Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ năng sáng tạo trong xây dựng kế hoạch PR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.11 KB, 11 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG PR CHUYÊN NGHIỆP

KỸ NĂNG SÁNG TẠO VÀ LÀM VIỆC NHÓM
BrainMark Vietnam
Thời lượng : 2 buổi (4 giờ)

1.

Cấu trúc môn học:

Phần 1: LÝ THUYẾT (1 buổi)
-

Ý tưởng - Tầm quan trọng của ý tưởng trong PR

-

Các công cụ tìm kiếm ý tưởng

-

Kỹ năng sáng tạo và công cụ Brainstorming

-

Nhóm làm việc - Kỹ năng làm việc nhóm

Phần 2: THỰC HÀNH (1 buổi)
-


Hình thành nhóm làm việc

-

Thực hành Brainstorming theo nhóm.

-

Đánh giá hiệu quả nhóm làm việc

2.

Yêu cầu môn học:

Môn học mang tính thực tiễn cao, chú trọng đến định hướng và rèn luyện kỹ năng sáng tạo và làm
việc theo nhóm. Vì vậy, học viên trong quá trình tiếp thu lý thuyết sẽ chủ động hình thành nhóm
ngay từ đầu để thực hành hiệu quả.
Lớp học 30 người – Hình thành nhóm 5 người – 06 nhóm
3.
-

Mục tiêu:
Định hướng cho học viên kỹ năng sáng tạo bài bản, tạo lập thói quen sáng tạo đúng hướng
trong mọi vấn đề, đặc biệt trong PR.

-

Ứng dụng sáng tạo trong làm việc nhóm một cách hiệu quả.

Trang 1/11



Phần 1: LÝ THUYẾT

1. Ý tưởng - Ý tưởng trong PR:
Ý tưởng (Idea):
Ý tưởng là một tổ hợp mới của các hiểu biết đặc thù về một vấn đề. Một ý tưởng đơn giản là một tổ
hợp mới của các yếu tố cũ. Ý tưởng là sản phẩm của sự sáng tạo.
Ý tưởng không chỉ đến từ sự thông minh, mà còn từ niềm khao khát học hỏi, sự quan sát tinh tế,
tìm tòi, từ kinh nghiệm trong đời sống và là thành quả thúc đẩy bước tiến của xã hội.
Ý tưởng được nảy sinh từ những tình huống khác nhau, đôi khi là những khám phá tình cờ trong
cuộc sống.
Ví dụ:
Câu chuyện Archimède khám phá ngay lực đẩy của nước trong cái bồn tắm ....tìm ra lực đẩy
Asimet
Issaac Newton nằm chơi dưới gốc táo, nhìn thấy một quả táo từ trên cành rơi xuống, tìm ra nguyên
lý lực hút trái đất …
Ý tưởng trong PR:
Trong PR, ý tưởng là tập hợp các ý kiến độc đáo được chọn lọc, sắp xếp một cách thống nhất về
một đối tượng xác định (sản phẩm, thương hiệu, con người...) để hình thành nên một kế họach PR
cụ thể.

Ý tưởng càng độc đáo bao nhiêu, tính khả thi càng cao bao nhiêu chính là tiền đề cho một kế họach
PR thành công và hiệu quả bấy nhiêu.
Ý tưởng quyết định đến các vấn đề về cách thức thực hiện, ngân sách, thời gian... thực hiện một kế
họach PR.
Như vậy, ý tưởng là tiền đề cho kế họach hành động, vẫn “nằm trong suy nghĩ hoặc thể hiện trên
giấy” chưa được đưa vào thực tế.
Điều quan trọng hơn hết là sự lao động không mệt mỏi, kiên trì để biến những ý tưởng thành hiện
thực.

2. Các bước và công cụ tìm kiếm ý tưởng:
Các bước tìm kiếm ý tưởng:
1. Xác định đối tượng (Ý niệm ban đầu, có thể là một sản phẩm, dịch vụ, chương trình..)
2. Thu thập các dữ liệu.
Trang 2/11


3. Sắp xếp và lưu trữ các dữ liệu
4. Chọn lọc các dữ liệu cần thiết, liên kết với đối tượng ban đầu
5. Tạo cảm hứng và sáng tạo
6. Hình thành ý tưởng và phác thảo
Lưu ý: Trong quá trình tìm kiếm và lưu giữ ý tưởng, lúc nào đó trong tương lai, bạn sẽ quay trở lại
và đưa ý tưởng đó thành hiện thực.
Các công cụ tìm kiếm ý tưởng:
-

Công cụ tìm kiếm thông tin: truy cập mạng internet, sách báo, nghe nhìn và quan sát, trao đổi
thông tin ...ngày càng hiện đại và tiện dụng.

-

Công cụ brainstorming – Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức
tạp

3. Sáng tạo và công cụ Brainstorming:
3.1. Sáng tạo:
-

Xác định đối tượng cần sáng tạo.


-

Tìm hiểu, phát hiện ra các đặc điểm chưa tốt, chưa hay, chưa đáp ứng được nhu cầu nào đó đặt
ra...

Mỗi cá nhân cần có cái nhìn phê phán khách quan khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề nào, cái nhìn
toàn diện, sẽ giúp ta chỉ ra những gì cần phải biến đổi, cần phải sáng tạo thêm.
Sử dụng các công cụ cần thiết để thay đổi theo các khả năng có thể, khắc phục các điểm chưa hoàn
hảo, cải tiến, thay thế, phát triển các đặc điểm nêu trên để tạo ra một cái mới tốt hơn, có ích hơn,
tuyệt vời hơn...
Sản phẩm của sáng tạo chính là ý tưởng
3.2. Brainstorming- Một công cụ hữu ích để khơi nguồn ý tưởng mới
3.2.1. Brainstorming là gì?
Brainstorming là một công cụ rất tốt của sáng tạo. Trong một tập thể, brainstorming là lúc mọi
người cùng ngồi lại với nhau, cùng suy nghĩ, cùng trao đổi và đưa ra những ý tưởng mới lạ.
Tuy nhiên brainstorming không phải dễ thực hiện vì nhiều lý do:
-

Không có thói quen brainstorming

-

Không tạo được không gian để thực hiện brainstorming.
Trang 3/11


-

Mọi người thường có tâm lý che giấu những gì đang suy nghĩ vì sợ sự bình phẩm, dèm pha từ
những người khác.


-

Không định hướng đúng quá trình brainstorming, dẫn đến brainstorming không hiệu quả, đi
lạc hướng

Do đó với những tập thể lần đầu tiên thực hiện brainstorming hãy bắt đầu với với môt vài người đã
quen biết cởi mở với nhau. Việc thường xuyên brainstorming cùng nhau sẽ tạo ra một không khí
thoải mái và mọi người dễ dàng đưa ra ý tưởng mới, đôi khi “điên rồ” nhưng chắc chắn kết quả sẽ
khả quan.
Brainstorming cá nhân đến tập thể: Mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp thường có những phương thức
brainstorming riêng, tập trung ở hai phương thức chính, đó là branstorming cá nhân và
brainstorming tập thể.
Brainstorming cá nhân: Với những cá nhân chưa từng tham gia brainstorming tập thể hoặc khi tập
thể không có điều kiện để tổ chức một buổi brainstorming cùng nhau, mỗi cá nhân sẽ phải tự
brainstorming để tìm ra ý tưởng. Thuận lợi của phương thức này là cá nhân thường có xu hướng
đưa ra nhiều ý kiến hơn, thoải mái sáng tạo hơn vì không phải lo lắng người khác nghĩ gì, tán
thưởng hay mỉa mai ý kiến của mình. Tuy nhiên, cá nhân sẽ khó có thể phát triển ý tưởng hiệu quả
toàn diện như khi có người khác cùng brainstorming. Do đó khi tự brainstorming, cá nhân phải
biết hệ thống nhưng suy nghĩ để phát triển ý tưởng theo chiều hướng mới hơn, sâu rộng hơn.
Brainstorming tập thể: Đây là phương thức thông dụng nhất và hiệu quả nhất do khai thức được
kinh nghiệm và sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong tập thể. Khi một cá nhân bị “nghẽn” ý
tưởng, kinh nghiệm và tư duy của thành viên khác sẽ “khai phá” dòng ý tưởng sang một hướng
mới. Vì thế, brainstorming tập thể sẽ phải được điều khiển bởi một người có kinh nghiệm và linh
hoạt để những người chưa có sự sáng tạo hoặc có những ý kiến bất thường không bị ngượng ngập
và rời khỏi tập thể với cảm giác bẽ mặt vì chưa có sự “cống hiến”.
3.2.2 Các bước trong Brainstorming
Mở đường ý tưởng, Để ý tưởng được đưa ra và dòng ý tưởng được khơi nguồn, sẽ có hai phương
thức mở đường thông dụng nhất:
Khơi mào từ câu hỏi đầu tiên: Giả định bạn đang tìm kiếm phương thức marketing cho sản phẩm

với đối tượng mục tiêu là những doanh nghiệp nhỏ. Cách đơn giản nhất là khởi nguồn buổi
brainstorming bằng câu hỏi: “Những người chủ của doanh nghiệp nhỏ mong muốn những gì?” và
chắc chắn người tham gia sẽ lần lượt đưa ra những ý kiến như “muốn nhanh chóng thu lợi
nhuận”… Hoặc bạn có thể lựa chọn những nét đặc trưng của sản phẩm và đưa ra câu hỏi về từng
nét đặc trưng có ích lợi gì cho đối tượng mục tiêu.
Trang 4/11


Sử dụng từ liên kết: Ý tưởng này là cách đưa ra những từ gốc, sau đó liệt kê những từ có liên quan
với từ gốc và xâu chuỗi lại. Chẳng hạn như bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho một chương trình về
nước giải khát dành cho giới trẻ , bạn có thể brainstorming với danh sách các từ liên quan đến việc
giải tỏa cơn khát mùa hè và các hoạt động của giới trẻ, và như thế bạn có thể có danh sách các từ
dựa trên yêu cầu ban đầu. Để có được ý tưởng mong muốn, bạn có thể chọn, liên kết chúng lại với
nhau theo hướng logic và sáng tạo.
Rõ ràng Brainstorming là công cụ hỗ trợ đắc lực để tìm kiếm ý tưởng theo cách mở rộng suy nghĩ
“truyền thống”, khai phá những ý tưởng tiềm năng, thay đổi những sai lệch, nới rộng những giới
hạn khi nhìn nhận một vấn đề. Hãy bắt đầu dự án bằng một buổi brainstorming, sẽ có rất nhiều ý
tưởng khiến bạn bất ngờ!
Tiến trình cho một buổi brainstorming hiệu quả
-

Định rõ vấn đề cần được giải quyết và liệt kê những tiêu chuẩn đặt ra.

-

Hướng buổi brainstorming theo đúng trọng tâm.

-

Đảm bảo không có người nào bình phẩm hay đánh giá những ý kiến được đưa ra trong suốt quá

trình brainstorming.

-

Tin tưởng, khuyến khích lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Động viên mọi người, kể cả
những người trầm lặng nhất góp ý kiến và phát triển ý tưởng.

-

Tạo một không khí brainstorming hào hứng, vui vẻ. Thu thập càng nhiều ý tưởng càng tốt, từ
những điều thực tế đến những chuyện hoang đường.

-

Chào đón tất cả sự sáng tạo.

-

Không để bất kỳ dòng ý tưởng nào được thảo luận quá lâu, vì sẽ dễ đưa ý tưởng đi lệch trọng
tâm.

-

Khuyến khích mọi người phát triển ý tưởng của thành viên khác hoặc dùng ý tưởng của người
khác để phát triển ra ý tưởng mới.

-

Luôn có thư ký cho buổi brainstorming để ghi lại những ý tưởng được đề ra theo hình thức
biểu đồ phát triển. Biểu đồ này sẽ rất có ích để tìm hiểu và tổng kết nhằm đưa ra kết quả tối ưu.


Vật dụng cần thiết để thực hiện buổi Brainstorming
-

Phòng họp rộng, thoáng mát. Tốt nhất là một nơi có khung cảnh đẹp, kích thích trí tưởng
tượng.

-

Bánh, trái cây, thức uống… tạo điều kiện thoải mái nhất

Trang 5/11


-

Giấy và viết cho từng thành viên tham dự để ghi lại diễn biến suy nghĩ của mình và đồng
nghiệp.

-

Bảng viết lớn đặt trong phòng họp ghi nhận toàn bộ những ý tưởng bất chợt.

Các loại câu hỏi và cách sử dụng trong Brainstorming
CÂU HỎI MỞ: là dạng câu hỏi không có tính định hướng, thường bắt đầu bằng những câu: như thế
nào, tại sao, bằng cách nào… Ví dụ: “Tại sao bạn lại chọn nghề PR?”. Nên sử dụng loại câu hỏi
này khi tranh luận, phỏng vấn hoặc khi bạn đang cần giải pháp sáng tạo cho một vấn đề nào đó.
CÂU HỎI ĐÓNG: là dạng câu hỏi chỉ cho người trả lời có một số lựa chọn nhất định như có hoặc
không, đúng hoặc sai mà thôi. Ví dụ: “PR có phải là một công cụ xây dựng thương hiệu?”. Dùng
câu hỏi này khi bạn cần xác định chân trị của một sự việc hoặc chọn lựa để đưa ra kết luận cuối

cùng
CÂU HỎI TÌM HIỂU: là dạng câu hỏi về một vấn đề cụ thể, thường bắt đầu bằng những câu: Ai,
cái gì, ở đâu, lúc nào, bao lâu...Ví dụ: “Đối t ượng của kế họach PR lần này là gì?” Các câu hỏi này
thường được dùng theo sau câu hỏi mở để đào sâu hơn một vấn đề đã định.
CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG: là dạng câu hỏi thường được nêu sau một nhận xét hoặc một kết luận
nào đó, có tác dụng định hướng cho câu trả lời. Ví dụ: “Buổi lễ tung sản phẩm mới bao giờ cũng
phải diễn ra rất hào hứng và ấn tượng. Tại sao cần phải làm như vậy?”. Các câu hỏi này thường
được dùng nhiều trong huấn luyện, đào tạo và giao việc.
CÂU HỎI NGƯỢC: là dạng câu chuyển ngược trách nhiệm trả lời lại cho người hỏi. Ví dụ: “Tại
sao không?”. Dạng câu hỏi này thường được sử dụng nhiều trong đàm phán và tranh luận, dùng để
tìm hiểu quan điểm của người hỏi, để có thêm thời gian suy nghĩ hoặc cũng có khi đơn giản là để
thách thức đối phương.
4. Lợi ích của làm việc theo nhóm - Kỹ năng làm việc nhóm:
4.1 Lợi ích của làm việc theo nhóm:
Có rất nhiều việc mà một cá nhân không thể đáp ứng một cách hiệu quả, đòi hỏi phải có sự liên kết
với nhiều cá nhân khác nhau. Làm việc nhóm sẽ:
1. Phát huy tối đa ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng thành viên, phối hợp những bộ óc sáng
tạo để tạo nên hiệu quả làm việc nhóm cao - Lợi thế so sánh
2. Tinh thần tập thể khi các thành viên trong nhóm đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho
thành công chung của nhóm tạo nên sức mạnh vượt trội.
3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi
nhiệm vụ đơn giản hay khó khăn; họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh đạo. Thúc
đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên.
Trang 6/11


4. Hoạt động theo nhóm mang lại cơ hội cho các thành viên thoả mãn những nhu cầu về khẳng định
cá nhân, được đón nhận và thể hiện mọi tiềm năng.
5. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các thành
viên và với người lãnh đạo.

6. Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách lãnh
đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức.

4.2 Kỹ năng làm việc nhóm – Teamwork:
4.2.1 Thực trạng và những điều cần tránh:
Đối với người Việt, từ "teamwork" đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó vẫn chỉ được "nghe
nói" chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa. Chúng ta ít khi thành công trong những dự
án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt. Những điều
cần tránh trong quá trình làm việc nhóm:
Quá nể nang các mối quan hệ.
Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều
người. Còn người Việt chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ
ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi
khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẫn lộn.
Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết
trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. "Dĩ hoà vi quý" , việc xây dựng
được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta thì ngược lại,
thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong
khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ
bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì
không hoàn thành.
Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán
thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì
cũng giống như bạn đang làm việc một mình.
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là
việc của người khác chứ không phải của mình – Tình trạng cha chung không ai khóc. Khi đang
Trang 7/11



đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác,
đúng đắn hơn, sáng suốt hơn nhưng không nói ra – Tình trạng bất mãn ngầm.
Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi là xong. Vì sao?
Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn cho ai khác! Còn với cả nhóm,
nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng
của mình vẫn còn cất trong đầu mà! Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng
dẫn đến điều mình không phải chịu trach nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do
chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai.
Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ
chịu chấp nhận ý kiến của người khác, không cho người khác tham gia.
Ngược lại, cũng có một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói
ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không muốn tốn thời gian.
4.2.2 Kỹ năng làm việc nhóm:
Lắng nghe:
Lắng nghe ý kiến người khác trong nhóm là điều rất quan trọng. Khi được người khác lắng nghe,
mỗi thành viên của nhóm sẽ cảm thấy sự đóng góp ý kiến là có ý nghĩa và sẽ cảm thấy thoải mái
hơn trình bày suy nghĩ của mình. Và như thế, ý kiến này sẽ là tiền đề để phát triển ý kiến khác.
Lắng nghe còn là một nghệ thuật, thể hiện sự thiện chí tiếp nhận thông tin của người khác. Vì thế,
“biết lắng nghe” là yếu tố đầu tiên cần trong kỹ năng làm việc nhóm.
Đặt câu hỏi:
Hỏi cũng là một cách để khai thác ý kiến, tăng cường thảo luận về đề tài nhóm. Đặt câu hỏi thông
minh giúp gợi mở nhiều vấn đề, hoàn thiện hơn các khía cạnh của vấn đề đang thảo luận.
Các cách đặt câu hỏi: Phần Brainstorming
Thuyết phục:
Mọi thành viên trong nhóm đều được khuyến khích trao đổi, phụ thuộc lẫn nhau và thuyết phục
người khác theo ý kiến của mình, cũng là tạo điều kiện cho các thành viên khác suy nghĩ kỹ hơn
một lần nữa về vấn đề đã đưa ra.

Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và
thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
Tôn trọng:
Trang 8/11


Tôn trọng thành viên khác cũng là tôn trọng chính bản thân và sẽ được sự tôn trọng ngược lại.
Việc tôn trọng trong nhóm làm việc trước hết bắt đầu từ tôn trọng nhân thân và ý kiến của các
thành viên, không ngắt lời người khác thể hiện qua: ngôn từ, cử chỉ, thái độ...
Giúp đỡ:
Khi các thành viên quan tâm nâng đỡ nhau, khiếm khuyết của từng thành viên sẽ được khắc phục
bởi sự trợ giúp của các thành viên khác. Như vậy, trình độ của nhóm sẽ được nâng cao hơn.
Chia sẻ:
Đặc biệt chú trọng đến chia sẻ thông tin nhằm giúp xây dựng một môi trường làm việc “thông
thoáng”, ko bị đứt quãng trong quá trình truyền đạt và tiếp nhận, xử lý thông tin. Sự chia sẻ là chất
xúc tác hữu hiệu kết nối các thành viên lại với nhau, hiểu nhau hơn từ đó tác động đến quá trình
làm việc nhóm nhanh chóng hơn.
Cộng tác/Chung sức:
Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Thái độ cộng tác khiến các thành viên cảm thấy như một khối thống nhất, là yếu tố tổng hợp từ các
yếu tố trên. Sự cộng tác tạo nên một tập thể bền chặt, hài hòa giúp quá trình làm việc nhóm thuận
lợi hơn, xóa đi các khoảng cách giữa các thành viên trong nhóm.

Trang 9/11


Phần 2: THỰC HÀNH
1.

Hình thành nhóm làm việc:


-

Phân nhóm: 5 – 6 nhóm/lớp (5 người/nhóm)

-

Phân công: Phân chia theo đặc trưng nhóm làm việc trong ngành PR

-

Nhận đề tài thảo luận: GV chuẩn bị đề tài thảo luận nhóm

2.
-

Thực hành Brainstorming theo nhóm:
Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm thảo luận chung,
tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến.

-

Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa trên chuyên
môn của họ.

-

Đề ra kế hoạch cụ thể, thời gian dự tính sẽ hoàn thành (deadline phải cụ thể) và chuẩn bị cho
Brainstorming


-

Thực hiện Brainstorming.

-

Trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ ý tưởng của mỗi thành viên

-

Chuẩn bị bài thuyết trình, chọn người thuyết trình và trả lời những câu hỏi, ghi chú.

3.
-

Đánh giá hiệu quả nhóm làm việc:
GV xem xét hỗ trợ nhóm trong quá trình làm việc đồng thời nhận xét và rút kinh nghiệm cho
từng nhóm.

-

Tổng hợp các ý tưởng từ các nhóm - Đặt câu hỏi phản biện - Tiếp tục quan sát và nhận xét cách
thức các nhóm xử lý thông tin và đưa ra các kết luận.

Trang 10/11


15 tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm
1. Lòng tin: Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của đồng nghiệp
không?

2. Bình tĩnh: Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có khả năng giải quyết tình huống
một cách bình tĩnh ?
3. Tôn trọng: Ý kiến của đồng nghiệp có được bạn quan tâm không? Bạn có rút ra
được những ý tưởng của bản thân từ những ý kiến đó?
4. Hợp tác: Khả năng hoà nhập của bạn như thế nào với đồng nghiệp từ những lĩnh
vực, khả năng, thậm chí quốc tịch khác nhau?
5. Tổ chức: Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không? Bạn có làm việc theo kế hoạch
đã vạch?
6. Khả năng làm việc dưới áp lực: Bạn có phát huy được tốt nhất khả năng khi làm
việc dưới áp lực?
7. Khả năng giao tiếp: Bạn thích tiếp xúc với nhiều người? Bạn luôn luôn thu hút
được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện.
8. Khả năng kiểm soát tình huống: Khi một tình huống ngoài dự kiến xảy ra, bạn
luôn luôn đưa ra được những bước cần thiết để giải quyết.
9. Khả năng thuyết phục: Bạn có đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiến
của mình?
10. Lạc quan: Bạn luôn tin rằng mình có khả năng tìm ra giải pháp khi “bị dồn đến
chân tường”?
11. Trách nhiệm: Bạn luôn sẵn sàng tiên phong cho việc chung?
12. Kiên trì: Khi công việc đình trệ bạn sẽ cố gắng tiếp tục được bao lâu?
13. Quyết tâm: Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi kết quả không được như mong muốn?
Từ bỏ hay tìm một hướng giải quyết khác?
14. Nhạy bén: Bạn có dự tính được những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong
công việc? Bạn có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống đó?
15. Lắng nghe: Bạn không ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang muốn đưa ra ý kiến? Bạn
có luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình?
Theo tiến sĩ M.Ballot
thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset

Trang 11/11




×