trờng Đại học Vinh
Khoa ngữ Văn
------ ------
phơng thức so sánh tu từ
trong
ca dao tình yêu
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Giáo viên hớng dẫn: T.S. Hoàng Trọng Canh
Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Hạnh
Vinh
1
LỜI NÓI ĐẦU
Em xem việc được thực hiện luận văn này là dịp quan trọng để tập
dượt và mang tính định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo của bản thân.
Vì thời gian eo hẹp, hơn nữa khả năng lại có hạn, cho nên việc nghiên
cứu khoa học chắc chắn còn có những thiếu sót. Do đó em mong được sự góp ý
và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để nếu có dịp trở lại em sẽ làm tốt công
việc của mình hơn.
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân,
em còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn, đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Canh .
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo
hướng dẫn, thầy giáo phản biện và xin gửi đến các thầy cô giáo trong tổ bộ môn
ngôn ngữ cũng như trong khoa và các bạn lời cảm ơn chân thành nhất.
SV: Đặng Thị Hạnh
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
TRANG
1.
Lí do chọn đề tài
4
2.
Đối tượng, mục đích nghiên cứu
5
3.
Lịch sử vấn đề
6
4.
Phương pháp nghiên cứu
8
CHƯƠNG I
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT CHUNG
I.
Ca dao người Việt
9
1.
Khái niệm về ca dao
9
2.
Ca dao tình yêu
10
3.
Phân biệt ca dao với tục ngữ
12
II.
Phương thức so sánh
14
1.
Khái niệm so sánh tu từ
14
2.
Phân biệt so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ
15
3.
Phân biệt so sánh tu từ và so sánh lôgíc
16
4.
So sánh trong ca dao của người Việt
17
CHƯƠNG II
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG CA DAO
TÌNH YÊU
I.
Kết quả thống kê
19
II.
Các kiểu so sánh trong ca dao tình yêu
20
1.
Kiểu cấu trúc so sánh [A như B]
20
2.
Kiểu cấu trúc so sánh [A là B]
29
3
3.
Kiểu cấu trúc so sánh [A (hóa) thành B]
34
4.
Kiểu cấu trúc so sánh [A hơn / thua B]
36
5.
Kiểu cấu trúc so sánh [A khác gì B]
36
6.
Kiểu cấu trúc so sánh [A bao nhiêu / B bấy nhiêu]
37
7.
Kiếu cấu trúc so sánh [A/B]
38
Cấu trúc so sánh tu từ trong ca dao tình yêu
38
So sánh trong ca dao tình yêu đươc triển khai một cách đa dạng
38
2. Cái so sánh - vật mẫu ví là những cái cụ thể để thể hiện cái đươc
44
III.
1.
so sánh là những cái trừu tượng
3.
Quan hệ giữa cái so sánh và cái được so sánh
45
CHƯƠNG III
GIÁ TRỊ CỦA PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TU TỪ
TRONG CA DAO TÌNH YÊU
I.
Giá trị nhận thức
47
1.
Nhận thức về con người
47
2.
Nhận thức về tình yêu
57
II.
Giá trị biểu cảm
68
III. Giá trị thẩm mĩ
68
1. Thế giới vật thể nhân tạo
68
2. Thế giới động vật
72
3. Thế giới thực vật
73
4. Thế giới tự nhiên
76
5. Hình ảnh con người
77
KẾT LUẬN
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
82
4
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Ca dao là thơ ca dân gian truyền miệng, từ xưa đến nay luôn tác
động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm thẩm mĩ đối với người đọc, người
nghe.
Sức mạnh ấy không chỉ nhờ sự biểu hiện cô đọng, súc tích, giàu hình
tượng nhưng bình dị và biểu cảm như ngôn ngữ thơ mà còn ở những ẩn số kỳ
diệu của ngôn ngữ ca dao. Trong mỗi câu ca dao, đặc biệt là ca dao tình yêu,
qua nhân vật trữ tình, chúng ta đều có thể rung động trước những điều mới mẻ
sâu kín trong tâm trạng, tâm hồn của nhân dân lao động. Tiếp xúc với ca dao
tình yêu, hiểu ca dao tình yêu, mỗi chúng ta đều có thể tìm thấy một phần của
mình trong những lời ca như thế.
Tuy nhiên, ca dao tình yêu cũng là một hiện tượng đầy phức tạp (cả nội
dung lẫn nghệ thuật). Để hiểu được ca dao một cách sâu sắc không phải là dễ,
bởi nội dung phản ánh mà ca dao tình yêu chuyển tải không đơn giản một chút
nào, nó rất phong phú và đa dạng, là sản phẩm được gọt giũa qua thời gian. Tìm
hiểu ca dao nói chung, phương thức so sánh tu từ trong ca dao tình yêu nói riêng
luôn luôn là vấn đề không cũ, là dịp hiểu sâu hơn nội dung và nghệ thuật, hiệu
quả thẫm mỹ của ca dao tình yêu nói riêng và ca dao người Việt nói chung.
2. So sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật vô cùng quan trọng và có
hiệu quả, trở thành thói quen ngữ văn của người Việt, giúp tác giả dân gian xây
dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp, vừa có giá trị nhận thức, vừa có giá
trị biểu cảm và thẩm mỹ cao.
Khảo sát phương thức so sánh trong ca dao tình yêu góp phần nhận
diện, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của phương thức so sánh mà tác giả dân gian sử
dụng. Đề tài này góp phần làm rõ: Nghệ thật so sánh chính là một công cụ giúp
người đọc nhận thức, hiểu biết và khám phá được thế giới tình yêu phong phú
5
của con người.
3. Lâu nay, ca dao nói chung, ca dao tình yêu nói riêng đã được nghiên
cứu nhiều từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dường như ở bài viết nào, khi đề
cập đến phương thức thể hiện của ca dao trong đó có ca dao tình yêu, các tác giả
cũng đề cập ít nhiều đến phương thức so sánh tu từ. Nhưng với tính chất là một
đối tượng khảo sát độc lập thì vấn đề: Phương thức so sánh tu từ trong ca dao
tình yêu vẫn còn là vấn đề chưa được khảo sát, nghiên cứu toàn bộ hệ thống.
4. Trong chương trình Văn - Tiếng Việt ở trường phổ thông, ca dao
được đưa vào dạy học với một khối lượng không nhỏ, trong đó có nhiều bài ca
dao tình yêu. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu các phương thức so sánh tu từ và giá
trị của nó trong ca dao là việc làm bổ ích, thiết thực không chỉ ở phương diện lý
thuyết mà cả trong thực tế giảng dạy Văn và Tiếng Việt.
II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng:
Với những công trình sưu tập nghiên cứu về ca dao đã được công bố,
có thể khẳng định rằng, ca dao Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trong khóa
luận này, đối tượng mà chúng tôi khảo sát là các phương thức so sánh tu từ được
sử dụng trong ca dao tình yêu. Những bài ca dao mà đề tài khảo sát đã được sưu
tập, in trong cuốn “ Kho tàng ca dao người Việt” (do Nguyễn Xuân Kính – Phan
Đăng Nhật (chủ biên) cùng Phan Đăng Tài - Nguyễn Thúy Loan – Đặng Diệu
Trang biên soạn, NXB Văn hóa thông tin, HN, 1995 ).
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này, luận văn hướng tới các mục đích sau:
- Thống kê các phương thức so sánh tu từ được sử dụng trong ca dao
tình yêu của người Việt.
- Miêu tả, phân loại các kiểu so sánh đã thống kê được.
- Phân tích cấu trúc của so sánh tu từ trong ca dao nhìn từ góc độ hoạt
động hành chức.
6
- Chỉ ra giá trị của phương thức so sánh trong ca dao tình yêu người Việt.
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ca dao, trong đó
phải kể đến ba công trình nghiên cứu có quy mô lớn. Đó là “Thi pháp ca dao”,
của Nguyễn Xuân Kính, (Viện văn hóa dân gian, NXB Khoa học xã hội,
HN,1992), “Bình giảng ca dao” của Hoàng Tiến Tựu (NXB Giáo dục, HN,1992)
và “Các thể loại trữ tình dân gian” của Lê Chí Quế (Văn học dân gian Việt Nam,
NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, HN,1990). Trong các công trình trên,
liên quan trực tiếp đến ca dao tình yêu đáng chú ý là công trình nghiên cứu của
PTS Nguyễn Xuân Kính, ngoài ra không thể không nhắc đến công trình “Bình
giảng ca dao” của PGS Hoàng Tiến Tựu.
Ở “Bình giảng ca dao”, PGS Hoàng Tiến Tựu đã khảo sát từng bài ca
dao trữ tình cụ thể, trong đó có một bộ phận là ca dao tình yêu. Theo PGS
Hoàng Tiến Tựu, bộ phận lớn nhất, hay nhất, tiêu biểu nhất của ca dao truyền
thống là ca dao đối đáp nam nữ. Tác giả nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng,
sự sôi nổi, tình tứ… mang màu sắc mới lạ của bộ phận ca dao đối đáp này.
Trong “Thi pháp ca dao”, Nguyễn Xuân Kính đã khảo sát tổng thể
những đặc trưng thi pháp của ca dao như vấn đề thời gian, không gian nghệ
thuật, vấn đề dị bản, vấn đề ngôn ngữ….
Ngoài những công trình nghiên cứu trên, đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu về ca dao trữ tình nói chung và các tiểu loại nói riêng, trong đó có ca
dao tình yêu nam nữ.
Với “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” [17,247] trong phần “Tình yêu
nam nữ”, ông Vũ Ngọc Phan đã giới thiệu khá chung về tình yêu của các nam
thanh nữ tú xưa qua các làn điệu dân ca. Chẳng hạn ông khẳng định vị trí, vai
trò quan trọng của tình yêu, tiền đề của hạnh phúc gia đình, xác định nguồn gốc
nảy sinh tình yêu trai gái, khẳng định tính chất đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa
nhân đạo biểu lộ trong lời ca tiếng hát về tình yêu, nhất là khi tình yêu bị ngăn
7
cấm.
Bài viết của Trần Quang Nhật [16,38] đã đề cập đến vấn đề tình yêu
trong ca dao, đó là những câu ca dao đẹp nhất. Tác giả viết: “ Nói chung tình
yêu trong ca dao Việt Nam là tình yêu lành mạnh, chúng ta phân biệt được cái
lành mạnh với cái xấu xa, cái chân chính với cái giả dối trong cuộc sống”. Tác
giả còn khẳng định: “ Ca dao tình yêu là giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học
sinh, quan hệ chặt chẽ giữa hạnh phúc lứa đôi với lao động sản xuất và đấu tranh
xã hội, từ đó mà biết quý trọng nhân dân lao động hơn”.
Đặng Văn Lung nghiên cứu về một khía cạnh nghệ thuật biểu hiện của
ca dao trữ tình, trong bài “Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình” tác giả
chỉ rõ sự trùng lặp về hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ được sử dụng trong các bài ca
dao, xem đây là những đặc điểm của thi pháp [14,66,67].
Ngoài ra, còn có một số công trình khác của các nhà nghiên cứu, các
nhà giáo và của các sinh viên cũng ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến
vấn đề mà đề tài đặt ra tại ĐH Vinh, có thể kể đến các luận văn:
-“Yếu tố thời gian trong ca dao tình yêu đôi lứa”. (Hồ Thị Bảy,
ĐHSPV, 1998).
-“Một số phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong ca dao tình yêu đôi
lứa xứ Nghệ”. (Nguyễn Văn Liên, ĐHSPV, 1999).
-“Đặc điểm ngôn ngữ phần mở đầu trong ca dao trữ tình Việt Nam”.
(Võ Hữu Vân, ĐHSPV, 2002).
Qua các công trình nghiên cứu điểm trên, chúng ta thấy rằng, nghiên
cứu ca dao ở góc độ ngôn ngữ không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên vấn đề
nghiên cứu phương thức so sánh trong ca dao tình yêu đang còn rất nhiều
khoảng trống cho những ai muốn quan tâm. Và chính gợi ý của những tác giả đi
trước là định hướng cho chúng tôi đi vào nghiên cứu “ Phương thức so sánh
trong ca dao tình yêu ”.
8
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận này, chúng tôi vận dụng
một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp miêu tả.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Tùy theo nội dung và mục đích của từng phần mà chúng tôi dùng tách
biệt hoặc đồng thời các phương pháp đã nêu trên.
9
CHƯƠNG I
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT CHUNG
I. CA DAO NGƯỜI VIỆT
1. Khái niệm về ca dao
Từ trước đến nay, khái niệm về ca dao được rất nhiều nhà nghiên cứu
bàn đến trong nhiều công trình, bài viết khoa học nhưng cho đến nay vẫn chưa
có được sự thống nhất trong quan niệm. Thời trước, ca dao còn được gọi là
phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi
thời đại. Nhưng dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhường chỗ cho từ
ca dao.
Có thể nói, việc bàn luận về khái niệm “ca dao” đến bây giờ vẫn chưa
ngả ngũ, trước hết vì giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. “Đứng
về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta đã tước bỏ những tiếng đệm, những
tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng
khác nào một bài ca dao” [17,41].
Tác giả Vũ Ngọc Phan định nghĩa “Ca dao là một loại thơ dân gian có
thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca”.
Định nghĩa này đã xem ca dao là một thuật ngữ chỉ một thể thơ dân gian. Ông
cho rằng: “Nếu xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao là ở chỗ
được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, trong những nghề nhất định, hay
những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương, không
như ca dao là những bài ít có địa phương tính, dù nội dung ca dao có nói về một
địa phương nào thì chúng vẫn được phổ biến rộng rãi” [17,43].
Tác giả Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Ca dao được hình thành từ dân
ca. Khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca,
người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất định. Như vậy, không
có nghĩa là toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó (như hát
10
trống quân, hát quan họ …) cứ tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi thì sễ
đều là ca dao”. Chính vì vậy mà ông định nghĩa: “Ca dao là những sáng tác văn
chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những
đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách” [8,79].
Theo “Bách khoa tri thức phổ thông” (NXB Văn hóa thông tin, 2000,
Tr. 1191) thì ca dao là những bài thơ trữ tình dân gian truyền khẩu được phổ
biến rộng rãi, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, từ ca dao có ba cách hiểu:
a. . Ca dao là những bài hát dân ca hay – là dân ca (cả phần lời và điệu).
b. Chỉ có phần lời bài hát.
c. Những lời hay nhất.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau và mỗi cách hiểu cho thấy một cách
nhìn riêng, nhưng ở đây chúng tôi không bàn về khái niệm ca dao mà chỉ điểm
qua các ý kiến như trên để đi đến thống nhất theo một quan niệm nhất định để
làm cơ sở khảo sát Chúng tôi đã áp dụng định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán
- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: “Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ
những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian, có hoặc không có khúc điệu”
(trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca) [6,22].
2. Ca dao tình yêu:
Nhìn vào các tập ca dao đã sưu tầm xuất bản ở trung ương cũng như địa
phương, trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam của đất nước, chúng ta đều thấy có
một hiện tượng chung đáng lưu ý là ở đâu ca dao tình yêu cũng chiếm tỷ lệ lớn
nhất về mặt số lượng và nhiều bài hay nhất về mặt chất lượng. Có người giải
thích do nguyên nhân đề tài cho rằng: Tình yêu là đề tài phổ biến trường cửu, có
nhiều người ở nhiều thời kỳ khác nhau cũng tham gia sáng tác lưu truyền, từ đó
mà tích lũy lại thành số lượng lớn. Thực ra nguyên nhân chủ yếu và quan trọng
không phải là như vậy. Ca dao tình yêu cũng là một sản phẩm của lịch sử như
mọi thể loại văn học dân gian khác. Nó nảy sinh sớm do nhu cầu thổ lộ tình cảm
yêu đương của nam nữ thanh niên trong nhân dân và có thể phát triển mạnh
11
trong một thời kỳ lịch sử nhất định chứ không thể phát triển đều đều kéo dài
trong mọi thời kỳ lịch sử của xã hội được.
Ca dao trữ tình là một bộ phận quan trọng bậc nhất nên có số lượng rất
lớn và nghệ thuật đặc sắc. Nó là phần cốt lõi của các loại dân ca trữ tình (như
hát quan họ, hát ví, hát cò lả…). Ca dao trữ tình nói chung đều nhằm phô diễn
tâm tư, tình cảm, thế giới nội tâm của con người, phản ánh thái độ và cảm xúc
thẩm mỹ của con người đối với nhau cũng như các hiện tượng trong tự nhiên và
xã hội. Ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ là bộ phận lớn nhất trong ca dao tình
yêu người Việt và là tiếng nói trái tim của nam nữ thanh niên ở nông thôn thuộc
nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau nhưng chủ yếu là thời kỳ xã hội phong kiến. Thể
hiện tính cách, tình cảm của con người rõ rệt và đầy đủ là bộ phận ca dao nói về
tình yêu nam nữ.
Tiếp xúc với ca dao tình yêu đôi lứa, chúng ta thấy xuất hiện hai nhân
vật trữ tình chủ yếu, đó là “chàng trai” và “cô gái”. Họ bộc lộ tình cảm của
mình, tâm tư của mình, thế giới nội tâm của mình và cảm xúc thẩm mỹ của mình
trong tác phẩm thơ ca.
Chính vì vậy một nhà nghiên cứu đã từng nói: “Toàn bộ ca dao tình yêu
giống như một vở kịch thơ dài với trăm hồi ngàn cảnh khác nhau. Trong đó hai
nhân vật chính “chàng trai”, “cô gái”, thường xuyên có mặt và trò chuyện với
nhau suốt mọi hồi, mọi cảnh. Cuộc trò chuyện của họ diễn ra ở nhiều nơi, nhiều
lúc. Khi thì bên khung cửi, cối gạo đêm trăng, khi thì trên ruộng gặt… nói
chung là khung cảnh nông thôn, gần gũi với thiên nhiên, có nhiều kỷ niệm, nhiều
âm thanh và màu sắc thân thuộc nên thơ.
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng”.
Cả chàng trai và cô gái đều là nhân vật trữ tình chủ yếu trong ca dao
12
tình yêu đôi lứa. Đó là những chàng trai rất đáng yêu trong tuổi mười tám, đôi
mươi. Đó là những cô gái dịu dàng, đằm thắm. Họ hiện lên rất nhiều trong
những bài ca dao tỏ tình. Họ đang tươi trẻ, đầy sức sống, tình yêu nảy nở đã
chắp cánh thêm cho tâm hồn họ.
Đọc ca dao tình yêu, chúng ta hiểu những lời ướm hỏi, những lời nhớ
nhung, trách móc, những nỗi niềm tủi nhục… Chúng ta thấy, các nhân vật trữ
tình dù ở cung bậc nào của tình yêu: nhớ thương, buồn, vui, chờ trông, tương
tư… cũng luôn thể hiện được nỗi lòng mình một cách sâu sắc và tế nhị. Tuy ở
khung cảnh nào đi nữa thì chúng ta vẫn cảm nhận được các chàng trai – cô gái
nông thôn Việt Nam với tấm lòng “trong sáng vô ngần”.
Ở luận văn này, chúng tôi tìm hiểu “Phương thức so sánh tu từ trong ca
dao tình yêu” là dựa vào bảng tra cứu ca dao theo chủ đề của Nguyễn Xuân Kính
và Nguyễn Thúy Loan biên soạn, NXB Văn hóa thông tin, 1995. Chúng tôi tra
cứu theo chủ đề “quan hệ nam nữ” với bốn tiểu mục: Những lời phản ánh tâm
trạng tình cảm chung cho cả nam và nữ + Những lời thể hiện tình cảm của nữ +
Những lời diễn đạt tình cảm của nam + Những lời nam nữ đối đáp. Trong từng
tiểu mục, chúng tôi đều khảo sát phương thức so sánh tu từ nằm trong hai loại
tình huống (- ) và tình huống (+).
Ở tình huống (+) : tập hợp các đơn vị ca dao phản ánh tình cảm thắm
thiết, tình cảm trong hoàn cảnh thuận lợi may mắn hoặc ít nhất cũng chưa có dấu
hiệu trắc trở, tan vỡ.
Ở tình huống (- ): tập hợp những lời ca dao mang cảm xúc nảy sinh
trong tình huống rủi ro, ngang trái hoặc trong điều kiện tình yêu không thành.
3. Phân biệt ca dao với tục ngữ:
Khi phân biệt ca dao với tục ngữ, Hoàng Tiến Tựu đã nêu ra những
điểm sau đây:
- Về phương thức diễn xướng: Ca dao dùng để ngâm còn tục ngữ dùng
để nói.
13
- Về cấu trúc: Tục ngữ thường ngắn, ca dao thường dài.
Tục ngữ thường ngắn hơn ca dao và ngắn đến mức có thể chỉ có một
dòng câu với ba âm tiết, trong khi một lời ca dao ngắn nhất cũng phải hai dòng
câu trở lên.
Ví dụ 1:
Tham thì thâm.
(Tục ngữ )
Ví dụ 2:
- Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa bà đanh.
- Anh chờ em như liễu chờ đào
Em còn mơ tưởng cây cao bóng dài.
( Ca dao )
- Về chức năng: Ca dao nhằm phô diễn tình cảm còn tục ngữ nhằm triết
lý xã hội, nhằm đúc kết những hiện tượng tự nhiên.
Để phân biệt ca dao và tục ngữ được rõ ràng hơn thì chúng ta cần tìm ra
chức năng cơ bản của từng đơn vị.
+ Nếu câu nào chứa nội dung thiên về triết lý, khuyên răn, nêu lên
những hiện tượng phổ biến mang tính khái quát, qui luật trội hơn thì đó là tục
ngữ. Ví dụ:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
- Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Lấy chồng thì phải nộp cheo cho làng.
Còn những câu không đơn thuần nhằm vào những nội dung khuyên răn
hay nêu lên những hiện tượng mang tính qui luật mà chủ yếu những nội dung đó
làm điểm tựa cho cảm xúc thì đó là ca dao. Ví dụ:
- Dao vàng cắt ruột máu rơi
Ruột dau chưa mấy bằng lời em than
- Dù ai nói đông nói tây
14
Thì ta vẫn vững như cây trên rừng.
- Tuy nhiên, giữa tục ngữ và ca dao vẫn có sự giao thoa. Ví dụ những
câu sau đây đều có nội dung gần giống nhau nhưng phương thức tác động lại
không hoàn toàn giống nhau khiến nó thuộc về những thể loại khác nhau:
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Trăm năm ai chớ bỏ ai
Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim.
Chúng ta thấy ví dụ 1 là tục ngữ vì đơn thuần nó nhằm đúc rút một kinh
nghiệm, còn ở ví dụ 2, cái kinh nghiệm kiên trì “sắt mài nên kim” được tác giả
dân gian bổ sung thêm một hoạt động “chỉ thêu nên gấm” để thể hiện đầy đủ hơn
một tình yêu chung thủy sắt son mà nồng cháy mãnh liệt.
Như vậy, sự phân biệt ca dao và tục ngữ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
mà câu được sử dụng cho nên chúng ta không thể không tính đến hiện tượng
giao thoa giữa hai thể loại này.
II. PHƯƠNG THỨC SO SÁNH:
1. Khái niệm so sánh tu từ:
Như chúng ta đã biết, so sánh tu từ là một phương tiện tu từ nằm trong
nhóm các phương tiện tu từ ngữ nghĩa, nó được sử dụng một cách phổ biến và là
một trong những yếu tố làm nên điều kỳ diệu của ngôn ngữ.
Từ trước đến nay, khái niệm so sánh tu từ được các nhà phong cách học
đề cập đến với nhiều định nghĩa và tên gọi khác nhau.
- Nhóm tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
đã lưu ý đến tính hình tượng của so sánh tu từ. Họ định nghĩa: “So sánh tu từ (so
sánh hình ảnh) là sự đối chiếu hai đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy
nhằm một cách hình tượng đặc điểm của một trong hai đối tượng đó” [2,45].
- Còn tác giả Đinh Trọng Lạc khi bàn về so sánh tu từ đã lưu ý đến việc
thể hiện lối tri giác mới mẻ về đối tượng thông qua hình ảnh nào đó. Theo ông:
“(So sánh tu từ), so sánh hình ảnh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó
15
người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng
nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả
bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [11,194].
- Một tác giả khác, ông Nguyễn Thái Hòa đã đưa ra định nghĩa: “ So
sánh tu từ là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật
khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hoàn cảnh
cụ thể, những cảm xúc thẫm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”
(Phong cách học TV, NXB Giáo dục, H, 1995, Tr. 198).
Với ý kiến này, tác giả đã cho rằng: tính cụ thể của hình ảnh, tính cảm
xúc thẩm mỹ là hai yếu tố chủ yếu của so sánh tu từ.
- Tuy có nhiều cách định nghĩa và các tên gọi khác nhau (so sánh tu từ,
so sánh hình ảnh, so sánh nghệ thuật) nhưng tất cả đều thống nhất một điểm
chung: So sánh tu từ là phương tiện đem hai hay nhiều đối tượng khác loại có
dấu hiệu chung ra đối chiếu, so sánh nhằm một mục đích nào đó.
- Theo chúng tôi nghĩ: So sánh tu từ là sự đối chiếu hai hay nhiều đối
tượng khác loại có dấu hiệu tương đồng nào đó nhằm làm nổi bật đặc điểm,
thuộc tính của đối tượng kia.
2. Phân biệt so sánh tu từ và ẩn dụ tu từ:
So sánh tu từ là biện pháp đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại
trong thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét
giống nhau nào đó nhằm đưa đến một nhận thức mới hay một cảm xúc thẩm mỹ
về đối tượng.
Ví dụ:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
“ Ngà, dao cau, hoa sen, hoa ngâu” là yếu tố chuẩn để so sánh. Đem “
cổ tay” so với “ngà”, “con mắt” so với “dao cau”… để ca ngợi vẻ đẹp hoàn mỹ
16
của cô gái. Vẻ đẹp của em như thu hết tất cả tinh túy của đất trời (màu trắng
ngà, sự sắc lẹm của dau cau, vẻ xinh xắn, tươi tắn của hoa ngâu và đầy sức sống
của hoa sen).
So sánh tu từ có chức năng diễn đạt trực tiếp tư tưởng, tình cảm, cụ thể
hóa những cái trừu tượng bằng hình ảnh.
- Còn ẩn dụ tu từ là sự so sánh ngầm (so sánh gián tiếp) dựa trên sự liên
tưởng. Muốn hiểu ẩn dụ phải hiểu nghĩa bóng (nghĩa suy ra, nghĩa chuyển) của
vế B.
Ví dụ:
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa.
(Truyện Kiều )
Hoa ( B ) mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc (A)
Ẩn dụ tu từ có chức năng diễn đạt một cách kín đáo, tế nhị tư tưởng,
tình cảm người sử dụng. Theo các nhà nghiên cứu: Ẩn dụ tu từ là bước phát
triển của so sánh tu từ từ, hình thái so sánh trực tiếp qua hình thức so sánh gián
tiếp. Ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ có mối quan hệ gần gũi với nhau.
3. Phân biệt so sánh tu từ và so sánh logic:
Khi nói đến so sánh tu từ thì chúng ta hiểu rằng, hai đối tượng đem ra so
sánh, đối chiếu phải khác loại còn so sánh lôgíc là so sánh cùng loại.
Ví dụ 1:
Hoa cũng gầy như Mai.
Ví dụ 2:
Hoa gầy như que củi.
Ở ví dụ 1, vế A và vế B (biểu hiện ở yếu tố được so sánh và yếu tố
chuẩn so sánh) thuộc cùng một loại, cùng bản chất “gầy ”, vế B được hiểu theo
nghĩa đen. Nó thuộc so sánh logic (so sánh chính xác).
Còn ở ví dụ 2, sự xuất hiện hình ảnh “hoa” được so sánh với “que củi”
là sự so sánh khác loại, khác bản chất. Dụng ý nghệ thuật ở đây là làm nổi bật sự
nhỏ bé, gầy yếu của Hoa. Vế B được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa hình ảnh. Đây
chính là so sánh tu từ.
17
- Ở so sánh lôgíc, vế A và vế B đề cập đến hai sự vật khác nhau nhưng
cùng loại (A khác B). Vị ngữ giúp nhận dạng chủ ngữ trong mệnh đề (nêu mối
quan hệ). Có sự so sánh là dựa trên những nét giống nhau, hay gần giống nhau
giữa hai đối tượng đem so sánh. So sánh lôgíc có tính chất chính xác.
- Còn ở so sánh tu từ, vế B dùng để đề cập đến một nét đặc tính của vế
A (B là thuộc tính của A), giúp miêu tả chủ ngữ (nêu tính chất). Sự so sánh chỉ
dựa vào một nét giống nhau nào đó của hai đối tượng khác loại đem so sánh. So
sánh tu từ có tính chất nghệ thuật và biểu cảm.
4. So sánh trong ca dao của người Việt:
a. So sánh trong ca dao:
Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải nội dung. Khi sử dụng ngôn
ngữ, các tác giả dân gian đã không dừng lại ở ngôn ngữ đơn thuần mà còn sử
dụng rất nhiều phương thức tu từ khác.
Tu từ là cách thức mà các tác giả dân gian sử dụng các phương thức tu
từ như: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, thậm xưng… nhằm diễn tả ý tứ nào đó hoặc
diễn tả cảm xúc chủ quan của nhân vật trữ tình. Trong ca dao tình yêu đôi lứa,
các tác giả đã rất thành công khi sử dụng các phương thức tu từ để diễn tả tâm
trạng, nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong tình yêu. Đặc biệt, với phương thức
so sánh tu từ, tác giả dân gian đã thể hiện đựoc tình yêu trong sáng, thủy chung
mà nồng cháy mãnh liệt.
Nghệ thuật so sánh là một trong những phương thức hữu hiệu giúp
chúng ta có thể nhận thức, hiểu biết và khám phá được thế giới tâm hồn, thế giới
tình yêu phong phú của con người. Thông qua so sánh, những trạng thái tình
cảm tinh tế, phức tạp, nồng nàn, mãnh liệt nhất trong tình yêu được thể hiện
bằng những hình ảnh sinh động, truyền cảm và giàu tính tạo hình.
Nhờ so sánh tu từ, ca dao dao tình yêu đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn
ngời sáng của các nhân vật trữ tình và một tình yêu chung thủy không vì giàu
sang phú quí .
18
Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong
Tác giả dân gian đã ví đôi trai gái trong tình yêu gắn bó khăng khít luôn
ở bên nhau như con tằm cùng ăn môt lá, nằm cùng một nong, quyết không rời
xa.
Trong ca dao, lời tỏ tình thật phong phú. Nghệ thuật so sánh đã góp
một phần không nhỏ thể hiện tình cảm thầm kín mãnh liệt này.
Miệng em cưòi như cánh hoa nhài
Như nụ hoa quế, như tai hoa hồng
Bài ca dao trên là một lối so sánh rất độc đáo. Chàng trai đã nịnh một cách
rất khéo léo, rất tế nhị khi lấy từng sự vật cụ thể : “cánh hoa nhài ”, “nụ hoa
quế”, “tai hoa hồng” để so sánh với vẻ đẹp tuyệt vời của cô gái
b. So sánh trong ca dao tình yêu:
Nội dung phản ánh của ca dao trữ tình nói chung và ca dao tình yêu nói
riêng là tâm trạng của nhân dân lao động được thể hiện qua những nhân vật trữ
tình. Nghệ thuật so sánh là một trong những phương thức hữu hiệu giúp chúng
ta có thể nhân thức, hiểu biết và khám phá được thế giới tâm hồn, thế giới tình
yêu phong phú của con người.
Thông qua so sánh, những trạng thái tình cảm tinh tế, phức tạp, nồng
nàn mãnh liệt nhất của tình yêu được thể hiện bằng những hình ảnh sinh động
truyền cảm và giàu tính tạo hình. Nhờ so sánh tu từ, ca dao tình yêu đã thể hiện
được vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng của các nhân vật trữ tình. .
CHƯƠNG II
PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TRONG
CA DAO TÌNH YÊU NGƯỜI VIỆT
I. KẾT QUẢ THỐNG KÊ:
19
Xét toàn bộ 6054 bài ca dao về tình yêu đôi lứa trong cuốn sách “Kho
tàng ca dao người Việt” (Nguyễn Xuân Kính – Phan Đăng Nhật - Phan Đăng
Tài - Nguyễn Thúy Loan - Đặng Diệu Trang biên sọan, NXB Văn hóa thông tin,
1995) chúng tôi thống kê được 1233 bài ca dao sử dụng phương thức so sánh tu
từ và có 1681 lần tác giả dân gian đã sử dụng so sánh tu từ. Nếu tính phần trăm
thì số bài ca dao sử dụng phương thức so sánh tu từ chiếm 20. 37 % tổng số bài
ca dao tình yêu (cứ khoảng 5 bài ca dao tình yêu thì có một bài sử dụng so sánh
tu từ). Có những bài ca dao ngắn sử dụng 3, 4 phương thức so sánh tu từ.
Kết quả thống kê và phân loại so sánh tu từ trong ca dao tình yêu thể
hiện qua bảng sau:
Thứ tự
Tần số
Tỉ lệ (%)
1198
71. 27%
A giống B
11
0. 65%
A là B
194
11. 54%
A bằng B
73
4. 34%
3
A(hoá, biến) thành B
36
2. 14%
4
A hơn / thua B
101
6. 01%
5
A khác gì B
20
1. 19%
6
A bao nhiêu- B bấy nhiêu
43
2. 56%
7
A/B
5
0. 3%
1681
100%
1
2
Kiểu so sánh
A như B
TỔNG
Chúng ta so sánh với “ Một số phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
trong ca dao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ” [12] thì sẽ thấy : so sánh tu từ xuất hiện
trong ca dao tình yêu xứ Nghệ là 230 bài trên tổng số 1894 bài ca dao (chiếm 12.
2% tổng số ca dao tình yêu xứ Nghệ ). Ta có thể thấy tỉ lệ ca dao tình yêu người
Việt sử dụng phương thức so sánh tu từ lớn hơn tỉ lệ ca dao tình yêu đôi lứa xứ
Nghệ sử dụng phương thức so sánh tu từ. Như vậy chứng tỏ nhân dân ở các
vùng miền khác quen sử dụng so sánh tu từ trong cách nói của mình hơn nhân
20
dân xứ Nghệ.
II. CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG CA DAO TÌNH YÊU:
1. Kiểu cấu trúc [A như B]
1. 1. Kết quả thống kê khảo sát
Kiểu cấu trúc so sánh [A như B] là kiểu cấu trúc thường được sử dụng
trong ca dao, đặc biệt là ca dao tình yêu. Đây là kiểu cấu trúc chiếm tỉ lệ cao
nhất (71,267% tổng số các trường hợp có so sánh) và được biến hoá đa dạng
trong sử dụng. Tác giả dân gian không chỉ sử dụng kiểu so sánh [A như B] mà
còn so sánh phức hợp, tạo ý nghĩa nhiều tầng bậc. Đọc luận văn “Các biện pháp
tu từ và đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên” của tác giả Nguyễn Thị
Hiền (ĐHV, 2002), chúng ta thấy cấu trúc [A như B] trong tập “Ánh sáng và phù
sa” và “Đối thoại mới ” chiếm 47. 2 % tổng số trường hợp có so sánh trong thơ
Chế Lan Viên. Như vậy chứng tỏ các tác giả dân gian thích dùng phương thức
so sánh tu từ [A như B] hơn các tác giả hiện đại. Dựa vào kết quả khảo sát,
chúng tôi chia kiểu cấu trúc so sánh [A như B] thành hai nhóm và mỗi nhóm có
kiểu so sánh riêng, được dùng biến hoá một cách linh hoạt.
Nhóm 1: +
A như B
+
A như B1 B2…Bn (B1 B2 …Bn trên một dòng ca dao)
+
A như B1 B2…Bn (B1 B2 …Bn trên các dòng ca dao)
Nhóm 2: +
Aa như Bb.
+
A như Bb.
+
Aa như B.
Trong đó: +
B1: Cái so sánh thứ nhất.
+
B2: Cái so sánh thứ hai.
+
Bn: Chỉ cái so sánh thứ n (có thể có )
21
+
a : Chỉ tính chất hoặc trạng thái cái được so sánh (A).
+
b:
Chỉ tính chất hoặc trạng thái cái so sánh (B).
Bảng 2: Số lần dùng các nhóm và các kiểu trong mỗi nhóm của
kiểu cấu trúc so sánh [A như B].
Nhóm
Nhóm 1
AnhưB1
Kiểu cấu
Số lần dùng
B2…
A như B1
A như B Bn(B1
trúc so sánh
87
(%)
B2…Bn (B1
B2 …Bn trên
B2…Bn trên
1 dòng ca dao)
các dòng ca dao)
78
(26. 93%) (24. 15%)
Tổng số
Nhóm 2
158
(48. 92%)
323
Aa như Bb A như Bb
357
(40. 8%)
313
(35. 77%)
Aa như B
205
(23. 43%)
875
(26. 96%)
(73. 04%)
Qua bảng 2, số lần dùng biện pháp so sánh tu từ kiểu cấu trúc [A như B]
ở mỗi nhóm và các kiểu trong mỗi nhóm, chúng tôi có nhận xét sau:
- Kiểu cấu trúc so sánh [A như B] xuất hiện trong ca dao tình yêu không
đồng đều giữa các nhóm, có sự chênh lệch khá rõ ràng. Ở nhóm 1 chỉ có 323 lần
dùng kiểu cấu trúc so sánh này (chiếm 26. 96% tổng số trường hợp so sánh), còn
ở nhóm 2 số lượng đơn vị so sánh theo kiểu cấu trúc so sánh này đã tăng vọt, lên
tới 875 số (chiếm 73. 04%), lớn hơn 2,7 lần so với nhóm 1. Do đó cho thấy
kiểu so sánh [Aa như Bb, A như Bb và Aa như B ] là kiểu dân gian ưa lựa chọn
nhất trong ca dao tình yêu. Và ở mỗi nhóm cũng có những điểm cần lưu ý:
+ Ở nhóm 1:
Kiểu so sánh [A như B1 B2 … Bn] (B1 B2 …Bn trên các dòng ca dao)
được dùng nhiều nhất (chiếm 48. 92% tổng số trường hợp so sánh ở nhóm 1), có
sự chênh lệch lớn so với 2 nhóm kia. Việc các tác giả dân gian dùng kiểu so
sánh [ A như B1 B2 … Bn ] ( B1 B2 … Bn trên các dòng ca dao ) nhiều nhất
22
không phải là một sự ngẫu nhiên mà có dụng ý. Vì nhiều dòng ca dao mới cho
phép đưa ra nhiều cái so sánh, giúp cho cái được so sánh từ trạng thái trừu tượng
sẽ trở nên cụ thể và dể hiểu hơn. Các kiểu so sánh khác, [A như B], [A như B1
B2…Bn] (B1 B2 … Bn trên 1 dòng thơ) sử dụng ít hơn .
+ Ở nhóm 2:
Kiểu so sánh [ Aa như Bb] được sử dụng nhiều (chiếm 40. 8% tổng số
trường hợp có so sánh ở nhóm 2), chứng tỏ các tác giả dân gian thích sử dụng
kiểu cấu trúc này. Vì khi sử dụng kiểu cấu trúc này sẽ tạo nên những tính chất,
trạng thái mới mẻ, cụ thể, sinh động và đem lại sự cân đối, hài hòa cho cấu trúc
ca dao. Kiểu so sánh [A như Bb] sử dụng ít hơn nhưng không chênh lệch nhiều
(chiếm 35. 77%). Kiểu so sánh [Aa như B] sử dụng ít nhất (chỉ chiếm 23. 43%).
- Qua sự thống kê trên ta thấy, trong ca dao tình yêu không chỉ có nhiều
cấu trúc so sánh mà ngay trong từng kiểu so sánh lại có các kiểu so sánh khác
nhau, hết sức phong phú và đa dạng. Trong kiểu cấu trúc so sánh [A như B] có
tới sáu tiểu loại khác nhau và trong mỗi tiểu loại đã tạo nên những nét độc đáo,
đặc sắc riêng.
1. 2. Các kiểu loại và đặc điểm
1. 2. 1. Nhóm 1
a. Kiểu so sánh [ A như B]
Đây là kiểu so sánh giữa 2 sự vật, hiện tượng khác loại, có nét tương
đồng nào đó. A là cái được so sánh, B là cái so sánh, “như” là từ so sánh. Hư từ
“như” có ý nghĩa giả định, khơi gợi liên tưởng về sự giống nhau (thuộc
tính,trạng thái…) giữa cái so sánh và cái được so sánh.
Ví dụ 1:
Anh như cây gỗ xoan đào
Em như câu đối dán vào nên chăng?
(A,418)
Ví dụ 2:
Miếng trầu em rọc, em têm
23
Đã trần như nhộng, lại mềm như dưa.
(M, 275)
Ví dụ 3:
Em đây như chiếc chuông vàng
Treo đỉnh Hà Nội ba ngàn quân canh
Anh đây là lính xứ Thanh
Ra tỉnh Hà Nội, lên thành thử chuông
(E, 54)
Ví von có hư từ “như” giữ lại khoảng cách giữa cái so sánh và cái được
so sánh, giữa chủ thể - khách thể, làm tư duy mang tính chất suy lý, không xoá
nhoà ranh giới giữa các sự vật, (đảm bảo cho cảm thụ một tính trực quan tự
nhiên).
Ví dụ:
Đôi ta như bấc với dầu
Khêu ra cho rạng kẻo sầu tương tư
(Đ,774)
b. Kiểu so sánh [A như B1 B2 … Bn] (B1 B2 … Bn trên 1 dòng ca dao)
Ví dụ 1:
Bấy lâu vắng tiếng vắng tăm
Như đàn vắng nhị, như tằm vắng dâu
B1
B2
(B, 355)
Ví dụ 2:
Có chồng ông nọ bà kia
Không chồng như thúng, như nia bung vành
B1
B2
(C, 414)
Ví dụ 3:
Đôi ta thương mãi nhớ lâu
Như sông nhớ nước, như ngành dâu nhớ tằm
B1
B2
(Đ, 836)
c. Kiểu so sánh [A như B1 B2 … Bn] (B1 B2 …Bn trên các dòng ca dao)
24
Ví dụ 1:
Anh gặp em như nem gặp rượu
B1
Như bình ngọc liễu cắm đoá hoa tiên
B2
(A, 332)
Ví dụ 2:
Anh nói với em như rìu chém xuống đá
B1
Như rạ chém xuống đất
B2
Như mật rót vào tai
B3
Bây chừ anh đã nghe ai
Bỏ em giữa chốn non đoài khổ chưa .
(A,394)
Ví dụ 3:
Thương chàng lắm lắm chàng ơi !
Nhớ miệng chàng nói, nhớ lời chàng than
Nhớ chàng như nhớ lạng vàng
Khát khao về nết, mơ màng về duyên
Nhớ chàng như bút nhớ nghiên
A
B1
Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông
B2
B3
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
A
B1
Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây.
B2
B3
(C,428)
25