Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

báo cáo giai đoạn 1 công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Nam Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.17 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập giai đoạn 1

GVHD:Nguyễn Thị Nhung

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Nam Hà là 1công ty chuyên
buôn bán vật liệu xây dựng, trang trí nội, ngoai thất, vận tải hàng hóa bên cạnh
đó sẽ phát triển them tư vấn thiết kế xây dựng trong những năm tới. Hiện nay,
công ty có hệ thống phân phối cho 17 đại lý lớn, nhỏ phân phối trên khắp cả tỉnh
với đội ngũ nhân viên lành nghề, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm,… sẵn sàng phục
vụ và hỗ trợ khách hàng tân tình. Công ty luôn hướng tới sự hài lòng của khách
hàng làm mục tiêu phấn đấu.
Vì sử phat triển chung của đất nước, cùng với sử phát triển chung của
công ty nên trong toàn bộ công ty luôn dặt ra tiêu chí trong kinh doanh: cung cấp
sản phẩm chất lượng tốt, giá thành rẻ nhát và bảo hành chu đáo.Với chính sách:
quyền lợi của khách hàng la quyền lợi của công ty nên thành viên trong công ty
luôn thực hiện tốt tiêu chí đó, chính vì vậy mà doanh ngiệp luôn gặt hái được nhiều
thành công, gây dựng được niềm tin, uy tín với khách hàng và luôn cải tiến và cung
cấp các mặt hàng tốt, hiện đại nhằm đắp ứng nhu cầu của khách hàng
Hiện nay, không chỉ đơn thuần là kinh doanh các vật liệu, hàng hóa phuc
vụ xây dựng công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Nam Hà đã và đang mở
rộng thị trường và hoạt động thêm lính vực thiết kế kiến trúc công trình, quy
hoạch xây dựng.
Sơ lược về công ty:
-

Tên công ty : công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Nam Hà

-

Trụ sở chính :QL1A, xóm Ngọc Tân xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu tỉnh



Nghệ An
-

Tel

0383627999

-

Fax

0383607343



0912044243

Trong thời gian thực tập đợt 1, bản thân em đã học hỏi được những điều
bổ ích. Em xin chân thành cảm ơn tới GVHD Nguyễn Thị Nhung cùng toàn bộ
cán bộ, công nhân viên và giám đốc công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại
Nam Hà đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Trong quá trình làm báo cáo,
có gì sai sót kính mong cô góp ý, chỉnh sửa giúp em để bài báo cáo được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

1



Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
I.

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại &

Xây Dựng Nam Hà
- Tên công ty:Công Ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Nam Hà
- Tên giao dịch: Cty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Nam Hà
-

Địa chỉ trụ sở chính: Quốc lộ 1A - Ngọc Tân - Xã Diễn Ngọc - Huyện
Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An.

- Tel: 0383627999 Fax: 038.3607343
- Số GPKD: 290050283
- Mã số thuế: 2900502831
- Số tài khoản: 3605205017701
- Người đại diện theo pháp luật: Đặng Tuấn Nam
- Lĩnh vực kinh doanh:
- Phạm vi hoạt động: Trong nước
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng
- Công Ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Nam Hà được thành lập từ
năm 2002. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
2900502831 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Nghệ An cấp ngày
13/05/2002, thời gian hoạt động gần 10 năm kể từ ngày cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Từ đó cho đến nay đã hai lần công ty đăng ký
thay đổi; Đăng ký lần đầu ngày 24/10/2005 và người đại diện theo pháp
luật là ông Đặng Tuấn Nam; Đăng ký lại lần hai vào ngày 26/08/2011 và

người đại diện theo pháp luật là bà Đặng Tuấn Nam
- Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tên gọi để giao dịch, được mở tài
khoản tại các ngân hàng.
- Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Nam Hà là một công ty vừa và
nhỏ, chuyên kinh doanh hang hóa, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại
thất. Trụ sở công ty đặt tại xã Diễn Ngọc - huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

2


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
An. Nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch buôn
bán và ký hợp đồng với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Thời kỳ đầu khi
còn khó khăn, thử thách về vốn, nhân công, thị trường đầu ra, cơ sở vật
chất… Nên công ty hoạt động phân phối nguồn hàng trong phạm vi nhỏ
trên các địa bàn thuộc các tỉnh Miền Trung. Vì là công ty tư nhân cho nên
uy tín và chất lượng hàng hóa được công ty coi trọng, đặt lên hàng đầu để
tạo niềm tin với khách hàng. Cho đến nay công ty đã không ngừng phấn
đấu để phát triển và đứng vững trên thị trường.
- Mặc dù thời gian thành lập và hoạt động chưa dài, nhưng trong bối cảnh
nền kinh tế có nhiều thay đổi và biến động thì công ty vẫn không rơi vào
tình trạng khó khăn. Lãnh đạo công ty đã có những quyết định rất tinh tế
là chỉ kinh doanh những mặt hàng phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhờ vào sự chuyển hướng đúng đắn mà công ty đã có điều kiện mở rộng
phạm vi hoạt động, kinh doanh thêm nhiều mặt hàng mới và cũng đã đạt
được những kết quả rất cao. Điều này đem lại lợi nhuận cho công ty đồng
nghĩa là đem lại thu nhập cho người lao động.
-


Tính đến nay Công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Nam Hà đã có

hệ thống phân phối cho 17đại lý lớn nhỏ phân phối trên toàn tỉnh về vật liệu xây
dựng, trang trí nội ngoại thất,vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các
tỉnh lân cận và là 1 trong những cổ đông có số cổ phần lớn ở công ty xi măng
Hoàng Mai và công ty xi măng Tam Điệp
-

Tổng tài sản khi bắt đầu thành lập công ty là 5 tỷ và tính đến cuối năm

2012 là 47.718.959.251 đồng

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

3


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
II.
Đặc điểm tổ chức kinh doanh, sản xuất và nhiệm vụ của công ty
TNHH Thương Mại & Xây Dưng Nam Hà
1.

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Do công ty chuyên mua bán và kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí

nội ngoại thất, vân tải hàng hóa chính vì thế mà công ty kinh doanh có những
đặc thù riêng, phù hợp với quy mô và hoạt động của công ty.

Các đại lý, cửa hàng trên địa bàn huyện, trung tâm các huyện, các tỉnh lân cận
trực tiếp bán buôn bán lẻ. đồng thời đưa hàng đến tận nơi khách hàng yêu cầu.
2.

Biện pháp đặt ra để thực hiện mục tiêu kinh doanh
Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình công ty đã đặt ra một số

vấn đề và những biện pháp sau:


Tận dụng tối đa các khả năng trên còn phải vay ngân hàng. Tiền vay ngân

hàng tùy theo đợt hàng dự trữ cung ứng bảo đảm hiệu quả kinh doanh


Đối với việc xác định kết quả kinh doanh Công ty cần phải đưa ra các
phương pháp xác định kết quả cho từng mặt hàng để thấy được mức độ cạnh
tranh của các sản phẩm đó trên thị trường. Vậy nên yêu cầu đối với kế toán
tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh cần được chú trọng như: tăng cường
công tác, khắc phục một số nhược điểm trong công tác tiêu thụ để đạt được
hiệu quả làm việc cao nhất.



Củng cố công tác tiêu thụ. Công ty cần đôn đốc các cán bộ kế toán tiêu
thụ, kế toán thu chi, thủ kho nhanh chóng tiến hành các biện pháp lưu thông
hàng hoá, quản lý công nợ một cách chặt chẽ, chính xác, tránh tình trạng làm
sai sót gây mất mát trong quá trình hạch toán kế toán hoặc gây ứ đọng vốn do
có các khoản nợ quá lâu mà chưa đưa ra cách sử lý.




Đối với tình hình cạnh tranh như hiện nay thì thái độ làm việc, phục vụ
khách hàng của các nhân viên bán hàng cũng như của các kế toán tiêu thụ
cũng đóng vai không nhỏ. Trong công việc phải nhiệt tình, niềm nở với
khách hàng, ghi chép chứng từ, hoá đơn phải chính xác, mau lẹ, không để
khách hàng chờ lâu, thực

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

4


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
 Tận dụng tối đa các khả năng trên còn phải vay ngân hàng. Tiền vay ngân
hàng tùy theo đợt hàng dự trữ cung ứng bảo đảm hiệu quả kinh doanh


Việc tổ chức mạng lưới và sắp xếp lao động phải thực sự thay đổi bộ

máy ,sắp xếp những cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất, sức khỏe tốt và
nhiệt tình gắn bó với công ty vào những vị trí then chốt.


Phương thức kinh doanh phải linh hoạt theo cơ chế thị trường. Tùy theo

từng thời điểm, đối tượng, từng mặt hàng, từng lô hàng mà có hình thức kinh
doanh hợp lý nhằm mục đích kinh doanh luôn có hiệu quả.



Coi trọng và luôn tuân thủ kỷ cương, luật lệ trong công ty.



Luôn tìm cách học hỏi và tìm tòi những lĩnh vực kinh doanh mới, nhằm

phát triển đa dạng các loại mặt hàng trong công ty.


Luôn đặt chữ “tín” hàng đầu và kinh doanh có đạo đức.

3.

Chức năng của công ty

Là một doanh nghiệp đăng ký hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại
kinh doanh thiết bị vệ sinh, vật liệu xây dựng bên cạnh sẽ phát triển thêm tư vấn
thiết kế xây dựng trong những năm tới. Công ty đã thực hiện được các hợp đồng
kinh doanh thương mại và tư vấn theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký
với chức năng: Tổ chức bán buôn, bán lẻ ,tư vấn các mặt hàng thiết bị vệ sinh,
vật liệu xây dựng thuộc lĩnh vực hoạt động của công ty
4.

Nhiệm vụ của công ty



Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và thích ứng với nhu


cầu của thị trường


Thực hiện quá trình cải tiến, chế tạo sản phẩm, sản xuất kinh doanh phải

đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh phải
tuân thủ pháp luật về ngành nghề kinh doanh do Nhà nước đề ra.


Không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu thực
tế của khách hàng từ đó đưa ra được các biện pháp kinh doanh có hiệu quả
cao nhất.

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

5


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung

Sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển về vốn nâng cao hiệu
quả kinh doanh, mở rộng và phát triển ngành nghề kinh doanh.


Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước cũng như mọi chủ trương. Đồng
thời vẫn đảm bảo được thu nhập và quyền lợi cho người lao động.
5. Ngành nghề kinh doanh của công ty
1.Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp;
2.Thiết kế kiến trúc công trình;

3.Bán lẻ xi măng,gạch xây, ngói, đá, cát sỏi, và vật liệu xây dựng khác
trong các cửa hàng chuyên ngành;
4.Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, trong các cửa hàng chuyên doanh;
5.Trang trí nội, ngoai thất gia đình
6.Dịch vụ tư vấn và lập dự án đầu tư xây dựng;

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

6


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
III. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại
Nam Hà
1.

Tổng quan về nhân sự
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

Phòng kỹ thuật


Phòng tổ chức

7


Báo cáo thực tập giai đoạn 1

GVHD:Nguyễn Thị Nhung

Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại
Nam Hà
Giám đốc : Là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu
trách nhiệm trước Nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đời sống của cán
bộ công nhân viên. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc có trách nhiệm cùng với phó giám đốc
hướng dẫn các phòng ban chức năng thực hiện các công việc tác nghiệp, chức
năng cụ thể của mình.


Chức năng: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty theo

quy định tại điều lệ và các quy chế của công ty để thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của người đại diện và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh
hàng ngày của công ty theo đúng kế hoạch. Đồng thời là chủ sở hữu công ty
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty.


Trách nhiệm: chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước

Hội đồng thành viên và pháp luật hiện hành.

+ Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
+ Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của
Công ty.
+ Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
+ Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của
công ty.
+ Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng thành viên.
+ Trực tiếp ký các hợp đồng XNK.
+ Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa.
+ Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể trong
công ty theo kế hoạch phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt.
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

8


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
+ Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.

GVHD:Nguyễn Thị Nhung

+ Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.


Giám đốc : Đặng Tuấn Nam



Sđt : 0912.333.770




Phó giám đốc : Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành và xử lý một

số lĩnh vực hoạy động của công ty. Nhận chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và xử lý
các quyết định trong lĩnh vực được phân công. Nhận phản hồi các thông tin từ
các phòng ban nghiệp vụ để bàn phương hướng giải quyết. Chịu trách nhiệm
trước giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao.


Phó giám đốc kinh doanh : Nguyễn Thanh Hà



Sđt : 0915795299

Các phòng ban thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, theo đúng nghiệp vụ của từng
phòng ban.
a)

Phòng kinh doanh

- Nhiệm vụ : thống kê kế hoạch, báo cáo kết quả bán hàng trong kỳ, tập trung
lại để lên kế hoạch lấy hàng cho kỳ sau. Tìm hiểu thị trường mới để phát triển,
điều động vận chuyển hàng hóa đến các đại lý, cửa hàng đảm bảo đúng thời hạn
và số lượng cần thiết.
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tìm
kiếm, quản lý và khai thác thị trường. Tìm hiểu thị trường, tính pháp lý, mô hình
hoạt động của các ngành nghề theo chiến lược kinh doanh của Công ty; lập
phương án kinh doanh thích hợp, các giải pháp kỹ thuật ở những khâu thiết yếu;

trực tiếp điều hành máy móc trong quá trình kinh doanh để thực hiện kinh doanh
một cách hiệu quả.
+ Phát triển thị trường nội địa dựa theo chiến lược Công ty.
+ Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ các đơn hàng nhận
được.
+ Thực hiện tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

9


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
+ Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến
hành các hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho Công
ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho Công ty.
+ Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính giá thành
sản phẩm trình Giám đốc duyệt.
+ Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Giám Đốc ký.
+ Làm thủ tục, thực hiện việc xuất nhập cho toàn bộ các đơn hàng đã ký.
+ Cân đối nguyên phụ liệu, lập kế hoạch sản xuất từng đơn hàng, cấp phát
nguyên phụ liệu cho đơn vị sản xuất, cải tiến.
+Theo dõi, đốc thúc việc thu hồi công nợ đối với khách hàng.
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Giám Đốc
Công ty
b)

Phòng kế toán


-

Phòng kế toán – tài vụ : 1 kế toán trưởng và 5 kế toán tổng hợp

-

Chịu trách nhiệm nguồn vốn, cân đối thu – chi, tài sản lưu động, tài sản cố

định của công ty.
Tổng hợp sổ sách thu – chi, phát sinh trong kỳ để kịp thời điều chỉnh chỉ tiêu đối
với từng bộ phận.
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về công tác Tài chính, kế toán.
- Chức năng cụ thể:
+ Lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung, dài hạn; tìm
kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị;
thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán và thuế theo quy định của Nhà
nước; thực hiện quản lý tài chính của Công ty như quản lý các khoản công nợ,
chi phí sản xuất kinh doanh; phân phối lợi nhuận và lập kế hoạch phân phối lợi
nhuận cho năm kế hoạch, phân phối và sử dụng các quỹ của đơn vị.

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

10


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
+ Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo

đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
+ Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình
thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
+ Tham mưu cho Giám Đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua
từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
+ Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động,
hữu hiệu.
+ Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử
dụng vốn của Công ty.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi
tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, tiền
vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế
độ, quy định của Công ty.
+ Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận
liên quan khi cần thiết.
+ Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và
theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế
độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Giám Đốc Công ty.
c)

Phòng kỹ thuật

Nhiệm vụ : tham mưu cho giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực : quản lý
kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo dưỡng, kỹ thuật an toàn
bảo hộ lao động, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, nghiên cứu ứng dụng
phát triển công nghệ. Nghiên cứu và cải tiến thêm tính năng mới cho sản phẩm.
Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Giám đốc công ty về công tác kỹ

thuật, quy trình, công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật và chất lượng sản phẩm,
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

11


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
công tác an toàn lao động, công tác vật tư, quản lý thiết bị và hướng dẫn giám
sát việc thực hiện các quy trình quy phạm kỹ thuật đối với các sản phẩm.
+ Tham gia xây dựng Hệ thống quản lí chất lượng,Hệ thống quản lí môi trường
và trách nhiệm xã hội tại công ty.
+ Nhận và giải quyết những thông tin sản xuất có liên quan.
+ Thanh lý nguyên phụ liệu với bộ phận sản xuất, đơn vị gia công ngoài, bộ
phận cải tiến.
d)

Phòng tổ chức

-

Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và chịu trách

nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, quản trị nhân sự, tiền lương và công
tác hành chính. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhân sự và hành
chính trong Công ty, cụ thể:
+ Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu,
chiến lược của công ty.
+ Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và
tái đào tạo.

+ Tổ chưc việc quản lý nhân sự toàn công ty.
+ Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích
người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
+ Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của Giám
Đốc.
+ Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong Công ty, xây
dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện.
+ Phục vụ các công tác hành chánh để BGĐ thuận tiện trong chỉ đạo – điều
hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
+ Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công
ty.
+ Tham mưu đề xuất cho Giám Đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ chức
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

12


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
+ Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của công ty và
các bộ phận liên quan.
+ Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức thực hiện.
+ Tổ chức tuyển dụng theo chương trình đã được phê duyệt.
+ Tổ chức ký hợp đồng lao động thử việc cho người lao động.
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch của CNV toàn Công ty.
+ Thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng công
nhân viên Công ty nghỉ việc.
+ Đánh giá, phân tích tình hình chất lượng, số lương đội ngũ công nhân viên, lập
các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu cụ thể của Giám đốc.

+ Làm cầu nối giữa Lãnh đạo Công ty và tập thể người lao động.
+ Lập chương trình đào tạo định kỳ tháng, năm.
+ Tổ chức thực hiện việc đào tạo trong công ty.
+ Đánh giá kết quả đào tạo.
+ Trực tiếp tổ chức, tham gia việc huấn luyện cho người lao động mới vào công
ty về lịch sử hình thành, chính sách, nội quy lao động...
+ Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho công nhân viên Công ty.
+ Điều động nhận sự theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
+ Lập quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm cán bộ quản lý điều hành.
+ Quản lý nghỉ việc riêng, nghỉ phép, nghỉ việc của công nhân viên.
+ Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
+ Lập ngân sách nhân sự
+ Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và
chiến lược của công ty.
+ Giải quyết khiếu nại, kỷ luật của công nhân viên Công ty.
+ Bảo vệ lợi ích hợp pháp của Công ty và của người lao động.
+ Xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Thực hiện việc kiểm tra xếp bậc lương, điều chỉnh mức lương theo đúng quy
định của công ty.
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

13


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
+ Tham gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện phương pháp, hình thức trả lương,
thưởng, phụ cấp làm việc tại Công ty.
+ Theo dõi thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định của Công ty.
+ Lập danh sách lao động định kỳ theo quy định của cơ quan nhà nước.

+ Theo dõi việc nghỉ phép, nghỉ việc riêng để thực hiện chế độ phép năm cho
người lao động.
+ Tổ chức, trình kế hoạch và thực hiện đối với các chế độ lễ tết.
+ Đánh giá thực hiện công việc.
+ Lập phương án, tổ chức thực hiện các Quyết định, Quy định của Giám đốc.
+ Giám sát việc thực hiện theo các phương án đã được duyệt, báo cáo đầy đủ,
kịp thời và trung thực tình hình diễn biến và kết quả công việc khi thực hiện
nhiệm vụ Giám Đốc giao.
+ Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty.
+ Xây dựng hệ thống các quy chế, quy trình, quy định cho Công ty và giám sát
việc chấp hành các nội quy đó.
+ Xây dựng, tổ chức và quản lý hệ thống thông tin.
+ Nghiên cứu và nắm vững quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của
Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Công ty luôn phù hợp pháp luật.
+ Phục vụ hành chánh, phục vụ một số mặt hậu cần cho sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng, gìn giữ và phát triển mối quan hệ tốt với cộng đồng xã hội xung
quanh.
+ Tổ chức cuộc họp theo yêu cầu của Công ty.
+ Tổ chức lể tân, tiếp khách hàng, đối tác trong, ngoài nước. Xây dựng phong
cách làm việc chuyên nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa riêng của Công ty
tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
+ Tổ chức thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ và phổ biến các thông tin kinh tế, xã
hội, thương mại, pháp luật, công nghệ và kịp thời báo cáo Giám Đốc để có quyết
định kịp thời.

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

14



Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
+ Phục vụ tốt nhất các điều kiện pháp lý hành chánh, hậu cần, an sinh để sản
xuất thông suốt.
+ Lưu giữ, bảo mật tài liệu, bảo vệ tài sản Công ty.
Thực hiện các công tác pháp lý, bảo vệ lợi ích pháp lý cho Công ty, giữ các hồ
sơ pháp lý của Công ty.
+ Phối hợp với các đơn vị khác bảo vệ bản quyền nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng
công nghiệp, xuất xứ, phát minh, sáng chế… của Công ty.
+ Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đi và đến.
+ Phân loại và phân phối công văn cho các bộ phận, tra cứu, cung cấp tài liệu hồ
sơ theo yêu cầu.
+ Chuyển giao công văn tài liệu, báo chí, báo cáo đến các bộ phận liên quan.
+ Đánh máy, photocopy các văn bản, công văn giấy tờ thuộc phần việc được
giao.
+ Sắp xếp hồ sơ, tài liệu để lưu trữ vào sổ sách, theo dõi luân chuyển hồ sơ.
+ Giữ bí mật nội dung các công văn giấy tờ, tài liệu…
+ Quản lý tổng đài, máy fax theo quy định của Công ty.
- Giao nhận hàng hoá, công văn tài liệu đến các bộ phận liên quan.
+ Quản lý hồ sơ các loại tài sản của công ty.
+ Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tài sản công ty
của các bộ phận.
+ Phối hợp nhà cung cấp tổ chức việc lắp đặt tài sản.
+ Phối hợp đơn vị bảo trì thực hiện việc bảo trì thường xuyên và bảo trì đột xuất.
+ Xử lý kịp thời những công việc liên quan đến công tác bảo vệ.
+ Thực hiện công tác an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và
phòng chống cháy nổ trong công ty.
+ Kiểm tra giấy tờ, hướng dẫn người, phương tiện ra vào cổng, trông giữ xe cho
khách đến liên hệ công tác, công nhân viên Công ty.


SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

15


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
+ Tham mưu cho Giám Đốc về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của
công ty.
+ Tham mưu cho Giám Đốc về công tác đào tạo tuyển dụng trong công ty.
các chế độ phúc lợi cho người lao động.
+ Tham mưu cho BGĐ về công tác hành chính của công ty.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán
vốn bằng
tiền

Kế toán
bán hàng
vật tư,
thuế, công
nợ

Kế toán
tiền
lương,

TSCĐ

Thủ quỹ

Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán và các bộ phận chức năng:
- Kế toán trưởng: Là người quản lý, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Phòng Kế
toán thống kê, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính tại Công ty.
Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính, kịp thời báo
cáo các thông tin kinh tế cần thiết với Giám đốc để chỉ đạo điều hành sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Giám đốc về mọi hoạt
động trong công tác tài chính của Công ty. Phân tích hiệu quả kinh tế, xây dựng
kế hoạch tài chính tháng, quý, năm… trình Giám đốc phê duyệt thực hiện. Định
kỳ tổng hợp báo cáo Giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên theo đúng quy định
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

16


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
của chế độ tài chính thống kê hiện hành. Cân đối và quản lý vốn, đảm bảo việc
sử dụng vốn có hiệu quả. Chỉ đạo trực tuyến bộ máy kế toán của đơn vị hoàn
thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và các hoạt động khác trong Công ty.
- Kế toán vốn bằng tiền
Ghi chép phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động
sử dụng tiền như thu, chi tiền, rút, gửi tiền ... Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh có liên quan đến tiền mặt và TGNH. Kiểm tra chứng từ do kế toán các
Đội công trình, Xưởng bê tông chuyển lên, tổng hợp chi phí trực tiếp, phân bổ
chi phí gián tiếp và tính giá thành cho từng công trình, sản phẩm.Theo dõi tình
hình thanh toán các khoản phải nộp của Công ty với NSNN: Tình hình khấu trừ

và hoàn thuế GTGT; tính và nộp các khoản lệ phí trước bạ để làm Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng đã nộp đủ tiền; tiền chuyển quyền sử
dụng đất các khu dân cư do Công ty thực hiện quy hoạch.
- Kế toán bán hàng, vật tư, kê khai thuế, công nợ: Theo dõi tình hình nhập, xuất
vật tư thi công các công trình,theo dõi tình hình bán hàng, theo dõi thu hồi công
nợ và thanh toán các khoản công nợ của công ty.
Theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải nộp của Công ty với NSNN, Tình
hình khấu trừ và hoàn thuế GTGT.
- Kế toán tiền lương, TSCĐ: Hàng tháng tính toán tiền lương phải trả, theo dõi
tiền lương, phân bổ tiền lương cho cán bộ công nhân viên, trích lập quỹ BHXH,
BHYT, KPCĐ.
Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, thực hiện tính và trích khấu hao TSCĐ của
đơn vị theo phương pháp đã đăng ký với cơ quan Thuế.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt và các chứng từ hợp lệ, đối chiếu tiền mặt thực tế
với sổ kế toán tiền mặt.
2.1.

Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán.

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại công ty bao gồm : Việc ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ đầy đủ chính xác, kiểm tra hoàn
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

17


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
thiện chứng từ luân chuyển chứng từ thưo từng lạo cho các bộ phận liên quan
theo một trật tự nhất định để theo dõi.

Kế toán trưởng công ty quy định trình tự xử lí, luân chuyển chứng từ kế toán và
người lập chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán tiền gửi và tiền mặt là các phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ,
giấy báo có, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.- Chứng từ kế toán tài sản cố định là
các biên bản giao nhận, biên bản thanh lí, biên bản đánh giá tài sản cố định.
- Chứng từ kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất
kho.
- Chứng từ kế toán tiền lương là các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Chứng từ kế toán tiêu thụ là các hoá đơn bán hàng, hoá đơn cuớc vận chuyển,
hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.

2.2. Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hệ
thống tài khoản kế toán của công ty đã được xây dựng phù hợp với yêu cầu của
nền kinh tế thị trường.
3.

Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán.

Hình tức kế toán mà công ty dang áp dụng là hình thức “Nhật ký chung”

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

18


Báo cáo thực tập giai đoạn 1


GVHD:Nguyễn Thị Nhung

Sơ đồ quá trình luân chuyển theo hình thức nhật ký chung

Chứng từ, bảng
liệt kê chứng từ

Sổ quỹ

Nhật ký
đặc biệt

Nhật ký chung

Sổ cái

Các sổ, thẻ kế
toán chi tiết

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối
tài khoản

Báo cáo
tài chính

Ghi chú:


:

:ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng hoặc định kì
:

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

quan hệ đối chiếu, kiểm tra

19


Báo cáo thực tập giai đoạn 1

4

GVHD:Nguyễn Thị Nhung

Tổ chức vận dụng chế độ tài chính kế toán tại công ty

4.1. Vận dụng chế độ tài chính:
Thực hiện theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính ban hành ngày
14/9/2006. QĐ này thay thế quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996
của bộ trưởng Bộ tài chính ban hành “ Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ”
và quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng bộ tài
chính về việc “ Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban
hành theo quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam (VNĐ)

- Kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
- Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ
4.2. Hệ thống báo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán (mẫu số b01-DNN)
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (mẫu số b02-DNN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số b03 – DNN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số b09-DNN)
- Bảng cân đối tài khoản (mẫu số S04 - DNN)
Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo
tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo quy định của chế độ

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

20


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
IV. Tổng quan về tình hình tài chính của công ty TNHH Xây Dựng &
Thương Mại Nam Hà
1.

Cơ cấu vốn và nguồn của công ty
Năm

Chỉ tiêu

2010


Số tiền

1. Tổng 179.670.113.6
số vốn
88

2011

%

Số tiền

2012

%

100 155.794.291.7
74

Số tiền

100 185.181.638.31
3

Vốn số 13.141.289.77 7,31 11.789.724.08 7,57
định
1
3

%

100

8.584.208.313 4,64

Vốn 166.528.823.9 62,6 144.004.567.6 92,4 176.597.429.69 95,3
lưu động
17
9
91
3
9
6
2.Cơ cấu 179.670.113.6
nguồn
88
vốn

100 155.794.291.7
74

100 185.181.638.31
3

100

Nợ 115.497.633.4 64,2 90.486.806.86 58,0 113.824.772.18 61,5
phải trả
10
8
8

3
NV 46.172.480.27 35,7 65.307.484.90 42,0 71.356.866.130 38,5
chủ sở
8
2
6
hữu
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Bảng 2: Cơ cấu vốn trong giai đoạn tử năm 2010 – 2012


Nhận xét:

-

Về mặt giá trị cho thấy Công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại Nam

Hà ngày càng lớn mạnh, số vốn ngày một lớn đảm bảo cho việc mở rộng quy
mô phát triển của công ty
-

Về mặt cơ cấu vốn : số tài sản lưu động luôn gấp > 2 lần tài sản cố định,

chứng tỏ vòng quay vốn của công ty lớn và có hiệu quả cao.

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

21



Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
Về mặt giá trị : vốn năm 2010 là 179.670.113.688 nhưng đến năm 2011
thi vốn giảm xuống còn155.794.291.774 cho thấy vốn tăng không đều và không
ổn định nhưng đến năm 2012 thì vốn tăng nhanh là 185.181.638.313 cho thấy
công ty đã có nhưng chính sách thích hợp cho sự phát triển, tăng lợi nhuận
-

Về mặt cơ cấu nguồn vốn : hệ số nợ (cơ cấu vốn đi vay) ở mức cao (>

70%) và tăng dần qua các năm trong điều kiện nền kinh tế ở giai đoạn này nhu
cầu về hàng hóa máy móc nông nghiệp và cây con giống cũng như lĩnh vực kinh
doanh ô tô tăng cao
2.

=>

đòn bẩy tài chính đã phát huy tác dụng.

Kết quả kinh doanh của công ty
Năm

2011

2012

Chỉ tiêu

So sánh năm 2011 và
2012

Số tiền

Tỷ lệ %

1. Doanh thu thuần

461,081

489,972

28,891

6,26

2. Giá vốn (tỷ đồng)

419,742

441,752

22,010

5,24

3. Lãi gộp (tỷ đồngtû
®ång)

41,339

48,220


6,881

16,60

4.Tỷ lệ lãi gộp ( tỷ đồng)

8,900

9,8000

0,900

10,00

5 Nộp ngân sách (tỷ
đồng)

62,251

74,125

11,874

19,00

4,000

4,600


0,600

15,00

769.870

846.750

76.880

9,90

6. Lợi nhuận (tỷ đồng)
7.Thu nhập bình quân
(đông/ người)

(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Bảng 3. Kết quả kinh doanh năm 2011-2912

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

22


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
Nhận xét

GVHD:Nguyễn Thị Nhung

Trong hai năm 2011 và 2012 công ty đã có bước phát triển tốt trong kinh doanh

với mức doanh thu thuần tăng 6,26% ứng với số tương ứng là 28,891 tỷ đồng.
Chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012 tăng rõ rệt, lợi nhuận tăng là do giá vốn bán hang
của công ty đã giảm nhờ vào việc giảm chi phí mua, chi phí quản lý, chi phí bán
hang của công ty được quản lý chặt chẽ làm cho lợi nhuận tăng 15% so với năm
2011. Chỉ tiêu nộp ngân sách càng được hoàn thành với mức sau cao hơn năm
trước
V. Thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH Xây Dựng & Thương Mại
Bộ máy kế toán của công ty tổ chức thành các phần hành sau:
1.

Kế toán vốn bằng tiền

+ Nguyên tắc hạch toán:
-

sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng

-

Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và

được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “ Ngoại tệ các
loại “
-

Vào cuối mỗi kì, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỉ

giá thực tế.
+ Nội dung vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thuộc tài sản lưu động được hình thành chủ

yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ kinh tế.
+ Tài khoản sử dụng:
-

Tài khoản 111 “tiền mặt” Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền

mặt tại quỹ tiền Việt Nam.
-

TK 112 “tiền gửi ngân hàng” Phản ánh số hiện có và tình hình biến

động về các khoản TGNH của công ty tại ngân hàng.
-

TK 113 “ tiền đang chuyển” Phản ánh các loại tiền mặt, tiền séc đã

xuất khỏi quỹ của doanh nghiệp, đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà
nước, đã gửi vào bưu điện để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được
giấy báo của ngân hàng.
SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

23


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
+ Chứng từ sử dụng:

GVHD:Nguyễn Thị Nhung

-


Phiếu thu: Mẫu 01 - TT

-

Phiếu chi: Mẫu 02 - TT

-

Giấy đề ngị tạm ứng

-

Giấy thanh toán tạm ứng

-

Biên lai thu tiền:Mẫu 06 - TT

-

Giấy báo nợ báo có

-

Lệnh chi

-

Bảng kiểm kê quỹ


+ Sổ kế toán sử dụng:
-

Sổ quỹ tiền mặt

-

Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

-

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

-

Sổ cái TK 111, TK 112

+ Quy trình thực hiện
Sơ đồ : Trình tự kế toán vốn bằng tiền
Chứng từ gốc
(phiếu thu, phiếu chi)
Sổ quỹ

Sổ chi tiết
TK111,TK112

Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ


Chứng từ
Ghi sổ

Sổ cái
TK111,TK 112
Ghi chú:

:

:ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng hoặc định kì
:

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

quan hệ đối chiếu, kiểm tra
24


Báo cáo thực tập giai đoạn 1
GVHD:Nguyễn Thị Nhung
2.
Kể toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Tài khoản sử dụng:
-

TK 152: “nguyên vật liệu”

-


TK 153: “công cụ dụng cụ”

+ Chứng từ sử dụng:
-

Phiếu nhập kho

-

Phiếu xuất kho

-

Hóa đơn GTGT

-

Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

+ Sổ kế toán sử dụng:
-

Sổ chi tiết NVL - CCDC

-

Sổ cái TK152, TK153

+ Quy trình thực hiện:

Sơ đồ : Trình tự kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Chứng từ gốc

Thẻ kho
Sổ đăng ký

Chứng từ ghi sổ

Chứng từ
ghi sổ

Sổ chi tiết
NVL, CCDC
Bảng tổng hợp
N-X-T

Sổ cái
TK152,TK153
Ghi chú:

:

:ghi hàng ngày
: ghi cuối tháng hoặc định kì
:

SV thực hiện :Nguyễn Văn Dương

quan hệ đối chiếu, kiểm tra
25



×