Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.73 KB, 88 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải hình thành từ khi loài ngQười xuất hiện, từ thời kỳ công xã
nguyên thuỷ, nó phục vụ con người đi lại, giao lưu, lưu thông hàng hoá. Các công trình giao
thông vận tải phục vụ loài người bao gồm : Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và
đường hàng không. Ngày nay, giao thông hàng không đang ngày càng trở nên phổ biến hơn,
với tính năng ưu việt của mình giao thông hàng không đang trên đà phát triển.
Thực tế cho thấy, nhu cầu xử dụng vận tải hàng không trong những năm gần đây
tăng lên rõ rệt. Hơn nữa, vận tải hàng không hiện nay không chỉ dành riêng cho người, mà
nó còn phục vụ cả việc chở hàng do có những ưu điểm đặc biệt.
Về mặt lý luận trong những năm gần đây vấn đề lập dự án đầu tư đã được nhiều tác
giả nghiên cứu. Tuy nhiên thực tế các dự án đầu tư đã đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới công
tác lập dự án đầu tư.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác lập dự án đầu tư, em chọn đề tài :
“Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không
ADCC. Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế
Nội Bài ” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận về lập dự án đầu tư đã
được học trên ghế nhà trường, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án
tại Công ty ADCC
Trong quá trình nghiên cứu, do có những hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi
có những thiếu sót; em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Minh và các cô chú tại Công ty
ADCC đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
1
Chương I:
Thực trạng công tác lập dự án tại công ty ADCC
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên công ty : Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không – ADCC
Trụ sở chính : 180 Đường Trường Chinh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội;
Điện thoại : 04. 8522684; 04. 8537988; 069. 562538; 069. 563533
Fax 04. 8534468


1.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (Airport
Design and Construction Consultancy Company) thuộc Quân chủng Phòng
không - Không quân.
Tiền thân là Xí nghiệp Khảo sát, Thiết kế và Xây dựng công trình hàng
không, được thành lập ngày 06.11.1990.
Từ ngày 27.7.1993 được tách ra thành Công ty Thiết kế và Tư vấn xây
dựng công trình hàng không - ADCC.
Công ty ADCC là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tế độc lập theo
luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Năm 1996, Công ty được công nhận là doanh nghiệp Hạng I.
Năm 1997, Công ty được cấp bằng chứng nhận thiết kế đạt chất lượng cao
của Bộ Giao thông vận tải và được tặng Huy chương vàng chất lượng của
Phòng Chỉ đạo tuyển chọn công trình đạt chất lượng cao cấp Nhà nước cho
công trình "Thiết kế cải tạo, mở rộng và nâng cấp sân đỗ nặng Sân bay Quốc
tế Tân Sơn Nhất". Đây là công trình thiết kế duy nhất của ngành hàng không
Việt Nam đạt được phần thưởng này.
Năm 2001, Công ty đã tham gia với tư cách là Nhà thầu phụ cho Công ty
PWC của Mỹ trong việc lập Dự án khả thi Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
2
Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không luôn giữ tốc
độ tăng trưởng hàng năm năm sau cao hơn năm trước, đạt được từ 3-20%.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty:
- Tư vấn xây dựng công trình hàng không, giao thông, bưu điện;
- Khảo sát, thiết kế công trình xây dựng hàng không, dân dụng, công
nghiệp, giao thông, bưu điện;
- Khảo sát và khai thác nước ngầm;
- Khảo sát vật liệu xây dựng;
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

- Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng.
- Kinh doanh khai thác bến bãi, kho tàng, cảng chứa container giao nhận
và vận tải hàng hóa;
- Kinh doanh các vật tư, vật liệu xây dựng;
- Cung cấp các dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay;
- Bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng và sân bay;
- Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, công nghiệp, bưu điện và
dân dụng;
- Kinh doanh cho thuê văn phòng;
- Xuất nhập khẩu trang thiết bị, vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.1.3.1 Giám đốc Công ty:
a. Chức trách, quyền hạn:
- Giám đốc Công ty là người chỉ huy, quản lý, điều hành, đại diện tư cách
pháp nhân cao nhất của Công ty;
- Giám đốc chịu sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy và Quân
chủng Phòng không - Không quân, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của
các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân chủng.
- Giám đốc Công ty có quyền quyết định cao nhất về quản lý người lao
động, điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
3
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh - tài chính của Công ty, báo
cáo Quân chủng phê chuẩn;
- Nhận nhiệm vụ, chỉ tiêu pháp lệnh của Quân chủng giao, tổ chức sản
xuất kinh doanh theo kế hoạch và yêu cầu của thị trường;
1.2.2. Phó giám đốc Công ty:
a. Chức trách, quyền hạn:
- Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc phụ trách, giải quyết các lĩnh vực

công tác theo sự phân công của Giám đốc, đảm bảo thực hiện đường lối chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, các qui định của
Công ty và chịu trách nhiệm về các quyết định cụ thể của mình;
b. Nhiệm vụ:
- Giám đốc phân công chi tiết nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban
Giám đốc.
1.2.3. Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương:
a. Chức trách quyền hạn:
- Trưởng Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương là người giúp việc cho
Giám đốc Công ty về công tác tổ chức biên chế, xây dựng lực lượng, quản lý
lao động và thực hiện các chế độ chính sách xã hội, lao động - tiền lương theo
các nhiệm vụ của Công ty;
b. Nhiệm vụ:
- Công tác tổ chức, lao động:
• Chủ trì xây dựng tổ chức biên chế theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty;
• Quản lý quân số trong Công ty;
• Quản lý lao động các đối tượng: Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
viên quốc phòng, lao động hợp đồng;
• Công tác tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển;
- Công tác tiền lương:
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
4
• Xây dựng đơn giá tiền lương;
• Xây dựng quy chế trả lương, thưởng và các khoản trích theo lương;
1.1.3.4 Nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất:
* . Xí nghiệp Tư vấn I (Sân bay, Giao thông):
- Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khu
vực miền Bắc và quân sự toàn quốc;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông.
* Xí nghiệp Tư vấn II (Sân bay, Giao thông):

- Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khu
vực miền Trung và miền Nam;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông.
* . Xí nghiệp Tư vấn dân dụng và công nghiệp:
- Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn toàn quốc;
- Tư vấn xây dựng các công trình kiến trúc hàng không, doanh trại quân sự.
1.2.5 Trung tâm Khảo sát - Kiểm định:
- Khảo sát địa chất;
- Khảo sát đo đạc địa hình;
- Thí nghiệm, khảo sát vật liệu xây dựng;
- Khoan nước ngầm;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trình
xây dựng.
1.2.6 Trung tâm Kinh tế - Đầu tư:
- Lập dự toán chi tiết và tổng dự toán công trình;
- Lập dự toán đề cương khảo sát, lập dự án, thiết kế;
- Nghiên cứu các đơn giá định mức dự toán riêng cho các công trình sân
bay và các công trình đặc biệt khác;
- Nghiên cứu các vấn đề về giá, chi phí thực hiện dự án.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
5
1.2.7. Phụ trách các Xưởng, Đội trực thuộc các Xí nghiệp, Trung tâm:
a. Chức trách, quyền hạn:
- Xưởng trưởng, Đội trưởng phụ trách các Xưởng, Đội tổ chức thực hiện
nhiệm vụ của Trưởng bộ phận phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng
bộ phận về kết quả, chất lượng công việc và sản phẩm của đơn vị mình.
b. Nhiệm vụ:
- Chủ trì điều hành tổ chức sản xuất trong bộ phận, đôn đốc các Chủ
nhiệm công trình, các nhân viên trong bộ phận thực hiện hoàn thành nhiệm vụ
được giao đảm bảo đúng yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ;

- Chủ trì giải quyết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, quản lý kỹ
thuật sản xuất trong phạm vi được giao;
- Giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho mọi nhân viên trong trong Xí
nghiệp, đội hoàn thành nhiệm vụ.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
6
Sơ đồ tổ chức công ty ADCC
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
XÍ NGHIỆP
TƯ VẤN
GIAO THÔNG 1
10=2-2-6
BAN GIÁM ĐỐC
6 = 6-0-0
PHÒNG
CHÍNH TRỊ
3=3-0-0
PHÒNG
TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG
TIỀN LƯƠNG
2=1-0-1
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
5 =2-0-3
PHÒNG
KỸ
THUẬT

6=1-3-2
PHÒNG
KINH
DOANH
3=1-1-1
XÍ NGHIỆP
TƯ VẤN
GIAO THÔNG 2
10=2-2-6
XÍ NGHIỆP XÂY
DỰNG
CÔNG TRÌNH
4-=1-1-2
TRUNG TÂM
KHẢO SÁT –
KIỂM ĐỊNH
10=1-4-5
ĐỘI
DỰ ÁN
QUỐC TẾ 1
1=1-0-0
ĐỘI
DỰ ÁN
QUỐC TẾ 2
1=1-0-0
VĂN
PHÒNG
7=1-3-3
XÍ NGHIỆP
TƯ VẤN

DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP
14=1-4-9
CHI
NHÁNH
ĐÀ NẴNG
3=1-1-1
CHI
NHÁNH
NHA
TRANG
3=1-1-1
CHI
NHÁNH
TP HỒ CHÍ
MINH
3=1-1-1
TRUNG TÂM
KINH TẾ
ĐẦU TƯ
4=1-0-3
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
2=2-0-0
7
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
8
1.2. Thực trạng Lập dự án tại công ty ADCC
1.2.1 Công tác tổ chức

Công ty Thiết kế và tư vấn XD CTHK ADCC là một đơn vị trực thuộc
Quân chủng Phòng Không – Không quân, là một doanh nghiệp hạch toán độc
lập thuộc Quân đội, công ty ADCC có các chức năng, nhiệm vụ chính là:
• Khảo sát, thiết kế các công trình hàng không, dân dụng, công nghiệp,
giao thông, bưu điện;
• Tư vấn xây dựng công trình hàng không, giao thông, bưu điện;
• Khảo sát vật liệu xây dựng;
• Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây
dựng;
Ngoài ra, công ty còn có một số chức năng khác như: Cung cấp các
dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay; bảo trì, sửa chữa các công trình
xây dựng và sân bay;…
Với chức năng và nhiệm vụ hàng đầu là: Khảo sát, thiết kế và tư vấn
XD các công trình hàng không, công ty ADCC có phạm vi lĩnh vực rất rộng,
trải dài trên toàn đất nước, là Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư
vấn xây dựng công trình hàng không. Ngoài ra, Công ty có quan hệ với nhiều
tổ chức quốc tế và các Công ty Tư vấn nước ngoài như: Công ty tư vấn hàng
không Nhật Bản (JAC); Công ty tư vấn Nippon Koei, Tập đoàn Price
WaterHouse Cooper; tập đoàn ITOCHU,…
Dựa trên đặc thù chính của mình, Công ty thường hoạt động trong các
lĩnh vực hàng không dân dụng và lĩnh vực quân sự.
• Về hàng không dân dụng, căn cứ theo yêu cầu của thị trường và yêu
cầu giao nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư (Bộ Giao
thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam, các Cụm Cảng hàng không miền
Bắc, miền Trung, miền Nam, Trung tâm Quản lý bay Việt Nam,…). Công ty
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
9
triển khai các công tác khảo sát, lập quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế và tư
vấn xây dựng các công trình trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không.
• Về lĩnh vực quân sự: Hàng năm, Quân chủng Phòng không – Không

quân căn cứ vào nhu cầu khai thác sử dụng cơ sở vật chất tại các sân bay quân
sự, lập kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng cho các sân bay. Từ đó, quân
chủng giao nhiệm vụ cho Công ty ADCC tiến hành công tác Khảo sát, Quy
hoạch, lập dự án, thiết kế và tư vấn cho quân chủng trong việc đầu tư xây
dựng các công trình sân bay, công trình hậu cần kỹ thuật đảm bảo cho hoạt
động của các sân bay thuộc quyền quản lý khai thác của Quân chủng cũng
như Bộ Quốc phòng.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
10
1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện lập dự án tại ADCC
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
PHÒNG KỸ THUẬT
CHỦ NHIỆM
CÔNG TRÌNH
CHỦ
TRÌ
LẬP
KHÁI
TOÁN
ĐẦU

ĐỘI
KHẢO SÁT
ĐỊA CHẤT
ĐỘI
KHẢO SÁT
VẬT LIỆU
NHÓM
LẬP DỰ
TOÁN

H.MỤC
CHỦ
TRÌ
THIẾT
KẾ
THOÁT
NƯỚC
CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ
SÂN
ĐƯỜNG
HÀNG
KHÔNG
CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ
KẾT CẤU
CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ
KIẾN
TRÚC
CHỦ TRÌ
THIẾT
KẾ
MẶT
BẰNG
TỔNG
THỂ
CHỦ
TRÌ
THIẾT

KẾ
CÔNG
NGHỆ
CHỦ TRÌ
KHẢO SÁT
ĐỊA CHẤT
CHỦ TRÌ
KHẢO SÁT
VẬT LIỆU
CHỦ TRÌ
KHẢO SÁT
TRANG
THIẾT BỊ
ĐỘI
KHẢO SÁT
TR. THIẾT
BỊ
NHÓM
THIẾT
KẾ
H. MỤC
NHÓM
THIẾT
KẾ
H. MỤC
NHÓM
THIẾT KẾ
H. MỤC
NHÓM
THIẾT KẾ

H. MỤC
NHÓM
THIẾT KẾ
H.MỤC
NHÓM
THIẾT
KẾ
H.MỤC
ĐỘI
KHẢO SÁT
TRẮC ĐỊA
CHỦ TRÌ
KHẢO SÁT
TRẮC ĐỊA
CHỦ TRÌ
KS, ĐÁNH
GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
NHÓM
KS, ĐÁNH
GIÁ TÁC
ĐỘNG MT
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ADCC
CHỈ ĐẠO CHUNG
KẾ HOẠCH - KỸ
THUẬT
11
1. Giám đốc Công ty là người điều hành tổng thể toàn bộ dự án;
2. Các Bộ phận sản xuất (Các Xí nghiêp Tư vấn thiết kế) trực tiếp thực

hiện công tác lập Dự án.
2.1. Chủ nhiệm Công trình: Là người chịu trách nhiệm chính đối với
Công ty và Chủ đầu tư về chất lượng và tiến độ Dự án;
2.2. Các chủ trì: Căn cứ vào chuyên ngành được giao, các chủ trì phối
hợp với các nhân viên thiết kế trực tiếp thực hiện công tác lập Dự án.
3. Trung tâm Khảo sát kiểm định: Thực hiện công tác Khảo sát, thu
thập các số liệu phục vụ cho công tác lập Dự án;
4. Trung tâm kinh tế - đầu tư: Thực hiện công tác bóc tách khối lượng,
tính toán khái toán, dự toán, tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình.
5. Phòng kế hoạch, kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về giao chủ
nhiệm công trình, thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệm thu sản phẩm,…
6. Phòng kỹ thuật: Thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật đối với Dự án
trước khi hồ sơ được Giám đốc ký, đóng dấu và giao nộp cho Chủ đầu tư.
Sơ đồ tổ chức của tất cả các Dự án được lập bởi Công ty đều phải tuân
thủ theo đúng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã được tổ chức
QUACERT chứng nhận
1.2.1.2 Quy trình lập dự án tại công ty ADCC
Sơ đồ :
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
12
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
NHẬN NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH DỰ ÁN
NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH VÀ CÁC TÀI LIỆU
LIÊN QUAN, THU THẬP TÀI LIỆU CẦN THIẾT.
LẬP ĐỀ CƯƠNG
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG
LẬP DỰ ÁN và KIỂM TRA
IN, ĐÓNG QUYỂN, KÝ ĐÓNG DẤU VÀ GIAO
CHO CHỦ ĐẦU TƯ
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐƯỢC LẬP

BÀN GIAO TÀI LIỆU ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA
THEO YÊU CẦU CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
LƯU HỒ SƠ
PHÒNG KẾ HOẠCH
TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ
CHỦ ĐẦU TƯ
PHÒNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT
CHẤT LƯỢNG
BỘ PHẬN SẢN XUẤT TRỰC
TIẾP
TƯ VẤN THẨM ĐỊNH,
CHỦ ĐẦU TƯ
PHÒNG KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT
LƯỢNG
QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ADCC
13
1. Ban Giám đốc Công ty, các trưởng Bộ phận, các phòng chức
năng thực hiện công tác liên kết, đối ngoại, năm bắt các chủ trương, chính
sách, cơ sở pháp lý để triển khai nghiên cứu thị trường và định hướng hoạt
động SXKD..
2. Quyết định giao chủ nhiệm công trình:
• Căn cứ vào thị trường, khách hàng, các cơ sở pháp lý, đảm bảo
việc làm cho CB-CNV và doanh thu chung của Công ty, ban GĐ quyết định
Chủ nhiệm Công trình. Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước tổ chức và
triển khai thực hiện dự án.
3 Tiếp nhận, xác định, xem xét các yêu cầu của khách hàng
Tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng dưa ra, kể cả các yêu cầu câng
thiết chưa được khách hàng công bố, các yêu cầu chế định và pháp luật liên

quan đến sản phẩm và các yêu cầu bổ sung khác.
4 Lập, thông qua Công ty và bảo vệ Đề cương – Dự toán
Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước lập, thông qua Công ty Đề
cương – dự toán theo quy chế SX của Cty. Tiến hành bảo vệ Đề cương – dự
toán với bên A và chủ quản đầu tư.
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế:
Ban GD, các phòng ban chức năng phối hợp thực hiện đàm phán, ký
kết hợp đồng kinh tế với bên A.
6 Duyệt Kế hoạch tổng thể:
Chủ nhiệm công trình được giao nhiệm vụ lập KH tổng thể để triển
khai. Giám đốc Công ty điều hành và quyết định duyệt KH tổng thể.
7. Giải quyết thủ tục ứng tiền A-B theo hợp đồng kinh tế.
8. Giao khoán cho Chủ nhiệm công trình (nếu có)
9 Triển khai sản xuất (lập Dự án):
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
14
Chủ nhiệm công trình được giao nhiệm vụ triển khai sản xuất. Với các giai
đoạn gồm:
• Lập kế hoạch về sản phảm, tiến độ, tổ chức thực hiện và quản lý chất
lượng;
• Thực hiện các nội dung công việc tư vấn thiết kế, lập dự án theo các
quá trình quản lý chất lượng và các hướng dẫn chi tiết kèm theo;
• Các bộ phận triển khai các nôi dung công tác quy hoạch, lập dự án,
thiết kế các công trình hàng không, dân dụng, giao thông,… theo nội dung Đề
cương, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất đã được thông qua.
• Hoàn thiện và thông qua hồ sơ, sản phẩm;
• Bảo đảm tài chính, phương tiện và nhân lực.
10. Hoàn thiện, kiểm tra, bàn giao, bảo vệ và nghiệm thu sản phẩm với bên A
11. Tổ chức công tác giám sát tác giả công trình;
1.2.1.3 Các phương pháp lập dự án tại công ty ADCC

Hiện nay, các công trình xây dựng nói chung cũng như các công trình
hàng không nói riêng đều phải tiến hành các công tác, thủ tục đầu tư theo
đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Theo đó, Công tác lập Dự án đối
với các công trình hàng không mà công ty đã và đang thực hiện cũng phải
tuân thủ theo đúng các văn bản pháp lý của nhà nước đã ban hành.
• Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của nước CHXH
CN Việt Nam;
• Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc Quản lý Dự án đầu tư xây
dựng công trình;
• Nghị định số 112/2006/Cp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 16/2005/NĐ-CP;
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
15
• Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
chất lượng Công trình XD.
Một số phương pháp lập dự án mà công ty thường hay sử dụng :
Phân tích đánh giá dựa trên các chỉ tiêu; Phân tích độ nhạy; Phân tích rủi ro.
Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng với từng dự án cụ thể sao cho phù hợp
nhất.
1.2.1.4 Đặc điểm của các công trình hàng không :
Các công trình của ngành hàng không bên cạnh những đặc điểm giống
các ngành vận tải khác( vận chuyển hành khách, hàng hoá …) thì nó còn có
những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:
• Ngành vận tải hàng không sử dụng vùng trời, vì vậy phạm vi của nó
rất rộng và là một hệ thống trên toàn thế giới – đây là một đặc điểm khác biệt
so với ngành vận tải đường bộ và đường sắt.
• Tốc độ hiện đại hoá, và tốc độ tăng trưởng : lưu lượng hành khách,
và hàng hoá là rất lớn.
• Kinh phí đầu tư cho công trình hàng luôn là lớn nhất. Thông thường
kinh phí đầu tư cho một công trình hàng không bao gồm : Cơ sở vật chất, kinh

phí cho hoạt động quản lý bay, đièu hành bay, và quản lý vùng bay giữa các
quốc gia.
• Các công trình hàng không dù là quân sự hay dân dụng đều có liên
quan mật thiết đến an ninh quốc phòng vì ngành hàng không có liên quan trực
tiếp đến lực lượng không quân – là nòng cốt chiến lược quân sự quốc phòng
của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, hầu hết các cảng hàng không hiện nay như : CHK Quốc tế
Nội Bài, CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, CHK Quốc tế Đà Nẵng, CHK Cát bi -
Hải Phòng, CHK pleiku … đều là các CHK sử dụng chung giữa quân sự và
dân dụng. Trong đó, hoạt động quân sự được đảm bảo bởi Quân chủng PKKQ
với các hoạt động chính là :
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
16
• Huấn luyện, chiến đấu, tác chiến, chuẩn bị chiến đấu, và đảm bảo các
nhiệm vụ chiến lược khác của Quốc gia.
Với những đặc điểm đặc điểm đặc thù này, nên công tác lập dự án của
công ty cũng sẽ mang những đặc điểm riêng, cụ thể theo từng công trình.
Song có một đặc điểm chung và nổi bật đó chính là : Trong quá trình lập dự
án, chú trọng rất nhiều tới thiết kế kỹ thuật, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới an
ninh quốc phòng của quốc gia. Trên thực tế, có một số các công trình dân
dụng : mặc dù xét trên phương diện các chỉ tiêu kinh tế thì hoàn toàn không
khả thi, nhưng vẫn phải đầu tư xây dựng.
1.2.1.2.2 Trong việc giao nhận yêu cầu lập Dự án nói chung, cũng như với
đặc thù của ngành hàng không nói riêng, thường theo một quy trình sau đây:
Hàng năm, Cục Hàng không Việt Nam (là Cơ quan quản lý ngành hàng
không - trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải) phối hợp với các Cụm Cảng hàng
không (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) căn cứ vào nhu cầu đầu tư khai
thác sử dụng các Cảng hàng không trên cả nước, căn cứ vào nguồn vốn do
nhà nước cấp đối với từng Cụm Cảng hàng không. Lập yêu cầu giao nhiệm
vụ, chỉ định công tác tư vấn khảo sát, thiết kế cho Công ty hoặc tổ chức đấu

thầu công tác tư vấn khảo sát, thiết kế theo đúng các quy định hiện hành của
Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng. Theo đó, Công ty ADCC nhận nhiệm
vụ và lập kế hoạch tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ được giao theo
đúng các quy trình quy phạm của nhà nước, đảm bảo đáp ứng đúng chất
lượng và tiến độ công trình.
1.2.2 Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án
1.2.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
Là những dự án giao thông các công trình hàng không, sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước, thì việc chứng minh được sự cần thiết phải đầu tư là hết sức
quan trọng. Trong phần này, Công ty thường xem xét , phân tích những khía
cạnh sau :
• Tình hình kinh tế -xã hội khu vực nghiên cứu.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
17
• Đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.
• Các căn cứ nghiên cứu…
Thông thường trong phần này công ty thường tập trung đánh giá chung
về đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh
doanh; Hình thức đầu tư xây dựng công trình; Địa điểm xây dựng, nhu cầu sử
dụng đất; Điều kiện cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác;
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể khác nhau xây mới hay cải
tạo nâng cấp… mà trong phần này sẽ được đề cập thêm những nội dung cụ
thể khác nữa, nhưng nhìn chung thường bao gồm các nội dung trên.
1.2.2.2 Dự báo thị trường
Trong phân tích thị trường, do chủng loại sản phẩm của các dự án mà
Công ty lập là những công trình hàng không, đường bộ, cầu , cống…đó là
những sản phẩm thuộc lĩnh vực giao thông vì vậy mà trong phân tích khía
cạnh thị trường, Công ty thường chỉ xem xét tập trung chủ yếu vào công tác
dự báo về lượng hành khách, hàng hoá,… sẽ sử dụng sản phẩm (các công
trình giao thông) trong tương lai. Các phương pháp dự báo thường được áp

dụng tại Công ty là : phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp hấp dẫn
kinh tế vùng, phương pháp xét đoán chuyên gia kết hợp với phương pháp
ngoại suy xu thế. Còn các khía cạnh khác như: vấn đề tiếp thị, khuyến thị, khả
năng cạnh tranh … thì hầu như là không được xem xét.
Cụ thể :
- Phương pháp ngoại suy xu thế : Dựa vào số liệu thống kê để dự
báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai. Thông thường cần
bốn năm thống kê cho một năm dự báo. Dự báo này chính xác khi số liệu
thống kê có quy luật tăng trưởng ổn định trong thời gian dài.
- Phương pháp hấp dẫn kinh tế vùng : Dựa vào số liệu tăng trưởng
GDP để dự báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai. Thông
thường tỷ lệ tăng trưởng vận chuyển hành khách/ GDP được lấy từ 1 đến 2.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
18
Đối với các nước phát triển thì hệ số này được lấy gần với 1. Đối với các
nước đang phát triển như Việt Nam hệ số này được lấy gần với 2.
- Phương pháp dự báo : Là phương pháp ngoại suy xu thế kết hợp
với xét đoán chuyên gia có đói chứng với tăng trưởng GDP. Trước tình hình
quan hệ giữa GDP % và tăng trưởng vận chuyển hành khách còn lỏng lẻo,
trước những kinh nghiệm thất bại về dự báo của UNDP năm 1990 và JICA
năm 1994 cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài và dựa theo sự chỉ dẫn của
ICAO ( Master planning 1997) , công ty ADCC đã sử dụng phương pháp xét
đoán chuyên gia ( Informed Judgment). Trong dự báo, cơ quan tư vấn đã xem
xét không những các số liệ thống kê vận chuyển của cảng hàng không mà còn
xét đến các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam trong môi trường
hàng không dân dụng thế giới đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực
Châu Á Thái Bình Dương. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình.
Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các
công trình khác
1.2.2.3 Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư.

Các công trình giao thông đòi hỏi về mặt kỹ thuật công trình là rất cao,
đặc biệt với các công trình hàng không có liên quan chặt chẽ với an
ninh quốc phòng. Đây cũng là phần được Công ty tập trung phân tích,
nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, phần này thường chiếm một tỷ lệ khá lớn
trong các dự án mà công ty lập. Một số nội dung chủ yếu trong phân
tích kỹ thuật mà Công ty xem xét :
• Giới thiệu công trình.
• Tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
• Phân tích lựa chọn phương án tổ chức thi công.
• Đánh giá tác động môi trường.
• Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư.
• Lịch trình , tiến độ thực hiện công trình.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
19
• Tổ chức quản lý khai thác và sử dụng lao động.
Các kết quả trong phân tích kỹ thuật của Công ty có độ chính xác và
thực tế cao, bởi Công ty có những phòng ban chức năng chuyên sâu về từng
khía cạnh của công trình.
1.2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Trong phần này, Công ty tiến hành tính toán những chỉ tiêu sau:
• Tổng mức đầu tư và nguồn vốn: Khi xác định tổng mức đầu tư
Công ty căn cứ trên rất nhiều các quy định, nghị định, thông tư…về lệ phí,
đơn giá…Khi tính tổng mức vốn đầu tư, Công ty thường chia thành Chi phí
cho xây lắp, Chi phí cho thiết bị, Chi phí khác tính cho từng hạng mục Công
trình, Dự phòng và trượt giá (10% giá trị xây lắp và chi phí khác) hoặc là Tính
theo giai đoạn đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư,
giai đoạn kết thúc đầu tư, tức là tính toán số vốn đầu tư cần thiết cho tưng giai
đoạn là bao nhiêu, sau đó lấy tổng sẽ cho tổng mức vốn đầu tư cần thiết
• Các chỉ tiêu thường tính : Giá trị hiện tại thuần NPV ( Tùy dự án),
Tỷ lệ nội hoàn IRR, Thời gian thu hồi vốn T (tuỳ dự án). Các chỉ tiêu này

được tính toán trên cơ sở so sánh 2 trường hợp là có dự án và không có dự án,
thông qua việc tính toán những lợi ích thu được khi co dự án và toàn bộ chi
phí đầu tư cho dự án để tính toán các chỉ tiêu, sau đó thì tiến hành phân tích
độ nhạy cho các chỉ tiêu.
Có thể thấy là trong phân tích hiệu quả kinh tế, Công ty còn chưa đi sâu thể
hiện ở những chỉ tiêu tính toán còn hạn chế, cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu
tính toán trong phần này, để khẳng định chắc chắn tính khả thi của dự án về
mặt kinh tế. Tuy nhiên, như đã nói ở trên các công trình xây dựng hàng không
gắn chặt với an ninh quốc phòng nên trong một vài trường hợp dù cho hiệu
quả kinh tế không đạt được nhưng công trình vẫn được triển khai thực hiện.
Vì vậy, việc tính toán về hiệu qủa kinh tế đôi khi bị hạn chế.
Trên cơ sở xem xét các nội dung được Công ty nghiên cứu trong quá
trình soạn thảo dự án đầu tư có thể nhận xét một cách tổng quát là các nội
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
20
dung về thị trường, nguyên vật liệu, tính khả thi về tài chính cho dự án cũng
như hiệu quả kinh tế xã hội chưa được đề cập một cách đầy đủ. Trong thời
gian tới Công ty cần bổ sung và hoàn thiện các nội dung như phân tích đánh
giá, dự đoán thị trường của dự án; bổ sung phân tích năng lực tài chính của
dự án cũng như đánh giá hiệu quả tài chính của dự án theo hướng ngày càng
hoàn thiện hơn. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án cũng
cần được xác định theo hướng ngày phù hợp hơn với điều kiện nền kinh tế thị
trường.
Để thấy rõ thực trạng công tác lập dự án ở Công ty chúng ta đi vào
nghiên cứu công tác lập một dự án cụ thể sau:
1.3 Lập dự án đầu tư " Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng
không quốc tế Nội Bài" Công tác lập dự án “ Xây dựng nhà ga
hàng hoá Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài”
1.3.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng nhà ga hàng hoá CHKQT Nội Bài
1.3.1.1.1 Cơ sở

Nhà ga hành khách T1 được đưa vào khai thác tháng 10 năm 2001 đã
đặt một mốc quan trọng cho quá trình thực hiện quy hoạch hóa tổng thể phát
triển cảng hàng không quốc tế Nội Bài.Theo quy hoạch điều chỉnh này, khu
vực nhà ga hành khách cũ G2, G3, G4 cũng như khu vực kho hàng hiện tại,
khu vực xí nghiệp chế biến xuất thức ăn khu vực bãi đỗ xe cũ với tổng diện
tích khoảng 40.000 m2 được quy hoạch để xây dựng nhà ga hàng hoá mới.
Dự án này được đánh giá là dự án quan trọng trong kế hoạch phát triển
tổng thể của CHKQT Nội Bài, nhất là trong điều kiện lưu lượng hàng hoá
hàng không gia tăng, là bằng chứng của những thành tựu mà Việt Nam đạt
được trong quá trình đa phương hoá quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế
cũng như hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
21
1.3.1.1.2 Đánh giá chung về CHK QT Nội Bài
Từ sau khi chính phủ Việt Nam áp dụng những “ liệu pháp mạnh” có kiểm
soát nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt
Nam nói riêng đã có bước tăng trưởng vững chắc. Riêng CHKQT Nội Bài đã
có nhịp độ gia tăng vận chuyển hàng không cao và ổn định.
• Vận chuyển hành khách: tăng từ 433.367 hành khách / năm ( 1991)
đã tăng lên 1.855.612 hành khách/ năm ( 2000). Nhịp độ tăng trưởng bình
quân thời kỳ 1991 – 1996 là 30%/ năm , thời kỳ 1997 – 2000 giảm xuống 3.5
% năm do khủng hoảng kinh tế khu vực, 2001 – 2002, vận chuyển hành
khách tại CHKQT Nội Bài đã đạt 2 triệu hành khách trong đó hành khách
quốc tế chiếm 50%.
• vận chuyển hàng hoá : từ 4.840 tấn/ năm 1991 đã tăng lên 53.700
tấn/ năm ( 2002) với nhịp độ tăng trưởng bình quân năm đạt 50% trong một
số năm trong thời kỳ1991 – 1996 hàng hoá nội địa đã có bước tăng trưởng
mang tính hiện tượng vào năm 1994 và 1996 và với hàng hoá quốc tế các năm
1996, 2000 và 2002. Hàng hoá quốc tế chiếm 40% tổng lưu lượng hàng hoá
vận chuyển hiện nay.

1. Nhu cầu vận tải hàng không
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về vận tải hành khách và hàng hoá của
CHKQT Nội Bài . Tuy nhiên do những hạn chế về năng lực hạn chế về năng
lực vận tải của cảng hàng không cộng thêm những biến chuyển đột suất về
tình hình quốc tế và khu vực như khủng hoảng kinh tế khu vực, sự kiện 11/9,
dịch bệnh Sars, nên nhu cầu tiềm năng chưa được đáp ứng thoả đáng.
Trong quyết định số 152 / TTg ngày 04/4/1994 của Thủ tướng chính
phủ, nhu cầu vận tải hàng không tại CHKQT Nội Bài được dự báo như sau :
Đến năm 2010 : 8 ~ 9 triệu hành khách và 9 ~ 10 vạn tấn hàng hoá
Để đáp ứng nhu cầu trên CHKQT Nội Bài đã và đang tăng cường cơ sở
vật chất kỹ thuật để nâng cao năng lực có thể tiếp nhận các máy bay cỡ lớn
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
22
như A321. và B777. Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành
khách T1 , việc xây dựng một nhà ga hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế là một
trong những yêu tiên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá quốc
tế ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ càng cao trong tổng lưu lượng hàng hoá vận
tải của CHKQT Nội Bài.
2.Kế hoạch phát triển
Lưu lượng hàng hoá vận tải của CHKQT Nội Bài đã đạt mức 53.700
tấn vào năm 2002, lớn hơn nhiều so với mức dự báo năm 1994. Khu vực hàng
hoá hiện tại đã quá lạc hậu và cần được thay thế ngay lập tức bởi một nhà ga
hàng hoá xây dựng mới nhằm đáp ứng hoạt động khai thác CHK.
Theo quy hoạch phát triển tổng thể CHK, Nhà ga hàng hoá sẽ là một
tổng thể bao gồm toà nhà ga hàng hoá với hệ thống các nhà kho và khu văn
phòng, đỗ xe tải….Nhà ga hàng hoá sẽ được thiết kế để phục vụ khách hàng
giao nhận hàng hoá ở phí tiếp giáp đường cao tốc và máy bay chở khách và
máy bay chuyên chở hàng ở phía tiếp giáp với sân đỗ máy bay.
• Đánh giá điều kiện tự nhiên khu vực
• Điều kiện địa lý, khí tượng, khí hậu có liên quan.

Cảng HKQT Nội Bài nằm trong huyện sóc sơn – TP Hà Nội, cách
trung tâm thành phố khoảng 30 km về phía bắc. Khu vực CHK là một đồng
bằng bồi tích được tạo thành bởi sông Hồng và các phụ lưu sông Hồng, tương
đối bằng phẳng với mặt đất cao 12m so với mực nước biển.
Nhìn chung các điều kiện tự nhiên của khu vực đều thuận lợi cho hoạt
động hàng không của sân bay cũng như cho xây dựng các công trình sân bay.
Kết luận Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà ga hàng hoá CHKQT
Nội Bài
Nhà ga hàng hoá CHKQT Nội Bài không chỉ đem lại nguồn thu đáng
kể cho CHKQT Nội Bài mà quan trọng hơn nó sẽ đóng vai trò chủ yếu trong
tiến trình phát triển của CHKQT Nội Bài như là một hệ thống tổng thể CHK
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
23
tầm cỡ quốc tế. Thiếu nhà ga hàng hoá, CHK này sẽ khó có thể trở thành một
cửa ngõ ra thế giới của Việt Nam trong hoàn cảnh tiến trình hội nhập và toàn
cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Trong nước, nhà ga hàng hoá sẽ là động lực thúc đẩy phát triển các
ngành sản xuất công nghiệp, hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu ở khu vực
phía bắc. Nhà ga sẽ đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá của đất nước.
1.3.1.2 Dự báo lưu lượng hàng hoá lưu thông qua CHKQT Nội Bài
Như trên đã đề cập đến các phương pháp dự báo của ngành hàng
không, và trong dự án này phương pháp thông dụng của hãng hàng không
( gọi tắt là ACM). Phương pháp này dựa trên các nhân tố thực tế và các nhân
tố khả năng.
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
24
Bảng 1-1 : Kết quả đánh giá các mô hình dự báo
Loại mô hình <
Biến số giải tích>

Tổng cộng Hàng quốc tế Hàng nội địa
Dãy số thời gian hệ số tương quan 0,7878 0,8923 0,6158
Hệ số xác đinh ( R2) 0,6206 0,7962 0,3792
Sai số chuẩn 6331,1034 2346,2003 4428,5441
Mức ý nghĩa F 0,0202 0,0029 0,1041
Hệ số của X 30611,0238 1752,7500 1038,2738
Giá trị T 3,1330 4,4810 1,9150
Mức ý nghĩa T 3,1330 4,4810 1,1950
Hằng số 14482,0952 598,0000 13884,0952
Giá trị T 2,1510 0,2400 2,9480
Mô hình tuyến
tính <GDP>
Hệ số tương quan 0,7957 0,8983 0,647
Hệ số xác định 0,6332 0,8069 0,3902
Sai số chuẩn 6225,5318 2283,2629 4388,9069
Mức ý nghĩa F 0,0182 0,0024 0.0977
hệ số của X 0,0714 0,0407 0,0306
Giá trị T 3,2190 5,0090 1,9600
Mức ý nghĩa T 0,0182 0,0024 0,0977
Hằng số 7259,7055 - 3486,7731 10746,4787
Giá trị T 0,8340 - 1,0920 1,7500
Mô hình tuyến
tính
< A/M >
Hệ số tương quan R 0,9257 0,8105 0,9436
Hệ số xác định 0,8570 0,6569 0,8905
Sai số chuẩn 3886,5532 3043,8672 1859,6152
Mức y nghĩa F 0,0010 0,0147 0,0004
Hệ số của x 3,6106 1,5981 2,0124
Giá trị T 5,9980 3,3900 6,9870

Mức y nghĩa T 0,0010 0,0147 0,0004
Hệ số của Y ( hằng
số)
- 27585,8454 - 15436,9158 - 12148,9296
Giá trị T - 2,6470 - 1,8910 - 2,4360
Ghi chú: A/M là sự chuyển dịch của máy bay ( tức là số chuyến bay đi và bay đến)
( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC)
Có thể thấy, đối với ngành hàng không thì không có phương pháp dự báo nào
đựoc xem là có tính thực tiễn hơn phương pháp ACM trong việc lý giải xu
SV: Đào Thị Phương Lớp: Đầu tư 45B
25

×