Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đánh giá tình hình công tác đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Vân Nam – huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.98 KB, 56 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong quãng thời gian 3 năm học tại trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các thầy cô giáo trong trường đặc biệt là các thầy cô trong khoa Quản lý
Đất đai.Với tấm lòng cảm ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
trong trường nói chung và trong khoa Quản lý Đất đai nói riêng.
Đặc biệt để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp
này, ngoài sự cố gắng nỗ lực, học hỏi không ngừng của bản thân, em còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ hết sức nhiệt tình của Ths. Nguyễn Thị Thu
Hương giảng viên khoa quản lý đất đai – Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội cùng các cán bộ địa chính xã, UBND xã Vân Nam đồng thời với sự
động viên quan tâm giúp đỡ của gia đình, ban bè đã tạo điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Báo cáo sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn sinh viên
để em có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo, các cán bộ UBND xã
Vân Nam, gia đình, bạn bè luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và đạt nhiều thành
công trong công tác./.
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

Đặng Thị Thúy


2



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CP

Chính phủ

CT

Chỉ thị

CV

Công Văn

ĐKĐĐ

Đăng kí đất đai
Giấy chứng nhận quyền sử dụng


GCN

đất,quyền sở hữa nhà ở và tài sán khác gắn liền
với đất

HĐND

Hội đồng nhân dân



Nghị định



Quyết định

TCĐC

Tổng cục địa chính

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng chính phủ


TW

Trung ương

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VPĐKQSDĐ

Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất


3

MỤC LỤC


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


5

MỞ ĐẦU

Xã Vân Nam thuộc xã nằm ở phía Bắc của huyện Phúc Thọ, thành phố
Hà Nội, có tổng diện tích là 633.09 ha. Xã Vân Nam được đánh giá là địa
phương có điều kiện thuận lợi trong việc phát trển kinh tế xã hội trong giai
đoạn hội nhập và phái triển hiển nay và cũng là một xã đi đầu trong công tác
xây dựng Nông thôn mới của huyện Phúc Thọ. Là địa phương tiếp giáp Sông
Hồng, có bến Đò đang chuẩn bị nâng cấp thành bến Phà đi sang các xã của
huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc nên rất thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu
trao đổi buôn bán tới các thị trường bên ngoài, cũng như việc vận chuyển
hàng rau, quả, nông sản bằng đường sông xuống thị trường Hà Nội.
Nền kinh tế của xã đang trên đà phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trong công nghiệp, dịch
vụ. Chính vì nhu cầu như vậy đã tạo ra áp lực về quỹ đất. Vậy để thực hiện
chiến lực lâu dài về sự phát triển KT - XH trên địa bàn phải tính toán, phân bố
quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm để đạt được hiệu quả sử dụng đất cao.
Việc quản lý đất đai gặp không ít những khó khăn do việc giao đất sai
nguyên tắc, giao đất không đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất công ích một
cách tùy tiện, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái
phép...Cũng xuất phát từ việc buông lỏng quản lý Nhà nước về đất đai, chưa
có chính sách rõ ràng nên việc thu thuế gặp nhiều khó khăn gây thất thu một
khoản tiền lớn từ việc thu thuế nhà đất đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất là 1 trong 15 nội dung rất quan trọng trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất của xã Vân Nam trong thời gian qua mặc dù đã


6

được các cấp các ngành quan tâm. Song do nhiều nguyên nhân tác động nên

kết quả cũng như chất lượng còn nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu tình hình cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất của xã nhằm giúp cho Nhà nước có các giải pháp hành chính tốt
hơn trong việc đẩy mạnh tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công
tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất cùng với sự nhận thức ở trên em tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá tình hình công tác đăng ký,cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Vân
Nam – huyện Phúc Thọ - thành phố Hà Nội”.


7

CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.1. Đối tượng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tình hình cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Vân
Nam, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
1.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Trên địa xã Vân Nam .
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Vân Nam.
- Tìm hiểu tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Vân Nam.
- Đánh giá tình hình cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn xã Vân Nam.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả thực hiện công
tác cấp GCN tại địa phương.

- Các kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết.
- Đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác
cấp GCN trên địa bàn xã Vân Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp điều tra cơ bản
Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tư liệu cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu. Công tác này được thực hiện qua hai giai đoạn:
- Điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết
thông qua các phòng, ban trong huyện, các phương tiện như sách, báo, mạng
Internet… Các số liệu thu thập được bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của khu vực nghiên cứu, hiện trạng sử dụng đất đai, tình hình quản lý và
sử dụng đất của huyện,…


8

- Điều tra ngoại nghiệp: Là công tác khảo sát thực địa nhằm bổ sung,
chính xác hoá các thông tin, thu thập trong phòng.
1.4.2 Phương pháp thống kê
Tổng hợp, liệt kê, phân nhóm toàn bộ số liệu, tài liệu về điều kiện kinh
tế, xã hội, các số liệu về công tác đăng ký cấp GCN.
1.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tổng hợp các số liệu điều tra thành các bảng biểu cụ thể, thông qua kết
quả điều tra.
Số liệu được xử lý bằng các hàm thống kê, phần mềm như: Excel,…
1.4.4 Phương pháp so sánh, phân tích
Dùng để so sánh, đối chiếu và phân tích các số liệu thu thập được để đưa
ra các đánh giá, nhận xét tìm ra những nguyên nhân tồn tại, khó khăn trong
công tác đăng ký, cấp GCN trên địa bàn theo mốc thời gian, giữa các khu vực
nghiên cứu.



9

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TẠI XÃ VÂN
NAM - HUYỆN PHÚC THỌ – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý: Xã Vân Nam là xã miền bãi của huyện Phúc Thọ, có đoạn
sông Hồng chảy qua, đường đê Vân Cốc chia cắt diện tích đất canh tác ra làm
2 phần.
Địa giới hành chính của xã bao gồm:
+ Phía Bắc và Đông giáp với xã Vân Hà
+ Phía Đông Nam giáp huyện Đan Phượng
+ Phía Tây giáp xã Vân Phúc
+ Phía Nam giáp xã Xuân Phú, Thượng Cốc và xã Hát Môn.
Ngoài ra xã Vân Nam còn xâm canh của hai xã là:
+ Vân Hà : 17,52 ha;
+ Long Xuyên : 25,0 ha;
Xã Vân Hà xâm cư của xã Vân Nam là 3,0 ha.
2.1.1.2 Địa hình
Vân Nam là xã thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối
bằng phẳng, độ chênh cao giữa các xứ đồng trong xã không đáng kể, địa hình
có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình từ 10m
đến 13m so với mực nước biển. Theo đặc điểm địa hình thì xã Vân Nam
được chia thành 2 vùng, vùng trong đê và vùng ngoài đê, độ cao giữa các
vùng chênh lệch không đáng kể.



10

2.1.1.3 Khí hậu
Xã nằm trong vùng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc Việt
Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông khô và lạnh.
+ Nhiệt độ trung bình cả năm là 23oc, tổng tích ôn trong năm trên
8500oc.
+ Lượng mưa trung bình cả năm 1600-1700mm phân bố không đều, tập
trung từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm tới 75% lượng mưa cả năm. Đây là một
hạn chế đối với xã vì mưa tập trung thường xuyên gây ra úng, ngập ( đối với
lượng mưa lớn hơn 200mm).
+ Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1042mm.
+ Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82-84%.
Vân Nam chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính, là gió Đông Nam thổi
vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 và gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, thường kéo theo không khí lạnh và sương muối, gây ảnh
hưởng cho sản xuất nông nghiệp và hoa màu vụ Đông –Xuân.
Nhìn chung, Vân Nam thuộc vùng nhiệt đới gió mùa có nét đặc trưng
nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông.
2.1.1.4 Thuỷ văn
Xã có một khúc sông Hồng chảy qua. Do việc xây dựng thủy điện Sông
Đà và một số nhà máy thủy điện trên đầu nguồn nên mấy năm trở lại đây
không còn xảy ra lũ lụt nữa. Ngoài ra, toàn bộ diện tích đất canh tác của Vân
Nam gần như nằm ngoài vành đai của hệ thống đê sông Hồng (Bãi Đoạn 1Đoạn 2) không có hệ thống kênh mương cấp I, II, và các kênh nội đồng nên
việc bố trí hệ thống tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã gặp
nhiều khó khăn.


11


2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Xã Vân Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 633,09 ha. Đất nông
nghiệp có 197,13ha (chiếm 31,14% tổng diện tích đất tự nhiên); đất phi nông
nghiệp là 348,51ha (chiếm 55,05% tổng diện tích đất tự nhiên); đất chưa sử
dụng là 87,45ha.
Đất đai xã Vân Nam được hình thành do sản phẩm lắng đọng của phù
sa sông Hồng, do đặc điểm vị trí địa lý của xã bị chia cắt bởi đê sông Hồng
nên diện tích đất đai nằm cả trong đê và ngoài đê. Đất ngoài đê là đất phù sa
được bồi hàng năm đồng thời cũng dễ dàng bị xói lở mỗi khi có lũ lớn. Do tác
động của yếu tố tự nhiên và chế độ canh tác khác nhau đã làm cho đất có sự
biến đổi nhiều.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Xã Vân Nam nằm trong khu vực có lượng mưa lớn,
chất lượng nước khá tốt, nhất là cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Trên địa
bàn xã có diện tích mặt nước tương đối lớn, diện tích mặt nước khoảng
105,24ha, chiếm 13,81% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là mặt
nước sông Hồng.
Nguồn nước ngầm: xã Vân Nam cũng có trữ lượng dồi dào và chất
lượng tương đối tốt. Hiện tại nguồn nước ngầm đang được nhân dân sử dụng
làm nước sinh hoạt.
c. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân trong xã có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm
nét văn hóa của Đồng bằng Bắc Bộ. Xã có 2 làng hiện đã được công nhận
làng văn hoá là làng Vĩnh Khang và làng Vĩnh Thuận, nhiều gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hoá. Toàn xã có 1.152 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa
(chiếm77,7% số hộ trong xã).


12


2.1.1.6 Thực trạng môi trường
UBND xã thường xuyên chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, thực hiện
tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường. Đến
nay, 100% thôn được hỗ trợ xe chở rác thải, làm tốt công tác thu gom rác thải
và chở đến nơi theo quy định.
Tuy nhiên với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công
nghiệp - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ưu tiên phát triển nông
nghiệp theo hướng hàng hóa... thì môi trường của xã trong những năm tới sẽ bị
tác động mạnh mẽ. Do vậy khi quy hoạch sử dụng đất cần chú ý tới việc bảo vệ
môi trường.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống của con người và
sinh vật, nó gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự tác động mạnh
mẽ của quá trình hoạt động của con người.
Hiện tại toàn xã Vân Nam có 1020 hộ được sử dụng nước sạch và hợp
vệ sinh, chiếm tỷ lệ 75% tổng số hộ toàn xã. Toàn xã có 1020 bể nước đạt tiêu
chuẩn vệ sinh; 1459 công trình nhà tắm đạt tiêu chuẩn vệ sinh; 854 nhà tiêu đạt
tiêu chuẩn vệ sinh. Tỷ lệ số hộ có 3 công trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 20%.
Nước thải, chất thải ở xã Vân Nam hiện nay rất đáng lo ngại. Hàng
ngày có 1600m3 nước thải sinh hoạt và 1000m3 nước thải chăn nuôi, sản xuất
thải ra ngoài môi trường khi chưa được xử lý triệt để.
Toàn xã đã xây dựng được 1 điểm tập kết rác thải. Lượng rác thải sinh
hoạt hàng ngày ở địa phương là 10 tấn, trong đó đã tổ chức thu gom được 9,5
tấn, chiếm 95% lượng rác thải sinh hoạt; Lượng rác thải chăn nuôi là 2
tấn/ngày đã được tổ chức thu gom 100% và xử lý theo quy định.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học khá phổ
biến của nhân dân cũng làm cho môi trường bị ô nhiễm. Trong tương lai cần
có những biện pháp bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội



13

2.1.2.1 Thực trạng Dân số và lao động
Hiện nay trên toàn xã có 1481 hộ gia đình với 6203 nhân khẩu. Trong
đó tổng số hộ làm nông nghiệp trên toàn xã là 1281 hộ, chiếm 86,5% tổng số
hộ dân; số hộ phi nông nghiệp là 200 hộ, chiếm 13,5% tổng số hộ dân.Tốc độ
tăng dân số tự nhiên năm 2014 là 1.0%
Mật độ dân cư 980 người/km 2, dân cư sống tập trung tại 7 cụm dân cư,
trung tâm xã nằm ở vị trí trung tâm của khu dân cư, khoảng cách từ hộ dân xa
nhất đến trung tâm xã khoảng 1,5km.
Lao động trong độ tuổi là 3139 người (chiếm 50,6%), lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp là 1674 người, chiếm 53,3% tổng số lao động; lao động
trong lĩnh vực TTCN và xây dựng cơ bản là 837 người, chiếm 26,7% tổng số
lao động, lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ là 628 người, chiếm
20% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 1%, lao động đã qua
đào tạo là 1000 người, chiếm 31,9% tổng số lao động trong xã.Thu nhập bình
quân đầu người năm 2014 của xã Vân Nam đạt 12 triệu đồng/người/năm.


14

Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng dân số và lao động xã Vân Nam
TT
1
2
2.1
2.2
3
4

4.1
4.2
5
5.1
5.2
5.3
6
6.1
6.2
7

Chỉ tiêu
Tổng dân số
Dân số phân theo dân tộc
Kinh
Dân tộc khác
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp
Hộ phi nông nghiệp
Tổng số lao động
Lao động Nông nghiệp
Lao động CN, TTCN, xây dựng
Lao động Dịch vụ, thương mại
Trình độ lao động
Lao động đã qua đào tạo
Lao động chưa qua đào tạo
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm

ĐVT


Hiện trạng năm 2015

Người

6203

Người
Người
%
Hộ
Hộ
Hộ
Người
Người
Người
Người

6200
3
0,95
1481
1281
200
3139
1674
837
628

Người

Người
%
(Nguồn:

1000
2000
1
UBND xã Vân Nam)


15

Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng dân số theo đơn vị thôn, cụm
Stt
1
2
3
4
5
6
7

Cụm dân cư
Cụm 1
Cụm 2
Cụm 3
Cụm 4
Cụm 5
Cụm 6
Cụm 7

TỔNG

Số hộ
202
203
258
260
253
205
100
1481

Số nhân khẩu
940
1005
1010
850
1050
898
450
6203
(Nguồn: UBND xã Vân Nam)

2.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế xã Vân Nam đạt 10,4%/năm.
Tổng giá trị sản xuất của xã năm 2014 đạt 72,5 tỷ đồng, tăng 12% so với năm
2010. Trong đó nông nghiệp chiếm 40%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng cơ bản đạt chiếm 33%; Dịch vụ thương mại đạt chiếm 27%.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch dần theo hướng giảm tỉ trọng ngành
nông nghiệp, phát triển TTCN và dịch vụ nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế còn chậm. Sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, TTCN và
dịch vụ thương mại đã bắt đầu có tỷ trọng ngày càng tăng.
a. Nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 40% trong nền kinh tế, trong khi
lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 53,3% tổng số lao động.
Hiện trạng quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp của xã là 197,13ha. Giá trị
sản xuất nông nghiệp về trồng trọt đạt 18,5 tỷ đồng.
Nuôi trồng thủy sản được phát triển toàn diện, làm tốt công tác thú y
phòng trừ bệnh dịch duy trì đàn gia súc, gia cầm hàng năm. Tổng đàn lợn có
5.500 con (trong đó đàn lợn nái là 340 con); đàn trâu bò 420 con; đàn gia cầm


16

15.000 con và nuôi thả cá diện tích 10,5ha. Giá trị chăn nuôi đạt 8,2 tỷ đồng,
chiếm 44,8% giá trị sản xuất nông nghiệp.
b. Công nghiệp – TTCN – Xây dựng
Trong 5 năm qua, sản xuất công nghiệp, TTCN và xây dựng cơ bản của
xã Vân Nam có bước phát triển khá mạnh ở tất các các ngành. Tỷ trọng ngành
TTCN - XD năm 2011 là 33%. Giá trị sản xuất đạt 24,8 tỷ đồng. Các ngành
nghề TTCN - XD chủ yếu ở Vân Nam là: Xây dựng, sản xuất đồ mộc, thêu
ren, buôn bán thương nghiệp...
Vân Nam có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong độ tuổi rất lớn
(26,6% lao động toàn xã) nhưng chủ yếu đi lao động ở địa phương khác, xã
chưa đáp ứng được nhu cầu lao động.
c. Thương mại – Dịch vụ
Hiện tại thương mại, dịch vụ của xã có nhiều cố gắng. Năm 2011 các
hoạt động thương mại, dịch vụ góp 27% tổng thu nhập trên địa bàn.
Các ngành thương mại, dịch vụ kinh doanh chủ yếu ở Vân Nam là: Dịch
vụ thương mại, bán hàng tạp hoá,…

Cũng giống như trong TTCN, lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng gặp
những khó khăn trong phát triển như: lao động trong khu vực dịch vụ thương
mại chủ yếu chưa qua đào tạo, người dân còn hạn hẹp về tiềm lực vốn nên
chưa phát huy được hết tiềm lực phát triển.
Đời sống nhân dân xã Vân Nam ngày càng được cải thiện. Năm 2010,
thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm. Công tác giảm
nghèo đã nhận được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND và các tổ chức
chính trị nên đã đạt được những kết quả nhất định. Năm 2010, theo chuẩn mới
của thành phố Hà Nội, toàn xã còn 86 hộ nghèo, chiếm 5,8% dân số.


17

Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Các
phong trào văn hóa, thể thao ngày càng phát triển phong phú và đạt nhiều kết
quả đáng khích lệ. An ninh trật tự xã hội thường xuyên được giữ vững.
d. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Do đặc điểm là xã nông nghiệp các khu dân cư trên địa bàn được hình
thành với mật độ tập trung và chia thành hai dạng:
Trong các khu dân cư cũ ở các thôn xóm phần lớn nhà ở được xây dựng
theo kiểu nhà vườn có diện tích khuôn viên lớn. Tỷ lệ nhà bán kiên cố và nhà
tạm đang dần được thay thế bằng nhà xây. Nhà ở mặt đường giao thông hoặc
mới cấp chia lô có xu hướng xây theo kiểu đô thị, nhà hiện đại, nhiều nhà đã
được xây dựng với diện tích sử dụng lớn, cao tầng, mức độ hoàn thiện cao.
Một số nhà ở mới xây dựng ở mặt đường tự xây theo kiểu chia lô, vừa ở vừa
kinh doanh nhỏ, dịch vụ.
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, toàn xã có 121,36 ha đất khu
dân cư nông thôn, chiếm 19,17% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Trong tương
lai cùng với việc gia tang dân số thì việc phát triển thêm đất ở mới để đáp ứng
nhu cầu thực tế là điều tất yếu. Đồng thời là việc nâng cấp, xây dựng mới các

công trình hà tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn là việc hết sức cần thiết.
Các công trình công cộng như nhà văn hóa, sân vận động,…chưa đáp
ứng được nhu cầu của nhân dân.
Ngoài ra, các vấn đề về xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt cũng là một
trong những vấn đề khá bức thiết cần được tiến hành giải quyết đồng bộ.
đ. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- Giao thông
+ Hệ thống giao thông liên xã, giao thông trục xã: toàn xã có 6,1km
đường giao thông trục xã và giao thông liên xã. đã được bê tông hoá 100%,
chiều rộng lòng đường đều đạt 3.5 đến 4m;


18

+ Hệ thống giao thông trục thôn: gồm 2 tuyến chính, với tổng chiều dài
1,1km. hầu hết đã được bê tông hoá, chiều rộng lòng đường hầu hết đều đạt
3,5m bê tông;
+ Đường ngõ xóm: tổng chiều dài đường ngõ xóm trên toàn xã là
18,4km, hầu hết đã được bê tông hoá, đạt 92%, còn khoảng 2,1km đường ngõ
xóm là đường đất.
+ Đường trục chính nội đồng: có tổng chiều dài 2,6km, tất cả đều chưa
được cứng hóa.
- Thủy lợi
+ Trạm bơm:Xã hiện có 1 trạm bơm với tổng công suất tưới là
2000m3/h.
+ Kênh mương:Toàn xã có 11,074 km kênh mương tưới tiêu, trong khi
đó mới chỉ cứng hoá được 1,932 km, đạt 17,4%. Toàn bộ hệ thống kênh
mương đã xuống cấp, cống tiêu nhỏ hẹp không đáp ứng được lượng nước
thoát dẫn đến úng cục bộ trong dân cư và ngoài đồng. Công tác tưới tiêu do
mương chưa cứng hoá được dẫn đến tình trạng sạt lở, cỏ mọc, có những nơi

nước không đưa tới được, phụ thuộc vào nước mưa tự nhiên gây thiệt hại cho
canh tác.
- Điện
Hiện nay trên địa bàn xã có 5 trạm biến áp với tổng công suất
1260KVA, 7 km đường dây hạ thế. Tuy nhiên trong những năm gần đây
người dân trong xã phát triển nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nên
nhu cầu dùng điện tăng lên đáng kể, do đó trong tương lai gần hệ thống trạm
biến áp hiện tại sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dùng điện để phục vụ sản xuất
và sinh hoạt.
-Trường học


19

Hiện tại hệ thống trường mầm non của xã được bố trí vào 3 khu với tổng
diện tích 3230m2, tương đương với 9.1 m2/trẻ (tính cả số trẻ mẫu giáo và số
trẻ đi nhà trẻ là 355 cháu). Diện tích như vậy là không đạt so với tiêu chuẩn
>12m2/trẻ. Theo dự báo số trẻ đến năm 2020 là 441 cháu (tính 100% trẻ đi
mẫu giáo và 50% số trẻ đi nhà trẻ), thì diện tích bình quân chỉ đạt 7.3m2/ trẻ.
Trường tiểu học Vân Nam hiện tại được bố trí liền kề với ủy ban xã với
tổng diện tích 5816m2, tương đương vơí 15,6 m2/học sinh. tổng số phòng học
là 16 phòng. Hiện tại xã có 372 học sinh tiểu học, theo dự báo số học đến
năm 2020 là 422 học sinh thì diện tích bình quân trên 1 học sinh là 13,7m2/hs;
Trường THCS Vân Nam hiện tại nằm trên địa bàn cụm 2 với 12 phòng
học và 28 giáo viên Hiện tại xã có 392 học sinh THCS. Trường có diện tích
6450 m2, tương đương với 16,4 m2/hs. Theo dự báo số học sinh đến năm 2020
là 442 học sinh thì diện tích bình quân trên 1 học sinh là 10,9 m2/hs.
- Văn hóa
Dân số Vân Nam hầu hết là dân tộc Kinh (99,95%). Xã có 2 làng hiện đã
được công nhận làng văn hoá là làng Vĩnh Khang và làng Vĩnh Thuận, nhiều

gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Toàn xã có 1.152 hộ đạt danh hiệu
gia đình văn hóa (chiếm77,7% số hộ trong xã). Các hoạt động thể dục thể
thao từng bước được phát triển. Hàng năm xã đều tổ chức các cuộc thi đấu thể
thao và các hoạt động văn hóa văn nghệ.
Hiện tại, xã chưa có nhà văn hoá xã nên các hoạt động văn hóa bị hạn chế.
Hiện tại xây dựng được 7 nhà văn hoá cho 7 cụm dân cư nhưng chưa đạt
chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH – TT & DL vì diện tích xây dựng còn hẹp,
trang thiết bị còn sơ sài.
- Y tế
Trạm y tế xã hiện tại được bố trí ở khu trung tâm của xã, đối diện trụ sở
xã. Khoảng cách từ nhà xa nhất đến trạm là 1,5km. Khu đất có diện tích 960


20

m2. Cán bộ y tế xã gồm 6 người, trong đó có 1 bác sỹ và 5 y sỹ. Cơ sở vật
chất chưa đảm bảo cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, còn thiếu các
công trình phụ trợ như khu xử lý rác thải y tế, khu bếp và nhà ăn, mạng lưới y
tế dự phòng, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được quan tâm. Nhiều
chương trình được triển khai tốt như tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt
rét, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bướu cổ.Đến này 100% trẻ
em trong độ tuổi được tiêm trủng đầy đủ các loại vacxin. Tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng còn cao, chiếm 10,3% tổng số trẻ.
- Chợ nông thôn
Hiện tại xã có 1 chợ dưới sự quản lí của xã có diện tích 3000m 2. Bên
cạnh đó nhân dân thường họp chợ tạm trên mặt đê cụm 4 gây mất an toàn
giao thông, mất mỹ quan làng xóm, ô nhiễm môi trường và không thuận tiện
cho hoạt động buôn bán cũng như sinh hoạt của người dân.
- Bưu điện
Đất xây dựng Bưu điện văn hoá xã hiện tại có diện tích 250m2, vị trí nằm

liền kề với UBND xã. Như vậy diện tích đất và vị trí hiện tại vẫn đáp ứng
được yêu cầu hiện tại và tương lai. Internet đã được kết nối tới trung tâm xã
và tới các thôn. Tỷ lệ số hộ có điện thoại đạt trên 90%. Tỷ lệ số thôn có hệ
thống đài truyền thanh đạt 100%.
- Thể thao
Hiện nay chưa có sân thể thao xã nên các hoạt động thể thảo còn hạn chế.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
trên địa bàn Xã Vân Nam
2.1.3.1. Thuận lợi
- Xã Vân Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội, vị trí xã có nhiều lợi thế trong việc trao đổi, giao lưu phát triển kinh tế,


21

văn hóa - xã hội không những trong huyện Phúc Thọ mà còn cả các vùng tiếp
giáp và xa hơn nữa như Sơn Tây, trung tâm thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc.
- Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi. Giao thông đối ngoại với
tuyến đường chính là tỉnh lộ 417 đã được cứng hóa. Giao thông đối nội cũng
đã hoàn chỉnh và đã được bê tông hóa; Giao thông thủy lợi nội đồng khá dày,
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất của người dân.
- Lực lượng lao động xã Vân Nam khá dồi dào, nhân dân cần cù, chịu
khó, ham học hỏi và mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công
nghệ.
- Dân cư sống tập trung nên thuận lợi cho công tác quản lý, xây dựng cơ
sở hạ tầng và thuận lợi cho công tác quy hoạch canh tác và sản xuất.
- Hiện tại địa phương đã phát triển nhiều nghề phụ góp phần giải quyết
việc làm cho nhiều lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương
theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng KT – XH đang được đầu tư và từng bước hoàn thiện, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT – XH của địa phương.
- Hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương đoàn kết,
nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lý xã hội tốt.
2.1.3.2. Khó khăn
- Lực lượng lao động cơ bản chưa được qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao
khoảng 66,7% tổng số lao động do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng
xuất, chất lượng sản xuất và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Lao động trẻ có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn gây nên tình
trạng “già hóa lao động nông nghiệp, nữ hóa lao động nông thôn”.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn ở mức khá cao.
- Số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ khá cao so, kinh tế Vân Nam trong những
năm qua tuy đã có bước phát triển khá nhưng do xuất phát điểm thấp nên thu


22

nhập bình quân đầu người thấp. Các ngành kinh tế tuy có bước phát triển
mạnh song vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên chưa thực sự bền
vững.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tuy đang được đầu tư xây dựng và hoàn
thiện dần, song vân chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ảnh hưởng của lộ trình hội nhập.
2.2. Tình hình quản lí và sử dụng đất trên địa bàn xã Vân Nam - Huyện
Phúc Thọ - Thành Phố Hà Nội
2.2.1 Tình hình quản lý đất đai
Những năm gần đây công tác quản lý đất đai ngày càng được tăng
cường, giám sát chặt chẽ do có sự quan tâm đầu tư của Đảng ủy, UBND xã,
sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND Huyện Phúc Thọ nên đã đạt được
những kết quả như sau:

a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Căn cứ Luật Đất Đai 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai; số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; số 198/2004/NĐ-CP
ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất; số 142/2005/NĐ-CP ngày
14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; số 17/2006/NĐ-CP ngày
27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn
Luật Đất đai; số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.


23

Căn cứ nghị định số 88/2009/NĐ-CP, thông tư số 17/2009/TT-BTNMT
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản
gắn liền với đất;
Căn cứ Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND
thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến
động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài
được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày
28 tháng 12 năm 2012 về việc ban hành quy định các loại gia đất trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2013;

Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày
24 tháng 4 năm 2013, về việc ban hành Quy định về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng
ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân
nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề án số 619/2013/ĐACGCN-UBND của UBND huyện Phúc Thọ ngày
19 tháng 6 năm 2013 về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Luật đất đai 2013 thay thế luật đất đai 2003;


24

Các căn cứ nghị định của chính phủ:số 43/2014/NĐ- CP ngày
15/05/2014 về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013; số 102/2014/NĐCP ngày 10/11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; số
45/2014/NĐ- CP ngày 15/05/2014 về việc thu tiền sử dụng đất; số
46/2014/NĐ- CP ngày 15/05/2014 về việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ thông tư số 23/2014/TT- BTNMT về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất;
Đồng thời Phòng Tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với UBND
huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ địa chính của 23 xã, thị trấn về Luật Đất
Đai 2013 thay thế luật đất đai 2003 và các Nghị định dưới luật. Trong đó có
các Nghị định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
b. Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực
hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới. Ranh giới giữa xã Vân

Nam và các xã giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính.
Hồ sơ ranh giới đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đất đai trong phạm
vi địa giới xã đã ổn định. Không có tranh chấp với các xã giáp ranh và được
chuyển vẽ lên bản đồ.
c. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Nhìn chung, công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng
được mục tiêu của ngành. Bên cạnh đó, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cũng đã được triển khai theo quy định của Luật đất đai. Trên cơ


25

sở tài liệu đo đạc xã đã xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 vào đợt tổng kiểm kê đất đai.
d. Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế
hoạch sử dụng đất ở xã đã được triển khai khá tốt, xã đã tiến hành lập quy
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020 và đã được Uỷ ban nhân dân huyện
Phúc Thọ phê duyệt. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và
sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử
dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của xã Vân Nam được
thực hiện tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát
sinh để đề nghị bổ sung kế hoạch sử dụng đất, nhất là các công trình để tạo
vốn từ quỹ đất theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện. Lập kế hoạch sử
dụng đất của xã luôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất góp phần
đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu

cầu sử dụng đất và tạo điều kiện phát triển nhanh các thành phần kinh tế.
e. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử
dụng được xã triển khai thực hiện có hiệu quả. Đất ở cho các hộ gia đình đã
được giao theo đúng quy hoạch và quyết định của UBND tỉnh.
f. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
Nhìn chung việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trong những năm qua đã được địa phương và người dân quan tâm. Xã
cũng đã thực hiện công tác tiếp nhận, đo mới đề nghị cấp giấy chứng nhận,


×