Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.33 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình môi trường, nội dung báo cáo
kinh tế kĩ thuật đầu tư xây dựng, nội dung báo cáo tiền khả thi , nội dung báo cáo
khả thi.
Yêu cầu về thiết kế xây dựng
Nguyên tắc quản lý các công trình , các thông số cần kiểm tra trong công trình?
1) trình tự thực hiện đầu tư xây dựng
theo điều 6 nghị định 59/2015 BXD 0
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê

duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt
Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc
cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc

thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy
phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh
toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;
bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và
thực hiện các công việc cần thiết khác;
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử

dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công
trình xây dựng
2) nội dung báo cáo kinh tế kĩ thuật đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng gồm: (khoản 3 điều 35 luật xây dựng 2014)


E Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
E Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15

tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất
1

1


Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuậtcủa công trình xây dựng quy định tại khoản 3Điều
này bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy
mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng;
hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiếtkế thi công và dự toán công
trình
3) nội dung báo cáo tiền khả thi
Được quy định tại điều 53 luật xây dựng 2014
E Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
E Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
E Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
E Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết

bị phù hợp.
E Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
E Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn

vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của
dự án.
4) nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích chi tiết về sự cần thiết đầu tư và những lợi thế của việc thực hiện dự án so

với hình thức đầu tư khác; loại hợp đồng dự án;
b) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển và các điều kiện
quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 15/2015/NĐ-CP
c) Mục tiêu, quy mô, các hợp phần (nếu có) và địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử
dụng đất và các nguồn tài nguyên;
d) Thuyết minh kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình dự án,
sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
đ) Đánh giá hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị, giá trị tài sản (đối với hợp đồng
O&M); điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với hợp đồng BT);
2

2


e) Tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương
án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
g) Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
h) Phương án tài chính của dự án (gồm những nội dung quy định tại Điểm h Khoản 2
Điều 16 Nghị định 15/2015/NĐ-CP);
i) Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; đánh giá nhu cầu, khả năng thanh toán
của thị trường; khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
k) Phân tích rủi ro, trách nhiệm của các bên về quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện
dự án;
l) Kiến nghị ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
m) Hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án đối với môi trường, xã hội và quốc
phòng, an ninh.
5) Ý nghĩa về thiết kế xây dựng
Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng , quyết định vốn đầu tư
E Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn


đầu tư tiết kiệm hợp lý , kinh tế hay chưa
E Trong giai đoạn đầu tư: chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng đến chất lượng
công trình tốt hay chưa tốt , điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn , tốc độ thi
công nhanh hay chậm , giá thành công trình hợp lý hay không….
E Trong giai đoạn kết thúc đầu tư : chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định
việc khai thác , sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn
E Tóm lại: thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt đầu tư XBCB.
Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế -xã hộ của dự án đầu tư.
6) Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
E Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình,

gói thầu xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu
vực xây dựng công trình
E Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành
hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật ; hướng dẫn phương
pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
E Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn
bị dự án đến kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi
tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư
3

3


được điều chỉnh . Chủ đầu tư được thuê tố chức cá nhân quản lý chi phí đủ điều
kiện năng lực theo quy định
E Việc thanh tra , kiểm tra , kiểm toán chi phí xây dựng phải được thực hiện theo
các căn cứ , nội dung, cách thức , thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng,
dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng , định mức xây dựng,giá xây dựng,
chỉ số xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư , chủ đầu tư

thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí
theo quy định về quản lý chi phí xây dựng.
Câu 2 khởi động các công trình các thông số cần kiểm tra trong công trình.
-

Xử lý hiếu khí
Bể lắng nước cấp
Bể lọc nước cấp

a)Vận hành hệ thống xử lý hiếu khí
 Khởi động kĩ thuật
E Kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho toàn bộ hệ thống
E Kiểm tra hóa chất cần cung cấp và mực nước trong các bể

Kiểm tra kĩ thuật toàn bộ hệ thống ( vận hành các bơm sục khí , các van …) đồng thời
thực hiện việc thử bằng nước sạch trước khi vận hành hệ thống nước thải thực tế.
 Khởi động hệ thống sinh học
E Cần phải có sẵn lượng sinh khối trong các hệ thống xử lý ( bằng cách

cấp nước thải liên tục vào bể phản ứng hoặc lấy từ các nhà máy đang
hoạt động or sinh khối vi sinh chuyên biệt)
E Khởi động với tải sinh khối thật thấp không vượt quá giá trị thiết kế
(0,15 kg BOD/kg bùn.ngày). nếu chất lượng nước sau khi xử lý tốt
(BOD, COD, nito ) tăng tải trọng, khi tăng cần đảm bảo hàm lượng sinh
khối thích hợp
 Các thông số cần kiểm tra
E Lưu lượng: quyết định khả năng chịu tải của hệ thống, và tải lượng bề
mặt của bể lắng.Cần đảm bảo lưu lượng ổn định trước khi vào công
trình.
E F/M: thích hợp 0,2:0,6 hạn chế tình trạng pH giảm , bunooir lắng

kém.Nếu F/M thấp do vi khuẩn có cấu trúc đặc biệt –nấm, nếu F/M
cao : DO thấp , quá tải bùn đen, lắng thấp có mùi tanh, hiệu quả xử lý
thấp.
E pH : thích hợp 6,5-8,5 pH cao do quá trình chuyển hóa N thành N-NH3
tốt, khả năng đệm cao, pH thấp do qt nitrat hóa hàm lượng HCO3 –
thấp , sử dụng hóa chất tăng độ kiềm.
4

4


E BOD/COD > 0,5 thích hợp cho phân hủy sinh học, kiểm tra BOD và

COD thường xuyên tránh hiện tượng thiếu tải or quá tải
E Chất dinh dưỡng: N:P đảm bảo tỉ lệ BOD:N:P = 100:5:1 nếu thiếu phải
bổ sung từ nguồn bên ngoài, đối với nước thải sinh hoạt không cần bổ
sung N:P
E Các chất độc tính : kim loại nặng, dầu mỡ hàm lượng Cl, SO4,N-NH3
cao…
b) Bể lắng nước cấp
kiểm tra toàn bộ các bộ phận và các thiết bị chuyển động khi thiết bị làm việc đảm bảo
rằng các bộ phận sẽ hoạt động tốt
 Kiểm tra
E
E
E
E

Kiểm tra các van xả đã ở các vị trí đóng
Kiểm tra các cửa chia nước vào bể,vào các máng phân phối đều mở

Kiểm tra các lỗ thu nước hoặc đáy các mép chữ V đều ở trên cùng một mặt phẳng
Kiểm tra để đảm bảo rằng trong bể không còn gạch đá , dễ rách bùn cặn hay dụng
cụ làm việc
 Chạy thử

Các thiết bị xả cặn bằng ống khoan lỗ đặt trên ray các thiết bị quay gạt cặn vào tâm bể
 Cho nước vào bể

Giữ đúng độ sâu và mực nước của bể lắng bằng cách điều chỉnh độ cao cửa thu nước ra,
vớt lá vật nổi và bọt trên mặt nước
 Thực hiện việc lấy mẫu phân tích nước, thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết
 Cho các thiết bị gạt cặn chạy kiểm tra lại đóng mở các van xả cặn

c) bể lọc nước cấp
sau khi rửa lọc xong mực nước ttrong bể lọc ngang với mép máng thu nước rửa
E Đóng van xả nước rửa
E Mở từ từ van đưa nước vào bể lọc
E Chờ cho mực nước trong bể ngang mực nước làm việc bình thường , mở đầu van

thu nước đã lọc ( càng mở chậm chất lượng nước lọc đầu càng tốt hơn)
E ở những bể lọc cần xả nước lọc đầu mở van xả nước lọc đầu đúng thời điểm và
thời gian đã xác định
E lấy mẫu nước lọc phân tích chất lượng
Câu 3: Các yêu cầu cơ bản khi quy hoạch, thiết kế công trình xử lý môi trường.
Yêu cầu quy hoạch và thiết kế công trình xử lý môi trường:
5

5








6

Thích dụng.
Bền vững.
Thẩm mỹ.
Kinh tế.
1. Thích dụng
- Các giải pháp quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế công trình phải
phù hợp với các quy định.
- Khu đất xây dựng phân thành các khu vực chức năng thuận tiện cho
việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng (theo mật độ lao động, theo
đặc điểm cháy nổ, khối lượng phương tiện vận chuyển…).
- Quy hoạch và thiết kế phải đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững, sử
dụng tài nguyên hiệu quả, hạn chế phát thải ra môi trường, cố gắng tái
sử dụng các loại chất thải.
- Mặt bằng và hình khối đơn giản, tiết kiệm diện tích đất, dễ xây dựng,
tiết kiệm đường dây, ống, giảm tổn thất.
- Linh hoạt, hợp khối tối đa, linh hoạt điều chỉnh theo mong muốn trong
tương lai, theo phân kì xây dựng hoặc khi thay đổi công nghệ.
- Tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên và khí hậu. Ví dụ về hướng gió và
chiếu sáng: nhà máy nước thải đặt cuối hướng gió chính mùa hè, các
khu nhà hành chính, làm việc tiết kiệm được năng lượng sử dụng đèn…
- Dành tối đa diện tích cho cây xanh và cảnh quan. Trong quy hoạch có
yêu cầu trong khuôn viên nhà máy cần bao nhiêu % diện tích cho cây
xanh và cảnh quan, người ta thường tận dụng khoảng cách cách ly,

khoảng cách an toàn vệ sinh để trồng cây.
- Đảm bảo sự hòa nhập với môi trường xung quanh, cả môi trường tự
nhiên lẫn nhân tạo.
- Đảm bảo khả năng phát triển và mở rộng trong tương lai.
2. Bền vững.
- Phù hợp với cấp công trình. Ví dụ nhà kho kết cấu thép, nhà làm việc
kết cấu bê tông, bể lắng ( hoặc bể khác) có thể làm bằng bê tông to hoặc
gạch nhỏ, ống dẫn nước có thể làm bằng nhựa, bê tông hoặc gang. Tuy
nhiên làm bằng bê tông hoặc gang dễ gãy, vì vậy cần có hệ thống đỡ và
chôn chìm cách mặt đất hơn 1m.
- Phù hợp với tác động của điều kiện tự nhiên. Ví dụ đối với khu vực gần
biển có thể dùng vật liệu chống ăn mòn để xây dựng.
- Phù hợp với đặc điểm công nghiệp.
3. Thẩm mỹ.
- Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ: tạo hình ảnh đặc trưng, màu sắc, hình
khối phù hợp với cảnh quan xung quanh, văn hóa tập tục của địa
phương.
- Hòa nhập và đóng góp cho cảnh quan.
6


Hình thức kiến trúc cần biểu đạt rõ ý đồ, phù hợp.
4. Yêu cầu kinh tế.
- Đảm bảo chi phí của cả vòng đời từ khâu thiết kế xây dựng đến sử dụng
và phá bỏ, đảm bảo chi phí thấp nhất phù hợp với khả năng đầu tư của
từng giai đoạn.
- Sử dụng tối đa các cấu kiện tiền chế, vật liệu tái chế. Sử dụng các tấm
tường đúc sẵn hoặc các ống với đường kính khác nhau để tiết kiệm chi
phí, giảm thời gian thi công.
-


Câu 4: Nhiệm vụ thiết kế các công trình xử lý môi trường
Nhiệm vụ thiết kế kiến trúc các công trình xử lý môi trường
- Tổng mặt bằng
- Công trình/ nhóm công trình chính
 Tổng mặt bằng
• Xác định công nghệ: xác định dây chuyền xử lý, dây chuyền công

nghệ, đặc điểm công nghệ… các yêu cầu khác của nhà thầu
• Phân khu chức năng: bố trí theo mức độ vệ sinh môi trường…. vật
liệu và nhân lực
• Xác định kích thước, phạm vi bảo vệ từng công trình. Bố trí các
công tình theo dây chuyền công nghệ và trục chức năng
• Bố trí giao thông: giao thông cho người đi, giao thông cho hang chở
ra, chở vào, di chuyền quanh khu vực… giao thông cho khách, sân
bãi
• Bố trí đường ống kỹ thuật: ngầm và nổi. ống qua các hệ thống giao
thông cho ô tô đi qua thì ưu tiên bố trí ngầm
• Bố trí cây xanh, cảnh quan, công tình tiện ích
• Xác định quỹ đất phát triển mở rộng
• Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Diện tích các công trình, diện
tích đất xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất
• Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch
 Các công trình, nhóm công trình xử lý chính
• Xác định kích thước mặt bằng cơ bản
• Xác định giải pháp kết cấu
• Xác định giải pháp kiến trúc cho hệ thống kỹ thuật
• Xác định giải pháp tổ chức hình khối
• Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
Câu 5. Cơ sở thiết kế công trình?


7

7


Thiết kế XD đc thực hiện 1 hay nhiều bước tùy thuộc vào quy mô, tính chất, loại và cấp
của các công trình xây dụng. người quyết đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng.
Thiết kế công trình đước thước hiện theo nhiều bước như sau
I: Khảo sát
II: Thiết kế:
Bước 1: Lập báo cáo kĩ thuật( nghiên cứu tiền khả thi), Lập dự án đầu tư ( nghiên cứu
khả thi)
Bước 2: Thiết kế kĩ thuật
Bước 3: Thiết kế bản vẽ thi công
a). thiế kế 1 bước là thiết kế bản vẽ thi công( phải lập báo cáo kinh tế kĩ thuật)
b). 2 bước là thiế kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công(phải lập dự án đầu tư và xây dựng
công trình)
c). thiết kế 3 bước là thiết kế toàn bộ các bước trên
III: thi công
Trước khi thi công cần phải được phe duyệt thiết kế xâu dựng:
Điều 28. Nội dung phê duyệt thiết kế xây dựng
1. Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại
và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây
dựng, diện tích sử dụng đất.
2. Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của
công trình.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
4. Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

5. Dự toán xây dựng công trình.
6. Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
IV: quản lý
Điều 31. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:
1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình.
2. Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình.
8

8


3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
5. Quản lý hợp đồng xây dựng.
6. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.
Theo nội dung của luật xây dựng 2014 và nghị định 59/2015 NĐ-CP
Nội dung của hồ sở thiết kế cơ sở cần thể hiện:
Nội dung của hồ sơ thiết kế cơ sở gồm có phần thuyết minh và phần bản vẽ.
Phần thuyết minh cần thể hiện các nội dung sau đây:
1.

2.
3.
4.
5.
6.
7.
1.
2.

3.
4.
5.

Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công
trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí,
quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình
thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;phù hợp với quy hoạch của từng khu
vực.
Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công
nghệ;
Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiế n trúc;
Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công
trình;
Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp
luật;
Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
So sánh Tổng mức đầu tư, so sánh sơ đồ dây chuyền công nghệ
Phần bản vẽ cần thể hiện các nội dung sau đây:
Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến
công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến ;
Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu
công nghệ;
Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc ;
Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của
công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Nếu cần thiết phải có mặt bằng , mặt đứng và mặt cắt cảu công trình, phối cảnh
công trìnhvà mô hình.

9


9


Câu 6
a) Công trình xanh là gì?
b) Đặc điểm thiết kế của công trình xanh?
a) Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ – gọi tắt là

USGBC đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử
dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng
thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi
trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Và theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC), Thiết kế công trình xanh để
đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động
xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động
không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên
thông qua:
Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả
Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động
Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
Bằng việc áp dụng các công cụ đánh giá công trình xanh của VGBC, các dự án xây
dựng có thể xác định được lộ trình cụ thể đảm bảo rằng các công trình được phát triển
đạt các các tiêu chuẩn cao nhất về kỹ thuật đồng thời vẫn hạn chế được tối đa các tác
động xấu đến môi trường.
Lợi ích của công trình xanh
b) CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ CÔNGTRÌNH XANH
1. BREEAM (BRE Environmental Assessment Method):
2. LEED (Leadership in Energy and Environment Design):
3. LOTUS


4Hệ thống chỉ tiêu công trình xanh CASBEE của Nhật Bản, 2008
5 Hệ thống các chỉ tiêu công trình xanh Green Mark của Singapore
. Các hệ thống đánh giá khác:
10

10


. GBTool của Bộ Tài nguyên Canada
. Green Star của Hội đồng công trình xanh Úc (GBCA)
. EEWH của Viện nghiên cứu kiến trúc và xây dựng Đài Loan
. GOBAS của Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc
Một số công trình xanh ở Việt Nam
M.House, Thiên An, TP Huế
Vincom Village
Khu đô thị Ecopark Hưng Yên

Câu 7. Nguyên tắc bố trí thiết kế các bộ phận chức năng trong nhà máy xử lý : khu
vực trước nhà máy, khu vực xử lý, khu vực cung cấp đảm bảo kỹ thuật
Bố trí các công trình xử lýcó gây mùi phải dặt xa khu dâu cư,cuối hướng gió chính vào
mùa hè, có tường rào bao quanh và hệ thống cây xanh.
- các công trình xử lý phụ trợ trong nhà máy xử lý gồm có:
Phòng điều khiển
Kho hóa chất
Khu nhà hành chính
Phòng bảo về
Ngoài ra còn có thể có xưởng, nhà kho, …
Các công trình phụ trợ phải dược dặt trước hướng gió chính vào mùa hè.


11

11


4. TỔ HỢP BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC .
Trong quá trình nghiên cứu thiết kế kiến trúc, có rất nhiều kiểu bố cục mặt bằng
khác nhau và sản phẩm là các công trình có nhiều hình thức rất khác nhau, song người ta
có thể khái quát thành ba dạng cơ bản :
1- Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung .
2- Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán .
3- Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp .
Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung .
Tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung ( hay hợp khối )là : Toàn bộ các khu chức năng,
các không gian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc một tổ hợp gồm nhiều khối
liên kết với nhau chặt chẽ, tạo thành một khối lớn đồ sộ .
* Ưu điểm :
- Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất đai xây dựng .
- Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông gió ) ngắn gọn, tiết kịêm .
- Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây được cảm xúc mạnh.
- Dễ quản lý, bảo vệ công trình .
* Nhược điểm :
- Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình có nhiều loại không gian, hình
dáng kích thước khác nhau .
- Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi các không gian gần nhau
- Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dựng .
* Phạm vi áp dụng :
- Thường được dùng ở các đô thị cũ đang phát triển, tại trung tâm thành phố vì đất
đai xây dựng quý hiếm .
- Dùng khi thiết kế, xây dựng xen cấy vào nơi có các công trình cũ được giữ lại .

- Dùng cho các loại công trình đặc biệt cần hình khối đồ sộ, hoành tráng nhằm gây
sự chú ý, nhấn mạnh, nhằm đóng góp cho thẩm mỹ của đô thị .
Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán .
- Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa
nhau và liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông ( hành lang, cầu nối ..) .
Ưu điểm :
- Các khu vực hoạt động được phân chia khu vực rõ ràng, tương đối độc lập .
- Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản, dễ thoát hiểm .
- Nền móng, kết cấu dễ xử lý, dễ phân dợt xây dựng .
- Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn vào các
khu chức năng sử dụng, tạo cảnh quan quanh công trình đẹp .
Nhược điểm :
- Mặt bằng bị trải rộng, chiếm nhiều đất xây dựng .
- Giao thông bị kéo dài, tốn dịên tích phụ, khó bảo vệ công trình .
- Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông hơi ..) bị kéo dài, gây tốn kém .
- Hình khối, mặt đứng bị kéo dài, không cho hình khối đồ sộ, hoành tráng .
12

12


Phạm vi áp dụng :
- Thường được dùng ở những nơi đất đai rộng rãi như vùng ngoại ô thành phố, các
đô thị đang mở rộng, nơi có quy hoạch đô thị mới .
- Loại bố cục mặt bằng này rất thích hợp với một số loại công trình như : Trường
học, Bệnh vịên , Nhà nghỉ mát , Nhà văn hoá .
- Loại bố cục này rất phù hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các
vùng có địa hình phức tạp như trung du, miền núi có đường đồng mức, cao trình khác
nhau .
Tổ hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp .

Tổ hợp bố cục mặt bằng dạng hỗn hợp là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận
chức năng sử dụng gắn bó chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán với
khối chức năng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ không thường xuyên với các
khối khác .
Ưu điểm :
- Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng ở các nơi .
- Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn dịên tích phụ và đường ống kỹ thuật .
- Giải quyết được một phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cải
tạo vi khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở VN .
- Hình khối, mặt đứng dễ đạt được hịêu quả thẩm mỹ vì bố cục thể hiện rõ khối
chính, phụ .
Nhược điểm :
- Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa
các khối có không gian kích thước lớn nhỏ khác nhau .
- Phân đợt xây dựng công trình phải tuỳ theo đặc thù về đất đai xây dựng, vốn đầu
tư, và sự phát triển của công trình trước mắt và lâu dài .
- Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý sự thống nhất, hài hoà giữa
khối chính và khối phụ, tránh tình trạng chắp vá kiến trúc .
Phạm vi áp dụng :
- Do sự phối hợp một cách linh hoạt giữa kiểu bố cục tập trung và kiểu bố cục
phân tán nên áp dụng được rộng rãi ở mọi loại địa hình và các vùng khí hậu .
- Thường được vận dụng để thiết kế các công trình công cộng như : Nhà văn hoá,
Câu lạc bộ, các công trình thể dục thể thao .
TÀI LIỆU THAM KHẢO CÂU 7: TCVN 4319:2012
Câu 8: vận hành nhà máy xử lí nước cấp, nhiệm vụ cụ thể của người vận hành,
mục đích của việc quản lí vận hành
Trả lời:
 Nhiệm vụ cụ thể của người vận hành:
13


13


-

Trông coi, điều khiển máy móc và thiết bị
Phân tích chất lượng nước
Khắc phục sự cố
Lập báo cáo định kỳ hang tháng
Kiểm tra đường ống máy bơm.

Hoạt động của người vận hành
Đến trước ca trực 15p: bàn giao ca
Kiểm tra các mục công việc đã thực hiện ở ca phía trước
Nhận biết các công việc phải làm ngay
Nhận bàn giao từ ca trước
Căn cư vào kết quả thí nghiệm điều chỉnh lại chế độ làm việc của thiết bị, kiểm
tra lại hệ thống châm hóa chất như: phèn, clo, vôi..
- Kiểm tra lại lượng nước sản xuất của ngày hôm trước, ca hôm trước so với lượng
nước bơm ra từng giờ trong ngày, theo dõi áp lực trên mạng lưới để quyết định
chế độ bơm, đảm bảo giữ ổn định áp lực trên mạng lưới
- Kiểm tra chất lượng nước sau xử lý đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chauanr
chất lượng sau khi đưa ra mạng
- Tính toán, quyết định số giờ, công suất làm việc TBC1, TBC2, chấ độ tích nước
trong bể chứa. trong một số trường hợp có thể quyết định dừng hoặc giảm công
suất TBC1 nhằm tiết kiệm.
- Đi dọc nhà máy từ công trình đầu tiên dến cuối cùng để đánh giá hoạt động của
công trình xử lý , các máy mọc tiết bị
- Lấy mẫu phân tích chất lượng nước
- Bảo trì bảo dưỡng theo kế hoạch

- Ghi chép số liệu vào sổ trực theo quy trình
- Dự trù hóa chất, thiết bị
- Rửa bể lọc.
 Mục đích của việc quản lý vận hành
- Duy trì hoạt động ổn định, lien tục, đảm bảo chất lượng và số lượng
- Khắc phục sự cố
- Sản xuất an toàn, cấp cho ăn uống(đạt tiêu chuẩn của bộ y tế)
- Nước có độ trong, độ màu, độ mùi, vị ưa thích, không gây ra sét rỉ, đóng cặn
- Giá thành hợp lý

-

Câu 9: bài tập khái toán.
Một nhà máy xử lí nước cấp cho sinh hoạt với công suất Q m3/ngd, có số lượng cán bộ
công nhân viên là n người. Tính chi phí sơ bộ xử lí 1 m3 nước giả thiết các nhà máy có
các thiết kế xây dựng và vận hành như sau:
14

Chi phí xây dựng A đồng.
14


Chi phí thiết bị B đồng.
Chi phí khác C đồng.
Thời gian khấu hao công trình D năm.
Lượng tiêu hao hóa chất.

-

Loại hóa chất

Phèn
Vôi
Clo
Điện

Lượng tiêu hao
30mg/l
12mg/l
3mg/l
0,3 kWh/m3

Đơn giá hóa chất
10.000đ/kg
900.000đ/ tấn
1.200đ/kg
2.000đ/kWh

-

Lương lao động trung bình là E đồng/ng/tháng ( 1 tháng 30 ngày).

-

Bước 1: tính chi phí đầu tư cho 1 m3 nước:

Bài làm
X= (đ/m3).
Bước 2: tính chi phí tiêu hao hóa chất: (= lượng tiêu hao* đơn giá)
Đổi 1mg/l= 10 kg/m3.
 Chi phí cho hóa chất phèn là: 30 * 10-3 * 10.000= 300đ/m3.

 Chi phí cho vôi là: 12 * 10-3 * 900.000 * 10-3= 10.8 đ/m3.
 Chi phí cho Clo là: 3 * 10-3 * 1.200= 3.6đ/m3.
 Chi phí cho điện là: 0,3* 2.000= 600đ/m3.
 Chi phí cho tiêu hao hóa chất là:
Y= 300 + 10.8 + 3.6 + 600 = 914.4 đ/m3
- Bước 3: tính chi phí lao động
Chi phí lao động/ m3 nước:
Z= đ/m3.
Tổng chi phí sơ bộ cho 1m3 nước là: X + Y + Z. (đ/m3).
-

-3

Câu 10. TÍNH TOÁN CAO TRÌNH CÁC CÔNG TRÌNH
Câu này thì tính toán nó có một công thức chung nhưng để cho dễ thì mình sẽ làm
một bài tập rồi các bạn theo đó mà làm.
Các bạn lưu ý trong đề thi phải để ý chiều cao bể lắng xem họ cho chiều cao bảo vệ
chưa? Nếu cho rồi thì ko cộng với chiều cao bảo vệ nữa.
15

15


Ví dụ như cho chiều cao làm việc hay cho chiều cao mà ko ns gì thì là chiều cao mà
CHƯA có chiều cao bảo vệ
Các tổn thất kia là cố đinh theo như trong sách khi đi thi họ bắt mình thuộc
Vấn đề nữa là các bạn phải thuộc được hình vẽ vì trong bài thi yêu cầu phải có hình
Công thức chung đó là:
Cốt đầu = cốt cuối + h tổn thất
1.1 Trắc dọc theo nước.

Chọn cốt mặt đất tại khu vực xây dựng là Z = 9,2m.
Tổn thất trong các công trình tra bảng 3.21 trang 182 giáo trình XLNT của Lâm Minh
Triết
- Tổn thất qua mương dẫn: 5-50 cm, chọn 10cm
- Tổn thất qua song chắn rác : 5-20 cm, chọn 10 cm
- Tổn thất qua bể lắng cát : 10-20 cm, chọn 20 cm
- Tổn thất qua bể lắng ngang thổi khí: 20-40 cm. chọn 30 cm
- Tổn thất qua aerotank : 25 -40 cm, chọn 30 cm
- Tổn thất qua bể tiếp xúc : 40-60cm chọn 50cm
Chọn cốt mặt đất nơi xây dựng bể tiếp xúc của trạm xử lí Ztrạm= 9,20m
1. Bể tiếp xúc.

Xây dựng bể kiểu chìm, bể xây dựng âm dưới mặt đất H = 4m.
Cốt đáy bể tiếp xúc :
Zđáy = 9,20 – 4,00 = 5,20 m
Cốt mực nước trong bể:
Zntx = Zđáy + h ntx = 5,20 + 3,5 = 8,70 m
(Chọn hntx là chiều cao mực nước trong bể tiếp xúc bằng 3,50m.)
2. Mương dẫn từ máng trộn clo với nước thải và bể tiếp xúc.
Cao trình mực nước cuối mương dẫn từ máng trộn sang bể tiếp xúc:
Znước cuối mương = 8,90 m
Cao trình mực nước đầu mương dẫn từ máng trộn sang bể tiếp xúc:
Znước đầu mương dẫn = Znước cuối mương dẫn + h tổn thất = 8,90 + 0,1 = 9,00 m
3. Máng trộn Clo với nước thải.
Cốt mặt nước ở ngăn thứ 2 :
16

16



Znước ngăn2 = Znước đầu mương dẫn = 9,00 m
Cốt mặt nước ở ngăn thứ nhất:
Znước ngăn1 = Znước ngăn2+ h tổn thất = 9,00 + 0,12 = 9,12 m
Cốt đỉnh máng trộn :
Zđỉnh = Zngăn1+ h bv = 9,12 + 0,30 = 9,42m
Cốt đáy máng trộn :
Zđáy = Zđỉnh – Hxd = 9,41 – 2,50 = 6,92m
4. Mương dẫn từ bể lắng li tâm đợt II sang máng trộn clo với nước thải.
Cao trình mực nước cuối mương dẫn từ Bể lắng li tâm II sang máng trộn:
Znước cuối mương = Znước ngăn1 = 9,12 m
Cao trình mực nước đầu mương dẫn từ Bể lắng li tâm II sang máng trộn:
Znước đầu mương dẫn = Znước cuối mương dẫn + h tổn thất = 9,12 + 0,10 = 9,22 m
5. Bể lắng li tâm đợt II
Cao trình mực nước cuối bể lắng li tâm đợt II:
Znước cuối BLLT II = Znước đầu mương dẫn = 9,22 m
Cao trình mực nước đầu bể lắng li tâm đợt II:
Znước đầu BLLT II = Znước cuối BLLT II + htổn thất = 9,22 + 0,30 = 9,52m
Cao trình đỉnh bể lắng li tâm đợt II:
Zđỉnh BLLT II = Znướcđầu BLLT II + hbảo vệ = 9,52 + 0,5 = 10,02m
Cao trình đáy bể lắng li tâm đợt II :
Zđáy BLLT II = Zđỉnh BLLTII - Hbể = 10,02 – 4,00 = 6,02m.
6. Mương dẫn từ bể Aerotank sang bể lắng li tâm đợt II.
Cao trình mực nước cuối mương dẫn từ bể Aerotank sang Bể lắng li tâm đợt II
Znước cuối mương = Znước đầu BLLT II = 9,52m
Cao trình mực nước đầu mương dẫn từ bể Aerotank sang Bể lắng li tâm đợt II:
Znước đầu mương dẫn = Znước cuối mương dẫn + h tổn thất = 9,52 + 0,10 = 9,62 m
7. Bể aerotank.
Cao trình mực nước cuối bể aerotank:
Znước cuối aerotank= Znước đầu mương dẫn = 9,62 m
Cao trình mực nước đầu bể aerotank:

17

17


Znước đầu aerotank = Znước cuối aerotank + htổn thất = 9,62 + 0,30 = 9,92 m
Cao trình đỉnh bể Aerotank:
Zđỉnh aerotank = Znước đầu aerotank+ hbảo vệ = 9,92 + 0,5 = 10,42m
Cao trình đáy bể Aerotank :
Zđáy Aerotank = Zđỉnh Aerotank - Hbể = 10,42- 3,7 = 6,72m
8. Mương dẫn từ bể lắng li tâm đợt 1 kết hợp đông tụ sang bể Aerotank.
Cao trình mực nước cuối mương dẫn từ bể lắng li tâm I sang bể Aerotank
Znước cuối mương = Znước đầu aerotank = 9,92m
Cao trình mực nước đầu mương dẫn từ bể lắng li tâm I sang bể Aerotank :
Znước đầu mương dẫn = Znước cuối mương dẫn + h tổn thất = 9,92 + 0,10 = 10,02 m
9. Bể lắng li tâm đợt I kết hợp đông tụ.
Cao trình mực nước cuối bể lắng li tâm đợt I kết hợp đông tụ :
Znước cuối BLLT I = Znước đầu mương dẫn = 10,02m
Cao trình mực nước đầu bể lắng li tâm đợt I kết hợp đông tụ :
Znước đầu BLLT I = Znước cuối BLLT I + htổn thất = 10,02 + 0,30 = 10,32m
Cao trình đỉnh bể lắng li tâm đợt I kết hợp đông tụ:
Zđỉnh BLLT I = Znướcđầu BLLT I + hbảo vệ = 10,32 + 0,5 = 10,82m
Cao trình đáy bể lắng li tâm đợt I kết hợp đông tụ :
Zđáy BLLTI = Zđỉnh BLLT I - Hbể = 10,82 – 4,10 = 6,72m
10. Mương dẫn từ bể lắng cát ngang có thổi khí sang bể lắng li .
Cao trình mực nước cuối mương dẫn từ bể lắng cát ngang có thổi khí sang BLLTI
Znước cuối mương = Znước đầu BLLT I = 10,32m
Cao trình mực nước đầu mương dẫn từ bể lắng cát ngang có thổi khí sang BLLTI
Znước đầu mương dẫn = Znước cuối mương dẫn + h tổn thất = 10,32 + 0,1 = 10,42m
11. Bể lắng cát ngang thổi khí.

Cao trình mực nước cuối bể lắng cát ngang thổi khí:
Znước cuối BLCNTK = Znước đầu mương dẫn = 10,42m
Cao trình mực nước đầu bể lắng cát ngang thổi khí :
Znước đầu bể LCNTK = Znước cuối bể LCNTK + htổn thất = 10,42 + 0,20 = 10,62m
Cao trình đỉnh bể lắng cát ngang thổi khí:
18

18


Zđỉnh bể LCNTK = Znướcđầu bể LCNTK + hbảo vệ = 10,62 + 0,5 = 11,12m
Cao trình đáy bể lắng cát ngang thổi khí:
Zđáy bể LCNTK = Zđỉnh bể LCNTK - Hbể = 11,12- 0,60 = 10,52 m
12. Song chắn rác.
Nước qua song chắn rác sẽ được bơm lên bể lắng cát.
Chọn cao trình đỉnh mương đặt SCR bằng cốt mặt đất :
Zđỉnh mương = 9,20 m
Cao trình đáy mương :
Zđáy mương = Zđỉnh mương – Hxd = 9,20 – 0,40 = 8,80 m
Cốt mực nước trước SCR :
Znước trước SCR = Zđáy mương + hnước = 8,80 + 0,50 = 9,30 m
Cốt mực nước sau SCR :
Znước sau SCR = Z nước trước SCR – htổn thất = 9,300 – 0,10 = 9,20 m

19

19




×