Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.59 KB, 10 trang )

Câu 2: Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam
MỤC LỤC:
Lời mở đầu:
1. Khái quát chung về vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam
1.1. Khái quát chung
1.2. Vùng biển quốc gia
1.3. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam
2. Nội dung về các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam
2.1. Nội thủy
2.2. Lãnh hải
2.3. Vùng tiếp giáp lãnh hải
2.4. Vùng đặc quyền kinh tế
2.5. Thềm lục địa
3. Thực trạng và giải pháp
3.1 Thực trạng
3.2. Giải pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia độc lập,có chủ quyền. Lãnh thổ Việt Nam là
một chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là
331.689 km2, với 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của hơn 90
triệu dân thuộc 54 dân tộc an hem đoàn kết trong đại gia đình dân tộc Việt
Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi,
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế
lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn
định chính trị xã hội , xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
nước ta.

1.Khái quát chung về vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
1.1 Khái quát chung


Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa
chính trị và địa kinh tế rất quan trọng. Với bờ biển dài trên 3.260km trải dài
từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc
đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất
liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển)
đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia. Trong
63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa
dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.
1.2

Vùng biển quốc gia

Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta
có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km 2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm
gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km 2). Vùng biển
nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa
và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có
vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn
phía Đông đất nước; một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử
dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ


lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ
quyền quốc gia trên các vùng biển.

1.3 Các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam được xác định
theo Công ước Luật biển quốc tế 1982







Nội thủy
Lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hãi
Vùng đặc quyền kinh tế
Thềm lục địa

2. Nội dung về các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam
2.1 Nội thủy
Nội thủy là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền,
đặt dưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
* Đường cơ sở: Là đường dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và
các vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở:
- Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp
nhất ven bờ biển hoặc hải đảo.
- Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ
biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven
biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định
đường cơ sở thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định
đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ
điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo.
Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau);
A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng
Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh; A9:



Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn
Cỏ (Quảng Trị).
ĐIỀU 8. Luật công ước quốc tế năm 1982 quy định Nội thủy
1. Trừ trường hợp đã được quy định ở Phần IV, các vùng nước ở phía bên
trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia.
2. Khi một đường cơ sở thẳng được vạch ra theo đúng phương pháp được
nói ở Điều 7 gộp vào nội thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội
thủy, thì quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng
ở các vùng nước đó.
Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và
đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó
xác định vùng lãnh hải của mình trở vào. Nó bao gồm toàn bộ các dạng
sông, suối và kênh dẫn nước, đôi khi bao gồm cả vùng nước trong phạm vi
các vũng hay vịnh nhỏ. Theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, các
quốc gia có biển được tự do trong việc áp dụng luật pháp của mình trong
việc điều chỉnh bất kỳ việc sử dụng nào liên quan tới nội thủy cũng như các
nguồn tài nguyên trong đó. Tàu thuyền nước ngoài không có quyền tự do đi
qua vùng nội thủy, kể cả qua lại không gây hại. Đây là điểm khác biệt chính
giữa nội thủy và lãnh hải. Để đi vào vùng nội thủy, tàu thuyền nước ngoài
phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền và chỉ được đi lại theo đúng
hành trình đã được cấp phép.
Vùng nội thủy được phân định và căn cứ trên đường cơ sở duyên hải.
Khi tính toán nội thủy thì cũng phải cân nhấc đến những cửa sông hay các
vịnh nhỏ mà toàn phần thuộc về quốc gia ven biển thì theo quy thức như sau:
Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường
thẳng đi ngang qua cửa sông, nối các điểm ở mực nước thấp nhất (tức mực
nước ròng đo trung bình trong nhiều năm) trên hai bờ con sông.



Nếu một vịnh nhỏ thuộc toàn phần về một quốc gia thì cần xác định xem đó
là một vịnh "đúng" (theo định nghĩa địa hình) hay chỉ là đoạn thụt vào tự
nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước). Một vũng
hay vịnh được coi là "đúng" nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi
đường cơ sở, lớn bằng hoặc là hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra
với đường kính bằng chính chiều dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần
lõm vào đó. Nếu trong đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán nguyệt
tưởng tượng sẽ có đường kính bằng tổng chiều dài các phân đoạn của các
đường cơ sở. Ngoài ra, chiều dài của đường kính này không vượt quá 24 hải
lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là
nội thủy. Quy tắc này không áp dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc chủ quyền
của một quốc gia nào đó mang tính chất "lịch sử" hoặc trong bất kỳ trường
hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.
2.2

Lãnh hải

Trích Điều 3 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982:
“Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều
rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo
đúng Công ước.”
Việt Nam là một nước thành viên tham gia Công ước về Luật biển năm
1982, trên cơ sở đó Luật biển Việt Nam đã được soạn thảo, thông qua năm
2012 phù hợp và tuân thủ những nguyên tắc của Luật biển năm 1982 .
Theo Điều 11 Chương II Luật Biển Việt Nam 2012 xác định, “lãnh hải”
của nước ta là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía
biển.
Chế độ pháp lý của lãnh hải giống như chế độ pháp lý của đất liền, ranh
giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu
thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và

thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh
hải Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của
quần đảo. Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đáy biển
kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn


200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia đối với thềm lục địa, chủ quyền của nước ta đối với thềm lục
địa là đương nhiên.
2.3 Vùng tiếp giáp lãnh hãi
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh
hải, có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải.
Như vậy, ranh giới phía trong của vùng tiếp giáp lãnh hải là đường
biên giới quốc gia trên biển và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm
trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng không vượt
quá 24 hải lý.
Trong vùng biển tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện các
thẩm quyền riêng biệt và hạn chế nhằm ( điều 33 Công ước Luật biển năm
1982):
- Ngăn ngừa vi phạm đối với các luật và quy định của hải quan, thuế
khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra
trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời là một bộ phận của vùng đặc quyền
kinh tế nên tại đây quốc gia ven biển có thể thực thi các quyền chủ quyền và
quyền tài phán áp dụng đối với vùng đặc quyền kinh tế. Mặt khác,quốc gia
ven biển có quyền đặc quyền đối với các hiện vật lịch sử và khảo cổ nằm ở
đáy biển vùng tiếp giáp lãnh hải. Việc khai thác, mua bán các hiện vật này
mà không được sự cho phép của quốc gia ven biển được coi là sự vi phạm

các luật và quy định của luật quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ quốc gia
( điều 303 Công ước Luật biển năm 1982).
2.4 Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và
tiếp liền với lãnh hải, và được đặt dưới chế độ pháp lý riêng theo đó các
quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các


quyền và các quyền tự do của quốc gia khác đều do các quy định thích hợp
của Công ước Luật biển điều chỉnh ( điều 55 Công ước Luật biển 1982).
Vùng đặc quyền kinh tế theo qui định của công ước luật biển 1982 :
“Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều
rộng không quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở”.
Xét về qui chế pháp lí đây là vùng biển đặc thù thể hiện sự dung hòa lợi
ích giữa các quốc gia: một mặt bảo đảm cho quốc gia ven biển thẩm quyền
riêng biệt trong việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trong vùng đặc
quyền kinh tế; mặt khác công nhận cho các quốc gia khác một số quyền tự
do biển cả. Điều này cho phép giải quyết hai vấn đề đặt ra trong quy chế
pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế, đó là mở rộng chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển một cách có giới hạn và bảo đảm tính ổn định
tương đối của biển cả là nơi mà lợi ích chung của cộng đồng quốc tế cần tôn
trọng.
Theo điều 62 (Công ước Luật biển 1982) về “khai thác các tài nguyên
sinh vật” đối với tài nguyên sinh vật quốc gia ven biển thi hành các biện
pháp thích hợp để bảo tồn và quản lí nhằm duy trì các nguồn lợi về sinh vật
trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị khai thác quá mức. Để tạo
điều kiện khai thác tối ưu nguồn tài nguyên sinh vật quốc gia ven biển, tự
xác định tổng khối lượng có thể đánh bắt và đánh giá khả năng khai thác
thực tế của mình. Trong trường hợp khả năng khai thác thấp hơn khối lượng
có thể đánh bắt, quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khai thác số dư

thông qua điều ước hoặc thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở ưu tiên cho các
quốc gia không có biển hoặc các quốc gia bất lợi về địa lí. Công ước Luật
biển 1982 cũng giới hạn đặc quyền của nước ven bờ đối vơi lĩnh vực này
bằng việc ràng buộc các quốc gia ven biển phải thực hiện phân bổ nguồn tài
nguyên sinh vật thừa một cách thiện chí. Đối với tài nguyên không sinh vật:
Trong vùng đặc quyền kinh tế bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
nước (phục vụ cho kinh tế vận tải biển hoặc các nghành công nghiệp khai
thác) tài nguyên du lịch hoặc phục vụ nghiên cứu khoa học về biển (vơi việc
xây dựng các công trình, thiết bị). Tuy nhiên, cũng như đối với tài nguyên


sinh vật thì tài nguyên không sinh vật của quốc gia ven biển có thể được chia
sẻ với quốc gia khác. Chẳng hạn quốc gia khác có thể được phép xác định,
khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các công trình trong vùng đặc quyền kinh
tế của nước ven biển nhưng phải tuân theo luật lệ và qui định của quốc gia
ven biển.
Chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là 200 hải lý tính từ
đường cơ sở. Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò,
khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và
không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của
vùng đặc quyền kinh tế việt Nam; có các quyền và thẩm quyền riêng biệt về
các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền
về kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu
khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền
riêng biệt trong việc thiết lập, lắp đặt và sử dụng các công trình, các đảo
nhân tạo; có thẩm quyền riêng biệt về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường.
2.5

Thềm lục địa


Khái niệm thềm lục địa địa chất: Thềm lục địa địa chất ( rìa lục địa ) được
xác định là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, trên cơ sở phần kéo dài
tự nhiên lãnh thổ đất liền ngập dưới mực nước biển. Rìa lục địa được cấu
thành bởi ba bộ phận sau:
- Thềm lục địa: là phần nền lục địa ngập dưới nước với độ dốc thoai thoải.
Tùy thuộc vào cấu tạo địa chất, thềm lục địa có bề rộng hẹp khoảng 70 km
(Chilê, Peru…), cũng có thể rộng lên tới 500 km (Brazin, Úc…).
- Dốc lục địa: là phần nền lục địa nằm phía ngoài và tiếp liền thềm lục địa,
phân biệt với thềm lục địa bằng sự thay đổi độ dốc đột ngột, trung bình
khoảng 4-5o, thậm chí có nơi đến 45o. Dốc lục địa thường đạt độ sâu 3000 m
– 4000 m.
- Bờ lục địa: là phần nền lục địa nằm phía ngoài và tiếp liền dốc lục địa khi độ
dốc thoai thoải trở lại, thường chỉ khoảng 0,5o mở rộng từ chân dốc lục địa
cho đến khi gặp đáy đại dương. Vùng bờ lục địa được tạo thành từ các lớp
trầm tích, đôi khi có bề dày tới hàng chục ki-lô-mét.


Khái niệm thềm lục địa pháp lý ( Theo quy định tại khoản 1 điều 76 Công
ước Luật biển năm 1982) :Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn
bộ phận kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ
ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng
cách gần hơn.
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa
về mặt thăm dò khai thác và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình (điều
77 Công ước Luật biển năm 1982).
Quốc gia ven biển còn có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, công
trình, thiết bị trên thềm lục địa, quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển
cũng như về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng
chạm đến chế độ pháp lí của vùng nước ở phía trên hay của vùng trời trên
vùng nước này. Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối
với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và các
tự do khác của các quốc gia đã được Công ước thừa nhận, cũng không được
cản trở việc thực hiện các quyền này này một cách không thể biện bạch được
(điều 78 Công ước Luật biển năm 1982).
Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm
ở thềm lục địa. Tuy nhiên, tuyến đường đi của ống dẫn hoặc cáp cần có sự
thỏa thuận cảu quốc gia ven biển (điều 79 Công ước Luật biển năm 1982).
3. Thực trạng và giải pháp
3.1 Thực trạng
Hiện nay biển Đông (bao gồm vùng biển của Việt Nam) là vùng biển vô
cùng nóng bỏng với những tranh chấp của nhiều quốc gia, mà chủ yếu là
giữa các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc. Trong một diễn biến
gần đây vụ kiện của Philippine đối với Trung Quốc đang diễn biến theo


hướng có lợi cho Philippine. Nhưng biển Đông vẫn liên tục dậy sóng với
những hoạt động cải tạo, bồi đắp và quân sự hóa đảo nhân tạo do Trung
Quốc tiến hành, buộc các quốc gia xung phải tăng cường trang bị vũ trang để
bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình khiến tình hình thêm phức tạp. Những
tranh chấp trên biển Đông cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế nếu
không sẽ dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa các quốc gia có
tranh chấp.
3.2 Giải pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo cho mọi tầng lớp
nhân dân, nhất là đối với học sinh , sinh viên thông qua các chương trình
thực như Tôi yêu biển đảo quê hương.
- Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở các huyện đảo

đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.
- Ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế biển, đảo và thực hiện có hiệu quả
chiến lược kinh tế xã hội trên các vùng ven biển , hải đảo ví dụ như đầu tư
chính sách cho ngư dân vay vốn đóng tàu, khuyến khích ngư dân đánh bắt xa
bờ, hỗ trợ vốn , xăng dầu thực phẩm cho ngư dân…
- Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển với xây
dựng thế trận quốc phòng an ninh trên biển vững mạnh , đủ khả năng bảo vệ
chủ quyền biển đảo. Như khuyến khích thành lập các huyện đảo đem dân ra
sinh sống đầu tư cơ sở vật chất , giao thông vận tải, y tế giáo dục, đồng bộ
cơ sở hạ tầng mang tính lưỡng dụng quân sự - dân sự, tăng cường sự hiện
diện của lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển để bảo vệ hoạt động đánh
bắt của ngư dân,…



×