Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ôn tập kiến thức về bộ môn Thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.56 KB, 11 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ

Nội dung trình bày
Khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trò của thuế;
Phân loại thuế;
Các yếu tố cấu thành một sắc thuế;
Hệ thống thuế Việt Nam
Một số nội dung khác
2

1


I. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và vai trò của thuế
1. Khái niệm thuế, phí và lệ phí:
Thuế là một khoản thu của Nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành
viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính chất bắt buộc, không hoàn
trả trực tiếp, được pháp luật quy định.
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá
nhân khác cung cấp dịch vụ.
Ví dụ: Phí kiểm dịch y tế, Phí cầu đường, Phí thẩm định cấp quyền sử
dụng đất
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước.
Ví dụ: Lệ phí cấp hộ chiếu, Lệ phí trước bạ, Lệ phí công chứng
3

2. Đặc điểm của thuế:
2.1. Thuế gắn liền với quyền lực nhà nước
Điều 22 và Điều 80 Hiến pháp nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam năm
1992 quy định:


“Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp
luật...”,
“Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của
pháp luật”.
4

2


2.2. Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn
trả trực tiếp
Sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính chất đối giá;
Các khoản thuế đã nộp cho Nhà nước sẽ không được hoàn trả trực tiếp
cho người nộp thuế.

5

3. Chức năng, vai trò của thuế
3.1. Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước
Thuế là phương tiện để Nhà nước tập trung một phần tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) vào Ngân sách Nhà nước, thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm
GDP được động viên vào NSNN;
Nhà nước chi tiêu để duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ kinh tế xã hội của mình (chi quản lý hành chính Nhà nước, chi
đầu tư phát triển, chi quốc phòng an ninh, cung cấp hàng hoá công
cộng…);
Hiện nay, thuế là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN của
các nước có nền kinh tế thị trường.
6


3


3.2. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu của từng
giai đoạn phát triển nền kinh tế. Bằng việc ban hành hệ thống thuế, Nhà
nước sẽ quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh thuế với thuế
suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng cụ thể.
Điều chỉnh tích luỹ tư bản: sản xuất chiếm hữu và tư bản hoá lợi nhuận
luôn luôn là mục đích cơ bản của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường, Nhà nước cần sử dụng thuế để điều chỉnh sự tích luỹ đó phù
hợp lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế và lợi ích xã hội.

7

Thuế góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước. Thông qua điều chỉnh
mức thuế xuất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà gây nên áp lực tăng
giá hàng nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh so với hàng sản xuất
trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường và
đưa vào để thực hiện bảo hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích
của thị trường nội địa.
3.3. Điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Thuế là công cụ để Nhà nước can thiệp vào quá trình phân phối thu
nhập, của cải của xã hội, hạn chế sự chênh lệch lớn về mức sống, về thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

8

4



II. Phân loại thuế
1. Phân loại theo phương thức đánh thuế
1.1 Thuế trực thu:
Ở Việt Nam, các sắc thuế trực thu bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp;
thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp;
thuế nhà, đất...
1.2. Thuế gián thu:
Ở Việt Nam, các sắc thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...

9

Câu hỏi: Xác định mối quan hệ hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu:
Thuế trực thu hay thuế gián thu đều có những nét đặc trưng riêng, có ưu
điểm và nhược điểm riêng của mỗi loại thuế. Vì vậy, tuỳ theo đặc điểm
trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế,
mức thu nhập của dân cư và quy mô tích luỹ của doanh nghiệp...) cũng
như yêu cầu của Nhà nước trong hoạt động quản lý của mình, người ta
sẽ xác định một tương quan theo tỷ lệ giữa chúng.

10

5


2. Phân loại theo cơ sở tính thuế
2.1. Thuế thu nhập: là loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được.
Thu nhập kiếm được hình thàn từ nhiều nguồn: từ lao động dưới dạng

tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới
dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần... do đó thuế thu nhập cũng có nhiều
dạng: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
chuyển thu nhập ra nước ngoài...
2.2. Thuế tiêu dùng: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập
của tổ chức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại.
Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên….
2.3. Thuế tài sản: là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản.
Thuế tài sản bao gồm các sắc thuế như thuế nhà đất, thuế sử dụng
đất nông nghiệp, thuế nhà đất.
11

3. Phân loại theo mức thuế
3.1. Thuế đánh theo tỷ lệ %
Thuế lũy tiến: là loại thuế áp dụng tỷ lệ tăng dần theo các mức tăng của
cơ sở tính thuế.
- Đối với thuế lũy tiến từng phần: áp dụng mức thuế suất tăng dần theo
từng phần tăng lên của cơ sở đánh thuế.
- Đối với thuế lũy tiến toàn phần
Thuế lũy thoái
Thuế tỷ lệ cố định
12

6


3.2. Thuế đánh trên mức tuyệt đối
Điểm khác nhau cơ bản giữa thuế đánh trên mức tuyệt đối và thuế đánh
theo tỷ lệ phần trăm (%) là thuế đánh trên mức tuyệt đối có mức thu cố

định, không phụ thuộc vào giá kê khai tính thuế của đối tượng chịu thuế.
Do vậy, thuế đánh trên mức tuyệt đối có ưu điểm bảo đảm tỷ lệ động viên
thuế và chống trốn thuế do khai báo giá tính thuế thấp, đặc biệt đối với
các mặt hàng có thuế suất cao và dễ áp dụng trong các trường hợp hàng
hóa khó xác định được giá trị hay giá trị thấp mà chi phí xác định giá tính
thuế cao.
4. Phân loại theo chế độ phân cấp và đi
ều hành ngân sách
4.1. Thuế trung ương
4.2. Thuế địa phương
13

III. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế
1. Tên gọi
2. Người nộp thuế
Đối tượng nộp thuế là ai? Là cá nhân hoặc tổ chức phải nộp thuế cho
cơ quan thuế theo qui định của luật pháp
3. Đối tượng chịu thuế

14

7


4. Căn cứ tính thuế
4.1. Cơ sở tính thuế
4.2. Thuế suất
Có thể nói, thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, vì nó thể hiện nhu cầu
cần tập trung nguồn tài chính cho Ngân sách Nhà nước và biểu hiện
chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước, đồng thời cũng là

mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế.
Vì vậy, việc xác định thuế suất trong một sắc thuế phải quán triệt quan
điểm vừa coi trọng lợi ích quốc gia, vừa chú ý đến lợi ích thích đáng của
người nộp thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung và tích tụ trong
việc sử dụng công cụ thuế.
15

5. Ưu đãi thuế
• Ưu đãi về thuế suất
• Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế
• Ưu đãi về khấu hao nhanh
• Ưu đãi về chuyển lỗ
Việc thực hiện việc ưu đãi thuế có tính hai mặt, nó chứa đựng những yếu
tố tích cực, tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà
nước, nhưng cũng chứa đựng các yếu tố tiêu cực, có thể làm méo mó
những ý tưởng ban đầu khi thiết lập các sắc thuế, không phù hợp với
những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại.
Vì vậy khi lựa chọn các biện pháp ưu đãi thuế cần được xem xét dựa
trên tính hiệu quả, tính công bằng, đơn giản, minh bạch, công khai và ổn
định.

16

8


IV. Hệ thống thuế Việt Nam
1. Một số vấn đề về hệ thống thuế
Hệ thống thuế là tổng hợp các hình thức thuế khác nhau mà giữa
chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ

nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ.
1.1. Các yếu tố tác động đến hệ thống thuế
Yếu tố chính trị
Yếu tố kinh tế
Yếu tố xã hội

17

1.2. Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế
1.2.1. Tính công bằng
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang, nếu các cá nhân
có điều kiện về mọi mặt đều như nhau thì được đối xử như nhau trong
việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, nguyên tắc này khó áp dụng
trong thực tiễn không thể chỉ rõ được tiêu thức nào để xác định hai cá
nhân có điều kiện về mọi mặt như nhau, mặt khác cũng khó xác định việc
đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế là như thế nào.
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu người có khả
năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác
có khả năng nộp thuế ít hơn. Trong thực tế, để áp dụng nguyên tắc này
cần xác định rõ hai vấn đề: tiêu thức xác định khả năng và mức độ nộp
thuế cao hơn. Hiện nay, người ta thường dùng tiêu thức thu nhập hoặc
tiêu dùng để đánh giá khả năng nộp thuế của người nộp thuế.
18

9


1.2.2. Tính hi
ệu quả
Thứ nhất, hiệu quả đối với nền kinh tế là lớn nhất

Thứ hai, hiệu quả thu thuế là lớn nhất
1.2.3. Tính rõ ràng, minh bạch
1.2.4. Tính linh hoạt

19

2. Hệ thống thuế Vi
ệt Nam
2.1. Chính sách thuế
Hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt Nam bao gồm các sắc thuế
sau:
Thuế giá trị gia tăng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thuế tài nguyên.
Thuế thu nhập cá nhân.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thuế nhà, đất.
Thuế môn bài.
Các loại phí và lệ phí.
20

10


V. Một số nội dung khác
1. Gánh nặng thuế
Là số thuế mà một người phải chịu sau cùng
2. Ai phải chịu gánh nặng thuế

Người nộp thuế không nhất thiết là Người phải chịu gánh nặng thuế

21

3. Tránh thuế và trốn thuế
Tránh thuế là việc người nộp thuế sắp xếp công việc làm ăn theo đúng
luật thuế để được đóng thuế ít nhất.
Tránh thuế liên quan đến cơ hội hoạch định thuế
Ví dụ: tận dụng các khoản ưu đãi thuế
Trốn thuế là một hành vi phạm pháp do cố tình không chấp hành luật
thuế để đóng thuế ít đi. Trốn thuế thường liên quan đến các hành vi:
• Khai dấu doanh thu hay thu nhập
• Khai tăng chi phí
• Kê khai không đúng sự thật (không có xuất khẩu vẫn khai xuất khẩu
để xin hoàn thuế)
• Không kê khai
Tùy theo mức độ nghiêm trọng, việc trốn thuế có thể bị truy tố trách
nhiệm hình sự
22

11



×