Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận tác phẩm báo chí Chỉ ra các yếu tố nội dung trong tác phẩm: “Dân trồng cần sa, “quan” không biết (?)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.82 KB, 26 trang )

Đề bài
Câu 1: Chỉ ra các yếu tố nội dung trong tác phẩm:
“Dân trồng cần sa, “quan” không biết (?)”
Câu 2: Nêu và phân tích kết cấu hai tác phẩm sau:


Dân trồng cần sa, “quan” không biết



Đau lòng hủ tục chôn sống hài nhi

Câu 3: Trên cơ sở tờ báo sưu tầm, hãy nêu:


Cơ quan quản lý tờ báo



Thuộc loại định kỳ gì?



Số trang



Chuyên trang




Chuyên mục



Số lượng tác phẩm



Phân bố loại thể



Thích tác phẩm nào nhất? Vì sao?

1


Bài tiểu luận
Môn : Tác phẩm báo chí

Câu 1: Chỉ ra các yếu tố nội dung trong tác phẩm báo chí: Dân
trồng cần sa, “quan” không biết (?):
Các yếu tố nội dung trong tác phẩm báo chí: Dân trồng cần sa,
“quan” không biết (?) là :
1/ Đề tài:
Trong tác phẩm báo chí “Dân trồng cần sa, “quan” không biết (?)”, đề
tài được nhà báo lựa chọn để phản ánh là: Vấn đề người dân ở Lương Sơn,
Hoà Bình trồng cây cần sa, nhưng những người cán bộ, chủ tịch xã lại không
hề hay biết. Thay vào đó, họ còn ra sức ủng hộ, tuyên truyền bà con trong xã
trồng cây quốc cấm.

2/ Sự kiện:
Những sự kiện được nhà báo thể hiện trong tác phẩm là:


Sự kiện bản thể: Phát hiện hàng ngàn m2 cây cần sa tại Lương

Sơn, Hoà Bình. Cán bộ xã cùng nhân dân huyện Lương Sơn, Hoà Bình nghe
theo “lời khuyên” của các “chuyên gia nông nghiệp” trồng cây cần sa suốt
một thời gian dài mà không hề hay biết.


Sự kiện nhận thức: Sự vô trách nhiệm, thiếu kiến thức cùng

những quyết định sai lầm của các cán bộ huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã
đưa người dân vào việc trồng cây quốc cấm. Không có cái nhìn trực quan về
“lời khuyên” trồng cây cần sa của “đoàn chuyên gia nông nghiệp”, mà với
2


sự thiếu kiến thức cùng sự chủ quan, cán bộ huyện Lương Sơn, Hoà Bình
không những không nhận ra mặt xấu của vấn đề, lại còn rất mẫn cán ra sức
tuyên truyền, vận động bà con gieo trồng cây cần sa trên hàng chục nghìn
M2 đất ở hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân (huyện Lương Sơn). Thậm chí, họ
còn là những người “đi tiên phong” trong việc trồng loại cây này.
Nhân dân huyện Lương Sơn cũng chưa có cái nhìn cẩn trọng hơn
trong việc thay đổi giống cây trồng. Với lối suy nghĩ đơn giản, nhẹ dạ, cả
tin, thấy “trồng những loại cây trong “dự án mới” trên ăn đứt việc trồng lúa,
ngô, khoai, sắn”, cùng việc “thấy những ưu đãi của dự án” là rất tốt nên
“nông dân trong xã lại hồ hởi tham gia”. Chính vì nhận thức còn yếu này
nên nhân dân đã bị kẻ xấu lợi dụng trồng cây quốc cấm mà không hề hay

biết.
3/ Chi tiết:
Một số chi tiết cụ thể trong tác phẩm báo chí trên là:


Chi tiết kể:



Ông Bùi Hữu Điền, Chủ tịch xã Đông Xuân cho biết, “dự án”

trồng “cây mũi nhọn” trên đã được nông dân trong xã triển khai từ năm
2002. Khi đó, những “cán bộ” ở một viện nghiên cứu từ trung ương về, sau
mấy ngày khảo sát, đã nói rằng, thổ nhưỡng trong xã rất phù hợp với nhiều
loại cây dược liệu quý, họ khuyên nhân dân trong xã nên trồng thử.


Triển khai dự án, “những chuyên gia nông nghiệp” trên đã kí

hợp đồng trực tiếp với mỗi hộ nông dân. Theo đó, hộ nào trồng 100m 2 cây
dự án sẽ được hưởng số tiền tương đương giá của 1 tạ thóc. Tiền trên, dự án
sẽ trả làm hai lần, lần thứ nhất khi tham gia trồng cây được khoảng 20 ngày,
lần thứ 2 thanh toán hết khi cây cho thu hoạch.


Vụ đầu, theo chủ tịch xã Bùi Hữu Điền, giống cây mới mà

“người của dự án” đưa đến là cây thanh hao. Trồng cây này rất dễ, nông dân
3



chẳng mất nhiều sức lực chăm sóc mà cây lên xanh tốt. Thế nhưng, năm ấy
chẳng hiểu vì lẽ gì mà “người của dự án” lại không chấp nhận thu hoạch sản
phẩm mà họ đã ký hợp đồng với hàng chục hộ nông dân trong xã. Lý do họ
đưa ra là do chất lượng của cây thanh hao kém. Tuy nhiên, tiền công cho
nông dân, họ vẫn thanh toán không thiếu một xu. Bởi lý do ấy, nên vụ thứ 2,
họ đưa giống cây lanh về. Theo lời của “những người mang no ấm về cho
dân” thì họ muốn những hộ nông dân trong xã trồng thử nghiệm để lấy
giống phân phát cho các vùng quê khác.


Ông Chiến cho biêt trong số 3 chuyên gia trên, người ông ấn

tượng nhất có tên là Lê Quang Vinh.


Chúng tôi đã vào thôn Đồng Rằng để… thăm “vườn cây quý”

của gia đình ông phó chủ tịch xã Nguyễn Xuân Hoà.


Tất thảy những cán bộ xã Đông Xuân đều trả lời, họ không hề

hay biết “mồm ngang mũi dọc” cây lanh như thế nào và tất nhiên lại càng
không biết tới cây cần sa. Và, chính quyền địa phương hoàn toàn bất ngờ bởi
những phát hiện của cơ quan công an. Thậm chí, ông Bùi Hữu Điền, chủ tịch
xã còn khẳng định, chỉ nhìn thấy cách đây ít hôm, ông mới tận mắt nhìn thấy
“loại cây nguy hiểm ấy”, chứ từ trước, hình dáng chúng ra sao ông cũng
không hề hay biết!



Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem hợp đồng mà gia đình bà đã ký

với “dự án”, bà bảo, mấy hôm trước, dọn nhà, thấy hợp đồng ấy, cứ nghĩ
năm nay lại có hợp đồng mới nên chẳng giữ làm gì, bà đã…cho vào bếp mất
rồi!?.


Chi tiết tả:



Tuy chỉ cách đường cao tốc Láng – Hoà Lạc có mấy quả đồi

nhưng Đông Xuân, Tiến Xuân là hai xã nghèo, đời sống bà con nơi đây còn

4


rất vất vả… Bởi thế, khi “những chuyên gia nông nghiệp” mang “giống cây
trồng mới” về, bà con ai cũng mừng ra mặt.


Nhận thấy trồng những loại cây trong “dự án mới” trên “ăn đứt”

việc trồng lúa, ngô, khoai, sắn nên chính quyền xã đã gật đầu đồng ý.


... Nên các hộ dân trong xã phấn khởi lắm, họ nô nức đăng ký


tham gia.


Thấy đó cũng là một “hướng đi” tốt, đặc biệt hơn, những ưu đãi

của dự án là không thay đổi, nên nông dân trong xã lại hồ hởi tham gia.


Ông Bùi Văn Chiến, nguyên là cán bộ thôn Lập Thành (xã

Đông Xuân), là một trong những người đi đầu trong việc đón “giống cây
trồng mới” về thôn, đã rất bức xúc khi kể với chúng tôi.


…, là cộng tác viên tại chỗ đi lo việc chăm sóc cây của các hộ

gia đình trong thôn, ông đã nhiệt tình ủng hộ.


Vinh là người trực tiếp giới thiệu cách thức trồng, chăm bón

cũng như thu hoạch cây lanh cho gia đình ông và nhiều hộ dân trong xã.
Theo đó, cứ tháng 7 hàng năm, dự án cho hạt, nông dân trong thôn tự đóng
bầu ươm. Đến tháng 10, khi cây đã lên cao chừng 2m, “người của dự án” lại
về để tỉa lấy lá, mỗi cây chỉ lấy khoảng 5 đến 6 lá phần ngọn. Tháng 1, họ lại
về và lần này, họ chặt bỏ một số cây trong vườn (chỉ lấy chừng 30cm thân
cây phần ngọn).


Khi sắp tới vụ mới, không thấy “người của dự án” lên, ông


Chiến và nhiều hộ dân khác trong thôn đâm sốt ruột.


Bởi thế, mới đây, khi một số người quen ở Hà Tây cũng tham

gia dự án trồng cây lanh của những “chuyên gia” trên gọi điện thông báo với
ông rằng, diện tích lanh của họ đã bị phá vỡ vì đó là cây quốc cấm, cây gây
nghiện, ông đâm hoảng.

5




Khi đó, ông và nhiều người mới ngã ngửa bởi sự thật phũ

phàng: Mấy năm nay bị lừa mà chẳng ai hay biết. Ngay lập tức, tất thảy
những cây cần sa còn sót lại của vụ trước, ông và mọi người trong thôn đồng
loạt ra tay phá bỏ.


Những hộ tham gia tích cực nhất lại chính là gia đình các cán

bộ xã, thôn.


Bởi chẳng phải chăm sóc gì nhiều mà lại có một nguồn thu ăn

chắc, gia đình bà mừng lắm. Bởi thế, có năm bà đã….mạnh dạn đăng kí

trồng đến cả nghìn m2 nhưng “dự án” không cho.


Chi tiết bình:



Cứ thử cho rằng, cây lanh chỉ là một loại cây nông sản đơn

thuần (không phải cây quốc cấm) đã được người dân tin tưởng, đua nhau
trồng mà chủ tịch xã không quan tâm đến “mồm ngang mũi dọc” của chúng
ra sao thì kể cũng là điều… lạ!?
4/ Chính kiến: Trong bài, lập trường của nhà báo thể hiện rất rõ, nhất
là ở chi tiết bình cuối bài. Chính kiến trong toàn bộ bài báo là ở việc thể hiện
sự sai lầm, bảo thủ, thiếu kiến thức của cán bộ xã, huyện Lương Sơn, Hoà
Bình. Chính kiến mà nhà báo khẳng định chính là lỗi của của tầng lớp
“quan” trong quá trình làm việc đã không tìm hiểu kỹ càng, không để tâm,
chú ý đến mọi mặt của vấn đề, mà chỉ chăm chú nhìn vào lợi nhuận, ích lợi
trước mắt mà đẩy những nông dân chân lấm tay bùn vào việc làm sai lầm
trên.
5/ Tư tưởng: Tư tưởng trong bài báo thống nhất trong suốt mạch báo.
Tư tưởng giúp định hướng cho người đọc sự kiện được nói đến trong bài
viết, đó là tư tưởng bài trừ, chê trách, lên án đối với những người “quan”

6


không biết chăm lo cho dân chúng. Nhà báo tập trung nhấn mạnh sự chê
trách, tỏ thái độ quan ngại về vấn đề sự tắc trách của chủ tịch xã Đông Xuân
đối với việc trồng cây giống mới ở xã mình. Lời bình cuối bài như là một

câu hỏi tu từ, làm cho người đọc ngộ ra được vấn đề đáng được đặt một câu
hỏi về cách làm việc của các cán bộ chăm lo cho dân. Qua đó, ta có thể phần
nào thấy được tư tưởng, quan điểm của người viết về chủ đề này, đó là lên
án sự vô trách nhiệm, thiếu ý thức, kiến thức trong việc quản lý, chăm sóc
đời sống lao động của nhân dân trong xã của những người được coi là quan
lo cho dân ấy.
6/ Vấn đề: Vấn đề được tác giả đề cập trong bài viết chính là mâu
thuẫn trong câu ““quan” không biết (?)” ở tiêu đề (tít). “Quan” vốn là
những người quản lý, là người chăm lo cho dân, đại diện cho tầng lớp tri
thức. Thế mà khả năng nhận thức và xử lý sự việc vô cùng yếu kém. Cùng
với sự tắc trách, vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết đã đẩy dân đến việc trồng
cây quốc cấm mà không hề hay biết. Những cán bộ đáng lẽ phải là những
người có kiến thức, đi đầu và phải có óc phán đoán chính xác, đưa ra những
hướng đi tốt và hay cho người dân trong xã, nhằm tạo cho người dân điều
kiện phát triển, nâng cao mức sống, cải thiện cơ sở vật chất. Nhưng cuối
cùng, những con người quản lý ấy lại dẫn người dân vào việc làm giàu một
cách phi pháp, không đúng với pháp luật. Càng đáng phê phán hơn là thái độ
bàng quang, dễ dàng chấp nhận lời ngon ngọt của “những chuyên gia nông
nghiệp” mà không có một chút suy xét thấu đáo vấn đề, không một chút mảy
may để ý đến những “điểm tối” trong những lời dụ dỗ ấy, chỉ biết đến lợi
nhuận trước mắt mà không hề có cái nhìn tỉnh táo.
Các chi tiết kể, tả và bình được người viết sử dụng xuyên suốt tác
phẩm tạo thành một chuỗi các sự kiện rất rõ ràng, làm cho người đọc hiểu,
7


dễ dàng nắm bắt được vấn đề được đề cập tới trong tác phẩm báo chí “Dân
trồng cần sa, “quan không biết (?)”.

8



Câu 2: Nêu và phân tích kết cấu hai tác phẩm báo chí sau: Dân
trồng cần sa, “quan” không biết ; Đau lòng hủ tục chôn sống hài nhi
Khái niệm kết cấu: Kết cấu là sự phân bố nội dung trong một tác
phẩm báo chí. Nó còn là biểu hiện của quan hệ giữa các bộ phận trong tác
phẩm. Kết cấu thể hiện được ý chí đó của người viết, bộc lộ được tài năng và
các nhận thức cảu nhà báo đối với đời sống.
Các phương diện chi phối kết cấu tác phẩm bao gồm: yếu tố khách
quan, yếu tố chủ quan. Ngoài ra còn có những tiêu chí đánh giá kết cấu là
chất lượng thông tin, một kết cấu tốt là một kết cấu mà trong đó chuyển tải
hàm lượng thông tin kết với công chúng nhanh, đầy đủ và hợp lý.
A/Kết cấu trong tác phẩm báo chí: Dân trồng cần sa,
“quan” không biết (?):
Trong tác phẩm báo chí “Dân trồng cần sa, “quan” không biết
(?), nhà báo đã sử dụng kết cấu Logic tư duy.
Nhà báo đã trình bày sự kiện theo quy luật tư duy của nhận
thức. Người viết đã xem xét, phân tích các chi tiết, các chứng cứ rồi sau đó
dẫn đến một kết luận khái quát. Nói cách khác, nhà báo đã sử dụng cách viết
quy nạp để đi từ những ý riêng, ráp nối các sự kiện, phân tích các mối quan
hệ trong các sự kiện và chi tiết, từ đó đưa ra được một nhận xét chung nhất
cho toàn bộ bài báo. Cụ thể như sau:
Trong sự kiện phát hiện hàng chục nghìn m 2 cây cần sa ở
Lương Sơn, Hoà Bình do người dân và cả các cán bộ xã giao trồng. Người
viết báo đã nêu lên các sự kiện theo một chuỗi được sắp xếp theo sự hợp lý
logic. Các chuỗi sự việc đi từ những sự kiện chung, nổi bật diễn ra, đến
những sự kiện được người viết đặc biệt chú ý, mang tính chất làm rõ vấn đề,
9



được nhà báo hướng cho người đọc chú ý đến. Các sự kiện được trình bày cụ
thể, rõ ràng, từ đó làm nổi bật lên quan điểm – cũng là kết luận cuối bài.
1/ Dự án “thoát nghèo”…liều!
Đây là phần đầu tiên của toàn bài báo. Trong phần này, nhà báo
đã chỉ ra cho người đọc toàn cảnh những sự kiện đã và đang diễn ra. Đó là
vấn đề người dân hai xã Đông Xuân và Tiến Xuân (huyện Lương Sơn) nghe
theo một nhóm “những chuyên gia nông nghiệp” làm dự án “thoát nghèo”
bằng việc trồng cây cần sa – một loại cây quốc cấm, nhưng lại không hề hay
biết điều này. Thậm chí, ngay cả những cán bộ xã cũng “gật đầu đồng ý” khi
được “những người mang no ấm về cho dân” đưa hạt giống cây quốc cấm về
trồng ngay trong xã mình.
Các sự kiện được người viết đưa ra rõ ràng, thể hiện rất rõ thông tin
chính mà người viết muốn truyền tải cho người đọc.

10


“Ông Bùi Hữu Điền, Chủ tịch xã Đông Xuân cho biết, “dự án”
trồng “cây mũi nhọn” trên đã được nông dân trong xã triển khai từ năm
2002. Khi đó, những “cán bộ” ở một viện nghiên cứu từ trung ương về,
sau mấy ngày khảo sát, đã nói rằng, thổ nhưỡng trong xã rất phù hợp với
nhiều loại cây dược liệu quý, họ khuyên nhân dân trong xã nên trồng thử.
Đoàn “chuyên gia nông nghiệp” ấy có 3 người, 2 người việt và một người
nước ngoài. Thấy dự án của họ có nhiều điểm rất ưu đãi với nông dân
quê mình như cung ứng toàn bộ giống, lo toàn bộ đầu ra, đặc biệt, chẳng
cần tính toán cũng nhận thấy trồng những loại cây trong “dự án mới”
trên ăn đứt việc trồng lúa, ngô, khoai, sắn nên chính quyền xã đã gật đầu
đồng ý.”

“Đến vụ thứ hai, họ đưa giống cây lanh về. họ đưa giống cây lanh

về. Theo lời của “những người mang no ấm về cho dân” thì họ muốn
những hộ nông dân trong xã trồng thử nghiệm để lấy giống phân phát
cho các vùng quê khác …. Thấy đó cũng là một “hướng đi” tốt, , đặc biệt
hơn, những ưu đãi của dự án là không thay đổi, nên nông dân trong xã
lại hồ hởi tham gia.”
11


12


Ngoài những chi tiết rất đáng giá, rất “đắt”, thể hiện rất rõ chuỗi sự
kiện diễn ra dẫn đến sự việc chính, tác giả còn sử dụng hàng loạt những thủ
pháp viết để người đọc dễ dàng hiểu được những sự giả dối, sai sót trong sự
việc, như: Dự án “thoát nghèo”…liều!, “cán bộ”, “cây mũi nhọn”, “những
người mang no ấm về cho dân”…. Những từ rất bình thường, chậm chí đáng
lẽ còn mang ý nghĩa tích cực, thì nay đã được nhà báo đặt trong dấu “” để
cho người đọc nhìn ra được cái xấu, cái không tốt, ngẫm ra được ý nghĩa sâu
xa trong mỗi dòng viết, nhận ra được sự châm biếm mà nhà báo muốn cho
người đọc hiểu được.
2/ Trưởng thôn…mẫn cán!
Vẫn tiếp tục sử dụng các chi tiết đắt giá trong việc đưa thông tin
đến cho người đọc. Các từ ngữ “người của dự án”, “chuyên gia”, “có cho
vàng ông cũng chẳng trồng” liên tục xuất hiện. Đặc biệt từ “người của dự
án” xuất hiện xuyên suốt trong cả toàn bài nằm lột tả bản chất của sự việc,
chỉ rõ cái không tố và muốn người đọc biết về nó một cách rõ ràng nhất.
Các chi tiết vẫn được đưa ra theo một mạch chuyện xuyên suốt :


Vinh là người trực tiếp giới thiệu cách thức trồng, chăm bón


cũng như thu hoạch cây lanh cho gia đình ông và nhiều hộ dân trong xã.
Theo đó, cứ tháng 7 hàng năm, dự án cho hạt, nông dân trong thôn tự đóng
bầu ươm. Đến tháng 10, khi cây đã lên cao chừng 2m, “người của dự án” lại
về để tỉa lấy lá, mỗi cây chỉ lấy khoảng 5 đến 6 lá phần ngọn. Tháng 1, họ lại
về và lần này, họ chặt bỏ một số cây trong vườn (chỉ lấy chừng 30cm thân
cây phần ngọn).


Khi sắp tới vụ mới, không thấy “người của dự án” lên, ông

Chiến và nhiều hộ dân khác trong thôn đâm sốt ruột.

13




Bởi thế, mới đây, khi một số người quen ở Hà Tây cũng tham

gia dự án trồng cây lanh của những “chuyên gia” trên gọi điện thông báo với
ông rằng, diện tích lanh của họ đã bị phá vỡ vì đó là cây quốc cấm, cây gây
nghiện, ông đâm hoảng.
3/ Cán bộ xã cũng….vô tư!
Trong một mạch xuyên suốt toàn bộ bài báo, là phần cuối của bài,
cũng là phần chốt lại vấn đề, thể hiện được sự kiện, mục tiêu chính mà tác
giả bài báo muốn gửi gắm đến cho người đọc.


Tất thảy những cán bộ xã Đông Xuân đều trả lời, họ không hề


hay biết “mồn ngang mũi dọc” cây lanh như thế nào và tất nhiên lại càng
không biết tới cây cần sa. Và, chính quyền địa phương hoàn toàn bất ngờ bởi
những phát hiện của cơ quan công an. Thậm chí, ông Bùi Hữu Điền, chủ tịch
xã còn khẳng định, chỉ nhìn thấy cách đây ít hôm, ông mới tận mắt nhìn thấy
“loại cây nguye hiểm ấy”, chứ từ trước, hình dáng chúng ra sao ông cũng
không hề hay biết!
Cái hay ở việc tác giả dùng kết cấu Logic tư duy để làm kết cấu chính
trong tác phẩm là ở chỗ nhờ đó người đọc có thể nắm bắt được vấn đề mà
người viết báo muốn gửi gắm đến một cách rõ ràng.
Đọc toàn bộ bài báo, ta có thể dễ dàng nhận ra được kết luận mà
người viết muốn mang đến cho người đọc, đó là: Cứ thử cho rằng, cây
lanh chỉ là một loại cây nông sản đơn thuần (không phải cây quốc cấm)
đã được người dân tin tưởng, đua nhau trồng mà chủ tịch xã không quan
tâm đến “mồm ngang mũi dọc” của chúng ra sao thì kể cũng là điều…
lạ!?
Ta có thể khái quát lại sơ đồ kết cấu của bài báo như sau :

14


Dự án “thoát
nghèo”…liều!

Trưởng thôn…mẫn
cán!

Cán bộ xã
cũng….vô tư!


Kết luận : Cứ thử cho rằng, cây lanh chỉ là một loại
cây nông sản đơn thuần (không phải cây quốc cấm) đã
được người dân tin tưởng, đua nhau trồng mà chủ tịch
xã không quan tâm đến “mồm ngang mũi dọc” của
chúng ra sao thì kể cũng là điều… lạ!?

Các chi tiết của bài báo được tác giả tập hợp lại theo một chuỗi sự
kiện có tính logic, sau đó đặt vào từng phần riêng biệt nhưng nối kết rất rõ
ràng với nhau. Kết cấu như vậy rất hợp lý, vì nó phù hợp với thể loại phóng
sự điều tra của bài báo. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra được nội dung bài
báo muốn nói đến, đồng thời dễ dàng tìm ra được những sự kiện, từ ngữ, lời
nói để khẳng định luận điểm chính trong toàn bộ tác phẩm.
B/Kết cấu trong tác phẩm báo chí: Đau lòng hủ tục chôn sống hài
nhi:
Trong tác phẩm báo chí “Đau lòng hủ tục chôn sống hài nhi: Phật
sống đại ngàn và đứa bé moi lên từ đất”, nhà báo đã sử dụng kết cấu theo
Trình tự thời gian. Người viết đã trình bày sự việc theo một tuyến tính thời
gian từ khi hình thành vấn đề cho đến khi kết thúc.
Ở bài báo trên, trong một chủ đề chung về hủ tục chôn sống hài nhi
của một dân tộc ít người ở Tây Nguyên, người viết đã đem đến cho người
15


đọc hai mẩu chuyện nhỏ: “Phật sống” giữa đại ngàn và Đứa bé có tên “Moi
từ dưới đất lên”. Hai mẩu chuyện này cùng chung một chủ đề nói về một hủ
tục đã có từ rất lâu đời của dân tộc ít người ở Tây nguyên, đó là những đứa
trẻ sinh ra không có cha là trẻ không bình thường, sẽ gây tai hoạ cho
làng….nên phải giết chết trẻ ấy, cũng như vậy đối với các trẻ có mẹ không
may chết sớm. Tuy nhiên, qua hai mẩu chuyện ấy, bài báo không chỉ đơn
thuần chỉ ra sự ấm áp của tình người, lòng dũng cảm của một số nhân vật đã

dũng cảm gạt bỏ đi hủ tục để cứu sống những đứa trẻ không may gặp nạn,
mà còn bày tỏ thái độ băn khoăn, lo ngại về chính hủ tục ấy hiện vẫn chưa
được đẩy lùi, dù cho nếp sống văn minh đã chạm tới cửa nhà của đồng bảo
dân tộc ít người ở Tây Nguyên.
Trong cả hai mẩu chuyện, kết cấu thời gian đều được thể hiện rất đậm
nét. Đối với mẩu chuyện: “Phật sống” giữa đại ngàn, nhà báo đã sử dụng lời
kể của anh Pyưi Hmoch. Qua lời kể của nhân vật, ta có thể thấy rất rõ dòng
sự kiện diễn ra kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc:


Mẹ nó là Tol, người làng Đắk Hrê, bị bệnh phong. Sinh nó

được ba tháng thì kiệt sức, dân làng sợ không cho ở chung trong làng nữa.
Bị xua đuổi, anh chồng Chhui mới làm cái xe đẩy tuốt vô rừng, cách làng
hơn 6 giờ đi bộ, định để hai mẹ con một mình trong cái chòi canh đấy.


Người chồng kéo xe thêm một đoạn nữa thì bỏ lại giữa rừng.

Hồi sau người phụ nữ tỉnh lại, bò xuống bám vào càng xe, chân cô ấy không
thể bước nổi, đứa bé cũng không còn sức để khóc.


Mình năn nỉ mãi anh chồng mới đồng ý cho đứa bé mang về

nuôi. Thế là mình cõng nó băng rừng chạy một hơi tới khuya mới về đến
nhà, gọi vợ cùng đốt lửa sưởi ấm, đút nước cho nó uống.


….


16


Còn trong mẩu chuyện “Đứa bé có tên “Moi từ dưới đất lên”, nhà báo
cũng sử dụng lời nói của nhân vật già Thur, dòng sự kiện cũng xuyên suốt
qua toàn bộ lời kể:


Một buổi sáng trời mù sương, tôi vừa từ chòi canh cà phê ở

làng Hồ Bi bên cạnh về tới nhà thì nghe vợ Rơ Mach Plăk báo tin con Kpui
H’Bien trong làng vừa sinh. Linh tính có chuyện không lành nên tôi hộc tốc
qua đó, thấy nó đang nằm hơ lửa.


Dò hỏi một lúc thì tôi biết nó vừa sinh con hồi đầu hôm, nhưng

tìm trong nhà lại không thấy đứa bé nào. Nhớ lại chuyện chồng nó đã mất
mấy năm, nay nó lại sinh con, chắc là sợ mang tai tiếng nên đã đem đứa bé
đi chôn sống


Chừng nửa tiếng dò tìm quanh khu vườn phía sau nhà nó thì tôi

phát hiện một hố đất còn tươi, bèn lấy cuốc bổ lên.


Mãi đến khi mấy đầu ngón tay đã rướm máu thì lộ ra tấm lưng


một đứa trẻ sơ sinh được quấn sơ sài bằng một tấm vải ngang bụng. Moi lên
thì thấy một bé gái còn dính nhau thai, khắp người tím tái, tay chân lạnh như
đá nhưng vẫn còn thở.


Vợ chồng chăm mãi từ sáng đến hơn 2 giờ chiều thì môi nó

động đậy, rồi nó khóc ré lên. Tôi la lên “sống rồi”


Vợ chồng già Thur đã nhận đứa bé ấy làm con nuôi và đặt tên là

Rơ Mach Quai.




17


Ngoài ra, bên cạnh hai mẩu chuyện theo trình tự thời gian, ngay chính
hoạt động của người nhà báo cũng được ghi chép lại theo đúng thứ tự diễn ra
sự việc, như:


Một chiều mưa bão đầy trời, từ thành phố Pleicu (Gia Lai),

chúng tôi vượt hơn 100 cây số tìm về làng Đăk Pownan, xã Kon Thụp.



Tôi tìm đến Trung tâm Vinh Sơn 1.



Rời Trung tâm Vinh Sơn 1, tôi quay lại huyện Chư Sê (Gia

Lai), nơi mà câu chuyện về một bé gái tên Rơ Mách Quai…đã gây xúc động
cho nhiều người.


Đêm dần khuya, vợ chồng già Thur vừa trò chuyện với tôi vừa

dán mắt vào màn hình




Cái hay ở việc sử dụng kết cấu theo trình tự thời gian trong bài báo
trên là ở chỗ, nhà báo đã sử dụng chính lời kể của các nhân vật làm thành
một mạch thời gian xuyên suốt. Thêm vào đó, chính nhà báo cũng đã khéo
léo lồng chính mạch thời gian của mình vào trong mạch thời gian của câu
chuyện, làm cho câu chuyện trở nên hay hơn và sinh động hơn.
Bắt đầu từ việc nhà báo đi tìm hiểu về câu chuyện về những người tốt
bụng đã không quản ngại khó khăn nuôi sống những đứa bé mà đáng lẽ ra đã
bị chết vì hủ tục của dân tộc ít người đồng bào Tây Nguyên, tác giả đã lồng
câu chuyện của anh Pyưi Hmoch vào như một minh chứng hùng hồn cho
luận điểm của bài, câu chuyện theo dòng thời gian của anh Pyưi Hmoch ấy
được đưa vào chính quãng đường tìm kiếm câu chuyện của mình của nhà
báo. Sau đó, trên con đường tiếp tục đi tìm kiếm tư liệu cho bài viết, câu


18


chuyện của già Thur lại tiếp nối mạch thời gian. Làm cho người đọc có cảm
giác thời gian lồng trong thời gian vậy.
Thế nhưng, cách viết này không hề làm cho người đọc cảm thấy rối
rắm hay khó hiểu. Bởi với cách viết rõ ràng, phân đoạn rõ rệt, các mẩu
chuyện được chia cụ thể, kết cấu tuyến tính thời gian đã được người viết sử
dụng khéo léo một cách triệt để tạo nên một cốt truyện suyên suốt, dễ đọc,
dễ hiểu. Ngoài ra, nhà báo đã có một sự quan sát bao quát, thông tin kịp thời
những sự kiện quan trọng, liên hệ và so sánh, để có thể dẫn được mạch bài
viết có sự thống nhất như vậy.
Qua một dòng thời gian xuyên suốt bài báo, người đọc có thể cảm
nhận được sự ấm áp của tình người qua hai nhân vật anh Pyưi Hmoch và già
Thur, hiểu được phần nào sự quan tâm, nỗ lực, cố gắng của họ trong việc
cứu sống và nuôi dưỡng đứa bé không may gặp nạn. Đồng thời, người đọc
cũng hiểu rõ những hủ tục, những lối suy nghĩ cổ hủ đã ăn sâu vào tiềm thức
của người dân thiểu số nơi núi cao, biết được những thói quen, nhận thức sai
lầm của họ về những hiện tượng bình thường trong cuộc sống.
Bài báo không những có giá trị tôn vinh những con người giúp đỡ
trong thầm lặng, những “Phật sống” giữa đại ngàn, mà còn có giá trị phơi
bày những mặt sai trái trong lối sống của người dân tộc ít người ở Tây
Nguyên.
“…Tôi cảm ơn nó mà vừa mừng, vừa lo. Mừng cho buôn làng xa xôi
giờ đã có điện thắp sáng, có điện thoại bàn, điện thoại di động liên lạc khắp
nơi. Nhưng lại không hiểu sao sự hiện diện của cuộc sống hiện đại vẫn chưa
đẩy lùi được nếp nghĩ lạc hầu như thủa hồng hoang…”

19



Câu 3: Trên cơ sở bài báo sưu tầm được, hãy lần lượt trả lời các
câu hỏi:
Báo sư tầm: KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
1/ Thông tin về bài báo:


Cơ quan quản lý tờ báo: Cơ quan của Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ Thuật Việt Nam


Thuộc loại định kỳ: Tuần báo



Thống kê số trang: 20 trang



Chuyên trang: 19 chuyên trang



Chuyên mục: 40 chuyên mục



Số lượng tác phẩm: 147 tác phẩm




Phân bố loại thể và một số ví dụ về bài báo mang loại thể đó:



Loại thể Chính luận: 37



Thể loại Chính luận bình luận: 7



Thủng đại tràng vì ngậm tăm



Cắt 1m ruột vì nhập viện trễ



Thể loại Chính luận chuyên luận: 30



Tránh tà khí từ tủ giầy




Mạng xã hội nông nghiệp



Khởi động câu bình ắc quy hết điện



Băng cháy, thay thế than, dầu khí



Có lãng phí khi “chơi” Iphone 4 và Iphone 4S?



Giải pháp an toàn cho người có mỡ máu cao



Ăn nhiều tỏi dễ hỏng đường tiêu hoá

20





Sử dụng sản phẩm giảm cân: Lành ít, dữ nhiều
Loại thể Thông tấn: 34




Thể loại Thông tấn phỏng vấn: 17



Tăng sinh lực, chống mệt mỏi cho nam giới?



TS Nguyễn Văn Long: Không có gì là không thể



Bạn gái giục cưới!



Thể loại Thông tấn tường thuật: 1



Thủ tướng: Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa

bằng hoà bình


Thể loại Thông tấn Tin: 12




Y học cổ truyền được đầu tư chưa xứng



Không tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh liên

trường


Thiếu giáo viên mầm non do thu nhập thấp



Hội Hoá học Việt Nam ra mắt ban chấp hành mới



Thể loại thông tấn ghi nhanh: 2



Vô lăng kiểm tra sức khoẻ



Chốn nghỉ ngơi của vua chúa









Thể loại thông tấn phóng sự: 1
Ba ơi hãy tin ở con!
Thể loại thông tấn phản ánh: 1
Lình xình giải bà chúa thơ nôm
Loại thể Thông tấn nghệ thuật: 8
Ký chính luận: 4



Trầm tích văn minh nơi thánh địa Cát Tiên



Tử vong vì thuốc cam nhiễm chì
21




Nơi nguy hiểm nhất châu Âu



Ký chân dung: 2




Khổ mấy cũng phải cho con ăn học



Không muốn phụ thuộc con




Thư phóng viên: 2
Loại thể Văn nghệ trên báo: 3



Kẻ móc túi bất đắc dĩ



Ruộng tiền đò



Sống bạc

2/ Bài báo mà em thích nhất? Vì sao?
Trong các tác phẩm của báo KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG, bài
báo mà em thích nhất là bài “TRẦM TÍCH VĂN MINH NƠI THÁNH ĐỊA

CÁT TIÊN” – nằm trong chuyên trang Tư liệu – Giải Mã. Không chỉ có ấn
tượng về nội dung, mà ngay cả cách trình bày, cách đặt vấn đề cũng rất cuốn
hút với người đọc.
Trước hết, vấn đề trong bài viết ngày không quá cao, quá khó
hiểu. Bài báo đơn thuần là một bài báo đưa ra thông tin cho người đọc về
trầm tích văn minh một thánh địa Cát Tiên. Vì thế, nội dung của nó khá gần
gũi đối với người đọc. Thêm vào đó, bài báo có chứa đựng những thông tin
kích thích trí tò mò của người đọc, sử dụng các từ gợi ý muốn tìm hiểm. Đặc
biệt, khi đặt vào chuyên mục “Lật giở những bí ẩn”, bài báo càng có một sức
hút hơn.
Tác phẩm được chia làm 3 phần lớn : “¼ thể kỷ và 8 lần khai
quật”, “Ai là chủ nhân?” và “Những báu vật trong thánh địa”. Ba phần này
gồm những ý riêng, có luận điểm từng phần khác nhau, nhưng đều nằm

22


trong một mạch nói về Trầm tích văn mình ở thánh địa Cát Tiên. Ở mỗi một
phần nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể, để người đọc có thể có được cái
nhìn toàn cảnh vấn đề bài báo muốn nói đến.
Trong phần “¼ thế kỷ và 8 lần khai quật”, nhà báo tập trung vẽ ra cho
người đọc toàn cảnh về vị trí địa lý và hướng đi đến khu trầm tích văn hoá
như một sự khởi đầu cho toàn bộ bài báo. Ở phần đầu này, người viết đã đưa
ra những thông tin cụ thể nhất, những ý cơ bản nhất khi tìm hiểu bất cứ một
địa danh nào như : Địa điểm, thời gian, lịch sử… Điều này rất thuận tiện cho
người đọc, vì nó phần nào giải đáp được những thắc mắc cơ bản của người
đọc, giúp cho họ nắm được những thông tin đầu tiên trước khi khám phá
những luận điểm chính nhất của bài báo, ví dụ như:



… Giữa nơi đó chính là vùng thánh địa trải dài khoảng 17km

phía tả ngạn dòng sông, kéo từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ.


Sau 4 đợt khai quật đầu tiên kéo dài từ năm 1994 – 2000, nhưng

phế tích của Cát Tiên dần hé lộ. Kiến trúc của những phế tích tại Cát Tiên
bao gồm nhiều dạng đền tháp, mộ tháp, hệ thống máng nước, nhà đài, đường
đi, lò gạch, chủ yếu được xây dựng bằng gạch sản xuất tại chỗ và đá mang từ
nơi khác đến.


Tính đến nay, quần thể phế tích Thánh địa Cát Tiên đã trải qua

8 lần khai quật trong các năm 1994, 1996, 1998, 2001, 2003 và 2006.
Đến phần “Ai là chủ nhân?”, nhà báo chuyển hướng tập trung vào
phân tích một trong những nội dung chính khác của bài báo. Ở phần này,
người viết đã sử dụng các thông tin về lịch sử, về văn hoá, kiến trúc….để
làm rõ luận điểm chính. Đó là về việc tìm hiểu chủ nhân của khu trầm tích
nơi thánh địa Cát Tiên.

23




Đã gần 30 năm kể từ ngày “khai quật”, nhưng vẫn chưa thống

nhất được ai là chủ nhân thật sự của thánh địa. Cố GS Trần Quốc Vượng

từng cho rằng, thánh địa này là bản địa cổ xưa của người Mạ - cư dân lâu
đời độc nhất quanh di tích này.


Nhiều ý kiến khác cho rằng, đây là một tiểu quốc của Phù Nam

hoặc là một quốc gia riêng từng tồn tại song song với Phù Nam, Chân Lạp.


Mọi đền tháp đều hướng về phía đông, trước đền là những sân

gạch lớn làm nơi để hành lễ, có lối ra được xây, lát gạch đến tận bờ sông và
nối các cụm gò di tích với nhau.
Đến phần cuối “Những báu vật trong thánh địa”, tác giả vẫn tập trung
phân tích một khía cạnh nổi bật trong bài báo.


1,140 hiện vật các loại được phát hiện với liều chất liệu khác

nhau như vàng (các mảnh phù điêu, nhẫn, linga nhỏ), bạc và thiếc (bình, vỏ),
đồng (gương, đĩa, chân. Đèn, chũm choẹ, chuông, vòng, nhẫn, mặt người,
cánh tay, gương….)….


Trong một hố chứa đầy tro, có tám lá vàng, chạm hình voi và

rùa xếp ở bốn cạnh và bốn góc cùng một lá vàng chạm hình rắn Naga bảy
đầu uốn hình vòng cung.



Một hiện vật độc đáo khác được tìm thấy trong hố thờ ở gò 6A

là chiếc hộp làm bằng bạc, kích thước 18x9cm, chạm hình sư tử lông bờm
dài của di tích.
Cùng một cùng một chủ đề, nhưng bài báo lại được chia làm 3
phần thuộc ba mảng nội dung khác nhau. Mỗi mảng khai thác một phần chi
tiết trong thánh địa Cát Tiên. Ba phần ấy kết nối với nhau thành một khối

24


hoàn chỉnh nhằm vẽ lên cho người đọc một hình ảnh chung về thánh địa
được đề cập đến trong bài.
Bên cạnh đó, ngoài phần chữ, phần hình ảnh trong bài cũng đem đến
những thông tin cho người đọc bằng tuyến hình. Giúp cho việc hình dung sự
vật hiện tượng dễ dàng hơn, thú vị hơn.
Bài báo “Trầm tích văn minh nơi thánh địa Cát Tiên” là một bài báo
hay và có chứa nhiều thông tin rất bổ ích.

25


×