Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò chơi trong các bài đồng dao, ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.71 KB, 16 trang )

Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sang kiên:Phat triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giao 3 tuổi thông
qua cac trò chơi trong cac bài đồng dao, ca dao.
2. Linh vực ap dụng sang kiên:
Ap dung khi tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc trẻ.
3. Tac gia:
Họ và tên:
Ngày/tháng/năm sinh:
Chức vu:
Đơn vị Công tác:
Điện thoại DĐ:
4. Đơn vị ap dụng sang kiên:
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Điện thoại:
5.Thành tích:
TT
1
2
3
4

Ngày/ thang/năm
Tên thành tích
Cấp quyêt định
20/5/2012
GV dạy giỏi cấp trường
Trường Mầm non
13/4/2013


GV dạy giỏi cấp trường
Trường Mầm non
25/11/1014
Lao động tiên tiến cấp huyện UBND huyện An lão
8/7/2015
GV giỏi cấp huyện
UBND huyện An lão

I. Mô ta giai phap đã biêt:
- Đổi mới phương pháp dạy học là một yếu cầu cấp thiết trong các nhà
trường hiện nay. Xuất pháp từ yêu cầu trên, trường đã rất quan tâm đến việc đổi
mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức
hoạt động giáo duc cho trẻ.
- Như ta đã biết, ngôn ngữ là công cu giao tiếp quan trọng của con người
thông qua ngôn ngữ con người có thể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi những
thông tin cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cu giúp trẻ hòa nhập vào thế
giới xung quanh là cơ sở để phát triển và hình thành nhân cách.
- Các giải pháp mà tôi và các giáo viên trong trường đã áp dung trong quá
trình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như sau: trò chuyện với trẻ, tổ chức cho trẻ
chơi theo từng nhóm, sử dung tranh ảnh trong các hoạt động làm quen tác phẩm
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

1


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
văn học truyện thơ, sử dung đồ dùng đồ chơi trong mọi hoạt động để phát triển
ngôn ngữ cho trẻ.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi thấy cháu phát âm
chưa rõ, trẻ nói ngọng, vốn từ còn hạn chế.

* Một số ưu điểm:
- Cách dạy học truyền thống theo kiểu "cô hỏi - trẻ trả lời”, cô nói - trẻ
nhắc lại, hay tổ chức giờ học giáo viên chỉ khép trong khuôn khổ lớp học với
việc sử dung tranh ảnh, mô hình… cũng có những ưu điểm nhất định nên vẫn
được nhiều giáo viên áp dung trong giảng dạy.
- Giáo viên chủ động nội dung giảng dạy, ít nảy sinh những vấn đề, tình
huống ngoài giáo án.
- Giáo viên có thể bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ được dễ dàng hơn.
- Giáo viên và trẻ không mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị bài dạy, đồ
dùng dạy học, giáo án một lần có thể sử dung nhiều lần.
* Những tồn tại, hạn chế:
Cách dạy học truyền thống không đủ đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo duc đào tạo hiện nay, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như:
- Giáo viên đàm thoại, giảng giải là chính, dễ gây tâm lí mệt mỏi chán nản
ít hứng thú, sự chú ý của trẻ vào bài dạy của cô còn hạn chế.
- Chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức các hoạt
động giáo duc của giáo viên.
- Trẻ không tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động trong giờ
học. Vì vậy trẻ chưa hiểu sâu kiến thức về chủ đề.
- Trẻ chỉ được tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên mà không có
cơ hội thể hiện vốn kiến thức, kinh nghiệm sống của bản thân trong quá trình
khám phá chủ đề.
- Trong giờ học, chủ yếu là giao tiếp giữa cô và trẻ, sự hợp tác giữa trẻ với
bạn, giữa trẻ với mọi người còn hạn chế.
Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế của phương pháp dạy học cũ, Để thay
đổi thực trạng đó, tôi đã áp dung phưong pháp “ Tạo hứng thú giúp trẻ 3 tuổi
phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi trong bài đồng dao, ca dao ”
Giải pháp thay thế:
Những bài đồng dao có tác dung to lớn trong việc giáo duc, nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ thơ, đồng thời rèn luyện thể chất cho trẻ khi được kết hợp với các trò


Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

2


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
chơi dân gian thú vị. Sâu xa hơn, đây còn là cách giúp bảo lưu và duy trì tiếp nối
những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt qua các thế hệ.
Ngày nay những bài đồng dao và các trò chơi dân gian cho trẻ đang dần
chìm khuất giữa muôn vàn trò chơi máy tính, điện tử của thời đại kỹ thuật số
cùng với quỹ thời gian eo hẹp của cha mẹ. Thực tế, các bài đồng dao đem lại
nhiều lợi ích trong việc giáo duc trẻ từ việc phát triển ngôn ngữ, tâm hồn trẻ đến
vận động thể chất. Do vậy cha mẹ cần chú trọng nhiều hơn đến việc dạy trẻ các
bài đồng dao như ngày xưa mình đã từng được dạy, được chơi. Vui chơi là nhu
cầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em, các trò chơi dân gian của trẻ phần
lớn đều gắn với những bài đồng dao, có tác dung bổ sung, làm rõ chức năng
thẩm mỹ của đồng dao. Ngược lại, đồng dao có vai trò rất lớn trong trò chơi trẻ
em, bởi thiếu nó trò chơi sẽ tẻ nhạt và vô vị. Lời đồng dao đóng góp quan trọng
để thực hiện chức năng giáo duc và chức năng vui chơi của trẻ, với những nhiệm
vu rất đa dạng: Giáo duc nhận thức, đức, trí, thể mỹ, luyện phát âm, cung cấp từ
ngữ, bồi dưỡng tình cảm, giữ nhịp cho thao tác chơi...
- Đồng dao, ca dao, tuc ngữ được truyền miệng trong dân gian qua nhiều
thế hệ. Ngay từ thủa ấu thơ các em đã được nghe đồng dao qua lời ru của bà, của
mẹ. Khi trẻ hai, ba tuổi các trò chơi có gắn với lời, có nội dung đồng dao đã
cuốn hút các em một cách thích thú. Đồng dao ngấm vào cảm xúc tuổi thơ của
mỗi người như một lẽ tự nhiên. Bởi vậy, khi lớn lên mỗi khi chứng kiến trẻ nhỏ
diễn xướng đồng dao, chúng ta đều cảm thấy mình như trẻ lại, những kí ức thời
thơ ấu lại tái hiện mang lại cho ta cảm giác yêu đời và gợi lại những kỉ niệm đẹp

khó quên về một thời thơ ấu hồn nhiên, thánh thiện, vô tư chẳng bao giờ trở lại.
Ân tượng bởi đồng dao, ca dao đơn giản, dễ hiểu, dễ thuộc phù hợp với nhận
thức và hoạt động vui chơi của trẻ thơ. Đồng dao có chức năng thỏa mãn nhu
cầu vui chơi của các em nhỏ do lời đồng dao thường gắn với trò chơi.
Vì vậy sáng kiến: “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông
qua các trò chơi trong các bài đồng dao, ca dao” được xem như là một trong
giải pháp khắc phuc tồn tại, hạn chế trên.

Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

3


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
II. Nội dung giai phap đề nghị công nhận sang kiên:
II.0 Nội dung giai phap sang kiên đề xuất.
Hiện nay phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là một trong những nhiệm vu
quan trọng trong công tác chăm sóc giáo duc trẻ ở các trường Mầm non.Là một
trong những vấn đề nóng bỏng cần được quan tâm.Việc trẻ nhỏ phát âm không
chính xác như: Con lợn – con nợn, củ cà rốt – củ cà lốt…chủ yếu là do cơ quan
phát âm của trẻ chưa linh hoạt, nhạy cảm, trẻ chưa biết cách điều chỉnh hơi thở,
ngôn ngữ và giọng nói phù hợp với vần, nhịp, ngắt, nghỉ với nội dung cần học
cũng như nói. Vì vậy trẻ cần được luyện tập thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi và
thời gian lâu dài.
Trong quá trình công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ đọc các bài đồng dao, ca
dao kết hợp với các trò chơi đơn giản có tác dung rất tốt cho trẻ , bởi nó có tính
thi đua, bắt chước để kích thích trẻ luyện tập tốt. Đó chính là vai trò của người
giáo viên hướng dẫn trẻ như thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt.
Với chủ đề "Động vật ", thông qua các trò chơi gắn với các bài đồng dao,

ca dao về các con vật, trẻ có thể hiểu rõ về chủ đề cần học. Các bài đồng dao, ca
dao đó sẽ nói lên được tên, đặc điểm,hình dạng về các con vật. Mặt khác, trẻ có
thể cảm nhận được cái hay ở trong các bài đồng dao đó, qua các trò chơi trẻ sẽ
hứng thú vì bên trong các trò chơi đó tạo cho trẻ sự thi đua, học hỏi mà không
nhàn chán, không mệt mỏi. Mà các bài đồng dao, ca dao đó có vần điệu lại dễ
thuộc, dễ nhớ làm vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt.
Cu thể: Với bài đồng dao về con vật:
Bịt mắt bắt dê
Một bầy trẻ nhỏ
Mọi người cười rộ
Bịt mắt bắt dê
Cố đuổi vòng quanh
Dê vấp bờ hè
Dê chạy thật nhanh
Ngã kềnh bốn vó Túm ngay một chú
Trong chủ đề “ động vật” cháu không chỉ biết về tên gọi của con vật mà
còn biết thêm các đặc điểm đặc trưng của các con vật đó. Trẻ đọc thuộc bài đồng
dao một cách chính xác, thuộc cách thể hiện nhịp điệu bài đồng dao một cách
nhuần nhuyễn. Khi trẻ trả lời các câu hỏi của cô giúp trẻ hoàn thiện ngôn ngữ
một cách rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Qua bài đồng dao, ca dao còn giáo duc các
trẻ nhỏ thêm yêu các con vật, chăm sóc các con vật đó. Ngoài ra, để trẻ hứng thú
hơn trong tiết dạy, cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi với bài đồng dao đó,
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

4


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
nhằm nâng cao sự hứng thú cho trẻ trong phát triển ngôn ngữ. Trẻ vừa đọc bài

đồng dao, vừa chơi trò chơi như: Cô mời 2 bạn lên “Oẳn tù tì” bạn nào thua sẽ
bịt mắt đi tìm dê, bạn bị bịt mắt sẽ đi theo tiếng trống lắc của bạn làm dê để bắt.
Các bạn còn lại sẽ đứng thành hình vòng tròn. Cả 2 bạn không được chạy ra
khỏi vòng tròn. Vừa chơi vừa đọc to bài đồng dao “bịt mắt bắt dê”(có thể cho
nhiều bạn làm dê con).
Hay với bài đồng dao chủ đề Trường mầm non:
Kéo cưa lửa xẻ
Bé ngoan bé khoẻ
Nhớ chăm học hành
Học nhanh học giỏi
Sẽ giành điểm mười
Với bài đồng dao này không những giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mà còn
giúp trẻ tích cực học tập hơn, ngoan học giỏi thì sẽ đạt điểm mười. Ngoài ra với
trò chơi của bài đồng dao này sẽ giúp trẻ giải trí, tạo không khí phấn khởi, vui vẻ
trong khi chơi. Cô giáo cho 2 trẻ ngồi đối diện nhau, cả 2 duỗi chân ra và đạp
chân vào nhau, 2 tay nắm lấy nhau, đẩy qua đẩy lại rồi đọc bài đồng dao.
* Cac bước tiên hành khi sử dụng hình thức cho trẻ chơi cac trò chơi
dân gian qua cac bài đồng dao, ca dao
Xây dựng kế hoạch và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian qua các
bài đồng dao, ca dao. Cu thể:
Tôi đã lựa chọn các bài đồng dao, ca dao với các trò chơi phù hợp với
lứa tuổi,nhận thức và chủ đề đang học :
- Lựa chọn các bài đồng dao,ca dao với các trò chơi phù hợp với lứa tuổi
và chủ đề để mang lại hiệu quả cho tiết dạy. Vì vậy trước khi cho trẻ chơi các trò
chơi qua các bài đồng dao, ca dao phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đòi hỏi cô giáo
cần tìm hiểu các bài đồng dao: Gồm những bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong
các trò chơi, bài hát ru em…nắm rõ cách chơi các trò chơi dân gian đó hướng
dẫn trẻ chơi, trẻ vừa chơi vừa đọc những bài đồng dao,ca dao đó lên nhằm luyện
cách phát âm, tăng vốn từ cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Xây dựng kế hoạch:

- Xác định muc đích yêu cầu: Cần xác định rõ muc đích yêu cầu để tổ
chức các hoạt động có trọng tâm và bám sát yêu cầu đề ra.
- Chuẩn bị:
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

5


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
+ Xây dựng nội dung cu thể cho ban giám hiệu duyệt trước 1 tuần
Ví du: Khi thực hiện chủ đề: “Các con vật đáng yêu”, tôi và cô Phạm Thị
Hường đã tìm hiểu nội dung của các bài đồng dao, điều ta dễ nhận ra là số bài
đồng dao về động vật phong phú hơn cả. Thế giới loại vật trong đồng dao hiện
lên đầy ngộ nghĩnh, hấp dẫn và thật sinh động, náo nhiệt. Những con vật nhỏ bé
dễ thương gần gũi trong đời sống hàng ngày đã được thể hiện ở một số bài đồng
dao dưới nhiều dạng khác nhau. Quan trọng hơn cả là những bài đồng dao đó
luôn gắn liền với các trò chơi dân gian tạo được hứng thú cho trẻ nhằm phát
triển ngôn ngữ.
+ Chuẩn bị trang phuc vủa cô và của trẻ gọn gàng sạch sẽ.
+ Nhắc nhở trẻ về trong quá trình học ngoan, nghe lời cô giáo.
- Quá trình cho học:
+ Trước khi học cô giáo nhắc nhở trẻ về chủ đề mà trẻ đang học
+ Trong quá trình học cô cho trẻ đọc đồng dao, nhắc nội dung bài đồng
dao và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi qua bài đồng dao đó, cô luôn quan tâm đến
việc bao quát trẻ, sửa sai cho trẻ, luyện cách phát âm cho trẻ, hướng dẫn trẻ chơi
nhằm tạo hứng thú cho trẻ.
+ Sau buổi buổi học cô nhắc trẻ lại chủ đề đang học,và đọc bài đồng dao
gì,?chơi trò chơi gì?
- Sau mỗi buổi học cô luôn nhắc nhở trẻ về vẻ đẹp của dân gian Việt

Nam ,các bài đồng dao đó luôn có tính giáo duc cao, giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ, tình cảm, thẩm mỹ một cách tự nhiên đáng yêu mà không làm mất đi cái
truyền thống của dân tộc.
* Trong qua trình giúp trẻ phat triển ngôn ngữ tôi đã lựa chọn hình
thức thông qua cac trò chơi trong cac bài đồng dao, ca dao để tạo hứng thú
cho trẻ.
- Sử dung hình thức thông qua trò chơi trong các bài đồng dao, ca dao
trong việc củng cố kiến thức cũ cho trẻ về chủ đề. Thay vì cô đặt câu hỏi gọi trẻ
trả lời, mà giờ trẻ có thể trực tiếp tham gia vào trò chơi dân gian vừa chơi vừa
đọc đồng dao, giúp trẻ tái hiện lai cảnh sinh hoạt ngày xưa của dân gian nhằm
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Cách làm này trẻ rất hứng thú mà vẫn giúp giáo viên kiểm tra được chính
xác tính nhớ và tính hiểu ở trẻ, tránh tình trạng học áp đặt ở trẻ.

Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

6


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
- Sử dung hình thức thông qua trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao mọi
lúc, mọi nơi, trong khi giảng bài mới, trong giờ sinh hoạt chiều, trong giờ hoạt
động ngoài trời…trong bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể luyện cách phát âm, tăng
vốn từ cho trẻ mà không nhàm chán.: Khi tổ chức cho trẻ khám phá về chủ đề,
thông qua trò chơi của các bài đồng dao, ca dao, giáo viên cung cấp kiến thức,
giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về chủ đề một cách hết sức nhẹ nhàng thoải
mái và tự nhiên, trẻ thực sự được trải nghiệm và khám phá thực tế bằng chính
những giác quan của mình. Ví du với chủ đề “Động vật ”: trẻ biết trong xã hội
có nhiều con vật rất đáng yêu, ích lợi của các con vật đó đối với con người, phân

biệt được tên gọi, đặc điểm ngoại hình, ích lợi…của các con vật đó mà không
khô khan, nhàm chán.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương
trình, nội dung bài học để có thể lựa chọn những bài đồng dao, ca dao trong kho
tàng văn học Việt Nam phù hợp với chủ đề có thể áp dung vào giảng dạy trong
bậc học Mầm non.
II.1. Tính mới, tính sang tạo:
Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay, cùng với các trò
chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò
chơi cổ truyền dân gian?Những trò chơi dân gian dến với trẻ thơ một cách nhẹ
nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua các bài đồng dao theo cách nói vần, và
đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo duc nhận thức, bồi dưỡng tình
cảm cho trẻ. Đồng dao luôn có vần có nhịp được ngắt theo nhịp khi đọc đồng
dao luôn tạo nên tiết tấu vui pha lẫn dí dỏm giúp người đọc, người nghe bị
cuốn vào âm điệu, vần điệu nên rất dễ nhớ, dễ thuộc . Vì vậy tôi đã tích cực lựa
chọn các bài đồng dao tổ chức cho trẻ học cũng như chơi các trò chơi dân gian
qua các bài đồng dao, ca dao sẽ tạo hứng thú cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mà trẻ không nhàn chán, khô khan. Mặt khác giúp trẻ cảm thu được cái
hay, cái đẹp của dân gian xưa để lại mà không làm mất đi cái nghệ thuật, cái loại
hình văn hóa dân gian dân tộc Việt Nam.
Trước tiên, đồng dao giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ do đồng dao
phong phú về từ vựng, hình ảnh sống động từ “cơm trắng”, “cây mía”, “con
chó” cho đến “phú ông”, “nhà Trời”…Đồng dao còn giúp bé rèn luyện thể chất
khi chúng là một phần không thể tách rời của các trò chơi dân gian thú vị như
rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, đánh chuyền…Qua các trò chơi, đồng dao giống
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

7



Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
như chất xúc tác, giúp trẻ gắn bó, vun đắp tình bạn.Đồng dao còn giúp trẻ hòa
đồng và hội nhập với thiên nhiên thông qua những hình ảnh gần gũi, quen thuộc
xung quanh trẻ như “con cá”, củ khoai, “cây cam”, “cây quýt”, “trời mưa”,
“bong bóng”… Đồng dao là kênh học tập giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế
giới xung quanh mình với đa dạng các sự vật, hiện tượng từ gần gũi nơi góc nhà,
chái bếp như “củ khoai chấm mật” đến xa xôi như chuyện “chú bán dầu qua cầu
mà té”, “phật ngồi phật khóc”. Thông qua đồng dao, trẻ biết phê phán thói hư tật
xấu, học được cái tốt, cái hay. Đồng dao còn có tác dung luyện trí nhớ cho trẻ
em, kích thích sự sáng tạo thông qua các trò chơi phải vận dung trí óc như ô ăn
quan, đánh chuyền…
Bên cạnh đó tôi và đồng nghiệp không những sưu tầm các bài đồng dao,
ca dao trong kho tàng văn học Việt Nam mà còn tự sáng tác và tổ chức những
trò chơi với những bài đồng dao, ca dao phù hợp với lứa tuổi Mầm non.
Ví du như: Bài vè về con ếch
Ve vẻ vè ve
Ve vẻ vè ve
Nghe vè con ếch Nghe vè con ếch
Vè chú ếch con
Êch con học hát
Có hai mắt tròn
Học nhạc ngâm thơ
Êch kêu ộp ộp
Lại kêu ộp ộp
ộp ộp ộp ộp
ộp ộp ộp ộp
Với bài vè này cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi, cũng có thể tích hợp
vào các tiết dạy tạo hứng thú cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Vì vậy có thể nói, sử dung các trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao sẽ

giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ luyện cách phát âm chính xác,tăng vốn từ nhằm
giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật dân gian, chính là tính mới, tính
sáng tạo của sáng kiến.
II.2. Kha năng ap dụng, nhân rộng:
- Sáng kiến có khả năng áp dung cho mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép cả vào
trong tiết học làm tiết học tăng thêm phần hứng thú.
- Dạy học bằng hình thức chơi các trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ có thể áp dung cho tất cả các trường học trong
toàn thành phố và trên toàn quốc, cho mọi đối tượng trẻ Mẫu giáo.

Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

8


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
II.3. Hiệu qua, lợi ích thu được do ap dụng giai phap:
a. Hiệu qua kinh tê:
- Sử dung hình thức chơi trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ trong quá trình dạy - học sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được
thời gian làm đồ chơi, đồ dùng dạy học.
- Sử dung tổ chức hình thức cho trẻ chơi trò chơi qua các bài đồng dao, ca
dao trong dạy học tiết kiệm cả về chi phí tài chính.
- Chơi trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao đáp ứng được với mọi điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường.
- Việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao ngay từ nhỏ
đã giúp trẻ tiếp xúc với loại hình văn hóa dân gian dân tộc Việt Nam, nó như được đi
sâu vào trong tiềm năng nhận thức của trẻ và luôn thoả mãn được nhu cầu vui chơi
của các em nhỏ.

b. Hiệu qua về mặt xã hội:
- Trẻ học đồng dao, ca dao cũng là một hình thức giữ gìn nét văn hoá bản
sắc dân tộc, được lưu truyền tới các thế hệ kế tiếp.
- Chơi trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao sẽ giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ tốt hơn, luyện được cách phát âm, tăng vốn từ cho trẻ làm nền tảng vững
chắc cho các em học những môn học khác.
- Chơi trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao sẽ giúp giáo duc các em có
tính kỉ luật, chấp hành luật chơi, được rèn luyện thân thể, tăng thêm sự sảng
khoái, hưng phấn về tinh thần ngây thơ của trẻ.
- Chơi trò chơi qua các bài đồng dao, ca dao giúp trẻ rèn luyện kỹ năng
sống, sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, giúp trẻ có những ứng xử phù hợp
trong cộng đồng.
- Trong bất cứ tình huống nào tôi cũng có thể đưa ra bài có nôị dung phù
hợp với tình huống đó, trẻ hào hứng vui chơi theo các bài đồng dao, vốn từ, khả
năng văn học của trẻ phát triển tiến bộ rõ nét.
- Qua thử nghiệm với chủ đề “Động vật ” cho thấy trẻ hiểu biết sâu rộng
hơn về một số con vật, từ đó trẻ có thái độ yêu quý các con vật, có ý thức chăm
sóc các con vật đó.

Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

9


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
c. Gia trị làm lợi khac:
- Ngoài những giá trị hiệu quả trên, qua các trò chơi của các đồng dao, ca
dao giúp trẻ nhận thức được các các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ có khả
năng ghi nhớ có chủ định, tư duy của trẻ được phát triển.

- Lựa chọn các trò chơi qua bài đồng dao, ca dao vào hình thức chuyển tiếp
các hoạt động trong tiết học giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
- Về mặt thẩm mỹ trẻ thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước hơn.
Đồng thời trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngữ điệu của đồng dao, ca
dao, giúp trẻ nhanh nhớ, nhanh thuộc ngôn ngữ của trẻ dần hoàn thiện.
* Kêt luận:
Tóm lại là một giáo viên đang đứng lớp tôi xác định rõ muc tiêu của việc
nâng cao phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao mỗi giáo viên
chúng ta cần:
Sưu tầm các bài đồng dao, ca dao với những trò chơi dân gian hợp lý
trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm trẻ hứng thú hơn trong việc học.
Sáng tạo nhiều hình thức tổ chức hợp lý phù hợp với nhận thức và lứa tuổi
trẻ để giúp trẻ luyện cách phát âm chính xác, tăng vốn từ cho trẻ.
Kết hợp với phu huynh trong việc sưu tầm các bài đồng dao ca dao.
Trên đây là sáng kiến của tôi “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3
tuổi thông qua các trò chơi trong các bài đồng dao, ca dao.”rất mong được sự
chia sẻ góp ý, giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp.

Thái Sơn, ngày 27 tháng 1 năm 2016
Người viêt sang kiên

PHẦN PHỤ LỤC
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

10


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
Một số trò chơi dân gian qua cac bài đồng dao, ca dao tiêu biểu giúp trẻ 3

tuổi phat triển ngôn ngữ
Để giúp trẻ tìm hiểu về chủ đề đang học, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu
trong các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam lựa chọn các bài đồng dao, ca
dao hợp với chủ đề phù hợp với lứa tuổi của trẻ.Ngoài ra tôi có thể sáng tác
những bài đồng dao, ca dao gần gũi với trẻ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Qua các bài ca dao, đồng dao sẽ giúp các em hào hứng vui chơi, tăng khả
năng vốn từ,khả năng văn học phát triển.Đặc biệt là ngay từ nhỏ các cô giáo đã
giúp các em dần tiếp xúc với loại hình văn hóa dân gian dân tộc.Đồng dao và trò
chơi dân gian luôn tác động vào tâm lý, tình cảm của các em,nó luôn giáo duc
các em tính kỉ luật, chấp hành luật chơi giúp các em say mê học hỏi mà không
khô khan, nhàn chán.
*Một số bài đồng dao, ca dao gắn với các trò chơi cụ thể:
1.Chủ đề “động vật”
* Kế hoạch cụ thể::
a. Muc đích:
- Giúp bé đọc thuộc bài đồng dao, biết được tên các con vật, biết các con
vật hiện lên qua các bài đồng dao đầy ngộ nghĩnh, hấp dẫn, sinh động náo nhiệt.
- Rèn cho trẻ kĩ năng đọc to, rõ ràng.
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi
b. Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
- Kế hoạch giáo án, đã được ban giám hiệu duyệt.
- Các bài đồng dao, ca dao có liên quan tới chủ đề.
- Trang phuc của cô và trẻ gọn gàng.
c. Tiến hành:
Hoạt động của cô
*HĐ1:ổn định tổ chức
- Cô hỏi trẻ đang học chủ đề gì?
- Thế các con biết được các con vật nào?
-Con vật đó sống ở đâu?

-Thức ăn của nó là gì?
=>Cô khái quát ý kiến trẻ
*HĐ2:Đọc đồng dao “Bịt mắt bắt dê”

Hoạt động của trẻ
-Trẻ trả lời

Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

11


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần bài đồng dao:
Một bầy trẻ nhỏ
Mọi người cười rộ
Bịt mắt bắt dê
Cố đuổi vòng quanh
Dê vấp bờ hè
Dê chạy thật nhanh
Ngã kềnh bốn vó
Túm ngay một chú.
- Giảng nội dung bài đồng dao.
- Cô vừa đọc bài đồng dao gì?
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc bài đồng dao( cô chú ý
sửa sai)
- Cô cho cả lớp đọc lại 1 lần.
Đàm thoại:
+Bài đồng dao gì?

+Bài đồng dao nói về con gì?
+Con dê bị làm sao?
+Các bạn nhỏ chơi như thế nào?
=>GD trẻ yêu quý các con vật.
*HĐ 3: Trò chơi với bài đồng dao “Bịt mắt bắt dê”
-Cô giới thiệu cách chơi: cô mời 2 bạn lên “oẳn tù tì”
bạn nào thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, bạn bị bịt mắt sẽ đi
theo tiếng trống lắc của bạn làm dê để bắt. Các bạn còn
lại sẽ đứn thành hình vòng tròn. Cả 2 bạn không được
chạy ra khỏi vòng tròn. Vừa chơi vừa đọc to bài đồng
dao “ bịt mắt bắt dê”(có thể cho nhiều bạn làm dê con)
- Cô cho trẻ chơi nhiều lần.
KT:Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc đồng dao

-Trẻ trả lời

-Trẻ chơi

- Ngoài ra, với chủ đề “Động vật” có thể cho trẻ đọc bài đồng dao như:
Chi chi chành chành Rùa nhảy khỏi hồ
Chim oanh học nói Bắt cò ăn thịt
Khỉ già múa rối
Sáo nằm gốc mít
Chó sói đuổi bò
Khóc mẹ hu hu!
*Cách chơi: hai trẻ ngồi đối diện nhau,một trẻ xòe tay ra,còn một bạn giơ

một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, tất cả cùng đọc bài đồng dao “chi
chi chành chành”.Đến chữ “hu hu” trẻ nắm tay thật nhanh, còn bạn thì rút tay
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

12


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
thật nhanh, ai rút không kịp thì phải xòe tay cho người khác chơi.(có thể cho
nhiều trẻ chơi)
*Một số hình anh về trò chơi qua cac bài đồng dao, ca dao

Các cháu chơi “trò bịt mắt bắt dê” và đọc to bài đồng dao

Trẻ đang ngồi chơi trò chơi “chi chi chành chành”và đọc to bài đồng dao
2. Chủ đề: "Ban thân"
Với chủ đề: “Bản thân” đồng dao trong chủ đề này luôn giúp các em các
bộ phận trên cơ thể, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, với lời đồng dao có giai
điệu trẻ nhanh thuộc, ngôn ngữ trẻ phong phú hơn.
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

13


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
* Kế hoạch cụ thể:
a. Muc đích:
- Giúp bé biết được tên các bộ phận trên cơ thể, tác dung các bộ phận đó.

- Rèn kĩ năng đọc to rõ ràng, luyện cách phát âm cho trẻ, tính nhanh nhẹn,
khéo léo trong trò chơi.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh các nhân sạch sẽ.
b. Chuẩn bị:
+ Giáo viên:
- Giáo án đẫ dược ban giám hiệu duyệt
- Trao đổi với phu huynh về chủ đề đang học.
- Trang phuc, đầu tóc gọn gàng
+ Trẻ:
- Trang phuc gọn gàng sạch sẽ.
c. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*HĐ1:Ôn định tổ chức
- Cô đố trẻ:
Cái gì một cặp song sinh
Long lanh, sáng tỏ để nhìn xung quanh
- Đố các con là cái gì?
-Trẻ trả lời
- Trên cơ thể chúng ta ngoài đôi mắt ra các con còn biết
bộ phận nào nữa?
=>Cô khái quát ý kiến trẻ
*HĐ2: Đọc đồng dao “nu na nu nống”
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 lần bài đồng dao:
-Trẻ lắng nghe
Nu na nu nống
Chân ai sạch sẽ
Một hồ nước trong
Gót đỏ hồng hào
Sao không rửa chân

Được vào đánh trống
Cho trắng cho xinh
Tùng tùng tùng tùng!
Đi thi chân đẹp
- Giảng nội dung bài đồng dao.
- Cô vừa đọc bài đồng dao gì?
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc bài đồng dao( cô chú ý
sửa sai)
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

14


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
-Cô cho cả lớp đọc lại 1 lần.
Đàm thoại:
+Bài đồng dao gì?
+Bài đồng dao nói về bộ phận nào trên cơ thể?
+Để cho đôi chân sạch sẽ các con phải làm gì?
+Khi mà đôi chân đẹp thì các con được gì nhỉ?
=>Cô khái quát lại ý kiến trẻ, giáo duc trẻ giữ gìn vệ
sinh thân thể sạch sẽ.
*HĐ3:Trò chơi với bài đồng dao “nu na nu nống”
-Cô giới thiệu cách chơi: Các con ngồi đưa chân ra phía
trước vừa đọc bài đồng dao vừa nhịp chân theo lời bài
đồng dao. Đến chữ “tùng tùng…” thì dùng hai tay làm
dùi đánh vào chân.
-Cô cho trẻ chơi 2-3 lần (cô chú ý sửa ngọng cho trẻ
KT :Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.


-Trẻ trả lời

Trẻ chơi

Cô và trẻ đang chơi nu na nu nống và đọc to bài đồng dao
*Một số bài đồng dao khác liên quan đến chủ đề “bản thân”
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Tay tầm vó
Tay đàng đông
Tay nào có?
Tay đàng tây
Tay nào không?
Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

15


Sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo 3 tuổi thông qua các trò
chơi trong các bài đồng dao, ca dao
Tay nào mây?
Tay nào phồng?
Tay nào gió?
Tay nào đẹp?
*Một số bài đồng dao với chủ đề khac như:
Chủ đề “Hiện tượng tự nhiên”
Dung dăng dung dẻ
Thở làn không khí
Dắt trẻ đi chơi

Vừa sạch vừa trong
Đến chỗ mát trời
Em thấy mát lòng
Chớ nên bỏ phí
Thân càng mạnh mẽ
Chủ đề:Giao thông
Dung dăng dung dẻ
Gặp xe thì tránh
Dắt trẻ đi chơi
Đội mũ trên đầu
Đến hỏi ông trời
Đi chậm đi mau
Xin vài cái bánh
Lâu lâu lại ngồi
Cach chơi: Các con vừa đi vừa đung đưa theo nhịp bài đồng dao. Đến
câu “lâu lâu lại ngồi” thì tất cả cùng ngồi xuống một lát, rồi lại đứng dậy vừa đi
vừa đọc tiếp bài đồng dao.

Tác giả: Phạm Thị Hoa - Trường mầm non Thái Sơn I

16



×