Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

TỔ CHỨC kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và GIÁ THÀNH sản PHẨM tại xí NGHIỆP TBYT 130 – CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN ARMEPHACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.47 KB, 78 trang )

[Type the document title]
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ ÁNH HỒNG
LỚP: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP K13B

ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP TBYT 130 –
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ARMEPHACO

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: NGÀNH KẾ TOÁN

Hải Phòng, năm 2016

1


[Type the document title]

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có đủ 3 yếu tố cơ bản:
tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.Sự tiêu hao các yếu tố này trong
quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư
liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Các loại chi


phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó luôn
vận động và thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Như vậy, bản chất của chi phí trong
hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những phí tổn về tài nguyên, vật
chất, về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh.
Như vậy, chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật
hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ dùng vào sản
xuất sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.
1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động
vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản
phẩm, lao vụ,dịch vụ nhất định.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang
tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của
doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử
dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của
những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao
lợi nhuận.Nó là căn cứ để xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp.
1.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là
hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình

2


[Type the document title]
sản xuất. Nhưng, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên 2 phương diện:
- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất gắn với 1 thời kì nhất định còn giá thành sản
phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn thành.

Giá thành sảnphẩm sản xuất
CPSX dở dang đầu kì
+
CPSX phát sinh trong kì
CPSX dở dang cuối kì
=
- Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi phí
sản xuất dở dang. Cụ thể:

Trường hợp: CPSX dở dang đầu kì = CPSX dở dang cuối kì
thì Giá thành sản phẩm sản xuất = Tổng CPSX phát sinh trong kì
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết. Chi phí
sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Mặt
khác, số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Vì
vậy tiết kiệm chi phí sẽ hạ giá thành sản phẩm.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất
a) Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, CPSX được phân loại thành:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì.
- Chi phí dụng cụ, bao bì: bao gồm toàn bộ giá trị của công cụ dụng cụ, phụ tùng
thay thế, bao bì sản phẩm sử dụng trong kì sản xuất kinh doanh.
- Chi phí nhân công: bao gồm các khoản lương, phụ cấp mang tính chất lương
chi trả cho người lao động, các khoản trích theo lương của người lao động.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích trong kì của tất
cả các TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các CP mà doanh nghiệp chi trả cho các
dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì.


3


[Type the document title]
- Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu
trên doanh nghiệp đã chi ra trong kì như hội nghị, hội thảo, tiếp khách hàng, thuê
quảng cáo…

b) Phân loại CPSX theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
CPSX được chia thành 3 khoản mục chi phí sau:
- CP NVL trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu… tham gia trực tiếp vào quá trình chế tạo, sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch
vụ, lao vụ.
- CP nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương, các khoản trích theo
lương của các công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ,
lao vụ.
- CPSX chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất
không bao gồm 2 chi phí trên.
c) Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa CPSX với khối lượng sản phẩm, dịch
vụ sản xuất, cung cấp trong kì
- CP cố định: là những chi phí không thay đổi khi có sự thay đổi của khối lượng
sản phẩm sản xuất như CP khấu hao TSCĐ, tiền thuê văn phòng, thuê đất…
- CP biến đổi: là những chi phí thay đổi khi có sự thay đổi của khối lượng sản
phẩm sản xuất như CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp…
d) Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối
tượng chịu chi phí
- CP trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất một loại sản phẩm nhất định. Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán để tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

- CP gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản
phẩm, dịch vụ. Kế toán tiến hành tập hợp chung rồi phân bổ cho từng đối tượng theo
phương pháp thích hợp.
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
a) Phân loại giá thành theo số liệu và thời điểm tính
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:

4


[Type the document title]
- Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất trên
cơ sở giá thành thực tế kì trước và các định mức, dự toán chi phí của kì kế hoạch.
- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức được
xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên
cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất địnhtrong kì kế hoạch
nên luôn có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được
trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Giá thành thực tế: là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất
sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
b) Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
Giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại như sau:
- Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao
gồm CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp và CPSX chung.
- Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ được tính theo công thức
sau:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ
Giá thành sản xuất sản phẩm

CP quản lý doanh nghiệp
CP bán hàng
+
=
+

1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán
CPSX. Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý
CPSX, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ và
ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh
chi phí và đối tượng chịu chi phí. Cụ thể:
+) Nơi phát sinh CP: phân xưởng, giai đoạn công nghệ, bộ phận sản xuất.

5


[Type the document title]
+) Đối tượng chịu CP: từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, chi tiết sản
phẩm.
1.1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để kế toán tổ
chức các bảng (thẻ) tính giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp
để tiến hành tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là:
- Bán thành phẩm, thành phẩm.
- Bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
1.1.3.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm

Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX để cung cấp số liệu cho việc
tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp, ngược lại xác
định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối
tượng tập hợp CPSX cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của công tác tính giá thành.
Trong thực tế, một đối tượng tập hợp CPSX có thể trùng với một đối tượng tính
giá thành hoặc một đối tượng tập hợp CPSX lại có nhiều đối tượng tính giá thành hoặc
ngược lại có nhiều đối tượng tập hợp CPSX nhưng chỉ có một đối tượng tính giá
thành.
Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm
trong một doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng quyết định trong việc lựa chọn
phương pháp tính giá thành và kĩ thuật tính giá thành trong doanh nghiệp.
1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.4.1 Phương pháp tập hợp CPSX
- Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng trong trường hợp CPSX phát sinh liên
quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp CPSX như CP NVL trực tiếp, CP nhân công
trực tiếp.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí phát sinh liên
quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX do đó cần phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ
thích hợp.
CPSX cần phân bổ cho đối tượng i
Hệ số phân bổ
Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i
=
x

6


[Type the document title]
Hệ số phân bổ

=
Tổng CPSX cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ cho các đối tượng
Trong đó:

1.1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Để tính giá thành có hiệu quả thì phải lựa chọn phương pháp tính giá thành phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp tính giá thành
là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản
phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm. Một số phương pháp tính giá thành chủ yếu bao
gồm: Phương pháp tính giá thành giản đơn, phương pháp tính giá thành phân bước,
phươg pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp hệ số, phương pháp tỉ lệ….
Sau đây là những phương pháp được kế toán sử dụng trên thực tế:
a) Phương pháp tính giá thành giản đơn
- Điều kiện áp dụng: các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn.
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn:

• Để sản xuất sản phẩm chỉ sử dụng một quy trình công nghệ chế biến. Từ
khi bỏ NVL vào sản xuất cho đến khi tạo thành sản phẩm là một quy trình
khép kín.
• Mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kì ngắn, sản phẩm dở dang ít
hoặc không có.
• Đối tượng tập hợp CPSX cũng là đối tượng tính giá thành: sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm được tính như sau:

Z = Dđk + C - Dck
Trong đó: Z: tổng giá thành sản phẩm

Dđk: giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
C: chi phí sản xuất phát sinh trong kì

Dck: giá trị sản phẩm dở dang cuối kì

z = Z : Qht
Trong đó: z: giá thành đơn vị sản phẩm

Z: tổng giá thành sản phẩm
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành
7


[Type the document title]
- Ưu điểm: tính toán nhanh, đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao.
- Nhược điểm: áp dụng trong phạm vi hẹp.
b) Phương pháp tính giá thành phân bước
- Điều kiện áp dụng: các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, liên tục.
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất liên tục:

• Để sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến,
mỗi bước công nghệ tạo ra các bán thành phẩm, bán thành phẩm của giai
đợn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau, giai đoạn cuối cùng tạo
ra thành phẩm.
• Đối tượng tập hợp CPSX là các giai đoạn công nghệ, các phân xưởng. Đối
tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm hoặc chỉ thành
phẩm.
- Phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành:

• Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm.
• Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm.

*) Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:

CP NVL trực tiếp
+
CP chế biến bước 1
Giá trị sản phẩm dở dang bước 1
Giá thành bán thành phẩm B1
CP bán thành phẩm B1 chuyển sang
CP chế biến bước 2
+
Giá trị sản phẩm dở dang bước 2
Giá thành bán thành phẩm B2
CP bán thành phẩm B(n-1) chuyển sang
+
CP chế biến bước n
Giá trị sản phẩm dở dang bước n
Tổng giá thành thành phẩm

8


[Type the document title]

Sơ đồ 1.1: Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành
phẩm
-Nội dung: Kế toán căn cứ vào CPSX phát sinh của giai đoạn đầu tiên và giá trị
sản phẩm dở dang để tính giá thành bán thành phẩm bước 1. Sau đó, xác định chi phí
bước 1 chuyển sang giai đoạn sau cùng với CPSX phát sinh và giá trị sản phẩm dở
dang từ đó tính giá thành bán thành phẩm bước 2. Tương tự như vậy cho đến giai đoạn
cuối cùng của quy trình sản xuất để tính tổng giá thành thành phẩm sản xuất và giá
thành đơn vị.
- Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế

nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở từng giai đoạn có thể dùng làm thành
phẩm bán ra ngoài.

*) Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm:
CPSX ở bước 1
CPSX ở bước 2

9


[Type the document title]
CPSX ở bước n
CPSX ở bước 1 nằm trong thành phẩm
CPSX ở bước 2 nằm trong thành phẩm
CPSX ở bước n nằm trongthành phẩm
Giá thành thành phẩm

Sơ đồ 1.2: Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thành bán
thành phẩm
CPSX nằm trong thành phẩm
=
CP dở dang đầu kì + CP phátsinh
Sản phẩm hoàn thành + Sản phẩm làmdở
x
Thành phẩm
Trong đó:

-Nội dung: Kế toán căn cứ vào CPSX phát sinh ở các giai đoạn đã tập hợp được
để xác định CPSX của từng giai đoạn có trong giá thành thành phẩm. Sau đó tổng hợp
lại và tính giá thành.

-Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp không có nhu cầu bán bán
thành phẩm ra ngoài, doanh nghiệp chỉ cần tính giá thành thành phẩm mà không tính
giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn.
c) Phương pháp hệ số
- Điều kiện áp dụng: các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử
dụng một loại NVL nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau.

10


[Type the document title]
- Đặc điểm: Đối tượng tập hợp CP là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính
giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
- Trình tự tính giá thành:

• Tập hợp CPSX của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung
cho các loại sản phẩm thu được đồng thời.
• Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm chuẩn theo các hệ
số quy định.
• Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn.
• Xác định giá thành từng loại thành phẩm.
d) Phương pháp tỷ lệ
-Điều kiện áp dụng: các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử
dụng một loại NVL nhưng thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, quy cách
khác nhau.
-Đặc điểm: Đối tượng tập hợp CP là nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình công
nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.
-Trình tự tính giá thành:

• Tập hợp CPSX của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế

của nhóm sản phẩm.
• Xác định tỷ lệ giá thành căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành
định mức.
• Xác định giá thành từng kích cỡ, quy cách, phẩm cấp trên cơ sở tỷ lệ.

1.2 Lý luận về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp
1.2.1 Nhiệm vụ của tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả
năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để xác định đúng đắn đối tượng tập
hợp CPSX, đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lí trên cơ sở phân công trách
nhiệm rõ ràng của từng nhân viên kế toán, từng bộ phận kế toán có liên quan.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí phát
sinh trong kì, khối lượng sản phẩm hoàn thành, khối lượng sản phẩm dở dang làm cơ
sở đánh giá sản phẩm dở dang từ đó tính được giá thành sản phẩm.
- Tổ chức công tác hạch toán ban đầu, chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, mở sổ
kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán và đặc điểm hoạt động

11


[Type the document title]
kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu thu nhận – xử lý – hệ thống
hóa thông tin về chi phí, giá thành.
- Tổ chức lập các báo cáo kế toán và phân tích tình hình về CPSX, giá thành sản
phẩm, các định mức, dự toán về chi phí và giá thành, mức độ tiết kiệmchi phí và hạgiá
thành sản phẩm để giúp các nhà quản trị đưa ra được các quyết định đúng đắn, phù
hợp.

1.2.2 Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê
khai thường xuyên
1.2.2.1 Kế toán CP NVL trực tiếp
CP NVL trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu
được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là loại CP
thường chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp sản xuất.
Sau khi xác định đối tượng tập hợp CPSX thì kế toán tiến hành xác định CP NVL
trực tiếp trong kì cho từng đối tượng tập hợp chi phí, chi tiết tài khoản sử dụng cho
từng đối tượng tập hợp chi phí.

a) Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn giá trị gia tăng mua NVL
b) Tài khoản sử dụng
Để theo dõi CP NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp”. Kết cấu TK 621:
Bên Nợ: Tập hợp CP NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực
hiện các lao vụ, dịch vụ.
Bên Có:
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển CP NCL trực tiếp.
Số dư: TK 621 không có số dư cuối kì.
TK 151,152,331,
111,112…
TK 154
TK 621
TK 152
Vật liệu dùng trực tiếp
chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụ dịch vụ
Kết chuyển CP NVL trực tiếp

Vật liệu dùng

12


[Type the document title]
không hết nhập kho
c) Phương pháp kế toán

Sơ đồ 1.3: Kế toán tổng hợp CP NVL trực tiếp theo phương pháp kê khai
thường xuyên
1.2.2.2 Kế toán CP nhân công trực tiếp
CP nhân công trực tiếp bao gồm các khoản thù lao phải trả cho người lao động
trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ như tiền lương, tiền
thưởng, phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra CP nhân công trực tiếp còn gồm các
khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo
hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ nhất định tính vào chi phí do doanh nghiệp chịu.
a)Chứng từ sử dụng
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
b)Tài khoản sử dụng
Để theo dõi CP nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công
trực tiếp”. Kết cấu TK 622:
Bên Nợ: Tập hợp CP nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ,
dịch vụ.
Bên Có: Kết chuyển CP nhân công trực tiếp.
Số dư: TK 622 không có số dư cuối kì.
TK 334
Kết chuyển CP

nhân công trực tiếp

13


[Type the document title]
Tiền lương và phụ cấp lương
TK 338
TK 622
TK 154
Các khoản trích theo lương
phải trả cho công nhân trực tiếp
của nhân công trực tiếp phát sinh
c)Phương pháp kế toán

Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp CP nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai
thường xuyên
1.2.2.3 Kế toán CPSX chung
CPSX chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CP NVL
trực tiếp và CP nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
a) Chứng từ sử dụng
-Hóa đơn giá trị gia tăng
-Bảng khấu hao TSCĐ
-Bảng thanh toán tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng
- Phiếu xuất kho vật liệu dung cho phân xưởng …
b) Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản CPSX chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất
chung”. Kết cấu TK 627:
Bên Nợ: Tập hợp CPSX chung thực tế phát sinh.

Bên Có:
- Các khoản ghi giảm CPSX chung.
- Kết chuyển hay phân bổ CPSX chung.

14


[Type the document title]
Số dư: TK 627 không có số dư cuối kì.
TK 627 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2:
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
- TK 6272: Chi phí nguyên, vật liệu
- TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
c) Phương pháp kế toán

TK 152,111,112…
TK 154
CP bằng tiền khác
TK 334,338
TK 111,112,331
CP nhân viên phân xưởng
CP vật liệu, dụng cụ
CP khấu hao TSCĐ
TK 214
TK 152,153
TK 627
Kết chuyển CPSX chung

Các khoản thu hồi ghi giảm
CP dịch vụ mua ngoài

15


[Type the document title]

Sơ đồ 1.5: Kế toán tổng hợp CPSX chung theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng từng khoản mục sau đó được kết
chuyển để tập hợp chi phí cho toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế
toán tập hợp chi phí sản xuất.
a) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Kết cấu TK
154:
Bên Nợ: Tổng hợp các CPSX trong kì (CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực
tiếp, CPSX chung).
Bên Có:
-Các khoản ghi giảm chi phí.
- Tổng giá thành thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn
thành.
Số dư bên Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn
thành.

16


[Type the document title]
TK 154

TK 621
TK 622
TK 627
TK 152,111…
TK 155
TK 157
TK 632
CP NVL trực tiếp
CP nhân công
trực tiếp
CPSX chung
Các khoản ghi giảm CP
Giá thành
thực tế
Gửi bán
Tiêu thụ
Nhập kho
b) Phương pháp kế toán

Sơ đồ 1.6: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên
1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản
xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành
một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công, chế biến thêm mới trở thành

17


[Type the document title]

thành phẩm. Toàn bộ CPSX đã tập hợp trong kì theo từng đối tượng có liên quan đến
cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Để có thông tin phục vụ cho công tác
tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm
soát CP, kế toán cần xác định số CP bỏ ra mà sản phẩm dở dang phải chịu là bao nhiêu.
Đó chính là việc đánh giá sản phẩm dở dang.
1.2.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo CP NVL trực tiếp

Dck
=
Dđk + CP NVL trực tiếp
Qht + Qddck
x
Qddck
- Công thức:

Trong đó: Dck: giá trị sản phẩm dở dang cuối kì

Dđk: giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành
Qddck: khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có CP NVL
chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì ít và biến động không lớn so
với đầu kì.
- Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán.
- Nhược điểm: độ chính xác không cao do không tính đến các CP về nhân công
và CPSX chung.
1.2.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương

Dđk + CPSX phát sinh

Dck
=
Qht + (Qddck x mc)
x
(Qddck x mc)
- Công thức:

18


[Type the document title]
Trong đó: Dck: giá trị sản phẩm dở dang cuối kì

Dđk: giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
Qht: khối lượng sản phẩm hoàn thành
Qddck: khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì
mc: mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có CP NVL
trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn, khối lượng sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì
biến động lớn.
- Ưu điểm: có tính chính xác cao hơn phương pháp trên
- Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của
sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
1.2.4 Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp
kiểm kê định kì
Phương pháp kiểm kê định kì là phương pháp kế toán không theo dõi, phản ánh
thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa
trên các tài khoản tồn kho tương ứng.
1.2.4.1 Kế toán CP NVL trực tiếp
Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dung cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử

dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí phản ánh trên TK 621
không ghi theo từng chứng từ xuất dùng NVL mà được ghi 1 lầnvào cuối kì hạchtoán
sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 611 “Mua hàng”. Kết cấu TK 611:
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá gốc hàng hóa, NVL, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kì.
- Giá gốc hàng hóa, NVL, công cụ dụng cụ mua vào trong kì, hàng hóa đã bán bị
trả lại…
Bên Có:
- Kết chuyển giá gốc hàng hóa, NVL, dụng cụ tồn kho cuối kì.
- Giá gốc hàng hóa, NVL, dụng cụ xuất dung trong kì; giá gốc hàng hóa xuất bán
(chưa xác định là đã bán trong kì).
- Giá gốc hàng hóa, NVL, dụng cụ mua vào đã trả lại hoặc được giảm giá.
Số dư: TK 611 không có số dư cuối kì.
TK 611 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:

19


[Type the document title]
- TK 6111: mua nguyên liệu, vật liệu.
- TK 6112: mua hàng hóa.
TK 631
TK 111,112…
TK 6111
TK 621
Giá trị vật liệu
tăng trong kì
Giá trị NVL dùng
trực tiếp chế tạo sản phẩm

Kết chuyển CP
NVL trực tiếp
TK 151,152
Kết chuyển giá trị NVL
tồn cuối kì
Kết chuyển giá trị NVL tồn đầu kì

Sơ đồ 1.7: Kế toán tổng hợp CP NVL trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kì
1.2.4.2 Kế toán CP nhân công trực tiếp và CPSX chung
Về CP nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kì
tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ CPSX chung cũng sẽ được
tập hợp và chi tiết theo các tài khoản cấp 2 tương ứng và tương tự như phương pháp kê
khai thường xuyên. Sau đó 2 chi phí này sẽ được tiến hành kếtchuyển, phân bổ vào TK
631 “Giá thành sản xuất” chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành.
Kết cấu TK 631:

20


[Type the document title]
Bên Nợ: phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và các chi phí phát sinh trong
kì liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiên lao vụ, dịch vụ.
Bên Có:
- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kì.
- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Số dư: TK 631 không có số dư cuối kì.
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kì
TK 621
TK 622
TK 627

TK 631
CP NVL trực tiếp
CP nhân công trực tiếp
CPSX chung kết chuyển
TK 154
Giá trị sản phẩm dở dang
cuối kì
TK 632
Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho
gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp
hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá
1.2.4.3 Kế toán tổng hợp CPSX sản phẩm

21


[Type the document title]
Sơ đồ 1.8: Kế toán tổng hợp CPSX sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kì
1.2.5 Tổ chức sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các sổ kế toán khác nhau về khả năng ghi
chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở
chứng từ gốc. Các doanh nghiệp khác nhau loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ
hình thành cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau. Theo Thông tư
200/TT-BTC của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp có thể tự thiết kế cho mình hình thức
sổ kế toán riêng phù hợp với đặc điểm doanhnghiệp. Nếu doanh nghiệp không tự thiết
kế thì có thể áp dụng một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau:
1.Hình thức Nhật kí – Sổ cái
2.Hình thức Nhật kí chứng từ
3.Hình thức Chứng từ ghi sổ
4.Hình thức kế toán máy

5.Hình thức Nhật kí chung
- Đặc điểm tổ chức sổ kế toán: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
đều phải được ghi vào sổ Nhật kí mà trọng tâm là sổ Nhật kí chung, theo trình tự thời
gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ
Nhật kí để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ.
- Ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho phân công lao động kế
toán.
- Nhược điểm: việc ghi chép trùng lặp nhiều.
- Điều kiện áp dụng: đơn vị có quy mô vừa, có nhiều cán bộ nhân viên kế toán.
- Các sổ kế toán: + Sổ Nhật kí chung.
+ Sổ Nhật kí đặc biệt chi tiền, mua hàng
+ Sổ Cái TK 621,622,627,152,154…
+ Sổ kế toán chi tiết TK 621,622,627,154…
Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Sổ Nhật kí
đặc biệt
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
- Trình tự ghi sổ:

22


[Type the document title]

Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra và được dùng làm
căn cứ ghi sổ, trước hết kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật kí
chung. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật kí
chung, các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan. Trường hợp đơn vị mở sổ nhật kí đặc biệt thì căn cứ vào chứng từ được làm căn
cứ ghi sổ, kế toán ghi vào các sổ nhật kí đặc biệt có liên quan. Định kì (5,10,… ngày)
hoặc cuối tháng, tùy theo khối lượng nghiệp vụ, kế toán tổng hợp từng sổ nhật kí đặc
biệt để ghi số liệu vào sổ cái. Cuối tháng, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số
phát sinh, số liệu trên sổ cái được dùng để đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp chi
tiết. Sau khi kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng thì số liệu trên sổ cái, bảng tổng hợp chi
tiết, bảng cân đối số phát sinh được dùng để lập báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP TBYT 130
2.1 Khái quát chung về Xí nghiệp TBYT 130
23


[Type the document title]
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp TBYT 130
Tên gọi đầy đủ: Xí nghiệp Thiết bị y tế 130.
Tên viết tắt: MEF.
Địa chỉ: Xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Giám đốc đại diện: Bùi Viết Tuấn.
Điện thoại: (04)38614172 – 36860449 – 38615303 – 38616136.

Fax: (04)38614173.
Email:
Xí nghiệp Thiết bị Y tế 130 được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1969 ban đầu là
Xưởng sửa chữa quân y, trực thuộc Cục quân y. Ra đời trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ nhằm bảo đảm các tranh thiết bị y tế của quân đội phục vụ cho việc cứu chữa
thương bệnh binh. Xí nghiệp là doanh nghiệp duy nhất trong quân đội thực hiện nhiệm
vụ tham mưu trong lĩnh vực trang thiết bị y tế chuyên sản xuất, sửa chữa dụng cụ, máy
y tế cho toàn quân.
Năm 1989, Xưởng được sắp xếp lại thành Xí nghiệp công nghiệp, thực hiện chế
độ hạch toán kinh tế độc lập với tên gọi là Xí nghiệp TBYT 130.
Năm 1992, Xí nghiệp được đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo nghị
định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Hoạt
động kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và là doanh nghiệp
duy nhất trong quân đội thực hiện nhiệm vụ tham mưu trong lĩnh vực đảm bảo trang
thiết bị y tế phục vụ chuyên ngành sản xuất, sửa chữa máy y tế cho toàn quân. Song do
nhu cầu tổ chức xắp xếp lại các doanh nghiệp, Xí nghiệp Thiết bị y tế 130 trở thành xí
nghiệp thành viên của Công ty Dược và trang thiết bị y tế quân đội theo quyết định số
470/QĐ- QP ngày 17/4/1996 dobộ trưởng Bộ Quốc phòng ký. Từ ngày 23 tháng 6 năm
2010, Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội được chuyển đổi thànhCôngty Cổ
phần ARMEPHACO, là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu
thuộc lĩnh vực dược phẩm và trang thiết bị y tế.
Xí nghiệp Thiết bị y tế 130 là thành viên của Công ty Cổ phần ARMEPHACO, là
nhà máy đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000, chuyênsản xuất các trang thiếtbịy
tế cầm tay, cơ khí, điện tử, điện lạnh…. Các sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng hiện
đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thiết bị y tế của thị trường.
Trong quá trình hoạt động, Xí nghiệp đã đạt được những thành tích sau:
Năm 2002: Xí nghiệp đạt 1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc cho 3 loại sản
phẩm hộp hấp bông băng, cọc ép xương ren ngược chiều, hộp đựng dụng cụ y tế tại
Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam lần thứ 11.


24


[Type the document title]
Năm 2003: Xí nghiệp đạt được 2 huy chương vàng cho sản phẩm giường đa chức
năng chạy điện và bàn bó bột kéo xương; 2 huy chương bạc cho sản phẩm xe cáng
nâng và giường chăm sóc bệnh nhân nặng tại Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp lần
thứ 12.
Trong công tác quản lý kỹ thuật, Xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001: 1994 phiên bản 2000.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
Xí nghiệp TBYT 130 là một thành viên của Công ty Cổ phần ARMEPHACO,
tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý có liên quan.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch – điều độ
Phòng kĩ thuật - KCS
Ban tài chính – kế toán
Ban tổ chức – hành chính
Ban kinh doanh
Phòng vật tư
Phân xưởng dụng cụ y tế
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng cơ điện lạnh
Phân xưởng thiết bị y tế
Các tổ sản xuất
Các tổ sản xuất
Các tổ sản xuất
Các tổ sản xuất
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:


Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp TBYT 130
(Nguồn: Ban tổ chức hành chính - Xí nghiệp TBYT 130)

25


×