HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BỘ MÔN: NHẬP MÔN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
BÀI THU HOẠCH
Chủ đề:
TÌM HIỂU CƠ CẤU, TỔ CHỨC TÒA SOẠN
VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁO
Cơ quan tòa soạn: BÁO NHÂN DÂN
Nhóm 4
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2011
Bên cạnh những ấn phẩm của báo Nhân Dân như: Nhân Dân hàng ngày
8 trang, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng, ngày 30/3/1998 , Thường
vụ Bộ Chính trị cho phép xuất bản báo Nhân Dân điện tử phát trên mạng
internet. Ban biên tập quyết định lấy ngày 21/6/1998 – đúng ngày Báo chí
cách mạng Việt Nam, ra số đầu báo Nhân Dân điện tử phát trên mạng
internet. “Thông qua báo Nhân Dân điện tử, Đảng, nhà nước, chính phủ và
nhân dân Việt Nam đưa được tiếng nói của mình trực tiếp ra thế giới một cách
nhanh chóng nhất, trung thực nhất và hiệu quả” (Dẫn nguồn “Những ngày đầu
làm báo Nhân Dân điện tử Tiếng Anh” – Huy Thắng).
Những ngày đầu ra đời, báo Nhân Dân điện tử Tiếng Việt về nội dung,
gồm 4 trang: Thời sự; Đời sống chính trị; Kinh tế; Văn hóa – Khoa học –
Giáo dục. Những bài hát hay về quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ
vĩ đại cũng được đưa lên báo điện tử. Số lượng người vào truy cập để đọc
báo tăng dần. Số đầu tiên của báo Nhân Dân điện tử Tiếng Anh chính thức
ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỉ niệm lần thứ 53 ngày Quốc khánh nước
Cộng hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam. Số lượng tin, bài dịch nhiều lên. Số
lượng truy cập tăng: Sau gần 2 tháng ra báo (2 ngày một số Tiếng Việt), bạn
đọc vẫn giữ ổn định 60.000 – 80.000 lượt người đọc trong một số báo (web
tĩnh). Nwan 2002 có 200.000 lượt truy cập/ngày, năm 2003 có khoảng
350.000 lượt truy cập/ngày, năm 2004: gần 400.000 lượt truy cập/ngày, từ
năm 2005 đến 2007: khoảng 750.000 lượt truy cập/ngày, từ 2008 đến 2010,
trung bình mỗi ngày có từ 850.000 đến 1 triệu lượt truy cập Nhân Dân điện
tử Tiếng Việt và Tiếng Anh.
I, SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TÒA SOẠN
Báo Nhân Dân là đơn vị sự nghiệp có thu, được tổ chức thành Bộ Biên
tập với cơ cấu tổ chức sau:
2
TỔNG BIÊN TẬP
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ỦY VIÊN BAN BIÊN TẬP
Ban thư kí – biên tập
Ban kinh tế - công nghiệp
Ban văn hóa – văn nghệ
Ban nhân dân cuối tuần
Ban báo thời nay
Vụ tổ chức - cán bộ
Cơ quan TT tai TP HCM
Cơ quan TT tại Trung Quốc
Cơ quan TT tại Lào
Phòng tư liệu – thư viện
Ban xây dựng Đảng
Ban nông nghiệp
Ban quốc tế
Ban nhân dân hàng tháng
Ban quản lí BVTT
Ban trị sự
Cơ quan TT tại Đà Nẵng
Cơ quan TT tại Thái Lan
Văn phòng
Công ti in báo ND tại HN
Công ti in báo ND tại ĐN
Ban chính trị - xã hội
Ban khoa giáo
Ban bạn đọc
Ban nhân dân điện tử
Ban tuyên truyền lí luận
Ban hỗ trợ xuất bản
Cơ quan TT tại Cần Thơ
Cơ quan TT tại Pháp
VP Đảng ủy và các đoàn thể
Công ti in báo ND tại TP HCM
1. Ban biên tập
Cơ quan lãnh đạo, quản lí tờ báo, gồm các chức danh: Tổng biên tập,
Phó tổng biên tập, Uỷ viên Ban biên tập.
- Tổng biên tập
+ Là “người đứng đầu Bộ biên tập, khối biên tập ở các cơ quan báo
chí, xuất bản, chịu trách nhiệm cao nhất, đưa ra các định hướng cơ bản, chỉ
đạo toàn bộ hoạt động của tờ báo.
+ Tổng biên tập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt
động của cơ quan báo chí trước cơ quan chủ quản về nhiệm vụ chính trị của
tờ báo, trước bạn đọc và nhân dân về nội dung thông tin, trước toàn thể cán
bộ, phóng viên, biên tập viên về sự phát triển, tồn vong của tờ báo.
+ Nhân Dân điện tử là một tờ báo thuộc cơ quan báo in nên tổng biên
tập của báo mạng điện tử chính là tổng biên tập (tổng giám đốc) của cơ quan
báo chí.
- Phó tổng biên tập
+ Là người đứng sau tổng biên tập. Số lượng phó tỏng biên tập nhiều
hay ít phụ thuộc vào quy mô, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan báo chí.
3
+ Nhiệm vụ của phó tổng biên tập là giúp cho tổng biên tập trong
mảng công việc được phân công. Thông thường có:
•Phó tổng biên tập phụ trách nội dung
•Phó tổng biên tập phụ trách hành chính – trị sự
•Phó tổng biên tập phụ trách kĩ thuật
•Phó tổng biên tập phụ trách kinh doanh – tiếp thị - quảng cáo
+ Có trách nhiệm thay mặt tổng biên tập điều khiển hoạt động của tòa
soạn khi tổng biên tập đi vắng, tham gia các buổi giao ban với thư kí tòa soạn
và các trưởng ban.
2. Cơ cấu tổ chức báo Nhân Dân gồm 27 đầu mối là các ban biên
tập chuyên môn, các vụ và các đơn vị trực thuộc Ban Biên tập ( theo sơ
đồ)
Cad ban, vụ, cơ quan thường trực có cán bộ cấp vụ thường là thủ
trưởng của một số vụ trưởng và một số phó vụ trưởng. Cad cơ quan thường
trú ở nước ngoài có thủ trưởng cơ quan (không nhất thiết là cấp vụ).
Các nhà in tự chủ sản xuất, kinh doanh, hạch toán độc lập, thực hiện
biên chế và quỹ tiền lương theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước. Về
cán bộ, Ban Biên tập quản lí 3 chức danh: giám đốc, phó giám đốc, kế toán
trưởng.
Nhân Dân điện tử là một trong những tờ báo mạng đầu tiên ra đời sau
tạp chí Quê Hương. Để có một số báo ra ấn định lúc 6h chiều trong 2 ngày thì
bên kết cấu của tòa soạn phải có sự phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là Ban điện tử.
Ban điện tử có các bộ phận:
- Lãnh đạo ban
- Bộ phận Tiếng Việt
- Bộ phận Tiếng Anh
- Bộ phận kĩ thuật
- Phòng sản xuất (mới có): phóng sự, truyền hình, video clip
4
Thời kì đầu bộ phận Tiếng Việt chia thành nhiều chuyên mục giống
báo in nhưng do đặc thù báo mạng điện tử đa phương tiện nên chia thành
nhiều chuyên mục ( 7 chuyên mục chính). Ngoài việc đưa các ấn phẩm của
báo Nhân Dân lên mạng thì còn đưa các sách, bộ phận biên tập gõ, duyệt các
ấn phẩm.
II, QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁO
*) Quy trình sản xuất 1 tờ báo mạng điện tử cũng giống như quy
trình sản xuất 1 tờ báo in, có thê mô tả trong bảng sau:
Phóng viên, cộng tác viên
Ban biên tập
Hộp thư phòng ban
Người trực mở tin, bài
Biên tập trực tiếp trên máy
Duyệt
Trưởng phó ban nhận tin, bài
Không duyệt
Ban biên tập
Duyệt
Không duyệt
Tổng biên tập
(sửa bài => phát báo)
1. Đầu vào thông tin
5
Thời kì đầu báo mạng điện tử ngoài đưa tác phẩm báo in Nhân Dân lên
mạng còn phải khai thác thêm các ấn phẩm khác, từ sách, báo in nhưng chỉ
trong nội bộ của Báo Nhân Dân đưa lên mạng. Cách đây 10 năm, báo Nhân
Dân không dùng tin từ các trang báo khác nữa nhưng vẫn khai thác nguồn tin
nước ngoài từ các trang mạng nước ngoài như: Thông tấn xã, BBC, Tân Hoa
xã, Reuter,… - khai thác nhiều nguồn nhưng có kiểm định, khai thác kĩ tin
người ta đưa ra – tin đúng, những thông tin mang tính khách quan thì nêu
nguồn dẫn.
Tờ Nhân Dân điện tử có nhiệm vụ đưa toàn bộ nội dung thông tin của
báo in hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng lên trang mạng điện tử. Một sản
phẩm của báo Nhân Dân do Tổng biên tập quyết định.
Một ngày, Nhân
Dân điện tử update
được 40 nguồn tin, bài
do phóng viên thường
trú, cộng tác viên cung
cấp, trong đó có 5 - 6
tin quốc tế. Thường có
20 – 30 tin và tờ báo
ngày do cộng tác viên
và phóng viên thường
trú cung cấp.
Trước một nguồn tin, bài bất kì thường có một ekip làm việc, thường
có 3 người. Nếu quay một video gần thường chỉ cần 2 người nhưng do lượng
máy quay ít nên khi cần thiết thì quay xong mang về phòng máy biên tập
ngay.
Nhân Dân điện tử là một tờ báo thuộc cơ quan báo in, là một ấn phẩm
của báo Nhân Dân và báo Nhân Dân có nhiệm vụ đưa toàn bộ thông tin lên
6
Nhân Dân hàng tuần và báo mạng có nội dung tuyên truyền riêng nhưng vẫn
phải thông qua tổng biên tập.
Cộng tác viên của báo Nhân Dân độ tuổi và trình độ có mối liên quan
mật thiết với nhau. Độ tuổi của cộng tác viên phụ thuộc vào từng lĩnh vực:
những bài cần bình luận, nhận định sâu thường do những người hiểu biết và
công tác lâu dài trong lĩnh vực đó cung cấp (khoảng 3 tác giả), còn trong
mảng văn hóa – văn nghệ, tin tức thì có thể là những cộng tác viên trẻ chạc
ngoài 30 tuổi và cũng có 1 số ít cộng tác viên là sinh viên (không thường
xuyên). Nhưng đa phần các cộng tác viên sinh viên thường là những người đã
từng tham gia viết báo hoặc có năng khiếu về báo.
2. Xử lí thông tin
a. Khâu biên tập
Thời kì đầu tất cả các biên tập viên đều biên tập nhưng khoảng 5 năm
trở lại đây, biên tập viên ngoài việc biên tập còn phải kiêm luôn nhiệm vụ làm
phóng viên, không sử dụng các tin, bài của báo khác mà sử dụng tin, bài của
báo Nhân Dân, nội dung tác phẩm cũng như tôn chỉ và mục đích của báo
Nhân Dân. Trong thời điểm đó, báo điện tử còn có nhạc nhưng sau này thì
không, quy trình sản xuất giống như báo truyền thông. Trước đây, do phần
mềm trình duyệt còn hạn chế: biên tập vào duyệt => in đưa lãnh đạo ban =>
sửa => đưa bản thảo ban biên tập duyệt => tổng biên tập => quyết định
đăng (đối với báo mạng điện tử sau khi biên tập, các bộ phận biên tập lại ấn
phẩm, sau đó gõ và duyệt – duyệt giống như những ấn phẩm báo in khác:
phóng viên hay cộng tác viên => biên tập viên xử lí => lãnh đạo ban => biên
tập viên biên tập => tổng biên tập => đưa tin, bài lên mạng. Có những bài đề
cập tới những vấn đề nhạy cảm thì phải chờ tổng biên tập duyệt sau một thời
gian 4 – 5 phút.
Cách đây 2 năm báo Nhân dân nâng cấp báo điện tử bằng một đề án
đầu tư kĩ thuật gồm những thiết bị kĩ thuật hiện đại, khâu xuất bản báo hoàn
toàn bằng máy tính. Biên tập viên, phóng viên viết bài gửi phòng biên tập.
7
Cộng tác viên thường trú của báo gửi bài qua hộp thư của phòng ban, hàng
ngày người trực mở hộp thư ra, sau đó lấy tin, bài biên tập trên máy. Phần
mềm trình duyệt của báo điện tử sau khi biên tập viên viết, xử lí gửi vào hộp
thư của trưởng phó ban, sau đó trưởng phó ban nhận tin, bài, nếu đồng ý
duyệt thì tiếp tục sửa bài, sau đó biên tập, duyệt lại gửi ban biên tập. Nếu
không duyệt cho vào ô không duyệt. Mỗi người có một hộp thư riêng mà chỉ
mình người đó biết mật khẩu để mở. Lãnh đạo ban có quyền sửa nội dung
bài cho chính xác và có quyền xuất bản. Ví dụ, khi vào TP.HCM công tác,
tổng biên tập hay biên tập viên vẫn có thể sửa tin, bài do phóng viên, cộng
tác viên gửi đến ào hộp thư đến. Báo điện tử tiện lợi dù ở nhà hay ở bất cứ
nơi đâu cũng đều có thể sửa được bài, rút ngắn được khoảng cách không
gian và thời gian.
Một bài báo ra đời qua 3 khâu biên tập: phóng viên gửi => phó ban
biên tập => tổng biên tập.
Khi thông tin trên báo in sai thì sẽ đính chính bằng cách sửa lại trên
báo mạng điện tử của tòa soạn, vì khi thông tin đã được in và ra ấn phẩm thì
đồng thời thông tin đó cũng đang được báo mạng đăng tải, chính vì vậy có
những sai sót trên báo in thì ngay lập tức báo mạng điện tử sẽ đính chính lại.
Mặc dù, Nhân Dân điện tử là một ấn phẩm của báo in Nhân Dân: Nhân
dân hàng ngày, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng tháng song 2 tờ báo lại
cùng được biên tập bởi 1 ban biên tập cho thấy chúng cùng có một định
hướng, một mục đích và tôn chỉ của báo Nhân Dân. Chúng không mâu thuẫn
mà lại bổ sung và hỗ trợ cho nhau trên mặt trận thông tin, cung cấp cho độc
giả nguồn tri thức vô tận và khả năng cập nhật thông tin một cách nhanh nhất
và chính xác nhất.
b. Khâu xuất bản
Trước đây, biên tập viên xử lí => in ra => lãnh đạo ban => bộ phận
biên tập => bộ phận kĩ thuật => lên mạng. Cách đây hai năm, tòa soạn đã
nâng cấp các thiết bị kĩ thuật nên khâu xuất bản báo gần như bằng máy tính.
8
Có thể nói, trong báo chí nói chung cũng như trong báo mạng điện tử
nói riêng, phải trải qua rất nhiều khâu mới có thể đưa một tác phẩm hoàn hảo
đến với công chúng như phỏng vấn, xử lí thông tin, viết bài, biên tập, xuất
bản,… thì có lẽ không thể đánh giá được khâu nào là quan trọng nhất. Điều
đó thì còn phải tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thông tin, có những tin
cần rất nhiều thời gian để khai thác qua phỏng vấn hay xử lí thông tin, có
những tin, bài phải qua rất nhiều khâu biên tập mới có thể ra mắt công chúng.
Có ý kiến cho rằng: “Nhiều tình huống phóng viên kiêm luôn cả Tổng
biên tập, vừa viết bài, vừa đưa tin lên mạng. Biên tập viên lúc này không tồn
tại”. Điều này không đúng với Nhân dân điện tử. Đôi khi phóng viên có thể
update được tức thời nhưng với báo Nhân Dân thì gần như là chưa được –
một phóng viên bình thường chưa làm được điều đó và cũng còn tùy vào từng
lĩnh vực.
* Mối liên hệ giữa độ nhanh và chính xác của thông tin trong báo
mạng điện tử
Nếu như thực hiện đúng quy trình như trên thì sẽ mất nhiều thời gian
nhưng độ chính xác của thông tin được đảm bảo, còn nếu như lược bớt các
thao tác thì sẽ rút ngắn được thời gian. Mà báo mạng điện tử lại yêu cầu rất
cao về tốc độ cập nhật. Vậy thì phải chăng có sự mâu thuẫn giữa sự nhanh và
chính xác của thông tin trong báo mạng điện tử?
Như chúng ta đã biết: truyền hình, phát thanh hay các phương tiện
thông tin đại chúng là một cuộc cạnh tranh. Chính vì vậy mà nhanh hay chính
xác cũng đều rất quan trọng nhưng để đáp ứng được những nhu cầu vể thông
tin của độc giả trong thời đại công nghệ thông tin lại không dừng ở đó. Nhanh
thì đúng là thật cần thiết song cái phải đặt lên hàng đầu chính là sự chính xác.
Và đó cũng chính là tôn chỉ của báo Nhân Dân nói chung cũng như Nhân Dân
điện tử nói riêng. Đôi khi nhanh đồng nghĩa với sự cẩu thả thì khó có thể
chấp nhận được, điều đó cũng vi phạm vào đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
9
III. BÀI VIẾT VỀ MỘT THẾ MẠNH CỦA NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ:
TÍNH CHÍNH XÁC CỦA THÔNG TIN
Nói đến địa chỉ 71 Hàng Trống, Hà Nội, chắc hẳn ai trong chúng ta
cũng biết đó là địa chỉ của tòa soạn báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân là cơ quan
ngôn luận của Đảng cộng sản
Việt Nam, là tiếng nói của
Đảng, nhà nước và nhân dân
Việt Nam.
Nhân Dân điện tử là
một trong những tờ báo mạng
điện tử phụ thuộc trong nước,
là một ấn phẩm của báo Nhân
Dân, có vị trí tương đương
với các tờ báo như: Nhân
Dân hàng ngày, Nhân Dân hàng tuần, Nhân Dân cuối tháng hay là báo Thời
nay. Chình vì vậy, Nhân Dân điện tử hoạt động dựa trên những tôn chỉ, mục
đích và nguyên tắc hoạt động của báo Nhân Dân. Theo trưởng ban Phạm
Song Hà từng phát biểu: Nếu phải lựa chọn giữa “nhanh” và “đúng” thì Nhân
Dân điện tử chọn cái “đúng”. Đó chính là một thế mạnh của tờ báo này – tính
chính xác của thông tin.
Nhân Dân điện tử là tờ báo mạng thứ 2 ở Việt Nam sau tạp chí Quê
Hương. Cùng với tờ báo in Nhân Dân, Nhân dân điện tử cũng có nhiệm vụ
hết sức quan trọng. Đó là cơ quan ngôn luận, là tiếng nói của Đảng, nhà nước
của nhân dân Việt Nam. Nhân dân nói chung cũng như Nhân Dân điện tử nói
riêng luôn là tờ báo luôn tiên phong trogn việc truyền tải các nội dung tư
tưởng mang tính chất chính trị, những sự kiện trọng đại của đất nước. Các
nghị quyết, thông tư, pháp lệnh, nghị định chính phủ, các văn bản luật… được
truyền tải đến quần chúng nhân dân một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhân dịp kỉ niệm báo Nhân dân tròn 60 năm (11/3/1951 – 11/3/2011), một
10
nhà báo đã viết: “Tiếng nói của Đảng mạnh mẽ, lay động, cuốn hút cả triệu
người đồng tâm như một, bởi cùng với thời gian, tờ báo đã được tin tưởng,
được khẳng định là tiếng nói của chính nghĩa, là tiếng nói mang hơi thở, ý
nguyện của nhân dân” và “đứa con” Nhân Dân điện tử đã được sinh thành từ
một “người mẹ” như thế. Bởi vậy, tính chính xác của thông tin đối với Nhân
Dân điện tử gần như được đặt lên hàng đầu.
Nhiệm vụ chính trị đã trở thành cổng thông tin đối nội, đối ngoại của
Việt Nam, thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà
nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân, tới các bạn bè khắp năm châu,
qua đó thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước bạn. Điều
đó cho thấy sự chính xác của thông tin là vô cùng quan trọng. Nhưng nói như
ậy không có nghĩa là phủ định sự chính xác thông tin đối với những tờ báo
mạng điện tử khác, mà đó là do sự chi phối từ đặc thù của nguyên tắc, phương
thức hoạt động thông tin của mỗi tờ báo khác nhau. Và Nhân Dân điện tử rất
đề cao điều này.
• Thứ nhất, về nguồn thông tin
Nhân Dân điện tử đăng tải gần như 100% nội dung của báo Nhân Dân
và do vậy, độ chính xác của thông tin là rất cao. Những tin, bài đó sẽ được
biên tập lại tùy thuộc theo đặc thù của từng thể loại, từng tác phẩm. Đối với
những thông tin khai thác từ nước ngoài thì luôn phải được kiểm chứng và
đảm bảo chính xác. Với nguồn tin từ phóng viên của ban thì bắt buộc phải có
ảnh đi kèm trong bài viết, 3 đến 9 ảnh tùy theo đọ rộng của tin, bài và ảnh
phải đảm bảo chất lượng thông tin.
• Thứ 2, về đội ngũ phóng viên, cộng tác viên
Những thông tin do phóng viên hay cộng tác viên cung cấp đương
nhiên phải đảm bảo chính xác, khách quan và được phát lên hay không còn
phải qua quá trình chọn lọc. Những người làm cộng tác với Nhân Dân điện tử
thường phải là những người có thâm niên trong nghề và trình độ nhất định
11
hoặc có sở trường hay năng khiếu, thậm chí là đã từng tham gia viết báo; còn
đối tượng cộng tác là sinh viên thì cũng có nhưng rất hạn chế.
• Thứ 3, về quá trình sản xuất thông tin
Điều này, cũng giống như quá trình sản xuất của nhiều tờ báo mạng
điện tử khác: phóng viên hay cộng tác viên => ban biên tập xử lí => lãnh đạo
ban => biên tập viên biên tập => tổng biên tập đưa tin, bài lên mạng.
Cho dù là phóng viên hay biên tập viên, hay bất cứ một thành viên nào
của tòa soạn cũng đều phải tuân thủ quy trình sản xuất trên, chính vì vậy,
thông tin trên Nhân Dân điện tử đảm bảo độ đúng đắn và chính xác và tòa
soạn có thể đưa ra những ấn phẩm phục vụ được những nhu cầu thông tin của
độc giả.
• Thứ 4, về nội dung, mục đích thông tin
Nhân Dân điện tử tập trung đi sâu trong công tác tuyên truyền quan
điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, phân tích dự
báo tình hình, bình luận sâu sắc về các sự kiện chính trị - kinh tế lớn trong
nước và thế giới. Thí dụ như: bàn giải pháp thực hiện “Cơ cấu lại nền kinh
tế”, báo Nhân Dân đã phối hợp với các bộ: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính
ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm “Cơ cấu lại nền kinh tế”
đăng lại nội dung các luật mới: Luật Tố cáo (16/12/2011), Luật Khiếu nại
(15/12/2011). Điều đó không cho phép thông tin một cách qua loa, đại khái
hay không rõ ràng, mà phải đảm bảo thật sự chính xác, khách quan, chi tiết để
truyền tải tới công chúng nhân dân. Và trong khi một số tờ báo khác hiện nay
thường chứa những thông tin “rác” dường như đã quá nhàm chán thì trong
Nhân Dân điện tử hầu như không tồn tại điều này, chúng ta sẽ ít khi gặp
những thông tin “lộ hàng”, “khoe ngực”. Có thể thấy được rằng, điều này rất
tích cực mà những tờ báo khác cần phải có sự xem xét và điều chỉnh. Bên
cạnh đó là các thông tin trong tuyên truyền kinh tế, Nhân Dân điện tử thường
hướng tới các vấn đề như: Mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế; nâng cao
chất lượng, hiệu quả kinh tế bền vững; nâng cao khả nưng độc lập, tự chủ của
12
nền kinh tế, ổn định tình hình kinh tế, an ninh xã hội… Những vấn đề đó
không phải mang tính “một sớm một chiều”, mà nó mang tính chất trọng đại,
lâu dài đối với sự tồn tại, phát triển của đât nước. Chỉ một sơ suất nhỏ thôi, có
thể sẽ để lại những hậu quả khôn lường, đặc biệt là có thể khiến kẻ thù lợi
dụng để bóp méo thông tin, đó sẽ là điều bất lợi và rất nguy hiểm.
Do đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đảm bảo chất lượng thông tin,
Nhân Dân điện tử đã xây dựng một đội ngũ phóng viên ảnh chuyên nghiệp,
chịu trách nhiệm toàn bộ về ảnh đăng trên báo, cung cấp và biên tập, lựa chọn
ảnh do phóng viên, cộng tác viên gửi về.
Tiếp theo là công tác bảo mật, Nhân Dân điện tử sử dụng bản quyền
tốt nhất để tấn công lại các tin tặc cũng như làm sạch trang báo. Cơ chế duyệt
bài được trang bị mới với 2 bước mật khẩu và chỉ có trưởng, phó ban mới
được quyền truy cập.
Hiện nay, mỗi ngày Nhân Dân điện tử có khoảng 800.000 đến 1 triệu
lượt người truy cập. Một con số không nhỏ, bởi nhờ có sự chính xác của
thông tin, tất nhiên là còn nhờ sự hấp dẫn nữa. Chất lượng của thông tin đối
với một tờ báo mạng điện tử phụ thuộc vào hai yếu tố : “nhanh” và “đúng”.
Vì vậy, Nhân Dân điện tử nói riêng cũng như các tờ báo mạng điện tử nói
chung cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa 2 yếu tố này để tạo nên một sản
phẩm báo chí hoàn hảo phục vụ nhu cầu thông tin của công chúng.
13