Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

so sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ lớn 90 cv ở trà vinh và bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.11 KB, 14 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN PHƢỚC AN

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NGHỀ LƢỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (>90 CV)
Ở TRÀ VINH VÀ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN PHƢỚC AN

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NGHỀ LƢỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (>90 CV)
Ở TRÀ VINH VÀ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

Cán bộ hƣớng dẫn:
Th.S. ĐẶNG THỊ PHƢỢNG

2014




SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NGHỀ LƢỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (>90 CV) Ở
TRÀ VINH VÀ BẠC LIÊU
Nguyễn Phước An và Đặng Thị Phượng
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
The study was conducted from August with number of observe are 80 fishers in Bac
Lieu and Tra Vinh. The results show that the extraction yield of Tra Vinh is lower Bac
Lieu (0,36 ton/CV and 0,43 ton/CV respective). Fishers go to sea about 7 to 8
trips/season and about 25 days/trips. Fishers of Bac Lieu stay at sea are longer
fishers of Tra Vinh, average about 40 days. Total cost for a trip in Tra Vinh is 77,76
million VND and Bac Lieu is 281 million VND. Profits of catching in Bac Lieu was
96,56 million VND /trip is higher Tra Vinh (18,24 million VND /trip). The profit rates
of single offshore trawls in Bac Lieu is higher Tra Vinh include season South and
North. The advantage of fishers are equipped modern, had experience and supported
by cooperate groups in extraction. Besides that, disadvantages of fishers are
investment capital, volatility of market,decrease of marine resources.
Keywords: Trawls, financial performance, costs, revenues, profits, productivity.
Tilte: Comparing finacial efficiency of offshore single trawl nets (>90 CV) in Tra Vinh
and Bac Lieu province.
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 với số quan sát là 60 hộ ở Bạc Liêu và
Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất khai thác ở Trà Vinh thấp hơn
ở Bạc Liêu (tương ứng 0,36 tấn/CV và 0,43 tấn/CV). Ngư dân đi biển khoảng 7
đến 8 chuyến biến/vụ vời thời gian khoảng 25 ngày/chuyến. Thời gian ngư dân ở
Bạc Liêu lưu lại trên biển dài hơn ở Trà Vinh, bình quân 40 ngày. Tổng chi phí
cho 1 chuyến biến ở Trà Vinh là 77,76 triệu đồng và Bạc Liêu là 281 triệu đồng.

Lợi nhuận ở Bạc Liêu là 96,56 triệu đồng/chuyến cao hơn so lợi nhuận ở Trà
Vinh (18,24 triệu đồng/chuyến). Tỷ suất lợi nhuận của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở
Bạc Liêu cao hơn ở Trà Vinh kể cả vụ Bắc và vụ Nam. Thuận lợi chủ yếu của
ngư dân là có kinh nghiệm, trang bị hiện đại, và được các tổ đội hợp tác hỗ trợ
trong khai thác. Bên cạnh đó khó khăn lớn nhất của ngư dân là vốn đầu tư, thị
trường biến động và nguồn lợi hải sản giảm.
Từ khóa khoa học: Lưới kéo, hiệu quả tài chính, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, năng suất


1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Bạc Liêu và Trà Vinh là hai tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có lợi thế
giáp biển và gần các Ngư trường khai thác chính như là Ngư trường Nam Côn Sơn và
Ngư trường Hòn Khoai. Khai thác hải sản (KTHS) ở ĐBSCL nói chung ở Trà Vinh và
Bạc Liêu nói riêng đã hình thành và phát triển lâu năm với những ngư cụ đánh bắt
truyền thống là: lưới kéo, lưới rê, lưới vây. KTHS được xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho ngư
dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2011 trong khu vưc ĐBSCL có 26.162 tàu
chiếm 20,37% số tàu các cả nước, sản lượng khai thác trên 994,23 tấn (Tổng cục Thống
kê, 2012).
Năm 2013 tỉnh Trà Vinh có 1.290 tàu cá với tổng công suất 66.385 CV, số lượng tàu cá
hoạt động phân theo các loại nghề khai thác như sau: Nghề lưới kéo có 557 tàu, trong
đó có 70 tàu lưới kéo đơn xa bờ, nghề lưới rê có 300 tàu, nghề rập thủy sản có 230 tàu,
nghề đáy biển 160 tàu, nghề câu 43 tàu. Sản lượng KTHS trên 66,38 tấn/năm, trong đó
vụ Bắc đạt 31,12 tấn/vụ chiếm 46,90%, vụ Nam đạt 35,26 tấn/vụ chiếm 53,10% (Chi
cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Trà Vinh, 2013). Trong khi đó tỉnh Bạc
Liêu có 1.309 tàu cá tham gia đánh bắt hải sản, với tổng công suất 169.745 CV, có 493
tàu đánh bắt xa bờ chiếm tỷ lệ 37,70%, số còn chủ yếu là các tàu khai thác vùng ven bờ
chiếm 62,30%. Số tàu lưới kéo đơn xa bờ tập trung nhiều ở huyện Đông Hải có hơn 390
tàu. Sản lượng khai thác biển và nội địa đạt 99,00 tấn/năm (Sở Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Bạc Liêu, 2013).
Trong những năm gần đây nghề lưới kéo đơn xa bờ ở hai tỉnh gặp không ít khó khăn do
thiếu điều kiện về kinh tế để đầu tư cho một chuyến biển dài ngày, tàu thuyền cũ kỹ,
phương tiện đánh bắt còn lạc hậu dẫn đến năng suất khai thác không cao, lợi nhuận
mang về thấp nên đa phần ngư dân bỏ nghề hoặc chuyển sang khai thác ven bờ một
cách tự phát gây suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy hải sản ven bờ. Trước tình hình
đó Nhà nước nên chú trọng việc phát triển khai thác xa bờ, đặc biệt là nghề lưới kéo
đơn xa bờ để giảm nguy cơ làm suy thoái nguồn lợi thủy hải sản, nâng cao đời sống cho
ngư dân. Vì vậy, đề tài “So sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (>90
CV) ở Trà Vinh và Bạc Liêu” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm so sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Trà
Vinh và Bạc Liêu từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính
của nghề lưới kéo xa bờ (>90 CV) ở hai tỉnh nghiên cứu.
1.3 Nội dung nghiên cứu
 Thực trạng khai thác của nghề lưới kéo đơn xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Trà Vinh và Bạc
Liêu.
 So sánh hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (>90 CV) ở hai tỉnh.
 Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ (>90 CV).


2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014 tại huyện Đông Hải tỉnh
Bạc Liêu và huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành tỉnh Trà Vinh.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Bạc Liêu và Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Trà Vinh,
tạp chí chuyên ngành, các luận văn cao học, và các webside có liên quan.
Số liệu sơ cấp thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ ngư dân KTHS
bằng lưới kéo xa bờ (>90 CV). Tổng số quan sát là 60 hộ (Trà Vinh 30 hộ và Bạc
Liêu 30 hộ) thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn như:

-

-

Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo (kết cấu tàu, ngư cụ, lao động, ngư
trường, mùa vụ, thời gian khai thác của chuyến biển trong từng vụ và trong
năm).
Sản lượng KTHS theo chuyến trong từng vụ và trong năm.
Những loài khai thác (loài kinh tế và cá tạp)
Hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả tài chính (chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận).
Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ.

2.1 Phƣơng pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ
nhất để mô tả các chỉ tiêu về thông tin chung của những hộ, các chỉ tiêu kỹ thuật và tài
chính. Bên cạnh đó kiểm định trung bình được sử dụng so sánh các chỉ tiêu tài chính
cơ bản về KTHS ở hai tỉnh nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng khai thác của nghề lƣới kéo đơn xa bờ (>90 CV) ở Trà Vinh và Bạc
Liêu
3.1.1 Thông tin chung về hộ, tàu và lao động khai thác
Kết quả khảo sát cho thấy tàu lưới kéo đơn xa bờ ở Trà Vinh có trọng tải trung bình
18,50 tấn, với công suất trung bình 238 CV. Trong khi đó tàu lưới kéo đơn xa bờ ở Bạc
Liêu có trọng tải gần bằng ở Trà Vinh (18,60 tấn), nhưng công suất lại cao hơn (265
CV). Về kích thước mắt lưới (2a) ở đụt ở Trà Vinh là 21,10 mm nhỏ hơn mắt lưới ở đục
của Bạc Liêu 25,20 mm. Các thông số kỹ thuật về tàu và lưới được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Thông tin kỹ thuật
Danh mục
Trọng tải (Tấn)

Công suất (CV)
Chiều dài lưới (m)
Chiều rộng lưới (m)
Kích thước mắt lưới ở đụt 2a (mm)

Trà Vinh
18,50±8,20
23867,80
25,506,70
16,709,20
21,104,20

Bạc Liêu
18,6010,60
26590,90
40,5013,20
31,3046,60
25,204,00

Nghề lưới kéo đơn xa bờ đòi hỏi thuyền trưởng phải có kinh nghiệm và kỹ thuật đánh bắt
tốt. Khảo sát cho thấy số năm trên biển của thuyền trưởng ở Trà Vinh là 14,40 năm thấp
hơn ở Bạc Liêu (l9,20 năm). Do sự khác biệt về trọng tải, công suất giữa các tàu nên
hiện nay tàu lưới kéo đơn xa bờ đều được trang bị các thiết bị hiện đại, trong khi đó sản
lượng đánh bắt ngày càng thấp nên lợi nhuận không cao, các khoảng chi phí tăng nên chủ


tàu thuê lao động ít hơn, số lao động trung bình trên tàu ở Trà Vinh 4,90 người, trong đó
lao động trong gia đình 1,70 người, còn ở Bạc Liêu 5,00 người, số lao động trong gia đình
1,20 người. Nhìn chung số lượng lao động tham gia khai thác trong một chuyến biển giữa
hai tỉnh không có sự chênh lệch nhiều.

Bảng 2: Thông tin về lao động trên tàu
Danh mục
Tuổi đời thuyền trưởng (tuổi)
Số năm trên biển (năm)
Số lao động trên tàu (người)
Lao động trong gia đình (người)

Trà Vinh
37,908,80
14,408,40
4,901,0
1,701,0

Bạc Liêu
45,209,60
19,207,50
5,001,20
1,200,60

3.1.2 Thông tin về chuyến biển và mùa vụ khai thác
Nghề khai thác lưới kéo đơn xa bờ hoạt động quanh năm, chia làm hai vụ đánh bắt là
vụ Bắc (từ tháng 9 âm lịch (ÂL) đến tháng 2 ÂL năm sau) và vụ Nam (3 -8ÂL). Tuy
nhiên số chuyến biển/năm ở cả hai tỉnh thường không ổn định do phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết.
Bảng 3: Thông tin về chuyến biển
Danh mục
Vụ Bắc
Số chuyến biển/vụ (chuyến/vụ)
Số ngày/chuyến (ngày/chuyến)
Số mẻ lưới/ngày (mẻ/ngày)

Vụ Nam
Số chuyến biển/vụ (chuyến/vụ)
Số ngày/chuyến (ngày/chuyến)
Số mẻ lưới/ngày (mẻ/ngày)
Số chuyến biển/năm (chuyến/năm)

Trà Vinh

Bạc Liêu

12,602,60
8,902,50
2,700,50

3,101,00
40,8012,40
2,800,60

12,802,80
11,002,20
3,100,40
25,404,12

4,301,20
40,6013,60
2,900,50
7,432,03

Vụ Bắc, số chuyến biển ở Trà Vinh bình quân 12,6 chuyến cao hơn so với số chuyến
biển ở Bạc Liêu (3,10 chuyến). Tuy nhiên, số ngày khai thác một chuyến biển của ngư

dân ở Trà Vinh trung bình là 8,90 ngày, ít hơn so với số ngày khai thác của ngư dân
tỉnh Bạc Liêu ( 40,8 ngày). Số mẻ lưới trên ngày ở 2 tỉnh gần như nhau 2,70 mẻ và 2,80
mẻ. Vụ Nam số chuyến biển/vụ, số ngày khai thác/chuyến và số mẻ lưới/ngày của hai
tỉnh không có sự chênh lệch nhiều so với vụ Bắc. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tuy (2012) về số ngày/chuyến ở tỉnh Tiền Giang lần
lượt ở vụ Bắc và vụ Nam là 71,75 ngày/chuyến và 56,58 ngày/chuyến.
Qua Bảng 3 cho thấy số chuyến biển trên năm của ngư dân Trà Vinh cao hơn số chuyến
biển trên năm của ngư dân Bạc Liêu (Trà Vinh 25,40 chuyến/năm, ở Bạc Liêu 7,43
chuyến/năm).


3.2 Sản lƣợng và hình thức tiêu thụ sản phẩm
Sản lượng khai thác trung bình một chuyến biển ở hai tỉnh khác nhau tùy thuộc vào mùa
vụ, công suất và kinh nghiệm thuyền trưởng. Bảng 4 cho thấy ở cả hai tỉnh sản lượng
đánh bắt ở vụ Bắc thấp hơn so với vụ Nam. Do trong vụ Nam thời tiết thuận lợi, ít mưa
bão, nguồn lợi thủy sản dồi dào, nên sản lượng đánh bắt cao.
Vụ Bắc ngư dân hai tỉnh chủ yếu khai thác tôm. Sản lượng khai thác trung bình một
chuyến biển của ngư dân ở Trà Vinh là 2.636 kg/chuyến, năng suất bình quân 12,22
kg/CV/chuyến thấp hơn nhiều so với sản lượng khai thác và năng suất trung bình
của ngư dân ở Bạc Liêu (10.283 kg/chuyến và 43,22 kg/CV/chuyến). Vụ Nam ngư
dân hai tỉnh chủ yếu đánh bắt cá. Sản lượng trung bình của ngư dân ở Trà Vinh
3.375 kg/chuyến, năng suất là 15,61 kg/CV/chuyến. Ở Bạc Liêu sản lượng trung
bình là 15.516 kg/chuyến, năng suất là 65,96 kg/CV/chuyến . Nhìn chung sản lượng
và năng suất khai thác ở Bạc Liêu cao hơn Trà Vinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Sản lượng bình quân của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở hai tỉnh nghiên cứu
so với sản lượng bình quân của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở Sóc Trăng là 6.552
kg/chuyến (Nguyễn Thanh Long, 2008). Cho thấy sản lượng bình quân ở Bạc Liêu là
cao nhất tiếp đến là Sóc Trăng và thấp nhất là Trà Vinh.
Bảng 4: Thông tin về sản lượng
Danh mục

Vụ Bắc
Sản lượng chuyến (kg/chuyến)
Năng suất chuyến (kg/CV/chuyến)
Vụ Nam
Sản lượng chuyến (kg/chuyến)
Năng suất chuyến (kg/CV/chuyến)
Sản lƣợng năm (tấn/năm)
Năng suất năm (tấn/CV/năm)

Trà Vinh
2.636a417
12,22a5,23

Bạc Liêu
10.283b1.291
43,22b14,82

3.375a594
15.516b2.415
15,61a6,43
65,96b26,21
76,39a14,47
97,88b25,08
0,36a0,17
0,43b0,21
Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).

Sản lượng khai thác năm của ngư dân Bạc Liêu cao nhất là 97,88 tấn/năm, Trà Vinh là
76,39 tấn/năm, mức sản lượng này có sự chênh lệch lớn là do ngư dân tỉnh Bạc Liêu khai

thác có số ngày dài hơn so với ngư dân tỉnh Trà Vinh trong mỗi chuyến biển, ngư trường
khai thác rộng lớn từ Côn Đảo đến vịnh Thái Lan, còn ngư dân tỉnh Trà Vinh thường khai
thác ngư trường biển Trà Vinh và vàm Gành Hào nên sản lượng không cao. Về năng suất
khai thác ở Trà Vinh là 0,36 tấn/CV/năm thấp hơn so với Bạc Liêu là 0,43 tấn/CV/năm.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu
của Nguyễn Trung Vẹn (2013) về sản lượng khai thác tàu lưới kéo đơn xa bờ ở ĐBSCL
là 101 tấn/năm.


Bảng 5: Thành phần loài khai thác trong chuyến biển
Trà Vinh
Danh mục
Vụ Bắc
Vụ Nam
Tỷ lệ loài (%)
100
100
Tôm
41,70
9,19
Mực
24,06
17,84
Cá xô
15,76
21,33
Ghẹ
0
6,54
Cá đỏng

0
0
Cá ngựa
0
0,31
Cá dạt
17,43
42,76
Cá khác
1,05
2,03

Bạc Liêu
Vụ Bắc
Vụ Nam
100
100
49,53
11,41
24,43
19,61
12,16
12,18
0
2,7
0
3,13
0
0
10,60

36,32
3,28
14,65

Thành phần loài trong vụ Bắc ở Trà Vinh tôm chiếm cao nhất 41,70%, cá dạt 17,43%.
Trong khi đó, ở Bạc Liêu tôm chiếm 49,53%, cá dạt 10,60%. Vụ Nam thành phần loài
trong chuyến biển đa dạng hơn, ở Trà Vinh mực chiếm 17,84%, cá ngựa 0,31%, cá dạt
42,76%, trong đó cá ngựa lá loài có giá trị kinh tế cao (3,8 triệu đồng/kg) nhưng sản lượng
đánh bắt không cao. Ở Bạc Liêu mực chiếm 19,61%, cá xô 12,18%, cá dạt 36,32%. Theo
ngư dân hai tỉnh cá dạt là đối tượng có giá trị kinh tế thấp nhưng không vứt đi vì vẫn có giá
trị kinh tế, bán cho các nhà máy chế biến bột cá. Vụ Nam tỷ lệ cá dạt cao hơn vụ Bắc (tháng
3- 5 ÂL tỷ lệ cá dạt cao nhất) nguyên nhân là do kỹ thuật đánh bắt của ngư dân, chủ nậu ép
dạt vì thời gian giữ dài và điều kiện bảo quản chưa tốt.
Hầu hết các tàu khai thác sau khi đánh bắt về đều bán hết cho các chủ vựa, nậu 100%. Do
đó khả năng bị ép giá là rất cao vì trên địa bàn chỉ có một hay hai chủ vựa, nậu thu mua.
3.3 So sánh hiệu quả tài chính của nghề lƣới kéo đơn xa bờ
3.3.1 Chi phí trong khai thác
Đối với nghề lưới kéo đơn xa bờ thì khoản chi phí ban đầu là khá cao do cần trang bị tàu có
trọng tải lớn, công suất máy và ngư cụ lớn để có thể hoạt động trong nhiều ngày.
Bảng 6: Chi phí cố định năm
Bạc Liêu

Trà Vinh
Danh mục

Giá trị

Tỷ lệ (%)

(triệu đồng)


Giá trị
(triệu đồng)

Tỷ lệ
(%)

128a±30,91

100

403b±113

100

Vỏ tàu

56,12±22,30

43,79

175±55,41

43,57

Máy tàu

50,15±18,07

39,12


129±61,26

32,04

Ngư cụ

19,53±6,06

15,34

95,17±37,89

23,09

2,36±0,74

1,84

3,40±5,29

1,30

Chi phí cố định

Thuế và chi phí
khác

Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).



Chi phí cố định năm ở hai tỉnh có sự chênh lệch đáng kể, ở Bạc Liêu 403 triệu
đồng/năm, Trà Vinh là 128 triệu đồng/năm trong đó chi phí đầu tư cho vỏ tàu, máy tàu
chiếm tỷ lệ cao nhất (Bảng 6). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Chi phí biến đổi chuyến vụ Bắc ở Bạc Liêu 206 triệu đồng/chuyến cao hơn nhiều so với chi
phí biến đổi ở Trà Vinh 64,41 triệu đồng/chuyến. Trong đó chi phí cho dầu chiếm cao nhất
cả ở hai tỉnh lần lượt là 54,54% (35,13 triệu đồng/chuyến) ở Trà Vinh và 54,31% (112 triệu
đồng/chuyến) ở Bạc Liêu.
Bảng 7 Cơ cấu chi phí chuyến
Danh mục
Vụ Bắc
Chi phí biến đổi
chuyến
Dầu
Nhớt
Nước đá
Lương thực
Sửa chữa nhỏ
Lương thuyền trưởng
Lương lao động
Vụ Nam
Chi phí biến đổi
chuyến
Dầu
Nhớt
Nước đá
Lương thực
Sửa chữa nhỏ
Lương thuyền trưởng

Lương lao động
Chi phí biến đổi năm

Trà Vinh
Giá trị
(triệu đồng)

Tỷ lệ
(%)

Bạc Liêu
Giá trị
(triệu đồng)

Tỷ lệ
(%)

64,41a±20,83
35,13±12,41
1,38±0,64
2,18±0,77
2,71±1,12
0,89±0,40
5,42±2,19
16,68±8,54

100
54,54
2,15
3,40

4,22
1,39
8,41
25,89

206b±51,09
112±32,09
2,72±0,81
6,66±2,18
6,63±2,95
4,11±2,80
17,80±3,99
56,46±22,20

100
54,31
1,32
3,22
3,21
1,99
8,62
27,33

79,04a±23,95
41,85±11,05
1,37±0,65
2,79±1,14
2,78±1,14
1,14±0,89
7,18±3,98

21,92±12,96
1.817a±588

100
52,95
1,74
3,53
3,52
1,44
9,09
27,73

226b±52,03
119±30,67
2,72±0,81
7,15±1,88
6,63±2,95
4,11±2,80
20,86±5,55
65,92±26,84
1.579b±428

100
52,67
1,20
3,16
2,92
1,81
9,19
29,05


Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).

Trong vụ Nam do số ngày khai thác thường dài ngày hơn vụ Bắc nên chi phí biến đổi
chuyến cao hơn so với vụ Bắc, ở Bạc Liêu chi phí này là 227 triệu đồng/chuyến, chênh
lệch 21,36 triệu đồng so với vụ Bắc. Ở Trà Vinh là 80,79 triệu đồng/chuyến, cao hơn
16,38 triệu đồng so với vụ Bắc. Từ đó cho thấy, chi phí biến đổi chuyến ở Bạc Liêu cao
hơn so với ở Trà Vinh. Trong đó chi phí cho dầu chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt ở Trà Vinh
và Bạc Liêu là 52,95% (41,85 triệu đồng/chuyến) và 52,67%. (119 triệu đồng/chuyến).
Điều này là do ngư dân ở hai tỉnh sử dụng tàu trọng tải lớn, công suất máy mạnh, lại đi ra
xa bờ và di chuyển nhiều do đuổi cá.
Chi phí biến đổi năm ở Trà Vinh 1.817 triệu đồng/năm cao hơn chi phí biến đổi năm ở
Bạc Liêu 1.579 triệu đồng/năm. Có sự chênh lệch này là do chi phí cho một chuyến
khai thác biển của Trà Vinh tuy có ít hơn so với chi phí trên một chuyến biển ở Bạc


Liêu nhưng số chuyến biển trên một năm nhiều nhiều hơn so với số chuyến biển trên
năm ở Bạc Liêu. Nghiên cứu này cao hơn so với chi phí biến đổi của nghề lưới kéo
đơn xa bờ ở Bạc Liêu (1.317 triệu đồng/năm) (Hồng Văn Thưởng, 2013).
3.3.2 Các chỉ tiêu tài chính của nghề lƣới kéo đơn xa bờ (>90CV)
Hiệu quả tài chính trên chuyến biển và trên 1CV
Bảng 8: Hiệu quả tài chính/chuyến và hiệu quả tài chính/CV/chuyến
Danh mục

Bạc Liêu

Trà Vinh
Vụ Bắc


Vụ Nam

Cả Năm

Vụ Bắc

Vụ Nam

Cả Năm

82,44a±17,81

105a±30,31

96,01±20,37

339b±62,97

396b±84,62

378±64,78

69,52a±20,96

84,16a±24,04

77,76±21,59

263b±58,17


284b±60,56

281±59,74

12,92a±9,88

21,51a±17,17

18,24±10,79

75,53b±28,8

111b±44,11

96,56±29,95

0,22a±0,20

0,27a±0,22

0,30±0,19

0,30b±0,13

0,40b±0,16

0,43±0,15

0,38±0,18


0,49±0,26

0,46±0,21

1,41±0,48

1,65±0,60

1,66±0,60

0,32±0,16

0,39±0,21

0,35±0,18

1,09±0,36

1,18±0,39

1,16±0,39

0,06±0,60

0,10±0,09

0,10±0,07

0,32±0,19


0,47±0,26

0,40±0,26

0,22±0,20

0,27±0,22

0,24±0,19

0,30±0,13

0,40±0,16

0,35±0,15

Hiệu quả tài
chính/chuyến
Doanh thu
(triệu đồng)
Chi phí
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Tỷ suất lợi
nhuận (lần)
Hiệu quả tài
chính/CV
Doanh thu
(triệu đồng)

Chi phí
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Tỷ suất lợi
nhuận (lần)

Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).

Qua Bảng 8 cho thấy chi phí có ảnh hưởng rất lớn đối với lợi nhuận của chủ tàu. Trong
một chuyến biển vụ Bắc ở Trà Vinh có chi phí là 69,52 triệu đồng/chuyến thấp hơn so với
chi phí ở Bạc Liêu 263 triệu đồng/chuyến. Lợi nhuận ở Bạc Liêu là 75,53 triệu
đồng/chuyến cao hơn 62,61 triệu đồng so với lợi nhuận ở Trà Vinh (12,92 triệu
đồng/chuyến). Tỷ suất lợi nhuận ở Trà Vinh 0,22 lần thấp hơn so với ở Bạc Liêu 0,30 lần.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Vụ Nam sản lượng khai thác nhiều hơn vụ Bắc nên doanh thu mang lại cao hơn,
mức chi phí và lợi nhuận cũng cao hơn so với vụ Bắc. Ở Trà Vinh chi phí trong
vụ Nam 84,16 triệu đồng/chuyến, lợi nhuận của ngư dân ở Trà Vinh là 21,51triệu


đồng chênh lệch 8,59 triệu đồng so với vụ Bắc, tỷ suất lợi nhuận là 0,27 lần. Ở
Bạc Liêu chi phí trong vụ Nam là 284 triệu đồng/chuyến không có sự chênh lệch
nhiều so với vụ Bắc, lợi nhuận sau cùng là 111,85 triệu đồng/chuyến, tỷ suất lợi
nhuận 0,40 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất
lợi nhuận trên chuyến biển ở Bạc Liêu đều cao hơn so với ở Trà Vinh. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Trong vụ Bắc chi phí/CV của ngư dân Trà Vinh 0,32 triệu đồng/CV/chuyến thấp hơn
0,73 triệu đồng/CV so với Bạc Liêu là 1,09 triệu đồng/CV/chuyến. Lợi nhuận/CV của
ngư dân tỉnh Bạc Liêu 0,32 triệu đồng/CV/chuyến cao hơn ở Trà Vinh (0,06 triệu

đồng/CV/chuyến). Tỷ suất lợi nhuận ở Bạc Liêu là 0,30 lần cao hơn tỷ suất lợi nhuận
ở Trà Vinh (0,22 lần). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Vụ Nam chi phí/CV ở hai tỉnh đều cao hơn so với vụ Bắc, ở Trà Vinh chi phí/CV là
0,39 triệu đồng/CV/chuyến, ở Bạc Liêu là 1,18 triệu đồng/CV/chuyến, chi phí/CV ở
Bạc Liêu cao hơn Trà Vinh. Lợi nhuận/CV vụ Nam ở Trà Vinh 0,10 triệu
đồng/CV/chuyến cao hơn 0,04 triệu đồng/CV/chuyến so với vụ Bắc, còn ở Bạc Liêu
là 0,47 triệu đồng/CV/chuyến cao hơn 0,15 triệu đồng/CV/chuyến so với vụ Bắc. Tỷ
suất lợi nhuận ở Trà Vinh 0,27 lần thấp hơn tỷ suất lợi nhuận ở Bạc Liêu là 0,40 lần.
Qua đó cho thấy hiệu quả khai thác trên 1 CV ở Bạc Liêu cao hơn so với ở Trà Vinh
là do số ngày khai thác trên biển ở Bạc Liêu thường dài ngày, kinh nghiệm thuyền
trưởng lâu năm, kỹ thuật đánh bắt tiến tiến nên năng suất khai thác cao. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Hiệu quả tài chính trên năm
Đối với nghề lưới kéo đơn xa bờ tổng chi phí đầu tư cho một chuyến biển hay một năm
là rất lớn do giá nhiên liệu, vật tư, thuê mướn lao động, chi phí sữa chữa ngày càng
tăng. Ở Trà Vinh chi phí đầu tư nghề lưới kéo đơn xa bờ trên năm 1.945 triệu
đồng/năm, Bạc Liêu 1.983 triệu đồng/năm. Qua đó cho thấy chi phí trên năm ở Bạc
Liêu cao hơn so với ở Trà Vinh. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Trọng Tuy (2010) với chi phí trung bình là 1.711 triệu đồng/năm.
Bảng 9: Hiệu quả tài chính trên năm (Triệu đồng)
Danh mục
Trà Vinh
Doanh thu
2.377a±614,96
Chi phí
1.945±596,19
Lợi nhuận
431a±252,20
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
0,25a±0,16


Bạc Liêu
2.683b±561,99
1.983±460,20
699b±243,87
0,36±0,13

Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).

Có thể nói nghề khai thác lưới kéo đơn xa bờ ở hai tỉnh nghiên cứu có hiệu quả tài chính
khá tốt (Bảng 9). Chi phí ở Trà Vinh 1.945 triệu đồng/năm, lợi nhuận 431 triệu
đồng/năm, thấp hơn so với chi phí và lợi nhuận ở Bạc Liêu (1.983 triệu đồng/năm và 699
triệu đồng/năm). Tỷ suất lợi nhuận ở Trà Vinh 0,25 lần thấp hơn tỷ suất lợi nhuận ở Bạc
Liêu (0,36 lần). Qua đó cho thấy hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở Bạc
Liêu có hiệu quả hơn ở Trà Vinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả


nghiên cứu này cao hơn lợi nhuận của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở ĐBSCL (Nguyễn Trung
Vẹn, 2013) với lợi nhuận là 272 triệu đồng/năm.
3.4 Thuận lợi khó khăn của nghề lƣới kéo đơn xa bờ (>90 CV)
3.4.1 Thuận lợi
Bảng 10. Những thuận lợi của nghề lưới kéo đơn xa bờ
Trà Vinh
Bạc Liêu
Danh mục
Số quan
Tỷ lệ
Số quan sát
sát (30)

(%)
(30)
Xuất thân từ gia đình nghề biển
29
96,70
29
Được qua đào tào
30
100
30
Trình độ học vấn
30
100
30
Cấp 1
4
13,30
7
Cấp 2
19
63,30
19
Cấp 3
7
23,30
4
Hệ thống tiêu thụ sản phẩm
9
30,00
7

Liên kết khai thác và dịch vụ trên
6
20,00
13
biển
Sự hổ trợ của Chính phủ
21
70,00
10

Tỷ lệ
(%)
96,7
100
100
23,30
63,30
13,30
23,33
43,33
33,33

Nhìn chung nghề lưới kéo đơn (>90 CV) là nghề truyền thống lâu đời của ngư dân
(96,70% có xuất thân từ gia đình làm nghề biển) nên đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm, đa số các thuyền trưởng được thông qua đào tạo. Với kinh nghiệm khai thác
lâu năm (Trà Vinh 14,4 năm, Bạc Liêu 19,2 năm) các thuyền trưởng có thể ứng phó
được với thời tiết bất thường, dự đoán ngư trường khai thác, hạn chế các rủi ro trong kỹ
thuật cũng như bảo quản tốt sản phẩm. Trình độ lao động khai thác dần được tăng lên
đáng kể (63,30% trình độ học vấn cấp 2), ngày nay việc đánh bắt không chỉ dự vào kinh
nghiệm cá nhân mà còn phụ thuộc vào các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi lao

động phải nắm rõ các bước sử dụng, học hỏi kinh nghiệm qua các đợt tập huấn về
phương tiện cũng như cách bảo quản tốt cho sản phẩm. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm đa
dạng, luôn đảm bảo thị trường đầu ra cho ngư dân.
Hiện nay ở hai tỉnh các tổ đội hợp tác KTTS có cùng ngành nghề, cùng ngư trường đã
được thành lập để hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động trên biển đã góp phần tăng thời
gian bám biển, giảm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác. Cụ thể
ở Trà Vinh có tỷ lệ 20,00% và Bạc Liêu là 43,33% ngư dân tham gia mô hình liên kết.
Bên cạnh đó, các tàu được hỗ trợ của địa phương về đăng ký đăng kiểm, các lớp tập
huấn kỹ thuật, các khóa đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng của Chi cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã giúp ngư dân khi hoạt động trên biển ngày càng có ý thức
hơn về việc tuân thủ các quy định của pháp luật (ở Trà Vinh chiếm 70,00% và Bạc Liêu
33,33%). Dịch vụ hậu cần nghề cá được sự đầu tư mở rộng cảng cá Định An, Láng
Chim (Trà Vinh), cảng Gành Hào (Bạc Liêu), các dịch vụ sửa chửa, chế biến hải sản,
nhiên liệu vật tư... đang phát triển, đáp ứng đầy đủ cho ngư dân.


3.5.2 Khó khăn
Bảng 11. Những khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ
Trà Vinh
Danh mục
Số quan sát
Tỷ lệ (%)
(30)
Vốn
26
86,67
Đầu tư tàu, chuyến biển
17
56,67
Lao động

16
53,33
Năng suất sản lượng
17
56,67
Thị trường tiêu thụ
20
66,67
Chính sách và thể chế
15
50,00

Bạc Liêu
Số quan sát
Tỷ lệ (%)
(30)
18
60,00
12
40,00
23
76,67
20
66,67
24
80,00
19
63,33

Với những thuận lợi trên ngư dân ở hai tỉnh cũng gặp không ít khó khăn làm cản trở

hoạt động khai thác. Thứ nhất về vốn đẩu tư chuyến biển với 86,67% ngư dân ở Trà
Vinh và 60,00% ở Bạc Liêu cho rằng là rất quan trọng, tuy nhiên nhiều hộ chưa có
khả năng đầu tư hay chưa chủ động được nguồn vốn vay từ Nhà nước, đa phần ngư
dân đi vay mượn ở các tổ chức tín dụng tư nhân, thương lái nên lãi suất tương đối cao
hoặc bị các tư thương ép giá. Thứ hai, giá nhiên liệu và vật tư trong thời gian qua luôn
biến động (Trà Vinh chiếm 56,67% và Bạc Liêu chiếm 40,00%), kèm theo đó là các
chi phí sửa chữa, tiền lương lao động ngày càng tăng, giữa người lao động và các chủ
tàu vẫn chưa có những ràng buộc pháp lý nên tình trạng thuyền viên bỏ tàu vẫn diễn
ra thường xuyên ở Trà Vinh tỷ lệ này chiếm 53,33%, Bạc Liêu chiếm 76,67%. Thứ
ba, sản lượng khai thác đang dần cạn kiệt nên năng suất khai thác không cao. Tiếp đến
là thị trường tiêu thụ ngư dân thường xuyên bị các chủ vựa, nậu ép giá dẫn đến lợi
nhuận mang về không cao, ở Trà Vinh chiếm 66,67% ở Bạc Liêu chiếm 80,00%. Cuối
cùng về điều kiện sản xuất hoạt động khai thác của ngư dân còn nhiều khó khăn, việc
tổ chức khai thác theo tổ đội còn gặp nhiều hạn chế do chưa có cơ chế, chính sách hỗ
trợ cụ thể cho loại hình này.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy nghề khai thác lưới kéo đơn xa bờ hoạt động quanh năm,
chia làm hai vụ: vụ Bắc và vụ Nam. Số chuyến biển/năm ở cả hai tỉnh không ổn định do
phụ thuộc nhiều vào thời tiết do đó có sự khác biệt về nâng suất ở Bạc Liêu là 0,37
tấn/CV/năm cao hơn tỉnh Trà Vinh là 0,23 tấn/CV/năm. Chi phí đầu tư cho nghề lưới
kéo đơn xa bờ không phải thấp, nhìn chung mức chi phí ở hai tỉnh nghiên cứu có sự
chênh lệch tương đối, nhưng lợi nhuận đem lại cho ngư dân khá tốt, ở Trà Vinh là 431
triệu đồng/năm thấp hơn so với lợi nhuận ở Bạc Liêu là 699 triệu đồng/năm. Tỷ suất lợi
nhuận ở Trà Vinh là 0,25 lần thấp hơn so với ở Bạc Liêu là 0,36 lần. Nghề khai thác
lưới kéo đơn xa bờ ở hai tỉnh có những thuận lợi sau: Kinh nghiệm của thuyền trưởng
lâu năm, thiết bị kỹ thuật cũng như phương tiện được nâng cấp và trang bị hiện đại, các
tổ đội hợp tác được lập ra nhằm hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó khó



khăn lớn nhất của ngư dân là vốn đầu tư, thị trường luôn biến động, nguồn lợi hải sản
dần cạn kiệt, các chính sách, thể chế của Nhà nước chưa nhất quán.
4.2. Đề xuất
Ở cả hai tỉnh nhu cầu về vốn của ngư dân là rất cao, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ
cho vay vốn với lãi suất thấp để ngư đầu tư khai thác tiếp tục bám biển, quản lý tốt thị
trường để có biện pháp bình ổn giá về nhiên vật liệu, đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở
chế biến thủy sản tại địa phương tránh tình trạng độc quyền của các chủ vựa nậu . Có cơ
chế chính sách rõ ràng trong việc thành lập các tổ hợp tác liên kết khai thác và dịch vụ
trên biển để có thể giúp đỡ nhau trên chuyến biển, chia sẽ chi phí, vốn, ngư cụ, kỹ thuật
đánh bắt. Tăng tỷ lệ ăn chia lợi nhuận trên tàu để hạn chế việc người lao động bỏ việc.
Mở lớp tập huấn cho ngư dân về kỹ thuật đánh bắt, các vấn đề trong an toàn lao động,
cách bảo quản sản phẩm tốt hơn, việc đăng ký đăng kiểm tàu theo quy định Nhà nước.
Tuyên truyền ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường cho ngư dân, hạn
chế khai thác vùng ven bờ, nghiêm cấm các loại phương tiện đánh bắt hủy diệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Trung Vẹn, 2013. Phân tích hiệu quả khai thác hải sản ở Đồng bằng sông Cửu
Long, Luận văn cao học 2013, Trường Đại học Cần Thơ.
Chi Cục Khai Thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Trà Vinh, 2013, Báo cáo tổng kết
khai thác thủy sản tỉnh Trà Vinh.
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, 2013, Báo cáo kết quả thực
hiện kế hoạch 2013 và kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn 2014.
Nguyễn Trọng Tuy, Lê Xuân Sinh, Đặng Thị Phượng, 2011. Thực trạng và một số giải
pháp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản ở tỉnh Tiền Giang, Tạp chí
khoa học 2011, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Long, 2008. Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai
thác thủy sản chủ yếu ở Sóc Trăng, Tạp chí khoa học 2010, Trường Đại học Cần
Thơ.
Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2011.




×