giúp
cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng,an toàn,tiện lợi,và giảm bớt chi phí

cho các chủ thể tham gia.Bên cạnh đó,hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh
toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế,đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ
đáng kể vào Việt Nam.
+ Đối với khách hàng
Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT giúp quá trình thanh
toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng,chính xác,an
toàn,tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán,nếu


13

khách hàng không có đủ khả năng tài chính và cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì
ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực hiện thanh toán,ngân hàng còn
có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn
cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng.
2.1.4:Điều kiện TTQT trong hoạt động ngoại thương
Các điều kiện thanh toán quốc tế.
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền
lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại
thành những điều kiện gọi là: Điều kiện thanh toán quốc tế.
Mặt khác, nghiệp vụ Thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều
kiện Thanh toán quốc tế. Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điều
khoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền giữa các
nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua và người
bán.
Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm: Điều kiện tiền tệ, điều kiện về địa
điểm, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán.
Điều kiện tiền tệ:
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của
một nước nào đó. Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ.

Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán trong hợp đồng
ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện này cũng quy
định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia thành hai
loại tiền sau:
Đồng tiền tính toán (Account Currency): Là loại tiền được dùng để thể hiện
giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng.
Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợ nần, hợp
đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước
nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quy định thanh toán của
nước thứ 3.


14

Điều kiện về địa điểm thanh toán:
Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa các bên.
Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuất khẩu hay có
thể là một nước thứ 3.
Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại nước
mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán. Sở dĩ như vậy vì thanh toán tại nước
mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngày mới phải chi tiền,
đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu, hoặc có thể thu tiền về nhanh nên luân chuển
vốn nhanh nếu là người xuất khẩu, hay có thể tạo điều kiện nâng cao được địa vị
của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới…
Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lực lượng giữa
hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền của nước nào thì địa
điểm thanh toán là nước ấy.
Điều kiền về thời gian thanh toán:
Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển vốn,
lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh toán. Do đó,

nó là vấn đề quan trọng và thường xẩy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán
ký kết hợp đồng.
Thông thường có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:
Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một
phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp
nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu.
Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩu hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi
người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.
Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu sau một
khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng.


15

Điều kiện về phương thức thanh toán:
Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phương
thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền về như thế nào. Có
nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà người mua và
người bán có thể thoả thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.
2.1.5: Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Các phương thức thanh toán quốc tế.
Phương thức chuyển tiền.
Định nghĩa:
Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (Người trả
tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác (Người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền cho
khách hàng theo yêu cầu.
Các bên tham gia
Người yêu cầu chuyển tiền(Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thay mình

thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thườg là người nhập khẩu, mắc nợ hoắc có
nhu cầu chuyển vốn.
Người thụ hưởng (Beneficicary): là người nhận được số tiền chuyển tới
thông qua ngân hàng. Họ thường là gười xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung là người
yêu cầu chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): là ngân hàng phục
vụ người chuyển tiền.
Ngân hàng trả tiền (Paying bank):là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người
thụ hưởng.Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh ngân hàng chuyển tiền và ở
nước người thụ hưởng.
Quy trình thực hiện


16

Sơ đồ 1: trình tự nghiệp vụ chuyển tiền

(1): Giao dịch thương mại.
(2): Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền
( bằng thư hoặc bàng điện)cùng với uỷ nhiệm chi(nếu có tài khoản mở tại ngân
hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3): Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiến hành
chuyển tiền qua ngân hàng dại lý.
(4): Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền cho người hưởng lợi.
Trường hợp áp dụng.
Phương thức chuyển tiền được áp dụng trong trường hợp trả tiền hàng hoá
xuất khẩu nước ngoài, thường là khi nhận đầy đủ hàng hoá hoặc chứng từ gửi hàng.
Thanh toán hàng hoá trong lĩnh vực thương mại và các chi phí liên quan đến
xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư hoặc chi tiêu thương
mại, chuyển kiều hối

Các yêu cầu về chuyển tiền.
Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tài chính,
hợp đồng mua bán ngoại thương, giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu, bộ chứng
từ, UNC ngoại tệ và phí chuyển tiền.
Trong đơn chuyển tiền càn ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người hưởng lợi,số tài
khoản nếu người hưởng lơi yêu cầu,số ngoại tệ,loại ngoại tệ,ý do chuyển tiền và
những yêu cầu khác ,sau đó ký tên và đóng dấu.


17

Phương thức nhờ thu.
Định nghĩa:
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ uỷ thác cho Ngân
hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra.
Đây là phương thức thanh toán an toàn hơn so với phương thức chuyển tiền.
Tuy nhiên phương thức này có thể mang lại rủi ro cho người bán trong trường hợp
người mua có thể đơn phương huỷ hợp đồng. Ngân hàng thu không chịu trách nhiệm
trong trường hợp này. Họ chỉ việc chuyển chứng từ thông báo cho người bán trong
trường hợp người mua không trả tiền. Chính vì vậy, phương thức thanh toand này
không được sử dụng phổ biến , nó chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể.
Trường hợp áp dụng.
Thứ nhất, người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên
doanh với nhau, hoặc giữa công ty mẹ công ty con, hoặc giữa các chi nhánh của
cùng một công ty với nhau.
Thứ hai, hàng mua bán lần đầu mang tính chất chào hàng.
Thứ ba, hàng ứ đọng khó tiêu thụ.
Các bên tham gia gồm 4 bên:
Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng, thông thường

là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.
Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ thu.
Ngân hàng thu là bất kỳ một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển tiền
thực hiện quá trình nhờ thu.
Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta,là người nhập
khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng( người mua).
Các hình thức của phương thức nhờ thu.
Theo loại hình người ta có thể chia thành nhờ thu phiếu trơn, và nhờ thu kèm
chứng từ.
Nhờ thu phiếu trơn:


18

Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác cho Ngân
hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi
hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua Ngân hàng.
Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau:
(1): Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mu, họ sẽ
lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền
hộ bằng chỉ thị nhờ thu.
(2): Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷ thác
nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền.
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiền
ngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu).
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông qua ngân
hàng chuyển chứng từ. Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữ hối phiếu
hoặc chuyển lại cho người bán. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng sẽ đòi tiền ở
người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên.
Sơ đồ 2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn.


Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợp người bán
và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty
mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Hoặc trong trường hợp thanh toán về các
dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trong mậu
dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Đối với người mua, áp dụng


19

phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ,
người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có
đúng hợp đồng hay không.
Nhờ thu kèm chứng từ:
Đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở
người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ và bộ chứng từ gửi hàng
kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì
Ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
Sơ đồ 3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ

(1): Người bán sau khi gửi hàng cho người mua, lập bộ chứng từ nhờ ngân
hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo.
(2): Ngân hàng phục vụ người bán uỷ thác cho ngân hàng đai lý của mình ở
nước người mua nhờ thu tiền.
(3): Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền. Ngân hàng chỉ trao chứng
từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.
(4): Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nguời bán thông qua ngân hàng
chuyển chứng từ.
Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bàn ngoài việc nhờ thu hộ tiền còn có

việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua. Với cách khống
chế này thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên, nó có nhược điểm là người bán không khống khế được việc trả
tiền của người mua, người mua có thể kéo dài thời gian tả tiền khi thấy tình hình thị


20

trường bất lợi cho họ hay việc trả tiền tiến hành quá chậm chạp.Mặt khác, Ngân
hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu tiền hộ, chứ không có trách nhiệm đến việc
trả tiền của người mua.
Thanh toán biên giới.
Định nghĩa.
Thanh toán biên giới là hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tại khu
vực biên giới đường bộ các nước.
Đặc điểm của thanh toán biên giới.
Thanh toán biên giới có những đặc điểm sau:
Đồng tiền sử dụng trong thanh toán biên giới là đồng nội tệ, đồng tiền của
nước có chung biên giới và đồng ngoại tệ mạnh.
Phương thức giao dịch được sử lý trực tiếp giữa hai Ngân hàng, không phải
sử dụng thanh toán quốc tế qua mạng.
Ngân hàng được phép hoạt động thanh toán biên giới được trực tiếp giao
dịch mở tài khoản, thực hiện các nghiệp vụ liên quan với Ngân hàng nước có chung
biên giới.
Điều kiện của thanh toán biên giới.
Ngân hàng được thực hiện thanh toán biên giới trên cơ sở các điều kiện sau:
Chính phủ, ngân hàng Nhà nước đã cho phép ngân hàng đó thanh toán biên
giới với nước bạn.
Đã có hiệp định hoặc văn bản pháp lý được ký kết chính thức giữa ngân hàng
đó với ngân hàng nước bạn.

Ngân hàng đó có đủ cán bộ có trình độ cần thiết về chuyên môn, ngoại ngữ
và công cụ phương tiện làm việc giao dịch với ngân hàng bạn.
Tín dụng chứng từ (L/C).
Đây là phương thức thanh toán quan trọng và chủ yếu tại Ngân hàng thương
mại hiện nay. Tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác nhau như: Letter of
Credit, Credit, Document Credit. ở Việt Nam ngoài tên là tín dụng chứng từ còn có các
tên khác như L/C, thư tín dụng ...Trước đây, thư tín dụng còn được gọi là tín dụng


21

thương mại nhưng nay thì từ này không còn được dụng nữa mà thông dụng nhất là “
tín dụng chứng từ” vì nó thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ.
2.1.6 Các chứng từ chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế
1. Thư tín dụng có thể hủy ngang: là loại thư tín dụng mà nhà nhập khẩu có thể
hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho người bán hoặc các bên liên quan
2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of credit): Là loại
thư tín dụng sau khi đã mở trong thời gian hiệu lực không được sửa đổi, bổ sung
hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của người bán hay các bên tham gia.
3. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter
of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác xác
nhận đảm bảo thanh toán theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C.
4. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit): Là loại thư tín
dụng không thể hủy ngang trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ
hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi
đầu tiên, nhưng chỉ được chuyển nhượng một lần mà thôi.
5. Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C): Là loại thư tín dụng mà trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi
đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi với bất kỳ
trường hợp nào.

6. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể hủy ngang
trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì
nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy đến khi hoàn tất hợp đồng.
7. Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C): Là loại L/C không thể hủy
gang được mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu hưởng để
thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuất khẩu khác.
8. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang
trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra.
9. Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): Là loại L/C được mở nhằm đammr
bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu nhận được L/C


22

nhưng lại không có khả năng giao hàng. Đơn vị nhập khẩu sẽ yêu cầu đơn vị xuất
khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó quy định rằng nếu đơn vị xuất khẩu
không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền
đề bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu.
10. Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment L/C): là loại L/C không
thể hủy ngang được ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi thanh toán dần
số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định.
11. Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại thư tín dụng có
điều khoản đặc biệt. Thông thường điều khoản đặc biệt này là người mở L/C cho
phép tổ chức xuất khẩu ứng trước một khoản tiền nhất định trước khi xuất trình bộ
chứng từ hàng hóa Quy trình nghiệp vụ: Giải thích quy trình: (1) Nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại với điều khoản thanh toán theo phương
thức TDCT. (2) Nhà nhập khẩu, căn cứ hợp đồng thương mại, lập đơn xin mở L/C
và gửi cho ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu
hưởng tại ngân hàng phục vụ mình. (3) Căn cứ nội dung đơn xin mở tín dụng thư,
nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng phát hành sẽ lập L/C và phát hành tín dụng thư cho

người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu. (4)
Khi nhận được yêu cầu thông báo L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo và
chuyển L/C cho người xuất khẩu. (5) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C, nếu
chấp nhận nội dung L/C đã mở thì giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng phát
hành tu chỉnh lại tín dụng thư. (6) Sau khi giao hàng hóa, người xuất khẩu lập bộ
chứng từ thanh toán theo quy định của L/C, và thông qua ngân hàng thông báo
người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để yêu cầu được
thanh toán tiền. (7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu phù
hợp với quy định trong L/C thì tiến hành trả tiền (hoặc chấp nhận). Nếu không phù
hợp ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thông qua ngân hàng
thông báo


23

2.1.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán
2.1.6.1: Nhân tố khách quan
Trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốc
tế.Với nền kinh tế có trình độ thấp hoạt động thanh toán ít phát triển,đối với nền
kinh tế có trình độ cao hoạt động thanh toán phát triển hơn.
Các chính sách nhà nước, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế,như chính sách về tỷ giá,chính
sách ngoại thương,chính sách ngoại hối.
Cơ sở hạ tầng công nghệ. Sự phát triển mạng lưới công nghệ thông tin của
quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế.
Hệ thống các ngân hàng thương mại: sự phát triển của hệ thống ngân hàng
cũng như dịch vụ của nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế,như
trình độ nghiệp vụ của nhân viên,cơ sở trang thiết bị,quy trình nghiệp vụ,…
Ngoài ra,số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động thanh toán.Số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng dẫn

đến nhu cầu về thanh toán lớn từ đó thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
phát triển.Ngược lại,số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ít thì nhu cầu về
thanh toán hàng xuất khẩu thấp.
Nhân tố thuộc về môi trường quốc tế:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt dộng thanh toán quốc tế,nhưng hiện
nay nhân tố được coi là ảnh hưởng nhiều nhất đó là: quá trình toàn cầu hóa và sự
phát triển của công nghệ thông tin.
Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập luôn tạo ra thách thức và cơ
hội cho mọi nền kinh tế,vì thế mà các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra sôi
nổi,việc trao đổi mua bán giữa các quốc gia diễn ra nhiều hơn ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động thanh toán quốc tế.Nó đặt ra yêu cầu thanh toán quốc tế cần phải đổi mới
toàn diện cả về hình thức và nội dung nghiệp vụ,cần chuyển hướng đa dạng hóa các
hoạt động với sự đổi mới công nghệ để thích ứng ngày càng cao với những yêu cầu
của nền kinh tế.


24

Mặt khác,sự phát triển của công nghệ thông tin đã có tác động tích cực đem
lại những chuyển biến mới trong hoạt động thanh toán quốc tế.Ngày nay,hoạt động
thanh toán quốc tế với sự trợ giúp của công nghệ thông tin đã diễn ra ngày càng
nhanh chóng,chính xác và hiệu quả hơn.
Ngoài ra,hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của luật
pháp quốc gia mà còn chịu sự chi phối của các quy chuẩn,thông lệ quốc tế.Các quy
tắc thông lệ này rất phức tạp và thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với điều
kiện thương mại quốc tế nhằm giảm thiểu các rắc rối và rủi ro phát sinh trong quá
trình thực hiện giao dịch quốc tế.Sự biến động về tiền tệ cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động thanh toán quốc tế.
2.1.6.2: Các nhân tố chủ


quan

Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp chuyên kinh
doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán phát triển hơn có bộ phận chuyên trách
về mảng thanh toán,trình độ nghiệp vụ thanh toán vững,quy trình chặt chẽ. Đối với
doanh nghiệp chuyên sản xuất thì bộ phận tham gia hoạt động thanh toán không được
chú trọng phát triển còn trong các doanh nghiệp chuyên về kinh doanh xuất khẩu thì
hoạt động thanh toán được tổ chức chặt chẽ và có đầu tư đúng mức.
Uy tín của doanh nghiệp đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động thanh toán của công ty.Nếu một doanh nghiệp có uy tín tốt sẽ thiết lập
được mối quan hệ tốt với khách hàng và ngân hàng.Từ đó góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác trong hoạt động thanh tóa. Đây
là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thanh toán tại doanh
nghiệp.Do đó cán bộ làm thanh toán quốc tế đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ
cao,am hiểu các thông lệ quốc tế,các quy trình thanh toán quốc tế để hạn chế rủi ro
cho doanh nghiệp và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng: trong hoạt động thanh toán
quốc tế,ngân hàng là người trung gian nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
của hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp. Nếu có quan hệ tốt với ngân hàng,nhà


25

xuất khẩu có thể được ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán
bằng cách:nhận được tiền hàng nhanh hơn trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ,thúc
dục người nhập khẩu trả tiền. Hoặc người nhập khẩu sẽ được kí quỹ với giá trị thấp
khi mở L/C. Mặt khác,ngân hàng còn có vai trò thực hiện các hoạt động dịch vụ
khác trong thanh toán như tư vấn cho doanh nghiệp,kiểm tra bộ chứng từ
2.2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty TNHH Tân

Kim Long
2.2.1: Nội dung hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty
Quy trình thanh toán quốc tế tại công ty

Ký hợp đồng ngoại thương

Các công việc thanh toán trước
khi giao hàng

Các công việc thanh toán khi
giao hàng

Các công việc thanh toán sau
khi giao hàng
Trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng, việc sử dụng phương thức
thanh toán nào cũng là một vân đề có nhiều tranh cãi. Bởi bên nào tham gia hợp đồng
ngoại thương đều muốn có những điều kiện có lợi cho mình như nhà nhập khẩu muốn
thanh toán theo phương thức chuyển tiền sau vì rủi ro thâp đối với mình, còn nhà xuất
khẩu lại muốn thanh toán theo phương thức chuyển tiền trước vì quyền lợi được đảm
bảo. Do đó, công ty phải thoả thuận với nhà nhập khẩu và đi đến thống nhât là sử dụng
phương thức thanh toán nào. Phương thức thanh toán có lợi cho nhà xuất khẩu là:
Phương thức tín dụng chứng từ không huỷ ngang, có xác nhận


×