Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ảnh hưởng của tỉ lệ lipid và carbohydrate lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá lóc (channa striata)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.71 KB, 14 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN KIM LOAN

ẢNH HƢỞNG CỦA TỈ LỆ LIPID VÀ CARBOHYDRATE
LÊN TĂNG TRƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN
CỦA CÁ LÓC (Channa striata)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI & BẢO TỒN SINH VẬT BIỂN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. Ts TRẦN THỊ THANH HIỀN

2015


ẢNH HƢỞNG CỦA TỈ LỆ LIPID VÀ CARBOHYDRATE LÊN TĂNG
TRƢỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ LÓC (Channa striata)
Nguyễn Kim Loan1

ABSTRACT
The study was conducted to determine the effect of carbohydrate:lipid (CHO:Lipid)
ratio on the growth rate and fish carcass composition in snakehead (Channa striata)
diet. The experiment consisted of six diet treatments, each treatment is replicated 3
times. The snakehead (6.50-7.01g initial weight) were fed six isonitrogenous (47%)
and isoenergetic (18,5 KJ/g) diets with different lipid levels (3.7%, 5.2%, 6.7%, 8.2%,
9.7% and 11.2% with the CHO:Lipid ratios: 8.93, 5.70, 3.92, 2.79, 2.01 and 1.64,
respectively) for 60 day. The results showed that survival rates in all treatments were
not affected by different lipid levels. The highest Daily Weight Gain (DWG) (1,03


g/ngày) was recoded in fish fed 5,2% lipid diet, which was significantly different
(p<0.05) from lipid diet others. Results also showed that lipid efficiency ratio (LER)
and lipid retention (LR) decreased (28.3 – 7.52 and 62.3 – 22. respectively) with the
increase of lipid levels in the experimental diets. The quadratic regression curve of
daily weight gain indicated that optimal dietary carbohydrate-lipid rate for snakehead
was 6.46 and the lipid requirement in the diet of this kind of fish juvenile was 4.51%.
Keywords: Channa striata, CHO:L, lipid requirement of snakedead.

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ lipid và carbohydrate
(CHO:Lipid) lên tăng trưởng và hiệu quả sủ dụng thức ăn của cá lóc (Channa striata)
có khối lượng cỡ 6,50 – 7,01 g/con. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với
6 nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng đạm 47% và năng lượng 18,5 KJ/g với các
mức lipid tăng dần 3,7%; 5,2%; 6,7%; 8,2%; 9,7% và 11,2% với các tỷ lệ CHO:Lipid
lần lượt là 8,93; 5,70; 3,92; 2,79; 2,01 và 1,64. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Sau 60 ngày thí nghiệm, kết quả cho thấy hàm lượng lipid trong thức ăn khác nhau
(CHO:Lipid tương ứng khác nhau) không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối (DWG) đạt cao nhất ở nghiệm thức 5,2% lipid (3,78%/ngày)
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Hiệu quả sử
dụng lipid (LER) và chỉ số tích lũy lipid (LR) giảm dần khi hàm lượng lipid tăng dần
từ 3,7 -11,2%. Tỷ lệ CHO:Lipid thích hợp cho tăng trưởng của cá được xác định theo
phương pháp đường cong bậc 2 là 6,46 và nhu cầu lipid trong thức ăn của cá lóc đen
giống là 4,51%.
Từ khóa: Cá lóc đen, tỷ lệ lipid và carbohydrate, nhu cầu lipid.
1


1

Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ


I. GIỚI THIỆU
Cá lóc đen (Channa striata Bloch,1795) là loài cá ăn động vật. Cá lóc phân bố rộng
trong điều kiện tự nhiên, xuất hiện nhiều trong các loại hình thủy vực nước ngọt vùng
Đông Nam Á như Srilanka, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Campuchia, đặc biệt
ở vùng ĐBSCL, Việt Nam (Pillay, 1990; Rainboth, 1996). Cá lớn nhanh và chi phí
nuôi thường thấp nên ngày càng được người nuôi lựa chọn. Cá lóc vừa ngon lại bổ
dưỡng, là thực phẩm tốt cho người tiêu dùng. Chất lượng thịt ngon với hàm lượng
protein từ 13,9 – 17,3% và lipid 5,9 – 10,7% khi chế biến các món ăn khác nhau
(Marimuthu et al., 2012).
Với mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi, bên cạnh chất lượng con
giống thì việc quản lý thức ăn rất quan trọng. Vì thế, việc xây dựng công thức thức ăn
vừa đảm bảo đầy đủ và cân đối các dưỡng chất phù hợp cho sự phát triển tối đa của
đối tượng nuôi vừa giảm giá thành cần được quan tâm. Ngoài cung cấp protein thì
lipid cũng thường được bổ sung vào thức ăn của nhiều loài cá với nguồn nguyên liệu
và tỷ lệ khác nhau vì lipid là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao nhất cho
động vật thủy sản và có khả năng chia sẻ năng lượng với protein có trong thức ăn,
ngoài ra lipid cũng cung cấp nhiều loại acid béo không no cần thiết. Bên cạnh lipid,
carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng rẻ tiền nhất, nó có khả năng chia sẻ năng
lượng với cả protein và lipid (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cá lóc như ảnh hưởng của tỷ lệ
lipid/protein lên tỷ lệ sống, tăng trưởng, chỉ số cơ thể và hoạt động của enzyme tiêu
hóa lipid ở cá lóc (Channa striata) (Aliyo-Paiko et al., 2010). Nghiên cứu sử dụng
cám gạo làm thức ăn cho cá lóc (Channa striata) (Nguyễn Tri Ân, 2011). Nghiên cứu
về sử dụng carbohydrate trong thức ăn của cá lóc đen của Arockiaraj et al (1999),
nghiên cứu trên cá rô phi giống của El-Sayed and Garling (1988) hay nghiên cứu trên
cá chẽm giống của Catacutan and Coloso (1996)...Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên
cứu nào về ảnh hưởng của tỷ lệ CHO/L trên cá lóc được thực hiện. Xuất phát từ yêu
cầu của thực tiễn, đề tài: “Nghiên cứu Ảnh hƣởng của tỉ lệ lipid và carbohydrate
lên tăng trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá lóc (Channa striata) “ được

tiến hành nhằm xác định tỷ lệ lipid và carborhydrate thích hợp cho khẩu phần ăn của
cá lóc, từ đó góp phần xây dựng công thức thức ăn phù hợp cho loài giúp nâng cao
hiệu quả cho nghề nuôi.
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 07/2015 tại Khoa Thủy Sản –
Trường Đại học Cần Thơ. Cá lóc đen thí nghiệm được mua từ trại sản xuất giống tại
2


Hậu Giang, được thuần trong bể 12 ngày trước khi bố trí thí nghiệm. Cá được chọn
khỏe mạnh, đồng cỡ và không bị xây xát.
2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức thức ăn với các mức
lipid tăng dần 3,7; 5,2; 6,7; 8,2; 9,7 và 11,2% (tương ứng với tỷ lệ CHO/L lần lượt là
8,93; 5,70; 3,92; 2,79; 2,01 và 1,64). Các nghiệm thức thức ăn có cùng mức đạm 47%
và năng lượng 18,5KJ/g. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Mật độ cá thí nghiệm 40
con/bể 500L (thể tích nước 350 L/bể), khối lượng cá bố trí cỡ 6,50-7,01 g/con. Thời
gian thí nghiệm là 60 ngày.
Thức ăn thí nghiệm được phối trộn từ các nguyên liệu chính: bột cá Kiên Giang, bột
đậu nành, bột mì tinh, dầu mực, dầu đậu nành, vitamin và CMC (Bảng 1).
Bảng 1. Công thức và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu (%)

Nghiệm thức (% lipid )
3,7

5,2

6,7


8,2

9,7

11,2

Bột cá1

33,0

33,0

33,0

33,0

33,0

32,8

Bột đậu nành

44,9

45,2

45,5

45,7


46,0

45,7

Bột mì tinh

15,6

12,0

8,30

4,67

1,04

0,00

Dầu2

0,00

1,51

3,02

4,52

6,03


7,57

Vitamin C

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00

Dịch cá3

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00


DCP4

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00

2,00

CMC5

0,48

2,34

4,21

6,07

7,93

8,00

Gelatin


1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

Thành phần hóa học (%)
Protein

47,5

47,5

47,5

47,5

47,5

47,2

Lipid

3,70


5,20

6,70

8,20

9,7

11,2

Tro

13,9

13,9

14,0

14,0

14,0

13,9



1,82

3,69


5,55

7,42

9,28

9,34

NFE

33,0

29,6

26,3

22,9

19,5

18,4

P/E

25,7

25,7

25,7


25,7

25,7

25,1

CHO/L

8,93

5,70

3,92

2,79

2,01

1,64

Năng lượng (KJ/g)

18,5

18,5

18,5

18,5


18,5

18,8

3


1

Bột cá Kiên Giang 2Dầu nành sản xuất tại Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân. Dầu gan mực sản xuất tại
Young Shin Industrial 3Dch cá thủy phân sản xuất tại Co. (Korea) Omega Protein, Inc.(USA) 4DCP:
Dicalcium Phosphate 5CMC: Carboxymethylcenllulose

2.3 Chăm sóc và quản lý
Cá được cho ăn theo nhu cầu, 2 lần/ngày (8h và 16h). Ghi nhận lại lượng thức ăn cá ăn
vào và thức ăn thừa đồng thời theo dõi hoạt động của cá. Thay nước hàng ngày bằng
phương pháp chảy tràn (20-30%). Định kỳ vệ sinh bể 1tuần/ 1lần bằng cách siphon
đáy bể.
Nhiệt độ đo 2 lần/ngày bằng nhiệt kế (7h30 và 14h30), pH đo bằng máy đo pH 2
lần/ngày, NO2 và NH4+ xác định bằng test SERA 1lần/tuần
2.4 Các chỉ tiêu phân tích và phƣơng pháp
Xác định khối lượng ban đầu của cá trước khi bố trí và bắt ngẫu nhiên 20 con để phân
tích thành phần hóa học. Tăng trưởng của cá khi kết thúc thí nghiệm được xác định
bằng cách cân từng con và toàn bộ khối lượng cá trong bể. Bắt ngẫu nhiên 10 con/bể
để phân tích thành phần hóa học của cá.
Phương pháp phân tích thành phần hóa học của cá và thức ăn dựa theo tiêu chuẩn
AOAC (2000).
− Ẩm độ: được xác định theo nguyên tắc sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C (4-5
giờ) đến khi khối lượng không đổi.

− Protein: xác định theo phương pháp Kjedahl.
− Lipid: được chiết xuất trong dung môi Chlorofrom bằng hệ thống Soxhlet.
− Tro: được xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung ở nhiệt độ 560-6000C khoảng
4 giờ.
− Xơ thô: thủy phân trong dung môi acid loãng (1,25%) và bazơ loãng (1,25%)
− Dẫn xuất không đạm (NFE) được xác định bởi công thức:
%NFE = 100% - (% protein + % lipid + % tro + % chất xơ)
2.5 Các chỉ tiêu đánh giá
− Tỷ lệ sống (Survival Rate): SR (%) = (Số cá thể cuối/Số cá thể đầu) x100
− Tăng trọng (Weight Gain): WG (g) = Wt – W0
− Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain):
DWG (g/ngày) = (Wt –W0)/t
− Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio):
4


FCR = Lượng thức ăn sử dụng (g)/ Khối lượng cá gia tăng (g)
− Hiệu quả sử dụng đạm (Protein Efficiency Ratio):
PER = (Wt – W0)/ Lượng đạm ăn vào
− Hiệu quả sử dụng lipid (Lipid Efficiency Ratio):
LER = (Wt – W0)/ Lượng lipid ăn vào
− Chỉ số tích lũy lipid (Lipid Retention)
LR (%) = ((Lt – L0)/ Lượng lipid ăn vào) x 100
Trong đó: W0: khối lượng cá ban đầu (g)
Wt: khối lượng cá sau khi kết thúc thí nghiệm (g)
t: thời gian thí nghiệm (ngày)
L0: lipid cá trước thí nghiệm
Lt: lipid cá sau thí nghiệm
2.6 Xử lí số liệu
được tính

one-way ANOVA với
p<0,05 bằng phần mềm SPSS 16.0. Tỷ lệ lipid và carbohydrate và nhu cầu
lipid được xác định theo phương pháp đường cong bậc 2 (Zeitoun et al., 1976), phân
tích sự tương quan giữa DWG và tỷ lệ CHO:Lipid hoặc DWG và hàm lượng lipid
trong khẩu phần thức ăn của cá lóc.
Các

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các chỉ tiêu môi trƣờng
Môi trường sống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên sinh
trưởng, hoạt động sống và khả năng sử dụng thức ăn của động vật thủy sản. Trong suốt
thời gian thí nghiệm, nhiệt độ trung bình sáng và chiều dao động từ 27,5 – 30,90C,
chênh lệch không lớn. pH trung bình dao động vào buổi sáng là 8,10±0,15 và buổi
chiều là 8,15±0,15. Hàm lượng NH3 dao động trong khoảng 0,009 – 0,15 ppm và NO2
luôn nhỏ hơn 1,00 ppm. Tất cả các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp
cho sự tăng trưởng và phát triển của cá (Trương Quốc Phú, 2000).
3.2 Tỷ lệ sống
Qua thời gian thí nghiệm có thể thấy tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức là khá cao
nằm trong khoảng 78,33 – 90%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa
5


các nghiệm thức (Bảng 2). Kết quả này cho thấy sự khác nhau về hàm lượng lipid
trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Bảng 2. Tỷ lệ sống của cá lóc với các loại thức ăn có mức lipid khác nhau
Nghiệm thức

Tỷ lệ sống (%)

3,7%


84,2±10,4a

5,2%

82,5±13,2a

6,7%

89,2±2,89a

8,2%

88,3±3,82a

9,7%

90,0±6,61a

11,2%

78,3±8,78a

Giá trị thể hiện là số trung bình±độ lệch chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột
có mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Kết quả trên cũng tương tự với những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu xác định nhu
cầu protein và lipid của cá trê vàng giai đoạn giống cho tỷ lệ sống cao trong khoảng từ
77,8 – 92,2% (Lư Tuấn, 2013). Thí nghiệm của Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh
Hiền (2006) trên cá rô đồng (Anabas testudineus) ở các mức lipid khác nhau cũng cho

kết quả khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (95,6 – 100%).
3.3 Tăng trƣởng của cá thí nghiệm
Sau 60 ngày thí nghiệm, tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá
(DWG) thể hiện giá trị cao nhất ở nghiệm thức 5,2% lipid (tương ứng với CHO/L là
5,7) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại và có xu
hướng giảm dần khi mức lipid tăng từ 6,7 – 11,2% lipid. Tăng trọng và tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối thấp nhất ở nghiệm thức 11,2% lipid khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 3). Kết quả cho thấy khi hàm lượng
lipid trong thức ăn tăng sẽ làm hạn chế tiêu hóa và hấp thu lipid ở mức cao hơn, giảm
lượng thức ăn ăn vào hoặc do mất cân bằng giữa các thành phần trong thức ăn (Lus et
al., 2006). Tương tự như nghiên cứu của Ji-Teng et al. (2005) trên cá bóp
(Rachycentron canadum) cho kết quả cá tăng trọng ở mức 5% lipid cao hơn mức 25%
lipid.

6


Bảng 3. Tăng trƣởng của cá lóc khi sử dụng khẩu phần ăn với các mức lipid khác
nhau
Nghiệm
thức

Wi (g)

Wf (g)

WG (g)

DWG
(g/ngày)


3,7%

6,54±0,29a

60,9±2,06b

54,4±1,84b

0,89±0,03b

5,2%

6,71±0,16a

69,8±0,60a

63,1±0,75a

1,03±0,02a

6,7%

6,93±0,06a

57,4±0,65bc

50,4±0,71bc

0,83±0,02bc


8,2%

6,69±0,39a

53,3±3,23c

46,7±2,94c

0,76±0,05c

9,7%

6,50±0,54a

48,5±4,43d

42,0±4,60d

0,69±0,08d

11,2%

7,01±0,20a

35,0±0,90e

28,0±0,82e

0,46±0,01e


Giá trị thể hiện là số trung bình±độ lệch chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì
sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Khi phân tích tương quan hồi quy giữa tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) của cá với
hàm lượng lipid trong khẩu phần thức ăn ta được kết quả như Hình 1. Từ phương trình
y = -0,0106x2 + 0,0956x + 0,7227, với hệ số R2 = 0,88 cho thấy mức lipid tối ưu cho
sự phát triển của cá lóc là 4,51%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đức Trung
(2011) trên cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) thì mức lipid thích hợp là
8,21%. Theo nghiên cứu của Trần Thị Bé (2014) nhu cầu chất béo trong thức ăn của cá
kèo (Pseudapocryptes elongatus) được xác định là 7,86% và với hàm lượng chất béo
cao hơn thì tăng trưởng của cá cũng không được cải thiện. Kết quả cho thấy nhu cầu
lipid của cá lóc thấp hơn so với các đối tượng nghiên cứu. Giữa các loài khác nhau thì
nhu cầu lipid cũng khác nhau, khi hàm lượng lipid trong thức ăn quá cao cùng với
lượng thức ăn tăng lên thì cũng làm giảm khả năng tiêu hóa và ảnh hưởng không tốt
đến quá trình phát triển (Lê Thanh Hùng, 2008).

6,46

4,51%

Hình 1. Nhu cầu lipid của cá lóc đen
giống

7

Hình 2. Tỷ lệ CHO:Lipid thích hợp
trong thức ăn của cá lóc đen giống



Tương tự, phân tích tương quan hồi quy giữa DWG và tỷ lệ CHO:Lipid trong thức ăn
cũng xác định được phương trình bậc hai y = -0,0213x2 + 0,2754x + 0,1362 (Hình 2)
cho thấy rằng cá đạt tăng trưởng tốt nhất khi tỷ lệ CHO/L là 6,46. Kết quả này cũng
gần với kết quả nghiên cứu của Gao et al., (2010) nghiên cứu trên cá trắm cỏ
(Ctenopharyngodon idella) khi cho ăn với các mức CHO/L khác nhau (1,74 – 202,5)
kết quả cho tăng trưởng cao nhất ở tỷ lệ CHO/L là 7,5.
3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao nhất ở nghiệm thức 11,2% lipid (1,15) khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 5,2% nhưng không khác biệt có ý
nghĩa so với các nghiệm thức còn lại, FCR thể hiện giá trị thấp nhất ở nghiệm thức
5,2% lipid khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 11,2% nhưng không khác
biệt so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4).
Bảng 4. Hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng đạm (PER), hiệu quả sử dụng
lipid (LER), chỉ số tích lũy lipid (LR) của cá lóc
Nghiệm thức

FCR

PER

LER

LR (%)

3,7%

0,96±0,16ab

2,17±0,23b


26,1±2,68a

57,7±6,01a

5,2%

0,85±0,10b

2,42±0,11a

20,1±0,97b

49,1±11,2a

6,7%

0,98±0,01ab

2,17±0,06b

14,5±0,37c

31,8±3,65b

8,2%

1,03±0,02ab

2,09±0,05b


10,9±0,25d

29,7±2,99bc

9,7%

1,03±0,07ab

2,08±0,12b

9,34±0,53d

31,2±1,13b

11,2%

1,15±0,12a

1,80±0,16c

6,96±0,61e

20,3±2,34c

Giá trị thể hiện là số trung bình±độ lệch chuẩn. Các số liệu trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì
sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Trong khi đó, hiệu quả sử dụng đạm PER giữa các nghiệm thức thức ăn có khuynh
hướng giảm khi hàm lượng lipid trong thức ăn tăng từ 6,7-11,2%. Cụ thể, PER cao
nhất ở nghiệm thức 5,2% lipid và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các

nghiệm thức còn lại, PER thấp nhất ở nghiệm thức 11,2%. Kết quả này cũng tương tự
như nghiên cứu của Trần Lê Cẩm Tú (2004) trên cá rô đồng PER tăng khi hàm lượng
lipid từ 3-6% và PER giảm xuống khi mức lipid 12% (Bảng 4).
Hiệu quả sử dụng lipid (LER) và chỉ số tích lũy lipid (LR) của cá có khuynh hướng
giảm dần khi hàm lượng lipid trong thức ăn tăng dần (26,1-6,96 và 57,7-20,3%). LER
8


và LR của cá cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chứa 3,7% lipid (26,1 và 57,7%) và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 4). Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) của Nguyễn
Hoàng Đức Trung (2011) khi hàm lượng lipid từ 2-12% LER và LR lần lượt là 30,0 –
7,43 và 35,9 – 11,5%, nghiên cứu trên cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) của
Nguyễn Bùi Đạt Thạnh (2014) cũng cho kết quả tương tự về hiệu quả sử dụng lipid
(LER) giảm khi hàm lượng lipid tăng. Điều này có thể là do khi hàm lượng lipid trong
thức ăn tăng cao làm giảm khả năng tiêu hóa lipid dẫn đến hiệu quả sử dụng lipid giảm
(Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
3.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trƣởng

Tỷ lệ phân cỡ (%)

Sự phân hóa về kích cỡ là một là một vấn đề quan trọng đối với những loài cá dữ, có
đặc tính săn mồi (Kestemont et al., 2003), đặc biệt là trên đối tượng cá lóc.

Hàm lượng lipid khác nhau trong thức ăn
Hình 3. Tỷ lệ phân cỡ về khối lƣợng (%) của cá lóc khi sử dụng thức ăn có hàm
lƣợng lipid khác nhau
Qua kết quả ở Hình 3 cho thấy ở những nghiệm thức khác nhau thì sự phân hóa kích
cỡ cũng khác nhau. Tính phân cỡ thể hiện rất cao: ở nghiệm thức 3,7% và 5,2% lipid
nhóm kích cỡ cá >50g chiếm ưu thế (74,6 – 86,1%) và nhóm kích cỡ cá 25 – 50g

chiếm(25,3 – 13,9%). Trong khi đó, ở các nghiệm thức 6,7%; 8,2%; và 9,7% thì cả
nhóm cá cỡ >50g và nhóm cỡ 25 – 50g gần bằng nhau (lần lượt là 52,5; 48,8; 45 và
47,5; 50,2; 52,3) ngoài ra ở nghiệm thức 8,2% và 9,7% thì nhóm cỡ <=25g chiếm tỷ lệ
rất nhỏ (0,98 – 2,66%). Khác với các nghiệm thức khác, ở nghiệm thức 11,2% nhóm
9


cỡ 25 – 50g (71,3%) chiếm ưu thế, còn lại là nhóm >50g chiếm 16,3% và thấp nhất là
nhóm <=25g chiếm 12,4% điều này cũng giải thích vì sao tỷ lệ sống trong nghiệm
thức này thấp hơn các nghiệm thức khác (78,3%). Do đặc tính của loài nên giữa các cá
thể có sự ăn lẫn nhau trong quần đàn, do đó những con lớn ngày càng lớn (ăn những cá
thể nhỏ hơn) và những con nhỏ ngày càng nhỏ (do ít tăng trọng và trở thành con mồi
cho con lớn hơn). Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Hecht and Pienaar
(1993) khi cho rằng sự khác biệt về kích thước cũng là một trong những nguyên nhân
chủ yếu của hiện tượng ăn nhau, càng khác nhau về kích cỡ thì tỷ lệ ăn nhau càng
tăng.
3.6 Thành phần hóa học của cá lóc thí nghiệm
Độ ẩm của cá trong các nghiệm thức sau thí nghiệm đều giảm dao động từ 71,8 –
73,5%. Độ ẩm cao nhất ở nghiệm thức 5,2% và 6,7% lipid (73,5%) và thấp nhất ở
nghiệm thức 9,7% lipid (71,8%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với
các nghiệm thức còn lại. Ngược lại, hàm lượng lipid sau thí nghiệm đều tăng dao động
từ 2,26 – 3,29%. Hàm lượng lipid cao nhất ở nghiệm thức 9,7% lipid khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 5).
Bảng 5. Thành phần hóa học của cá thí nghiệm (tính theo %vật chất tƣơi)
Nghiệm thức

Ẩm độ (%)

Protein (%)


Lipid (%)

Tro (%)

Cá trước thí nghiệm

73,7±0,18

16,4±0,06

1,68±0,03

6,79±0,07

3,7%

73,4±1,66a

16,8±0,75ab

2,33±0,1b

3,89±0,88c

5,2%

73,5±0,44a

15,6±1,19bc


2,53±0,7ab

4,37±0,46bc

6,7%

73,5±0,16a

16,4±0,46abc

2,26±0,2b

4,89±0,18ab

8,2%

73,2±0,27a

16,6±0,63ab

2,52±0,52ab 5,12±0,22ab

9,7%

71,8±1,24a

17,5±1,21a

3,29±0,15a


5,48±0,38a

11,2%

72,6±1,13a

14,9±0,75c

2,8±0,51ab

5,69±0,34a

Giá trị thể hiện là số trung bình±độ lệch chuẩn. Các chữ cái trong cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì
sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Hàm lượng đạm trong cơ thể cá dao động trong khoảng 14,9 – 17,5% cao nhất ở
nghiệm thức 9,7% lipid và thấp nhất ở nghiệm thức 11,2% lipid và có khuynh hướng
tăng dần khi hàm lượng lipid trong thức ăn từ 5,2 – 9,7%. Hàm lượng tro trong cơ thể
cá giảm qua quá trình thí nghiệm, thấp nhất ở nghiệm thức 3,7% lipid (3,89%) và cao
10


nhất ở nghiệm thức 11,2% lipid (5,69%). Kết quả trên tương tự như nghiên cứu của
Helena and Aires (1999) trên cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) khi cho ăn với
khẩu phần ăn có hàm lượng lipid từ 12 – 30% thì hàm lượng protein cũng có mức tăng
tương ứng, độ ẩm và thành phần tro cũng giảm trong quá trình thí nghiệm. Điều này
cũng đúng với nhận định của Lê Thanh Hùng (2008) khi lượng lipid trong thức ăn tăng
lên thì thành phần sinh hóa của cá sẽ thay đổi theo hướng tỷ lệ lipid trong cơ thể cá
tăng lên, tỷ lệ nước giảm xuống và tỷ lệ đạm gần như không thay đổi.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1 Kết luận
Hàm lượng lipid trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Hiệu quả sử
dụng đạm và hiệu quả sử dụng lipid của cá giảm dần khi mức lipid trong thức ăn tăng
dần. Cá đạt tăng trưởng cao nhất và FCR nhỏ nhất ở nghiệm thức 5,2% lipid. Nhu cầu
lipid trong thức ăn của cá lóc đen giống cỡ 6,50 – 7,02 g/con là 4,51% với tỷ lệ
carbohydrate : lipid thích hợp là 6,46.
4.2 Đề xuất
Tiến hành nghiên cứu các nguồn cung cấp lipid khác nhau lên sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá lóc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AOAC, 2000. Official Methods of Analysis. Associasion of Official Analytical
Chemists Arllington.
2. Aliyo-Paiko, M., R. Hashim and A.C. Shu-Chien, 2010. Influence of dietary
lipid/protein ration on survival, growth, body indices and digestive lipase activity in
snakehead Channa striata fry reared in re-curculating water system. Aquaculture
Nutrion 16: 466-474.
3. Arockiaraj, A.J., M. Maruganandam, K. Marimuthu and M.A. Haniffa, 1999.
Utilization of carbohydrate as a dietary enery source by tripes murrel Channa Striatus
(Bloch) fingerling. Acta Zoologica Taiwanica 10(2): 103-111.
4. Catacutan, M.R., and Coloso, R.M, 1996. Growth of juvenile Asian seabass, Late
calcarifer, fed varying carbohydrate and lipid levels.
5. El-Sayed, A.M. and Garling, D.L., Jr., 1988. Carbohydrate-to-lipid ratios in diets
for Tilapia zillii fingerlings. Aquaculture, 73: 157-163.
6. Luo W. J., 2010. Effect of dietary carbohydrate-to-lipid rations on growth
performance, body composition, nutrient utilization and hepatic enzymes activities of
herbivorous grass carp (Ctenopharyngodon idella). Aquaculture vol 327-333.
11


7. Hecht., T. and A.G. Pinaar, 1993. A review of cannbalish and its implication in fish

larvaculture. World Aquaculture Society, 24: 246-261.
8. Helena P. and Aires O.T., 1999. Effect of dietary lipid level on growth performance
and feed utilization by European sea bass juveniles (Dicentrachus labrax).
Aquaculture. Volume 179. Issues 1-4, 1 September 1999, page 325-334.
9. Ji-Teng, W., Yong-Jian. L., Li-Xia. T.n, Kang-Sen. M., Zhen-Yu. D., Yong. W and
Hui-Jun. Y, 2005. Effect of dietary lipid level on growth performance, lipid
deposition, hepatic lipogenesis in juvenile cobia (Rachicentron canadum). Aquaculture
249: 439-447.
10. Kestemont. P., S. Jourdanb, M. Houbarta, C. Mélardc, M. Paspatisd, P. Fontainec,
A. Cuviera, M. Kentourid and E. Barasc, 2003. Size 46 heterogeneity, cannibalism and
competition in cultured predatory fish larvae: biotic and abiotic influences.
Aquaculture, 227: 333–356.
11. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Nhà xuất bản Nông
nghiệp, 299 trang.
12. Lus M. L., Ana L. T., Eduardo D., Mark D., Dominique P. B., 2006. Effects of
lipid on growth and feed utilization of white seabass (Atractoscion nobilis) fingerlings.
Aquaculture 253: 557-563.
13. Lư Tuấn, 2013. Xác định nhu cầu protein và lipid của cá trê vàng (Clarias
macrocephalus Gunther, 1864) giai đoạn giống. Luận văn thạc sĩ, ngành Nuôi trồng
Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
14. Marimuthu K., M. Thilaga, S. Kathiresan, R. Xavier R. H. and Mas, 2012. Effect
of different cooking methods on proximate and mineral composition of striped
snackehead fish (Channa striata, Bloch). J Food Sci Techol, No. 49, p 373 – 377.
15. Nguyễn Bùi Đạt Thạnh, 2014. Ảnh hưởng của lipid trong thức ăn lên sinh trưởng
và thành phần hóa học của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus). Luận văn thạc sĩ,
ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
16. Nguyễn Hoàng Đức Trung, 2011. Ảnh hưởng của lipid trong thức ăn lên sinh
trưởng và thành phần hóa học của cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus).
Luận văn thạc sĩ, ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần
Thơ.

17. Nguyễn Tri Ân, 2011. Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn cho cá lóc
(Channa striata ) giống. Luận văn thạc sĩ, ngành Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ.
12


18. Pillay, 1990. Aquaculture Principle and Practices. Fishing New Book Publication,
575pp.
19. Rainboth, W.J., 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species
Identification Field Guide for Fishery Purposes. FAO, Rome, 265p.
20. Trần Lê Cẩm Tú, 2004. Nghiên cứu xác định nhu cầu carbohydrate và lipid của cá
rô đồng (Anabas testudineus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa
Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
21. Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền, 2006. Đánh giá khả năng chia sẻ năng
lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá rô đồng (Anabas testudineus) ở giai
đoạn giống. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 169 – 174. Trường Đại học Cần Thơ.
22. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy
sản. NXB Nông nghiệp, 191 trang.
23. Trương Quốc Phú, 2000. Bài giảng Phân tích chất lượng và quản lý môi trường
nước ao. Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ.
24. Zeitoun, I. H., Ullrey, D. E. and Magee, W. T., 1976. Quantifying nutrient
requirements of fish. J. Fish. Red. Board Can. 33: 167-172.

13



×