Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty vinecom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

DƢƠNG ĐỨC DŨNG

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN QUY
TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH SẢN XUẤT HÌNH
ẢNH NỘI DUNG CỦA CÔNG TY VINECOM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

DƢƠNG ĐỨC DŨNG

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN QUY
TRÌNH QUẢN LÝ VẬN HÀNH SẢN XUẤT HÌNH
ẢNH NỘI DUNG CỦA CÔNG TY VINECOM
Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ CHÍ LỘC

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Chí Lộc.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới hình thức nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên

Dƣơng Đức Dũng



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia
Hà Nội, em luôn nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là
quý thầy cô thuộc chương trình đào tạo sau đại học Quản Trị Công Nghệ và Phát
Triển Doanh Nghiệp. Các thầy cô đã truyền đạt cho em rất nhiều các bài học từ lý
thuyết cho tới các kỹ năng làm việc thực tế. Đến nay, em đã hoàn thành chương 1,
chương 2 luận văn của mình với đề tài: “Chuyển giao công nghệ cải tiến quy
trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty VinEcom”.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô, đặc biệt là PGS.TS Vũ Chí Lộc
đã luôn tận tình truyền đạt những kiến thức và sự chỉ dẫn quý báu cho em trong suốt
quá trình làm luận văn này.

Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian hoàn thành có hạn nên bài
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong thầy cô hướng dẫn chỉ
bào thêm để em có thể hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học
Quốc Gia Hà Nội lời chúc sức khỏe và công tác tốt.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên

Dƣơng Đức Dũng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ i
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .........................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ CỦA
DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ...................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 5
1.2. Những khái niệm chung về chuyển giao công nghệ và quản trị công nghệ
của doanh nghiệp....................................................................................................... 7
1.2.1. Khái quát về chuyển giao công nghệ và quản trị công nghệ .................... 7
1.2.2 Quản trị công nghệ .................................................................................. 10
1.2.3 Chuyển giao công nghệ ........................................................................... 15
1.3. Công nghệ với thƣơng mại điện tử ................................................................. 26
1.3.1. Thương mại điện tử ................................................................................ 26
1.3.2. Các ứng dụng công nghệ trong TMĐT .................................................. 33
1.4. Hình ảnh, nội dung với kinh doanh thƣơng mại điện tử. ............................. 38
1.4.1. Vai trò ..................................................................................................... 38

1.4.2. Các công nghệ áp dụng sản xuất hình ảnh nội dung .............................. 40
1.4.3. Quản lý hình ảnh, nội dung sản phẩm .................................................... 40
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................... 41
2.1. Quy trình nghiên cứu. ...................................................................................... 41
2.2. Thu thập dữ liệu .............................................................................................. 42


2.2.1. Số liệu sơ cấp.......................................................................................... 42
2.2.2. Số liệu thứ cấp ........................................................................................ 42
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 43
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN
QUY TRÌNH VẬN HÀNH SẢN XUẤT HÌNH ẢNH NỘI DUNG TẠI
VINECOM ............................................................................................................... 48
3.1 Công nghệ quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của VinEcom từ
2014 - 2015. .............................................................................................................. 48
3.1.1 Các đặc điểm kinh doanh của VinEcom. ................................................ 48
3.1.2 Đặc điểm của sản xuất hình ảnh nội dung và công nghệ quản lý sản xuất
hình ảnh nội dung áp dụng tại VinEcom. .................................................................. 49
3.1.3 Một số chỉ tiêu và kết quả trong sản xuất hình ảnh nội dung của
VinEcom trong năm 2014. ........................................................................................ 57
3.1.4.Các đòi hỏi thay đổi về công nghệ .......................................................... 59
3.2 Thực trạng chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình vận hành sản xuất
hình ảnh nội dung tại VinEcom. ............................................................................ 61
3.2.1 Tổ chức thực hiện việc chuyển giao công nghệ ...................................... 61
3.2.2 Đánh giá................................................................................................... 69
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI
VINECOM ............................................................................................................... 71
4.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự của TTSXHAND ..................... 71
4.1.1 Tinh giảm bộ máy nhân sự ...................................................................... 72
4.1.2 Vai trò của quản lý cấp trung .................................................................. 72

4.1.3 Lãnh đạo cấp cao ..................................................................................... 73
4.1.4 Hoàn thiện quy trình làm việc ................................................................. 74


4.1.5 Tuyển dụng nhân sự ................................................................................ 75
4.2 Đẩy mạnh công tác chuyển giao, đào tạo hệ thống phần mềm ..................... 76
4.2.1 Tăng cường việc chuyển giao.................................................................. 76
4.2.2 Đào tạo rộng rãi ....................................................................................... 77
4.3 Sử dụng, cải tiến và hoàn thiện phần mềm hệ thống VinIC ......................... 78
4.4 Tăng cƣờng mối liên kết hợp tác giữa VinEcom và Onenet ......................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

B2B

Business-to-business

2


B2C

Business-to-consumer

3

B2G

Business-to-Government

4

C2C

Customer to Customer

5

HN

Hà Nội

6

MOT

Management of Technology

7


P2P

Peer-to-peer

8

QC

Quality Control

9

R&D

Research and development

10

SXHAND

Sản xuất hình ảnh nội dung

11

TTSXHAND

Trung tâm sản xuất hình ảnh nội dung

12


TMĐT

Thương mại điện tử

13

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

14

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15

VIA

Hiệp hội Internet Việt Nam

i


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
STT

Bảng
1 Bảng 3.1


Nội dung
Danh mục các ngành hàng áp dụng tại VinEcom

Trang
50

năm 2014
2 Bảng 3.2

Danh mục nhân sự phòng ban của TTSXHAND tại

51

VinEcom
3 Bảng 3.3

Danh mục số lượng trang thiết bị chính của

52

TTSXHAND
4 Bảng 3.4

Danh mục nhân sự phòng ban sau cơ cấu của

65

TTSXHAND 2015
5 Bảng 3.5


Số nhân sự trong một Ekip sản xuất mới

66

6 Bảng 3.6

So sánh năng suất làm việc trung bình của từng vị

69

trí nhân viên qua từng công nghệ quản lý áp dụng

ii


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1 Phân biệt chuyển giao công nghệ dọc và ngang

19


2

Hình 1.2 Các hoạt động xung quanh một công ty TMĐT B2C

31

3

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu

41

4

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức VinEcom 2014

53

5

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức TTSXHAND 2014

54

6

Hình 3.3 Quá trình sản xuất

55


7

Hình 3.4 Quy trình sản xuất hình ảnh nội dung 2014

56

8

Hình 3.5 Quá trình chuyển giao công nghệ

62

9

Hình 3.6 Sơ đồ tổ chức mới của TTSXHAND 2015

65

10

Hình 3.7 Quy trình sản xuất hình ảnh nội dung mới trên VinIC

66

11

Hình 3.8 Giao diện hoạt động trên phần mềm VinIC

67


12

Hình 4.1 Sơ đồ quản lý cấp trung của TTSXHAND

73

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Năm 2013, Vingroup đã quyết định gia nhập thị trường thương mại điện tử
thông qua việc thành lập công ty VinEcom. VinEcom là doanh nghiệp có mô hình
công ty TNHH hai thành viên trở lên có số vốn điều lệ ban đầu lên đến 1050 tỷ
đồng.
Lĩnh vực Thương mại điện tử mà VinEcom hoạt động dựa vào một hệ thống
vận hành công nghệ cao đồng bộ kể từ khâu đầu tạo lập các website, sản xuất các
hình ảnh, nội dung đưa lên sao cho hấp dẫn cho đến thanh toán, chăm sóc khách
hàng. Hoạt động theo mô hình bán lẻ, lại tham gia vào tất cả các chủng loại ngành
hàng, số lượng sản phẩm của VinEcom kinh doanh lên đến cả triệu mặt hàng nên số
lượng hình ảnh sản phẩm mẫu phải chụp, chỉnh sửa hình ảnh và viết nội dung quảng
cáo là một công việc khổng lồ đòi hỏi cả một quy trình làm việc phức tạp nhưng lại
phải đồng bộ và cho ra được các kết quả với tiêu chuẩn cao.
Tuy nhiên trên thực tế vận hành sản xuất, tất cả quy trình làm việc, hoạt
động sản xuất hình ảnh nội dung cho website adayroi.com lại đang được thực hiện
thủ công. Các công đoạn trong thao tác từ lập kế hoạch chụp hình, đi chụp hình, xử
lý hình ảnh, viết nội dung , duyệt chất lượng, báo cáo số liệu chưa được thực hiện
đồng bộ trên một hệ thống mà chỉ được làm đơn thuần qua các công cụ Office,
Excel đơn giản. Việc này dẫn đến kế hoạch hoạt động không xuyên suốt, các khâu

làm việc không ăn khớp, chất lượng sản phẩm không cao, năng suất kém, báo cáo
sai lệch gây khó khăn trong công tác quản lý.
Trước thực tại đó, yêu cầu bức thiết là cần phải có một hệ thống công nghệ
quản lý quy trình sản xuất hình ảnh nội dung hiện đại, phù hợp với tình hình hoạt
động, cơ cấu tổ chức thực tại của VinEcom. Đơn vị được lựa chọn để cung cấp giải
pháp, chuyển giao hệ thống công nghệ quy trình quản lý vận hành sản xuất cho
VinEcom chính là công ty phần mềm Onenet. Từ đó học viên lựa chọn Đề tài

1


nghiên cứu “ Chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất
hình ảnh nội dung của công ty VinEcom” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Tên đề tài “Chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản
xuất hình ảnh nội dung của công ty VinEcom” nêu rất rõ ràng ý chính là chuyển
giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất. Đây là ý rất phù
hợp với chuyên ngành Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp mà học viên
đã được đào tạo
Việc nghiên cứu đề tài phải giải quyết câu hỏi lớn.
Quy trình, cách thức xây dựng công nghệ và chuyển giao công nghệ từ Onenet
hay các đơn vị khác sang Vinecom như thế nào ? Từ đó dự đoán, đánh giá việc
chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất mang lại hiệu
quả ra sao ?
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hướng tới hiệu quả quản lý tốt cơ cấu tổ chức, quy trình vận hành, báo
cáo của các ekip sản xuất, nâng cao năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm của
hình ảnh nội dung đưa lên website thương mại điện tử adayroi.com của VinEcom
tạo ra sức cạnh tranh mạnh góp phần đẩy mạnh doanh thu.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

-Nhiệm vụ thứ nhất :
Nghiên cứu các công cụ lý thuyết và các mô hình để phục vụ việc thực hiện
luận văn như: lý thuyết về chiến lược công nghệ; lý thuyết chuyển giao công nghệ,
lý thuyết quản trị công nghệ.
- Nhiệm vụ thứ hai:
Xác định phương pháp nghiên cứu; xác định hướng tiếp cận với vấn đề, cách
thức tiến hành nghiên cứu; phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thực tế.
2


- Nhiệm vụ thứ ba :
Phân tích, đánh giá cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động sản xuất hình ảnh nội
dung hiện tại của VinEcom. Trên cơ sở lý thuyết phân tích và nêu khái quát về hoạt
động sản xuất nội dung hiện tại của VinEcom, những mặt tích cực, hạn chế còn
thiếu sót.
- Nhiệm vụ thứ tư :
Từ các nghiên cứu, dữ liệu và phân tích có được từ đó đề xuất các nội dung
hoàn thiện về chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất.
Mục đích cuối cùng hướng đến là hoàn thành luận văn có giá trị tham khảo,
ứng dụng thực tiễn cao đối với việc chuyển giao hệ thống công nghệ quy trình quản
lý vận hành sản xuất của VinEcom nói riêng và các ứng dụng chuyển giao công
nghệ khác nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu :
Luận văn tập trung vào đối tượng nghiên cứu là việc chuyển giao công nghệ
phần mềm VinIC : “Quản Lý Vận Hành Sản Xuất Hình Ảnh Nội Dung” từ Onenet
cho Vinecom nhằm cải tiến hiệu quả năng suất và chất lượng sản phẩm hình ảnh,
nội dung trên website Adayroi.com.
- Phạm vi nghiên cứu :
Luận văn giới hạn nghiên cứ vào hoạt động ứng dụng công nghệ vào trong

quản lý, báo cáo, sản xuất hình ảnh nội dung của VinEcom trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, giai đoạn từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2015.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu :
- Luận văn khái quát được thực trạng chuyển giao công nghệ vào hoạt động sản
xuất hình ảnh nội dung của VinEcom.

3


- Thiết lập được các giải pháp, các kế hoạch thực hiện chuyển giao công nghệ từ
Onenet sang Vinecom, giữa các đơn vị của Vinecom với nhau, cải tiến quy trình
quản lý, sản xuất, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên sản xuất hình ảnh nội dung của
VinEcom trong thực tiễn.
5. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về chuyển giao
công nghệ và quản trị công nghệ của doanh nghiệp thương mại điện tử.
Chƣơng 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình vận hành sản
xuất hình ảnh nội dung tại VinEcom.
Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện chuyển giao công nghệ tại VinEcom
Kết luận

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN TRỊ CÔNG
NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về chuyển giao
công nghệ, quản trị công nghệ ứng dụng vào quản lý sản xuất, kinh doanh thương
mại điện tử của công ty TNHH VinEcom. Các đề tài có liên quan chủ yếu nghiên
cứu về Quản trị công nghệ, chuyển giao công nghệ ở dạng lý thuyết, và các ứng
dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung (tầm vĩ mô), rất ít đề
tài nghiên cứu chuyển giao công nghệ và quản trị công nghệ về kinh doanh trực
tuyến trong quy mô doanh nghiệp.
Các đề tài đã được nghiên cứu có nội dung liên quan đến chuyển giao công
nghệ, quản trị công nghệ :
- Luận văn của tác giả Nguyễn Đoan Trang thực hiện năm 2004: Chuyển giao
công nghệ thông qua các dự án FDI: Thực trạng và giải pháp;
Tác giả nghiên cứu với mục đích nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử
dụng công nghệ chuyển giao qua các dự án FDI. Nội dung được đề cập chủ yếu liên
quan đến các vấn đề chuyển giao công nghệ ở tầm vĩ mô thuộc các dự án FDI.
- Tài liệu nội bộ của thạc sỹ Phan Tú Anh thực hiện năm 2006 : Quản trị công
nghệ;
Tài liệu đã tổng quát hóa được lý thuyết tổng hợp về chuyền giao công nghệ
và quản trị công nghệ. Cung cấp một công cụ lý luận tổng quát, mang nhiều giá trị
tham khảo.
Các đề tài đã được nghiên cứu có nội dung liên quan đến thương mại điện tử
quy mô doanh nghiệp như :

5


- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Kim Truy thực hiện năm 2012: Chiến
lược phát triển dịch vụ trực tuyến của Công ty VDC giai đoạn 2012-2020;
Nội dung luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Kim Truy nghiên cứu cơ sở lý
luận về chiến lược kinh doanh và dịch vụ trực tuyến; đưa ra một số kiến nghị hoàn
thiện chiến lược phát triển dịch vụ trực tuyến của Công ty VDC. Tác giả chưa

nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến kinh doanh trực tuyến hàng hóa hữu hình.
- Luận án của tác giả Nguyễn Ngọc Hiển, thực hiện năm 2013: Giải pháp để
ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở
công ty Unimex Hà Nội;
Công trình của tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng
thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty
Unimex Hà Nội. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu sâu hơn về các nghiệp vụ như
giao nhận, chăm sóc khách hàng, xúc tiến thương mại,v.v...trong kinh doanh trực
tuyến.
- Công trình nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên trường đại học Ngoại
Thương năm 2008: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp gốm xứ Bát Tràng;
Công trình nghiên cứu về thực trạng kinh doanh truyền thống của các doanh
nghiệp gốm xứ Bát Tràng, đưa ra giải pháp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt
động kinh doanh. Tác giả chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục những khó
khăn trong kinh doanh trực tuyến như thanh toán, giao nhận v.v...
- Luận văn Thạc Sỹ của Trịnh Thu Trang năm 2014 : Phát triển kinh doanh
trực tuyến của công ty cổ phần Baza Việt Nam;
Công trình phân tích tình hình kinh doanh trực tuyến qua hơn ba năm tại công
ty Cổ Phần Baza Việt Nam, đưa ra các phương hướng và giải pháp để Công ty tiếp
tục phát triển nhanh, mạnh hơn lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên công

6


trình không đề cập sâu về các công nghệ quản lý cũng như các vấn đề về chuyển
giao công nghệ trong quản lỹ của lĩnh vực thương mại điện tử.
1.2. Những khái niệm chung về chuyển giao công nghệ và quản trị công nghệ
của doanh nghiệp
1.2.1. Khái quát về chuyển giao công nghệ và quản trị công nghệ

1.2.1.1 Các khái niệm cơ bản về công nghệ
Khái niệm:
Công nghệ được hình thành và phát triển từ khi xuất hiện loài người và hoạt
động lao động sản xuất. Mỗi một mốc đánh dấu sự phát triển của loài người đều gắn
liền với sự xuất hiện và phát triển của một loại hình công nghệ nào đó.
VD: Thời kỳ đồ đá: sản xuất, lao động bằng đá.
Thời kỳ đồ đồng: công nghệ luyện kim màu.
Thời kỳ đồ sắt: công nghệ luyện kim đen.
Thế kỷ 18 công nghiệp hóa: phát minh máy hơi nước, ...
Thế kỷ 21 : Các công nghệ hiện đại như công nghệ nano...
Hiện này còn có nhiều quan điểm trái ngược nhau, khác nhau về công nghệ. Đó là:
+ Quan điểm tích cực: công nghệ nâng cao năng suất, là nguồn của cải, phúc
lợi của loài người, là động lực của sự phát triển, nâng cao chất lượng sống.
+ Quan điểm tiêu cực: công nghệ làm tăng bất công, nới rộng khoảng cách
giàu nghèo, tăng số người thất nghiệp.
Tuy nhiên có bốn khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa về công nghệ đó là:
- Khía cạnh thứ nhất “công nghệ là máy biến đổi”
Khía cạnh thứ nhất đề cập đến khả năng sản xuất ra của cải vật chất, đồng thời
công nghệ phải đáp ứng mục tiêu khi sử dụng và thoả mãn yêu cầu về mặt kinh tế

7


nếu nó muốn được áp dụng rộng rãi trên thực tế sản xuất. Đây là điểm khác biệt
quan trọng giữa khoa học và công nghệ.
- Khía cạnh thứ hai “công nghệ là một công cụ”
Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh rằng công nghệ là một sản phẩm của con người
tạo ra, do đó con người có thể làm chủ được nó. Vì là một công cụ nên công nghệ
có mối quan hệ chặt chẽ đối với con người và các cơ cấu tổ chức của con người.
- Khía cạnh thứ ba “công nghệ là kiến thức”

Khía cạnh thứ ba, kiến thức của công nghệ đề cập đến cốt lõi của mọi hoạt
động công nghệ là kiến thức, bác bỏ quan niệm công nghệ phải là các vật thể nhìn
thấy được. Đặc trưng kiến thức khẳng định vai trò dẫn đường của khoa học đối với
công nghệ, đồng thời nhấn mạnh rằng không phải ở các quốc gia có các công nghệ
giống nhau sẽ đạt được kết quả như nhau. Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi con
người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật
những kiến thức đó.
- Khía cạnh thứ tư “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”.
Khía cạnh thứ tư đề cập đến vấn đề: công nghệ dù là kiến thức song vẫn có
thể được mua, được bán. Đó là do công nghệ hàm chứa trong các vật thể tạo nên nó.
Trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
(The Asian and Pacific Centre for Transfer of Technology – APCTT) coi công nghệ
hàm chứa trong bốn thành phần; kỹ thuật, kỹ năng con người, thông tin và tổ chức.
Xuất phát từ các khía cạnh trên, ta thừa nhận định nghĩa công nghệ do Uỷ ban Kinh
tế và Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social
Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra: “Công nghệ là kiến thức có
hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao
gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo
ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ” [17]

8


Trong nhiều trường hợp khi cần thiết, người ta vẫn thừa nhận những định
nghĩa công nghệ khác cho một mục đích nào đó. Ví dụ, trong lý thuyết tổ chức
người ta coi “công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng trong sản xuất, phân phối
hàng hoá và dịch vụ”; trong Luật khoa học và công nghệ của Việt Nam, quan niệm:
“công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. [17]
1.2.1.2 Các bộ phận cấu thành một công nghệ

Bất cứ công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần. Các
thành phần này tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện quá trình biến đổi mong
muốn. Các thành phần này hàm chứa trong phương tiện kỹ thuật (Facilities), trong
kỹ năng của con người (Abilities), trong các tư liệu (Facts) và khung thể chế
(Framework) để điều hành sự hoạt động của công nghệ.
a/ Công nghệ hàm chứa trong các vật thể bao gồm:
Các công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác.
Trong công nghệ sản xuất các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực
hiện quá trình biến đổi (thường gọi là dây chuyển công nghệ), ứng với một qui trình
công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ. Có thể gọi
thành phần này là phần kỹ thuật (Technoware – ký hiệu T).
b/ Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm việc
trong công nghệ bao gồm:
Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích luỹ được trong quá trình hoạt
động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan,
khả năng phối hợp đạo đức lao động… Có thể gọi thành phần này là phần con
người (Humanware – ký hiệu H).
c/ Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức:
Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các
cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình đào tạo công nhân, bố trí
9


sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần kỹ thuật và phần con người. Có thể gọi
thành phần này là phần tổ chức (Orgaware ký hiệu O).
d/ Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hoá được sử dụng
trong công nghệ, bao gồm :
Các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức . Ví dụ, dữ
liệu về phần kỹ thuật như: Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành
thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ

phận của phần kỹ thuật. Có thể gọi thành phần này là phần thông tin của công nghệ
(Inforware – ký hiệu I)
1.2.2 Quản trị công nghệ
1.2.2.1 Khái niệm
Quản trị công nghệ (Management of Technology – MOT).
Quản trị công nghệ có thể ở phạm vi quốc gia hoặc phạm vi tổ chức ở tầm
quốc gia, Quản trị công nghệ tập trung vào: Chính sách phát triển khoa học – công
nghệ; tác động của công nghệ kinh tế, xã hội, môi trường; ảnh hưởng của sự thay
thay đổi công nghệ đến con người ...
Người ta có thể đưa ra khái niệm về quản trị công nghệ như sau : “Quản trị
công nghệ là lĩnh vực kiến thức liên quan đến việc xây dựng và thực hiện các chính
sách để giải quyết vấn đề phát triển và sử dụng công nghệ, sự tác động của công nghệ
đến xã hội, tổ chức, cá nhân và môi trường. Quản trị công nghệ nhằm thúc đẩy đổi
mới tạo nên tăng trưởng kinh tế và khuyến khích sử dụng công nghệ một cách hợp lý
vì lợi ích con người. Ngoài ra Quản trị công nghệ liên kết những lĩnh vực kỹ thuật,
khoa học và quản trị để hoạch định, phát triển và thực hiện năng lực công nghệ nhằm
vạch ra và hoàn thành mục tiêu chiến lược và tác nghiệp của tổ chức”. [17]
1.2.2.2 Đặc điểm
a- Chiến lƣợc quản trị công nghệ:
10


Theo Maidique và Patch, chiến lược công nghệ bao gồm những lựa chọn và kế
hoạch mà công ty sử dụng để ứng phó với những đe dọa và cơ hội từ môi trường
hoạt động của nó.
Burgelman và Rosenbo cho rằng chiến lược công nghệ bao gồm những quyết
định của công ty về lựa chọn công nghệ, về năng lực công nghệ, về cung cấp vốn
cho phát triển công nghệ.
Mặc dù có sự khác nhau, hai định nghĩa trên đều ám chỉ rằng:
- Chiến lược công nghệ là kế hoạch dài hạn, nó hướng dẫn doanh nghiệp phân

bổ các nguồn lực cho công nghệ và sử dụng công nghệ.
- Chiếc lược công nghệ bao trùm nhiều lĩnh vực liên quan đến công nghệ. [17]
Các lĩnh vực của chiến lược công nghệ bao gồm:
- Triển khai công nghệ vào chiến lược sản phẩm - thị trường của doanh nghiệp
để giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh dựa trên công nghệ.
- Sử dụng công nghệ rộng rãi hơn trong các hoạt động khác nhau thuộc chuỗi
giá trị (Value chain) của doanh nghiệp.
- Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực khác nhau của công nghệ.
- Thiết kế các cơ cấu tổ chức cho bộ phận chịu trách nhiệm về công nghệ và áp
dụng các kỹ thuật quản trị để quản trị công nghệ.
b- Các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc công nghệ
* Yếu tố bên ngoài.
- Sự phát triển công nghệ :
Sự phát triển công nghệ ảnh hưởng đến năng lực công nghệ và năng lực công
nghệ lại ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ. Những khía cạnh của sự phát triển
công nghệ bao gồm:
+ Công nghệ phát triển theo đường cong chữ S

11


+ Có ảnh hưởng qua lại giữa sự phát triển của công nghệ sản phẩm và sự phát
triển của công nghệ quá trình.
+ Sự xuất hiện của những công nghệ mới.
+ Công nghệ mới có khả năng cải thiện hoạt động kinh doanh hoặc ngược lại.
+ Những yếu tố về tổ chức ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi công nghệ.
- Bối cảnh của ngành :
Bối cảnh của ngành ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ của doanh nghiệp,
nó gồm những khía cạnh quan trọng sau:
+ Cơ cấu ngành, có thể được hiểu về phương diện 5 lực lượng cạnh tranh

(five forces). Công nghệ có thể ảnh hưởng đến 5 lực lượng này, nhưng ngược lại sự
tương tác giữa chúng sẽ quyết định năng lực công nghệ.
+ Những chính sách của ngành liên quan đến đổi mới công nghệ
+ Các nguồn lực bổ sung cần thiết để thương mại hoá công nghệ mới
+ Sự xuất hiện của những kiểu dáng nổi bật nhất (dominant design).
+ Sự áp dụng những công nghệ đặc thù
+ Sự xuất hiện những tiêu chuẩn của ngành
+ Những khía cạnh xã hội của việc phát triển ngành
* Yếu tố bên trong.
- Những hành động có tính chiến lược của doanh nghiệp
Những hành động có tính chiến lược thể hiện mức độ vững vàng của doanh
nghiệp trước những thay đổi của môi trường bên ngoài. Theo Cooper và Schendel,
đối với những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, khi đương đầu với những đê doạ
của công nghệ mới, các doanh nghiệp này thường tăng cường đầu tư để cải tiến
những công nghệ tiên tiến hơn là chuyển sang việc sử dụng công nghệ mới. Doanh

12


nghiệp cũng có thể tham gia vào lãnh vực kinh doanh mới. Những việc này thường
xuất phát từ nỗ lực phát triển công nghệ. [17]
- Bối cảnh tổ chức
Bối cảnh của tổ chức phản ánh phương pháp quản trị và văn hoá của doanh
nghiệp. Văn hoá của doanh nghiệp có thể phụ thuộc vào những năng lực đặc biệt
của doanh nghiệp - những năng lực này xuất phát từ khoa học (thí dụ doanh nghiệp
dược), xuất phát từ kỹ thuật (thí dụ doanh nghiệp ngày bán dẫn), xuất phát từ sản
xuất (thí dụ doanh nghiệp Nhật); hoặc phụ thuộc vào quá trình phát triển sản phẩm
của doanh nghiệp – theo phương pháp sức đẩu công nghệ hay phương pháp sức kéo
thị trường.
c- Phân loại chiến lƣợc

* Chiến lược dẫn đầu là chiến lược tạo sự đột phá, dẫn đầu về một mảng công
nghệ, đi trước thị trường và các đối thủ.
- Chấp nhận một tư thế tiến công về công nghệ. –
Hoạt động R&D mạnh.
- Nguồn tài chính mạnh.
* Chiến lược theo sau là chiến lược đi sau học tập một công nghệ đã thành
công, dựa vào đó cải tiến, áp dụng vào trường hợp của mình.
- Trở thành người thứ hai, thứ ba đi vào thị trường.
- Sản phẩm, quá trình được cải tiến dựa theo phiên bản đầu tiên.
- Để thành công phải có năng lực công nghệ mạnh.
* Chiến lược bắt chước là chiến lược áp dụng y hệt một công nghệ, phương
thức nào đó nhằm tiết kiệm chi phí và có được các lợi thế sẵn có của công nghệ đó.
- Thường đi vào thị trường muộn, khi thị trường ở vào giai đoạn tăng trưởng
chậm hoặc chín muồi.

13


×