Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Sự cần thiết của truyền thông BĐKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.85 KB, 5 trang )

Sự cần thiết của truyền thông BĐKH
Theo nhận xét mới được đưa ra của PANOS, một mạng lưới toàn cầu của các tổ
chức phi chính phủ hợp tác về truyền thông để thúc đẩy phát triển cho rằng các
nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, tuy nhiên
hoạt động truyền thông của họ không mặn mà lắm trong việc đưa tin về thảm họa
môi trường này và Việt Nam cũng không nằm ngoài nhận xét trên.
Nhóm nghiên cứu của mạng lưới này chỉ ra rằng: Trong một tháng, chỉ có hơn 2
bài báo về những vấn đề, hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu. Kết quả trên
được đưa ra sau hai tháng khảo sát 5 tờ báo in hàng ngày gồm Lao động, Tuổi trẻ,
Nhân dân, Hà Nội mới, Báo Đồng Nai và các chương trình phát sóng: Tài nguyên
và Môi trường phát hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Môi trường
và Tài nguyên phát hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Cũng trong kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe, môi trường và phát
triển nhận xét rằng hiện nay, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam chỉ đưa tin về
biến đổi khí hậu ở bề rộng ở mức độ quốc gia và toàn cầu, không có mối liên quan
giữa các vấn đề và hiện trạng ở địa phương.
Mặc dù có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí
hậu gây ra như lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa có nhà báo nào chỉ ra mối liên
hệ giữa các hiện tượng trên và biến đổi khí hậu.

Thêm vào đó, theo thông tin do Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMWF) từng công bố
trong kết quả nghiên cứu về “Sự thích ứng với BĐKH ở tỉnh Quảng Nam”, thì có
khoảng 49% người được phỏng vấn không biết về các chính sách và quy trình của
Nhà nước, 72% không biết về các kế hoạch chuẩn bị phòng chống thiên tai… Vì
thế, họ không có khả năng lên kế hoạch và chuẩn bị ứng phó với thiên tai.
Kết quả nghiên cứu trên nằm trong khuôn khổ một dự án do Quỹ FORD tài trợ trị
giá 99.000 USD. Nghiên cứu được tiến hành trên 125 gia đình ở 25 cộng đồng dân
cư ở tỉnh miền trung Quảng Nam với địa bàn cư trú bao gồm cả ven biển, núi cao
và đồng bằng. Mục đích cuối cùng của dự án nghiên cứu là để đưa ra một bộ tài
liệu hướng dẫn để lập kế hoạch cho các chương trình BĐKH.
Kết quả này cũng cho biết, các ngôi nhà được khảo sát cũng không được thiết kế,


xây dựng có khả năng chống chịu các thiên tai. Cụ thể, 90% các ngôi nhà đều được
làm bằng tre, gỗ hay chỉ xây tường đơn. Mái, tường, cửa đều giản đơn, không đủ


sức chống chọi lại các cơn bão lũ thường xảy ra. 66% nhà của những người được
phỏng vấn thường xuyên bị bão lũ phá hỏng.
Nguyên nhân thiếu thông tin
Nguyên nhân trước hết là docác nhà quản lý, khi tiếp xúc với báo chí, chưa đề cập
đến mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực tại Việt Nam.
Theo ông James Fahn, Giám đốc Mạng lưới nhà báo Trái đất (EJN), nguyên nhân
còn nằm ở chỗ biến đổi khí hậu là một đề tài rất khó và không phải nhà báo nào
cũng có thể hiểu hết khi mới tiếp cận. Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay không có
nhiều nhà báo chuyên viết về môi trường. Các nhà báo thường phải viết về nhiều
chủ đề khác nhau, nhất là nhà báo làm việc tại các ấn phẩm xuất bản hàng ngày.
Họ thường chỉ đưa tin về biến đổi khí hậu khi có các hội nghị hay sự kiện lớn liên
quan đến vấn đề này.
Một lý do nữa, những nhà báo phụ trách các chuyên mục hay tờ báo không hiểu
hoặc không quan tâm đến biến đổi khí hậu. Do đó, họ không dành ưu tiên cho
những bài báo thuộc đề tài trên.
Hành động trước khi quá muộn
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động tới tất cả mọi người trong cộng đồng. Từ
những hiện trạng và những nguyên nhân được phân tích ở trên cho thấy truyền
thông cần được xem là một công cụ quan trọng, cơ bản tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ
tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ BĐKH. Do đó, cần phải
đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch truyền thông về biến đổi khí hậu cho cộng đồng
cũng như trang bị các kiến thức liên quan cho các phóng viên, nhà báo là một vấn
đề hết sức quan trọng và cấp bách.
Một khi nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về BĐKH được nâng
cao, nếu con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường, nếu cộng

đồng được trang bị những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các vấn đề liên quan đến
biến đổi khí hậu trong cuộc sống hằng ngày thì gánh nặng trách nhiệm ứng phó với
BĐKH sẽ không còn là của riêng các nhà quản lý nữa mà sẽ được san sẻ trong cả
cộng đồng.


Trong báo cáo về vấn đề BĐKH trên báo chí Việt Nam được Khoa Xã hội học -HV Báo chí tuyên truyền
khảo sát từ 1/8/2011- 31/7/2012 với tổng số 127.725 bài báo in của các báo Nhân dân, Tuổi trẻ, tạp chí
Môi trường và báo mạng điện tử trên các trang ; www.vfej.vn. Kết quả cho thấy:

-

Số tin/ bài đề cập trực tiếp đến BĐKH chỉ chiếm 0,21% (274/ 127.725).

Thông tin được đề cập nhiều nhất là biểu hiện BĐKH (87,3%); tiếp theo là cách ứng phó (71,5%)
và hậu quả BĐKH (67,9%). Thông tin về nguyên nhân và dự báo ít được đăng tải.

Lũ lụt, bão là biểu hiện được đề cập nhiều nhất à hạn chế các yếu tố liên quan đến nhận diện
BĐKH.

Giải pháp ứng phó với BĐKH liên quan đến chính sách được đề cập nhiều nhất à chưa gắn với
người dân.

Thông tin dự báo về BĐKH tập trung vào các hậu quả à gây sự lo lắng, tâm lý tiêu cực nhiều hơn
cho người đọc)

Khảo sát của nhóm dự án đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại các huyện đảo Vân Đồn,
Phú Quốc, Côn Đảo do PGS.TS Vũ Thanh Ca làm chủ nhiệm đề tài cho thấy: người dân các
huyện đảo có biết tới biến đổi khí hậu qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng hầu như
chưa biết được các giải pháp thích ứng để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Trong một hội thảo về biến đổi khí hậu tại Hà Nội, các đại biểu cũng cho biết, phần lớn người
dân mới biết mà chưa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ những vấn đề thuộc bản chất về môi trường
và biến đổi khí hậu. Nhiều người vẫn nghĩ, biến đổi khí hậu chỉ diễn ra ở những vùng rất xa xôi,
không phải ở Việt Nam. Chính vì vậy, sự hiểu biết của người dân chưa biến thành thái độ, hành
vi sống thân thiện với môi trường.


Trận lụt lịch sử năm 2008 ở Hà Nội

“Đừng nghĩ Hà Nội xa biển mà không có nguy cơ biến đổi khí hậu, nước không bị nhiễm mặn.
Hà Nội đã phải hứng chịu những đợt rét kỷ lục, nóng cực đoan và trận đại hồng thủy năm
2008… là những biểu hiện của biến đổi khí hậu”, một chuyên gia Sở Tài nguyên & Môi trường
cảnh báo. Ông còn cho biết thêm, ngay ở huyện ngoại thành Phú Xuyên (Hà Nội), chỉ khoan sâu
40m, nước đã có dấu hiệu nước lợ, không dùng sinh hoạt được. Xa hơn như TP. Phủ Lý (Hà
Nam) cũng rất xa biển mà không dùng được nước ngầm.

Các chiến lược quốc gia về BĐKH chỉ có thể thành công nếu như khuyến khích được sự tham
gia của các bên liên quan, cộng đồng và doanh nghiệp. Kinh nghiệm của UNDP cho thấy các
chiến lược hay kế hoạch truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ
giữa chính phủ với tổ chức dân sự xã hội, khối doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cộng đồng.
Cần có sự minh bạch, rõ ràng trong quá trình lập kế hoạch, hoạch định các chính sách về BĐKH
bởi vì BĐKH là không chắc chắn, tầm nhìn dài hạn, mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và lợi ích
chính trị và xung đột giữa các quốc gia. Các cá nhân và các nhóm cộng đồng cần chấp nhận và
thực hiện hiệu quả các chính sách về BĐKH của quốc gia. Như vậy, có thể thấy, một chiến lược
truyền thông có thể hỗ trợ chính phủ nhằm đạt được một số mục tiêu quan trọng như sau: Hỗ trợ
cộng đồng tiếp cận các chính sách giảm nhẹ: Không chỉ các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm
giảm phát thải khí nhà kính, mà các doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân cần được khuyến khích
tham gia thực hiện các chương trình, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Có thể thấy, truyền
thông bằng các phương pháp, hình thức và các kênh khác nhau sẽ hỗ trợ cộng đồng tiếp cận các
chính sách mới, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực với môi trường.

Thực hiện hiệu quả các chiến lược thích ứng: Điều quan trọng là cộng đồng dân cư hiểu được
những bản chất có thể dự đoán được của biến đổi khí hậu và những tác động liên quan do BĐKH
gây ra đến sự an toàn và sinh kế của họ (cũng như của thế hệ tương lai). Khả năng tiếp cận thông
tin, đặc biệt thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức trọng tâm và các hoạt động truyền
thông hai chiều, có thể giúp cho cộng đồng nhận thấy rằng họ cần quan tâm hơn đến những thay
đổi của hệ thống khí hậu. Họ cần biết rằng những hoạt động và những hành vi ứng xử của mình,


trên thực tế có thể gây ra những ảnh hưởng đến mức độ dễ bị tổn thương [trước những tác động
của BĐKH] của chính họ. Tóm lại, thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường
khả năng tiếp cận thông tin, cộng đồng không những sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào các
quá trình ra quyết định và đồng thời có những đóng góp cho các nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ
với biến đổi khí hậu. 1



×