Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC và bảo tồn các DI TÍCH cổ ở hải PHÒNG PHỤC vụ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 58 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC
VÀ BẢO TỒN CÁC DI TÍCH CỔ Ở HẢI PHÒNG PHỤC
VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Người hướng dẫn

: TS Lê Thanh Tùng.

Đơn vị

: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.

Sinh viên thực hiện: Đồng Thị Nga.
Lớp

: 2VH10.

Ngành

: Việt Nam Học.

Hải Phòng, tháng 6 năm 2015

1



LỜI CẢM ƠN
Với một sinh viên năm cuối, việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp là bước
cuối cùng để em hoàn thành chương trình học của mình tại trường cao đẳng. Đối
với em đó còn là cơ hội để thể hiện những kiến thức mà mình đã tiếp thu được
trong suốt quá trình học tập.
Trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ,
chỉ bảo, hướng dẫn rất nhiệt tình từ các thầy cô, bạn bè. Lời cảm ơn sâu sắc nhất
em xin gửi tới Tiến sĩ Lê Thanh Tùng, người đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt quá trình làm thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn, nhà trường, cảm ơn các thầy cô trong trong
khoa quản trị kinh doanh, chuyên ngành văn hóa du lịch đã truyền đạt cho em
nhiều kiến thức quý báu trong 3 năm học qua.
Trong suốt qúa trình thực hiện đề tài “Một số giải pháp nhằm khai thác
và bảo tồn các di tích cổ ở Hải Phòng phục vụ cho hoạt động du lịch” bản
thân em cũng đã cố gắng nỗ lực hoàn thành tốt nhất bài khóa luận của mình, tuy
nhiên do khả năng nghiên cứu và thời gian còn hạn chế nên bài khóa luận chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến và thông cảm từ các thầy cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................2
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. NHỮNG DI TÍCH CỔ Ở HẢI PHÒNG..........................................................8
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Hải Phòng........................................8

1.2. Di tích cổ ở Hải Phòng.....................................................................................................10
1.2.1 Di tích lịch sử văn hóa........................................................................................10
1.2.2. Di tích lịch sử cách mạng..................................................................................12
1.2.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật...............................................................................16
CHƯƠNG 2. CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP Ở HẢI PHÒNG........................19
2.1. Vài nét về kiến trúc Châu Âu và kiến trúc Pháp..........................................................19
2.1.1. Kiến trúc Châu Âu.............................................................................................19
2.1.2. Vài nét về kiến trúc Pháp...................................................................................22
2.2. Quá trình du nhập, hình thành và phát triển của kiến trúc Pháp ở Hải Phòng........23
2.3. Kiến trúc Pháp ở Hải Phòng...........................................................................................25
2.3.1. Một số khu phố Tây ở Hải Phòng.....................................................................25
2.3.2. Các công trình kiến trúc- văn hóa- nghệ thuật................................................30
2.3.3. Kiến trúc giao thông..........................................................................................35
2.3.4. Các công trình kiến trúc khác...........................................................................40
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN
TRÚC PHÁP PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ..................................................45
3.1. Giải pháp bảo tồn các kiến trúc Pháp............................................................................45
3.1.1. Giải pháp bảo tồn nguyên trạng........................................................................45
3.1.2. Giải pháp cải tạo, khôi phục lại so với thực trang ban đầu.............................46
3.1.3. Giải pháp tái sử dụng, phối hợp, thay thế tính năng sử dụng ........................46
3.2. Giải pháp khai thác các kiến trúc Pháp trong hoạt động du lịch................................47

3


3.2.1. Giới thiệu, quảng bá về các công trình kiến trúc Pháp tại Hải Phòng...........47
3.2.2. Xây dựng tour du lịch lấy việc thăm quan các công trình kiến trúc Pháp làm
trọng tâm......................................................................................................................47
3.2.3. Tăng cường liên kết, hợp tác.............................................................................48
3.2.4. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên về các kiến trúc Pháp..................49

3.2.5. Ứng dụng kiến trúc Pháp trong các công trình đô thị, trong hệ thống nhà
hang, khách sạn...........................................................................................................49
…………
KẾT LUẬN..............................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................51
PHỤ LỤC.................................................................................................................................52

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Những năm gần đây Hải Phòng luôn là điểm đến lý tưởng của khách du
lịch trong và ngoài nước. Không chỉ có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên
nhiên, Hải Phòng còn có hệ thống các di tích cổ. Đó là những di tích lịch sử văn
hóa như đình, đền, chùa, miếu…các di tích lịch sử cách mạng, các di chỉ khảo
cổ hay các công trình kiến trúc nghệ thuật. Với những giá trị lịch sử, tâm linh,
văn hóa, giá trị kiến trúc nghệ thuật… những di tích này cần được bảo tồn và
được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả. Đặc biệt trong số các di tích cổ đó
có các công trình kiến trúc Pháp- một trong những vẻ đẹp làm nên sự khác biệt
của đô thị Hải Phòng đó là pha trộn giữa 2 nền văn hóa Á- Âu, cổ kính với hiện
đại tạo cho thành phố một nét đẹp riêng biệt, vừa thanh lịch, vừa mạnh mẽ. Đây
cũng là yếu tố thu hút du khách, nhất là người nước ngoài muốn tìm hiểu, chiêm
ngưỡng.
Trong khi đã có nhiều nghiên cứu về kiến trúc thời Pháp tại Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh, thì kiến trúc Pháp tại Hải Phòng vẫn chưa được quan tâm tương
xứng với ý nghĩa và giá trị đặc sắc của nó. Đến nay, Hải Phòng vẫn chưa xây
dựng được quy hoạch bảo tồn một cách bài bản và đầy đủ, chưa có quy chế quản
lý cũng như giải pháp căn cơ để bảo tồn và phát huy giá trị của những công trình

kiến trúc này.
Chính vì những lý do trên, người viết đã quyết định lựa chọn đề tài “Một
số giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn các di tích cổ ở Hải Phòng phục vụ
cho hoạt động du lịch” mà trọng tâm là “Một số giải pháp khai thác và bảo tồn
các công trình kiến trúc Pháp tại Hải Phòng trong phục vụ cho hoạt động du
lịch” làm hướng nghiên cứu chính cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.

- Tìm hiểu về các kiến trúc cổ ở Hải Phòng đặc biệt là sự ra đời và đặc
trưng của các kiến trúc Pháp.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và khai tác sử dụng kiến trúc Pháp
trong phát triển du lịch ở Hải Phòng.

5


3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Phân tích đặc điểm, giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Hải
Phòng để xác định chính xác hơn tiềm năng, giá trị của các kiến trúc, cảnh quan
và hoạt động của những công trình này.
- Quản lý và phát huy giá trị di sản kiến trúc Pháp trong sự phát triển kinh
tế - xã hội, du lịch, phát triển đô thị liên tục của thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: các công trình kiến trúc Pháp tại Hải Phòng trong hệ thống
các di tích cổ ở Hải Phòng gồm các công trình kiến trúcvà cảnh quan đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ về không gian và thời gian:
kiến trúc Pháp tại Hải Phòng được hình thành trong giai đoạn 1874-1954, trong
khu vực thành phố Hải Phòng.

5. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp sưu tầm, thu thập, xử lý tài liệu.
- Phương pháp khảo sát, điều tra quan sát thực tế.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Những đóng góp thực tiễn.

Trước hết, đề tài đưa ra những thông tin tổng quan về hệ thống các kiến
trúc Pháp ở Hải Phòng, những kiến trúc tiêu biểu trên một số phương diện như:
lịch sử ra đời, vị trí, ý nghĩa sự hiện diện của những kiến trúc này trong đời sống
và tâm thức của người Hải Phòng, những nét khác biệt và độc đáo về mặt kiến
trúc, nghệ thuật...
Ngoài ra, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin
hữu ích đối với du khách trong việc lựa chọn những điểm đến du lịch hấp dẫn
trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Đóng góp lớn nhất mà đề tài muốn hướng tới một số giải pháp bảo tồn và
khai thác những công trình kiền trúc Pháp trở thành là một sản phẩm du lịch cụ

6


thể, tạo nên các tour du lịch hấp dẫn cho du khách, đóng góp vào sự phát triển
của du lịch Hải Phòng trong thời gian tới.

7. Kết cấu đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, nội dung chình của khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1. Những di tích cổ ở Hải Phòng.
Chương 2. Kiến trúc Pháp ở Hải Phòng.

Chương 3. Giải pháp bảo tồn và khai thác kiến trúc Pháp ở Hải Phòng
trong phát triển du lịch.

7


CHƯƠNG 1. NHỮNG DI TÍCH CỔ Ở HẢI PHÒNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía
Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với các chứng tích của
người tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc Văn hóa Hạ Long
cách ngày nay khoảng từ 4000- 6000 năm; di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh (Thuỷ
Nguyên), Núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ 2000- 3000 năm; với truyền thuyết
về nữ tướng Lê Chân - người lập Trang An Biên - cái nôi hình thành nên Hải
Phòng ngày nay.
Thời kỳ phong kiến Việt Nam, nơi đây nổi tiếng với 3 lần chiến thắng trên
sông Bạch Đằng: lần 1 năm 938 của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, lần 2
năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược, lần 3 năm 1288:
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân Mông Nguyên lần thứ 3.
Tới nhà Mạc đây được xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương
Kinh. Từ nhà Lê trung hưng đến nhà Nguyễn vùng này thuộc trấn Hải Dương
(sau này là tỉnh Hải Dương (1831). Năm 1870- 1873 Bùi Viện đã xây dựng bến
cảng Ninh Hải bên cửa sông Cấm và nha Hải phòng sứ- một căn cứ phòng ngự
bờ biển kế bên.
Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 1 năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký
hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương
các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình
Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ.

Năm 1887, người Pháp cho thành lập tỉnh Hải Phòng tách vùng lân cận
cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương. Đến tháng 7/1888- có tên thành phố Hải
Phòng, lại lập thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng. Đến năm 1962 thì
tỉnh Kiến An được nhập về thành phố Hải Phòng.
8


Cuối thế kỷ XI- đầu thế kỷ XX, Hải Phòng là một trong những cái nôi
đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân, nơi tiếp
nhận Chủ nghĩa Mác-Lê nin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tryền bá trong nước, là
một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước giai đoạn 19301931, 1936-1939, 1939-1945. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, ở Hải
Phòng- Kiến An phong trào Việt Minh phát triển mạnh.
Ngày 20-11-1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ở Hải Phòng.
Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng- Kiến An đã tiến hành thành cuộc chiến tranh
nhân dân toàn dân, toàn diện ngay trong vùng địch tạm chiếm sâu, lập nhiều
chiến công xuất sắc, làm nên truyền thống “đường 5 anh dũng”, “đường 10 Quật
khởi”.
Ngày 13/5/1955, bộ đội ta tiến vào tiếp quản thành phố. Ngày 15/5/1955,
những tên lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (Đồ Sơn ngày nay) rút
khỏi Hải Phòng. Hải Phòng được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
Tên gọi Hải Phòng xuất phát từ:
- Tên gọi rút ngắn từ cụm từ Hải tần phòng thủ, thời nữ tướng Lê Chân
thế kỉ I.
- Tên gọi rút ngắn từ tên một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương:
Hải Dương thương chính quan phòng.
- Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ty sở nha Hải Phòng sứ hoặc đồn Hải
Phòng do Bùi Viện lập từ năm 1870 đời Tự Đức.
Hải Phòng còn được gọi là “thành phố cảng” vì trước 1975 càng Hải
Phòng là cảng lớn nhất miền Bắc, hay “thành phố hoa phượng đỏ” bắt nguồn từ
cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đem cây phượng vỹ đến Việt Nam, trong đó có

Hải Phòng. Năm 1970, nhạc sỹ Lương Vĩnh sáng tác bài hát “ thành phố hoa
phượng đỏ”, phổ thơ Hải Như, được dân yêu thích và hay gọi Hải Phòng là
thành phố hoa phượng đỏ. Hải Phòng còn có nhiều danh xưng khác như Thành
Tô, phố biển...
Ngày nay, Hải Phòng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ
thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành
9


lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, là đầu mối giao
thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát
triển, là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc
gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà
Nội.
1.2. Di tích cổ ở Hải Phòng

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thành phố Hải Phòng hiện còn lưu giữ
hơn 1.000 di tích, bao gồm 537 ngôi chùa, 107 nhà thờ, số còn lại là các đình
đền, miếu phủ…Trong đó, có 103 di tích được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch
xếp hạng di tích quốc gia; 165 di tích được Uỷ ban nhân dân thành phố xếp hạng
di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
1.2.1. Di tích lịch sử văn hóa

Theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh, công bố ngày 4/4/1984: Di tích lịch sử văn hoá là những công trình
xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, nghệ thuật
cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử,
quá trình phát triển văn hoá, xã hội.
Các di tích lịch sử văn hoá là các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử văn

hóa như: đình, chùa, chùa, miếu, phủ, điện… Đó là những di sản văn hóa chứa
đựng cả một thời kỳ lịch sử anh hùng của dân tộc, chứa đựng những giá trị tôn
giáo, tâm linh của từng vùng miền, từng giai đoạn lịch sử, là nơi tưởng nhớ, tạ
ơn các bậc Thần linh, các vị Thành Hoàng, các Anh hùng dân tộc…Sau đây là 1
số di tích lịch sử văn hóa cổ tiêu biểu ở Hải Phòng:
Chùa Dư Hàng
Chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự), thuộc xã Dư Hàng Kênh (huyện
An Dương), nay thuộc đại bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân.
Nếu căn cứ vào bản ghi chép bia ký của chùa thì chùa có từ thời Tiền Lê
(980 - 1009), chùa được xây mới năm 1672, khi quan Đô úy Nguyễn Đình Sách

10


từ quan xuất gia, pháp hiệu Chân Huyền đảm nhiệm. Đến đời Thành Thái năm
1899, Hòa thượng Thông Hạnh trùng tu ngôi chùa và cho xây gác chuông.
Chùa có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh với kiến trúc theo kiểu
chữ “Đinh”, hai bên là nhà tổ, đằng trước có tam quan. Qua tam quan sẽ tới tòa
Phật điện 7 gian với những hàng cột lim lớn, gác chuông 3 tầng, mái đao cong
vút, quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề: "Phúc Lâm tự chung", nghĩa là chuông
chùa Phúc Lâm. Tại tòa Phật điện, còn lưu giữ được nhiều tượng phật cổ có giá
trị, như bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng
"Thập điện minh vương"...
Nội thất toà phật diện được trang trí nhiều bức hoàng phi, câu đối, cửa
võng với đường nét mềm mại, tinh xảo, mang phong cách nghệ thuật triều
Nguyễn. Gian tiền đường của toà phật điện được trang trí bằng nhiều mảng
chạm khắc nổi trên cửa võng, nhiều mảng đề tài quen thuộc: mai điểu, ngũ phúc,
rồng mây...
Bên phải tam quan là vườn tượng với 12 pho tượng được chạm khắc tinh
xảo, bố trí quanh hồ nước. Nổi bật nhất là tượng Phật Tổ màu vàng ngồi trên tòa

sen dưới cây bồ đề và tượng Phật Di Lặc trong tư thế đứng được đặt đối diện
nhau ở hai bên hồ. Cả hai pho tượng đều được đúc bằng đồng. Quanh hồ đặt
tượng 10 vị Tôn giả được tạc bằng đá trắng trong các tư thế và hình dáng khác
nhau.
Khu vườn tháp của chùa bao gồm 11 tháp được xây bằng đá và gạch, là
nơi đặt di thể của các vị sư tổ đã viên tịch tại chùa, các vị tổ thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử và nhiều vị hòa thượng đã từng trụ trì tại chùa. Hiện nay, chùa Hàng còn
bảo lưu nhiều di vật qúy giá như chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ thuật
bằng gốm sứ, đá xanh, bộ kinh sách “A hàm” cổ được lưu truyền từ nhiều đời sư
trụ trì.
Những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc trường tồn cùng thời gian đã làm
nên sức hấp dẫn của một điểm du lịch văn hóa tâm linh ở thành phố Cảng. Chùa
Dư Hàng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1986.
Đền Nghè

11


Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường An Biên, quận Lê
Chân. Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân– vị tướng giỏi
của Hai Bà Trưng, bà đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp
Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Hải Phòng ngày nay.
Tương truyền, khi nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống sông tự vẫn thì hoá
đá trôi trên mặt sông. Từ đoạn sông vùng Đông Triều (Quảng Ninh) - quê cũ của
Bà - đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân
dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền khiêng đá thiêng về thờ, đến khu
vực đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió làm đá rơi. Dân làng bèn
chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà. Lúc đầu, đền chỉ là gian miếu nhỏ, mái
lợp tranh. Từ năm 1919- 1926, đền được xây dựng khang trang hơn, bổ sung
một số hạng mục kiến trúc. Trải qua quá trình tu bổ, tôn tạo, hiện nay đền Nghè

là một quần thể di tích mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn thế kỷ 20 gồm:
tam quan, tòa hậu cung, bái đường, thiêu hương, giải vũ, nhà bia - nơi đặt tượng
voi đá, ngựa đá, sập đá, bia đá; phía sau làm thêm tòa tứ phủ.
Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá
tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ
Hán lớn “An Biên cổ miếu”.
Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng
mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình.Tại đây có tượng Nữ tướng
ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh
đẹp, hai bên thờ song thân của Bà. Giữa hậu cung và bái đường là nhà thiêu
hương 2 tầng với mái tâm đầu đao.
Ngoài quần thể kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có các tác phẩm điêu khắc
đá có giá trị, điển hình là khánh đá và sập đá. Khánh làm từ tấm đá nguyên khối
dày 5cm, cao 1m, rộng 1,6m. Mặt trước khắc nổi 2 con rồng chầu nguyệt và mây
bay xung quanh; mặt sau khắc hình mây bay và sóng nước. Sập đá tạo bằng khối
đá liền, chạm nổi hình chim, thú, hoa với kỹ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo.
Đền còn lưu giữ tấm bia đá có được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của nữ
tướng Lê Chân.

12


Cách đền Nghè khoảng hơn 100m về phía tây bắc là tượng đài nữ tướng
Lê Chân được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, đặt tại vườn hoa trung tâm
thành phố, được khánh thành vào ngày 31/12/2000. Hội đền Nghè được tổ chức
từ ngày 8- 10 tháng 2 Âm lịch, đây là 1 trong những lễ hội lớn của Hải Phòng.
Từ Lương Xâm
Từ Lương Xâm là một trong “Tứ linh từ” linh thiêng của huyện cổ An
Dương và nay là một trong 3 “linh từ” linh thiêng của quận Hải An (Từ Lương
Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá). Từ thờ Đức Vương Ngô Quyền- người

có công đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.
Từ được xây dựng thời Hậu Lê và được trùng tu vào thời Nguyễn vì vậy
toàn bộ kiến trúc trong Từ hiện nay mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn,
chỉ một số cấu kiện kiến trúc mang nét phong cách nghệ thuật thời Lê.
Ngôi Từ được bố cục theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, liên hoàn khép
kín. Tại đây hiện lưu giữ 152 hiện vật, cổ vật có giá trị và 25 bản sắc phong có
niên hiệu từ năm 1522 đến năm 1924. Trong đó có nhiều sắc phong đã ban cho
Ngô Quyền là "Ngô Vương thiên tử" và "Thượng Đẳng tối linh Đại vương". Đặc
biệt năm 1880 vua Tự Đức đã ban cho 6 tổng và 17 xã ở phía Đông, Đông Nam
thành phố thờ Ngô Quyền. Trong các di tích thờ Ngô Quyền thì Từ Lương Xâm
được suy tôn là "Từ Cả" và là Đệ nhất linh từ của huyện cổ An Dương.
Ngày 12/12/1986 Từ Lương Xâm đã đươc xếp hạng di tích lịch sử văn
hoá cấp quốc gia. Lễ hội truyền thống được tổ chức từ 16- 18 tháng giêng. Từ
năm 2008 UBND quận Hải An đứng ra tổ chức lễ hội Từ Lương Xâm với quy
mô cấp quận thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương gần xa đến
tham dự.
Ngoài những di tích trên Hải Phòng còn có rất nhiêu di tích lịch sử văn
hóa khác như:
Đình: Đình Nhu Thượng ( dựng năm Tự Đức 14 (1861); Đình Hà ( thời
Triều Nguyễn, năm Tự Đức 1873) Đình Nhân Mục ở Vĩnh Bảo ( xây dựng ở thế
kỉ 17); Đình Hạ Lũng- hải An ( thế kỉ 18); đình Cam Lộ; đình Tân Dương (được
khởi dựng từ thời hậu Lê đời vua Lê Nhân Tông (1441-1459); đình Đồng
Lý( thế kỉ 17), đìnhTuy Lạc, Đình Tây- Thủy Nguyên; Đình An Trì- Hồng Bàng;
13


đình Phụng Pháp- Ngô Quyền; đình An Biên, đình Niệm Nghĩa- Lê Chân, đình
Dụ Nghĩa, đình Hà Đậu An Dương; đình Ngọc Xuyên- Đồ Sơn…
Đền: Đền Phú Xá (được xây dựng vào thời Tự Đức (1848 – 1883) đền
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm- Vĩnh Bảo ( được dựng lên năm 1765) , đền

thờ Trần Quốc Bảo- Thủy Nguyên ( xây dựng thời Trần), đền Gắm- Tiên Lãng,
đền Mõ-Kiến Thụy, đền Tam Kì- Lê Chân…
Chùa: Chùa Trà Phương (thế kỉ 16); chùa Linh Sơn (xây dựng thời hậu
Lê), chùa Dãng Trung (thế kỉ 17), chùa Mai Động- Thủy Nguyên; đền, chùa
Bách Phương- An Lão; chùa Vân Tra, chùa Đỏ- An Dương; chùa Lạng Côn (thế
kỉ 13), chùa Hòa Liễu- Kiến Thụy; chùa Hang, chùa Thiên Phúc- Đồ Sơn (thời
Lý-Trần)....
Miếu: miếu Xâm Bồ- Hải An; miếu Thủy Tú- Thủy Nguyên; miếu Ba
Vua, miếu Lác, miếu Bảo Hà- Vĩnh Bảo; miếu An Đà- Lê Chân; lăng miếu Đôn
Nghĩa- Lê Chân…
1.2.2. Di tích lịch sử cách mạng

Di tích lịch sử cách mạng: Là những di tích ghi lại một sự kiện quan trọng
của lịch sử cách mạng địa phương, có ảnh hưởng tới sự phát triển của phong trào
địa phương, khu vực hay cả quốc gia.
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống di tích lịch
sử - văn hoá, tuy nhiên, khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng ở chỗ: đó là
những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn, công trình được con người
tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng gắn liền với những sự kiện, nhân vật lịch
sử cụ thể mà trở thành di tích. Dưới đây là một số di tích lịch sử cách mạng tiêu
biểu ở Hải Phòng:
Chùa Phương Mỹ
Chùa Phương Mỹ có tên chữ là Ngọc Hoa tự, thuộc làng Phương Mỹ, xã
Mỹ Đồng,Thủy Nguyên, Hải Phòng. Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa và 9 năm
kháng chiến chống Pháp, Chùa là địa điểm hoạt động bí mật của lực lượng Việt
Minh

14



Cuối năm 1939, đồng chí Hoàn Thiếu Minh (tức Hoàng Ngọc Lương),
nguyên Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng liên huyện Thủy Nguyên – Kinh
Môn, đóng vai một nhà sư về gây dựng cơ sở cách mạng tại chùa Phương Mỹ.
Từ đầu năm 1945, chùa đã trở thành địa điểm liên lạc, hội họp thường
xuyên, là nơi cất giữ tài liệu quan trọng của lực lượng Việt Minh. Sau khi, Nhật
đảo chính Pháp, chùa Phương Mỹ vẫn là một trong những đầu não lãnh đạo
phong trào cách mạng của huyện, đồng thời tham gia các hoạt động quyên góp
thóc gạo, cứu trợ đồng bào trong nạn đói đầu năm 1945.
Tháng 4/1945, tại chùa đồng chí Nguyễn Phương Thảo (tức Trung tướng
Nguyễn Bình) và đồng chí Nguyễn Kiên Tranh (tức sư Tuệ) đã gặp nhau để bàn
bạc việc thống nhất lực lượng và kế hoạch xây dựng chiến khu Đông Triều.
Chùa Phương Mỹ đã trở thành địa điểm lưu giữ tài liệu, tập kết vũ khí, lực lượng
vũ trang của Chiến khu Đông Triều và tự vệ vùng Thượng, huyện Thủy Nguyên.
Đến ngày 25/12/1945 tại chùa Phương Mỹ, 4 đồng chí Hoàng Ngọc
Lương, Phạm Văn Duyệt, Bùi Bá Ngôn, Phạm Văn Ngự đã được kết nạp vào
Đảng Cộng sản; tiếp đó chi bộ Đảng huyện do đồng chí Hoàng Long làm Bí thư
chính thức được thành lập. Đến đầu năm 1946, tại chùa đã diễn ra Hội nghị
thành lập Hội “Lão bà cứu quốc Thủy Nguyên”.
Những sự kiện lịch sử được ghi dấu tại chùa Phương Mỹ đã khẳng định
bước đồng hành của di tích trong kháng chiến chống Pháp của dân tộc, là nhân
chứng cho quá trình trưởng thành, phát triển của phong trào cách mạng huyện
Thủy Nguyên nói riêng và của Hải Phòng và Quảng Ninh nói chung.
Nhà số 1 ngõ 42 Mê Linh
Ngôi nhà số 1 ngõ 42 Mê Linh, phường An Biên, quận Lê Chân, Hải
Phòng là cơ quan bí mật của Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí
hội Hải Phòng năm 1927- 1929, của Đông Dương Cộng sản Đảng Tỉnh Uỷ Hải
Phòng thời kỳ 1929- 1930, là cơ sở hoạt động của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh,
người chiến sĩ ưu tú của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Hải
Phòng.
Sau khi dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn ái Quốc tổ chức

ở Quảng Châu, tháng 9/1927, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh về nước hoạt động và
15


được Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách Mạng đồng chí hội chỉ định là Bí thư
Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hải Phòng
Đầu năm 1928, đồng chí thực hiện Vô sản hoá, mở lớp huấn luyện, viết
báo giác ngộ quần chúng, đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân Pháp.
Lúc ấy cơ sở của Hội là số 1 ngõ 42, phố Mê Linh (tên cũ là Ngõ Đông Môn,
phố Mets (Rus de Mets).Tháng 9/1929 tại đây, hội nghị của những thanh niên
cộng sản tiêu biểu quyết thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng Hải
Phòng.
Năm 1929, tên Đốc lý Hải Phòng Khơ rô tec me (Krautheimri) đã tuyên
truyền, bôi nhọ lý tưởng của những người cộng sản, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
đã viết bài bóc trần luận điệu xuyên tạc đó, đồng thời giác ngộ quần chúng và
kêu gọi ủng hộ những người cộng sản vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp.
Tại ngôi nhà này, còn lưu giữ một số di vật (phục chế) mà đồng chí
Nguyễn Đức Cảnh đã từng dùng như: bàn làm việc, tủ, giường gỗ. Hàng năm,
ngôi nhà 1/42 Mê Linh được Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng chăm lo tu bổ.
Ngày nay, tại số 124 Nguyễn Đức Cảnh còn đặt một tấm bia tưởng nệm Đồng
chí.
Ngoài ra tại Hải Phòng còn rất nhiều di tích lịch sử cách mang khác như:
Trên đất Thủy Nguyên nhiều đình, chùa và công trình thờ tự trở thành những địa
cứ kiên trung của Đảng, của cách mạng như Chùa Phi Liệt, Chùa Doãn Lại,
Chùa Dương Xuân, Đình Pháp Cổ; đền Mẫu- bến Kiền, chùa Hoàng Pha…
Trên địa bàn Quận Ngô Quyền: Nhà 20 Trần Phú- nơi đặt cơ quan ấn loát
của Đảng; Nhà 253 Lê Lợi: cơ quan tuyên truyền hành động của Xứ Uỷ Bắc Kỳ;
Các đồng chí Nguyễn Tường Loan, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt,
Nguyễn Đức Cảnh, Lê Duẩn, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Linh... khi hoạt động ở Hải

Phòng thường sống ở các xóm thợ Lạc Viên, Cấm…
Trên phố Cầu Đất có nhiều cơ sở cách mạng: Hiệu Trân Mĩ Lâu (trước
của rạp Công nhân hiện nay) là nơi liên lạc của Đảng và quốc tế những năm
1929 – 1931. Số nhà 8 ngõ Quảng Lạc là nơi ban Tài chính Trung ương đóng, do
đồng chí Trần Văn Lan phụ trách. Ngõ Đá có trụ sở của Ban tuyên huấn cơ quan
16


xứ ủy Bắc Kỳ (1930); Nhà 21 ngõ 99 Cầu Đất: trụ sở cơ quan Thanh niên Cách
mạng đồng chí Hội; Nhà 38 Cầu Đất: cơ quan Xứ Uỷ Bắc Kỳ….
Cơ quan bí mật của Thành ủy Hải Phòng (thời kỳ 1936-1939), đặt tại nhà
cụ Đặng Thị Sáu ở xóm Nam, xã Dư Hàng Kênh (nay là ngõ Than, phường Dư
Hàng Kênh, Lê Chân); Nhà số 14 ngõ Gạo (nay là ngõ 61) phố Lý Thường Kiệt,
quận Hồng Bàng là trạm giao thông liên lạc quốc tế của Đảng trong những năm
đầu thế kỷ 20; Đình Kim Sơn- Kiến Thụy…..
1.2.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật

Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn
lẻ có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
Các di tích kiến trúc nghệ thuât như đình, đền, chùa, nhà thờ, lăng tẩm,
cung điện, thành….chiếm số lượng lớn, lưu trữ nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc
nghệ thuật, văn hóa có giá trị, là những điểm nghiên cứu, thăm quan hấp dẫn, du
khách.
Dưới thời phong kiến, ở Hải Phòng bên cạnh những công trình thành
quách, cung điện, lăng tẩm còn có các kiến trúc tôn giáo lớn như chùa, tháp,
đình, đền, miếu…trừ một số do triều đình hưng công xây dựng, còn phần lớn
đều do nhân dân quyên cúng, đóng góp dựng lên.
Thời Lý – Trần, tình hình chính trị trong nước ổn định, kinh tế phồn vinh

cơ sở cho nghệ thuật kiến trúc nẩy nở trên vùng đất Hải Phòng. Vua Lý Thánh
Tông đã cho xây dựng chùa tháp Tường Long ở Đồ Sơn nhằm mục đích ghi lại
chiến thắng “Bình Chiêm” và phát dương Quốc giáo (đạo Phật). Thời kỳ này, ở
Hải Phòng nhiều chùa chiền được xây dựng tiêu biểu là chùa Long Hoa (An Lão
), Bà Đanh (Kiến Thụy ), Thiểm Khê ( Thủy Nguyên), Đông Khê ( Ngô Quyền),
Dư Hàng (Lê Chân), Do Nha (, An Dương).
Thời Mạc, thế kỷ 16, tại Hải Phòng nổi tiếng có kiến trúc Dương Kinh.
Triều đình nhà Mạc đã xây dựng nhiều cung điện, lầu các, thành quách chủ yếu
ở vùng xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy. Thời đó Hải Phòng còn xuất hiện một số đồ thị
giang cảng sầm uất như Minh Thị, Hoàng Lô, phố Rỗ, phố Đường Thung, phố
17


Mè (Tiên Lãng), Hạ Hôm (Vĩnh Bảo), Dầu Hỗ (An Hải), làng cũ Xuân Đám
(Cát Bà)…với kiến trúc quán chợ, đình trạm, cầu quán phát triển. Kiến trúc
thành quách thời Mạc khá phong phú, đa dạng, có thành mang phong cách là
một thủ phủ chính trị - hành chính như Ngũ Đoan (Kiến Thụy), có thành mang
là phòng thủ quân sự như thành Dền ( Liên Khê, Thủy Nguyên). Thành nhà Mạc
ở Xuân Đám, Cát Bà lại có nhiệm vụ là một đồn binh cành phòng bờ biển, một
trạm hải quan cửa khẩu. Tiếc rằng các công trình kiến trúc này đều bị nhà Lê
Trung Hưng tàn phá, vết tích còn lại hết sức mờ nhạt.
Những ngôi đình giá trị ở Hải Phòng còn lại đến nay đều có niên đại từ
cuối thế kỷ 17- đầu thế kỷ 20. Cổ kính nhất là đình Kiền Bái (Thủy Nguyên),
Quỳnh Cư (Hồng Bàng), Hàng Kênh (Lê Chân); Trung Hành, Hạ Đoạn (An
Hải ). To lớn, bề thế nhất là đình Hàng Kênh, Đông Khê, An Biên, Nhân Hòa,
Quán Khái, Đồng Lý, Từ Lâm, An Quý. Chạm khắc trang trí cầu kỳ nhất là đình
Hàng Kênh, Quán Khái, đình Kiền Bái được trạm khắc 500 con rồng rất sống
động và những hoạt cảnh dân gian vui nhộn. Đình An Quý có hệ thống cột hoàn
toàn bằng đá. Đình Cung Chúc chỉ có 36 lỗ mộng nhưng vẫn đầy đủ các bộ kiến
trúc, đao cong.

Hải Phòng có kiến trúc đô thị pha trộn hài hòa nhất hai văn hóa Á - Âu,
vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ. Bên cạnh những phố Tàu ở Tam Bạc, Kỳ Đồng,
Tam kỳ… còn có nhiều khu phố có kiến trúc nguyên vẹn thời Pháp như phố Tây
biệt thự giờ là các cơ quan ở khu Hồng Bàng. Phố Tây có Điện Biên Phủ, Trần
Phú, Lương Khánh Thiện, Minh Khai…đặc biệt phải nói đến các công trình kiến
trúc Pháp đã tạo cho Hải Phòng một bản sắc kiến trúc với phong cách độc đáo.
Chính vì vậy trong đề tài “Một số giải pháp nhằm khai thác và bảo tồn các di
tích cổ ở Hải Phòng phục vụ cho hoạt động du lịch” người viết sẽ tập trung,
nghiên cứu và khai thác sâu về kiến trúc Pháp tại Hải Phòng (Chương 2), đồng
thời đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác các kiến trúc Pháp tại Hải Phòng
phục vụ hoạt động du lịch (Chương 3).

18


CHƯƠNG 2. CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP Ở HẢI PHÒNG
2.1. Vài nét về kiến trúc Châu Âu và kiến trúc Pháp
2.1.1. Kiến trúc Châu Âu

Châu Âu là cái nôi của kiến trúc thế giới. Nói đến kiến trúc Pháp không
thể không nói đến cái nôi đã sản sinh và nuôi dưỡng nó, đó là kiến trúc châu Âu.
Có thể chia quá trình phát triển kiến trúc Châu Âu thành các giai đoạn: cổ đại,
trung đại, Phục Hưng và giai đoạn hiện đại. Trải qua những nốt thăng trầm,
thành tựu kiến trúc Châu Âu như một bức khảm mosaics đa màu, đa diện, làm
giàu văn minh nhân loại
2.1.1.1. Kiến trúc Châu Âu thời cổ đại

Trọng tâm của kiến trúc châu Âu là kiến trúc Hy Lạp và La Mã xoay
quanh những đền đài mang nhiều sắc màu đặc trưng, gắn liền với việc thờ phụng
các vị thần. Người Hy Lạp đã phát minh ra kiến trúc post-and-beam construction

(cột chống và xà ngang). Người La Mã tiếp thu tinh hoa đó, đặt nền móng cho
kiến trúc arched construction (vòm cong).

19


Nếu như Kiến trúc Hy Lạp để lại rất nhiều công trình bằng đá làm mẫu
mực cho kiến trúc thế giới với vẻ đẹp thanh nhã, hài hòa giữa các thành phần
kiến trúc, gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột: Doric , Ionic,
Corinth, thì Kiến trúc La Mã cổ đại lại gây ấn tượng với quy mô kiến trúc đồ sộ,
hoành tráng bề thế, gây ấn tượng về sức mạnh, quyền lực, tạo cảm giác về một
sự bền vững lâu dài, nhiều công trình đã chịu đựng được thử thách của thời gian.
2.1.1.2. Kiến trúc Châu Âu thời trung đại

Thời kỳ Trung Cổ, kiến trúc Ki-tô giáo thống trị Châu Âu. Nhà thờ của
Byzantine Đông La Mã xây theo kiểu trung tâm. Đối lập, các quốc gia Tây La
Mã phổ biến kiểu chữ thập, đột phá về chiều cao và nhiều trang hoàng phức
tạp.”
Kiến trúc Byzantine (Đông La Mã) duy trì những giá trị cổ điển basilica
giai đoạn đầu– đơn giản bên ngoài nhưng cầu kỳ bên trong. Nội thất nhà thờ
trang hoàng bởi đá khảm mosaics và những bức bích hoạ khổng lồ. Thiết kế đầu
cột chống chịu ảnh hưởng từ kiểu dáng La Mã, phức tạp và trừu tượng.
Ở các quốc gia Tây La Mã nổi bật với 2 phong cách kiến trúc
Romanesque (Đầu thế kỷ XI – XIII) và Gothic (thế kỷ XIII – XV). Pháp là cái
nôi của cả hai trường phái này.
Kiến trúc Roman có thể bắt đầu ở vùng Normandie, Italia thế kỷ thứ 9,
nhưng kiến trúc Roman thật sự ra đời cùng với sự xuất hiện của dòng tu
Benecdictine ở Pháp năm 910. Đặc điểm chung của Kiến trúc Roman là chịu
ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantyne (Đông La Mã).
Thiết kế đặc trưng là sử dụng nhiều điêu khắc trang trí, đặc biệt là sáng tạo ra

các tympanum: hình bán nguyệt trên các ô cửa chính, cửa sổ, thường được điêu
khắc công phu. Các tu viện, nhà thờ, thánh đường ở châu Âu phần lớn đều mang
phong cách kiến trúc Roman tuyệt đẹp.
Kiến trúc Gothic: Cuối thế kỷ 12- đầu thế kỉ 13 kiến trúc Gothic
(Gothique) xuất hiện ở miền Tây bắc nước Pháp, sau đó được truyền đi khắp
châu Âu, phát triển rực rỡ đến thế kỷ XV. Ba trọng tâm của Gothic là mái vòm
nhọn, khung sườn mái vòm và trụ chống. Kiến trúc Gothic là một bước tiến bộ
lớn so với kiến trúc Roman. Kiến trúc Gothic không chắc chắn bằng kiến trúc
20


Roman nhưng nhẹ nhàng đẹp đẽ hơn, nhà có cửa sổ lớn lắp kính màu, cột chạm
trổ đẹp, kiểu cửa mái vòm được thay bằng hình lăng nhọn, những bức điêu khắc
nhiều hơn, sinh động và tự nhiên hơn.
2.1.1.3. Kiến trúc thời Phục hưng

Bước sang giai đoạn Cận đại, kiến trúc Châu Âu chứng kiến sự trở lại của
các giá trị cổ điển. Kiến trúc Phục Hưng chối từ tháp cao Gothic, tìm về những
tinh hoa La Mã cổ đại, tiếp nối và quay trở lại của phong cách kiến trúc Roman,
nhưng đã biến cải ít nhiều những chi tiết nghệ thuật. Thời kì văn hóa Phục hưng
xuất hiện ở Italia từ cuối thế kỉ XIV, sau đó lan sang các nước Anh, Pháp, Đức,
Hà Lan…
Kiến trúc thời Phục Hưng mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa
giáo. Đặc biệt nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỷ lệ, hình học và tính hợp lệ của
các bộ. Sắp xếp có trật tự của cột, pilasters và các rầm đỡ, cũng như việc sử
dụng các mái vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và aedicules
thay thế các hệ thống phức tạp hơn và tỷ lệ hồ sơ bất thường của các tòa nhà thời
trung cổ.
Về sau, kiến trúc Phục Hưng suy thoái do theo đuổi những giá trị quái lạ,
hà khắc. Phong cách Baroque và Rococo kịp thời ra đời để đáp ứng cơn thiếu

hụt các trang trí điệu đà, đậm chất kịch nghệ. Kỷ nguyên Baroque kéo dài từ
1600 – 1725 và chủ yếu diễn ra tại Italia qua các công trình tôn giáo. Rococo
vỏn vẹn diễn ra từ 1725 – 1800 bằng những cung điện nguy nga.
Kiến trúc Baroque: Baroque lan rộng từ Ý đến Pháp, hiện diện qua các
cung điện, lâu đài nguy nga. Khác với người Ý, người Pháp kết hợp các hoạ tiết
Baroque trên nền kiến trúc mạnh, uy quyền hơn. Họ cũng sáng tạo ra các
mansard roof – Mái nhà có cửa sổ, điểm xuyến những trang trí kim loại tinh xảo.
Baroque thường được áp dụng trong kiến trúc xây dựng nhà thờ để thể hiện sức
mạnh và tính chuyên quyền.
Kiến trúc Rococo giảm nhẹ mức độ cường điều và kịch tích của Baroque,
biến thể Rococo tinh tế, hài hoà hơn ra đời từ nước Pháp trong những năm cuối
của triều đại vua Louis XIV (1643-1714) và nở rộ dưới thời vua Louis XV
(1715 - 1774). Trong giai đoạn này, Pháp trở thành trung tâm văn hóa châu Âu.
21


Đặc điểm nổi bật của Rococo là vẫn ưu ái các bích hoạ, hoa văn cầu kỳ nhưng
sử dụng phông nền pastel nhẹ nhàng và mềm mại hơn. Những tác phẩm thành
công nhất thường là các lâu đài cung điện và các công viên, hay những công
trình trang trí đồ gỗ, tường nhà của những biệt thự, nhà riêng của cư dân Paris.
Kiến trúc Rococo dần mất chỗ đứng vào những năm 1760 nhường chỗ
cho trường phái Tân cổ điển và biến mất hoàn toàn kể từ cuộc cách mạng Pháp
1789. Tuy nhiên nó đã để lại những công trình tuyệt đẹp như nhà thờ pilgrimage
(Đức), quảng trường Stanislas….
2.1.1.4. Kiến trúc hiện đại

Kiến trúc Tân cổ điển: là một phong cách kiến trúc được tạo ra bởi phong
trào tân cổ điển bắt đầu vào giữa thế kỷ 18. Nó có xu hướng nhấn mạnh phẩm
chất phẳng, chứ không phải là khối lượng tác phẩm điêu khắc. Chiếu và suy
thoái kinh tế và các hiệu ứng của họ ánh sáng và bóng tối bằng phẳng hơn và có

xu hướng enframed trong những trụ gạch, dạng viên hoặc các tấm.
Kiến trúc hiện đại: Kiến trúc hiện đại thể hiện một lối tư duy mới với sự
phát triển bùng nổ của xã hội châu Âu cuối thế kỉ 19- đầu thế kỉ 20 và trở thành
một trường phái chủ đạo lan rộng trên toàn thế giới đến năm1970. Khung sắt
thép công nghiệp thịnh hành, đánh dấu chương mới cho kiến trúc thời hiện đại.
Các kiến trúc sư ứng dụng khung sắt vào nhà máy, cầu đường rồi đến những
công trình cao cấp.
2.1.2. Vài nét về Kiến trúc Pháp

Khảo sát qua lịch sử các phong cách kiến trúc ở phương Tây từ cổ đại đến
hiện đại, có thể thấy rằng, Pháp là một trong những cái nôi vừa góp phần bảo
lưu, gìn giữ các phong cách kiến trúc cổ điển, lại vừa góp phần sáng tạo ra
những phong cách kiến trúc mới hết sức độc đáo và ấn tượng.
Cũng giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, phong cách kiến trúc Pháp
mang hơi hướng vẻ đẹp thần thoại của phong cách Hy Lạp - La Mã, với những
kiểu “thức” căn bản: thức Doric, thức Ionic và thức Corinth, hay thậm chí cả
những kiểu thức tiến bộ của người La Mã như Toscan và Compozit. Chính vì thế
mà có thể nói rằng kiến trúc Pháp được thừa hưởng những tinh hoa của kiến trúc
nhân loại.
22


Từ nước Pháp, nhiều phong cách kiến trúc tiêu biểu đã được hình thành
như: kiến trúc Gothic xuất hiện ở miền Tây bắc nước Pháp hay kiến trúc Rococo
bắt nguồn từ nước Pháp trong những năm cuối của triều đại vua Louis XIV
(1643-1714). Trong giai đoạn này, Pháp trở thành trung tâm văn hóa châu Âu.
Ngoài ra Pháp còn là nơi phát triển, sáng tạo khiến cho các phong cách
kiến trúc lan rộng ra các nước khác cũng như khắp Châu Âu như: Kiến trúc
Roman bắt đầu ở vùng Normandie, Italia vào thế kỷ thứ 9, nhưng kiến trúc
Roman thật sự ra đời cùng với sự xuất hiện của dòng tu Benecdictine ở Pháp vào

năm 910. Từ Ý, Baroque lan rộng đến Pháp, người Pháp kết hợp các hoạ tiết
Baroque trên nền kiến trúc mạnh mẽ hơn, uy quyền hơn. Họ cũng sáng tạo ra
các mansard roof – Mái nhà có cửa sổ, điểm xuyến những trang trí kim loại tinh
xảo.
Kiến trúc Pháp không chỉ ảnh hưởng sâu sắc tới các phong cách kiến trúc
của châu Âu, mà theo bước chân của các đoàn quân viễn chinh Pháp, nền nghệ
thuật này đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới, tại cả những vùng đất
có những điều kiện hoàn toàn khác biệt về tự nhiên, khí hậu và bản sắc văn hóa như Việt Nam.
2.2. Quá trình du nhập, hình thành và phát triển của kiến trúc Pháp ở Hải phòng.

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858, nhưng phải đến năm
1884, sau hòa ước Giáp Thân, Pháp mới xác lập được chủ quyền trên lãnh thổ
Việt Nam. Song song với khoảng thời gian người Pháp có mặt trên lãnh thổ Việt
Nam.
Cùng với quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng tiến hành quy
hoạch và xây dựng một mạng lưới hệ thống đô thị ở nước ta. Người Pháp đã cho
xây dựng ở nước ta rất nhiều mô hình đô thị khác nhau, tùy theo điều kiện từng
địa phương và Hải Phòng được chọn để xây dựng "đô thị cảng".
Thời Pháp thuộc, Hải Phòng được Toàn quyền Đông Dương xếp loại
thành phố cấp I ngang với Hà Nội và Sài Gòn. Hình thái cảng thị Hải Phòng ban
đầu tương đương như các đô thị cổ châu Âu với tổ chức mạng lưới đường phố
theo kiểu ô cờ, bám chặt, chạy dài theo dòng sông. Nhìn chung, các tòa nhà
được người Pháp thiết kế và xây dựng khá kỹ lưỡng, kiến trúc phong phú, đến
23


nay vẫn là những công trình có dấu ấn quan trọng trong bộ mặt kiến trúc đô thị
của thành phố Hải Phòng. Khu trung tâm Hải Phòng mang đậm dấu ấn kiến trúc
Pháp, tuy tương đối giống với Hà Nội về tổng thể, nhưng khiêm tốn hơn về quy
mô và số lượng các công trình. Hải Phòng những năm 70 của thế kỷ XIX được

cấu thành bởi hai bộ phận chính:
Phía Tây Nam giáp sông Tam Bạc là khu người Việt và Hoa kiều mà trước
đây người Pháp thường gọi một cách miệt thị là "khu bản xứ", gồm một số cơ
quan quân sự, kinh tế của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, một số phố sá
và nhà dân.
Phía Bắc giáp sông Cấm là khu tô giới (thường gọi là khu nhượng địa) do
Pháp cai quản mà hạt nhân là Sở Thuế đoan, Toà lãnh sự và đồn binh (nay chủ
yếu thuộc phường Minh Khai, Hoàng Văn Thụ); đồng thời tại đó cũng dần dần
xây lên những kiến trúc đô thị hiện đại đầu tiên của Hải Phòng. Sự phát triển cấu
trúc tổng thể khu phố Pháp tại Hải Phòng qua các giai đoạn lịch sử:
Năm 1872, Pháp chiếm vùng đất Ninh Hải - Hải Phòng ngày nay. Sau
hiệp ước Giáp Tuất, những năm 1874 - 1888 là thời kỳ hình thành khu phố Pháp
- cũng có thể coi như đặt nền móng cho thành phố Hải Phòng.
Giai đoạn 1897 - 1914 là thời kỳ xây dựng Hải Phòng thành một thành
phố cảng biển và công nghiệp quan trọng của miền Bắc.
Năm 1874: Sau khi Pháp chiếm vùng đất Ninh Hải (1872), ở thời điểm đó
vẫn là làng cổ Gia Viên, An Biên. Khu nhượng địa cho Pháp được khoanh vùng
ở sát ngã 3 sông Cấm và sông Tam Bạc.
- Năm 1876, chính quyền bảo hộ mở Bưu cục Hải Phòng, đến năm 1904,
mạng lưới điện thoại nội thành Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào khai thác, lúc
ấy bưu điện Hải Phòng là một trong bốn bưu cục hiện đại của cả nước.
- Năm 1885: Năm 1884 Pháp xây dựng Tòa lãnh sự, từ năm 1885 bắt đầu
xây dựng nhà cửa lớn theo kiểu châu Âu. Dần hình thành khu phố bản xứ ở phía
Tây - Nam ven sông Tam Bạc và khu của người Pháp ở phía Bắc ven sông Cấm.
- Trước năm 1900: Năm 1885, công sứ Bonnal đã cho đào kênh vành đai
(kênh Bonnal) rộng 74m, nối sông Tam Bạc với sông Cấm, tách khu của người
24


Pháp cùng khu phố bản xứ (chủ yếu của người Hoa) khỏi các làng của người

Việt ở phía Nam. Trên kênh này có 3 cây cầu lớn là cầu Carông (gần chợ Sắt),
cầu Doumer (khu Nhà hát lớn), cầu Laniel (gần sân Cảng và Vườn hoa Kim
Đồng).
- Trước năm 1902: Người Pháp đã phát triển đô thị Hải Phòng sang bờ
Nam kênh vành đai với việc kéo dài trục đường Paul Bert (nay là đường Điện
Biên Phủ) và Amiral Courbet (nay là đường Hoàng Văn Thụ), có trường đua
ngựa (nay là khu vực SVĐ Lạch Tray). Trong quy hoạch nhấn mạnh 3 trục
chính: Felix Faure (Nguyễn Tri Phương ngày nay - ranh giới khu nhượng địa
trước đây) và 2 trục vừa kể trên.
- Năm 1905: Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đã được xây dựng. Ga Hải
Phòng được bố trí ở phía Nam kênh vành đai, tức là ở ngoại vi của khu phố
Pháp lúc đó. Điều này thể hiện sự khoa học trong việc bố trí giao thông đường
sắt không cắt ngang đô thị, và sau đó còn được kéo dài tới cảng (bến 6 kho).
- Năm 1915: Có thêm nhiều trục đường xương cá được mở ra vuông góc
với kênh vành đai ở bờ Nam.
- Năm 1926: Trước đó, năm 1925, người Pháp đã cho lấp phần lớn kênh
vành đai và cải tạo thành dải vườn hoa. Lớp ô phố thứ 3 được quy hoạch để đưa
đường sắt lọt vào trong lòng đô thị. Trong những năm 1925- 1926, người Pháp
xây thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp trên Cửa Cấm, Thượng Lí, mở rộng cảng Hải
Phòng.
Những biến đổi mạnh mẽ về xây dựng ở Hải Phòng trong nửa đầu thế kỷ
XX đã làm thay bộ mặt kiến trúc ở khu vực bờ nam kênh đào Bonnan (dải vườn
hoa, cây xanh trung tâm bây giờ) - trước kia là lạch Liêm Khê chảy qua làng cổ
An Biên.
Nhìn chung, khi xây dựng đô thị Hải Phòng, người Pháp có những tính
toán rất kỹ lưỡng để vừa phù hợp với mục đích cai trị và bóc lột thuộc địa của
họ vừa phù hợp với những đặc điểm địa lý tự nhiên và dân cư riêng của thành
phố. Khi mới tiếp nhận khu nhượng địa, họ làm là xây dựng các đồn binh và trụ
sở hành chính (cơ quan công quyền, tòa án, nhà tù). Sau đó đến hệ thống công
trình phục vụ cho mục đích ở lại và khai thác thuộc địa như các bến Cảng, nhà

25


×