Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

xác định mức độ phong phú của cá lau kính pterygoplichthys disjunctivus (weber, 1991) so với các loài cá bản địa ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.16 KB, 11 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

ĐINH CÔNG DANH

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHONG PHÚ
CỦA CÁ LAU KÍNH
Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991)
SO VỚI CÁC LOÀI CÁ BẢN ĐỊA
Ở TỈNH HẬU GIANG

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. Ts TRẦN ĐẮC ĐỊNH

2014


Xác định mức độ phong phú của cá lau kính
Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991)
so với các loài bản địa ở tỉnh Hậu Giang
Đinh Công Danh
Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
The study was conducted in Hau Giang Province from May 08/2014-12/2014.
The study surveyed 60 households fishing. The aim of study is to assess the
abundance of suckermounth catfish (Pterygoplichthys disjunctivus) form in
river areas, canal areas, ditch. The results showed that the abundance of


Suckermounth catfish was highest in the 35.74±24.15% river areas, followed
by the 6:46±29.42% ditch areas and was lowest in the 14.2±3.82% canal
areas. Suckermounth catfish’s size did not change much, 0:27±0.057
(kg/child) in the river areas, canal areas 0:29±0:06 (kg/child) and ditch areas
12:26±0059 (kg/child). Processing forms to fish include: using them as food
occupies 56%, selling to market makes up 42%, 12% of them were donated,
and 10% were dropped back. In terms of the change of population, 100% of
participants said that production in the past was higher than nowadays; 62%
of participants said the production would decrease while 38% identified it
would increase in the future.
Keywords: Suckermounth catfish, production, Hau giang, populations
Title: Determine the extent of suckermounth catfish abundance than native
species in Hau Giang province.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang từ tháng 08/2014 – 12/2014.
Nghiên cứu được khảo sát trên 60 hộ khai thác thủy nhằm đánh giá mức độ
phong phú cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) ở 3 thủy vực sông,
kênh/rạch, mương/vườn. Kết quả cho thấy mức độ phong phú cá lau kính ở
thủy vực sông là 35.74±24.15% cao hơn ở thủy vực mương/vườn là
29.42±6.46% và thấp nhất ở thủy vực kênh/rạch là 14.2±3.82%. Kích cỡ cá lau
kính không có nhiều biến động, thủy vực sông là 0.27±0.057 (kg/con), thủy
vực kênh/rạch là 0.29±0.06 (kg/con) và thủy vực mương/vườn là 0.26±0.059
(kg/con). Hình thức sử dụng ăn chiếm 56%, bán chợ 42%, cho 12% và thả lại
thủy vực chiếm 10%. Sự biến động quần đàn có 100% nhận định sản lượng
trước đây cao hơn hiện tại, 62% nhận định sẽ giảm và 38% nhận định sẽ tăng
trong tương lai.
Từ khoá: Cá lau kính, sản lượng, Hậu Giang, quần đàn.

1



1 GIỚI THIỆU
Cá lau kính thuộc họ Loricariidae có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được du
nhập vào Việt Nam chủ yếu từ Hongkong và Singapore. Môi trường sống phổ
biến là sông, rạch, đầm lầy, ao, hồ chứa…kích thước trưởng thành 50-70 cm.
Cá chủ yếu ăn tảo, thực vật phù du, chất lơ lửng trong nước, là loài sống đáy,
phát triển tốt ở pH 5,5-8 (Nguyễn Hồng Tấn Phát, 2011).
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ.
Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong
phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Hậu Giang có một hệ
thống kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Các con kênh
lớn là: kênh Đông Lợi, kênh Sóc Trăng, kênh Mỹ Thuận, kênh Xáng Xà No,
kinh Xáng, kênh Lô Đá, kênh Xáng Nàng Mau, kênh Xáng Bún Tàu, kênh Cái
Côn....Sông Hậu chảy ở phía Đông Bắc tỉnh với chiều dài khoảng 14 - 15 km,
qua địa bàn huyện Châu Thành. Sông có nhiều nhánh tự nhiên chảy vào tỉnh.
Phía Tây Nam của tỉnh có các con sông như: sông Cái Lớn, sông Ba, sông
Nước Đục, sông Nước Trong.... (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang,
2013). Với hệ thống kênh rạch chằn chịt và khí hậu tạo điều kiện cho sự phát
triển phong phú nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Hiện nay công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hậu Giang
đang gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin, tài liệu về thành phần loài cá phân
bố trong các thủy vực Hậu Giang. Trong đó, cá Lau Kính thuộc họ
Loricariidae là loài du nhập bắt gặp phổ biến rất nhiều trên địa bàn và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quần đàn tự nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm
đưa ra những thông tin về mức độ phong phú của cá lau kính so với các loài cá
bản địa ở tỉnh Hậu Giang, làm cơ sở dữ liệu cho ngành quản lý và phát triển
nguồn lợi cá tự nhiên.
1.2 Mục tiêu đề tài
Nhằm xác định mức độ phong phú của cá Lau Kính (Pterygoplichthys
disjunctivus) để phục vụ cho công tác định hướng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

trong các thủy vực thuộc tỉnh Hậu Giang.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định mức độ phong phú của cá Lau Kính so với các loài cá bản địa
trong 3 loại Hình thủy vực là sông, kênh/rạch, mương/vườn ở tỉnh Hậu Giang
gồm các nội dung:
Xác định sản lượng các loài thủy sản trong thủy vực đặc biệt là sản lượng
cá lau kính.
Xác định thời gian xuất hiện và sự biến động về kích thước cá lau kính
trong thời gian thực hiện nghiên cứu..

2


2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014
Địa Điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phụng hiệp và thành phố Vị
Thanh.

Hình 1. Địa điểm nghiên cứu

2.2 Phƣơng pháp thu số liệu
2.2.1 số liệu thứ cấp
Thu thập và tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến sản lượng nuôi
trồng khai thác thủy sản, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Hậu Giang.
2.2.2 Số liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn trực tiếp 20-25 phiếu cho mỗi loại Hình thủy vực
sông, kênh/rạch, mương/vườn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nội dung điều tra
bao gồm:
Thông tin chung về điều kiện kinh tế của từng nông hộ: Độ tuổi, trình độ,

nghề nghiệp chính, nghề phụ, loại nghề khai thác hiện nay, thu nhập kinh tế.
Hiện trạng khai thác thủy sản: Kinh nghiệm khai thác, đối tượng khai
thác, ngư cụ khai thác, sản lượng khai thác, sản lượng cá Lau kính khai thác
được.
Một số thông tin về giá bán, chi phí hoạt động khai thác, thu nhập bình
quân ngày, kích cỡ cá thu được. Sản lượng hộ ăn, cho, biếu, tặng…trong
tháng.
Hình thức bán cá Lau kính như chợ, thương lái, cơ sở chế biến…
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác và đề xuất.
Nhận định của người dân về xu hướng sản phẩm cá Lau Kính trong
tương lai.
3


2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm ứng dung Microsoft excell để phân tích và xử lý số
liệu.
Công thức xác định mức độ phong phú cá lau kính so với các loài cá bản
địa (Nguyễn Thị Trung Kiên, 2013).
P(%) = (Wlk/Wctn)*100
Trong đó P(%): Tỉ lệ phần trăm cá lau kính so với cá tự nhiên
Wlk: Sản lượng cá lau kính đánh bắt được (kg)
Wđtn: Sản lượng cá tự nhiên đánh bắt được (kg)
Tổng hợp các số liệu điều tra để phân tích, so sánh mức độ phong phú
của cá Lau Kính đối với các loài cá bản địa.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng chung về nghề khai thác thuỷ sản ở địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với
tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2, thuận
lợi cho sự phát triển nông nghiệp và nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. (VM-UT,

2011)
Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn
nhỏ. Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn
nước dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã
hội của huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. (Vũ Trường, 2011).
Thành phố Vị Thanh có một hệ thông sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km2. Vị Thanh vừa chịu ảnh hưởng của chế
độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều của biển Đông,
biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh. (Uỷ ban nhân nhân tỉnh, 2010).
Nghiên cứu được thực hiện trên 60 hộ tham gia khai thác trong đó tỉ lệ
ngư dân trong độ tuổi lao động từ 24-60, do khai thác thuỷ sản là hoạt động
cần có sức khỏe nên tỉ lệ ở độ tuổi này chiếm cao nhất 96,6% , độ tuổi trên
tuổi lao động chiếm 3,4% và không có ngư dân tham gia khai thác chưa đến
tuổi lao động vì đây là độ tuổi chưa đủ sức khỏe hoặc đến trường. Đa số người
dân tham gia khai thác trên 2 địa bàn thành phố Vị Thanh và huyện Phụng
Hiệp có trình độ học vấn thấp, nhưng số lượng mù chữ không cao, người dân
tham gia khai thác có trình độ học vấn tập trung cao là cấp 1 chiếm 73,3%,
trình độ học vấn cấp 2 chiếm 26.7% và không có ngư dân thuộc học vấn cao
hơn. Nghề nghiệp chính của người tham gia khai thác tập trung vào trồng mía
và làm ruộng, số lượng nghề khai thác thủy sản tương đối ít và tập trung nhiều
ở Huyện Phụng Hiệp. Kinh nghiệm khai thác của ngư dân từ 2 năm đến 26
năm, trung bình 8.15 năm, do đây là nghề truyền thống, có từ rất lâu của người
dân địa phương, ngư dân tham gia khai thác khi tuổi còn nhỏ nên kinh nghiệm
khai thác tương đối cao. Nghề nghiệp chính của ngư dân hiện tại có 11,7%
nghề khai thác thuỷ sản, 3,3% nghề trồng vườn, 28,3% nghề trồng lúa và
56,7% nghề trồng mía. Do sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng giảm, hiệu
quả kinh tế thấp nên không phụ thuộc nhiều nghề khai thác thuỷ sản mà tập
trung nhiều vào làm rẫy.
4



3.2 Ngƣ cụ khai thác ở địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 3 thủy vực kênh/rạch, sông,
mương/vườn mỗi thủy vực 20 phiếu phỏng vấn thuộc về tỉnh Hậu Giang được
trình bài trong Bảng 1.
Bảng 1: Thông tin chung về địa bàn thu số liệu
Ngư trường

địa bàn

số mẫu

kênh Quản Lộ Phụng Hiệp

Ấp Mỹ Lợi A

4

đoạn thị trấn Cây Dương

Ấp Mỹ Lợi B

10

Ấp Mỹ Hoà

3

Ấp Thạnh Phú


3

Sông Nước Đục Vị Thanh

Ấp Mỹ I

2

Đoạn thuộc xã Hoả Lựu

Ấp Tư Sáng

2

và xã Tân Tiến

Ấp Thạnh Hoà

1

Ấp Thạnh Bình

15

Mương/vườn Vị Thanh

Ấp Mỹ I

3


thuộc xã Hoả Lựu và xã

Ấp Tư Sáng

5

Tân Tiến

Ấp Thạnh Hoà

5

Ấp Thạnh Bình

7

tổng

60

Từ kết quả khảo sát 60 hộ dân tham gia khai thác cho thấy ngư dân khai
thác liên tục trong năm, vì người dân có mức trình độ thấp, nghề nghiệp chủ
yếu là trồng lúa, mía nên khai thác liên tục nhằm tăng thêm thu nhập.
Qua kết quả khảo sát Bảng 2 ngư dân thường sử dụng ngư cụ lưới giăng
cho thủy vực sông và kênh/rạch, bên cạnh đó cũng xuất hiện một số ngư dân
sử dụng ngư cụ lồng bẫy (12 cửa ngục) và dớn. Cụ thể Bảng 3, trên thủy vực
sông có 8 phiếu thuộc ngư cụ lưới rê, 7 phiếu thuộc ngư cụ lưới rê trôi và 5
phiếu thuộc ngư cụ lồng bẫy. Thủy vực kênh/rạch có 20 phiếu thuộc ngư cụ
lưới rê trôi, thủy vực mương/vườn có 20 phiếu thuộc ngư cụ dớn.
Bảng 2: Ngư cụ khai thác trên 3 thủy vực nghiên cứu

ngư cụ
lưới rê
lưới rê trôi
lồng bẫy
dớn

số mẫu
8
27
5
20

sông
8
7
5
0

kênh/rạch
0
20
0
0

mương/vườn
0
0
0
20


Ngư dân khai thác thuỷ sản thường khai thác liên tục trong năm, vì người
dân có mức trình độ thấp, nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa, mía nên khai thác
liên tục nhằm tăng thêm thu nhập và thường tập trung khai thác vào những
5


tháng nước nổi từ tháng 8-12. Số tháng khai thác nguồn lợi thủy sản trung
bình của ngư dân gần 8 tháng, cao nhất 12 tháng và ít nhất là 5 tháng (bảng 3).
Bảng 3: Số tháng khai thác trong năm
Chỉ tiêu

Số tháng khai thác

Cao nhất

12

Trung bình

7.85

Thấp nhất

5

3.3 Sự phong phú cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus trong các thủy
vực ở tỉnh Hậu Giang
3.3.1 Điều tra mức độ phong phú cá lau kính trong 3 thủy vực kênh/rạch,
sông, mƣơng/vƣờn ở huyện Phụng Hiệp và Thành phố Vị Thanh
Hiện nay, tình Hình khai thác thủy sản tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu

Long diễn ra mạnh mẽ về kỹ thuật cũng như Hình thức khai thác. Tuy nhiên
trong quá trình khai thác có những ý kiến của người tham gia khai thác về sự
ảnh của cá lau kính đến quá trình khai thác. Qua kết quả khảo sát 60 hộ trên 2
địa bàng Thành phố Vị Thanh và huyện Phụng Hiệp thu được kết quả thể hiện
như sau:
Bảng 4: Thông tin chung về cá lau kính trên 3 thủy vực.
chỉ tiêu

kênh/rạch

chi phí KT/ngày (nghìn đồng)

12.5±3.03

29.25±20.08

16.5±13.19

thu nhập/ngày (nghìn đồng)

73±13.01

98.5±36.89

72±27.83

sản lượng/ngày (kg/ngày)

15.95±15.16


17.98±14.47

15.25±6.62

tỉ lệ CLK/CTN (%)

14.2±3.82

35.74±24.15

29.42±6.46

kích cỡ CLK (kg/con)

0.29±0.06

0.27±0.057

0.26±0.059

Sông

mương/vườn

(Chú tích CLK: cá lau kính, CTN: cá tự nhiên,KT: khai thác)

Dựa vào kết quả (Bảng 4) cho thấy chi phí khai thác trung bình trên
kênh/rạch 12.5±3.03 (nghìn đồng) thấp nhất so với chi phí trung bình của thủy
vực sông 29.25±20.08 (nghìn đồng) và mương/vườn 16.5±13.19 (nghìn đồng).
Chi phí có sự trên lệch đáng kể giữa sông và kênh/rạch, mương/vườn là vì ngư

trường khai thác sông cách xa nơi ở của người tham gia khai thác. Thu nhập
trung bình ở thủy vực sông 98.5±36.89 (nghìn đồng) cao nhất so với thủy vực
kênh/rạch 73±13.01 (nghìn đồng) và thấp nhất ở thủy vực mương/vườn
72±27.83 (nghìn đồng). Sản lượng khai thác trung bình cao nhất ở thủy vực
sông 17.98±14.47 (kg) so với thủy vực mương/vườn 15.95±15.16 (kg) và thủy
vực kênh/rạch 15.95±15.16 (kg). Về kích cỡ cá lau kính không có sự thay đổi
lớn giữa các thủy vực, cụ thể là trên thủy vực sông 0.27±0.057 (con/kg), thủy
vực kênh/rạch 0.29±0.06 (con/kg) và thủy vực mương/vườn 0.26±0.059
(con/kg). Tỉ lệ % CLK/CTN ở thủy vực sông 35.74±24.15% cao hơn ở thủy
vực mương/vườn 29.42±6.46% và thấp nhất ở thủy vực kênh/rạch 14.2±3.82%.

6


Với tỉ lệ như trên cho thấy mức độ phong phú của cá lau kính ở thủy vực sông
cao hơn so với thủy vực mương/vườn và thấp nhất ở thủy vực kênh/rạch.
Kết quả khảo sát Bảng 5 cho thấy tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được
trên 3 thủy vực sông, kênh/rạch, mương/vườn đạt 331.1 (kg/ngày), trong đó
sản lượng cá lau kính đạt 69.1 (kg/ngày), sản lượng cá bản địa đạt 262
(kg/ngày). Sản lượng cá lau kính thu được có sự chênh lệch giữa các loại ngư
cụ, cụ thể ngư cụ lưới rê với số lượng 8 mẫu có sản lượng cá lau kính cao nhất
26.5 (kg/ngày), sản lượng cá bản địa 49 (kg/ngày); Tiếp theo là ngư cụ dớn
với số lượng 20 mẫu có sản lượng cá lau kính 20.8 (kg/ngày), sản lượng cá
bản địa 70.7(kg/ngày); Ngư cụ lưới rê trôi với số lượng 27 mẫu có sản lượng
cá lau kính 14.8 (kg/ngày), sản lượng cá bản địa 119.8 (kg/ngày); Cuối cùng là
lồng bẫy với số lượng 5 mẫu có sản lượng cá lau kính 7 (kg/ngày), cá bản địa
22.5 (kg/ngày). Theo kết quả nghiên cứu từ Bảng 5 cho thấy, sản lượng cá lau
kính thay đổi tùy theo từng loại ngư cụ, cụ thể lưới rê với sản lượng cao nhất
3.31 (kg/ngày/ngư cụ), tiếp theo là lồng bẫy với sản lượng 1.4 (kg/ngày/ngư
cụ), dớn với sản lượng 1.04 (kg/ngày/ngư cụ) và thấp nhất là lưới rê trôi với

sản lượng 0.55 (kg/ngày/ngư cụ).
Bảng 5. Tổng sản lượng khai thác theo ngư cụ kg/ngày
ngư cụ
lưới rê
lưới rê trôi
lồng bẫy
dớn
tổng

số mẫu
8
27
5
20
60

SL CLK
26.5
14.8
7
20.8
69.1

SL CBĐ
49
119.8
22.5
70.7
262


SL CLK/Ngư cụ
3.31
0.55
1.40
1.04
1.15

Tổng
75.5
134.6
29.5
91.5
331.1

( Chú thích: SL: sản lượng, CLK: cá lau kính, CBĐ: cá bản địa).

3.3.2 Sự ảnh hƣởng và hình thức sử dụng cá lau kính
3.3.2.1 Sự ảnh hƣởng của cá lau kính đến quá trình khai thác
Kết quả khảo sát cho thấy cá lau kính ảnh hưởng nhiều đến các hoạt
động khai thác, ngư cụ khai thác. Đa số cá lau kính ảnh hưởng đến các ngư cụ
lưới giăng (Bảng 6), lưới rê chiếm 100% trong tổng số mẫu, lưới rê trôi chiếm
74% tổng số mẫu, đối với dớn và lồng bẫy thì hầu như không bị ảnh hưởng.
Sự ảnh hưởng đến ngư cụ đó là làm rách lưới và làm chậm tiến độ khai thác
của ngư dân.
Bảng 6. Ảnh hưởng cá lau kính đến ngư cụ khai thác.
ngư cụ
lưới rê
lưới rê trôi
lồng bẫy
dớn


số mẫu
8
27
5
20

Số ngư cụ bị ảnh hưởng
100%
74%
0%
0%

Kết quả (Bảng 6) cho thấy, cá lau kính ảnh hưởng hầu hết các loại ngư
cụ lưới giăng nhưng mức độ ảnh hưởng không cao vì trong quá trình khai thác
7


ngư dân sẽ giảm tiến độ khai thác để xử lý những khó khăn khi gặp phải cá lau
kính nhằm giảm khả năng rách, hư hỏng lưới.
3.3.2.2 Sự ảnh hƣởng của cá lau kính đến môi trƣờng
Cá lau kính Pterygoplichthys disjunctivus là loài ngoại lai xâm lấn,
chúng ảnh hưởng lớn đến môi trường và các loài bản địa, gây khó khăn không
nhỏ cho người tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản. Do việc thu mẫu trên
thủy vực sông và kênh/rạch là 2 thủy vực rộng lớn, nên ngư dân hầu như chưa
phát hiện được sự ảnh hưởng đến môi trường do cá lau kính gây ra, nhưng
riêng trong thủy vực mương/vườn thì ngư dân thấy được sự ảnh hưởng của cá
lau kính vì thủy vực có quy mô nhỏ. Qua kết khảo sát thấy có 33% tổng số
phiếu phát hiện và 67% chưa phát hiện được sự ảnh hưởng. Theo kết quả Bảng
cho thấy có 17 số phiếu thuộc về thủy vực mương/vườn, 3 phiếu ở thủy vực

sông phát hiện được sự ảnh hưởng. còn lại 20 phiếu ở thủy vực kênh/rạch, 17
phiếu ở sông và 3 phiếu ở mương/vườn chưa phát hiện được sự ảnh hưởng của
cá lau kính đến môi trường.

Hình 2: mức độ ảnh hưởng của cá lau kính đến môi trường.

3.3.2.3 Hình thức sử dụng cá lau kính đánh bắt đƣợc
Kết quả nghiên cứu Hình 3 cho thấy ngư dân đánh bắt được cá lau kính
đa số sử dụng làm thức ăn và bán chợ, chỉ 1 số ít sử dụng để cho và thả lại
thủy vực. Cụ thể sử dụng để ăn chiếm 56%, sử dụng đê bán chợ 42%, sử dụng
để cho 12% và thả lại thủy vực chiếm 10%. Kết quả Hình 7 cũng cho thấy ngư
dân thường sử dụng cá lau kính để bán xuất hiện ở những hộ có sản lượng lớn
hơn 1kg chiếm 19 phiếu và từ 0.5kg-1kg 3 phiếu. Những hộ sử dụng để ăn
thường xuất hiện ở sản lượng cá lau kính từ 0.5-1kg chiếm 23 phiếu và lớn
hơn 1kg chiếm 8 phiếu. Còn lại sử dụng cho 7 phiếu và thả lại 6 phiếu xuất
hiện ở những hộ có sản lượng cá lau kính nhỏ hơn 0.5kg.

Hình 3: Hình thức sử dụng cá lau kính
8


3.3.2.4 Nhận định về biến động nguồn lợi cá lau kính ở địa phƣơng
Vì lý do ngư dân tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản nhỏ lẽ nên không
thể xác định chính xác về những biến động của cá lau kính so với trước đây và
trong tương lai, nghiên cứu chỉ ghi nhận được một số thông tin cơ bản được
thể hiện trong Hình 4. Kết quả cho thấy 100% tổng số 60 phiếu cho rằng sản
lượng cá lau kính trong thủy vực cao hơn hiện tại, về nhận định trong tương
lai có 37 phiếu sẽ tăng và 23 phiếu sẽ giảm. Theo kết quả khảo sát về xu
hướng thay đổi của cá lau kính vì lý do hiện tại cá lau kính có mức tiêu thụ
cao, mang lại thu nhập cho ngư dân, bổ sung nguồn thực phẩm. Hiệu quả

mạng lai từ cá lau kính được nhận định từ Hình 5, có 31 hộ sử dụng và 29 hộ
không sử dụng là nguồn giá trị thực phẩm, về hiệu quả kinh tế có 22 hộ sử
dụng để bán chợ và 38 không bán chợ, có 100% tổng số 60 phiếu nhận định cá
lau kính không giải quyết được vấn đề việc làm.

Hình 4: nhận định xu hướng thay đổi

Hình 5: Nhận định về hiệu quả mang lại

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
4.1.1 Mức độ phong phú cá lau kính (tỉ lệ cá lau kính/cá tự nhiên) trong 3
thủy vực kênh/rạch, sông, mƣơng/vƣờn
Mức độ phong phú cá lau kính so với loài bản địa trong 3 thủy vực sông,
kênh/rạch, mương/vườn hiện tại cho thấy mức độ phong phú ở thủy vực sông
35.74±24.15% cao hơn ở thủy vực mương/vườn 29.42±6.46% và thấp nhất ở
thủy vực kênh/rạch 14.2±3.82%.
4.1.2 Sự ảnh hƣởng và hình thức xử lý cá lau kính
Qua kết khảo sát thấy có 33% tổng số phiếu phát hiện và 77% chưa phát
hiện được sự ảnh hưởng của cá lau kính đến môi trường. Cá lau kính ảnh
hưởng hầu hết các loại ngư cụ lưới giăng như lưới rê chiếm 100% trong tổng
số mẫu, lưới rê trôi chiếm 74% tổng số mẫu, đối với dớn và lồng bẫy thì hầu
như không bị ảnh hưởng.
Hình thức sử dụng cá lau kính khai thác được cụ thể sử dụng để ăn chiếm
56%, sử dụng đê bán chợ 42%, sử dụng để cho 12% và thả lại thủy vực chiếm
10%.

9



4.1.3 Nhận định về biến động nguồn lợi cá lau kính ở địa phƣơng
Kết quả cho thấy 100% tổng số 60 phiếu cho rằng sản lượng cá lau kính
trong thủy vực cao hơn hiện tại, về nhận định trong tương lai có 37 phiếu sẽ
tăng và 23 phiếu sẽ giảm, có 100% tổng số 60 phiếu nhận định cá lau kính
không giải quyết được vấn đề việc làm.
4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu những tháng tiếp theo để xác định chính xác sự biến
động sản lượng cá lau kính trong tương lai.
Cần nghiên cứu sâu hơn về mức độ phong phú cá lau kính để thuận tiện
trong việc bảo vệ quần đàn các loài bản địa trong tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, 2013. Hậu Giang xưa và nay.
. Truy cập ngày 12/8/2014.
Nguyễn Hồng Tấn Phát, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá
lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) phân bố ở thành phố Cần Thơ.
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý nguồn lợi thuỷ sản. Trường
Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Trung Kiên, 2013. Đánh giá tác động của quần đàn cá Lau Kính
(Pterygoplichthys disjunctivus) trong các mô Hình nuôi thủy sản ở An
Giang và Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành quản lý và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản - trường Đại học Cần Thơ.
TM-UT, 2011. Tổng quan về Hậu Giang. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt
Nam. . Truy cập ngày 6/11/2014.
Vũ Trường, 2011. Tổng quan về Phụng Hiệp. Huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu
Giang. . Ngày truy cập 6/11/2014.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2010. Điều kiện tự nhiên thành phố Vị
Thanh. . Ngày truy cập 6/11/2014.

10




×