Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thuctrang TNDL DBSCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.29 KB, 43 trang )

1

THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÙNG
DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Giảng viên: Phạm Thị Mỹ Linh
Môn: Tài Nguyên du lịch - Lớp: HOS 250 K
Sinh viên thực hiện: Nhóm 8

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển bắt nhịp với nền kinh tế toàn
cầu. Trong đó ngành du lịch chiếm một tỉ trọng khá cao và đóng góp không nhỏ cho
nguồn thu nhập chung của nước ta. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế xã hội, du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng
nguồn thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc
làm và nâng cao mức sống cho người dân. Khi cuộc sống của người dân được cải
thiện về nhiều mặt, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày thì
họ nghĩ đến việc đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu nhằm mục đích phát triển thể chất
và tinh thần. Chính vì vậy, ngày nay du lịch nước ta được quan tâm và đầu tư phát
triển một cách thỏa đáng xứng tầm quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn còn nhiều tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa
được đầu tư và khai thác tốt phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch. Chính vì lí
do đó, nhằm mục đích chia sẻ kiến thức về vùng đất có tiềm năng to lớn ở nước ta,
nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng tài nguyên du lịch tại vùng du lịch Đồng
bằng Sông Cửu Long” cho bài tiểu tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận gồm 4 chương:
 Chương 1: Giới thiệu vùng du lịch.
 Chương 2: Đánh giá chung đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch.
 Chương 3: Các loại hình du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động chính của

vùng du lịch.
 Chương 4: Một số tài nguyên du lịch chính để phát triển du lịch tại vùng và



thực trạng khai thác hiện tại.


2

1. Giới thiệu vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.1. Khái quát chung:
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn của Việt Nam
nằm ở hạ lưu Sông Mê Công là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là
Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân
Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố
Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long An và Kiến Tường cũ), tỉnh Tiền
Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu
Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến
Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và
tỉnh Cà Mau với diện tích lưu vực 40000 km2 và tổng diện tích tự nhiên khoảng
3,96 triệu ha, chiếm 79% diện tích toàn châu thổ và bằng khoảng 5% diện tích toàn
lưu vực sông Mê Công.
Bên cạnh đó, cả vùng còn có hơn 700 km bờ biển phía Tây Bắc giáp
Campuchia, phía Đông Bắc tiếp giáp Vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp biển
Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây giáp vịnh Thái Lan. và hàng
trăm hòn đảo với nhiều bãi biển đẹp như: Hòn Chông, Mũi Nai, Phú Quốc, Ba
Động… có thể khai thác phát triển loại hình du lịch biển đảo. Đây là vị trí thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu
cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Với nhiều ưu đãi của thiên nhiên, vùng ĐBSCL được biết đến là vùng đất
hiền hoà, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt và nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng.
Nhiều chuyên gia du lịch đã ví ĐBSCL như cô gái giản dị, mộc mạc, nhưng đậm
nét “duyên ngầm” như chính những cô thôn nữ sinh ra và lớn lên tại vùng sông

nước này.
Ngoài ra đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng phì nhiều nhất Đông Nam
Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn
nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước
trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực
và thế giới.
Đặc biệt Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng nông nghiệp to lớn, trong
những năm qua đã có đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng lương thực, góp phần
đưa Việt Nam thành một trong các nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

1.2. Vị trí địa lý:
 Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam, gần đường

xích đạo, còn được gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ
hay ngắn gọn là miền Tây.
 Tổng diện tích tự nhiên: 39734 km2 (chiếm 12,2% diện tích tự nhiên của cả
nước).


3
 Có 1 Thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ) và 12 tỉnh.
 Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ.
 Phía Bắc giáp Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao

lưu, hợp tác với các nước trên bán đảo.
 Phía Tây Nam giáp vịnh Thái lan, Đông Nam giáp biển Đông, thuận lợi giao

lưu kinh tế biển, quan hệ, hợp tác với các nước khác trên Thế Giới.
 Có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là
vùng đặc quyền kinh tế.

 Đồng bằng sông Cửu Long còn nằm trong khu vực có đường giao thông
hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam Á và Đông Nam Á cũng như với
châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan
trọng trong giao lưu quốc tế.

1.3. Điều kiện tự nhiên:
 Địa hình:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những
trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng
giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt
động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc
theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích
đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên,
tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng,
độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.
 Khí hậu:

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nền khí hậu ở ĐBSCL quanh năm
nắng ấm và sự phân mùa khô-ẩm rất sâu sắc tuỳ theo hoạt động của hoàn lưu gió
mùa. Mùa khô thường trùng vi mùa ít mưa, đây cũng là thời kỳ khống chế của gió
mùa Đông-Bắc kéo dài khoảng từ tháng XI đến tháng IV năm sau, có khí hậu đặc
trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Mùa ẩm trùng với mùa mưa, là thời kỳ khống chế
của gió mùa Tây-Nam kéo dài từ tháng V đến tháng X, có khí hậu đặc trưng là
nóng, ẩm và mưa nhiều. Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long có sắc thái riêng, đó
là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cận xích đạo, nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm,
mùa mưa về cơ bản là mùa hè, mùa khô xuất hiện vào các tháng giữa và cuối mùa
đông, đầu mùa hè. Sự tương phản về mưa giữa mùa mưa và mùa khô rất sâu sắc.
Bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng (150-160) kcal/cm2. Số giờ nắng trung
bình năm khoảng (2.200-2.800) giờ. Do nền bức xạ cao, địa hình khá bằng phẳng

nên nhiệt độ phân bố tương đối đều trong đồng bằng sông Cửu Long với nhiệt độ
không khí trung bình năm biến đổi trong phạm vi (26-29)oC. Nhiệt độ không khí
cao nhất tuyệt đối có thể tới (38-40)oC. Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối
khoảng (14-16)oC.
Lượng mây tổng quan trung bình năm khoảng 7/10 bầu trời, tăng lên 8/10
bầu trời vào các tháng mùa mưa và giảm xuống 4-5/10 bầu trời vào các tháng mùa


4

khô. Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng (70-80)%. Tốc độ gió trung bình năm
từ khoảng 2 m/s trong đồng bằng tăng lên trên 3 m/s ở ven biển. Tốc độ gió lớn nhất
có thể tới (25-30) m/s. Lượng bốc hơi trung bình năm tương đối lớn, khoảng 1.1001.400 mm. Lượng mưa năm trung bình nhiều năm biến đổi trong phạm vi từ dưới
1400 mm ở khu vực giữa sông Tiền - sông Hậu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang,
Vĩnh Long tăng lên trên 2.400 mm ở bán đảo Cà Mau (hình 2-2). Mùa mưa hàng
năm xuất hiện vào các tháng V-XI, trong đó 3 tháng có lượng mưa trung bình tháng
lớn nhất xuất hiện vào các tháng VII-IX. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng (8895)% lượng mưa năm; 3 tháng liên tục mưa nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng I-III
và chỉ chiếm dưới 3% lượng mưa năm.
 Đất đai:

Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau:











Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông
Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và
khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước. Nhóm đất này có độ phì cao và
cân đối, thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây
công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng
trung tâm bản đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện
tích toàn vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ
nhanh.
Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng.
Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng
Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường.
Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng,
đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn
vùng.
Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp
trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả.

 Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch:

Ngoài hệ thống sông Cửu Long, trong đồng bằng còn có các hệ thống sông
chính sau:


Hệ thống sông Vàm Cỏ, bao gồm hai nhánh Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông.
Sông Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ vùng đồng bằng tỉnh Prey Veng, chảy theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam vào Việt Nam (tỉnh Long An). Diện 12 tích lưu
vực 1.720 km2 , chiều dài trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 110 km.
Sông đã bị thoái hóa vì sau khi đắp đập Svay Rieng, dòng sông không còn

lưu thông với nguồn triều từ biển Đông. Về mùa khô, dòng chảy cơ bản rất
nhỏ do không có nguồn sinh thủy, nhưng trong mùa lũ, lưu vực sông lại


5













chính là khu trữ và chuyển lũ tràn từ Mekong sang Việt Nam; sông Vàm Cỏ
Đông bắt nguồn từ vùng đồi thấp tỉnh Prey Vieng, chảy theo hướng Tây BắcĐông Nam vào tỉnh Tây Ninh của Việt Nam. Chiều dài sông chính trong
phần đất Campuchia là 54 km, diện tích lưu vực tương ứng là 1.380 km2 .
Đoạn chảy gần vào Việt Nam lòng sông còn khá sâu và bị ảnh hưởng của
thủy triều biển Đông.
Nhóm sông Sở Thượng, Sở Hạ, Cái Cỏ - Long Khốt chạy dọc theo biên giới
VN-CPC trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Long An.
Hệ thống sông Cái Lớn-Cái Bé, hoàn toàn là các sông vùng triều, xuất phát
từ trung tâm bán đảo Cà Mau (BĐCM) và đổ ra biển qua cửa Cái Lớn. Đoạn
cửa sông có lòng rất rộng nhưng không sâu. Do nối với sông Hậu bởi nhiều
kênh đào lớn nên chế độ dòng chảy của Cái Lớn-Cái Bé cũng chịu ảnh
hưởng chế độ dòng chảy từ sông Hậu.

Hệ thống sông Mỹ Thanh, gồm có sông chính Mỹ Thanh, các chi lưu Cổ Cò,
Nhu Gia là trục tiêu, dẫn nước mặn và cũng là trục đường giao thông thuỷ
cực kỳ quan trọng của vùng BĐCM.
Hệ thống sông Gành Hào, gồm có sông chính là Gành hào và các chi lưu Tắc
Thủ, Đầm Dơi và Đầm Chim. Sông là trục tiêu, lấy nước mặn và cũng là trục
đường giao thông thủy cực kỳ quan trọng cho vùng BĐCM.
Hệ thống sông Đốc bao gồm sông Đốc, các chi lưu Cái Tàu, Biện nhị - Cán
Gáo, là trục tiêu chính của vùng U Minh.
Hệ thống kênh đào ở ĐBSCL được phát triển chủ yếu trong vòng hơn 1 thế
kỷ nay, với mục đích chính là phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông
thủy. Đến nay, hệ thống kênh đào đã được xây dựng khá dày trên phạm vi
toàn ĐB ở 2 cấp kênh, với mật độ khoảng 3 – 5 km/kênh trục, 1,5 – 2km/cấp
2. Hệ thống cấp 3 và nội đồng còn phát triển ở mức thấp. Hệ thống kênh trục
trong đồng bằng bao gồm:
Hệ thống kênh trục nối sông Hậu với biển Tây, sông Tiền với sông Vàm Cỏ
Tây và sông Tiền với sông Hậu. Ngoài ra tại vùng Đồng Tháp Mười còn có
các trục chạy dọc từ biên giới Việt Nam-Căm Pu Chia với sông Tiền.

1.4. Điều kiện nhân văn:
XXXXXXXXXXXXXXXXXXX

2. Đánh giá chung đặc điểm tài nguyên du lịch của vùng du lịch
Đồng bằng Sông Cửu Long.


Nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú với đặc thù miền quê
song nước, vùng sinh cảnh đất ngập nước, ven biển có nhiều cảnh quan đặc
sắc gắn với đời sống dân cư bản địa với những sinh hoạt văn hoá và lễ hội
mang đậm màu sắc văn hoá truyền thống.
• Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển

nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, sông nước,


6

miệt vườn; du lịch văn hoá với các đặc trung văn hoá Óc Eo, các di tích lịch
sử cách mạng và du lịch sinh thái biển, đảo mà trọng tâm là đảo Phú Quốc.
• Tài nguyên thiên nhiên phong phú, kết hợp với tinh hoa văn hoá, lịch sử
cộng đồng tạo nên một nền văn hoá đa bản sắc, đậm chất phương Đông: vừa
kín đáo, vừa giản dị. Đó cũng là bản sắc văn hoá đặc trưng của người miền
Tây hiền hòa, phóng khoáng góp phần làm nên những sản phẩm du lịch đặc
thù.
• Tài nguyên du lịch đồng bằng sông Cửu Long khá phong phú và đa dạng, có
các khu dự trữ sinh quyển ở Cà Mau – Kiên Giang, các vườn quốc gia nổi
tiếng: U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc…; có núi rừng, biển đảo và
hang động ở An Giang, Hà Tiên- Phú Quốc(Kiên Giang), Cà Mau; có nhiều
sâu chim, chợ nổi trên sông.
Đánh giá chung: Đồng bằng Sông Cửu Long có nguồn tài nguyên dồi dào, phong
phú, đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Là cơ sở để ngành du lịch phát triển.

3. Các loại hình du lịch đặc trưng và địa bàn hoạt động chính
của vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển
nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, sông nước, miệt
vườn; du lịch văn hóa với các đặc trưng văn hóa Óc Eo, các di tích lịch sử cách
mạng và du lịch sinh thái biển, đảo mà trọng tâm là đảo Phú Quốc.
Hiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển du lịch theo chiều sâu
nhằm góp phần tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này. Theo đó, từ nay đến
năm 2020, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát triển mạnh các loại hình du
lịch du lịch sông nước, sinh thái tại các khu rừng ngập mặn, du lịch văn hóa, lễ hội,

nghỉ dưỡng biển cao cấp.
Các loại hình du lịch tại khu vực này được chia thành bốn cụm, bao gồm:
 Cụm trung tâm thuộc bốn tỉnh, thành phố là: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và

Hậu Giang. Loại hình du lịch chủ lực tại đây là sông nước, thương mại, lễ hội,
nghỉ dưỡng biển cao cấp.
 Cụm bán đảo Cà Mau thuộc ba tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng được xây
dựng với loại hình tham quan điểm cực Nam của đất nước, du lịch sinh thái tại
các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc
Khmer.
 Cụm duyên hải phía đông thuộc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và
Trà Vinh phát triển du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan
làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.
 Cụm Đồng Tháp Mười có các tỉnh Long An và Đồng Tháp với sản phẩm chủ
yếu là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước Đồng Tháp Mười.


7

3.1. Loại hình du lịch sông nước, sinh thái và miệt vườn:
Với những đặc trưng riêng là không gian văn hóa sông nước, vườn cây ăn
trái, ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã định vị rõ sản phẩm đặc
trưng của vùng là Du lịch sông nước, sinh thái và miệt vườn.
Các chợ nổi nổi tiếng là một trong những nét văn hóa đặc sắc mà chỉ có
ĐBSCL mới có. Tiêu biểu như Chợ nổi Cái Bè (Cai Lậy- tỉnh Tiền Giang), chợ nổi
Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (TX. Ngã Bảy- tỉnh Hậu
Giang), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị- Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới BìnhCà Mau)… Đây là cơ sở để ĐBSCL tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông
nước đồng bằng và miệt vườn.
Sóc Trăng là tỉnh có số lượng sông ngòi không nhiều ở khu vực ĐBSCL nhưng
trong 4 tháng đầu năm 2013 tổng lượt khách tham quan đến Sóc Trăng gần 250.000

lượt, trong đó khách quốc tế hơn 3.000 lượt, khách lưu trú trên 40.000 lượt thì có
trên 60% lượng khách tham gia vào các tour du lịch sông nước và miệt vườn.
Hiện nay, du lịch sông nước, sinh thái đang phát triển mạnh tại Tiền Giang.
Chỉ tính từ đầu năm đến tháng 5/2013, Tiền Giang đã đón 369.000 lượt du khách,
tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có trên 190.000 khách quốc tế chiếm
trên 50%. Doanh thu đạt 1.127 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2012.
Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, con sông lớn nhất Đông Nam Á, ĐBSCL có diện tích
tự nhiên gần 40.000 km2, bằng 5,6% diện tích của lưu vực, với mạng lưới sông ngòi
kênh rạch chằng chịt, được mệnh danh là “thế giới sông nước” (Water World). Từ
lâu loại hình du lịch bằng tàu, ghe len lỏi vào sâu trong các kênh rạch, trải nghiệm
cuộc sống của người dân vùng sông nước cũng rất hấp dẫn du khách khi đến với
ĐBSCL.

3.2. Loại hình du lịch Homestay:
Mang đến cho du khách những trải nghiệm thực tế với sinh hoạt đời thường
của người dân, khám phá cuộc sống làng quê sông nước và văn hóa bản địa, du
khách nên lựa chọn cho mình hành trình tour du lịch tại Bến Tre, đại diện cho loại
hình du lịch sông nước miệt vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên địa bàn Bến Tre có gần 20 điểm Homestay, chủ yếu tập trung ở huyện Châu
Thành, TP.Bến Tre, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, con số này đã tăng dần và mức độ
phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Tuy có bước phát triển nhanh, thu hút nhiều du khách quốc tế. Song,
Homestay ở Bến Tre vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh vốn có. Hầu hết
các điểm homestay nằm rải rác ở nhiều nơi, nhiều huyện, khoảng cách xa, đầu tư
nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tự có của hộ gia đình, giao thông còn gặp
nhiều khó khăn. Vốn đầu tư của các chủ vườn cũng hạn chế nên các dịch vụ không


8


đồng đều. Các địa phương có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này cần quan
tâm đến vấn đề môi trường du lịch, khai thác phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ
môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

3.3. Loại hình du lịch Văn Hoá:
Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều tiềm năng về du lịch với phong cảnh
thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu ôn hoà, sản vật phong phú,… Và cũng có nhiều hoạt
động văn hoá lễ hội dân gian cổ truyền mang đậm nét văn hoá đặc thù hết sức độc
đáo ở mỗi địa phương.
Nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú với đặc thù miền quê sông
nước, vùng sinh cảnh đất ngập nước ven biển có nhiều cảnh quan đặc sắc gắn với
đời sống cư dân bản địa với những sinh hoạt văn hoá và lễ hội mang đậm màu sắc
văn hoá dân tộc truyền thống, nếu biết khéo léo khai thác kết hợp sẽ tạo nên những
sản phẩm du lịch đầy thu hút.
Ngoài những lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo như lễ hội
vía bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Ook om bok, đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi… và
“tính cách con người Phương Nam” hiền hòa, hiếu khách cũng là những sản phẩm
du lịch thú vị hấp dẫn du khách

3.4. Loại hình du lịch vui chơi- giải trí:
Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long với 2 nhánh chính là
sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo
đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc
sắc, hấp dẫn. Nơi đây có những vườn quốc gia, sân chim, vườn cò với vô số chim
muông và động thực vật quý như: vườn quốc gia Tràm Chim, vườn cò Tháp Mười
(Đồng Tháp); vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang); sân chim Vàm Hồ (Bến Tre);
sân chim Bạc Liêu; vườn quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ, rừng đước Năm
Căn, sân chim Chà Là, Đầm Dơi, Ngọc Hiển (Cà Mau)... ĐBSCL còn hấp dẫn du
khách với rất nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả
như: làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp), vườn hoa kiểng Thanh Tâm (Long An),

làng trái cây Cái Mơn (Bến Tre)… Những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng
sớm như Cái Răng (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã
Năm (Sóc Trăng)… hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên
trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy, cồn Tiên (Bến Tre), cồn Mỹ Phước
(Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (Tiền Giang)… cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của
vùng sông nước Nam bộ.
Đến ĐBSCL, du khách có dịp thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền
thống đặc trưng của vùng sông nước như cải lương, các điệu lý, điệu hò hay các bản
nhạc, điệu múa của đồng bào Khmer. Đặc biệt, các tỉnh ĐBCSL còn là nơi thực
hành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.


9

3.5. Loại hình du lịch tâm linh:
Tập trung phát triển vùng Bảy Núi An Giang thành trung tâm hành hương
với các loại hình: tham quan, chiêm bái Lăng Miếu núi Sam; chùa, Tượng phật Di
Lặc trên đỉnh núi Cấm, Nhà mồ Ba Chúc, các chùa Phật giáo Nam tong.
Những ngày Tết Ất Mùi, các điểm du lịch trong khu vực đón từ hàng ngàn đến hàng
chục ngàn du khách mỗi ngày.
Đi chùa đầu năm là phong tục đẹp của người dân Việt Nam. Những ngày Tết Ất
Mùi, Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ
đón khoảng 1 vạn khách hành hương, tham quan mỗi ngày.
An Giang lại có nhiều lợi thế về du lịch tâm linh khi có vùng Thất Sơn với đền B À
Chúa Xứ.

3.6. Loại hình du lịch mạo hiểm:
Leo núi, dù lượn, lặn biển (Kiên Giang), thám hiểm hang động (Bảy Núi An
Giang), vượt địa hình thủy, bộ…


4. Một số tài nguyên du lịch chính để phát triển du lịch và thực
trạng khai thác tại vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long.
4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nằm liền kề thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực
kinh tế - văn hóa đặc biệt quan trọng của khu vực phía Nam.
Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long với 2 nhánh chính là
sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo
đã hình thành cho Đồng bằng Sông Cửu Long một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên
những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn. Nơi đây có những vườn quốc gia, sân chim,
vườn cò với vô số chim muông và động thực vật quý. Đồng bằng Sông Cửu Long
còn hấp dẫn du khách với rất nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và vườn cây ăn trái bạt
ngàn, trĩu quả; hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong
lành và hàng trăm đảo nhấp nhô giữa biển khơi gió lộng cũng là một nét đẹp rất đặc
trưng của vùng sông nước Nam Bộ.
Có thể kể đến các Điểm Tài nguyên Thiên nhiên nổi bật như:
4.1.1. Vườn quốc gia Tràm Chim.
Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện
Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′
Đông với tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp,
Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sính) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong
vùng là 30.000 người


10

Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước,
được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim
quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ - một loài chim cực kỳ quý hiếm có tên trong sách đỏ.
Bằng những nỗ lực khi triển khai dự án tại đây nhiều năm qua, việc quản lý

thủy văn được cải thiện, mực nước được điều chỉnh, các loài thủy sinh, thủy sản
phát triển, thảm thực vật được phục hồi… Qua đó, dự án góp phần duy trì môi
trường đất ngập nước, bảo tồn các loài chim quý hiếm, nhất là sếu đầu đỏ - loài
chim sắp tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Theo số liệu thống
kê từ WWF, gần đây có khoảng 12.000 con cò nhạn, hơn 10.000 con điên điển, trên
1.500 con cồng cộc và 6.000 con cò trắng đến sinh sống, sinh sản tại Vườn quốc gia
Tràm Chim.
4.1.2. Sân chim Vàm Hồ
Sân chim nằm trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Từ thành
phố Bến Tre theo đường tỉnh 885, đến thị trấn Ba Tri rồi rẽ về ngã Tân Xuân là đến
Vàm hồ, đoạn đường dài khoảng 52 km. Vườn chim Vàm Hồ là hệ sinh thái đặc
sắc, tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển cửa sông Cửu Long, có giá trị sinh học
cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Người ta biết đến vùng đất này từ hơn 100 năm nay với tên gọi là cù lao Lá.
Lúc đầu, nơi đây là một con rạch nhỏ, đổ ra sông Ba Lai, dần dần do phù sa bồi đắp
mà nên. Với độ cao trung bình khoảng 1,2 m so với mặt nước biển, Vàm Hồ là địa
điểm lý tưởng cho các loài thực vật phát triển tạo thành một dãy rừng ngập mặn
rộng hàng chục ha xuôi theo dòng Ba Lai. Đó chính là nơi trú ngụ của hơn nửa triệu
con chim các loại. Theo thống kê, sân chim Vàm Hồ có khoảng 84 loài thuộc 35 họ
và 12 bộ khác nhau; đông đảo nhất phải kể đến cò trắng, cò ngang nhỏ, vạc, diệc
xám...; các bụi cây thấp hơn là thế giới của các loài cuốc, bìm bịp, chèo bẻo...; dưới
cùng là nơi sinh sống của các loài thú hoang dã như dơi, chồn, rắn, sóc, trăn...
Tuy nhiên, quá trình khai thác du lịch đã làm lượng chim sụt giảm. Để bảo
vệ sân chim, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri giao sân chim cho xã Tân Mỹ quản lý,
bảo tồn. Sân chim ngưng khai thác du lịch, xã đóng cửa rừng, thuê lao động canh
giữ, mọi việc ra vào khu rừng bảo tồn đều hạn chế. Khu rừng trở nên yên tỉnh, mùa
mưa đàn chim cò về làm tổ sinh sản, mỗi năm một nhiều hơn
4.1.3. Sân chim Bạc Liêu
Sân chim Bạc Liêu là khu bảo tồn thuộc xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu,
tỉnh Bạc Liêu, cách thành phố Bạc Liêu 6km về phía nam.

Với tính đa dạng sinh học rất cao, vườn chim Bạc Liêu đã được công nhận là
khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1986. Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên
trên diện tích khoảng 385ha, trong đó có 19ha rừng nguyên sinh, khu bảo tồn có
104 loài thực vật thuộc 50 giống, 46 bộ. Tầng cao của rừng là Trà Là (chiếm 50%) ,
Giá (30%) còn lại là Cóc, Lâm Vồ. Thảm thực vật thấp là cỏ và các loài giây leo.


11

Đây cũng là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm
như Giang Sen, Điên Điển, Cò Ruồi…; 109 loài thực vật thuộc 90 chi của 46 họ;
150 loài động vật, trong đó có 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát
và một số động vật khác.
4.1.4. Vườn quốc gia U Minh Hạ
Vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Vườn quốc gia U Minh Hạ có
tổng diện tích 8.527,8 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc
huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn
Thời. Địa giới hành chính nằm trên hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Được
thành lập theo quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ
tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp khu
bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi.
Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp
than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Thực vật đặc hữu ở đây là các
loài: tràm, móp, trảng năn, sậy... Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai,
khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng...Đây là
một trong hai vườn quốc gia tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam.
Ngày 26 tháng 5 năm 2009, VQG U Minh Hạ được công nhận là một trong
ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, được UNESCO đưa vào danh
sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
4.1.5. Vườn quốc gia U Minh Thượng

Vườn quốc gia U Minh Thượng là một vườn quốc gia của Việt Nam nằm
trong địa phận tỉnh Kiên Giang thuộc 2 xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U
Minh Thượng, với diện tích 8.053 ha, được thành lập năm 2002.
Khu rừng này mang đậm nét đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, là nơi
có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trong tất cả các hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng
tràm úng phèn trên đất than bùn.
U Minh Thượng là nơi sinh sống của một số động vật hoang dã vùng rừng
ngập như sóc mun (Callosciurus finlaysoni), cầy vòi đốm (Paradoxurus
hermaphroditus), Viverra zibetha,Viverra megaspila và trút Java (Manis javanica).
Có đến 24 loại thú thuộc 10 họ, 7 bộ. Trong đó có 10 loài được vào sách đỏ không
chỉ của Việt Nam mà cả thế giới điển hình là rái cá lông mũi, mèo cá, tê tê. Có 158
loài chim thuộc 39 họ, 12 bộ chiếm 16,8%.so với 882 loài chim được ghi nhận ở
Việt Nam.
Thời chiến tranh, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà chia rừng U Minh thành
hai khu vực: phần phía trên gọi là U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang; phần
dưới gọi là U Minh Hạ, thuộc tỉnh Cà Mau; hai cánh rừng ngăn cách với nhau bởi
dòng sông Trẹm. Do nhiều nguyên nhân tác động diễn biến, rừng tập trung ở U
Minh Thượng nhiều hơn và loại rừng nguyên sinh chiếm phần lớn ở đây, rất xứng


12

đáng là một vườn quốc gia với giá trị độc nhất về kiểu rừng úng phèn của Việt Nam
và của thế giới.
U Minh Thượng còn là khu căn cứ Trung Ương cục miền Nam, và đây cũng
là nơi có di tích thuộc nền văn hóa Óc Eo như: Cạnh Đền, Đền Vua, Kèo Một, Nền
Vua…
4.1.6. Làng hoa kiểng Sa Đéc
Làng hoa kiểng Sa Đéc nằm trong địa phận xã Tân Qui Đông, thành phố Sa
Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Làng hoa Sa Đéc bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, màu mỡ phù sa,
ngập tràn ánh nắng, là xứ sở của hàng trăm loài “kỳ hoa dị thảo”.
Làng hoa kiểng Sa Đéc - một trong những trung tâm hoa kiểng của miền Nam, rộng
khoảng 60ha với 600 hộ và 3.600 lao động chuyên trồng hoa và cây cảnh
Ở làng hoa này - ngôi làng có 4 mùa Xuân, dù bất cứ tháng nào, trong năm du
khách cũng được ngắm thỏa thích cả một rừng hoa với đủ màu sắc, hương thơm.
Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ được khoảng 50 giống hoa hồng: hồng nhung đỏ
thắm, mượt mà; hồng Gờ-rơ-da màu tím sen; hồng Cơ-lê-ô-bát màu hồng phấn;
hồng Cô - kết màu gạch tôm, hồng Bờ-ri-đích-bạt-đo màu gạch tôm đậm; hồng
Phọt-ti-ni trong đỏ ngoài vàng; hồng Ê-li-da-bét phơn phớt; hồng Mác-ca-ra màu
cam; hồng Mét-sai màu trắng; hồng Công-phi-đan màu vàng hột gà...
Hoa kiểng không chỉ cho màu sắc, hương thơm mà còn dùng để trang trí nội
thất, tạo cảnh quan cho công viên, cơ quan, công sở, công trình văn hoá, nhà ở.
Ngoài ra một số loài có dược tính dùng để chữa bệnh. Ngoài ra nổi trội ở Đồng
bằng Sông Cửu Long còn có vườn hoa kiểng Thanh Tâm ở Long An.
4.1.7. Làng trái cây Cái Mơn
Vườn cây ăn trái Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến
Tre là vựa cây trái lớn nhất nhì miền Nam Việt Nam, được Sách Kỷ lục Việt Nam
công nhận là nơi sản xuất giống cây ăn trái lớn nhất cả nước. Đây là một làng quê
thuần chất Nam Bộ với những con đường nhỏ hẹp bao phủ bởi rặng cây xanh nặng
trĩu quả ngọt.
Ðến vườn cây ăn trái Cái Mơn mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng
nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các loại
như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi.
Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống chiết cành tạo nên các
loại cây cảnh và hình bó nai, hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản
phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa,... và xuất sang các nước trong khu vực
Đông Nam Á.



13

4.1.8. Cồn Phụng
Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Mỹ Tho (một đoạn của sông
Tiền) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre, cách trung tâm thị xã Bến
Tre 12 km (đường bộ) và 25 km (đường sông).
Ban đầu, cồn Phụng chỉ là một cồn nhỏ nổi giữa sông Mỹ Tho vào những
năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi
năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Đây là một trong bốn cồn nằm trên đoạn sông vừa
kể được đặt theo quan niệm tứ linh mang điềm an lành hạnh phúc là: long, lân, quy,
phụng. Cồn Rồng là "long", cồn Thới Sơn là "lân", cồn Biện Quy là "quy", và cồn
Tân Vinh là "phụng".
Trước đây cồn Phụng có tên là cồn Tân Vinh. Về sau, nó còn có một tên gọi khác là
cù lao Đạo Dừa. Nguyên do là vì ông Nguyễn Thành Nam 1909-1990) đã đến đây
xây chùa Nam Quốc Phật và thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa vào đầu
thế kỷ 20. Và trong thời gian xây dựng ngôi chùa ấy, những người thợ nhặt được
một cái chén cổ có hình con chim phụng, nên nó còn được gọi là cồn Phụng, và trở
thành tên phổ biến cho đến ngày nay.
Đến cồn Phụng, du khách có thể đi thăm các các vườn cây ăn trái và thưởng
thức các món ăn ngon đậm chất vùng miền. Ngoài ra, nơi đây còn cuốn hút du
khách bởi những nét sinh hoạt đời thường của người dân địa phương gắn liền với
các nghề thủ công được chế tác từ dừa, như kẹo dừa, đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái
dừa,...
Bên cạnh đó, khu di tích Đạo Dừa rộng chừng 1.500 m² cũng được nhiều du khách
đến viếng thăm. Nơi đây còn giữ được khá nguyên trạng các hạng mục kiến trúc
được xây dựng từ thời ông còn sống, như: sân 9 con rồng; tháp Hoà bình (Cửu
Trùng đài), đỉnh lớn,... Ngoài ra Bến Tre còn có Cồn Ốc, Cồn Quy, Cồn Tiên.
4.1.9. Cồn Thới Sơn
Đây là cồn lớn nhất trong số 4 cồn trên sông Mỹ Tho (là một đoạn của sông
Tiền) có diện tích khoảng 1.200 hecta với nhiều mương rạch chằng chịt. Tuy cùng

nằm trên một khúc sông, nhưng cồn Rồng (còn gọi là cù lao Tân Long hay cồn
Long) và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; trong khi cồn Quy và
cồn Phụng (cồn nhỏ nhất) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Dân cư ở cồn Lân sống chủ yếu bằng nghề trồng cây ăn quả (nhiều nhất là cây nhãn
và Sapôchê), nuôi ong, đánh bắt và nuôi thủy sản.
Thưởng ngoạn cồn Thới Sơn, bạn nên đi bằng thuyền mới thích thú. Từ bến
tàu Tiền Giang tấp nập tàu ghe, thuyền du lịch chở bạn xuôi sông Tiền khoảng 45
phút sẽ đến cù lao Thới Sơn. Cây cối nơi đây rất xanh tốt, do được "uống" phù sa
quanh năm. Nhờ vậy, không khí ở đây thật mát mẻ. Những ngọn gió lành từ phía


14

bờ sông thổi vào mát rượi. Có khi gió làm tung bay suối tóc mấy cô thiếu nữ đang
nở nụ cười tươi, đứng cạnh bến sông đón khách.
Uống xong chén trà, du khách tự do tản bộ thăm thú cù lao Thới Sơn. Quanh cù lao
là những vườn cây ăn trái đa dạng chủng loại. Những cây mít lai trĩu quả, quả non,
quả già lủng lẳng từ gốc đến ngọn. Nhiều cây nhãn quằn trái. Có những chùm nhãn
căng mọng, tỏa mùi thơm nồng nàn.
Ở cù lao này có nhiều nhà vườn rộng rãi, thoáng mát, theo kiến trúc đặc trưng Nam
bộ. Sân trước những nhà vườn này, thường có nhiều chậu cây cảnh, bon sai hình thù
lạ lẫm, thú vị. Đến Thới Sơn, du khách còn được thưởng thức những giọng ca, điệu
nhạc tài tử mùi mẫn và nhâm nhi tách trà mật ong vườn thơm ngọt, thanh mát.
4.1.10. Quần đảo Hà Tiên (Kiên Giang)
Quần đảo Hải Tặc hay còn gọi là quần đảo Hà Tiên, nằm giữa vùng biển từ
thị xã Hà Tiên đến Phú Quốc. Quần đảo có 16 hòn đảo nằm gần nhau. Trong đó,
Hòn Tre Lớn (Hòn Đốc) là trung tâm xã đảoTiên Hải có dân cư sinh sống đông đúc.
Hà Tiên với nhiều cảnh đẹp đã là đề tài xướng họa của Tao đàn Chiêu Anh Các
dưới thời Đô đốc Mạc Thiên Tứ cai quản xứ sở này. “Hà Tiên thập cảnh vịnh” ngày
xưa có: Bình San điệp thúy (núi dựng một màu xanh), Thạch Động thôn vân (động

đá nuốt mây), Đông Hồ ấn nguyệt (hồ phía đông in hình trăng), Châu Nham lạc lộ
(cò về núi ngọc), Lộc Trĩ thôn cư (xóm quê Mũi Nai)…
 Thạch Động:

Thạch Động Hà Tiên là địa điểm du lịch Hà Tiên nổi tiếng dường như ai
cũng biết tới, nằm trong số 10 cảnh đẹp Hà Tiên xưa được ca ngợi khá nhiều trong
thơ ca.
Du khách đi du lịch Hà Tiên Kiên Giang hầu như ai cũng có dịp ghé tham
Thạch Động Hà Tiên và đều bị thu hút bởi cảnh quan hữu tình của nơi này. Được
gọi là Thạch Động thôn vân, núi Thạch Động Hà Tiên ngay từ khi nghe miêu tả, du
khách đã cảm nhận được vẻ đẹp lạ lùng của nó. Nằm ở xã Mỹ Đức, cách trung tâm
thị xã Hà Tiên chưa đến 5km, Núi Thạch Động là một khối đá vôi dựng đứng với
hình thù rất độc đáo, cao hơn 90m so với mực nước biển và đường kính chân chỉ
khoảng 45m. Từ dưới chân núi qua đoạn đường dốc khoảng 50 đầy thử thách với đá
lởm chởm, du khách sẽ bắt gặp cửa động, trên cửa động có đề chữ Tiên Sơn Động.
Thạch Động có hai cửa hang chính, một cửa hướng thị xã Hà Tiên, cửa còn lại
hướng về phía cánh đồng Mỹ Đức. Trong hang có chùa Tiên Sơn xây dựng bằng gỗ
từ năm 1790 rất cổ kính, năm 2003 chùa được sửa lại ở phần chính điện và lát lại
nền bằng đá hoa cương. Trong hang còn có ngách nhỏ thông lên trên như giếng trời,
nơi du khách có thể nhìn thấy bầu trời xanh trong, mặt trời rọi nắng xuống hang như
những tia hào quang sáng rỡ, và một ngách khách thông ra tận bãi biển Mũi Nai.
Hai con đường này được người ta ví như một con đường thông lên trời và một
đường thông xuống âm phủ, nhưng để bảo đảm an toàn cho khách tham quan, sau


15

này đường âm phủ đã bị lấp bằng phẳng, chỉ còn lại đường lên trời. Thạch Động có
rất nhiều nhũ đã với hình thù ký thú khiến cho hang động càng trở nên thần bí, cùng
với truyền thuyết về Thạch Sanh đã cứu công chúa khỏi hang, khiến nơi này càng

trở nên lôi cuốn du khách.
 Bãi tắm Mũi Nai:

Cách trung tâm Hà Tiên chỉ khoảng 5km, bãi biển Mũi Nai sẽ mang đến cho
du khách khoảng thời gian thư giãn tuyệt vời, trong không gian trong lành và yên
bình nhất. Điểm đặc biệt của bãi tắm ở đây là màu cát nâu sậm, một gam màu đối
nghịch với những làn sóng bạc trắng, liên hồi tràn bờ từ phía biển xanh biếc một
màu ngọc bích, được cho là do sự trộn lẫn bởi bùn, có lẽ điều đặc biệt này chỉ ở bãi
biển Mũi Nai mới có. Với những ai đã có nhiều trải nghiệm về du lịch biển, chắc
hẳn đây sẽ điều thi vị tuyệt vời trong nhật ký khám phá cảnh đẹp về biển của mình.
Thường thấy ở bãi biển Mũi Nai này, là cảnh du khách thích thú nằm dài trên cát,
đắp cát phủ kín người, vì cát nơi này đâu chỉ đơn giản là cát biển, nó còn chứa
những tinh chất từ bùn mà theo nhiều người khá tốt cho da, hoặc ít nhất cũng trở
thành một chất xúc tác làm làn da thêm rắn rỏi rám nắng. Tắm biển xong, du khách
có thể thong thả ghé đến các nhà hàng, hay các nhà hàng của các khách sạn Hà Tiên
3 sao gần đó, thưởng thức món bánh canh ghẹ Hà Tiên thơm lừng, nóng hổi. Khách
cũng có thể ghé thăm khu chợ nhỏ để mua hải sản, hay tiếp tục hành trình khám phá
các điểm thăm quan tại Hà Tiên với những thắng cảnh khác không xa bãi biển Mũi
Nai là mấy như Thạch Động, Hòn Chông, Chùa Hang…
Chỉ khi đến, ghi dấu chân trên từng triền cát nơi bãi biền Mũi Nai, du khách
mới cảm hết cái thú vị và thơ mộng nơi bãi biển có hình dáng như một chú nai đang
thảnh thơi dừng chân uống nước. Và những trải nghiệm tuyệt vời này sẽ góp phần
làm phong phú thêm kinh nghiệm du lịch Hà Tiên của bất cứ ai.
4.1.11. Đảo Phú Quốc ( Kiên Giang )
Phú Quốc là điểm đến được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước lựa
chọn. Với diện tích gần bằng đất nước Singapore, Phú Quốc được được mệnh danh
là hòn Đảo Ngọc, Phú Quốc là hòn đảo lớn rất của nước ta và cũng là hòn đảo lớn
nhất nằm trong quần thể 22 hòn đảo nơi đây. Đảo ngọc Phú Quốc vẫn giữ nguyên
nét hoang sơ và bầu khí trời tươi mát , trong sạch dù lượng du khách ghé thăm ngày
càng thêm đông đảo. Hút hồn khách du lịch bởi những Bãi Sao , Bãi Dài , Bãi

Khem , mũi Gành Dầu, Dinh Cậu , suối Tiên , suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn…
Diện tích đảo Phú Quốc 573km², chiều dài 50km, nơi rộng nhất ở phía bắc
đảo 25km, có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía Bắc đến phía Nam và mang trên
mình 99 ngọn núi trập trùng, với dãy rừng nguyên sinh trùng điệp một màu xanh
ngút ngát ẩn chứa bao điều kỳ thú, bí ẩn khó mà chinh phục, khám phá hết được.
Chính vì thế đã tạo cho hòn đảo ngọc này bức tranh “sơn thủy hữu tình,” tiềm năng
du lịch dồi dào, phong phú hấp dẫn du khách thập phương.


16

Đặc biệt năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang
được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có Phú Quốc,
là niềm vinh dự tự hào của người dân nơi hòn đảo.
Câu mực đêm hay lặn biển ngắm san hô là một trong những trò thú vị ở Phú
Quốc. Biển ở Phú Quốc không chỉ xanh đẹp trên mặt nước mà còn đẹp ngay cả dưới
lòng đại dương với các dải san hô được xếp vào bậc đẹp và phong phú nhất tại Việt
Nam với 17 loại san hô cứng, mềm và các loại hải quỳ khác nhau. Hòn Móng Tay,
hòn Thầy Bói hay hòn Đồi Mồi là những nơi lý tưởng để du khách có thể khám phá
lòng đại dương.
 Vườn Quốc Gia Phú Quốc:

Vườn quốc gia Phú Quốc nằm về phía đông bắc đảo Phú Quốc, thực dân địa
phận các xã: Bãi Thơm, Cửa Dương và Hàm Ninh của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang.
Với tổng diện tích trên 31.422ha, Vườn quốc gia Phú Quốc được chia thành 3 phân
khu chức năng, đó là: phân khu canh giữ nghiêm nhặt (8.786 ha), phân khu hồi phục
sinh thái (22.603 ha) và phân khu hành chính – dịch vụ – học hỏi khoa học (33ha).
Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Phú Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây
cốt tử là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới

vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng,
dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan
Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài thảo dược quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo,
nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương
xỉ, dây leo bông trắng…).
Bên cạnh một hệ thực vật phong phú, hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm:
30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch,
vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức
IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi
vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…
 Mũi Gành Dầu :

Nằm ở phía bắc của đảo ngọc, Mũi Gành Dầu như một khoảng trời riêng
biệt, chứa đựng những tâm tình rất riêng của thiên nhiên biển đảo trong sự hoang sơ
và bình lặng đến bất ngờ. Điều này du khách cảm nhận ngay khi trên đường đến
nơi. Bỏ xa khu trung tâm đảo ngọc nhộn nhịp, qua vùng Cửa Dương lẫn Cửa Vạn,
xuyên rừng nguyên sinh chỉ có tiếng gió vi vu của rừng cây nhiều tuổi, nằm tỏa
bóng xuống con đường đất nhỏ giữa rừng – con đường dẫn du khách đến với Mũi
Gành Dầu đang lặng yên nằm hứng gió biển mát lành. Đứng ở Mũi Gành Dầu Phú
Quốc, du khách có thể thấy núi rừng Campuchia khá gần – tựa như chỉ cách không
quá xa xải tay thật dài. Nếu ở ngoài biển nhìn vào, Mũi Gành Dầu có dáng dấp khá
kỳ thú mà nhiều người cho rằng nó trông như miệng của một con cá khổng lồ. Bãi


17

biển Gành Dầu trong lành và rất sạch, tưởng chừng như sự tinh khiết của biển khơi
còn cả ở đây – nơi biển nối những dải cát dài xa tít và cát lại nối rừng xanh thẫm
một màu tốt tươi. Khu vực biển Gành Dầu có lẽ vì mát lành tinh khiết như thế nên
hải sản ở đây rất giàu có và cực kỳ tươi ngon.

Du khách đến Gành Dầu tắm biển, vui chơi có thể mua hải sản tươi nguyên
rồi nhờ ngư dân ở đây chế biến giúp để thưởng thức. Cư dân ở Mũi Gành Dầu
không nhiều, nhưng ngư dân đi biển thì thường ghé lại Mũi Gành Dầu rất đông để
nghỉ ngơi sau những chuyến đánh bắt hải sản ngoài khơi xa, làm cho Mũi Gành Dầu
trở nên tấp nập, tươi vui.
 Suối Đá Bàn:

Cái tên gọi “Suối Đá Bàn” đã làm cho những người đâu tiên nghe đến cảm
thấy tò mò. Tại sao gọi là Suối Đá Bàn? Cái tên này gọi là tại đây những tảng đá lớn
và bằng phẳng tựa như mặt bàn do đó người dân tại đây gọi làSuối Đá Bàn. Tương
truyền, những tảng đá này là nơi các tiên nữ thường ngồi tắm mát mỗi lần hạ giới.
Đá tầng tầng lớp lớp đổ dài uốn quanh về phía thượng nguồn.
 Suối Đá Ngọn:

Suối Đá Ngọn nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, gần hồ nước Dương
Đông với 7 thác nước tuyệt đẹp chưa được nhiều du khách biết đến. Một phần vì địa
lý hiểm trở, một phần do không khuyến khích phát triển du lịch, Suối Đá Ngọn
hùng vĩ và đẹp đến mê hồn vẫn là một bí mật cho những du khách thích khám phá
và ưa mạo hiểm.
Dáng vẻ oai hùng của suối Đá Ngọn Phú Quốc không khác gì thác Dray Sap
và Dray Nu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuộc, Suối Đá Ngọn như một hồ nước
Jacuzzi vô tận Thượng đế ban cho những du khách can đảm. Tuy nhiên dòng chảy
Suối Đá Ngọn cũng không kém phần dịu dàng, uốn lượn như sơn nữ với mái tóc
xõa dài quyến rũ. Nơi đây du khách còn có thể khám phá thảm thực vật vô cùng
phong phú của rừng nguyên sinh Phú Quốc với những loài lan mọc rải rác, những
loại gỗ quí. Thỉnh thoảng du khách có thể gặp những hoa sim tím tô điểm cho rừng
núi thêm sinh động. Suối Đá Ngọn đang ẩn mình chờ đón du khách đến chinh phục
và khám phá.
 Bãi Khem:


Nằm ở phía Nam Đảo Phú Quốc và cách trung tâm thị trấn Dương Đông
khoảng 25km, Bãi Khem là điểm đến không thường xuyên hiện diện trong các tour
du lịch Phú Quốc của du khách trong nhiều năm.
Còn có tên gọi là Bãi Kem, bãi biển này cũng như các bãi tắm đẹp khác của
Phú Quốc với bờ cát dài trắng mịn như bột. Điều đặc biệt ở Bãi Khem luôn gây ấn
tượng khi du khách đến thăm là hình dạng bãi biển hình cánh cung, nằm tĩnh lặng
và bình yên giữa hai sườn rừng cây xanh thẫm. Gần bãi biển là làng chài hiền hậu,
người dân chân chất và rất nhiệt tình – nơi bạn có thể tìm thấy những món ăn hải


18

sản Phú Quốc tươi ngon nhất mà không mất nhiều thời gian để chọn lựa. Trong
những món ăn mà bất cứ du khách nào cũng phải nhớ đến khi đã rời chân khỏi Bãi
Khem là món gỏi cá trích khá nổ tiếng. Trong nhiều năm phát triển du lịch của Phú
Quốc.
 Bãi sao:

Bãi Sao thuộc thị trấn An Thới quan tàn cây dứa dại và cây muốn biển, trập
trùng đại dương xanh dịu mở ra. Với bờ cát trắng mịn như kem dài hơn 7 cây số,
dáng công thoai thoải tựa như vầng trăng
Cát biển ở Bãi Sao không mang màu vàng như biển Nha Trang, hay vàng
đậm ngả sang nâu như biển Vũng Tàu, mà là màu trắng tinh và mịn như kem. Bãi
Sao nằm gọn trong vòng tay trìu mến của hai dải núi thoai thoải mang đến không
gian yên tĩnh và khí hậu trong lành.
Buổi sáng được thong dong đi bộ trên bãi biển ngắm nhìn bình minh hay đón
những vạt nắng yếu ớt cuối ngày chiếu rọi xuống bãi Sao sẽ là những khoảnh khắc
lắng đọng và bình yên mà bạn muốn lưu giữ. Gió biển ở đây cũng nhẹ nhàng và êm
ái, đủ làm cho những ai mệt nhọc có thể nằm ngả lưng trên những chiếc võng đung
đưa và dần chìm đắm trong giấc ngủ thiu thiu, không mộng mị.

Bãi Sao chính là một trong những bãi biển đẹp nhất của Phú Quốc với cát trắng lấp
lánh tại bãi Sao, và được hòa mình vào không khí trong lành do những làn gió mát
rượi từ biển khơi thổi vào. Biển Phú Quốc, với làn nước xanh trong màu ngọc bích
mát rượi sẽ mang đến những giây phút thư giãn, bình yên. Có lẻ vì thế mà, Bãi Sao
là địa điểm du lịch mà các đôi uyên ương hay các gia đình yêu thích không gian
riêng tư và yên tĩnh để nghỉ nghơi, thư giãn.
 Bãi Dài:

Bãi Dài nằm ở phía phía tây của hòn đảo, là nhân tố không thể thiếu khi nhắc
đến du lịch Phú Quốc bởi vẻ đẹp hoang sơ trinh nguyên của mình. Có chiều dài
khoảng 1500m, là thiên đường nắng vàng, nước mát và hàng dương xanh lớn rì rào
trong gió.
Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang khu vực vịnh Thái Lan, Việt Nam. Là
hòn đảo lớn nhất đất nước, được thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan xinh đẹp và tài
nguyên trù phú, nơi này còn tự hào được gọi là đảo Ngọc. Và một kỳ quan thiên
nhiên góp phần tạo nên tên tuổi hòn đảo này là Bãi Dài, một bãi biển được bầu chọn
là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.
So với Bãi Khem nằm ở phía Nam hòn đảo có hình cánh cung, thì bãi Dài có phần
thẳng hơn, nhưng vẫn hưởng được sóng biển êm đềm do được bao bọc của vịnh. Từ
Bãi Dài, quý khách có thể dễ dàng đi đến những điểm thăm quan tại Phú Quốc khác
như chợ đêm Dinh Cậu – Phú Quốc, tham quan mua sắm sau một ngày thỏa thích
vẫy vùng cùng biển ngọc, hay thưởng thức món cháo Nhum Phú Quốc nổi tiếng của
nơi này.


19

Bãi Dài là bãi biển có cát vàng tự nhiên, khác hẵn với Bãi Sao nằm cùng hòn
đảo với mịn màng cát trắng như dãy bánh kem khổng lồ, cát vàng và biển trong
xnah như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh

thoát trinh nguyên. Cảnh đẹp nơi đây mang đến sự tươi mát thoải mái cho khách
ghé thăm.
So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà
Nẵng hay Bãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang
sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
Chính điều đó đã tạo nên sự hấp dẫn riêng cuốn hút du khách trong và ngoài nước.
Nếu ưa thích loại hình du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch văn hóa
hay đắm mình trong không gian xanh của các miệt vườn, du khách hãy đến Đồng
bằng sông Cửu Long để tận hưởng và khám phá.

4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
4.2.1. Di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương
4.2.1.1. Di chỉ văn hóa Óc Eo
Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp là Louis Malleret đề nghị
đặt cho một địa điểm nằm ở phía nam tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu
Long (huyện Thoại Sơn). Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của
vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII.
Óc Eo có lẽ từng là kinh đô của vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng
nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại
trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mêkông
cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền
trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ
biển. Do vậy mà về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận
lợi. Vào thập niên 1920, nhà khảo cổ học người Pháp đã dùng không ảnh chụp miền
Nam Việt Nam và phát hiện ra địa điểm này cùng với nhiều kênh đào và các thành
phố cổ khác. Một trong những kênh đào này đã cắt tường thành của một khu vực rất
rộng. Malleret thử tìm kiếm các cấu trúc này trên mặt đất và vào ngày 10 tháng 2
năm 1944, ông bắt đầu đào các hố khai quật. Malleret đã phát hiện được các di vật
và nền móng các công trình chứng minh cho sự tồn tại của một địa điểm thương
mại lớn mà các thư tịch của Trung Hoa đã từng miêu tả về vương quốc Phù Nam.

Khu vực này rộng ước chừng 450 hécta.
Các kênh đào tách ra từ kênh đào chính tạo nên các hình chữ nhật đều đặn
bên trong thành. Bên trong các khu vực hình chữ nhật này còn sót lại những dấu
tích của các khu sản xuất đồ nữ trang, trong số các dấu tích tìm thấy các "hình khối"
dùng để đúc kim loại cùng với các đồ nữ trang. Các khu sản xuất thủ công mỹ nghệ
khác cũng được tìm thấy tại đây. Malleret cũng khẳng định những di vật văn hóa ở
đây thuộc hai giai đoạn. Cũng có các móng nhà bằng gỗ và các móng nhà bằng gạch
của các toà nhà rộng hơn. Các viên gạch được trang trí bằng các hình sư tử, rắn hổ


20

mang, động vật một sừng và các động vật khác.Trong suốt thế kỷ VI và thế kỷ VII,
các thương thuyền có thể di chuyển ngoài khơi xa với khoảng cách lớn hơn mà
không phải dừng lại khắp nơi hay đi dọc theo bờ biển. Ngoài ra sức thu hút của Óc
Eo cũng giảm dần vì hàng hóa thương mại của nó cũng không phong phú lắm. Sự
trỗi dậy của Chân Lạp và thương mại vùng Mêkông báo hiệu thời kỳ suy vi của khu
vực này.
Ngày 27 tháng 9 năm 2013, khu di tích Óc Eo-Ba Thê đã được Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam công nhận là "Di tích Quốc gia đặc biệt" theo Quyết định số
1419/QĐ-TTg.
4.2.1.2. Di tích Giác Linh Tự
Giác Linh Tự còn gọi là chùa Dơi, toạ lạc tại ấp Nhất A, xã Mỹ Long Bắc,
huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Giác Linh Tự được tạo dựng vào năm 1857, lúc
mới hình thành là một am nhỏ với tên gọi Linh Sơn Điện. Những năm cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, Linh Sơn Điện là tụ điểm hội họp, sinh hoạt của tổ chức Thiên
Địa Hội. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930), các chi bộ ở khắp nơi lần
lượt thành lập. Chi bộ đầu tiên của Mỹ Long-Cầu Ngang vẫn chọn Linh Sơn Điện
hội họp. Năm 1934, cùng với chùa Phước Thanh, Linh Sơn Điện được Ban Chấp
hành Liên Tỉnh ủy Vĩnh-Trà-Bến chọn đặt trụ sở. Năm 1937, sau một thời gian bị

chính quyền thực dân đóng cửa, Linh Sơn Điện được dựng lại và lấy tên là Giác
Linh Tự. Giai đoạn cận Cách mạng tháng 8/1945, để nắm bắt thời cơ khởi nghĩa
giành thắng lợi, tại chùa đã tổ chức cuộc họp trù bị củng cố lại Xứ ủy.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ chùa là nơi nuôi chứa cán bộ
cách mạng, nhiều cuộc họp đã diễn ra tại đây và được các nhà sư, bà con phật tử
bảo vệ chu đáo, an toàn.
Ngày 24/01/1998, Bộ Văn hoá-Thông tin ra Quyết định số 95/1998-BVHTT
công nhận Giác Linh Tự là di tích cấp Quốc gia thuộc loại hình di tích lịch sử cách
mạng.
4.2.1.3. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tọa lạc trên cù lao Ông Hổ, thuộc xã
Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đây là một trong số 23 di
tích Việt Nam đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (ký ngày 10 tháng 5 năm
2012, công bố ngày 17 tháng 7 năm 2012). Khu lưu niệm bao gồm ngôi nhà thời
niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (gọi tắt là Bác Tôn, 1888 -1980), đền thờ và
nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Đây là nơi đã sinh ra và gắn bó suốt thời niên thiếu của Bác.Phía sau ngôi nhà này
có 4 ngôi mộ của cha, mẹ và vợ chồng người em trai của Bác Tôn. Vì là một di tích
lịch sử quan trọng nên năm 1984, Bộ Văn hóa - Thông tin đã có quyết định công
nhận ngôi nhà là di tích lịch sử cấp Quốc gia.Khu đền thờ, nhà trưng bày và một số
công trình khác...


21

Được khởi công xây dựng vàotháng 5 năm 1997, và hoàn thành vào tháng 8
năm 1998, trên khuôn viên 1.600 m², đối diện với ngôi nhà thời niên thiếu của Bác
Tôn. Trong khu vực này có một số công trình, song đáng chú ý nhất là:
 Đền thờ Bác Tôn:


Đền có kiến trúc cổ lầu tam cấp, các chi tiết bằng gỗ đều là gỗ quý. Vị trí
trang trọng có tượng bán thân Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phía trên bao lam là rồng
cuốn thư mang dòng chữ vàng "Chủ tịch Tôn Đức Thắng", hai bên bao lam chạm
hình cây trúc, phía dưới là cá chép đỡ bao lam. Xung quanh đền trang trí biểu tượng
ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khang, ninh).
 Nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn:

Nhà trưng bày nằm đối diện với đền thờ. Bên trong trưng bày nhiều hình
ảnh, hiện vật, các tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn.
Ngoài ra, trong khuôn viên còn có trưng bày một số các hiện vật, đáng chú ý có:
-Ca nô mang tên Giải phóng: là chiếc mà Bác Tôn đã điều khiển, để đưa Bác và một
số cán bộ cách mạng bị tù đày ở Côn Đảo trở về đất liền.
-Máy bay YAK-40, ký hiệu VNA.452: là chiếc đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ
Hà Nộivào Sài Gòn để chủ trì đại lễ mừng chiến thằng giải phóng miền Nam và
thống nhất đất nước vào ngày 15 tháng 5 năm 1975.
-Tàu Giang cảnh: là chiếc từng đưa Bác Tôn từ bờ Long Xuyên về thăm quê nhà ở
cù lao Ông Hổ vào tháng 10 năm 1975.
4.2.1.4. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc
Liêu được xây dựng năm 1972, cách thị xã Bạc Liêu 18 km về phía Tây Bắc. Tọa
lạc trong khuôn viên hơn 9.300 m2. Đền được xây dựng bằng gạch, đòn tay gỗ dầu,
phía trước có mái hiên và ban công đổ mái bằng. Khoảng hơn 300 tài liệu và hiện
vật phản ánh quá trình nhân dân xã Châu Thới chiến đấu bảo vệ đền thờ và các tư
liêu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch được lưu giữ tại nhà trưng
bày. Đền đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đây là niềm tự hào của quân và dân Bạc Liêu, hàng năm vào các ngày lễ lớn, ngày
nghỉ đặc biệt vào ngày sinh nhật Bác có rất đông du khách và nhân dân thăm viếng.
Hiện nay, Đền thờ đã được qui hoạch mở rộng với diện tích 45.000 m2 và nhiều
hạng mục công trình mang ý nghĩa giáo dục truyền thống và đậm nét văn hóa dân
tộc, sẽ là nơi tham quan hấp dẫn của du khách.

Đền thờ được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc
gia năm 1998.


22

4.2.1.5. Nhà tù Phú Quốc
Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản
Phú Quốc là một trại giam nằm tại thị trấn An Thới ở cực nam đảo Phú Quốc.
Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa.
Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ
hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh tại Trại giam tù binh Phú Quốc đã
phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm
cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném
vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống...Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm
(từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết,
hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Một số nhục hình tại nhà tù Phú Quốc theo lời kể của các cựu tù nhân:
 “Đóng kim": dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón











tay.
“Chuồng cọp kẽm gai": loại chuồng cọp làm toàn bằng dây kẽm gai, được
đan chằng chịt xung quanh và trên nóc. Chuồng cọp này đặt ở ngoài trời
trong phân khu. Mỗi phân khu có đến hai, ba chuồng cọp - loại nhốt 1 người
và loại nhốt 3-5 người. Kích thước chuồng cọp rất đa dạng, có loại cho tù
nhân nằm trên đất cát, có loại buộc tù nhân phải nằm trên dây kẽm gai, có
loại chỉ nằm hoặc đứng; có loại chỉ ngồi lom khom; loại phải đứng lom
khom, không đứng thẳng được mà ngồi xuống thì sẽ phải ngồi trên dây kẽm
gai. Tù nhân phải cởi áo, quần dài, chỉ được mặc quần cụt để phơi nắng, phơi
sương, dầm mưa suốt ngày đêm.
“Ăn cơm nhạt": tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ,
sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn.
“Lộn vỉ sắt": các tấm vỉ sắt loại có lỗ tròn và đầy mấu để mắc vào nhau và lật
ngửa làm "đường băng sân bay" rồi bắt tù binh cởi áo, cởi quần ngoài, chỉ
còn chiếc quần đùi. người tù bị bắt cắm đầu xuống vỉ sắt lộn ra sau, sau vài
lần là lưng người tù tóe máu, đầu bị bứt tóc, tróc da tơi tả.
“Gõ thùng": lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm, rồi gõ vào thùng.
Tù nhân sẽ bị đau đầu, sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí.
Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy nước, bên trong thùng là tù nhân.
Kiểu tra tấn này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước.
“Đục răng" và "bẻ răng": kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa
đóng làm răng gãy văng ra.
“Roi cá đuối": giám thị dùng những chiếc roi cá đuối dài, đem phơi để đánh
tù. Trước khi bị đánh, tù nhân phải cởi áo để bị đánh vào da thịt trần. Roi cá
đuối thường quấn lấy thân nạn nhân, rồi giật ra, làm da thịt bị đứt theo. Giám
thị sau đó có thể lấy muối ớt xát vào da thịt nạn nhân. Đầu năm 1970, phái


23








đoàn Hồng Thập Tự Quốc tế khi đến thị sát nhà tù Phú Quốc đã bắt gặp một
chiếc roi cá đuối dính máu khô.
“Đóng đinh": những chiếc đinh 3 phân được dùng để đóng vào các ngón tay
của tù binh trong quá trình tra tấn. Mỗi lần bị đóng đinh, xương ngón tay của
người tù bị vỡ nát. Ngoài ra còn có loại đinh 7, 8 phân hoặc cả tấc để đóng
vào thân người tù ở các vùng: cổ chân, khớp vai, mắt cá, ống quyển, đầu. Có
người bị đóng đinh đến chết, sau này khi bốc mộ vẫn còn đinh găm trong hài
cốt.
Lấy bao bố trùm lên người tù rồi ném vào chảo nước sôi. Ba người tù ở phân
khu C6 đã bị luộc chết.
Dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ
con ngươi.
Dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục.

Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công
nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình
nắm tay, là biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá
xiềng của tù binh Phú Quốc, nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc
được phục dựng.
4.2.1.6. Bến Ninh Kiều
Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là
địa danh du lịch, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ 19. Bến Ninh
Kiều tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp
giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố

Cần Thơ.
Chưa có tài liệu lịch sử ghi rõ việc hình thành của bến Ninh Kiều, nhưng
theo một số nhà nghiên cứu thì đã có giai thoại hình thành địa danh này từ thời Gia
Long của nhà Nguyễn và Bến Ninh Kiều xưa vốn là một bến sông ở đầu chợ Cần
Thơ.
Bến nước này được người Pháp đặt tên là Quai de Commerce (tiếng Việt là: bến
thương mại). Người dân ở bến thường gọi bằng cái tên dân dã là bến Hàng Dương
vì dọc bờ sông có hàng cây dương hay nhân dân còn gọi tên khác là bến Lê Lợi vì
con đường dọc theo mé sông trước đây có tên là đường Lê Lợi.
Vào khoảng năm 1957 dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (thời Đệ nhất Cộng
hòa), bến hàng dương đã đổi thành bến Ninh Kiều gắn với việc ông Đỗ Văn Chước
- Tỉnh trưởng Phong Dinh (tên gọi khác của Cần Thơ). Ông ta cho lập nơi bến sông
này một công viên cây kiểng và bến dạo mát theo đề xuất của ông Ngô Văn Tâm,
Trưởng ty Nông Nghiệp, đồng thời phụ trách đoàn Thanh Niên 4T (Khuyến Nông).
Sau đó Đỗ Văn Chước trình lên Ngô Đình Diệm đặt tên công viên và bến là Ninh
Kiều dựa vào một sự kiện trong lịch sử Việt Nam và lấy tên một địa danh lịch sử
chiến thắng quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy.Ngày 4 tháng 8


24

năm 1958, Bộ Trưởng Nội Vụ thời Đệ nhất Cộng Hoà là ông Lâm Lễ Trinh từ Sài
Gòn xuống Cần Thơ dự lễ cắt băng khánh thành, đọc Nghị định đặt tên công viên
và bến Ninh Kiều.
Ngày nay, quanh khu vực bến được đổi tên thành quận Ninh Kiều thuộc Thành phố
Cần Thơ. Đường Lê Lợi dọc mé sông nay là đường Hai Bà Trưng, đường này đã
được quy hoạch trở thành phố đi bộ và chợ đêm đầu tiên của Thành phố Cần Thơ.
Hiện tại, Bến Ninh Kiều là công viên du lịch của Cần Thơ. Gần bến Ninh Kiều có
chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Trên bến sông luôn tấp
nập tàu bè, thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đứng trên bến Ninh Kiều có thể nhìn thấy cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á, cầu Cần
Thơ, cũng như nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao
nhiều cây lá, đồng thời nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh
Kiều và phố sá.

4.2.1.7. Đồng Ngọc Nạng
Tọa lạc tại ấp 4, xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Khu di tích
có diện tích 3 ha với nhiều hạng mục: Khu mộ gia đình Mười Chức, phủ thờ - nhà
trưng bày hiện vật, cụm tượng diễn tả lại sự kiện ngày 17/02/1928, (trận quyết tử
đòi lại ruộng đất của anh em Mười Chức với bọn địa chủ, quan lại cướp đất), nhà
thủy tạ….
Di tích đuợc Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia
năm 1991.

Ngoài ra, còn có một vài di tích cấp địa phương như Di tích Ao Bà Om – Trà Vinh,
Phước Mỹ Tự - Trà Vinh, Miếu Tiền Vãng – Trà Vinh, Khu di tích Ranh Hạt –
Kiên Giang, ...
4.2.2. Di tích Văn hóa - Nghệ thuật
4.2.2.1. Văn Thánh Miếu
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long thờ đức Khổng Tử tại làng Long Hồ, nay thuộc
phường 4, thành phố Vĩnh Long. Đó là một trong ba Văn Thánh Miếu được xây
dựng đầu tiên ở Nam bộ: Văn Thánh Miếu ở Biên Hòa, Gia Định và Vĩnh Long.
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long xây dựng vào năm 1862. Các sĩ phu ở Biên Hòa, Gia
Định, Định Tường không chịu làm tay sai cho Pháp và để giữ gìn truyền thống văn
hóa dân tộc nên họ đã rời khỏi Gia Định, Biên Hòa để về Vĩnh Long tỵ địa. Họ đã
xây dựng Văn Thánh Miếu để làm nơi ôn tập cho các sĩ tử và cũng là nơi để hoạt
động văn hóa, đề cao các tiền hiền, giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân. Công
trình này khởi công từ mùa đông năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành vào mùa thu
năm Bính Dần (1866). Từ đó đến nay, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được trùng tu,
tôn tạo vào các năm 1872, 1903, 1914, 1933, 1963 và 1994.



25

Mặc dù qua nhiều lần trùng tu nhưng Văn Thánh Miếu Vĩnh Long vẫn giữ
được nét cổ kính như thuở ban đầu.
Khu vực chính của Văn Thánh Miếu gồm Đại Thành điện và hai ngôi miếu ở
trước sân đâu mặt nhau gọi là Tả Hữu vưu. Gian chính điện được bài trí đơn giản.
Giữa là khánh thờ bài vị: Đại Thành Chí Thánh Tiên sư Khổng Phu tử và bài vị bốn
vị đứng vào hàng đệ tử của ngài gọi là Tứ Phối. Cũng trong chính điện, hai bên Tả
ban và Hữu ban là khánh thờ: Thập nhị hiền triết. Còn hai bên Tả Hữu vu thờ: Thất
thập nhị hiền, mỗi bên ba mươi sáu vị.
Trong Văn Thánh Miếu có rất nhiều hoành phi, câu đối do các nhà hảo tâm ở khắp
nơi hiến cúng. Trong đó có câu đối của Thượng thư Cao Xuân Dục cúng năm 1913
khi ông đến Vĩnh Long:
Xuân thu hà đẳng càn khôn, đạo tại Ngũ Kinh song nhật nguyệt.
Thù Tứ biệt thành vũ trụ, đồ qua Lục Tỉnh nhất cung tường.
Nghĩa là:
Đời Xuân Thu trời đất bậc nào, đạo ở năm kinh đôi nhật nguyệt.
Sông Thù, Tứ, cõi bờ riêng đó, đường qua sáu tỉnh một cung tường.
Hằng năm, tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long có các ngày lễ lớn:
Tế Khổng Tử vào ngày Xuân Đinh và Thu Đinh.
Tại Văn Xương Các, mỗi năm có hai lễ cúng tế: Lễ giỗ cụ Phan Thanh Giản vào
ngày 4 và 5 tháng 7 âm lịch. Lễ truy điệu chung các quan quân cựu trào có công và
bỏ mình vì tổ quốc vào ngày 12 và 13 tháng 10 âm lịch.
Với những giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ được, Văn Thánh Miếu Vĩnh
Long đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 0557/QĐ ngày 25 tháng 3
năm 1991 công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.
4.2.2.2. Chùa Vĩnh Tràng – Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng xưa vốn là chỉ là cái am nhỏ, mái lá vách đất, do tri huyện

Bùi Công Đạt phát nguyện xây cất vào đầu thế kỷ 19 để di dưỡng tinh thần sau khi
về hưu. Khi ông mãn phần, hòa thượng Huệ Đăng vận động tín đồ xây dựng thành
ngôi đại tự, theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định, nhưng to lớn hơn với
178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà và hoàn thành vào năm 1849 với tên Vĩnh
Trường, xuất phát từ hai câu đối: “Vĩnh cửu đối sơn hà / Trường tồn tề thiên địa”.
Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa
thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện mạo
như ngày hôm nay.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×