Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát của một số giống ngô rau trồng tại phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐINH THỊ NỤ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA THỜI VỤ ĐẾN SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ RAU TRỒNG TẠI
PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC

U N V N THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐINH THỊ NỤ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA THỜI VỤ ĐẾN SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ RAU TRỒNG TẠI
PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC

Chuyên nghành

:Sn t

ọc


Mã số

: 60 42 01 20

U N V N THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2015


ỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản báo cáo này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS
Dương Tiến Viện người thầy đã tận tình dìu dắt và hướng dẫn chuyên môn
cho tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Sư Phạm
Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo trong Khoa Sinh - KTNN trường Đại Học Sư
Phạm Hà Nội 2, các cán bộ phòng sau đại học trường Đại Học Sư Phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, các bạn trong lớp K17 - Sinh
Thái, các sinh viên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài và
hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bản báo cáo này không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015
Học viên



ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển của một số
giống ngô rau trồng tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc” là trung thực, đầy đủ, rõ
nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Sinh KTNN, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Nhà trường về các thông tin, số
liệu trong đề tài.
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015
Học viên


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CT

Công thức

CV%

Hệ số biến động - Coefficients of
Variations

FAO


Food and Agricutural Organization (Tổ
chức Nông lương Liên Hợp Quốc)

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

TCNN

Tiêu chuẩn Nông nghiệp

TGST

Thời gian sinh trưởng

TLBHH


Tỷ lệ bắp hữu hiệu


MỤC ỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI IỆU ........................................................ 4
1.1. Đặc điểm phân loại ............................................................................... 4
1.1.1. Nguồn gốc .................................................................................... 4
1.1.2. Vị trí phân loại ............................................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ngô ............................................. 5
1.2. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế ........................................................... 9
1.2.1. Giá trị sử dụng ............................................................................. 9
1.2.2. Giá trị kinh tế ............................................................................. 10
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây ngô ............................................................ 11
1.3.1. Nhiệt độ...................................................................................... 11
1.3.2. Nước .......................................................................................... 12
1.3.3. Chế độ không khí trong đất ........................................................ 12
1.3.4. Ánh sáng ..................................................................................... 13
1.3.5. Đất và dinh dưỡng ..................................................................... 13
1.4. Thực trạng nghiên cứu và sản xuất ngô rau trên thế giới và ở
Việt Nam .................................................................................................... 15
1.4.1. Nghiên cứu và sản xuất ngô rau trên thế giới ........................... 15
1.4.2. Nghiên cứu và sản xuất ngô rau ở Việt Nam ............................. 18
1.4.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô rau ở Vĩnh Phúc ........... 23
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24



2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................... 24
2.2.1. Địa điểm..................................................................................... 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................. 24
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................... 24
2.3.1. Nội dung..................................................................................... 24
2.3.2. Cách bố trí thí nghiệm ............................................................... 25
2.3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ....................................................... 25
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 26
2.3.5. Phân tích và xử lý số liệu ........................................................... 29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO U N .................... 30
3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của các giống ngô rau ........ 30
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởng ................. 30
3.1.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá trên cây ................... 35
3.1.3. Trạng thái đóng bắp, độ che phủ lá bi, dạng và màu sắc hạt ... 39
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng chống chịu của các
giống ngô rau ............................................................................................. 43
KẾT U N VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53
TÀI IỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
PHỤ ỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA ........................................................... 59


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của ngô rau phân tích 100gr so sánh với các loại
rau khác ............................................................................................. 9
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô rau ở Thái Lan (1987 - 1991) 10
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của một số quốc gia trên thế
giới từ năm 2010 đến 2012 ............................................................. 16
Bảng 1.4. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 ................................... 17

Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của Vĩnh Phúc 2011 .............. 23
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của một số giống ngô rau trồng
vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc .......................... 31
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và thu hoạch của một số giống ngô rau trồng
vụ xuân 2015 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ...................... 33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng của các giống
ngô rau............................................................................................. 36
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái cây của các giống ngô rau trồng vụ xuân 2015
tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc .............................................. 37
Bảng 3.5. Đặc trưng hình thái bắp của các giống ngô rau trồng vụ thu 2014 tại
Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ................................................... 39
Bảng 3.6. Đặc trưng hình thái bắp của các giống ngô rau trồng vụ xuân 2015
tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc .............................................. 41
Bảng 3.7. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô vụ
thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc .............................. 44
Bảng 3.8. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô vụ
xuân 2015 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ............................ 45
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
rautrồng tại vụ thu 2014 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc ...... 48
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
rautrồng tại vụ xuân 2015 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc .... 50


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng của các giống
ngô rau............................................................................................. 35
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao đóng bắp của các giống
ngô rau............................................................................................. 43
Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của các giống ngô rau ........ 53



1

MỞ ĐẦU
1. ý do c ọn đề tà
Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mỳ và
lúa gạo. Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới. Ở
một số nước Trung Á, Nam Mỹ và châu Phi người ta sử dụng ngô làm thức ăn
chính cho con người. Bên cạnh giá trị là cây lương thực ngô còn là cây thức
ăn cho gia súc. Ngô còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp lương thực thực phẩm và ngành công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu,
bánh kẹo…Theo báo cáo của FAO (2006) nhu cầu về ngô trên thế giới sẽ là 1
tỉ tấn vào năm 2030. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương
thực cho người. Nhưng ngày nay, bên cạnh việc sử dụng ngô là một loại
lương thực chính thì ngô còn được sử dụng như là một là cây thực phẩm, là
một loại rau cao cấp giàu chất dinh dưỡng.
Ngô rau là một loại rau cao cấp đang rất được thị trường ưu chuộng, là
một trong những cây trồng lý tưởng cho sản phẩm rau sạch dưới dạng bao tử
làm rau tươi hoặc đóng hộp. Bắp ngô bao tử được thu hoạch ở giai đoạn ít bị
sâu bệnh hại nên vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế (Galinat,
1985). Nhiều khách hàng quốc tế đã quan tâm quan tâm và đặt mua sản phẩm
đồ hộp ngô bao tử từ những nước sản xuất ngô rau như Thái Lan, Trung Quốc
..., đặc biệt là Trung Quốc đã có ngô rau thái khoanh chất lượng cao (Hongan
Food Company, 2005). Những năm gần đây ngô rau đóng hộp của Việt Nam
sản xuất đã đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng so với các sản phẩm
cùng loại của Thái Lan và Trung Quốc.
Ở Việt Nam việc xen canh cây ngô rau vào hệ thống cây trồng lương
thực đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hoá cây
trồng, cải thiện hệ sinh thái và là một phương thức sản xuất có hiệu quả. Sau
khi thu hoạch ngô non, phần thân lá là khối lượng thức ăn xanh giàu dinh



2

dưỡng cho gia súc, nguồn thức ăn này có thể sử dụng trực tiếp ăn tươi hoặc ủ
chua làm thức ăn trong những ngày mùa đông nghèo nàn cỏ xanh. Việc xây
dựng và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với điều kiện đất đai và mức độ
thâm canh của địa phương là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng hệ số sử dụng đất và giá trị kinh tế
cao trên một đơn vị diện tích.
Hiện nay, tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc đã bước đầu có chuyển biến trong
công tác sản xuất ngô rau. Ngô rau đã được nông dân ở một số địa phương
của tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn trồng để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm ăn tươi,
chế biến thực phẩm đóng hộp…, ngoài ra thân lá xanh còn được dùng làm
thức ăn cho gia súc do có hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó việc nghiên cứu
ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của các
giống ngô rau qua đó xác định được thời vụ thích hợp trên cơ sở đó bố trí cơ
cấu cây trồng hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế cao là rất cần thiết. Xuất
phát từ mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển của một số giống ngô rau
trồng tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc”.
2. Mục đíc n

n cứu

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh
trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống chịu và năng
suất của một số giống ngô rau trong điều kiện sản xuất tại Phúc Yên - Vĩnh
Phúc, xác định được thời vụ gieo trồng phù hợp với ngô rau tại Phúc Yên Vĩnh Phúc.
Xác định giống ngô rau cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện gieo
trồng tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc.

3. N ệm vụ n

n cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của cây ngô rau.


3

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến khả năng chống
chịu của cây ngô rau.
4. Ý n

ĩa k oa ọc và ý n

ĩa t ực t ễn của đề tà

4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh
hại, khả năng chống chịu và năng suất của một số giống ngô rau trong điều
kiện sản xuất tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu góp phần vào công tác nghiên
cứu và giảng dạy về cây ngô rau.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho giống ngô rau trồng tại Phúc
Yên, Vĩnh Phúc.



4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI IỆU
1.1. Đặc đ ểm p ân loạ
1.1.1. Nguồn gốc
Với những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng Vavilov (1926) đã
chứng minh miền Trung Nam Mehico là Trung tâm phát sinh thứ nhất và
vùng núi Andet thuộc Peru là Trung tâm phát sinh thứ hai của cây ngô
(Vavilov, 1926). Harsberger (1893) đã kết luận ngô bắt nguồn từ một cây
hoang dại từ miền Trung Mehico trên độ cao 1500 m của vùng bán hạn có
lượng mưa mùa hè khoảng 350 mm (Wilkes, 1988). Vào năm 1948 người ta
đã tìm thấy hoá thạch của phấn ngô được khai quật ở Bellar Arter - Mehicô,
điều này đã khẳng định những nhận định của Vavilov là đúng đắn [27].
Theo nhà bác học Lê Quý Đôn, cây ngô được đưa vào Việt Nam cuối
thế kỷ 17 (thời Khang Hy) do ông Trần Thế Vinh đi sứ Trung Quốc về và
được trồng đầu tiên ở Sơn Tây và gọi là “ngô”. Ông cũng trích dẫn Lý Thời
Trân gọi cây trồng này là “Ngọc thử”. Nhờ những đặc điểm quý, cây ngô sớm
được người Việt Nam chấp nhận và mở rộng sản xuất, coi như là một trong
các cây lương thực chính chỉ sau cây lúa nước về mặt diện tích nhưng lại là
cây màu số một cho năng suất và giá trị kinh tế cao nhất. Cây ngô có khả
năng thích ứng rộng, có thể trồng được nhiều vụ trong năm và trồng được hầu
hết các vùng sinh thái khác nhau trong nước, đặc biệt là vùng đất cao không
có khả năng tưới nước. Đối với vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên ngô là cây
lương thực chính của đồng bào các dân tộc. Trải qua các giai đoạn phát triển,
cây ngô ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và tăng mạnh về diện tích
cũng như năng suất. Việc mở rộng diện tích trồng ngô, cùng với sử dụng
những giống cho năng suất cao đã góp phần to lớn trong giải quyết nhu cầu
lượng thực, thực phẩm, làm thức ăn gia súc và sử dụng trong các ngành công
nghiệp [10].



5

1.1.2. Vị trí phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật Ngô (Zea mays L.) được xếp vào lớp
cây một lá mầm thuộc chi Zea, họ hòa thảo (Poaceae hay còn gọi là
Gramineae) [26].
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây ngô
1.1.3.1. Cơ quan sinh dưỡng của cây ngô
Rễ
Ngô giống như các cây hòa thảo khác có hệ rễ chùm. Căn cứ vào
hình thái vị trí và thời gian phát sinh có thể chia rễ ngô thành 3 loại:
Rễ mầm
Rễ mầm (còn gọi là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt): phát triển từ rễ sơ
sinh của phôi. Rễ mầm thứ cấp thường khoảng 3 - 4 cái và tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn trong đời sống cây ngô - từ nảy mầm đến khi ngô 4 - 5
lá về sau vai trò này nhường lại cho rễ đốt. Rễ mầm gồm có 2 loại: rễ mầm
sơ sinh và rễ mầm thứ sinh [27].
Rễ mầm sơ sinh (rễ chính) là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt
ngô nảy mầm.
Rễ mầm thứ sinh cũng được gọi là rễ phụ hoặc rễ mầm phụ. Rễ này xuất
hiện từ sau sự xuất hiện của rễ chính và có số lượng khoảng từ 3 đến 7 rễ.
Rễ đốt
Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định) phát triển từ các đốt thấp của thân
nhất nằm dưới mặt đất 3 - 4cm, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt đất bắt đầu
lúc ngô được 3 - 4 lá. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung cấp nước và các chất dinh
dưỡng suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô [27].
Rễ chân kiềng
Rễ chân kiềng (rễ neo - rễ chống): là loại rễ đốt được mọc ở đốt gần sát
trên mặt đất (thường mọc ở 2 hay 3 đốt cuối).



6

Rễ chân kiềng ngoài nhiệm vụ chống đổ cho cây còn hút nước và
chất dinh dưỡng.
Độ sâu của rễ và sự mở rộng của nó phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu
và độ ẩm của đất. Trong điều kiện thích hợp rễ ngô có thể mở rộng và
đâm sâu khoảng 60 cm sau 4 tuần trồng. Nếu làm cỏ, xới, xáo quá mức ở giai
đoạn cuối làm đứt rễ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và hạn chế
năng suất của ngô [26].
Thân
Thân ngô đặc, đường kính khoảng 2 - 4 cm tùy thuộc vào giống, môi
trường sản xuất và trình độ thâm canh. Thân ngô có thể cao từ 2 - 4m. Chiều
dài của các lóng khác nhau và nó được xem xét như một đặc điểm có giá trị
trong việc phân loại các giống ngô. Lóng mang bắp được kéo dài thích hợp để
bắp ngô có thể định vị và phát triển. Trong điều kiện bình thường cây ngô cao
1,8 - 2m có số lóng thay đổi tùy thuộc vào giống.
- Giống ngô ngắn ngày, cây cao 1,2 - 1,5m có 14 - 15 lóng.
- Giống ngô trung ngày, cây cao 1,8 - 2m có 18 - 22 lóng.
- Giống ngô dài ngày, cây cao 2,0 - 2,5m có 20 -22 lóng.
Chiều dài của các lóng trên thân không đều nhau. Ở gần gốc lóng ngắn,
lên cao lóng to và dài dần, phát triển nhất là những lóng mang bắp. Các lóng
về phía ngọn lại ngắn và bé dần [27].
Lá ngô
Sau khi bao lá mầm nhú lên khỏi mặt đất, những lá bắt đầu mọc theo
thức tự thời gian. Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4
loại lá:
- Lá mầm là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá
với vỏ bọc lá.

- Lá thân là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên
những đốt thân.


7

- Lá ngọn là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc
ở trên các đốt ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
- Lá bi là những lá bao bắp
Các bộ phận của lá gồm: bẹ lá, phiến lá, thìa lìa hay tai lá (ligula).
- Bẹ lá hay cuống lá bao chặt vào thân, trên mặt bẹ lá có nhiều lông. Bẹ

lá làm thân cứng thêm, khi còn non do các bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành
thân giả bao phủ kín thân chính; khi vươn lóng từ 9 lá về sau lóng dài ra và to
dần, bẹ lá không có khả năng phủ kín thân để lộ thân chính. Bẹ lá có tác dụng
bảo vệ thân non đồng thời bảo vệ mầm hoa cái ở những đốt mang bắp.
- Phiến lá (hay bản lá): thường rộng, dài, mép lá lượn sóng, ở một số

giống lá có nhiều lông tơ. Lá ngô có gân song song. Từ gốc thân, lá có chiều
dài tăng dần đạt chiều dài nhất ở lá mang bắp trên cùng sau đó chiều dài của
lá ngô giảm dần [26].
- Thìa lìa: Là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, gần sát với thân cây.

Tuy nhiên, không phải giống ngô nào cũng có thìa lìa; ở những giống không
có thìa lìa, lá ngô gần như thẳng đứng, ôm lấy thân.
Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và
gân lá thay đổi tùy theo từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định
ở ngô, có quan hệ chặt với số đốt và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô
ngắn ngày thường có 15 - 16 lá, giống ngô trung bình: 18 - 20 lá, giống ngô
dài ngày thường có trên 20 lá [26].

1.1.1.1. Cơ quan sinh sản
Hoa ngô
Hoa đực
Hoa tự đực (bông cờ) bao gồm các hoa đực sắp xếp theo kiểu chùm
bông được gọi là bông cờ gồm một trục chính, trên trục chính phân làm
nhiều nhánh và trên mỗi nhánh và cả trên trục chính có nhiều giá (hay bông


8

nhỏ, bông chét, nhánh nhỏ). Các giá mọc đối diện nhau trên trục chính hay
trên các nhánh, mỗi giá có 2 chùm hoa (một chùm cuống dài và một chùm
cuống ngắn), mỗi chùm có 2 hoa [26].
Trên mỗi chùm hoa có 2 vỏ trấu ngoài chung cho cả 2 hoa (gọi là mày
1 và mày 2 tương ứng với lá bắc chung), mày có gân và lông tơ, mày xanh
hay màu tím tùy thuộc vào giống. Bên trong 2 vỏ trấu ngoài có chứa 2 hoa,
mỗi hoa có 2 vỏ trấu trong, mỏng, màu trắng, ở giữa mỗi hoa có 3 nhị đực,
mỗi nhị đực có một bao phấn [26].
Hoa cái
Hoa tự cái (hay bắp ngô) được sinh ra từ nách lá phần giữa thân. Bắp
ngô gồm các bộ phận chính như cuống bắp và lõi bắp: Cuống bắp gồm nhiều
đốt rất ngắn (có trường hợp cuống dài) mỗi đốt trên cuống có một lá bi bao
bọc nhằm bảo vệ bắp, lá bi thường không có phiến. Lõi bắp - trục chính của
hoa tự cái hoa cái cũng mọc thành thừng đôi (chùm hoa) mỗi chùm có hai hoa
nhưng hoa thứ hai thoái hóa nên chỉ một hoa tạo thành hạt. Đặc điểm của đôi
chùm hoa là mỗi chùm hoa chỉ tạo thành một hạt, một đôi chùm hoa cho hai
hạt nên số hàng hạt trên bắp ngô thường là một số chẵn. Số hàng hạt, số hạt
nhiều hay ít trên bắp ngô tùy giống, điều kiện ngoại cảnh. Trung bình một bắp
có từ 12 đến 16 hàng, thấp nhất là 10 - 12 hàng, cao nhất 18 - 20 hàng [26].
Tương tự như bông cờ, nhung cuống và các bộ phận bao ngoài hoa

ngắn lại và dầy lên. Phía ngoài hoa có hai mày (ở loài phụ ngô bọc hai mày
phát triển bao kín hạt). Tiếp đến là mày ngoài và mày trong, ngay sau mày
ngoài có thể quan sát dấu vết của nhị đực và hoa cái thứ hai bị thoái hóa. Sát
bầu hoa là mày rất nhỏ. Phía trên bầu nhị có núm và vòi nhị vươn dài ra thành
râu. Trên râu có nhiều lông tơ và tiết ra chấtnhựa làm cho hạt phấn dính vào
dễ nảy mầm. Sau khi thụ tinh râu chuyển sang màu sẫm rồi héo dần [25].


9

1.2. G

trị sử dụn và

trị k n tế

1.2.1. Giá trị sử dụng
Ngô rau - bắp non của chùm hoa cái trên cây ngô, sản phẩm của bắp
ngô được thu hoạch trước khi xảy ra hiện tượng thụ phấn thụ tinh - chính là
một loại rau sạch dùng làm thực phẩm khi còn tươi hay đã đóng hộp. Sở dĩ
ngô rau được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, vì trong ngô
rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất khoáng và vitamin. Bên cạnh
đó, do bắp non được bao bọc bởi lá bi và được thu hoạch sớm nên giảm thiểu
tối đa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật. Bởi ngô được thu trong giai đoạn ít bị
sâu bệnh hại, khi đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là rất hạn chế, hơn
nữa các lớp lá bi bao bọc lấy bắp non đã giúp bảo vệ bắp không chỉ tránh
những va chạm bên ngoài mà nó còn giúp cho bắp non an toàn tuyệt đối bởi
các chất hóa học tác động khác [20].
Ngô rau là loại rau tươi cao cấp chứa nhiều chất dinh dưỡng, các loại
vitamin và các loại chất khoáng…[2].

Bản 1.1. G

trị d n dƣỡn của n ô rau p ân tíc 100 r so s n vớ c c
loạ rau k

T àn p ần

Ngô
rau

Súp lơ

c

Cả



bắp

chua



Dƣa
c uột

Độ ẩm (%)

89,10


9,30

92,10

94,10

92,50

96,40

Chất béo (g)

0,20

0,04

0,20

0,20

0,20

0,20

Protein (g)

1,90

2,40


1,70

1,00

1,00

0,60

Hydratcacbon (m)

8,20

6,10

5,30

4,10

5,70

2,40

Tro (g)

0,06

0,80

0,70


1,60

0,60

19,00

Canxi (mg)

28,00

34,00

64,00

18,00

30,00

12,00

Photpho (mg)

86,00

50,00

26,00

18,00


27,00

0,10

Sắt (mg)

0,10

1,00

0,70

0,80

0,60

0,00


10

Vitamin (iu)

64,00

95,00

75,00


753,00

130,0

0,02

Thiamin (mg)

0,05

0,06

0,05

0,06

0,10

0,02

Riboflavin (mg)

0,08

0,80

0,05

0,04


0,05

0,02

Axitascorbic(mg)

11,00

10,00

62,00

29,00

5,00

10,00

Ngoài ra ngô rau còn là nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giàu dinh
dưỡng.
Ngô rau được thu hoạch vào giai đoạn bắt đầu phun râu, khi sự tích luỹ
các chất đồng hoá đang ở mức cao nhất, là giai đoạn cho năng suất sinh học
cao [41]. Ngoài bắp ngô bao tử được thu hoạch làm rau còn cho sản lượng
thân lá xanh cao trên một đơn vị diện tích gieo trổng. Ở Việt Nam, ngô rau có
thể trồng quanh năm, đặc biệt ở vụ đông muộn nên đóng góp một phần đáng
kể nguồn thức ăn xanh trong vụ đông [20].
Ngô rau cho năng suất thân lá xanh từ 13,6 đến 30,4 tấn/ha và 3 - 5 tấn
lá bi xanh/ha tuỳ thuộc vào giống và vụ gieo trồng.
1.2.2. Giá trị kinh tế
Ngô rau mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với vệc trồng ngô thương

phẩm như tận dụng được đất đai và nhân công lúc nông nhàn, thời vụ trồng
lại không quá khắt khe như trông ngô khác (các giống ngô lấy hạt), vì sản
phẩm thu hoạch chủ yếu là bắp bao tử, bắp còn non chưa thụ phấn. Sản phẩm
được thu hái bán tươi hoặc đóng hộp phục vụ chủ yếu vào các thành phố lớn,
thị xã, trị trấn, vào các siêu thị lớn, đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng,…
chính vì vậy hiệu quả sử dụng của ngô rau là rất lớn [15].
Năm 1974 Thái Lan xuất khẩu 67 tấn ngô rau đóng hộp đạt 38.095
USD. Đến năm 1992 đã xuất 36,761 tấn, thu được 33 triệu USD và xuất khẩu
ngô rau tươi trong những năm 1988-1992 đã đạt trung bình 1.800 triệu tấn và
1,6 triệu USD. Về tỷ lệ giữa xuất khẩu tươi, đóng hộp và tiêu dùng nội địa
trong nước ở Thái Lan cho thấy xuất khẩu đồ hộp chiếm 90% tổng thu


11

(khoảng 900 triệu bạt), xuất khẩu tươi 3% còn lại 7% số lượng ngô sản xuất
tiêu dùng trong nước. Chính vì vậy, diện tích và sản lượng ngô rau của Thái
Lan vẫn tăng đều đặn theo hàng năm [39].
Bản 1.2. D ện tíc , năn suất, sản lƣợn n ô rau ở T

an

(1987 - 1991)
Năm
C ỉt u

1987-1988

1988-1989 1989-1990


1990-1991

D ện tíc (ha)

9.340,0

13.005,3

4.104,8

6421.049,7

Năn suất(k / a)*

6.675,0

6.381,2

6.908,8

6.360,4

Sản lƣợn (tấn)

64.190,0

83.309,0

163.501,0


129.647,0

1.3. Y u cầu s n t

của cây n ô

Ngô rau là cây thích ứng rất rộng và đa dạng, nó có thể sinh trưởng từ
vĩ độ 58° Bắc đến 40° Nam, từ độ cao so với mực nước biển là 0 - 3.000m, từ
vùng khô hạn đến vùng ẩm ướt [22].
1.3.1. Nhiệt độ
Cây ngô có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nhưng qua quá trình trồng
trọt, chọn lọc và thuần hóa ngày nay ngô có thể trồng trên nhiều vùng khí hậu
khác nhau.
Ngô là cây trồng khí hậu ấm, nhiệt độ yêu cầu từ khi trồng đến lúc ra
hoa, suốt thời kỳ nảy mầm, thích hợp vào khoảng 18,3 0C; nhiệt độ dưới
12,80C dẫn đến giảm năng suất. Nhiệt độ tối thiểu nằm giữa 9 - 100C.
Sau khi nảy mầm cây ngô không thể chống chịu được nhiệt độ thấp
dưới điểm đóng băng Hanna (1929) đã chứng minh ở -1,60C ngô bị tổn
thương và ở - 4,40C ngô bị chết.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của ngô. Trong cả đời
sống cũng như từng thời kỳ cây ngô cần một lượng tích nhiệt nhất định. Đủ


12

lượng nhiệt độ cây mới sinh trưởng, phát triển bình thường. Tùy giống mà
lượng tích nhiệt yêu cầu khác nhau. Giống càng chín muộn, yêu cầu tích nhiệt
càng cao. Ngay trong cùng một giống, ở vùng vĩ độ cao tích nhiệt lớn hơn ở
vùng vĩ độ thấp [40].
1.3.2. Nước

Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống của cây ngô, vì
vậy nhu cầu nước đối với ngô là rất lớn. Ở những vùng nóng, nơi có bốc hơi
và thoát nước cao, nhu cầu nước của cây ngô lại càng cao. Các nhà khoa học
đã tính ra là một cây ngô có thể bốc thoát từ 2 - 4 lít nước/ngày. Trong quá
trình sinh trưởng và phát triển 1 ha ngô bốc thoát khoảng 1800 tấn nước tương
đương với lượng nước mưa khoảng 175 mm.
Tuy vậy, ngô là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển mạnh, nên cây có khả
năng hút nước từ đất rất khỏe, khỏe hơn nhiều loài cây trồng khác. Ngô là cây
có khả năng sử dụng nước tiết kiệm cho nên lượng nước cần để tạo ra một đơn
vị chất khô là rất thấp[2].
Để đảm bảo năng suất cao, cây ngô rau yêu cầu đủ nước trong suốt thời
gian sinh trưởng, nhưng quan trọng nhất là giai đoạn trước lúc ra hoa. Trong
các vụ ngô rau, phải chú ý chống hạn cho ngô đông và ngô xuân ở đầu vụ.
1.3.3. Chế độ không khí trong đất
Để thu hoạch sản lượng ngô cao, ngoài việc cung cấp nước và chất
dinh dưỡng... còn phải chú ý đến chế độ không khí trong đất. Chế độ không
khí ảnh hưởng gián tiếp thông qua nhiều khâu khác như vi sinh vật, quá
trình biến đổi hóa học trong đất.
Cây ngô, đặc biệt rễ ngô thích hợp phát triển trong môi trường háo
khí. Nếu đất bí, rễ phát triển kém, ăn nông, ít lông hút, khả năng hút
khoáng kém, dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.


13

Trong đất, qua quá trình hoạt động sinh học dẫn đến lượng O2 giảm
dần, nồng độ CO2 tăng đến mức độ nhất định sẽ hạn chế sự phát triển của
cây ngô. Để cho cây ngô phát triển bình thường phải duy trì một lượng O2 thích
đáng trong đất bằng cách cải thiện chế độ không khí trong đất thông qua kỹ thuật
làm đất như xới xáo, cũng như áp dụng chế độ tưới hợp lý [10].

1.3.4. Ánh sáng
Ngô là cây ưa ánh sáng, nhất là giai đoạn cây non, nó thuộc nhóm cây
ngày ngắn, là cây có chu trình quang hợp C4, cường độ quang hợp cao. Nói
chung điều kiện ánh sáng ở Việt Nam thoả mãn yêu cầu sinh trưởng của ngô
rau. Tuy nhiên, khả năng sử dụng ánh sáng là tương tác giữa việc hấp thu ánh
sáng rơi xuống trên bề mặt lá với năng lực quang hoá của lá. Do vậy việc bố
trí mật độ để đảm bảo cấu trúc quần thể ruộng ngồ thích hợp thì mới phát huy
hết khả năng cho nãng suất của giống [10].
Ngô rau có vòng đời ngắn (thu thương phẩm) không đòi hỏi sự vận
chuyển sản phẩm quang hợp vào bắp ở giai đoạn làm hạt, do đó mật độ có thể
tăng gấp đôi ngô trổng lấy hạt, vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp
và cho năng suất cao. Hiện nay xu thế chọn giống ngô rau có góc độ lá hẹp để
tăng mật độ trồng lên cao, do đó tăng năng suất thương phẩm.
1.3.5. Đất và dinh dưỡng
1.3.5.1. Đất
Ngô rau có thể trổng trên bất cứ một loại đất nào, tuy nhiên nó thường
được gieo trồng trên các loại đất được tận dụng và tăng vụ như đất mạ, đất bãi
ngập lụt ven sông, đất sau hai vụ lúa...do chu kỳ sinh trưởng của ngô rau
ngắn. Nhưng ngô rau cho thu hoạch cao nhất ở chân đất nhiều mùn, đất phù
sa ven sổng, phù sa cổ, đất thịt nhẹ, pH trung tính, dễ thoát nước.
1.3.5.2. Vai trò của N
Đạm xúc tiến phát triển rễ, thân, lá, chất khô, tạo khả năng quang hợp
tối đa và tích lũy nhiều vào hạt. Đạm làm cho cây ngô có nhiều bắp, bắp to,


14

nhiều hạt, tạo ra năng suất sinh học và hạt cao. Đạm còn làm tăng tỷ lệ protit
trong hạt, tăng giá trị dinh dưỡng của hạt bắp. Nitơ tham gia vào thành phần
các axit amin, protein, các enzim, các chất kích thích sinh trưởng…. Đây là

những chất quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng và điều tiết sự phát triển
của thực vật [1].
Khi thiếu Nitơ lá vàng, cây bị còi cọc, năng suất chất xanh thấp, năng
suất hạt bị giảm. Nếu thiếu Nitơ nhiều và kéo dài có thể không cho thu hoạch
hạt. Ngược lại nếu dư Nitơ, lượng carbohydrate có được do quang hợp sẽ
được sử dụng để tổng hợp nguyên sinh chất hơn là thành lập vách tế bào. Dư
Nitơ lúc cây ngô ở giai đoạn 3 và 4 của quá trình hình thành cờ cũng làm
kiềm hãm quá trình này (Kuperman, 1969) [37].
1.3.5.3. Vai trò của lân
Lân có vai trò quan trọng trong thành phần các hợp chất di truyền
(AND, ARN), các chất cao năng (ATP, ADP), là những hợp chất quan trọng
trong phân chia tế bào. Lân tham gia tích cực trong quá trình trao đổi chất,
kích thích cây ra rễ mạnh, tạo điều kiện cho thân lá phát triển mạnh.
Đối với cây ngô lân có vai tró xúc tiến hệ rễ phát triển mạnh, ảnh
hướng tốt đến quá trình tạo các cơ quan sinh trưởng, tăng khả năng chống
chịu đối với nhiệt độ thấp và hạn, đồng thời tạo khả năng chóng chịu sâu,
bệnh hại. Lân còn có ảnh hưởng tốt đến bông cờ, hoa, bắp, làm tăng chất
lượng hạt và sức sống của hạt, thúc đẩy nhanh quá trình chín. Cây ngô non
hút lân khó tan trong đất rất kém, do vậy ngô được dùng làm cây chỉ thị để
đánh giá lượng lân dễ tiêu trong đất [12].
1.3.5.4. Vai trò của kali
Kali có vai trò duy trì các chức năng sinh lý, thúc đẩy quá trình hút chất
dinh dưỡng khác, sinh trưởng phát triển, quang hợp, vận chuyển tích lũy chất
khô vào hạt của cây ngô. Ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nước, kìm hãm sự


15

thoát hơi nước, tăng khả năng chống chịu sương giá, nhiệt độ thấp và sâu
bệnh hại, làm bộ rễ phát triển mạnh và ăn sâu xuống đất.

1.3.5.5. Vai trò các nguyên tố vi lượng
Đối với cây ngô vai trò các nguyên tố vi lượng không gây tác dụng rõ
như các nguyên tố đa lượng N, P, K. Do lượng hút ít và trong đất còn nhiều
nên các nguyên tố này còn đủ cung cấp cho cây. Tuy nhiên trong trường hợp
thiếu hụt chúng gây tác dụng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm
giảm năng suất hạt [10].
- Canxi (Ca): tăng cường vững chắc của thành tế bào, hình thành lông
hút ở rễ và lưu thông tinh bột. can xi còn đóng vai trò trong trao đổi hydrate
cacbon và protit. Nó đối kháng với sắt, hạn chế độc của sắt khi dư thừa, ổn
định quá trình dinh dưỡng của cây.
- Magie (Mg): Là nhân tố quan trong trong diệp lục. Magie có vai trò
trong đồng hóa và vận chuyển phôt pho.
- Lưu huỳnh (S): Tham gia vào một số protit và phức hợp este. Là
nguyên tố kích hoạt sự hình thành diệp lục. Lưu huỳnh còn tham gia vào quá
trình ô xi hóa khử.
- Sắt (Fe): Có vai trò quan trọng trong trao đổi chất. Sắt tham gia hình
thành diệp lục và quá trình ô xi hóa khử.
Ngoài ra, cây ngô cũng rất cần đến mangan (Mn), kẽm ( Zn) và đồng
(Cu). Hầu hết các nguyên tố này tham gia vào hình thành các coenzyme hoặc
tham gia hoạt hóa các enzyme trong thực vật.
1.4. T ực trạn n

n cứu và sản xuất ngô rau trên t ế ớ và ở V ệt Nam

1.4.1. Nghiên cứu và sản xuất ngô rau trên thế giới
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay,
nhất là trong hơn 45 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về
năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Nghề trồng ngô trên thế



16

giới có những bước phát triển mạnh nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế
lai, kỹ thuật nông học tiên tiến và những thành tựu của các ngành khoa học
khác như công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản, cơ khí hoá,
công nghệ tin học... nhằm góp phần giải quyết nguồn lương thực cho con
người. Ngô là cây phân bố vào loại rộng rãi nhất trên thế giới, trải rộng hơn
90 vĩ tuyến. Năm 2005, diện tích ngô toàn thế giới ước đạt 148,03 triệu ha,
năng suất trung bình 48,2 tạ/ha, sản lượng ngô là 713,7 triệu tấn. Đến năm
2013 diện tích ngô đã đạt 184,19 triệu ha, năng suất trung bình 55,2 tạ/ha, sản
lượng đạt 1016,7 triệu tấn [11].
Bản 1.3. D ện tíc , năn suất và sản lƣợn n ô của một số quốc
t ế

ớ từ năm 2010 đến 2012

D ện tíc (tr ệu
Ha)
2011
2012

Năn suất
(tấn/ a)
2011
2012

172,04

177,37


5,16

Mỹ

64,1

67,6

Trun Quốc

33,5

Brazin

Quốc

a

a tr n

Sản lƣợn (tạ/ a)
2011

2012

4,91

888,00

872,06


6,830

6,18

428,45

418,22

34,9

5,74

5,95

192,90

28,23

13,2

14,1

4,21

5,00

55,66

71,07


Ấn Độ

8,71

8,40

2,49

2,50

21,76

21,06

Mêxico

6,06

6,92

2,90

3,12

17,63

22,06

Indonesia


3,86

3,95

4,56

4,89

17,62

17,37

Pháp

1,59

1,71

9,90

9,01

15,91

19,61

Thái Lan

1,12


1,08

4,21

4,45

48,16

48,13

T ế



Qua bảng 1.3 cho thấy: Diện tích, Sản lượng và năng suất giai đoạn
2010 đến 2012 nhìn chung đều tăng. Có thể nói, Mỹ và Trung Quốc là hai
cường quốc có diện tích trồng ngô lớn nhất và cao gấp nhiều lần so với các
quốc gia khác. Theo số liệu của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp
quốc (FAO) việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất cân đối


×