Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và xây dựng một số biện pháp mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm tại công ty TNHH TM việt hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.61 KB, 52 trang )

1

MỤC LỤC


2

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh sách thành viên công ty TNHH thương mại Việt Hoàng............................................5
Bảng 1.2: Ngành nghề kinh doanh của công ty..................................................................................5
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀNG............14
Bảng 1.4: Tình hình lao động của Công ty TNHH thương mại Việt Hoàng.......................................18
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất của công ty TNHH TM Việt Hoàng trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014
........................................................................................................................................................33
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2012.........................35
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2013.........................37
........................................................................................................................................................38
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2014.........................39
Bảng 2.9: Tình hình hàng tồn kho của công ty.................................................................................43

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH thương mại Việt Hoàng................................10
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm của công ty.............................................................................42


3

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình
thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm


chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển
vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng tăng nhanh
tốc luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến
động không ngừng, diễn biến phức tạp và nhiều rủi ro. Áp lực cạnh tranh ngày càng
tăng, thị trường đầu ra của sản phẩm sản xuất bị thu hẹp. Công tác tiêu thụ sản phẩm gặp
rất nhiều khó khăn trở ngại, sự duy trì và giữ vững tốc độ tiêu thụ, khả năng xâm nhập và
mở rộng thị trường của các sản phẩm sản xuất trở nên mong manh. Trong bối cảnh đó,
hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích khả năng tiềm lực của doanh nghiệp để đưa
ra hững định hướng tốt cho tiêu thu sản phẩm là vô cùng cần thiết. Đó là kết quả của việc
lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, marketing là hoạt động chính trong tiêu thụ sản phẩm.Đồng
thời nó cũng chính là yếu tố xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.Không có marketing thì người tiêu dùng sẽ không biết đến sản phẩm
của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra tính phổ biến cho sản phẩm.Vì vậy có thể nói
hoạt động marketing đóng vai trò là yếu tố quyết định trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
và xây dựng một số biện pháp mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm tại công ty
TNHH TM Việt Hoàng”.


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀNG
1.1.Quá trình ra đời và phát triển của công ty
1.1.1. Sơ lược về công ty
-Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT
HOÀNG
-Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VIET HOANG TRADING

COMPANY LIMITED
-Tên công ty viết tắt: VIET HOAN TRADING CO., LTD
-Địa chỉ trụ sở chính: Số 44 Phạm Tử Nghi, Tổ 9, Phường Nghĩa Xá, Quận
Lê Chân, TP Hải Phòng, Việt Nam.
-Số điện thoại: 0313.914.898
-Số fax: 0313.914.969
-Mã số thuế: 0200644026
-Email:
-Wedsite:
-Ngày cấp: 29/8/2005
-Ngày đăng ký thay đổi lần 2: 14/9/2011
-Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng
-Tài khoản:1100094521 tại Ngân hàng SHB chi nhánh Hồng Bàng – Hải Phòng
-Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng
-Bằng chữ: Một tỷ đồng
* Danh sách thành viên góp vốn:


5

Bảng 1.1: Danh sách thành viên công ty TNHH thương mại Việt Hoàng
Tên

Nơi đăng ký hộ

Giá trị phần

Tỷ lệ

Số giấy CMND đối với


thành

khẩu thường trú

vốn góp

(%)

cá nhân; MSDN đối

viên

đối với cá nhân; địa

(VNĐ)

với doanh nghiệp; số

chỉ tru sở chính đối
TRẦN

với tổ chức
Tổ 9, phường Nghĩa 600.000.000

NGỌC

Xá, quận Lê Chân,

HƯNG


thành

ĐINH

Phòng, Việt Nam
Số 44 Phạm Tử 400.000.000

THỊ

Nghi, phường Nghĩa

THANH

Xá, quận Lê Chân,
thành

phố

phố

quyết định thành lập
60,00

đối với tổ chức
030991599

40,00

030947373


Hải

Hải

Phòng, Việt Nam
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Bảng 1.2: Ngành nghề kinh doanh của công ty
STT
1
2
3
4

Tên ngành
Mã ngành
Sản xuất vật xây dựng từ đất sét
2392(Chính)
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
0810
Lắp đặt hệ thống điện
4321
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
4659
Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khai khoáng,
xây dựng; Bán buôn máy móc thiết bị điện, vật liệu điện(máy
phát điện, động cơ điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện);
Bán buôn thiết bị thủy lực, máy nén khí, máy cơ khí, thiết bị

5

6
7
8
9

phòng cháy chữa cháy; Bán buôn máy móc, thiết bj y tế
Sản xuất sản phẩm chịu lửa
Chi tiết: Sản xuất sản phẩm gốm sứ, gạch chịu lửa
Xây dựng nhà các loại
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
Xây dựng công trình công ích
Chi tiết: Xây dựng công trình thủy lợi
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

2391
4100
4210
4220
4290


6

10
11
12

13

14

15
16
17
18
19

Chi tiết: Xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, khu công nghiệp
Sản xuất sản phẩm từ plastic
Chuẩn bị mặt bằng
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành và ngoại thành
(trừ vận tải bằng xe buyt)
Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe taxi
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác lien quan đến vận tải
Chi tiết: Dịch vụ gia nhận hang hóa, khai thuê hải quan; Dịch
vụ kiểm đếm hang hóa; Dịch vụ nâng cẩu hàng hóa
Hoàn thiện công trình xây dựng
Khai thác xử lý và cung cấp nước
Thoát nước à xử lý nước thải
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn hàng gốm sứ, thủy tinh
Bán buôn kim loại và quặng kim loại
Chi tiết: Bán buôn sắt thép,; Bán buôn quặng kim loại
Bán buôn vật liệu, thiết bị lấp đặt khác trong xây dựng
Chi tiết: Bán buôn tre nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; Bán buôn xi

2220
4312
4931

5229


4330
3600
3700
4649
4662
4663

măng; Bán buôn gạch xây, ngói, đá, sỏi; Bán buôn kính xây
dựng; Bán buon sơn véc ni,; Bán buôn gạch ốp lát, thiết bị vệ
20

sinh, đồ ngũ kim
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh (hạt nhựa, nhựa

4669

tổng hợp, nhựa PVC, nhựa PC, nhựa PE); Bán buôn phế liệu,
21

phế thải kim loại, phi kim loại
Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn quét tương tự; sản xuất

2022

22
23
24
25

26
27

mực in và matit
Sản xuất xi măng, vôi, thạch cao
Bán buôn thực phẩm
Bán buôn đồ uống
Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và

2394
4632
4633
4634
5210
5221

28
29

đường bộ
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
Chi tiết: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ
lưu trú ngắn ngày

5222
5510



7

30
31
32
33
34

35

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên
với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…)
Cho thuê xe có động cơ
Chi tiết: Cho thuê ô tô
Phá dỡ
Cho thuê máy móc thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Chi tiết: Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa đươch
phân phối vào đâu
Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Đại lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: Đại lí hàng hóa (không bao gồm đại lý bảo hiểm,

5621
7710
4311
7730
8299


4610

chứng khoán)
(Nguồn: Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty)
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH thương mại Việt Hoàng – tên giao dịch quốc tế: VIET
HOANG TRADING COMPANY LIMITED. Tên viết tắt: VIET HOANG
TRADING CO., LTD
Công ty được thành lập vào tháng 8 năm 2005, có trụ sở chính tại: Số 44
Phạm Tử Nghi, tổ 9, Phường Nghĩa Xá, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng, Việt Nam.
Công ty được thành lập dựa trên căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2005 được
Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày
29/11/2005 và các văn bản pháp lý có liên quan.
Công ty TNHH thương mại Việt Hoàng có tư cách pháp nhân, có quyền và
nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh
của mình trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ
tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
-Số tài khoản: 1100094521 SHB chi nhánh Hồng Bàng – Hải Phòng.
- Mã số thuế: 0200644026
Là một công ty TNHH, trải qua 9 năm hoạt động và phát triển công ty
TNHH thương mại Việt Hoàng là cả một chặng đường dài không ngừng phấn đấu
để khẳng định và đứng vững trên thương trường. Doanh thu ngày càng lớn, đời
sống công nhân viên ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày
càng tăng. Có được thành tích như ngày hôm nay do nhờ ban lãnh đạo và tập thể


8

của Công ty đã phấn đấu vượt qua khó khăn về tài chính và nguồn nhân lực, đưa
công ty nhỏ trở thành đơn vị kinh doanh hiệu quả.

- Quy mô và sự phát triển của công ty:
+ Năm 2005 – 2009: Công ty xây dựng nhà xưởng trị giá 792 080 661 đồng
+ Năm 2011: Công ty mua thêm 2 ô tô là Toyota Altis trị giá 765 454 545
đồng và Toyota Kia morning trị giá 339 090 909 đồng.
+ Năm 2012: Công ty mua thêm xe ô tô Toyota Yaris trị giá 769 110 455 đồng.
+ Năm 2013: Công ty đầu tư thêm 1 xe tải Ford Ranger trị giá 688 721 818
đồng, 1 máy xúc Komatsu trị giá 363 636 364 đồng, 1 máy xúc lật Mitsubishi trị giá
272 727 273 đồng.
Qúa trình tổ chức sản xuất kinh doanh cuả công ty dần được ổn định. Dưới
sự lãnh đạo của giám đốc công ty cùng với sự có gắng nỗ lực của toàn thể công
nhân viên, công ty đã không ngừng phát triển, cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện phương
pháp quản lý, từng bước đầu tư đổi mới ttrang thiết bị. Vì vậy số lượng sản phẩm
sản xuất ngày càng tang cũng như chất lượng ngày càng được nâng lên, tạo được uy
tín với khách hàng và sớm khẳng định được khả năng của mình.
Từ đó đến nay công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp của nhà nước ban hành
và không ngừng phát triển đồng thời thu được nhiều thành quả vượt chỉ tiêu đề ra.
1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty:
Công ty kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (đây là ngành sản
xuất chính của doanh nghiệp); sản xuất các sản phẩm chịu lửa, các sản phẩm từ
plastic, sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn quét tương tự, mực in và matit; Buôn
bán các loại máy móc thiết bị điện – xây dựng; Xây dựng các công trình đường vận
tải và các hoạt động dịch vụ khác.
Nhiệm vụ của công ty:
Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/9/2005, nhiệm vụ chính của công
ty là sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét cung ứng cho nhu cầu địa bàn TP Hải
Phòng. Trong những năm qua công ty đã cung cấp cho thị trường hàng triệu tấn sản


9


phẩm chất lượng cao.Sản phẩm của công ty luôn được thị trường đánh giá cao,
tương xúng với quy mô và uy tín của công ty về sản xuất vật liệ xây dựng từ đất sét.


10

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH thương mại Việt Hoàng
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

Phòng
Kế
Toán

Phòng
Hành
Chính

Phòng
Kỹ
Thuật

Phòng
Sản
Xuất


Phòng
Kinh
Doanh

Phân
xưởng
sản
xuất 1

Phòng
Quản
Lý SX

Phòng
Bảo
Vệ

Phân
Phân
xưởng
xưởng
sản
sản
xuất 2
xuất 3
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
- Giám đốc công ty:

+ Chỉ đạo công tác lập kế hoạch chiến lược, ra các quyết định chỉ đạo triển
khai việc thực hiện trong phạm vi toàn công ty.
+ Tổ chức bộ máy quản lý bố trí hợp lý các phòng ban chức năng và lực
lượng lao động đảm bảo sự bền vững, nhịp nhàng, ăn khớp trong mọi hoạt động
nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.
+ Tổ chức công tác kiểm tra, điều chỉnh mọi hoạt động theo đúng quỹ đạo,
phù hợp với môi trường bên ngoài đảm bảo hiệu quả.


11

+ Chịu trách nhiệm trước Công ty, pháp luật Nhà nước về tài sản tiền vốn và
các chế độ chính sách đối với người lao động, các khoản đóng góp theo quy định
của pháp luật.
- Phó giám đốc:
+ Giúp Giám đốc phụ trách phần kinh doanh dịch vụ (cho thuê tài sản), tham
mưu đề xuất phương án cải tạo, đầu tư nâng cấp nhằm thu hút đối tác tạo nguồn thu
từ hoạt động kinh doanh dịch vụ cho Công ty.
+ Phó giám đốc chịu trách nhiện trước giám đốc về công việc được giao.
- Phòng Kế toán:
+ Thu thập, xử lý các thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung
công việc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán công nợ, kiểm tra việc quản lý tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục
vụ các yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.
+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
- Phòng Hành chính:
+ Tổng hợp có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp, bố trí lao

động phù hợp giữa trình độ năng lực và công việc.
+ Giải thích các chính sách và nội quy của Công ty, theo dõi và giải quyết các chế
độ chính sách, quyền lợi đối với cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Quản lý, lưu
trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý tổ lái xe, văn thư, bảo vệ, kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật:
Là áp dụng những phương pháp quá trình và kĩ thuật trong lĩnh vực chuyên
môn. Những kĩ năng này rất cần thiết đối với nhà nghiên cứu thị trường, chuyên
viên kế toán
+ Chịu trách nhiệm sửa chữa và quản lý máy móc thiết bị.
+ Hỗ trợ và truyền đạt các thông tin cho khách hàng về vấn đề chất lượng.


12

+ Nắm vững các yêu cầu kĩ thuật khi làm việc với đối tác và khách hàng.
+ Thực hiện chỉ đạo và giám sát công tác kĩ thuật của các sản phẩm theo thiết
kế công nghệ, tham mưu, quản lý, chỉ đạo công tác phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật trong sản xuất. Tham mưu và chủ trì thực hiện công tác quản lý máy móc thiết
bị, chủ trì xây dựng và định mức vật tư kĩ thuật.
+ Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản
phẩm đầu ra và các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết trong quá trình sản xuất, vận hành.
+ Làm thí nghiệm test các mẫu nguyên vật liệu tại lò nung.
- Phòng kinh doanh:
+ Nghiên cứu thị tường đầu vào, đầu ra, tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây
dựng chiến lược, sách lược kinh doanh của Công ty nhằm mở rộng phạm vi kinh
doanh, mặt hàng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường
trong từng giai đoạn.
+ Phân tích, đánh giá khả năng của Công ty, khả năng của thị trường và môi
trường kinh doanh. Đưa các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh của
Công ty.

+ Lập kế hoạch, phương án hoạt động trình Giám đốc.
+ Quản lý, điều hành mọi hoạt động của cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn thành phố và các khu vực lân cận.
- Phòng sản xuất:
+ Phân công lao động vào từng nhiệm vụ cụ thể, từng công việc cụ thể để
đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Cụ thể hóa chiến lược sản xuất của công ty.
+ Cụ thể hóa mục tiêu sản xuất của công ty.
-Phòng quản lý sản xuất:
+ Lập kế hoạch điều độ sản xuất trình Giám đốc, để có quyết định sản xuất
hợp lý.
+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cũng như giám sát quá trình sản xuất từ
đó có điều chỉnh thích hợp để đảm bảo tiến độ sản xuất.


13

+ Đảm bảo ổn định sản xuất cũng như quá trình cung ứng hàng hóa một cách
tối ưu nhất.
+ Xây dựng mục tiêu sản xuất trong từng thời kỳ cụ thể phù hợp với chiến
lược kinh doanh của công ty.
-Phòng bảo vệ:
+ Đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp bao gồm cả văn phòng công ty và khu
vực phân xưởng.
+ Bảo vệ các thiết bị sản xuất, máy móc thiết bị, nhà xưởng…, nguyên nhiên
vật liệu cho doanh nghiệp


14


1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT HOÀNG
ĐVT: VNĐ
So sánh
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Vốn
Doanh thu
Lợi nhuận
Lao động
Thu nhập bình quân
Nộp ngân sách NN
Tỷ suất lợi nhuận

24.859.557.369

53.152.472.103
28.292.914.740
35
3.250.000
7.073.228.685
0,53

22.320.875.805
31.498.011.480
9.177.135.680
30
3.810.000
2.294.283.920
0,29

23.448.991.377
35.162.939.295
11.713.947.920
28
4.232.000
2.928.486.980
0,33

2013/2012
2014/2013
Tuyệt đôí
Tươngđôí
Tuyệt đôí
Tươngđôí
(+/-)

(%)
(+/-)
(%)
(2.538.681.564)
89,79 1.128.115.572
105,05
(21.654.460.620)
59,26 3.664.927.810
111,64
(19.115.779.060)
32,44 2.536.812.240
127,64
(5)
85,71
(2)
93,33
560.000
117,231
422.000
111,08
(4.778.944.765)
32,44
634.203.060
127,64
(0,24)
54,72
0,04
113,79
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)



15

Như vậy thông qua Bảng 1.3 trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công
ty trong những năm gần đây biến động tăng – giảm không ổn định, có sự biến thiên
tương đối nhỏ, với sản phẩm nòng cốt là sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét. Do là
một công ty trẻ nên những năm đầu công ty đang trong giai đoạn đầu tư các loại máy
móc thiết bị để hoàn thiện quá trình sản xuất. Đồng thời công ty cũng có nhiều chính
sách thâm nhập vào thị trường một cách bền vững nên doanh thu có xu hướng giảm.
Nhưng bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận (tỷ suất sinh lời) tương đối ổn định.
Vốn của công ty năm 2013 là 22.320.875.805 đồng giảm so với năm 2012 là
2.538.681.564 đồng tương giảm 10,1 %. Đến năm 2014 tổng nguồn vốn của công ty
tăng lên, cụ thể đạt 23.448.991.377 đồng tăng so với năm 2013 là 1.128.115.572
đồng tương ứng tăng 5,05%.
 Vốn của công ty tăng lên là do nhu cầu mở rộng thị trường, trang bị các
trang thiết bị hiện đại, công ty cần có lượng vốn đủ để các hoạt động của công ty
diễn ra hiệu quả.
Số lượng lao động của công ty cũng giảm qua từng năm, năm 2013 số lượng
lao động là 30 người giảm 5 người so với năm 2012 tương ứng giảm 14,29%. Đến
năm 2014 tình hình lao động biến động nhẹ, giảm 2 người so với năm 2013 tương
đương với 3,33%.
 Do yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao cũng như cải
thiện cơ cấu tổ chức, ổn định cán bộ nhân viên, giảm thiểu sự cồng kềnh trong tổ
chức vì vậy mà trong công ty có sự thanh lọc đội ngũ nhân viên, trong những năm
gần đây số lượng lao động có xu hướng giảm. Nhưng đời sống nhân viên ngày càng
được cải thiện và nâng cao, thể hiện ở mức thu nhập bình quân ngày tăng dần qua
các năm .
Doanh thu của Công ty biến động mạnh, tăng giảm thất thường:
+ Năm 2013 đạt 31.498.011.480 đồng giảm so với năm 2012 là
21.654.460.620 đồng tương ứng giảm 59,26% so với năm 2012.

+ Năm 2014 doanh thu của công ty đạt 35.162.939.295 đồng tăng so với
năm 2013 là 3.664.927.810 đồng tương ứng tăng 11,64% so với năm 2013.


16

=> Như vậy xét trên mặt doanh thu thì nhìn chung đánh giá chủ quan thì
công ty hoạt động tương đối hiệu quả, doanh thu tăng trong những năm gần đây,
năm sau cao hơn năm trước.
Lợi nhuận năm 2014 là 11.713.947.920 đồng tăng so với năm 2013 là
2.536.812.240 đồng tương ứng tăng 27,64%. Năm 2013 lợi nhuận đạt 9.177.135.680
đồng giảm 19.115.779.060 đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 32,44%. Năm 2013
là năm công ty đầu tư trang thiết bị sản xuất, cải cách công tác quản lí nên lợi nhuận đạt
được là âm, tuy nhiên công ty đã phát triển mạnh mẽ trong năm 2014.
 Do biến động của nền kinh tế thị trường mà tình hình phát triển của công
ty cũn biến động trong những năm gần đây. Để cạnh tranh được với các công ty
khác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đòi hỏi công ty phải có sự cải tiến về mặt kỹ
thuật. Năm 2013 có lợi nhuận giảm đáng kể, một phần nguyên nhân cũng là do
công ty đầu tư mạnh vào trang thiết bị hiện đại để tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm.
Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên đáng kể trong những
năm qua góp phần nâng cao đời sống của người lao động, tiến tới ổn định cuộc sống
cho công nhân, có như thế mới tạo cho họ hứng khởi làm việc từ đó tạo điều kiện
cho doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động.
Nộp ngân sách nhà nước của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 là
4.778.944.765 đồng tương ứng giảm 32,44%, điều này là do doanh thu năm 2013
giảm so với năm 2012. Năm 2014 nộp ngân sách nhà nước tăng nhẹ từ
2.294.283.920 đồng lên 2.928.486.980 đồng tức năm 2014 tăng 634.203.060 đồng
tương ứng tăng 27,64% so với năm 2013. Doanh thu, lợi nhuận tăng, doanh nghiệp
đóng góp cho nhà nước nhiều hơn, lương bình quân cho người lao động nâng cao,

giúp người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tỉ suất lợi nhuận năm 2013 đạt 0,29% giảm so với năm 2012 là 0,24%. Tuy
nhiên năm 2014 công ty đã ổn định trở lại và tỉ suất lợi nhuận đạt 0,33% tăng
13,79% so với năm 2013 là.
Nhìn chung các chỉ tiêu đều tăng lên báo hiệu một xu hướng phát triển thuận
lợi cho doanh nghiệp cho những năm tiếp theo. Doanh nghiệp nên có kế hoạch để
tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời cũng nên có kế hoạch


17

nghiên cứu tình hình thực tế để kịp thời phát hiện ra những nguyên nhân tiêu cực
hạn chế sự phát triển của công ty từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo
cho công ty luôn phát triển ổn định và ngày càng vững mạnh hơn.
Công ty hiện nay chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm vật liệu xây
dựng từ đất sét. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu năm 2005 và đã dần lấy
được lòng tin của khách hàng nhờ sản phẩm có chất lượng và chính sách có lợi cho
khách hàng. Công ty nhanh chóng mở rộng thị trường ra các thị trường tiềm năng
như: Phú Thọ, Hà Nội, các khu vực phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai… đến nay thương hiệu vật liệu xây dựng từ đất sét đã có 1 vị thế
nhất định trên thị trường.


18

1.4. Tình hình nhân sự
Bảng 1.4: Tình hình lao động của Công ty TNHH thương mại Việt Hoàng
Năm
2012


Chỉ tiêu

Tính

Trình
Độ

2013

Số

2014

Số

lượng(người
Giới

So sánh
2013/2012

2014/2013

Số

%

lượng(người

%


lượng(người

%

(+/-)

%

(+/-)

%

)
25
10

71,43
28,57

)
23
7

76,67
23,33

)
20
8


71,43
28,57

(2)

92

(3)

86,957

(3)

70

1

114,29

Trên ĐH

-

-

-

-


-

-

ĐH

5

14,29

6

20

6

20

(1)

120

0

100

CĐ, TC

5


14,29

4

13,33

5

14,29

(5)

80

1

125

25

71,43

20

66,67

17

60,71


31
4

88,57
11,43

27
3

90
10

24
4

85,71
14,28

(4)
(1)

80
87,097

(3)
(3)

85
88,889


Nam
Nữ

Phổ
Thông
Độ
18-40
40-60
Tuổi
Tổng số lao động

35

30

28

(5)
75
1
133,33
(5)
85,714
(2)
93,333
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)


-Với chế độ đãi ngộ rất xứng đáng với khả năng, năng lực của cán bộ, công
nhân lao động nên công ty TNHH thương mại Việt Hoàng đã thu hút được một lực

lượng đông đảo cán bộ công nhân lành nghề, có trình độ tương đối cao, thu hút
được rất nhiều nhà kỹ thuật về kỹ thuật sản xuất về vật liệu xây dựng từ đất sét về
làm kỹ thuật viên trực tiếp điều hành quản lý chất lượng đất sét sản xuất.
- Số lượng lao động trẻ, và có số lao động nam nhiều hơn lao động nữ vì để
phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty, lao động nam sẽ có lợi thế về vận
chuyển hàng hóa, đổ bốc xếp kho bãi, hầu hết lao động nam tập trung vào nhóm lao
động trực tiếp, còn lại lao đông nữ tập trung ở các phòng ban, phần nhỏ thì tập trung
ở kho bãi.
- Không đòi hỏi cao trình độ ở các bộ phận lao đông trực tiếp nhưng các lao
đông đều hoạt động tích cực phần việc của mình và đem lại được thu nhập cho bản
thân và cho cả công ty, các nhân viên lái xe,vận chuyển bốc dỡ,… không cần trình
độ cao, điều này có lợi cho công ty về vấn đề thỏa thuận lương, giúp công ty có tiết
kiệm được một khoản về chi phí nhân công.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY TNHH TM VIỆT HOÀNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm chung về tiêu thụ sản phẩm
- Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa
người mua và người bán và sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
- Theo nghĩa rộng thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều
khâu từ việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và
tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng…..nhằm mục
đích đạt hiệu quả cao nhất.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình
chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền. Sản phẩm được coi là tiêu
thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng.Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối
cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là

sản xuất sản phẩm để bán và thu lợi nhuận.
Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế khác nhau, công tác
tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.Trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, vấn đề tiêu thụ sản phẩm được thực hiện hết sức đơn giản. Nhà
nước cấp chỉ tiêu cung ứng vật tư cho các đơn vị sản xuất theo số lượng đã xác định
trước và quan hệ giữa các nghành và các bộ phận trong nền kinh tế chủ yếu là quan hệ
dọc, được kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát, giao nộp sản phẩm hiện vật. Các doanh
nghiệp chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất, việc đảm bảo các yếu tố vật chất đầu vào
như: nguyên liệu, nhiên liệu….được cấp trên bao cấp theo các chỉ tiêu cấp phát. Hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kỳ này được thực hiện theo kế
hoạch giao nộp với giá cả và địa chỉ do nhà nước quy định sẵn. Do không có môi
trường cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng giảm sút, mẫu mã kiểu
dáng ngày càng đơn điệu. Như vậy trong nền kinh tế tập trung khi mà ba vấn đề cơ bản


của sản xuất hàng hóa: sản xuất cái gì?, sản xuất bao nhiêu?, sản xuất cho ai? Đều do
nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hóa sản
xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước. Còn trong nền kinh tế thị trường,
tiêu thụ là mục đích cơ bản của sản xuất hàng hóa, hàng hóa sản xuất ra có tiêu thụ
được thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận, mới hoàn thành được vòng chu chuyển
của vốn kinh doanh và thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng. Trong thời kỳ này, tiêu
thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp cho người sản xuất nắm
bắt kịp thời những thong tin phản hồi để tổ chức sản xuất với số lượng, chất lượng và
thời gian hợp lý, đồng thời khách hàng tìm hiểu kỹ về hàng hóa tăng khả năng thỏa
mãn nhu cầu.
Chuyển sang cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với
môi trường kinh doanh biến động không ngừng và có rất nhiều rủi ro cũng như thách
thức, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và khâu tiêu thụ sản phẩm được coi là một
trong những khó khăn hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành
phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Do vậy mà hiện nay, tiêu thụ sản phẩm

đã trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp.
2.1.2. Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là một trong sáu chức năng hoạt động của doanh nghiệp là: sản xuất, tiêu thụ,
hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán, quản trị doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là
thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng.Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong quá
trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán các sản phẩm của doanh nghiệp
được thực hiện, giữa hai khâu này có sự khác nhau, quyết định tới bản chất của hoạt
động thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo
ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là tiền đề không thể thiếu để hoạt động sản
xuất có hiệu quả.Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ quyết định hiệu
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.


Trong nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một đơn vị hạch
toán độc lập, tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Đối với doanh nghiệp
thương mạiphải tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau như tạo nguồn, mua hàng,
nghiên cứu thị trường, quản lý dự trữ…..thì trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu
quan trọng, mấu chốt nhất. Chỉ có tiêu thụ sản phẩm tốt thì doanh nghiệp thương mại
mới có thể thu hồi vốn kinh doanh, thu lợi nhuận và tái mở rộng kinh doanh. Có thể nói
rằng tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy dủ những điểm mạnh và điểm yếu ủa doanh
nghiệp. Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm thể hiện rõ ở những vai trò của nó
như:
-

Tiêu thụ sản phẩm là khâu phản ánh kết quả cuối cùng của sản xuất kinh

doanh. Doanh nghiệp có thể đặt ra nhiều mục tiêu cho quá trình hoạt động kinh doanh
và phát triển của mình và chính quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh sự đúng đắn,

mục tiêu của chiến lược kinh doanh, phản ánh sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp trên
thị trường đồng thời thể hiện trình độ tổ chức, năng lực điều hành, tỏ rõ thế và lực của
doanh nghiệp trên thị trường.
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất “tái sản
xuất ra sản phẩm để bán” – đó là phương châm cơ bản của mọi doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường, ngay cả khi doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm tuyệt vời về chất
lượng, mẫu mã, kiểu dáng, song điều đó không có ý nghĩa nếu như những sản phẩm đó
không được đưa ra thị trường và được thị trường chấp nhận. Hơn bất kỳ một doanh
nghiệp nào dù có quy mô lớn đến đâu thì nguồn lực của nó cũng có giới hạn, họ sẽ chỉ
sản xuất tới một giới hạn nào đó rồi sẽ dừng hoạt động nếu không tái tạo lại nguồn lực
sản xuất. Do đó để có thể tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng thì doanh nghiệp phải
tiêu thụ sản phẩm do chính mình sản xuấtra. Chính khâu tiêu thụ lúc này lại là khâu
quyết định doanh nghiệp có tiếp tục hoạt động được nữa không. Nếu hoạt động tiêu thụ
diễn ra suôn sẻ, sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, doanh thu đủ để bù đắp chi
phí và có lãi thì doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển và ngược lại doanh
nghiệp sẽ phải rút lui khỏi thị trường.
- Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo kế hoạch kinh doanh đã vạch ra,
hàng hóa của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận, uy tín của doanh nghiệp được


giữ vững và củng cố trên thương trường. Bán hàng trong khâu tiêu thụ sản phẩm có
quan hệ mật thiết với khách hàng ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và sự tái tạo nhu cầu
của người tiêu dùng. Do đó tiêu thụ sản phẩm cũng là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ của
doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh.
- Tiêu thụ sản phẩm là một mắt xích quan trọng trong thực hiện mục đích kinh
doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận. Vì vậy nó quyết định và chi phối các hoạt động
nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như: nghiên cứu thị trường, tạo nguồn, mua hàng,
dịch vụ, công tác dự trữ….
- Tiêu thụ sản phẩm có vai trò gắn kết người sản xuất với người tiêu dùng,
trực tiếp thực hiện các chức năng lưu thông hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống

của nhân dân. Đảm bảo cân đối giữa cung và cầu, ổn định giá cả thị trường. Khi doanh
nghiệp có lãi, tiếp tục ái sản xuất thì doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các nguồn lực
xã hội làm yếu tố đầu vào như: nguyên liệu, vốn, sức lao động và mua các yếu tố khác
của doanh nghiệp bạn. Do đó tạo ra hàng loạt các hoạt động dây chuyền kế tiếp thúc
đẩy sự đi lên, phát triển cả nền kinh tế quốc dân. Như vây, tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp không những có vai trò to lớn đối với bản thân doanh nghiệp đó mà nó còn có
vai trò ảnh hưởng nhất định đối với xã hội.
2.1.3. Khái niệm chung về hoạt động marketing
 Một số định nghĩa về marketing
- Theo Phillip Kotler: Marketing là những hoạt động của con người hướng vào
việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của con người thông qua quá trình trao đổi
- Viện Marketing Anh cho rằng: Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn
bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng
thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hóa đến người
tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa.
- Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Marketing là một quá trình lập kế hoạch và
thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của
hàng hóa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thỏa mãn mục
đích của các tổ chức và cá nhân.
- Theo MC. Carthy: Marketing là quá trình nghiên cứu khách hàng là ai, họ cần
gì và muốn gì, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa cho


doanh nghiệp bằng cách: cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần, đưa ra mức
giá khách hàng chấp nhận trả, đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng và cung cấp
thông tin, giao tiếp với khách hàng.
 Những khái niệm cơ bản
- Marketing: là hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn
thông qua trao đổi.
- Nhu cầu: là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý
cơ bản về ăn, uống, mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng… lẫn những nhu cầu xã hội về
sự thân thiết gần gũi uy tín và tình cảm gắn bó cũng nhu những nhu cầu cá nhân về tri
thức và tự thể hiện mình.

Hình 2.1: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
- Mong muốn:
+ Khái niệm: là một nhu cầu có đặc thù tương ứng với trình độ văn hóa và
nhân cách của cá thể
+ Đặc điểm:
 Giúp các nhà kinh doanh xác định được các thông số và đặc tính của sản
phẩm (trong đó nhu cầu chỉ giúp tìm ra loại sản phẩm đó). Từ đó tăng khả năng cạnh
tranh.


 Khám phá ra mong muốn là công việc khó khăn, đòi hỏi nghiên cứu tỉ mỉ,
kỹ lưỡng hơn phát hiện ra nhu cầu. Đôi khi, mong muốn của con người tồn tại dưới
dạng ẩn mà chính họ cũng không nhận thức được. Nhưng nếu được gợi mở thì nó lại
bùng phát nhanh và biến thành một sức mua mạnh mẽ.
- Yêu cầu: là mong muốn kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán.
Yêu cầu giúp doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào những nhu cầu nhất định của
một nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể. Marketing không phải là các hoạt động nhằm
vào thị trường nói chung mà phải nhằm vào những thị trường mục tiêu cụ thể.
- Hàng hóa:
+ Khái niệm: là tất cả những cái gì có thể thỏa mãn mong muốn hay nhu cầu
và được cung ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý mua sử dụng hay
tiêu dùng.
+ Phân loại:
 Hàng hóa hữu hình: là những sản phẩm có hình thù, kích thước với những
đặc tính kỹ thuật, sản xuất ra để bán. Ví dụ: quần áo, máy móc…

 Hàng hóa vô hình: là những sản phẩm không có hình thù, kích thước với
những đặc tính kỹ thuật. Ví dụ: hàng không, bưu điện, bảo hiểm…
- Trao đổi:
+ Khái niệm: là hành vi nhận được từ một người nào đó thứ mà mình muốn và
đưa lại cho người đó một thứ gì đó.
+ Điều kiện trao đổi:
 Có ít nhất 2 bên.
 Mỗi bên phải có thứ gì đó để đổi với bên kia và phải có giá trị.
 Mỗi bên phải có khả năng giao dịch và vận chuyển hàng hóa của mình.
 Mỗi bên phải hoàn toàn có tự do chấp nhận và khước từ với bên kia.

Mỗi bên cần phải có nhận thấy cần và mong muốn giao dịch với bên kia.
- Thỏa mãn nhu cầu thông qua trao đổi là tốt nhất vì:
+ Ta không có khả năng sản xuất ra mọi thứ nhưng ta lại có nhu cầu với mọi
thứ.
+ Nếu mỗi người chỉ tập trung vào sản xuất một hoặc một vài thứ thì khả năng
chuyên môn hóa của anh ta sẽ được nâng cao, chi phí cá biệt để sản xuất ra những thứ
đó sẽ thấp, anh ta sẽ có lợi trong trao đổi.
+ Bằng cách thông qua trao đổi, mọi người đều có thể thỏa mãn nhu cầu mà
không ai lệ thuộc vào ai. Người ta sẽ trở nên bình đẳng hơn.
- Giao dịch: là cuộc trao đổi mang tính chất thương mại với những vật có giá
trị giữa 2 bên.


×