Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tại trung tâm khuyến nông tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRƢƠNG THÙY VÂN

NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

TRƢƠNG THÙY VÂN

NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG YÊN
Chuyên ngành : Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Chuyên ng

ành: Quản
HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
1DANH
DANH MỤC CÁC TỪ TẮT …………………………...……………………..…….….i
DANH MỤC BẢNG BIỂU …………..……………………………………..…….…...ii
DANH MỤC HÌNH.…………………………….………………..………..……….....iv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
4. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP
...........................................................................................................................................
4

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. ..4
1.2.Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp………………………………………………………………………...….871.2.1
.Những khái niệm cơ bản có liên quan đến công nghệ…………………....7
1.2.2.Chuyển giao công nghệ ……………………………………………….... 109
1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chuyển giao công nghệ tới nông
dân………………………………………………………………………...……17
1.2.4.Một số tiêu chí thể hiện sự thành công của việc chuyển giao công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp ...........................................................................................................21
1.3.Cơ sở thực tiễn của việc chuyển giao công nghệ22
1.3.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển giao công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp ...................................................................................................................22
1.3.2.Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở một số nước trên thế giới 24
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU37 VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...............................................................................................................................37
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu…………………………………………...…37


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................37
2.1.2. Dân số ..................................................................................................................37
2.1.3. Kinh tế..................................................................................................................37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................37
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................................37
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................................37
2.2.3. Phƣơng pháp và công cụ phân tích ......................................................................39
2.2.4. Một số chỉ tiêu phân tích .....................................................................................40
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ..........................................................41
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI TRUNG TÂM
KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG YÊN GIAI ĐOẠN42 2012 – 2014 .........................42
3.1. Hoạt động khuyến nông tại trung tâm khuyến nông Hƣng Yên…………..46

3.2. Các đơn vị tham gia chuyển giao công nghệ ............................................................51
3.3. Các phƣơng pháp tổ chức chuyển giao ..................................................................52
3.4. Tổ chức chuyển giao công nghệ theo các phƣơng pháp sau ...........................................52
3.4.1. Xây dựng mô hình trình diễn ...............................................................................52
3.4.2. Tập huấn, đào tạo ................................................................................................52
3.4.3. Thông tin, tuyên truyền..........................................................................................52
3.5. Kết quả chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Trung tâm khuyến nông
Hƣng Yên giai đoạn 2012-2014 ....................................................................................52
3.5.1. Kết quả chuyển giao theo các đơn vị...................................................................52
3.5.2. Kết quả chuyển giao theo các lĩnh vực sản xuất .................................................52
3.6. Đóng góp của công tác chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp của Trung tâm
khuyến nông Hƣng Yên .................................................................................................59
3.6.1. Góp phần làm tăng cơ cấu diện tích các giống cây trồng……………… 59
3.6.2. Tăng quy mô đàn các giống vật nuôi chất lượng ................................................59
3.6.3. Tăng cường áp dụng các công nghệ khác trong sản xuất nông nghiệp ..............59
3.6.4 Góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân ...........................................................59
3.6.5. Góp phần giảm ô nhiễm môi trường ...................................................................59
3.6.6. Góp phần nâng cao trình độ khoa học và kỹ thuật cho nông dân.......................59
3.7. Các yếu tố tác động đến hoạt động chuyển giao công nghệ tại trung tâm ......................59


3.7.1. Về phía cơ quan chuyển giao ............................................................................ 9959
3.7.2. Về phía nông dân ..................................................................................................62
3.7.3 Các yếu tố khác ....................................................................................................67
3.7.4 Một số ý kiến về công tác chuyển giao công nghệ ở địa phương ........................81
Chƣơng 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TẠI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH HƢNG
YÊN ...............................................................................................................................82
4.1. Lựa chọn công nghệ ứng dụng vào sản xuất ..........................................................82
4.2. Giải pháp về đào tạo ...............................................................................................84

4.3. Giải pháp về thông tin ............................................................................................84
4.4. Giải pháp về vốn .....................................................................................................85
4.5. Giải pháp về đầu tƣ ứng dụng công nghệ ...............................................................85
4.6. Giải pháp về nâng cao nhận thức cho ngƣời nông dân ..........................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................93
PHỤ LỤC.…………………………………………………………………….126



PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp,
nông dân và nông thôn; xác định Khoa học Công nghệ là một yếu tố hết sức quan
trọng góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp và khu vực nông thôn. Điều đó
đƣợc thể hiện rõ trong chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chính trị về việc "Đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng Khoa học, Công nghệ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn" và Nghị định 26-NQ/TW đã chỉ rõ: "Phát triển nhanh
nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,
tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn". Nhân ngày
Lƣơng thực thế giới 16/10/2012, Liên Hợp quốc đã khẳng định nông nghiệp là vũ
khí sống còn trong cuộc chiến chống đói nghèo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng
ngành nông nghiệp trong nƣớc đang chậm dần, quy mô sản xuất manh mún, công
nghệ lạc hậu, đa số các hộ và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp chƣa áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn
hạn chế dẫn đến xuất khẩu nông sản thô giá trị thấp.
Để thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Hƣng Yên, Trung tâm
khuyến nông Hƣng Yên đã xác định chuyển giao công nghệ đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ việc tự cung tự
cấp, tự phát theo hƣớng sản xuất mang tính chất hàng hóa, nâng cao chất lƣợng sản

phẩm, giảm chi phí sản xuất… tạo điều kiện thuận lợi cho nền nông nghiệp trên địa
bàn nghiên cứu phát triển hội nhập với quá trình phát triển nông nghiệp của Đảng
và Nhà nƣớc cũng nhƣ hội nhập và tránh tụt hậu với nền sản xuất nông nghiệp của
các nƣớc tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, công tác chuyển giao công nghệ tại
Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên thời gian qua chƣa thực sự mang lại hiệu quả
cao, chƣa tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, đẩy nhanh hoạt động
chuyển giao công nghệ mang hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trƣờng. Tại Trung tâm
khuyến nông Hƣng Yên cho đến nay cũng chƣa có nghiên cứu nào thực sự bài bản
1


về hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm giảm thiểu, khắc phục những thiếu sót
trong quá trình chuyển giao công nghệ. Nắm bắt từ cơ sở lý luận, thực tiễn và sự
cần thiết của Trung tâm, tôi quyết định thực hiện lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu dịch
vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tại
Trung tâm khuyến nông tỉnh Hưng Yên”
- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Đề tài nghiên cứu " Nghiên cứu dịch vụ chuyển giao tiến bộ khoa học công
nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hưng Yên ",
đảm bảo sự phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo "Quản trị công nghệ và phát
triển doanh nghiệp". Chuyển giao công nghệ thúc đẩy đổi mới tạo nên tăng trƣởng
kinh tế và khuyến khích sử dụng công nghệ một cách hợp lý vì lợi ích con ngƣời,
góp phần vào việc tăng trƣởng vị thế cạnh tranh của Trung tâm khuyến nông tỉnh
Hƣng Yên, chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho cả hai bên tham gia.
- Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu
Câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ sau: Có những giải pháp cơ bản nào thúc đẩy
chuyển giao tiến bộ Khoa học Công nghệ vào nông nghiệp tại Trung tâm khuyến
nông tỉnh Hƣng Yên?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển giao tiến bộ Khoa học Công nghệ
tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ đƣợc cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động chuyển
giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp.
+ Phân tích thực trạng hoạt động chuyển giao tại Trung tâm khuyến nông tỉnh
Hƣng Yên.
+ Đề xuất, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ
khoa học công nghệ tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên.

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu các hoạt động chuyển giao
công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tại Trung tâm Khuyến
nông tỉnh Hƣng Yên.
+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ tại
Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên từ năm 2012 – 2014, đề xuất giải pháp cho
giai đoạn 2015 – 2020.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu: Đề xuất giải pháp nhằm thúc
đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Trung tâm Khuyến
nông tỉnh Hƣng Yên.
5. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt
động chuyển giao công nghệ.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.

Chƣơng 3: Thực trạng chuyển giao công nghệ tại Trung tâm Khuyến nông
tỉnh Hƣng Yên.
Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển giao tiến bộ
Khoa học Công nghệ tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hƣng Yên.
Kết luận

3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có một số công trình đã đƣợc công bố nhƣ
sau:
PGS.TS Trần Văn Hải, Chủ nhiệm khoa - Khoa học quản lý, trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - chủ nhiệm đề tài nghiên
cứu khoa học về nhiệm vụ hợp tác quốc tế khoa học và công nghệ - đƣa ra con số:
Cho đến hiện tại Bộ Khoa học Công nghệ vẫn chƣa đƣa ra đƣợc con số cụ thể có
bao nhiêu công nghệ Việt Nam đƣợc chuyển giao và chuyển giao có đăng ký là rất
ít và giữa giới khoa học và nông nghiệp còn có khoảng cách. Từ khi Luật Chuyển
giao công nghệ có hiệu lực từ đầu năm 2007 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ
(KHCN) đã cấp giấy chứng nhận cho 254 hợp đồng chuyển giao công nghệ; trong
đó có 217 hợp đồng thuộc các dự án FDI, 37 hợp đồng chuyển giao của các tổ chức,
cá nhân và 11 hợp đồng của các cơ quan, tổng công ty nhà nƣớc tại buổi thảo về
hoạt động chuyển giao công nghệ kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt
Nam, tại TPHCM.
Thừa nhận số hợp đồng chuyển giao công nghệ mà Bộ KHCN thực hiện còn ít,
nhƣng tiến sĩ Bùi Văn Quyền, trợ lý bộ trƣởng Bộ KHCN cho rằng, con số trên
không phản ánh đúng thực tế; chỉ bằng 1/6 – 1/5 so với số hợp đồng chuyển giao đã

diễn ra.
Tiến sĩ Bùi Văn Quyền giải thích, Luật Chuyển giao công nghệ quy định chỉ
những công nghệ hạn chế chuyển giao mới cần phải đăng ký, những công nghệ còn
lại thì tổ chức, cá nhân khi chuyển giao của nƣớc ngoài có thể đăng ký, hoặc không.
Khi chƣa có Luật Chuyển giao công nghệ (từ năm 2007 trở về trƣớc) các hợp
đồng chuyển giao công nghệ của nƣớc ngoài vào Việt Nam có giá trị 500 triệu đồng
trở lên buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
4


PGS.TS Trần Văn Hải còn cho rằng việc chuyển giao công nghệ của các dự án
FDI ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn chƣa đạt hiệu quả nhƣ kỳ vọng, chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế, giá trị gia tăng chƣa cao.
Đa số các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam ở mức độ trung bình, một số
là công nghệ thấp, lạc hậu; cá biệt có trƣờng hợp chuyển giao là công nghệ thanh lý
của nƣớc ngoài, nguy cơ biến Việt Nam trở thành bãi thải công nghệ.
TS Bùi Văn Quyền cho rằng Việt Nam đang thiếu chuyên gia, những ngƣời
làm „mai mối‟ cho khoa học công nghệ để có đƣợc những công nghệ tiên tiến.
(Nguồn: Báo Kinh tế online, đăng năm 2014)
Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều nghiên cứu về chuyển giao
tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp đã mang lại nhiều đóng
góp tích cực cho nông nghiệp với các đề tài, báo cáo khoa học nhƣ sau:
Phạm Đình Nghiệp – mã số KTN-2002 với đề tài: “Mô hình chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ của thanh niên nông thôn trong tiến trình Công nghệp hóa,
hiện đại hóa”.
Báo cáo khoa học của tác giả An Đình Doanh – 2008 đã tổng kết đề tài và
khuyến nghị tiếp tục nhân rộng 8 mô hình chuyển giao công nghệ cho thanh niên
nông thôn đã đạt đƣợc hiệu quả trong thực tiễn. Đó là: Mô hình câu lạc bộ Khuyến
nông thanh niên, mô hình câu lạc bộ Gia đình trẻ, mô hình hội Khuyến nông trẻ, mô
hình Hội thi thanh niên nông thôn với tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, mô hình Trang

trại trẻ, mô hình Làng thanh niên, mô hình Đội, nhóm thanh niên bảo vệ thực vật,
mô hình dịch vụ chuyển giao chế phẩm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
Đồng thời Ban chủ nhiệm đề tài cũng đề xuất một số giải pháp để nhân rộng
các mô hình chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là:
tạo cơ chế và hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong thanh
niên nông thôn; phát huy vai trò quản lý Nhà nƣớc của Ủy ban Quốc gia thanh niên;
kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ đủ khả năng tổ chức tốt hoạt động chuyển giao
công nghệ của Đoàn thanh niên.

5


Đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy công tác
chuyển giao công nghệ cho thanh niên nông thôn ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây”,
do Hoàng Đình Vinh nghiên cứu.
Đề tài đã nghiên cứu thông qua các hộ gia đình trẻ tham gia mô hình câu lạc
bộ Khuyến nông thanh niên, câu lạc bộ Gia đình trẻ trong việc tiếp thu và ứng dụng
các tiến bộ Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Chƣơng Mỹ - tỉnh Hà Tây
và các tác động của việc ứng dụng tiến bộ Công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của
các hộ gia đình trẻ.
Tác giả đã đề xuất giải pháp chủ lực để ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học,
công nghệ để dịch chuyển cơ cấu kinh tế huyện Chƣơng Mỹ qua các ngành: Trồng
trọt, Chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp. Tác giả cho rằng để Công nghệ
đến với ngƣời dân th eo con đƣờng ngắn nhất cần có sự quan tâm của nhiều cấp,
nhiều ngành, từ những ngƣời làm khoa học, làm khuyến nông, đến ngƣời làm sản
xuất kinh doanh. Không thể để tình trạng tiến bộ Công nghệ đã có mà ngƣời dân lại
rất lúng túng khi áp dụng.
Dương Thị Lan (2008) những giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt
động khuyến nông tỉnh Hải Dương – Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đề tài nghiên cứu về
hoạt động khuyến nông tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dƣơng. Luận văn đã

làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động khuyến nông trong đó có các
phƣơng pháp hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến
nông tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2010 – 2015.
Từ tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, đến nay chƣa có đề tài nào nghiên
cứu chuyển giao công nghệ phục vụ nông nghiệp tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh
Hƣng Yên, nên đề tài không trùng lặp với những công trình đã đƣợc công bố. Để
thực hiện đề tài, tác giả có chú trọng kế thừa một số vấn đề lý luận trong các công
trình trên liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu của mình.

6


1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp
1.2.1. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến công nghệ
1.2.1.1. Khái niệm khoa học công nghệ
Theo Lý luận chung về khoa học công nghệ của tác giả Nguyễn Thị Kim
Phượng – những khái niệm cơ bản liên quan đến công nghệ nhƣ sau:
Khoa học đƣợc hiểu là tập hợp những hiểu biết và tƣ duy nhằm khám phá
những thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Khoa
học là một hệ thống trí thức về tự nhiên, xã hội con ngƣời thu nhận đƣợc thông qua
hoạt động nghiên cứu. Khoa học cũng đồng thời là hoạt động của con ngƣời sản
xuất ra trí thức mới.
Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ
và phƣơng tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ
cho đời sống xã hội. Đó là trí thức có hệ thống dùng để sản xuất ra một loại hàng
hoá hay tiến hành một loại dịch vụ nào đó. Công nghệ là kết quả sử dụng tri thức
khoa học, phải nghiên cứu công phu mới tạo ra đƣợc.
Kỹ thuật đƣợc hiểu là những phƣơng pháp sản xuất đơn độc nào đó, nó là một

sự kết hợp đúng đắn của các đầu vào đƣợc sử dụng để sản xuất một đầu ra nhất
định.
Nhƣ vậy, công nghệ có nội dung phản ánh rộng hơn, nó thể hiện sự kết hợp
nhiều yếu tố kỹ thuật trong một quá trình sản xuất nào đó.
Hoạt động khoa học công nghệ là hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới
sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức khoa học, công nghệ trong
thực tiễn sản xuất và đời sống. Khoa học và công nghệ là một yếu tố năng động của
lực lƣợng sản xuất. Vậy thì mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ là gì?
Công nghệ luôn luôn gắn bó mật thiết với sản xuất, Công nghệ lấy sản xuất
làm đối tƣợng phục vụ. Con ngƣời với bộ óc khoa học đã sử dụng tri thức khoa học
và nghiên cứu sáng tạo ra tri thức mới định hƣớng vào nghiên cứu ứng dụng, triển
khai thiết kế ra sản phẩm mẫu, thử nghiệm và kết luận, đƣa sản phẩm đi tiếp thị tìm
7


địa chỉ áp dụng và phát triển sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
Nhƣ vậy khoa học không chỉ phục vụ khoa học, làm giàu trí thức mà khoa học
hƣớng vào sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ lại cho chính con ngƣời. Ngƣợc lại,
thực tế sản xuất đặt ra yêu cầu cho nghiên cứu và sáng tạo. Mối quan hệ hai chiều
này luôn gắn bó khăng khít với nhau, tác động tƣơng hỗ và kích thích nhau phát
triển.
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp có hệ thống các tri thức khoa học
vận dụng vào trong sản xuất và đời sống. Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp
các tri thức khoa học nông nghiệp áp dụng vào sản xuất đồng thời lựa chọn những
công nghệ phù hợp liên quan đến các quá trình sản xuất, chế biến, marketing các sản
phẩm nông nghiệp. Công nghệ nông nghiệp gắn liền với một trình độ phát triển nhất
định về lực lƣợng sản xuất, về một xã hội hay một cộng đồng. Có công nghệ hiện đại
nhƣng cũng có những công nghệ phản ánh những tri thức cổ truyền. Trong nông
nghiệp công nghệ thƣờng kết hợp cả 2 yếu tố trên.
1.2.1.2. Thước đo khoa học công nghệ

Trong nông nghiệp thay đổi công nghệ đƣợc thể hiện chủ yếu trên các lĩnh vực
trang bị máy móc, hệ thống tƣới tiêu, giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón,
thuốc trừ sâu, các chế phẩm kích thích sinh trƣởng… Sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên nghiên cứu kết quả đem lại do tác động của
công nghệ trong nông nghiệp khá phức tạp. Tuy nhiên, kết quả đem lại do đƣa khoa
học công nghệ vào trong sản xuất là khá rõ rệt và trên thực tế khẳng định nó là một
trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế nông nghiệp –
nông thôn. Khi đƣa công nghệ vào trong sản xuất sẽ làm cho sản xuất dịch chuyển
vào và có nội dung phản ánh là:
- Tạo ra nhiều sản phẩm hơn với một khối lƣợng đầu vào nhƣ cũ.
- Tạo ra khối lƣợng sản phẩm nhƣ cũ với khối lƣợng đầu vào ít hơn.
- Cân bằng lợi ích của ngƣời nông dân trực tiếp sản xuất, ngƣời tiêu dùng và
của toàn xã hội.

8


Khái niệm về công nghệ nói chung rất rộng và ở mỗi ngành có những cách
đánh giá và hệ thống tiêu chuẩn riêng. Trong khuôn khổ đề tài này, các công nghệ
trong nông nghiệp bao gồm:
- Kỹ thuật về giống mới;
- Kỹ thuật chăm sóc và canh tác mới;
- Sử dụng vật tƣ đầu vào mới nhƣ phân bón, thuốc BVTV...;
- Công nghệ sau thu hoạch nhƣ bảo quản, chế biến....
1.2.2. Chuyển giao công nghệ
1.2.2.1. Khái niệm
Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ, trên cơ sở hợp
đồng chuyển giao công nghệ đã đƣợc thoả thuận, phù hợp với các quy định pháp
luật. Bên bán có quyền chuyển giao các kiến thức công nghệ hoặc cung cấp các máy
móc, thiết bị, dịch vụ... kèm theo công nghệ cho bên mua. Về phía bên mua có

nghĩa vụ thanh toán các khoản cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công
nghệ đó theo các điều kiện đã đƣợc ghi trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
(trích theo nghị định 45/1998/NĐ – CP).
Việc chuyển giao công nghệ ngày nay không chỉ là hợp đồng chuyển giao
công nghệ giữa các thành phần kinh tế và các địa phƣơng ở trong nƣớc mà còn là
hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các nƣớc trên thế giới. Trong đó, các hợp
đồng chuyển giao công nghệ này khi thực hiện phải tuân theo pháp luật của nƣớc
chuyển giao vào và của nƣớc chuyển giao ra. Ở nƣớc ta, pháp lệnh chuyển giao
công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam đã đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 05/12/1998 gồm 5 chƣơng 25 điều.
1.2.2.2. Vai trò của chuyển giao công nghệ
- Góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản
phẩm: kết quả áp dụng các giống mới có năng suất cao, ổn định nên năng suất, sản
lƣợng tăng cao trên một đơn vị diện tích; chi phí cho quá trình sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm giảm dẫn đến phân phối ra thị trƣờng sản phẩm với giá cả phải chăng.

9


- Góp phần tăng giá trị của sản phẩm: sản phẩm làm ra có chất lƣợng tốt giá
thành lại thấp so với trƣớc đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ.
- Giảm rủi ro cho nông dân: Áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
giúp cho ngƣời dân trên địa bàn yên tâm sản xuất, hệ số rủi ro (mất mùa, hạn hán,
thiên tai, dịch bệnh…) trong quá trình sản xuất thấp, vì vậy các yếu tố dẫn tới rủi ro
thấp tạo điều kiện cho nông dân đầu tƣ vào sản xuất.
- Giảm ô nhiễm môi trƣờng: ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch và các loại
phân bón, thức ăn … kỹ thuật chăm sóc hiện đại ít làm ảnh hƣởng tới các thành phần
môi trƣờng nhƣ: đất, nƣớc, không khí... và môi trƣờng kinh tế - xã hội.
- Tác động tới kiến thức, kỹ năng và thái độ của nông dân: trong quá trình tiếp
nhận công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bên chuyển giao giúp ngƣời dân có kiến

thức chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp, nhiều kỹ năng chăm sóc cây trồng vật
nuôi phù hợp với từng loại sản phẩm, giúp ngƣời dân có thái độ nghiêm túc trong
lao động sản xuất.
- Quá trình chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao năng suất chất lƣợng
sản phẩm và giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích làm tăng thu nhập cho
ngƣời dân và góp phần làm cho kinh tế hộ gia đình ngày một khá giả, thúc đẩy quá
trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nghiên cứu.
- Với quá trình áp dụng công nghệ mới vào sản xuất làm cho đơn vị sử dụng
đất ngày một tăng cao , sử dụng các quỹ đất một cách hợp lý , quá trình sản xuất ha ̣n
chế những ảnh hƣởng xấu tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên n hƣ: tài nguyên đất,
nƣớc, khí hậu và sinh vật… góp phần vào sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
- Quá trình chuyển giao công nghệ tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân lao
động, tránh việc lao động nông thôn mất việc làm ra thành thị kiếm sống mất cân
bằng cán cân dân số giữa thành thị và nông thôn.
(nguồn: Báo tài nguyên môi trường, số 234, năm 2014)

10


Vâ ̣y, công tác chuyển giao công nghệ đố i với nông nghiê ̣p có vai trò rấ t to lớn
đố i với quá trình hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p nông thôn , phù hợp với định hƣớng phát
triể n kinh tế – xã hội của địa phƣơng, cả nƣớc và xu hƣớng của thế giới.
1.2.3. Nội dung hoạt động chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
1.2.3.1. Mục đích của chuyển giao
Công tác chuyển giao công nghệ nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải
quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời
sống và trình độ dân trí góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua
áp dụng thành công các kiến thức về khoa học và kỹ thuật, những kinh nghiệm về
quản lý, thông tin và thị trƣờng, biết đƣợc các chủ trƣơng chính sách về nông

nghiệp và nông thôn để họ tổ chức sản xuất và kinh doanh (FAO, 2001). Công tác
chuyển giao công nghệ còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng và chống
thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thƣơng mại, giúp nông
dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội nông
thôn ngày càng tốt hơn (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2002). Nhƣ vậy, mục đích của
công tác chuyển giao công nghệ là:
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa một cách bền vững, góp phần xây dựng nông
thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hợp tác hóa;
- Nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng đƣợc
các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xóa đói giảm nghèo;
- Nâng cao dân trí trong nông thôn;
Phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để hình
thành chiến lƣợc nghiên cứu. Công tác chuyển giao chỉ có thể có hiệu quả khi kết
quả chuyển giao đƣợc nông dân chấp nhận, tồn tại bền vững trong nông dân và cộng
đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân.
1.2.3.2. Các lĩnh vực chuyển giao
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp trƣớc hết đƣợc thể hiện bằng việc
đƣa các loại giống mới vào nuôi trồng. Đây là hình thức ứng dụng các tiến bộ khoa học
11


công nghệ phổ biến nhất ở nƣớc ta hiện nay. Diện tích đất đƣợc nuôi trồng các loại giống
mới phản ánh đƣợc một phần thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, diện tích này càng lớn thì việc đƣa các loại giống mới vào sản xuất càng nhiều và
quá trình ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp càng phát
triển.
- Số lƣợng máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
Máy móc nông nghiệp là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện
cơ giới hóa nông nghiệp, số lƣợng máy móc cơ giới đƣợc đƣa vào sản xuất càng nhiều
phản ánh tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp càng cao.

- Diện tích đất nông nghiệp đƣợc bón phân vi sinh
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng.
Hiện nay, ngày càng nhiều loại phân bón hóa học đƣợc sử dụng vào sản xuất, sử dụng
phân bón hóa học có hiệu quả nhanh, nâng cao năng suất cây trồng. Nhƣng với việc sử
dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học sẽ gây ảnh hƣởng tới đất đai và môi trƣờng. Để
hạn chế thoái hóa đất và cải thiện môi trƣờng, cần thay thế dần các loại phân bón hóa học
bằng các loại phân bón vi sinh. Diện tích đất nông nghiệp đƣợc bón phân vi sinh ngày càng
tăng phản ánh trình độ sản xuất nông nghiệp và tình hình ứng dụng công nghệ mới vào sản
xuất nông nghiệp.
1.2.3.3. Các hình thức chuyển giao công nghệ
Hình thức chuyển giao công nghệ theo nghĩa thông thƣờng là việc di chuyển
và tiếp nhận công nghệ qua biên giới và là một quá trình đi kèm với việc huấn luyện
toàn diện của một bên và sự học hỏi và tiếp nhận của một bên khác. Chuyển giao
công nghệ có thể theo hình thức hợp đồng mua bán, tài trợ một phần hoặc hỗ trợ
miễn phí khoa học công nghệ cho bên nhận chuyển giao.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp , do có phạm vi rộng (bao gồm cả lĩnh vực trồ ng
trọt, chăn nuôi, có thể kể đến cả thủy lợi và công nghiệp chế biến nông, thủy sản),
công nghệ đƣợc áp dụng trong sản xuấ t nông nghiệp bao gồm nhiều loại nhƣ công
nghệ sinh học đƣợc áp dụng để tạo ra các giống cây, con có năng suất cao; công
nghệ sản xuất và sau thu hoạch; công nghệ chế biến nông lâm thủy sản, công nghệ
12


phát triển và quản lý tài nguyên nƣớc; công nghệ tƣới cho cây lƣơng thực, cây công
nghiệp, cây ăn quả trên các vùng đất khác nhau; công nghệ quản lý công trình thủy
lợi; xây dựng các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu
quả của các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất... cho nên
quá trình chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp có những đặc điểm khá phức tạp
và có tính chất đặc thù riêng . Hiê ̣n nay, điạ bàn nghiên cƣ́u có rấ t nhiề u hin
̀ h thƣ́c

chuyển giao công nghệ, thể hiê ̣n cu ̣ thể qua các hình thƣ́c sau:
Một là, xây dựng mô hình trình diễn
Xây dựng mô hình trình diễn là một phƣơng pháp đƣợc các cơ quan nghiên
cứu và khuyến nông áp dụng rất nhiều trong chuyển giao công nghệ. Các cơ quan
này xây dựng mô hình với sự tham gia của nông dân nhằm chứng minh lợi ích và
tính khả thi của một tiến bộ kỹ thuật, đồng thời trình bày các bƣớc áp dụng công
nghệ đó.
Ban đầu công nghệ mới đƣợc các Viện nghiên cứu phát hiện, nghiên cứu và
thử nghiệm. Sau đó một vài nông dân ở địa phƣơng nào đó triển khai với sự giúp đỡ
của cán bộ khuyến nông hoặc các nhà nghiên cứu với mục đích thử nghiệm và thuyết
phục một bộ phận dân chúng lớn hơn trƣớc khi đem phổ biến trên diện rộng.
Kết quả mong đợi cho một mô hình trình diễn là phƣơng pháp và quy trình kỹ
thuật đƣợc thử nghiệm tại môi trƣờng nông dân và nông dân chấp nhận các tiến bộ
của mô hình đƣợc giới thiệu. Vì vậy, khi một công nghệ đã đƣợc nhiều ngƣời trong
vùng áp dụng thì không nên tổ chức mô hình trình diễn.
Các bước xây dựng mô hình trình diễn
Thành lập Ban chỉ đạo hoặc nhóm thực hiện chuyển giao công nghệ
Bƣớc 1: Công tác chuẩn bị
Sau khi giống mới đƣợc khảo kiểm nghiệp ở Trung tâm kiểm nghiệm giống cây
trồng Quốc gia, các đơn vị tổ chức khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
địa phƣơng, nắm bắt tình hình nông dân nông thôn, mục tiêu sản xuất kinh doanh của
địa phƣơng, đặc biệt là nhu cầu học tập, tiếp thu tiến bộ Công nghệ của dân vào sản
xuất.
13


+ Các tổ giúp việc báo cáo với Ban chỉ đạo về các vấn đề đã khảo sát.
+ Tổ chức tuyên truyền nội dung, hình thức và mục đích hoạt động của
chƣơng trình hợp tác cho ngƣời dân hiểu và tự nguyện tham gia.
Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện

- Ban chỉ đạo thành lập ra các tổ công tác thực hiện chƣơng trình để phối hợp
với các huyện, xã, cán bộ khuyến nông triển khai thực hiện. Thực hiện chƣơng trình
bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ Ủy ban Nhân dân huyện, xã, cán bộ Hợp tác xã
Dịch vụ nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng địa phƣơng và
từng mô hình.
Bƣớc 3: Xây dựng cơ chế chính sách bảo lãnh năng suất cho mô hình trình
diễn
Bƣớc 4: Kết hợp với các huyện và xã đang triển khai mô hình để tổ chức hội
thảo giống cây trồng mới.
Bƣớc 5: Công nhận giống cây trồng mới và Cùng các Trung tâm, Viện, Công
ty sản xuất hạt giống, thƣơng mại hóa giống cây trồng trên toàn quốc.
Các bước triển khai mô hình trình diễn
Bƣớc 1. Hàng năm, Trung tâm khuyến nông Hƣng Yên xác định các mô hình
mà huyện, xã có nhu cầu, sau đó xin kinh phí gửi Trung tâm Khuyến nông Quốc
gia. Các Công ty, các Viện nghiên cứu và các tổ chức muốn giới tiệu sản phẩm và
chuyển giao công nghệ. Cũng có khi những cơ quan này liên hệ trực tiếp với Trung
tâm khuyến nông để giới thiệu, đề nghị triển khai mô hình.
Bƣớc 2. Các tổ chức chuyển giao luôn phải xác định mục tiêu trình diễn là để
làm gì, nông dân có thể làm đƣợc những gì?
Bƣớc 3. Lựa chọn địa điểm và ngƣời tham gia trình diễn cũng là yếu tố quan
trọng trong quá trình chuyển giao công nghệ. Để trình diễn một tiến bộ công nghệ,
cần có sự đồng tình của các tác nhân tham gia (chính quyền địa phƣơng, nông dân,
cơ quan khuyến nông các cấp và các đơn vị hữu quan). Những ai có thể tham gia
tốt vào việc triển khai này? Địa điểm nào là phù hợp nhất cho trình diễn, đảm bảo
đạt kết quả cao, đồng thời thu hút nhiều ngƣời xem nhất.
14


Bƣớc 4. Lập kế hoạch xây dựng mô hình: Chủ đề trình diễn là gì, thời gian
trình diễn, quy mô, nguồn vật tƣ, các bƣớc thực hiện

Bƣớc 5. Rà soát lại kế hoạch với những ngƣời tham gia trình diễn, giúp họ hoàn
thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, lập sổ ghi chép, tiến hành theo dõi, đánh giá...
Bƣớc 6. Kiểm tra, theo dõi và góp ý: Quy trình kỹ thuật có tuân thủ triệt để
không? Mô hình phát triển nhƣ thế nào? Có gặp trở ngại ảnh hƣởng tới kỹ thuật
không...
Bƣớc 7. Đánh giá kết quả và viết báo cáo: Mô hình có đáp ứng đƣợc mục tiêu
đề ra không? kết quả đạt đƣợc là gì? Lợi ích của mô hình? Những hạn chế? Tính
khả thi....
Bƣớc 8: Tổ chức tham quan, tập huấn và chuyển giao: Ai có nhu cầu thăm
quan, Ai có khả năng áp dụng? Ai hƣớng dẫn những ngƣời áp dụng tham quan...Có
nhiều hình thức xác định những mô hình mà tỉnh có nhu cầu từ việc thăm quan một
số mô hình tƣơng tự đƣợc triển khai tại một số tỉnh lân cận hoặc từ sáng kiến của
nông dân, từ những nghiên cứu phân tích của cán bộ khuyến nông....
Hai là, tập huấn, đào tạo
Tập huấn, đào tạo cũng là hình thức chuyển giao công nghệ tới cho nông dân
bằng cách trao đổi thảo luận. Tại lớp học các học viên đã đƣợc nghe hƣớng dẫn quy
trình kỹ thuật công nghệ của một sản phẩm mới.
Qua những buổi tập huấn các học viên nắm đƣợc quy trình kỹ thuật công
nghệ, áp dụng vào thực tiễn trong trồng trọt, chăn nuôi, phục vụ có hiệu quả trong
việc sản xuất ra nông sản.
Ba là, thông tin tuyên truyền
Thông tin tuyên truyền cũng là một trong những hình thức chuyển giao công nghệ
đến ngƣời nông dân thông qua các phƣơng tiện nhƣ áp phích, tờ rơi hoặc thông qua đài
truyền thanh, truyền hình, ngƣời dân có thể tham khảo áp dụng công nghệ.
Bốn là, các phương pháp khuyến nông

15


Khuyến khích nông dân sản xuất bằng cách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi,

tiến bộ khoa học kỹ thuật và vốn cũng nhƣ những cơ chế chính sách giúp ngƣời dân
an tâm sản xuất. Cụ thể nhƣ sau:
Viện trợ một phần hoặc viện trợ không hoàn lại các loại giống cây, con và
giảm thuế nông nghiệp, hỗ trợ vốn vay cho nông dân trong sản xuất và các mô hình
kinh tế giỏi, tuyên dƣơng các hộ đi đầu trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ,
khuyến khích các hộ nông dân ứng dụng máy móc vào sản xuất nhằm thay thế,
giảm bớt sức sản xuất trực tiếp… đặc biệt cần quan tâm hơn đối với những hộ gia
đình gặp nhiều khó khăn do những yếu tố ngoại cảnh gây ra nhƣ: Thiên tai, hạn hán,
dịch bệnh…. Về các mặt trong sản xuất nông nghiệp giúp ngƣời dân an tâm đầu tƣ
vào sản xuất.
1.2.3.4. Các phương thức tiếp cận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
Quá trình phát triển nông nghiệp của các nƣớc phát triển và đang phát triển đã
phản ánh quá trình tiến hoá của các phƣơng thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong
nông nghiệp. Theo tác giả Frank Ellis (2009), quá trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ
trên thế giới trải qua các phƣơng thức tiếp cận khác nhau: Chuyển giao công nghệ
(Transfer of Technology- TOT), chuyển giao công nghệ ứng dụng (Adoptive
Technology Transfer – ATT), nghiên cứu hệ thống nông nghiệp (Farming System
Research-FSR). Theo thời gian, các phƣơng thác tiếp cận trong chuyển giao ngày
một hoàn thiện. Năm 2010 đã xuất hiện phƣơng pháp tiếp cận mới trong chuyển
giao “nghiên cứu có sự tham gia của nông dân” (Farmer Participatory Research –
FPR) (Daniel 2010). Theo nguồn của việc chuyển giao công nghệ, ngƣời ta có thể
chia ra thành ba nhóm tiếp cận khác nhau.
- Phƣơng thức chuyến giao từ trên xuống có đặc trƣng là kỹ thuật nông nghiệp
đƣợc chuyển giao từ bên ngoài (các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông). Phƣơng
pháp này có nhƣợc điểm là kỹ thuật chuyển giao thƣờng không phù hợp, không góp
phần giải quyết triệt để các vấn đề của nông dân.
- Phƣơng thức tiếp cận từ dƣới lên coi nhu cầu của dân và giải quyết các vấn
đề của nông trại là hệ thống, là điểm xuất phát của nghiên cứu và chuyển giao. Tuy
16



nhiên, do tiếp cận từ dƣới lên, các vấn đề thƣờng phức tạp và không giải quyết đƣợc
một cách triệt để.
- Phƣơng thức chuyển giao có sự tham gia của ngƣời dân là phƣơng thức cả
ngƣời dân và cán bộ chuyển giao chủ động giải quyết các vấn đề của chính nông dân.
Nhƣ vậy, phƣơng thức chuyển giao từ trên xuống gồm TOT và ATT, phƣơng
thức chuyển giao từ dƣới lên bao gồm FSR và phƣơng thức chuyển giao có sự tham
gia của ngƣời dân gồm FPR.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả chuyển giao công nghệ trong nông
nghiệp
* Các yếu tố tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Đối với công tác chuyển giao công nghệ yếu tố vị trí địa lý có ý
nghĩa không nhỏ tới quá trình chuyển giao và kết quả chuyển giao công nghệ. Đối
với những nơi có địa hình thuận lợi, giao thông thuận tiện thì việc tiếp thu khoa học
công nghệ nhanh và thuận lợi hơn.
- Khí hậu, thủy văn, tài nguyên đất và đa dạng sinh học:
Khí hậu: Lƣợng mƣa trung bình năm, nhiệt độ bình quân, tổng số giờ nắng, độ
ẩm… có ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình chuyển giao công nghệ trong nông
nghiệp. Điển hình nhƣ đem công nghệ ở các nƣớc có khí hậu ôn đới tới địa bàn
nghiên cứu áp dụng và triển khai sẽ không khả thi, hiệu quả mang lại thấp, chuyển
giao cũng phải phù hợp với địa bàn tƣơng đƣơng và mang tính chất cục bộ. Khí hậu
ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng và phát triển đối với cây trồng vật nuôi, ảnh
hƣởng tới cơ cấu thời vụ của các loại hình sản xuất nông nghiệp và các loại hình
công nghệ đƣợc chuyển giao. Ngoài ra, các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ (hạn
hán, lũ lụt, bão, … các loại dịch bệnh phát sinh trong quá trình chuyển giao thử
nghiệm…) cũng góp phần vào khả năng thành công thất bại của kết quả chuyển
giao công nghệ.
Tài nguyên đất: Đất đai là đối tƣợng để sản xuất nông nghiệp, tài nguyên đất
ảnh hƣởng lớn tới quá trình chuyển giao công nghệ, tài nguyên đất lớn và giàu chất
dinh dƣỡng thì thuận lợi cho quá trình chuyển giao công nghệ với quy mô rộng lớn,

17


dễ áp dụng. Còn đất đai nghèo chất dinh dƣỡng và manh mún sẽ không thúc đẩy
quá trình chuyển giao công nghệ đồng bộ, nhanh chóng, kết quả đem lại không cao
và khó chuyển giao. Đất đai quyết định loại hình công nghệ chuyển giao và các hình
thức chuyển giao phù hợp. Vậy tài nguyên đất ảnh hƣởng lớn đến chuyển giao công
nghệ.
* Các yếu tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động:
Dân cƣ: dân cƣ đóng vai trò trong quá trình lựa chọn công nghệ phù hợp, nếu
dân cƣ nhiều, nguồn lao động dồi dào thì tận dụng sức lao động hiện có và chuyển
giao những gói công nghệ cần nguồn nhân lực nhiều và ngƣợc lại, góp phần tận
dụng thế mạnh về nguồn lực về dân số của địa bàn đƣợc chuyển giao.
Nguồn lao động: khu vực nhận chuyển giao công nghệ có tỉ lệ lao động nhiều
thì lựa chọn công nghệ chuyển giao cần nhiều lao động nhằm tận dụng thế mạnh
của địa phƣơng, và ngƣợc lại. Nguồn lao động dồi dào thì thúc đẩy quá trình chuyển
giao công nghệ xảy ra nhanh chóng, nhƣng cũng có phần hạn chế trong việc quản lý
và tuyên truyền kiến thức chuyển giao đến từng ngƣời dân…
Trình độ dân trí: yếu tố này ảnh hƣởng rất lớn đối với quá trình chuyển giao
công nghệ trong đó phân ra trình độ của đối tƣợng chuyển giao và bên nhận chuyển
giao công nghệ cụ thể nhƣ sau: Bên chuyển giao công nghệ: Nếu nguồn công nghệ
nghiên cứu và chuyển giao không phù hợp với thực tế không nghiên cứu đúng với
hiện trạng khu vực chuyển giao thì gây hậu quả lớn cho bên nhận chuyển giao và
kết quả chuyển giao không đạt kết quả nhƣ mong muốn, nếu bên chuyển giao không
đủ năng lực về chuyên môn cũng nhƣ tính chuyên nghiệp kết quả chuyển giao sẽ
khó thành công. Gây hậu quả rất lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ và ngƣợc
lại. Bên nhận chuyển giao: nếu trình độ dân trí cao thì khả năng chuyển giao công
nghệ rất nhanh chóng và hiệu quả cao, giúp bên chuyển giao công nghệ sẽ dễ dàng
chuyển giao và đạt hiệu quả cao nhất.


18


Vậy trình độ của đối tƣợng chuyển giao và bên nhận chuyển giao ảnh hƣởng
tới quá trình chuyển giao công nghệ vì yếu tố con ngƣời là quan trọng quyết định
thành công hay thất bại của quá trình chuyển giao công nghệ.
- Thể chế chính sách và nguồn vốn:
Thể chế chính sách: Nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp, chính sách khuyến nông, thể chế chính sách thuận lợi thông thoáng và
không rƣờm rà trong công tác chuyển giao công nghệ thì thu hút đƣợc nhiều các tổ
chức chuyển giao công nghệ trong nƣớc và ngoài nƣớc vào Việt Nam.
Vốn để ứng dụng công nghệ: Chi phí cho việc nghiên cứu để ra đời một công
nghệ mới khá tốn kém, việc phổ biến và chỉ đạo áp dụng công nghệ mới cũng đòi
hỏi mất nhiều tiền mà nông dân không gánh chịu nổi nên thƣờng hỗ trợ, giúp đỡ về
kinh phí của Nhà nƣớc.
Trên thực tế công nghệ mới càng phức tạp thì càng ít nông dân quan tâm.
Nếu công nghệ có thể chia nhỏ nông dân có thể áp dụng rộng rãi trên quy mô
nhỏ.
Sự rủi ro và không chắc chắn trong sản xuất nông nghiệp là một trở ngại lớn
nên việc triển khai, tiếp thu công nghệ mới của ngƣời nông dân diễn ra chậm chạp.
Tuy nhiên do yêu cầu của vốn sản xuất đòi hỏi phải có tính hiệu quả, tức là
phải giảm đƣợc chi phí trên một đơn vị sản phẩm đầu ra. Vì vậy, công nghệ không
chỉ là một đòi hỏi mà còn là sự cần thiết không thể thiếu đối với các nhà sản xuất.
Việc chấp nhận kỹ thuật mới thƣờng liên quan đến sự thay đổi hoàn toàn trong
hệ thố ng sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ kế hoạch sản xuất . Rủi ro cũng thƣờng gắn
liền với những thay đỏi này và làm nản lòng các nhà sản xuất khi chấp nhận đƣa
vàp sản xuất với kỹ thuật mới.
- Phong tục tập quán sản xuất:
Ở mỗi địa phƣơng khác nhau có một phong tục tập quán đặc thù


, phong tu ̣c

tâ ̣p quán ảnh hƣởng tới hoa ̣t đô ̣ng chuyển giao công nghệ đố i với 1 điạ phƣơng nhấ t
đinh
̣ khả năng ảnh hƣởng của nó tới kết quả chuyển giao rất lớn.

19


×