Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

KHAI THÁC lễ hội TRUYỀN THỐNG hải PHÒNG PHỤC vụ PHÁT TRIỂN DU LỊCH địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.29 KB, 48 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ÐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: KHAI THÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn
Đơn vị
Sinh viên
Lớp
Ngành

: Nguyễn Thị Huệ
: Khoa quản trị kinh doanh
: Nguyễn Thị Tâm
: 2VH9
: Văn hóa du lịch

Hải Phòng, tháng 05 năm 2014

1


LỜI CẢM ƠN
Bài kháo luận tốt nghiệp được hoàn thành, ngoài sự lỗ lực của bản thân còn
có sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Cao đẳng công
nghệ Viettronics, đặc biệt là thầy Tùng, cô giáo bộ môn chuyên ngành là cô
Nguyễn Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian viết bản khóa luận


này. Cuối cùng em xin cảm ơn các cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh, cũng
như các cô giáo bộ môn đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, thu thập các thông tin,
tài liệu cũng như trong việc trình bày nội dung về các vấn đề nhưng do trình độ
còn hạn chế cho nên không thể tránh khỏi được những thiếu sót. Do đó em rất
mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong bài khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải phòng, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Tâm

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................Error: Reference source not found
MỤC LỤC........................................................................ Error: Reference source not found
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................Error: Reference source not found
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................Error: Reference source not found
2. Phạm vi nghiên cứu..................................................... Error: Reference source not found
3. Mục đích nghiên cứu................................................... Error: Reference source not found
4. Nhiệm vụ của đề tài..................................................... Error: Reference source not found
5. Thời gian nghiên cứu...................................................Error: Reference source not found
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu....................Error: Reference source not found
7. Kết cấu của khóa luận................................................. Error: Reference source not found
CHƯƠNG 1: KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG HẢI PHÒNG
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.......................................... Error: Reference source not found
1.1 Quan niệm về lễ hội................................................... Error: Reference source not found

1.1.1 Khái niệm về lễ hội....................................................Error: Reference source not found
1.1.2 Phân loại lễ hội......................................................... Error: Reference source not found
1.2. Quan niệm về du lịch và du lịch lễ hội.................... Error: Reference source not found
1.2.1 Khái niệm du lịch và du lịch lễ hội...........................Error: Reference source not found
1.2.2 Đặc điểm của du lịch lễ hội...................................... Error: Reference source not found
1.3. Khai thác giá trị các lễ hội truyền thống Hải Phòng........Error: Reference source not
found
1.3.1. Giá trị của các lễ hội truyền thống..........................Error: Reference source not found
1.3.2. Giá trị của các lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng.........Error: Reference source not found
1.3.3. Đánh giá về giá trị các lễ hội truyền thống Hải Phòng để phát triển du lịch......Error:
Reference source not found
Tiểu kết chương 1....................................................................................................................23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TẠI HẢI
PHÒNG.............................................................................Error: Reference source not found
2.1. Thực trạng khai thác các lễ hội truyền thống tại Hải Phòng. Error: Reference source
not found
2.1.1. Các lễ hội truyền thống............................................Error: Reference source not found
2.1.2. Một số thực trạng chung tại các lễ hội truyền thống Hải Phòng.......Error: Reference
source not found
2.2. Thực trạng khai thác một số lễ hội tại Hải Phòng. Error: Reference source not found
2.2.1. Thực trạng khai thác lễ hội Chọi Trâu – Đồ Sơn...Error: Reference source not found
2.2.2. Thực trạng khai thác lễ hội Đền Nghè....................Error: Reference source not found
2.2.3. Thực trạng khai thác lễ hội Hát Đúm Thủy Nguyên........Error: Reference source not
found

3


2.3. Tác động của lễ hội truyền thống đối với phát triển du lịch Hải Phòng..............Error:
Reference source not found

2.3.1. Tác động tích cực..................................................... Error: Reference source not found
2.3.2. Tác động tiêu cực..................................................... Error: Reference source not found
2.4. Cáctác động của du lịch Hải Phòng đối với lễ hội truyền thống........Error: Reference
source not found
2.4.1. Các tác động tích cực.............................................. Error: Reference source not found
2.4.2. Các tác động tiêu cực............................................... Error: Reference source not found
Tiểu kết chương 2....................................................................................................................36
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC CÁC LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG HẢI PHÒNG.................................. Error: Reference source not found
3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách................................Error: Reference source not found
3.2. Giải pháp duy trì và tổ chức các lễ hội truyền thống.......Error: Reference source not
found
3.3. Giải pháp giáo dục.................................................... Error: Reference source not found
3.4. Giải pháp bảo tồn và khôi phục các lễ hội truyền thống Hải phòng..Error: Reference
source not found
3.4.1. Đối với lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn.............................Error: Reference source not found
3.4.2. Đối với lễ hội Đền Nghè..........................................Error: Reference source not found
3.4.3 Lễ hội Hát Đúm Thủy Nguyên................................. Error: Reference source not found
3.5 Giải pháp tuyên truyền, quảng cáo.......................... Error: Reference source not found
3.6. Giải pháp khai thác...................................................Error: Reference source not found
3.7. Các khuyến nghị........................................................Error: Reference source not found
Tiểu kết chương 3....................................................................................................................43
KẾT LUẬN.......................................................................Error: Reference source not found
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................Error: Reference source not found
PHỤ LỤC.................................................................................................................................46

4


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào và bất cứ mùa nào cũng có những
ngày lễ hội. Gắn liền với bước đi của lịch sử, lễ hội như một bảo tàng bách khoa
phong phú về đời sống và tinh thần, văn hóa của các dân tộc, có sức lan tỏa và
tác động sâu sắc tới tâm hồn, tâm tư, tình cảm, cốt cách của bao thế hệ.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần biểu hiện những giá trị
tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Ở nước ta, lễ hội được tổ chức bao
gồm nhiều mặt của đời sống xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập
quán, sự tích về các vị anh hùng có công với dân với nước, các trò chơi dân
gian, diễn xướng dân gian, các nghi lễ,…Hàng năm trên đất nước ta có hàng
nghìn lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô và mang ý nghĩa khác
nhau. Lễ hội truyền thống như là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc
biệt, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc,
giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có
giá trị văn hóa tâm linh cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao
cả thiêng liêng. Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa dân tộc và đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lễ
hội còn mang một giá trị kinh tế lớn, là sản phẩm văn hóa đặc biệt cho ngành du
lịch.
Lễ hội đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động du lịch. Do vấn đề đặt
lên hàng đầu trong thời kì đất nước ta bước vào con đường hội nhập hiện nay.
Đó là làm sao khai thác được các lễ hội theo hướng bền vững cho hoạt động du
lịch, mà không mất đi giá trị truyền thống vốn có của nó. Đây là một lý do thực
tiễn góp phần không nhỏ vào việc định hướng những bước đi lâu dài trong việc
phát triển du lịch góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
Hải Phòng được cả nước biết đến không chỉ là một thành phố anh hùng
trong kháng chiến mà còn là một thành phố anh hùng trong công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước. Hải Phòng vững bước đi lên trong đó có phần đóng góp
không nhỏ của ngành du lịch. Khi du lịch được coi là “ con gà đẻ trứng vàng”
thì nhân tố không nhỏ góp phần thúc đẩy du lịch Hải Phòng phát triển đó chính

là lễ hội truyền thống.

5


Hải Phòng là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, là
nơi có nhiều lễ hội trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Một số lễ
hội lớn tiêu biểu trong thành phố và khu vực Hải phòng, đã thu hút được rất
nhiều du khách du lịch trong và ngoài nước đến với lễ hội như: Lễ hội Chọi
Trâu ( Đồ Sơn ), Lễ hội Hát Đúm ( Thủy Nguyên), Lễ hội Đền thờ Nguyễn Bỉnh
Khiêm ( Vĩnh Bảo ), Lễ hội Đền Nghè ( Lê Chân ),…Các lễ hội ở Hải Phòng
đang được tiến hành khai thác một cách có hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu du
lịch. Tuy nhiên các lễ hội trên chưa được tiến hành khai thác một cách bền vững
trong hoạt động du lịch.
Xuất phát từ lý do trên, em đã chọn đề tài “Khai thác lễ hội truyền thống
Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch địa phương.” Làm khóa luận tốt ngiệp,
với mong muốn góp phần phát triển hoạt động du lịch của thành phố, tận dụng
triệt để các giá trị của lễ hội trong hoạt động du lịch cũng như tìm ra các
giảipháp bảo tồn lễ hội, tránh bị tổn thất và mai một những giá trị truyền thống
vốn có của nó, từ đó đưa ra những giải pháp trong việc khai thác các lễ hội
truyền thống Hải Phòng. Khi lựa chọn đề tài “Khai thác lễ hội truyền thống Hải
Phòng phục vụ phát triển du lịch địa phương” làm khóa luận em luôn ý thức
được tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài là mang giá trị lễ hội phục vụ cho
hoạt động du lịch, đẩy mạnh việc khai thác các lễ hội của thành phố Hải Phòng
nói riêng của cả đất nước Việt Nam nói chung theo hướng bền vững trong hoạt
động du lịch.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Trong đó chú trọng đến việc đánh giá về giá trị của các lễ hội, thực trạng
của lễ hội truyền thống Hải phòng tới hoạt động du lịch.

3. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện bài khóa luận “Khai thác lễ hội truyền thống Hải Phòng phục vụ
phát triển du lịch địa phương” nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết, những
nhận thức về các lễ hội truyền thống.Vận dụng những kiến thức lễ hội vào mục
đích nghiên cứu của đề tài, nâng cao nhận thức, tri thức trong quá trình nghiên
cứu thực tiễn, đồng thời mở rộng thêm kiến thức mình còn thiếu. Ngoài ra,
nhằm cung cấp nguồn tư liệu, hiểu biết về thực tiễn và lý luận, góp phần tìm
hiểu, tôn vinh các giá trị của lễ hội truyền thống Hải Phòng để phát triển du lịch
bền vững.
6


4. Nhiệm vụ của đề tài.
Trên cơ sở tìm hiểu một số lễ hội tại Hải Phòng, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
là tìm hiểu về các giá trị, thực trạng cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội
truyền thống Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch. Từ đó
nêu ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các lễ hội truyền thống tại Hải
Phòng theo hướng bền vững phục vụ phát triển du lịch tại địa phương. Đồng
thời trên cơ sở đó sẽ xây dựng các tuor du lịch lễ hội kết hợp với các điểm du
lịch trong thành phố, với các huyện và tỉnh lân cận để tạo thành một quần thể du
lịch thống nhất.
5. Thời gian nghiên cứu.
Bài khóa luận được hoàn thành trong khoảng thời gian em làm đề tài khóa
luận: Khai thác lễ hội truyền thống Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch tại địa
phương từ 27/3/2014 đến 27/5/2014.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
Quan điểm nghiên cứu: Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
khi nghiên cứu về các giá trị, thực trạng của lễ hội phải đặt nó trong sự vận động
và phát triển của chính lễ hội đó tại từng địa phương.
Quan điểm hệ thống: Đánh giá các lễ hội Hải Phòng, đặc biệt là lễ hội du

lịch Hải Phòng theo một hệ thống nhất định và theo hướng phát triển du lịch bền
vững.
Quan điểm chính sách và phát triển du lịch của Đảng và Nhà Nước trong
việc phát triển và bảo tồn các lễ hội truyền thống của Nhà Nước.
Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và
phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu thực
địa, điều tra xã hội học,...
7. Kết cấu của khóa luận.
Chương 1: Khai thác giá trị các lễ hội truyền thống Hải Phòng để phát triển
du lịch.
Chương 2: Hiện trạng khai thác các lễ hội truyền thống tại Hải Phòng.
Chương 3: Một số giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội truyền
thồng Hải Phòng.
CHƯƠNG 1: KHAI THÁC GIÁ TRỊ CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
HẢI PHÒNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
7


1.1. Quan niệm về lễ hội.
1.1.1. Khái niệm về lễ hội.
Về thuật ngữ lễ- hội có nhiều cách gọi và cách giải thích khác nhau. Có
người gọi lễ hội là hội lễ, coi danh từ hội lễ như một thuật ngữ văn hóa, ý nghĩ
của thuật ngữ này được xác định trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố hội và lễ.
Hội là sự tập hợp đông người trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Lễ là các
tín ngưỡng ( các niềm tin thiêng liêng ) và các nghi thức đặc thù gắn với các tín
ngưỡng ấy trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
“ Lễ hội” là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong
phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc,
một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ
tiên, ôn lại truyền thống, để giải quyết những lỗi lo âu, những khao khát, ước mơ

mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Hiểu một cách cụ thể như sau, lễ hội là một sinh hoạt văn hóa mang tính
cộng đồng mà: cái cốt lõi là yếu tố “ thiêng” mang tính truyền thống, hưỡng tới
một nhân vật lịch sử - văn hóa hội tụ những phẩm chất cao đẹp: ông tổ nghề,vị
thần nông nghiệp, nhân vật anh hùng có công đánh giặc, chống thiên tai dịch
bệnh. Tính chất vui chơi, giải trí trong lễ hội giữ một phần quan trọng. Gốc là lễ
hội nông nghiệp.
Xét về mặt nghĩa của từ nó bao gồm hai thành tố “lễ” và “hội”.
Trong “Từ điển Tiếng Việt” do Viện khoa học Xã hội Việt Nam – Viện
ngôn ngữ học ấn hành năm 1992: Lễ“là những nghi thức nhằm đánh dấu hoặc
kỉ niệm một sự vật, sự kiện có ý nghĩa nào đó”. Các nghi thức của lễ toát lên sự
cầu mong, phù hộ độ trì của các thần và giúp con người tìm ra những giải pháp
tâm lý dù phảng phất chất ling thiêng, huyền bí. Lễ chủ yếu tập trungtrong các
nghi thức liên quan đến sự cầu mùa, người an, vật thịnh. Có thể nói, Lễ là phần
đạo – mang tính chất “ thiêng”, tâm linh cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng và đảm bảo nề nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn.
Hội là “cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự theo phong tục
hoặc nhân dịp đặc biệt”. Hội là đông nười tập trung trong một địa điểm và vui
chơi với nhau và phải thỏa mãn các yếu tố:
Thứ nhất: Được tổ chức nhân dịp kỉ niệm một sự kiện quan trọng nào đó
vàliên quan đến cộng đồng.
8


Thứ hai: Nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng,
mang tính cộng đồng cả trong tổ chức lẫn mục đích của nó.
Thứ ba: Có nhiều trò vui, được diễn tả đến mức: “ vui xem hát,nhạt xem
bơi, tả tơixem hội”. Đây là sự cộng cảm cần thiết sau những ngày tháng lao động
vất vả với những dồn nén cần được giải tỏa.
Trong phần hội, có một yếu tố là trò vui. Trò vui ở đây chính là các trò chơi

dân gian.Trò chơi dân gian, có thể hiểu là hoạt động để vui chơi, giải trí được
sáng tạo và lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian.(Tuy nhiên, không phải
mọi hoạt động vui chơi, giải trí đều là trò chơi dân gian).
Tóm lại, nếu lễ là phần đạo thì hội là phần đời. Trong đó, các nghi thức đều
rất cụ thể, sinh động và rất đời thường. Cho nên, hội thường diễn ra hết sức sôi
động để mọi người hòa mình vào đó mà chơi, mà thưởng thức để lãng quên
những nhọc nhằn, vất vả và cả những điều bất công trong cuộc sống hàng ngày,
hướng tới niềm vui và một tương lai tốt đẹp hơn.
Xét về mặt cấu trúc và cội nguồn thì lễ và hội luôn gắn kết chặtchẽ với
nhau, không có lễ thì không có hội và hội ở đây cũng mang tính nghi lễ chứ
không phải hội chỉ là “ đám vui đông người”. Nhìn một cách tổng thể thì lễ hội
thuộc phạm trù cái thiêng của thế giới thiêng liêng. Ngôn ngữ lễ hội là ngôn ngữ
biểu tượng, vượt lên trên đời sống hiện hữu thường nhật. Vì vậy, phần hội luôn
luôn gắn với phần lễ, là bộ phận phái sinh của phần lễ, nó gắn với cái thiêng với
vị thần, nhân vật mà con người thờ phụng. Các sinh hoạt vui chơi, giải trí, trò
diễn trong lễ hội như đua thuyền, các trò diễn mang tính phồn thực…thì nó vẫn
mang tính nghi lễ phong tục chứ không phải là trò chơi, trò diễn thuần túy trần
tục, mà trò diễn ở đây đã được thiêng hóa.
Lễ và hội là một thể thống nhất không thể chia tách. Lễ là phần tĩn ngưỡng,
là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo. Còn hội là
phần tập hợp vui chơi giải trí, là đời sống văn hóa thường nhật, phần đời của
mỗi con người, của cộng đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định
của lễ, có lễ mới có hội.
Trong thực tế hàng ngày có khi người ta dùng từ “ hội” để chỉ toàn thể lễ
hội nào đó, ví dụ: tháng 3 trẩy hội Đền Hùng ( lễ hội Đền Hùng) hay trẩy hội
Chùa Hương nhưng đó chỉ là hình thái tu từ, lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể.

9



Vì vậy trong bài luận văn này em không dùng từ hội lễ, hội làng hay hội mà
dùng từ lễ hội để mang tính chính xác và phản ánh hiện tượng trong lễ hội một
cách tổng thể, khách quan đầy đủ.
1.1.2. Phân loại lễ hội.
Căn cứ vào hình thức và tính chất của lễ hội có thể tạm chia làm 2 loại lễ
hội:
Lễ hội truyền thống ( hay còn gọi là lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền)
Lễ hội hiện đại.
Trong phạm vi luận văn em tập trung nghiên cứu lễ hội truyền thống và
những giá trị của nó đối với phát triển du lịch. Ở đây có nhiều cách gọi khác
nhau về lễ hội truyền thống, hay lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian. Theo cuốn
Hán Việt từ điển thì:
Cổ là ngày xưa, cũ.
Truyền là đem của người này trao cho người kia, trao cho.
Thống là mối tơ, đầu gốc, đời đời nối dõi không dứt gọi là thống.
Như vậy trong tiếng việt cổ truyền và truyền thống là hai từ gần nghĩa nhau
nhưng không hoàn toàn trùng khít nhau. Từ cổ truyền có nghĩa trao lại cái cũ
của người xưa, nó dường như có tính chất bất biến bảo thủ. Từ truyền thống có ý
nghĩa cởi mở hơn, một mặt là truyền lại những cái là đường mối, đầu gốc, một
mặt có sự thích nghi, sáng tạo để phù hợp với thực tại. Do vậy đối với hiện
tượng lễ hội, một hiện tượng văn hóa luôn biến đổi vận động thì cụm từ hay lễ
hội truyền thống sẽ phù hợp hơn lễ hội cổ truyền. Từ sự phân tích và cách hiểu
này, trong luận văn em thống nhất dùng cụm từ lễ hội truyền thống.
1.2. Quan niệm về du lịch và du lịch lễ hội.
1.2.1. Khái niệm du lịch và du lịch lễ hội.
1.2.1.1. Khái niệm du lịch
Khái niệm du lịch trong Luật du lịch Việt Nam được quốc hội thông qua
năm 2005: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.2.1.2. Khái niệm du lịch lễ hội.

10


Du lịch lễ hội là hoạt động mà khách du lịch muốn thỏa mãn nhu cầu tìm
hiểu truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian,…
thông qua việc tham dự, chứng kiến các hoạt động của lễ hội.
1.2.2. Đặc điểm của du lịch lễ hội.
Du lịch lễ hội thuộc loại hình du lịch văn hóa. Du lịch lễ hội là hoạt động
mà khách du lịch muốn thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu truyền thống văn hóa, phong
tục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian,…thông qua việc tham dự, chứng kiến
các hoạt động của lễ hội.
Khác với các loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao, du lịch giải trí,
…Du lịch lễ hội có một số đặc điểm cơ bản sau:
Du lịch lễ hội luôn gắn với thời gian mở hội nên thường diễn ra theo mùa
vụ. Các lễ hội Việt Nam chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân, một số ít lễ hội tổ
chức vào mùa thu. Do vậy, yếu tố mùa vụ của lễ hội chi phối lớn đến các thiết
chế phục vụ hoạt động du lịch lễ hội như hệ thống tài nguyên du lịch, các hoạt
động dịch vụ, các cơ sở lưu trú, các chương trình du lịch,…cũng phải tuân theo
các yếu tố mùa vụ. Do vậy việc chuẩn bị các yếu tố phục vụ các hoạt động du
lịch lễ hội phải có sự sắp xếp khá chu đáo và khoa học. Nếu không có sự chuẩn
bị trước sẽ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của du khách hoặc xảy ra tình
trạng quá tải do lượng du khách tăng đột biến so với những ngày thường.
Du lịch lễ hội thường gắn với không gian, thời gian và địa điểm nhất định.
Chẳng hạn lễ hội Đền Nghè chỉ diễn ra một lần vào dịp 8-10/2 hàng năm tại
(Quận Lê Chân –Hải Phòng); lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn chỉ diễn ra 1 lần vào dịp
9/8 hàng năm tại Thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng…Do vậy việc tổ chức các hoạt
động du lịch lễ hội phải nắm chắc thời gian, địa điểm và các hoạt động văn hóa
đặc trưng, các nội dung chính của lễ hội để khai thác đúng hướng có hiệu quả.

Thời gian và không gian của lễ hội là một thời điểm mạnh, là không gian
linh thiêng. Do vậy nếu lễ hội được chuẩn bị chu đáo được tổ chức tốt cả phần lễ
và phần hội thì sức cảm hóa của thời điểm mạnh và không gian thiêng được
nhân lên gấp ngàn lần và giá trị nhân văn của lễ hội trong lòng du khách cũng
tăng lên.
Thời gian, không gian thiêng và tính chất thiêng trong lễ hội sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thu hút khách du lịch.Nếu thời gian và không gian tổ chức lễ
hội được “ thiêng hóa”, ( đó là không gian thờ tự như hệ thống đình, đền, chùa,
11


miếu,…) các nghi lễ của lễ hội cũng được “thiêng hóa” ( từ phẩm vật, lễ vật, lễ
tế, lễ rước, các trò tục, trò diễn của lễ hội) thì các thành viên trong cộng đồng
( khách du lịch) khi tham gia lễ hội sẽ cảm nhận được yếu tố “ thiêng” trong khi
tham gia lễ hội. Đây là một đặc điểm của du lịch lễ hội mà không loại hình du
lịch nào có được.
Bên cạnh đó, du lịch lễ hội phải có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các di tích
và các công trình kiến trúc nghệ thuật. Di tích và lễ hội chính là nguyên liệu gốc
sản sinh ra các điểm du lịch, trong đó lễ hội và hệ thống di tích thường gắn kết
chặt chẽ với nhau. Các lễ hội truyền thống của người Việt thường dược diễn ra ở
Chùa, Đình, Đền,…nó phải gắn liền với những nhân vật lịch sử, những sự kiện,
di tích lịch sử thì lễ hội đó mới bền chắc và phát triển rộng rãi ra ngoài tầm một
vùng, đạt tới tính chất quốc gia. Lễ hội ấy mới trở thành sản phẩm độc đáo của
du lịch. Các hệ thống công trình kiến trúc của Đình, Đền, Chùa, các di tích lịch
sử gắn với những sự kiện, những nhân vật thờ tự là phần vật thể. Còn lễ hội tại
các di tích ấy mới là phần hồn, phần phi vật thể chứa đựng giá trị văn hóa lịch
sử.
Do vậy để phát triển tốt du lịch lễ hội thì bên cạnh việc bảo tồn các giá trị
văn hóa lễ hội truyền thống cũng cần đảm bảo tính nguyên bản của nó để phát
triển du lịch bền vững.

1.3. Khai thác giá trị các lễ hội truyền thống Hải Phòng.
1.3.1. Giá trị của các lễ hội truyền thống.
Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt
mang tính tập thể cộng đồng, lễ hội truyền thống chứa đựng và phản ánh nhiều
mặt của đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội. Nó là sản phẩm tinh thần, là di sản
văn hóa phi vật thể có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Giá
trị của các lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay có thể khái quát
thành năm giá trị cơ bản: Giá trị tâm linh, giá trị cố kết cộng đồng, giá trị giáo
dục, giá trị bảo tồn nền văn hóa dân tộc, giá trị kinh tế.

12


1.3.1.1. Giá trị tâm linh.
Con người luôn có nhu cầu lớn về đời sống tinh thần và vật chất. Bên cạnh
cuộc sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh
thần là nhu cầu không thể thiếu, nó giúp con người cân bằng trong đời sống thực
tại. Trong cuộc sống thế tục, con người đôi khi bất lực trước sức mạnh của tự
nhiên, có lúc họ bế tắc trong sự giải thoát và phải tìm đến nguồn sức mạnh tinh
thần, tìm đến sự che chở phù hộ của tổ tiên, của thành hoàng, của các vị thần, từ
đó giúp họ có niềm tin tạo nên động lực, sức mạnh để vượt qua khó khăn trong
lao động sản xuất và cuộc sống. Họ cầu mong và tin tưởng vào sự che chở của
tổ tiên và thần linh cho cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, dân khang vật
thịnh. Trong các lễ hội truyền thống Việt Nam, các yếu tố tâm linh được ẩn chứa
khá sâu sắc từ việc chuẩn bị đồ cúng tế, các nghi lễ tế lễ, lễ rước, các bái tế,..cầu
nguyện thần linh đến các trò diễn đều chứa đựng giá trị văn hóa tâm linh.
Bên cạnh đó, giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội còn thể hiện ở chỗ con
người luôn hướng tới cái chân – thiện – mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước
vọng tôn thờ, trong đó có cả niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Một điều chắc chắn
rắng đứng trước tổ tiên , thần linh không một người nào cầu mong ước nguyện

xấu xa có hại cho người khác, cho cộng đồng. Khi trở về với thế giới tâm linh,
họ luôn mong muốn và tin tưởng vào sự chứng giám và phù hộ của thần linh vì
sự trung thực, thành tâm của họ. Vì vậy, những nghi lễ, tín ngưỡng trong lễ hội
đã giúp con người thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh.
Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ, đời sống vật chất có thể đầy đủ, đời sống tinh thần cũng có thể được nâng
lên do hệ thống thông tin, các hoạt động vui chơi giải trí, phim ảnh, thể thao,
nghỉ dưỡng,...
Tuy nhiên các hoạt động trên vẫn không thể tạo ra sức mạnh cộng đồng, sự
“ cộng cảm”; “ cộng mệnh”; không có thời điểm mạnh; không gian thiêng như ở
lễ hội. Chỉ khi nào trở về với văn hóa dân tộc, lễ hội truyền thống, con người
hiện đại mới hướng tới được cái chân – thiện – mỹ, cái thiêng liêng của đời sống
tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
1.3.1.2. Giá trị cố kết cộng đồng.
Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là đặc trưng cơ bản và là nét giá trị tiêu
biểu của lễ hội truyền thống Việt Nam. Tính cố kết cộng đồng ấy thể hiện qua sự
13


cộng mệnh và cộng cảm. Cộng mệnh là sự gắn bó giữa con người trong cộng
đồng thông qua vận mệnh của cộng đồng, thể hiện ở việc cả làng cùng suy tôn,
cùng tôn thờ một sức mạnh siêu nhiên bảo vệ cho sự tồn vong của cả một cộng
đồng. Đó là Đức quốc Tổ Hùng Vương trong lễ hội Đền Hùng, Quốc mẫu Âu
Cơ trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ ( Hạ Hòa), Thành hoàng làng trong các lễ hội
Đình, Đức Phật, Thành mẫu trong các lễ hội,...Cộng cảm là sự thể hiện có chung
thái độ tình cảm của các cá nhân và cả tập thể trong ứng xử văn hóa với tụ
nhiên, thần thánh và con người.
Trong các lễ hội truyền thống các hoạt động lễ và hội đều thể hiện tính cộng
mệnh và cộng cảm, tính cộng đồng. Các lễ hội còn thấm đượm tính đoàn kết,
dân chủ và nhân bản sâu sắc. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước thánh thần.

Bản chất lễ hội là một môi trường sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong môi
trường như vậy, nó có điều kiện để thể hiện vai trò tập hợp, gắn kết và điều phối
mọi tầng lớp trong một không gian văn hóa thuộc về cộng đồng.
1.3.1.3. Giá trị giáo dục.
Giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trong tính hướng về cội nguồn “
Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về cội nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên,
đất nước, xóm làng và là cội nguồn của hệ thống tôn giáo – tín ngưỡng truyền
thống. Hoạt động lễ hội là hoạt động mang tính tưởng niệm hướng về những sự
kiện và nhân vật lịch sử được dân chúng địa phương thờ cúng. Trong lễ hội
truyền thống, đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”; “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “
chim có tổ người có tông, như cây có cộ như sông có nguồn” được thể hiện
rõ.Nó trở thành nền tảng cơ sở để giáo dục chân, thiện, mỹ cho quảng đại quần
chúng nhân dân, nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý
của cha ông về truyền thống lịch sử dân tộc.
1.3.1.4. Giá trị bảo tồn nền văn hóa dân tộc.
Lễ hội là một hình thức tái hiện cuộc sống quá khứ thông qua các hoạt động
tế lễ, các trò diễn. Đó là cuộc sống lao động sáng tạo và khát vọng chống lại
thiên tai dịch họa. Cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân được thể
hiện dưới các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần vô cùng sinh động hấp dẫn
như các hoạt động tế lễ, lễ rước, các trang phục truyen thống, các bài văn tế, các
trò diễn dân gian, các điệu dân ca, dân vũ,...Các hoạt động ấy trong lễ hội không
những tái hiện cuộc sống mà nó góp phần giữ gìn và bảo tồn nền văn hóa dân
14


tộc, được lưu giữ từ đời này sang đời khác, Nói một cách khác lễ hội truyền
thống là kết quả của quá trình lịch sử hóa quá khứ và hiện tại , kết hợp với quá
trình huyền thoại hóa những nhân vật là sự kiện lịch sử được nhân dân thờ
phụng. Hình thức và nội dung của lễ hội phản ánh khá đầy đủ và sinh động đời
sống vật chất là tinh thần xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.Đồng thời

quá trình hình thành và tồn tại, lễ hội đã tác động mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu
sắc tới toàn thể cộng đồng trong một khu vực, làng xã, một vùng, một dân tộc,
một quốc gia, tùy theo tính chất và mức độ của lễ hội ấy. Và như vậy lễ hội
truyền thống góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc ngay trong chính tâm thức của
cộng đồng.
Đặc trưng của lễ hội là tính truyền miệng, những sự kiện lịch sử, đời sống
xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua dịp lễ hội hàng
năm. Nói một cách khác lễ hội truyền thống là “ bảo tàng sống” về văn hóa dân
tộc được hồi sinh sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Lễ hội mô phỏng đời sống xã hội, lịch sử,...ngay trong hoạt động cồng do
đó cơ hội tác động trực tiếp vào giác quan con người qua lễ tế, lễ rước, trò diễn,
đồng thời hình thành thái độ, tình cảm, cảm xúc mới trước các sự kiện của lễ
hội, tạo ra hình ảnh mới, vì thế lễ hội được bảo tồn ngay trong đời sống, tâm
thức cộng đồng, trong mỗi người dân. Sự hao mòn của văn hóa phi vật thể và lễ
hội không dễ nhìn thấy, nó âm thầm mai một mà không dễ phục hồi. Vì vậy, cần
đưa lễ hội trở về đời sống cộng đồng, trở thành nhu cầu tinh thần không thể
thiếu của nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội góp phần bảo tồn
nền văn hóa của dân tộc.
1.3.1.5. Giá trị kinh tế.
Lễ hội là hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân, giá trị to lớn của lễ hội
không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn có giá trị kinh tế, góp phần thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển.
Lễ hội vừa là sản phẩm độc đáo đặc biệt của ngành du lịch, vừa là tài
nguyên du lịch nhân văn phong phú và có giá trị. Ngành du lịch không thể
không khai thác lễ hội truyền thống với tư cách là một tài nguyên du lịch nhân
văn, một sản phẩm du lịch văn hóa đặc biệt mang lại nguồn thu lớn cho ngành
du lịch.

15



Bản chất của du lịch là khám phá, tìm hiểu văn hóa, nhu cầu du lịch là do
nhu cầu văn hóa quyết định, trong đó sự mong muốn hiểu biết văn hóa, giao lưu,
tìm hiểu phong tục tập quán, các giá trị văn hóa lại chứa đựng trong lễ hội
truyền thống, vì thế lễ hội là động lực thúc đẩy hoạt động du lịch.
1.3.2. Giá trị của các lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng.
1.3.2.1. Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn.
Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn
– TP Hải phòng, được tổ chức vào 9/8 âm lịch hàng năm, đó không chỉ là một
ngày hội gẵn với tục thờ cúng thủy thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh
thần thượng võ của người dân miền biển Hải Phòng.
Tâm thức dân gian của người Đồ Sơn thường gắn phong tục cổ truyền này
với những huyền thoại xưa. Đó là truyện kể về cô thôn nữ xinh đẹp tên là Đế do
kết duyên với vua thủy Tề sau có thai, dân làng phạt vạ, bọn hào lý đem cô dìm
xuống biển. Cô gái chết oan, hiển linh, nhân dân lập đền thờ, gọi là đền Bà Đế.
Nơi bà chết có nhiều cá nên các vạn chài thường trnh nhau để đánh. Sau đó mới
đặt ra thành tục lệ cổ tổ chức hội chọi trâu. Con trâu của làng nào thắng thì mang
ra biển tế Bà chúa và dân chài đó được đánh cá ở bãi săn. Có người lại gắn tục
chọi trâu với sự tích của người anh hùng áo vải Quận He Nguyễn Hữu Cầu,
Sách Đại Nam nhất thống chí còn ghi lại những dòng ngắn về tục mở hội như
sau: “ Ở chân núi Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, có đền thủy thần. Tương truyền
có người bản thổ đi qua, đêm đêm thấy hai con trâu chọi nhau dưới đền, nên
hàng năm đến ngày 9 tháng 8, có tục chọi trâu để tế thần”. Người Đồ Sơn từ
thủa ấy tin rằng thần linh phù hộ nên lập đền thờ theo duệ hiêu thần là “ Điểm
tước Đại vương”. Vì vậy, với mong muốn làm ăn thịnh vượng , đi biển không
gặp sóng to, gió cả, tai qua, nạn khỏi, hàng năm người dân Đồ Sơn lại tổ chức lễ
hội Chọi Trâu vào ngày 9 tháng 8 âm lịch để tế thần và hội Chọi Trâu bắt nguồn
từ đó.
Nhưng lại có tích khác cho rằng, thực ra đất nước ta nằm trong khu vực có
nhiều thiên tai, mỗi năm trung bình có 10 cơn bão lỡn nhỏ. Nghề đi biển hay gặp

sóng to gió cả, thiên tai ập đến thất thường. Vì vậy, người dân chài thường cầu
mong các vị thần biển phù hộ cho họ khi đi biển tránh được gió bão, đánh bắt
được nhiều tôm cá bình an trở về. Cũng vì thế họ mong muốn có được lễ vật quý
hiếm nhất để tế các thần biển. Với quan niệm “ Con trâu là đầu cơ nghiệp”,
16


những con trâu được chăm sóc, lựa chọn cẩn thận, mang ra thi đấu, thắng trận
đều được mang ra cúng thần.
Từ cuối tháng Giêng âm lịch, ăn Tết xong là người Đồ Sơn đó ngược lên
mạn Tây Bắc, hay xuôi về Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình để tìm cho
được những con trâu tốt với những đặc điểm: “...ức rộng, hàng to, cổ cò, đuôi
chai, đít nhọn, lưng tôm bà, song cánh cung, trường đùi, ngắn quản, vén đùi
nai”, độ tuổi từ 7-8 năm tuổi và người ta bắt đầu luyện tập cho trâu chọi.
Lễ hội Chọi Trâu cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần
hội đan xen. Từ ngày mùng một đầu tháng, các vị cao niên trong làng đã ra làm
lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Lúc này, các làng có châu trọi đều phải ra
làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thủy Thần). Lọ nước thần mỗi
năm thay một lần được từng làng mang về đình riêng. Tại đình làng các chủ trâu
được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đó chính
thức được gọi là “ông trâu”, là biểu tượng của tâm linh, là niềm tin, và là ước
vọng của người dân nơi đây. Sáng ngày chính hội, 9/8 âm lịch, dân cư phường
đều kéo ra đình. Từ đây, lễ rước các “ông trâu” ra sới đấu với kiệu bát cống,
long đình bát biểu, cờ thần bay phấp phơi, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm.
Phần hội diễn ra vào chính hội (9/8) với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc
dân tộc. Mở đầu nghi lễ là đám rước các trâu chọi vào xào xá của mình. Mở đầu
cuộc chọi trâu bằng nghi thức múa cờ của 24 tráng niên của làng chia thành hai
hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ, màu sắc biến hóa linh hoạt và
huyền ảo trong những âm thanh của trống, thanh la. Khi những người múa cờ
vừa đi “nước chào” thì trống lệnh nổi lên. Người ta cho hai “ông trâu” vào xới....

Khi hai “ông trâu” cách nhau 20m, người dắt nhanh chóng rút sẹo cho trâu rồi
khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng
khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát...Cứ thế, hai trâu chọi nhau
quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.
Sau trận đấu, dù thắng hay thua, trâu chọi đều được xẻ thịt để lễ tạ Thành
Hoàng. Thịt trâu chọi còn được đem bán, với ý nghĩa lấy “lộc” că năm.
Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả
làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa, mọi người bình yên trong suốt
hành trình đi biển. Nhưng có lẽ ý nghĩa hơn cả,lễ hội chọi trâu mang đậm nét
văn hóa tâm linh của người dân miền biển đó và đang trở thành điểm hấp dẫn
17


của du khách, góp phần tạo nên phong cách rất riêng cho lễ hội truyền thống Hải
Phòng.
1.3.2.2. Lễ hội Đền Nghè.
Tương truyền bà Lê Chân quê ở làng An biên ( tên cổ là làng Vẻn), huyện
Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương ( nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy
An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà là người có nhan sắc, giỏi võ
nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định. Tô
Định lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt (theo truyền thuyết). Lê Chân
phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương cửa
sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại khái phá. Cùng
với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân phát triển nghề trồng
dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Nhớ cội
nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà
chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng.
Binh sỹ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận.
Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng

quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Sau khi thu phục 65 thành, bà được
Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh
quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất.
Để ghi nhớ công ơn của bà, Nhân dân Hải Phòng đã xây dựng đền Nghè thờ
nữ tướng Lê Chân trên cùng con phố mang tên bà và đúc tượng của bà bằng
đồng đặt ngay tại dải trung tâm TP Hải Phòng (trước trung tâm triển lãm TP.
Hải Phòng)
Lễ hội Đền Nghè là một trong những lễ hội lớn nhất ở Hải Phòng, lễ hội
được tổ chức hàng năm thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ
con cháu hôm nay, góp phần tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân. Lễ hội
được tổ chức không chỉ đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân địa phương, mà
qua đó còn góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục con cháu lòng yêu nước, đạo
lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người dân đối
với quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và đất nước Việt Nam.

18


1.3.2.3. Hát Đúm Thủy Nguyên.
Trong kho tàng dân ca người Việt có một loại hình ca hát đối đáp của nam
nữ thanh niên, là: Hát Đúm. Hát Đúm có ở nhiều nơi thuộc châu thổ và Trung
du bắc Bộ, nhưng độc đáo và mang đậm nét văn hóa địa phương thì phải kể đến
Hát Đúm ở vùng ven biển Thủy Nguyên – Hải Phòng.
Hình thành và phát triển trên vùng đất có lịch sử lâu đời, nơi sinh tụ của
những nền văn hóa thuần Việt như văn hóa đồ gốm Tràng Kênh, đồ đồng Việt
Khê, Hát Đúm đã có một thời gắn bó với những buồn vui của cư dân Thủy
Nguyên và là một sinh hoạt văn hóa phổ biến trên vùng đất ven biển này.
Lâu nay, ở Thủy Nguyên chỉ có ba địa danh: xã Phả Lễ, Lập Lễ, Phục Lễ
thuộc tổng Phục Lễ xưa là nơi sản sinh ra những làn điệu Hát Đúm đằm thắm,
trữ tình, được coi là cái nôi của Hát Đúm người Việt ở vùng ven biển Bắc Bộ.

Theo người dân vừng ven biển Thủy Nguyên – Hải Phòng thì Hát Đúm đã
có cách đây khoảng bảy, tám trăm năm (khoảng TK XIII – thời nhà Trần),
nhưng có lẽ phải tới TK XVI (thời nhà Mạc), sau khi chúa Kiến Linh được tạo
dựng ở Phục Lễ thì nó mới thực sự được hát trong lễ hội chùa.
Hát Đúm là loại hình dân ca hình thành trong môi trường lao động, sau đó
trở thành dân ca trong lễ hội, Hát Đúm thường diễn ra tại đình Phục Lễ, Hội
Xuân truyền thống Phục Lễ được tổ chức từ ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 10
tháng giêng âm lịch, đây được xem là một trong những lễ hội đón xuân tiêu biểu
của huyện Thủy Nguyên. Sau lễ khai mạc hội Xuân, có rất nhiều cuộc thi: như
chơi cờ người, trò đánh đu, đánh vật, thi làm cỗ chay, thi dệt vải... Nhân dịp này,
xã còn long trọng tổ chức lễ dâng hương tại các di tích, cầu cho “Quốc thái dân
an”, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đây cũng là dịp để con cháu địa
phương bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với các vị Thành hoàng làng.
Một trong những hoạt động đặc sắc nhất của hội xuân Phục Lễ chính là hội
Hát Đúm gắn với tục mở mặt của các cô gái. Xã Phục Lễ xưa thuộc địa bàn tổng
Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, do vậy hội mở
mặt và Hát Đúm Phục Lễ không chỉ là lễ hội của 1 địa phương mà còn là lễ hội
chung của của cả tổng.
Tìm về nguồn gốc của lễ hội, không ai rõ người con gái tổng Phục Lễ bắt
đầu có lệ dùng khăn che mặt từ bao giờ, chỉ biết theo tích xưa kể lại người con
gái Tổng Phục nổi tiếng xinh đẹp, nguyên nhân là do hướng chùa làng được coi
19


là hướng “Chùa tiên” nên cô nào cô nấy đều má hồng, môi đỏ thắm. Tuy nhiên
do quanh năm phải làm việc vất vả nên các cô đều dùng khăn bịt mặt để khỏi
nắng sém má hồng. Như vậy lúc đầu tập tục bịt mặt của người phụ nữ Phục Lễ
xuất phát từ nhu cầu lao động “Phục Phả bịt mặt, Hà Nam vá trôn” lâu dần mà
thành tục lệ đẹp, hễ người con gái chưa chồng thì thường dùng khăn che mặt để
giữ gìn vẻ đẹp kín đáo và cũng chính là để tránh những ánh mắt trêu đùa của các

chàng trai. Do vậy, thời xưa nam nữ cho dù vẫn thường giáp mặt nhau những
chàng trai vẫn không hề hay biết dung mạo cô gái và vì vậy chỉ vào dịp hội làng
thì các chàng trai mới được biết mặt cô gái mà mình hâm mộ.
Chẳng hẹn mà nên vào ngày hội làng các chàng trai, cô gái đều mặc những
trang phục đẹp nhất cùng trổ tài thi thố qua các làn điệu hát đúm ngọt ngào, đằm
thắm. Khoảng khắc được mong chờ nhất của lễ hội chính là lúc các thiếu nữ
Phục bỏ khăn che trước ánh mắt ngưỡng mộ của dân làng. Ngày xưa, vào hội
các cô gái không bỏ khăn che xuống ngay mà chỉ khi hát đối đáp với các chàng
trai mà họ cảm thấy tâm đầu ý hợp thì cô gái mới chịu bỏ khăn che cho chàng
trai được ngắm nhìn dung mạo của mình. Khi bắt đầu cuộc hát hễ chàng trai
muốn hát với một cô gái nào thì chàng đó tiến đến và hỏi ý trừng của cô gái và
nếu cô đồng ý thì sẽ đưa tay ra cho chàng nắm và như vậy họ sẽ tay trong tay
gửi trao những lời hát yêu thương, trữ tình. Qua những câu hát, cũng chính là
một hình thức thử tài văn chương, kiến thức, khả năng ứng đối nhanh và ướm lời
yêu thương giữa đôi bên nam nữ. Hát đúm mở đầu bằng hát gặp. hát mừng tuổi
nhau, sau là hát huê tình, chinh phu, chinh phụ... cuối cùng hát ra về là kết thúc.
Vào mùa xuân, Hát Đúm như trỗi dậy một sức sống mới vốn tiềm ẩn từ lâu
trong tâm trí và tấm lòng của những người dân Thủy Nguyên – Hải Phòng. Các
chàng trai, cô gái vẫn duyên dáng, say sưa trong những làn điệu Hát Đúm ngày
xuân. Hát Đúm cũng như một số loại hình văn hóa dân gian khác đã trải qua
những bước thăng trầm. Vậy mà, sức sống lâu bền, mãnh liệt của nó vẫn còn
đến ngày hôm nay.Mùa xuân, sinh hoạt Hát Đúm không chỉ thu hút sự chú ý của
đông đảo nhân dân Phả Lễ và các xã lân cận cũng như du khách thập phương về
với Phục Lễ - Thủy Nguyên dự lễ hội Mở mặt, nghe Hát Đúm hòa trong không
khí sinh hoạt độc đáo, loại hình nghệ thuật đặc sắc.

20


1.3.3. Đánh giá về giá trị các lễ hội truyền thống Hải Phòng để phát triển du

lịch.
Hải phòng là một trong những thành phố biển cho nên các lễ hội tại Hải
Phòng mang tính chất lễ hội biển nhiều hơn. Hải Phòng còn là một mảnh đất anh
hùng trong kháng chiến, từ xa xưa đã gắn với rất nhiều cuộc chiến tranh của dân
tộc do đó phần lớn các lễ hội có liên quan đến các anh hùng dân tộc, Chính
những điều đó đã khiến các lễ hội tại Hải Phòng có sức hấp dẫn rất lớn đối với
du khách. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở Hải Phòng là: lễ hội Chọi Trâu
Đồ Sơn, Lễ hội Đền Nghè, Hát Đúm Thủy Nguyên, lễ hội Đền Trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
Đối với lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn đây là một lễ hội lớn của cả nước, lễ hội
diễn ra trong một không gian rộng rãi thường là sân vận động của quận Đồ Sơn.
Thời gian diễn ra lễ hội thường vào mùng 9/8 âm lịch, khách du lịch đến từ
nhiều nơi trên cả nước để tham dự hội. Trong lễ hội Chọi Trâu, có tính chất hội
nhiều hơn so với phần lễ, phần lễ ít, khách du lịch khi đến lễ hội Chọi Trâu chủ
yếu đi dự hội nhiều, sau khi hội tan họ gặp gỡ nhau, mua lộc mang về nhà tổ
chức ăn uống lấy may.
Trong lễ hội Chọi Trâu khi diễn ra thướng mang tính chất mạo hiểm do đó
vấn đề an toàn trong lễ hội được đặt lên hàng đầu. Trải qua 20 năm khôi phục và
bảo tồn, lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn đã trở thành một lễ hội độc đáo, mang đậm
tinh thần thượng võ của người dân miền biển Đồ Sơn.Lễ hội vẫn đang bảo tồn
được những giá trị truyền thống và ngày càng thu hút được đông đảo du khách
thập phương đến với lễ hội.
Lễ hội truyền thống Đền Nghè là dịp để thế hệ hôm nay ôn lại lịch sử hào
hùng, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, công lao đóng góp của cha
ông đi trước. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội Đền Nghè cũng thể hiện trách nhiệm
và lòng thành kính của các thế hệ con cháu trước các bậc tiền nhân, góp phần
tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân. Được tổ chức thường niên, lê hội đã
trở thành một nét đẹp văn hóa, góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục con cháu
về lòng yêu nước, về đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng tự tôn, tự hào dân tọc và
trách nhiệm của mỗi người dân trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Hội Hát Đúm liên quan đến văn hóa nghệ thuật truyền thống, đó là cái hồn
của dân tộc. Do đó khách du lịch đến với lễ hội rất nhẹ nhàng, cảm thấy khoan
21


khoái sau khi tan hội trở về. Hát Đúm vùng Tổng Phục hấp dẫn và lôi cuốn du
khách bởi những câu hát tình tứ, thơ mộng, thủ tục bịt khăn che mặt của phụ nữ
lại tạo ra sự tò mò, cuốn hút khách thập phương. Hiện nay lễ hội Hát Đúm đang
được bảo tồn và khôi phục, tuy nhiên vẫn bị mai một đi nét truyền thống vỗn có
của nó như tục “mặt nhìn mặt, tay cầm tay” khi hát đối đáp, tục bịt khăn che
mặt, mở mặt. Do đó cần có các giải pháp để bảo tồn và giữ gìn nghệ thuật văn
hóa truyền thống đặc sắc này.

22


Tiểu kết chương 1
Lễ hội truyền thống với tư cách lá di sản văn hóa, là kho tàng văn hóa dân
tộc đã có giá trị to lớn trong đời sống xã hội hiện đại. Lễ hội truyền thống Hải
Phòng với giá trị văn hóa, giá trị nhân văn to lớn vẫn là một hoạt động không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.
Lễ hội truyền thống đã có vai trò to lớn trong việc cố kết cộng đồng dân tộc
tạo nên nền tảng vững chắc của tinh thần đoàn kết toàn dân, hướng con người
tới giá trị đạo đức, giá trị nhân văn, vươn tới các giá trị chân – thiện – mỹ, giúp
con người giải tỏa mệt nhọc, bế tắc trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời lễ
hội truyền thống góp phần bảo tồn lưu giữ trao truyền các giá trị văn hóa dân
tộc. Với kinh tế du lịch , lễ hội là một nguồn tài nguyên vô giá cho ngành du lịch
khai thác và phát triển.
Trong quá trình phục vụ du lịch, giá trị của các lễ hội luôn là yếu tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch. Việc tìm hiểu và đánh giá đúng giá trị của

các lễ hội là nguồn lực lớn nhất để tìm ra hướng đi cho con đường phát triển du
lịch. Qua việc tìm hiểu giá trị của một số lễ hội trên địa bàn Hải Phòng, em thấy
được rằng các lễ hội của thành phố rất phong phú và hấp dẫn, góp phần không
nhỏ cho sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thành phần lao
động trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó thì việc khai thác giá trị
của các lễ hội để phục vụ du lịch một cách bền vững là rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.

23


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TẠI HẢI PHÒNG
2.1. Thực trạng khai thác các lễ hội truyền thống tại Hải Phòng.
2.1.1. Các lễ hội truyền thống.
Tại Hải Phòng mới chỉ có 4/5 lễ hội được đầu tư, trong đó 118/123 lễ hội
cấp cơ sở ( do UBND Quận, huyện cấp phép) thì chưa thu hút được khách thập
phương.
Các lễ hội truyền thống là một tiềm năng du lịch rất quan trọng, cần chú ý
đầu tư khôi phục và phát triển. Hải Phòng có 123 lễ hội truền thống ( chưa có lễ
hội cấp quốc gia ), trong đó có 5 lễ hội cấp vùng ( do UBND thành phố cấp
phép) là Hội chọi Trâu Đồ Sơn, Hội làng Cát Hải, Hội Núi Voi An Lão, Hội
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Vĩnh Bảo ), hội Đền Phú Xá ( Đông Hải ).
Theo điều tra khảo sát, xu hướng hiện nay các hình thức sinh hoạt lễ hội thường
thu hút được một số lượng rất đông khách thập phương trong nước cũng như
quốc tế, nhất là các lễ hội gắn với lịch sử và danh thắng.
Ở Hải Phòng có một số lễ hội quan trọng có thể phát triển nhằm phục vụ du
lịch. Những lễ hội mang tính chất lịch sử có lễ hội Đền Nghè ở quận Lê Chân –
thờ nữ tướng Lê Chân, hội từ Xương Lâm ở phường Nam Hải –quận Hải An thờ
Đức Vương Ngô Quyền (người anh hùng dân tộc đánh tan quân Nam Hán trên

sông Bạch Đằng năm 938,mở ra thời kì độc lập mới cho dân tộc), Hội Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Vĩnh Bảo ), hội Đền Phú Xá ( Đông Hải ),…
Các lễ hội dân gian có hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn, hội làng Phục Lễ ở Thủy
Nguyên, hội pháo đất ở Vĩnh Bảo,…Các lễ hội này đều rất độc đáo. Tuy nhiên
lễ hội hiện nay đang bị mai một và dần đi vào quên lãng, đặc biệt là các lễ hội
gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hay một vài lễ hội dân gian.

24


Một số lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên lễ hội
Địa điểm tổ chức Thời gian tổ chức
Lễ hội Đền Nghè
Q. Lê Chân
8/2,18/8,25/12
Lễ hội Đình Hàng Kênh
Q. Lê Chân

16-20/2 âm lịch
Lễ hội Hát Đúm
H.Thủy Nguyên
4-10/1 âm lịch
Lê hội Chọi Trâu
Q. Đồ Sơn
9/8 âm lịch
Lễ hội Đền Bà Đế
Q. Đồ Sơn
24-26/2 âm lịch
Lễ hội Hòn Dáu
Q. Đồ Sơn
9,10/2 âm lịch
Lễ hội đua thuyền rồng
Q. Đồ Sơn
4/1 âm lịch
Lễ hội Chùa Vẽ
Q. Hải An
10/8 âm lịch
Hội đền Trạng
H. Vĩnh Bảo
28/11 âm lịch
Lễ hội đánh đu Xuân
H.Thủy Nguyên
Tết nguyên Đán
( Nguồn:Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hải Phòng, 2013).
2.1.2. Một số thực trạng chung tại các lễ hội truyền thống Hải Phòng.
2.1.2.1. Những tồn tại của các lễ hội truyền thống Hải Phòng.
Mùa xuân – mùa trẩy hội. Trước đây, theo nông vụ cũ, tập quán cũ: “ tháng
Giêng là tháng ăn chơi” mãi đến tháng ba mới “ cày vỡ ruộng ra”, một năm chỉ

có thời gian này để nghỉ ngơi, đi hội. Tuy nhiên tại Hải Phòng các lễ hội đang
diễn ra một cách thiếu tổ chức, do việc khai thác các lễ hội không được quản lý
chặt chẽ.
Giai đoạn hiện nay, du lịch từ các lễ hội tại Hải Phòng có mức tăng về
lượng khách du lịch, luôn đạt được tốc độ đề ra. Tuy nhiên tổng lượng khách và
thu nhập từ ngành dịch vụ có kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế
của du lịch lễ hội Hải Phòng, mức tăng trưởng thấp hơn một số địa phương du
lịch lớn trong nước. Các tồn tại đó chính là: sản phẩm du lịch đặc thù của Hải
Phòng, các dịch vụ bổ trợ, các trò chơi trong lễ hội còn nghèo nàn. Nhiều lễ hội
đang bị xuống cấp, mai một dần đi những nét truyền thống vốn có của nó. Hoạt
động quảng bá xúc tiến du lịch chưa có hệ thống, chưa sâu rộng, chất lượng
thấp, hình thức quảng bá chưa phong phú, kinh phí quảng bá thiếu.
Tại các trọng điểm du lịch còn quá nhiều nhà hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng
đường. Tình trạng ăn xin, ăn mày, chèo kéo khách còn khá phổ biến. Việc sử
dụng các không gian trong lễ hội làm nơi mua bán, gây mất vệ sinh, có nguy cơ
trở thành tập quán.
Sở dĩ còn tồn tại những thực trạng trên là do ban quản lý lễ hội còn lỏng lẻo.
Cơ sở đào tạo còn manh mún, chất lượng thấp. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý
Nhà nước còn hạn chế, chưa năng động và sáng tạo. Trình độ chuyên môn của
25


×