Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Kỹ thuật trồng các loại cây nông nghiệp cho năng suất cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 67 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cách trồng cây bơ bằng hạt
Bơ là một loại quả vừa ngon lại vừa bổ dưỡng mà bất cứ ai cũng không thể bỏ qua.
Bạn có thể mua bơ ngoài chợ về dùng hoặc tự trồng bơ từ hạt để vừa lấy quả, vừa
làm cây cảnh mát trong nhà nữa nhé.
Từ tháng 5 đến tháng 9 là vụ mùa chính của bơ, từ bơ sáp Đà Lạt cho đến bơ Mộc Châu
và rất nhiều loại bơ khác. Với hàm lượng dinh dưỡng cao và vị ngon đến béo ngậy, hầu
hết bất cứ ai, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều yêu thích loại trái cây này. Thay vì mua bơ
ngoài chợ với giá cả không hề rẻ, bạn có thể tự học cách trồng cây bơ từ hạt ngay tại nhà
của mình đấy.
Sau đây, VnDoc sẽ mách bạn cách trồng cây bơ từ hạt cực kỳ đơn giản luôn nhé!
Hướng dẫn tự trồng bơ tại nhà cực dễ
Bước 1
Lấy hạt làm giống bằng cách bổ đôi quả bơ và nhẹ nhàng tách lấy hạt bên trong. Sau khi
có hạt, bạn cũng cần phải xác định rõ chiều trên và chiều dưới của nó. Cụ thể thì chiều
trên là đầu gần với núm quả bơ, còn chiều dưới là đầu còn lại.

Sau đó, bạn nhẹ nhàng bóc bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài, dùng 3 chiếc que (giống như que
xiên thịt nướng) và xiên vào giữa hạt bơ với khoảng cách đều nhau như trong hình.
Bước 2
Ngâm hạt bơ vào một cốc nước, lưu ý là nước chỉ tiếp xúc với phần dưới đến khoảng nửa
hạt thôi nhé. Việc xiên 3 chiếc que ở bước 1 một phần cũng nhằm mục đích giữ cho hạt
cố định khi ngâm trong cốc nước.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Sau đó, bạn để cốc nước ngâm hạt bơ ở nơi thoáng đãng và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,
chu kỳ cứ 5 ngày thì thay nước một lần. Bằng cách trồng cây bơ từ hạt như thế, mầm rễ
màu trắng sẽ nhanh chóng xuất hiện.



Bước 3
Nếu hạt bơ của bạn là một hạt giống tốt thì chỉ sau 2 – 4 tuần, hạt sẽ bắt đầu nứt và nhú ra
mầm cây. Còn nếu chất lượng hạt không tốt lắm thì có thể bạn sẽ phải chờ đợi tới tận 8
tuần mới thấy được mầm cây mọc lên.

Tuy nhiên, đừng vội vàng lấy hạt ra trồng nhé, bạn hãy cứ để phần rễ ngập trong nước
như thế để rễ dài thêm và mầm cây phát triển tươi tốt hơn.
Bước 4
Đợi cho đến khi thân cây bơ đã phát triển đến khoảng 15 cm thì bạn tiến hành cắt ngắn


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

còn khoảng 8 cm để kích thích cây tăng trưởng nhanh hơn nữa.

Bước 5
Sau khi cắt, cây sẽ tiếp tục nảy mầm và phát triển. Đến khi độ dài của cây trở lại 15 cm
thì đó là lúc thích hợp nhất để bạn chuyển cây ra trồng vào đất.

Bạn có thể mang cây giống nảy từ hạt ra trồng ngoài vườn, hoặc cũng có thể trồng trong
một chiếc chậu có đường kính khoảng 20 -30 cm chứa đất mùn dinh dưỡng. Lưu ý là nhớ


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

tưới nước hằng ngày lúc trời mát cho cây có đủ độ ẩm để phát triển nhé.

Với cách trồng cây bơ từ hạt đơn giản như thế này, chắc hẳn bất cứ ai cũng có thể tự thực
hiện được. Một chậu bơ phát triển tươi tốt vừa có thể cho quả ăn, vừa dùng làm chậu cây

cảnh đặt ở góc phòng cực kỳ xinh xắn đấy.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cách trồng dâu tây bằng chậu tại nhà cực dễ
Những quả dâu tây chín mọng xinh xắn luôn khiến các chị em mê mẩn. Hiện tại
đang là thời điểm thích hợp để gieo trồng dâu tây. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia
sẻ cho các bạn cách trồng dâu tay trong chậu để các bạn cùng tham khảo. Cách
trồng dâu tây tại nhà này không khó đâu mà lại nhanh cho ra quả.
Dưới đây là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước cách trồng dâu tây trong chậu, ngay cả không
gian chật hẹp cũng có thể trồng thành công. Làm theo những lời khuyên sau và bạn sẽ
được thưởng thức những trái dâu chín đỏ mọng trong suốt mùa hè tới.
Cách trồng dâu tây tại nhà
- Một chiếc giỏ, một đoạn dây treo
- Túi ni-lông
- Cây dâu tây giống
- Đất trồng hữu cơ
- Phân hữu cơ
(Cây giống và đất hữu cơ các bạn có thể tham khảo mua qua các địa chỉ trên mạng
Internet, hoặc các cửa hàng chuyên về cây trồng sạch).
Các bước thực hiện cách trồng dâu tây:
Cách trồng dâu tây bước 1:
- Đặt chiếc giỏ thật bằng phẳng trước khi tiến hành trồng cây. Buộc dây treo ở phần
miệng chiếc giỏ.
- Lót một lớp túi ni-lông đã tạo các lỗ thoát nước và thông hơi bằng kéo.

Cách trồng dâu tây Bước 2:
- Trước khi đặt cây giống vào giỏ, các bạn nhớ tưới nước để lớp đất trồng có độ ẩm đồng



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

đều.
- Lót một lớp phân hữu cơ dưới đáy giỏ rồi đặt cây giống ở giữa. Khoảng cách đẹp nhất là
cây trồng cách miệng giỏ 3 - 4 cm.

Cách trồng dâu tây Bước 3:
- Đồ đất hữu cơ vào giỏ, dùng tay nhẹ nhàng lèn đất đều ra xung quanh.
- Không đổ đất đầy tới miệng giỏ, nên chừa không gian để tưới nước.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cách trồng dâu tây Bước 4:
- Treo giỏ dâu tây lên bất kỳ vị trí nào bạn muốn.
- Tưới nước đều đặn trong những ngày thời tiết oi nóng.
- Bón phân bón dạng lỏng dùng cho cà chua 2 tuần/lần để cây mau ra trái.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Các loại đất hữu cơ sau khi trồng dâu tây có chất lượng tốt hơn. Các mẫu dâu tây hữu cơ
ngon miệng hơn và có thể bảo quản dài hơn trung bình 1.5 ngày và dâu tây trồng hữu cơ
cũng có độ khô trong dịch quả cao hơn
Với những giỏ dâu tây xinh xắn thế này, bạn tha hồ thưởng thức những trái dâu chính
mọng, lại vừa làm đẹp cho ngôi nhà của mình.
Một số lưu ý khi trồng dâu tây
1. Vị trí nên trồng:
Nơi giữ ẩm tốt và hướng nắng 1 buổi (sáng hoặc chiều đều được).

- Dâu tây ưa ẩm và rất kém chịu hạn, không nên trồng những nơi có nắng nóng liên tục.
Nhưng nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, phát triển chậm và không cho quả, hoặc ít và chất
lượng quả cũng không tốt (không sử dụng được)
- Vị trí thích hợp có thể tham khảo: của sổ, ban công chỉ nắng vào buổi sáng hoặc chiều,
nếu trồng ngoài trời hoặc trong vườn nên trồng dưới bóng những cây to nhưng vẫn có
nắng ở mức độ vừa phải và có thể giữ ẩm tốt.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Đất trồng:
Đất trồng có thể dùng các loại đất sạch dinh dưỡng (như trồng rau) và bón phân hữu cơ.
Mỗi tuần bổ sung một ít phân hữu cơ vào gốc và sau đợt thu hoạch trái.
3.Tưới nước:
Tưới nước 1 lần vào buổi sáng trước khi mặt trời mọc. Tưới nước vào gốc vừa đủ, không
nên tưới lên lá vì độ ẩm cao dễ bị sâu bệnh.
4. Chăm sóc dâu tây sau trồng:
- Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng. nên dùng bìa , xốp, …
che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu. và nhớ thương xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.
- Sau 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và cho quả hoặc ra nhánh:
+ Ra hoa, quả: cần chú ý diệt lũ kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết cả quả non
lun mình cũng phải bó tay với cái bọn này chưa có cách điều trị nhưng có thể thử cách vẽ
phấn xung quanh chậu trồng.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Chú ý trong cách trồng dâu tây: khi đầu mầm (nhánh) có phần rễ trắng đâm ra khoảng
0,5cm nên tìm đất cho nhánh cắm rễ , sau 1 thời gian sẽ thành cây độc lập - chú ý tuyệt
đối không tách nhánh khỏi cây mẹ ngay mà nên chờ nhánh có thể phát triển độc lập rồi

mới tách vì ban đầu nhánh vẫn phải phụ thuộc vào cây mẹ do chưa tự nuôi được.
Khi nhánh đã thành cây con có thể đánh để tạo chậu mới, gây giống… lúc này đã có thể
cắt dây nối giữa nhánh và cây mẹ hoặc không tùy mục đích của bạn.
Nếu chịu khó chăm sóc từ 5 - 6 cây con sau 3 đến 4 tháng bạn sẽ thấy thay đổi rất nhiều
đấy.
+ Cây có thể cùng lúc cho ra nhánh và ra quả: trong trường hợp này cứ để cây con phát
triển bình thường, tuyệt đối không đánh cây vào lúc này sẽ gây chột quả và chết cây.
Sau khi hái quả, đánh cây như bình thường.
6. Khi cây bị sâu bệnh và vàng lá:
- Tìm và diệt sâu.
- Phun thuốc diệt côn trùng (loại diệt kiến dán cũng có tác dụng nhé) nhưng không nên ăn
quả ngay sau phun, không phun lúc quả đang chín - sẽ mất ăn
- Lá vàng: cây thiếu chất, thiếu nắng, thiếu nước => bổ sung.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Cây mọc quá dầy: tỉa bớt lá già, tách cây con trồng chậu mới.
7. Quả và cây con ra quanh năm nhưng nhiều vào mùa mưa, do có độ ẩm cao.
- Chất lượng quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc, thời tiết.
- Quả mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu quá nhiều nắng quả bị táp, có màu
vàng cam, sạn vỏ và không phát triển, tất nhiên cũng k xài đc. Ngoài ra kiến cũng là kẻ
chủ yếu phá hoại những cây dâu và ăn quả.
- Mùa đông quả to hơn nhưng cũng chua hơn. Có thể dung để ngâm đường làm mứt, làm
mặt nạ,… chăm sóc sắc đẹp.
- Dâu tây có nhiều tác dụng và cách dùng các bạn có thể tham khảo thêm trên mạng.
Thu hoạch quả khi các mắt đầy đặn, lớp vỏ tươi sáng và chuyển sang màu đỏ. Cuối cùng,
hãy thưởng thức những quả dâu tây chín mọng, ngon và siêu sạch nào!



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cách trồng hoa súng mini đơn giản
Hoa súng là một trong những loài hoa dân dã rất đẹp ở Việt Nam. Nhưng rất ít
người trồng hoa súng vì nghĩ rằng nó khó trồng. Tuy nhiên, trong bài viết này
VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn kỹ thuật trồng hoa súng tại nhà để các bạn cùng tự
trồng hoa súng cảnh thật đẹp trang trí cho ngôi nhà của mình nhé.
Hoa Súng (tên khoa học là Nymphaea) là loại hoa mang vẻ đẹp bí ấn tinh tế, ngoi lên từ
làn nước xanh đã quyến rũ con người từ lâu. Ngày xưa, hoa súng cùng với hoa sen
thường được trồng trong những hồ nước của cung điện. Nhưng giờ đây, bạn có thể trồng
được hoa súng trong chậu cây cảnh trong nhà với một vài bước đơn giản.

Chuẩn bị nguyên liệu trồng hoa súng cảnh
- 1 chiếc chậu có đường kính 30 - 45 cm, sâu 15 – 20 cm, chất liệu tùy thích
- Một củ giống. Nên mua củ đã cứng cáp để dễ trồng.
- Đất trồng sạch
- Sỏi, đá trang trí
- Vải bố hoặc bao tải bằng vải bố cũ


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cách trồng hoa súng:
1. Chuẩn bị chậu
Sử dụng chậu có đường kính 30-45 cm, sâu khoảng 25-20 cm, chậu có thể có hoặc không
có lỗ. Nếu bạn dùng chậu có lỗ thì hãy lót một lớp vải bố hoặc bao tải bằng vải bố phía
dưới đáy chậu tràn lên miệng chậu để giữ đất và nước.

2. Trộn đất
Các bạn sử dụng loại đất nặng thường được sử dụng khi trồng cây cảnh trong vườn. Nhớ

làm sạch đất, không để đất lẫn sỏi, đá hoặc than bùn. Bạn có thể trộn thêm phân bón dạng
viên vào trong đất trước khi trồng để tăng độ dinh dưỡng cho đất.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

3. Xử lý củ giống hoa súng
Lấy ra củ giống đã mua, dùng kéo tỉa bớt những rễ và lá quá già.

4. Trồng củ
Trồng củ giống sát với thành chậu sao cho lá hoa súng hướng lên trên, tạo góc nghiêng 45
độ về phía giữa chậu.

5. Rải sỏi


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Rải một lớp sỏi sạch hoặc đá trang trí đã mua kín lên trên phần đất trong chậu.
6. Cung cấp nước cho chậu cây
Hoa súng là cây hoa sống nhờ nước nên nước là thứ cực kỳ quan trọng cho hoa sống và
phát triển. Đổ nước đầy chậu cây, để chậu cây ngoài trời cho thoáng khí. Sau đó một vài
ngày hãy đặt chậu cây vào vị trí muốn để trong nhà.

Sau khi hoàn thành những bước trên là bạn đã có thể có một chậu hoa súng trong nhà
tuyệt đẹp rồi. Lúc hoa nở chúng sẽ rực rỡ như thế này đây.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Chúc các bạn trồng hoa súng trong chậu thành công!
Một số lưu ý khi trồng hoa súng mini
- Bạn nên nuôi củ trong mùa đông, trồng hoa vào khoảng cuối đông đầu xuân để hoa súng
nở đúng vào dịp Tết nguyên đán rất rực rỡ.
- Vào mùa đông, bạn phải lấy củ hoa ra khỏi chậu, cắt bỏ các lá già, rễ úa. Bảo quản củ
hoa trong một chiếc túi nhựa để duy trì nhiệt độ vừa phải và tránh rét. Hoặc ủ hoa súng
trong hỗn hợp than bùn trộn rêu ở nhiệt độ 8- 10 độ C.
- Nếu vẫn bày chậu hoa súng ngoài trời trong mùa đông, hãy đặt chậu hoa sâu xuống
nước để tránh rét cho củ hoa. Đến đầu xuân, bạn lấy củ giống ra trồng như các bước trên
thì hoa súng sẽ lại tiếp tục phát triển và nở hoa đến mùa đông tiếp theo.
- Cần đảm bảo 60% diện tích mặt nước phải được che phủ bởi lá của hoa.
- Bạn có thể trang bị thêm các thiết bị sục nước để cung cấp không khí cho chậu hoa
súng.
- Không bón phân trực tiếp vào chậu hoa súng, vì như vậy sẽ tạo ra môi trường phát triển
thuận lợi của các loại tảo trong nước.
- Nuôi ít cá trong chậu hoa và không cho cá ăn nhiều lần để giữ sạch nước trong chậu.
- Thường xuyên loại bỏ những loại tảo, thực vật chết trong chậu cây.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Cuối cùng, không diệt các loại tảo trong chậu cây bằng phương pháp hóa học vì như vậy
sẽ làm lá và hoa bị tổn thương.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hướng dẫn trồng rau muống bằng cành
Trồng rau muống bằng cành không chỉ giúp giữ lại đặc tính của cây mẹ, tăng khả
năng thành công mà còn rút ngắn được thời gian thu hoạch so với phương pháp gieo

hạt truyền thống. Trong bài viết dưới đây VnDoc sẽ hướng dẫn các bạn cách tự
trồng rau muống tại nhà cực dễ để các bạn cùng tham khảo.
Rau muống là một trong số những loại rau rất được ưa chuộng trong cuộc sống hằng ngày,
đặc biệt là vào mùa hè. Ngoài phương pháp gieo hạt, bạn còn có thể trồng rau muốn bằng
cách giâm cành. Với cách thức này, bạn sẽ rút ngắn được thời gian trồng và có rau sạch
ăn hằng ngày luôn đấy.
Sau đây, hãy cùng VnDoc học cách trồng rau muống bằng cành cực đơn giản luôn nhé.
Cách tự trồng rau muống bằng cành đơn giản
1. Chuẩn bị giống rau muống
Hằng ngày, khi mua rau muống về ăn, nếu cảm thấy rau ngon thì bạn có thể giữ lại cành
của nó để giâm trồng tại nhà. Cành được chọn làm giống là những cành bánh tẻ (không
quá già cũng không quá non) và không bị sự tấn công của sâu bệnh. Tốt nhất là trong một
mớ rau muống sau khi mua về, bạn ngắt phần ngọn non để ăn và giữ lại phần cành gốc ở
dưới nhé.
2. Cách trồng rau muống bằng cành cực đơn giản


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Về đất trồng, bạn có thể giâm cành rau muống trên nhiều loại đất khác nhau. Nếu không
có vườn thì bạn có thể mua đất trồng chuyên dụng tại các cửa hàng cây giống để đảm bảo
đầy đủ dinh dưỡng cho rau phát triển.
Về chậu trồng thì bạn có thể tận dụng bất cứ thứ gì ‘bỏ đi’ trong nhà, chẳng hạn như xô,
chậu nhựa, thùng xốp… Lưu ý là trước khi trồng, bạn cần phải đục lỗ thoát nước bên
dưới để tránh tình trạng ngập úng.

Sau khi có chậu và có đất, bạn tiến hành cho đất vào bằng mặt chậu rồi nhẹ nhàng cắm
cành gốc rau muốn vào trong. Lưu ý là trồng thằng hàng, thẳng lối với khoảng cách đều
nhau.
3. Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho rau muống tại nhà

Rau muống là loại rau có thể trồng tại nhà quanh năm, kể cả mùa khô hay mùa mưa nên
bạn cần phải lưu ý chăm sóc, tưới tiêu, chống ngập úng, đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh
cho cây. Công việc cũng cực kỳ đơn giản thôi.
- Để đất trồng không quá khô, đặc biệt là vào mùa khô hạn và cây có đủ nước phát triển
tươi tốt thì bạn cần tưới tiêu đều đặn mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Ngoài
nước, bạn có thể bổ sung thêm nước vo gạo hay nước tiểu pha loãng… trong giai đoạn
đầu mới giâm trồng để thúc cây nhanh ra rễ. Bằng cách này thì chỉ sau khoảng vài ngày
thôi, bạn sẽ thấy cành gốc rau muống bắt đầu ra rễ trắng và nhú lên những mầm xanh
mới.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Bên cạnh việc tưới nước, để cây phát triển tốt, bạn còn phải bón phân, bắt sâu bệnh, loại
bỏ lá sâu và nhổ sạch cỏ xen lẫn với các gốc cây nữa.
- Trong giai đoạn cuối, bạn tuyệt đối không bón phân cho rau. Rau muống cho thu hoạch
nhiều lứa nên bạn cần phải thu hoạch đúng vụ, tránh việc để lâu, rau già làm giảm phẩm
chất. Và khi thu hoạch, bạn nên bấm ngọn rau sát gốc nhưng không ngắn quá để cây tiếp
tục ra thêm mầm mới cho vụ thu hoạch sau nhé.
Là một loại rau chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein, chất
xơ…, rau muống được rất nhiều người yêu thích. Hy vọng với cách trồng rau muống
bằng cành đơn giản trên, bạn đã sẵn sàng trồng rau để ‘gây dựng’ cho mình những chậu
rau muống tươi tốt ngay tại nhà rồi nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách trồng nhiều loại rau bổ dưỡng khác như cách
trồng cây chùm ngây, cách trồng đậu rồng...


Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau màu trong mùa mưa
Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong chọn và làm đất, sử dụng màng phủ nông
nghiệp, chọn giống, bón phân cân đối, làm sạch cỏ dại, chống úng ngập, chăm sóc cây,

làm giàn để đảm bảo sản xuất rau màu có hiệu quả và hạn chế rủi ro trong mùa mưa.
Để đảm bảo sản xuất rau màu có hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro trong mùa mưa, bà con nên
áp dụng các biện pháp kỹ thuật dưới đây:
1. Chọn và làm đất
- Chọn nơi đất cao, thoát nước tốt, không để rau bị ngập úng, nhất là sau các trận mưa to.
- Không nên làm đất quá nhuyễn dẫn đến đất bị gí, thiếu ô xi sẽ gây nên tình trạng nghẹt
rễ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.

2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp
- Nên chọn mua loại màng phủ có 2 mặt. Sau khi lên liếp, bón vôi, bón phân lót, làm đất
thì phủ màng, vét đất dưới rãnh ghép chặt 2 bên mép màng cho kỹ, đục lỗ và cấy cây theo
khoảng cách của từng loại rau màu.


- Nếu không có điều kiện dùng màng phủ thì có thể dùng rơm rạ phủ lên luống cây. Hạt
giống sau khi ươm xong tiến hành phủ rơm rạ lên trên. Bản thân rơm rạ sau khi che chở
cho cây con còn là nguồn bổ sung phân hữu cơ.

3. Chọn giống
- Chọn mua giống tốt, khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng từ những cơ sở cung cấp giống có
uy tín. Trong mùa mưa do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp kém hơn mùa
khô do đó bà con nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh
trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch.
4. Bón phân cân đối
- Sau khi lên luống, rải 30 kg vôi bột/sào nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm
bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng Ca cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường
gặp như: thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt… Sau khi bón vôi phải tháo nước vào cho
ngập hết luống trồng từ 1-2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước rồi mới
bón lót và làm đất.



- Bón lót theo công thức sau: Phân NPK 16-16-8 với lượng 10 kg/sào; phân chuồng hoai
từ 300-500 kg/sào. Ngoài ra có thể bón kết hợp thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, các
chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh, tăng chất lượng và mẫu
mã sản phẩm.
- Chú ý bón tăng hay giảm lượng phân đạm cần thiết tùy theo nhiệt độ, ẩm độ và sự phát
triển của cây theo từng giai đoạn.
5. Làm sạch cỏ dại
- Cần phải làm cỏ thường xuyên để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh dinh dưỡng của
cỏ với cây trồng đồng thời loại bỏ được nơi trú ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm
bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu.
6. Chống úng ngập
Sau các trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập
nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây
hại.
7. Chăm sóc cây
- Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu; bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm
hạn chế chiều cao tránh đổ ngã. Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu
cách gốc 40-50cm nhằm tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần
hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh.
8. Làm giàn
- Làm giàn cho một số loại cây trồng như cà chua, dưa chuột, mướp đắng, đậu đỗ…
Trong mùa mưa này bà con cần làm giàn kiên cố hơn so với mùa nắng nhằm giúp cho cây
phát triển tốt hơn, quang hợp tốt hơn, thu hoạch được dài hơn, năng suất cao hơn, chống
đổ và hạn chế được sự gây hại của sâu bệnh. Tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện
kinh tế mà làm giàn cao, thấp hoặc bằng các loại vật liệu khác nhau như tre, gỗ, lưới
nilon… cho phù hợp.
Theo />

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bí quyết trồng rau nhanh lớn không bị sâu bệnh
Kinh nghiệm trồng rau sạch và không sâu bệnh luôn là vấn đề được rất nhiều chị
em quan tâm vì các loại rau bày bán trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại
không đảm bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là kinh nghiệm trồng rau
nhanh lớn và không sâu bệnh, mời các bạn cùng tham khảo.
Để có một vườn rau tươi tốt và không sâu bệnh, các bạn hãy tham khảo một số bí quyết
dành cho các chủ vườn mới bắt đầu trồng trọt cực kỳ hiệu quả dưới đây nhé.
1. Chuẩn bị thùng xốp

Tôi chọn thùng xốp vì chúng cao nên có thể đựng nhiều đất, giúp cây phát triển tốt. Tôi
dùng loại cao 40 cm, dài 70 cm, rộng 50 cm để trồng đu đủ, dưa, cà chua, khế, thanh long,
mướp, bầu, su su, chanh, ổi... Loại 30x35x50 cm để trồng cà chua, đậu cove, cà chua và
đa số các loại rau ăn lá...
Khi gieo rau họ cải hay rau dền, nếu thùng thấp ít đất, bạn sẽ phải tưới nhiều lần để đảm
bảo độ ẩm cho đất. Bởi vậy, cây cải khi mới nảy mầm vốn đã yếu sẽ bị ngả nghiêng, đổ
rạp khi bạn tưới nhiều.
Trồng vào thùng cao giúp đất giữ ẩm được lâu hơn. Sau khi gieo hạt và tưới lần đầu,
khoảng 5-7 ngày sau, bạn mới cần tưới lại lần 2. Tưới nhiều lần quá sẽ làm cho đất bí do
bị nén chặt xuống theo thời gian, làm cây bị bó rễ.
Bạn lưu ý không đục lỗ thoát nước ở đáy mà đục ở thành thùng xốp cách đáy 5 cm. Nhờ
vậy, khi tưới, nước không bị chảy hết, phân bón cũng không bị trôi.
2. Làm đất


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Loại đất tốt nhất và dễ tìm nhất cho cây là đất thịt và đất phù sa. Nếu có vườn mặt đất,
bạn đánh luống trồng. Tuy nhiên, đa số các nông dân thành phố phải tận dụng khoảng
trống trên ban công, sân thượng nên việc làm đất là rất quan trọng.

Cách trộn đất như sau:
- Đất thịt tơi vụn (60-70%)
- Xỉ than ngâm hai ngày, thay nước 2-3 lần, vớt ráo, đập nhỏ
- Trấu hun, trấu tươi, phân trùn quế, mụn dừa
- Phân NPK dạng bột (một thìa) hoặc phân hữu cơ tự ủ, mua ngoài cửa hàng (phân bò,
phân gà)
Đổ hỗn hợp đất vào thùng xốp, cách miệng 5 cm.
3. Ươm và gieo hạt

Với các loại hạt to như bầu, bí, mướp, dưa, bạn ngâm qua đêm rồi bỏ vào khăn ẩm để chỗ
tối, giữ ẩm vài ngày cho hạt nứt rồi mang gieo vào viên nén ươm hạt. Khi cây có hai lá
cứng cáp, bạn mới trồng ra đất.
Với các loại hạt nhỏ như cải, rau dền, bạn không cần ủ mà có thể gieo trực tiếp, rải thưa.
Sau đó, bạn thêm một lớp đất dày một cm phủ lên trên rồi tưới cho ẩm.
Với rau muống, bạn cũng ngâm hạt rồi ủ qua đêm cho nứt. Khi gieo, bạn phủ lớp đất dày


×