Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của công ty tnhh ao xanh, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.3 KB, 14 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

ĐẶNG THỊ DIỄM THI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ THUỐC THÚ Y
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH AO XANH,
TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THANH TOÀN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN

2014


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ THUỐC THÚ Y
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH AO XANH, TỈNH LONG AN
Đặng Thị Diễm Thi, Nguyễn Thị Kim Quyên và Nguyễn Thanh Toàn
Khoa Thủy Sản- Trƣờng Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
The study on " Analysis of veterinary drugs consumed seafood Co., Ltd. Green Pond, Long
An Province" was conducted from August to December 2014. in order to understand the
drug market seafood consumption situation Pond products Co., Ltd. Green and measures
to help companies enhance future consumption. Research through inquiries, data
collection and interviewing staff from customers of the Company. On the market , the
Company accounted for 1 % of the total market share of the whole Mekong DeltaThe


results showed, with the method of direct sales to farmers and through agents, in 2011, sales
reached 2,060 million, in 2012 reached 2.2238 million increased 8.6 % compared with
2011, 2013 revenue increased by 94 million corresponding to 4.2 %. However, revenue
growth rate of product groups uneven. In particular, the chemical sanitizing majority, left
the group CPSH, probiotics environmental treatment ponds and product groups provide
vitamins, amino acids, minerals, food supplements also contributed to the Designated the
Company's revenues. However, the company also faced some difficult financial position is
unstable, research, market forecasts are limited and effective marketing strategy is not
good. Therefore, the company needs to capture the market demand, with a vision of the
future and have a solid knowledge of engineering.
Key words: Aquatic veterinary medicine, consumption, Green Pond Co., Ltd.
Title: Situational Analysis of veterinary drugs consumed of seafood Co., Ltd. Green Pond
, Long An Province
TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích thực trạng tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của công ty TNHH Ao Xanh,
tỉnh Long An” được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014 nhằm tìm hiểu thị trường
thuốc thủy sản, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Ao Xanh và những biện
pháp giúp Công ty nâng cao tiêu thụ trong tương lai. Nghiên cứu thông qua việc tìm hiểu
thông tin, thu thập số liệu từ nhân viên và phỏng vấn khách hàng của Công ty. Trên thị
trường, Công ty chiếm 1% tổng thị phần của toàn Đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho
thấy, với phương thức bán hàng trực tiếp cho người nuôi và qua các đại lý, năm 2011,
doanh thu đạt 2.060 triệu đồng, năm 2012 đạt 2.2238 triệu đồng tăng 8,6% so với năm
2011, năm 2013 doanh thu tăng 94 triệu đồng tương ứng với 4,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng
doanh thu của các nhóm sản phẩm không đồng đều. Trong đó, nhóm hóa chất diệt khuẩn
chiếm đa số, còn lại là nhóm CPSH, men vi sinh xử lý môi trường ao nuôi và nhóm sản
phẩm cung cấp Vitamin, Acid amin, khoáng chất, thức ăn bổ sung cũng góp phần vào
doanh thu của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng cũng gặp một số khó khăn như khả năng
tài chính chưa ổn định, nghiên cứu, dự báo thị trường còn hạn chế và chiến lược
Marketing hiệu quả chưa tốt. Vì vậy, Công ty cần nắm bắt được nhu cầu thị trường, có tầm
nhìn trong tương lai và có kiến thức vững chắc về kỹ thuật.

Từ khóa: Thuốc thú y thủy sản, tiêu thụ, công ty TNHH Ao Xanh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh về phát triển thủy sản trong khu vực
Châu Á Thái Bình Dương. Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có nhiều điều
1


kiện thuận lợi để phát triển ngành Nuôi trồng Thủy Sản (NTTS). Năm 2013, diện tích nuôi
toàn vùng là 795.000 ha, đạt sản lượng 2,2 triệu tấn, chiếm 41% so với diện tích NTTS của
cả nước (Dân Việt, 2014). Ngành NTTS ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội ở khu vực ĐBSCL. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề NTTS trong
khu vực thì các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn, chế biến, thuốc, hóa chất và chế phẩm
sinh học (CPSH) cũng có những bước phát triển đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành.
Hiện nay, cả nước có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản ước tính công suất
khoảng 4,5 triệu tấn, 200 cơ sở sản xuất CPSH và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
(Nguyễn Mạnh Cường, 2013).Theo thông tin từ công ty, tính đến thời điểm hiện tại, trên
thị trường có khoảng 2000 công ty thuốc thú y thủy sản (TYTS) lớn nhỏ. Để tồn tại và phát
triển lâu dài, các doanh nghiệp hiện nay đều tìm hiểu về điều kiện cần thiết để sản phẩm
của mình tìm được vị trí vững chắc trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Ngoài ra, kết quả tiêu thụ của sản phẩm còn phản ánh đúng đắn mục tiêu chiến
lược kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra cũng như chất lượng công tác của cả bộ máy quản
lý doanh nghiệp nói chung và bộ phận tiêu thụ nói riêng. Vì vậy, hoạt động tiêu thụ có ý
nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Do đó, đề tài: “Phân tích thực trạng tiêu
thụ thuốc thú y thủy sản của công ty TNHH Ao Xanh, tỉnh Long An” được thực hiện
nhằm cải thiện và phát triển kênh tiêu thụ thuốc TYTS theo hướng phát triển bền vững
trong tương lai.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 - 12/2014 tại công ty TNHH Ao Xanh, tỉnh Long An. Số
liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo số
lượng tiêu thụ, thông tin về công ty từ các phòng ban. Ngoài ra thông tin lấy từ các bài báo

khoa học, các website...Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn 30 khách
hàng Công ty, các thông tin thu thập chủ yếu về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và đối
thủ cạnh tranh… Các phương pháp xử lý số liệu được sử dụng như so sánh số tuyệt đối, so
sánh số tương đối, ma trận Swot và chiến lược 4P nhằm phẩn tích tình hình tiêu thụ từ đó
đưa ra giải pháp.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tổng quan về công ty TNHH Ao Xanh
Tên công ty: Công ty TNHH Ao Xanh (Green Pond Co., LTD). Công ty được thành lập
ngày 8 tháng 12 năm 2004 tại 48/4B ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Nhưng do địa điểm này nằm trong khu quy hoạch dự án xây dựng khu công nghiệp Phú An
Thạnh nên công ty phải di dời đến địa chỉ 200A/1 khu 2, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức,
tỉnh Long An (ngày 5 tháng 1 năm 2009) và hoạt động cho đến nay. Vốn kinh doanh Công
ty khi mới thành lập là 300 triệu đồng nhưng đến nay vốn hoạt động đã tăng lên khoảng 10
tỷ đồng. Công ty chuyên sản xuất, mua bán, nhập khẩu, phân phối thuốc TYTS. Thị trường
chính của công ty khi mới thành lập chủ yếu là các đại lý chuyên cung cấp các sản phẩm
thuốc TYTS dành cho con tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh như: Bến Tre, Sóc Trăng,
Bạc Liêu. Tuy nhiên, hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mở rộng khắp 13
tỉnh ĐBSCL vừa bao gồm thuốc dùng cho tôm và thuốc dùng cho cá. Cơ cấu tổ chức của
Công ty gồm: Giám đốc, Phòng kinh doanh, trong đó thì mỗi khu vực sẽ có 1 Quản lý, 2
Nhân viên thị trường và 1 Nhân viên kỹ thuật.
2


GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH

QUẢN LÝ
KHU VỰC


NHÂN VIÊN
THỊ TRƢỜNG

NHÂN VIÊN
KỸ THUẬT

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Ao Xanh
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2011- 2013)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011- 2013

Chỉ tiêu
Tổng DT từ
hoạt động KD
Tổng CP từ
hoạt động KD
Tổng LN
trước thuế
Tổng thuế
TNDN
Tổng LN sau
thuế

2011

2012

2013

Chênh lệch
2012/2011

Số tiền
%
(đồng)

Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
%
(đồng)

570.738.205 578.879.000 557.890.000 8.140.795

1,43

-20.989.000 -3,63

479.931.751 488.600.000 470.000.000 8.668.249

1,81

-18.600.000 -3,81

90.806.454

90.279.000

87.890.000

-527.454


-0,58

-2.389.000 -2,65

22.701.614

22.569.750

21.972.500

-131.864

-0,58

-597.250 -2,65

68.104.840

67.709.250

65.917.500

-395.590

-0,58

-1.791.750 -2,65

(Phòng Kế toán của công ty TNHH Ao Xanh)
Doanh thu của Công ty chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu qua

các kỳ phân tích có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2012, doanh thu từ hoạt động kinh
doanh tăng 8.140.795 đồng tương ứng 1,43% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013,
doanh thu lại giảm 20.989.000 đồng tức 3,63% so với năm 2012.Cũng như doanh thu, chi
phí cũng có sự biến động không ổn định. Năm 2012, chi phí từ hoạt động kinh doanh tăng
8.668.249 đồng so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí giảm 3,81% tương đương với
18.600.000 đồng so với năm 2012.
Năm 2012, lợi nhuận trước thuế giảm đi một lượng 527.454 đồng tương ứng 0.58% so với
năm 2011. Bước sang năm 2013, tuy Công ty kinh doanh cũng có lợi nhuận nhưng lợi
nhuận lại giảm đi 2.389.000 đồng tức 2,65% so với năm 2012. Nhìn chung sự biến động về
lợi nhuận trước thuế của Công ty có chiều hướng xấu khi giảm liên tục qua các kỳ phân
tích. Do lợi nhuận trước thuế giảm nên kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo. Năm
2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 395.590 đồng. Sang năm 2013, lợi nhuận sau
thuế tiếp tục giảm đi một lượng 791.750 đồng so với năm 2012.

3


Như vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có sự gia giảm lợi nhuận sau thuế
liên tục qua các năm phân tích. Có sự giảm về lợi nhuận như vậy, do tình hình tiêu thụ sản
phẩm của Công ty không ổn định. Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu không
được ổn định, giá tôm, cá giảm, tình hình dịch bệnh tăng khiến nhiều nông dân giảm diện
tích nuôi, có khi bỏ ao do thua lỗ hoặc nuôi không có lãi. Bên cạnh đó, các Công ty tham
gia vào ngành thuốc TYTS ngày càng tăng dẫn đến cạnh tranh vô cùng khốc liệt, cũng như
để tìm kiếm khách hàng các Công ty không ngại tăng chiết khấu, khuyến mãi lớn…Trước
những tác nhân như vậy, Công ty vẫn có được lợi nhuận chứng tỏ đội ngũ nhân viên công
ty đã cố gắng duy trì tình hình kinh doanh ở mức ổn định.
3.2 Tình hình tiêu thụ thuốc thú y thủy sản của công ty TNHH Ao Xanh (2011- 2013)
3.2.1 Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong Nuôi trồng Thủy Sản
Ngành công nghiệp thuốc TYTS mới chỉ được hình thành khoảng một thập niên trở lại
đây, nhưng góp phần quan trọng đối với sự phát triển của ngành NTTS của cả nước. Trong

nuôi cá tra, theo nguồn thông tin của Công ty hiện nay thuốc, hóa chất chiếm 5- 7% trong
tổng chi phí nuôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Chính (2005), tỷ lệ thuốc, hóa chất trong
cơ cấu giá thành (3,4- 5,8%) chỉ xếp sau chi phí thứ ăn và con giống; cao hơn kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (2004) chi phí thuốc hoá chất chiếm 2,15% đến
2,69%, điều này cho thấy chi phí thuốc và hóa chất trong nuôi cá tra ngày càng tăng cao.
Trong nuôi tôm sú, chi phí thuốc hóa chất chiếm 24,8% tổng chi phí , cao thứ 2 sau thức ăn
theo Huỳnh Thị Tú & ctv (2006) cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nga
(2004) tổng chi phí trung bình của thuốc và hóa chất là 21% đối với vị 1 và 20,1% đối với
vụ 2. Qua kết quả điều tra của Nguyễn Chính (2005) trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có
266 đại lý kinh doanh thuốc, hóa chất cho thủy sản, tại thành phố Cần Thơ có 77 đại lý
kinh doanh, ở hai khu vực này hiện đang lưu hành 394 sản phẩm thuốc, hoác chất của 75
nhà sản xuất khác nhau. Theo Nguyễn thị Phương Nga (2004) tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau có 983 sản phẩm thương mại thuốc, hóa chất trên 648 thuốc hoác chất được
Bộ Thủy sản cho phép sử dụng trong NTTS được cung cấp bởi 110 nhà sản xuất, kinh
doanh. Tình hình sử dụng thuốc, hóa chất tại tỉnh Đồng Tháp (Phạm Thanh Tuấn, 2004)
ghi nhận được có 90 loại thuốc, hóa chất được sử dụng với mục đích diệt tạp, phòng bệnh
và trị bệnh, kháng sinh trị bệnh cho cá có 58 loại.
3.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo số lƣợng từng nhóm mặt hàng
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty phụ thuốc rất nhiều vào diện tích nuôi trồng và
đối tượng nuôi của người dân. Từ năm 2011 đến năm 2013, Công ty tiêu thụ nhiều nhất
các sản phẩm thuộc nhóm hoá chất diệt khuẩn (cá, tôm); sản phẩm cung cấp Vitamin, Acid
amin, khoáng chất, thức ăn bổ sung (cá, tôm); chế phẩm sinh học, men vi sinh xử lý môi
trường ao nuôi (cá, tôm); khoáng kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, đặc trị cong thân (tôm).
Bên cạnh đó, sản phẩm của các nhóm khác chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu mặt
hàng.
Nhóm hoá chất diệt khuẩn (cá, tôm): qua 3 năm phân tích ta thấy số lượng của nhóm sản
phẩm này tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt hàng của Công ty. Năm 2011,
số lượng tiệu thụ của nhóm hóa chất xử lý môi trường chiếm 29% trong cơ cấu mặt hàng.
Đến năm 2012, số lượng nhóm này bán ra thị trường chiếm 31% trong cơ cấu mặt hàng,
tăng 52 thùng so với năm 2011. Năm 2013, nhóm hóa chất diệt khuẩn bán ra thị trường

4


tăng 20 thùng so với năm 2012 nhưng cũng chỉ chiếm 31% trong cơ cấu mặt hàng trong
năm. Nhóm hàng này được tiêu thụ nhiều như vậy do có nhiều loại sản phẩm, đa dạng về
dung lượng đặc trị hiệu quả các bệnh thường gặp như đóng rong, đen mang, sưng mang do
vi khuẩn, virus ở tôm và diệt nấm, ký sinh trùng, nhiễm khuẩn ở cá .
Bảng 2: Số lượng hàng hóa tiêu thụ năm 2011- 2013
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

NHÓM SẢN PHẨM
Hoá chất diệt khuẩn (cá, tôm)
Sản phẩm cung cấp Vitamin, Acid amin,
khoáng chất, thức ăn bổ sung (cá, tôm)
Men vi sinh xử lý môi trường ao nuôi (cá,
tôm)
CPSH, men vi sinh xử lý môi trường ao nuôi
(cá, tôm)
Thuốc đặc trị gan (tôm)

Thuốc đặc trị gan, thận mũ (cá)
Thuốc đặc trị gan, thận mũ (cá)
Thuốc đặc trị đường ruột (cá)
Sản phẩm đặc trị nội, ngoại ký sinh trùng (cá)
Sản phẩm phòng bệnh tôm chết sớm, đốm
trắng (tôm)
Khoáng kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, đặc
trị cong thân (tôm)
TỔNG CỘNG

SỐ LƯỢNG ( THÙNG)
NĂM 2011
NĂM 2012
NĂM 2013
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
288
29
340
31
360
31
245

24


285

26

315

27

45

4

43

4

60

5

129

13

139

13

127


11

12
2
15
17

1
0
1
2

12
2
10
17

1
0
1
2

10
3
10
5

1
0
1

1

16

2

18

2

18

2

25

2

14

1

16

1

212

21


216

20

220

19

1006

100

1096

100

1147

100

Nhóm sản phẩm cung cấp Vitamin, Acid amin, khoáng chất, thức ăn bổ sung (cá, tôm):
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng. Cũng như nhóm hóa chất diệt khuẩn, số lượng
tiêu thụ của nhóm này cũng tăng qua các năm. Năm 2011, số lượng là 245 thùng, chiếm
24% trong cơ mặt hàng. Số lượng tiêu thụ liên tục tăng từ 285 thùng (2012) lên 315 thùng
(2013), theo đó tỷ trong trong cơ cấu mặt hàng cũng tăng từ 26% lên 27%. Năm 2012 –
2013 diện tích nuôi tôm thẻ tăng, thời gian nuôi ngắn, mật độ nuôi cao nên nhu cầu về
khoáng chất cung cấp cho tôm thẻ là rất cao (nhu cầu về khoáng của tôm thẻ cao gấp 3 lần
tôm sú), tình hình dịch bệnh tăng nên nhu cầu về Vitamin tăng sức đề kháng, phòng bệnh
rất cao.
Nhóm CPSH, men vi sinh xử lý môi trường ao nuôi (cá, tôm): chiếm tỷ trọng khá cao trong

cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, qua 3 năm phân tích thì số lượng tiêu thụ của nhóm sản phẩm
này không ổn định. Năm 2011, tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm 13% trong cơ cấu mặt
hàng. Năm 2012, tình hình tiêu tụ sản phẩm của Công ty tăng nhưng không cao nên tỷ
trọng trong cơ cấu mặt hàng cũng không có gì thay đổi (13%) vì trong năm 2012 số lượng
sản phẩm chung của Công ty được tiêu thụ nhiều chứ không phải chỉ duy nhất một mặt
hàng này. Năm 2013, số lượng sản phẩm của nhóm này được tiêu thụ giảm so với năm
2012 là 12 thùng và tỷ trọng cũng giảm theo chỉ còn 11% trong cơ cấu mặt hàng. Số lượng
giảm là do tình hình nuôi tôm có sự thay đổi: tỷ lệ tôm thẻ tăng 80%, tôm sú giảm còn 20%
so với tổng diện tích nuôi tôm ( nhu cầu CPSH trong nuôi tôm cao hơn nuôi cá do sợ dịch
bệnh, nuôi tôm rất ít thay nước trong ao, còn cá thì phải thay nước ra vào khi nước ao dơ).

5


Nhu cầu xử lý nước trong quá trình nuôi tôm thẻ so với tôm sú là rất thấp do thời gian nuôi
ngắn hơn tôm sú.
Nhóm khoáng kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, đặc trị cong thân (tôm): tỷ trọng của nhóm
sản phẩm này chiếm khá cao. Nhìn chung, qua 3 năm phân tích số lượng tiêu thụ của nhóm
sản phẩm này tăng đều qua các năm. Năm 2011 (212 thùng), năm 2012 (216 thùng), năm
2013 (220 thùng). Tuy số lượng tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của nhóm hàng này lại
giảm. Mỗi năm đều giảm đi 1%, từ 21% (2011) giảm còn 19% (2013). Do số lượng bán ra
không nhiều so với các sản phẩm của các nhóm hàng khác.
3.2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu của từng nhóm mặt hàng
Bảng 3. Doanh thu theo từng nhóm mặt hàng từ năm 2011- 2013
DOANH THU
NHÓM SẢN PHẨM

NĂM
2011
(triệu

đồng)

%

NĂM
2012
(triệu
đồng)

%

NĂM
2013
(triệu
đồng)

%

Hóa chất diệt khuẩn

700

34%

836

37%

828


36%

Sản phẩm cung cấp Vitamin, Acid amin, khoáng
chất, thức ăn bổ sung

270

13%

330

15%

388

17%

Men vi sinh đường ruột

75

4%

74

3%

100

4%


Chế phẩm sinh học, men vi sinh xử lý môi
trường ao nuôi

450

22%

475

21%

447

19%

Thuốc đặc trị gan

30

1%

30

1%

25

1%


Thuốc đặc trị gan, thận mũ

30

1%

28

1%

45

2%

Thuốc đặc trị phân trắng

45

2%

30

1%

40

2%

Thuốc đặc trị đường ruột


35

2%

35

2%

40

2%

Sản phẩm đặc trị nội, ngoại ký sinh trùng

50

2%

55

2%

55

2%

Sản phẩm phòng bệnh tôm chết sớm, đốm trắng

75


4%

48

2%

52

2%

Khoáng kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, đặc trị
cong thân

300

15%

297

13%

312

TỔNG CỘNG

2060

100%

2238


100%

2332

13%
100%

Doanh thu là chỉ tiêu cần thiết đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty. Thông qua
doanh thu từ việc bán sản phẩm ta có thể thấy được sản phẩm nào bán chạy và sản phẩm
nào bị ứ đọng. Qua bảng phân tích, tổng doanh thu của các nhóm sản phẩm năm sau đều
cao hơn năm trước. Năm 2011, doanh thu đạt 2.060 triệu đồng, năm 2012 đạt 2.2238 triệu
đồng tăng 8,6% so với năm 2011, năm 2013 doanh thu tăng 94 triệu đồng tương ứng với
4,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng doanh thu của các nhóm sản phẩm không đồng đều. Để đánh
giá kết quả doanh thu tiêu thụ, chỉ phẩm tích những nhóm mặt hàng chủ yếu của Công ty.
Trong cơ cấu doanh thu thì nhóm hóa chất diệt khuẩn chiếm đa số, cụ thể là trong năm
2011 doanh thu của nhóm này đạt 700 triệu đồng chiếm 34% trong tổng doanh thu, năm
2012 đạt 836 triệu đồng chiếm 37% trong tổng doanh thu và năm 2013 doanh thu giảm còn
828 triệu đồng chiếm 36% trong tổng doanh thu. Mặc dù, doanh thu giảm vào năm 2013
nhưng nhóm hóa chất diệt khuẩn vẫn là nhóm sản phẩm chủ lực của Công ty trong những
năm qua, bằng chứng là doanh thu của nhóm hàng này vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn các
nhóm khác trong những năm qua.
6


Nhóm sản phẩm đem lại doanh thu cao thứ hai là nhóm CPSH, men vi sinh xử lý môi
trường ao nuôi. Năm 2011, doanh thu đạt 450 triệu đồng, chiếm 22%, năm 2012 là 475
triệu đồng nhưng chỉ chiếm 21% trong tổng doanh thu, do năm 2012 là năm nhóm hóa chất
diệt khuẩn được tiêu thụ nhiều nhất nên tỷ trọng của một số nhóm hàng giảm. Đến năm
2013, doanh thu đạt 447 triệu đồng, chiếm 19% trong tổng doanh thu.

Tuy số lượng tiêu thụ của nhóm khoáng kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, đặc trị cong thân
nhiều hơn nhóm CPSH, men vi sinh xử lý môi trường, nhưng doanh thu lại thấp hơn nhiều.
Năm 2011, doanh thu đạt 300 triệu chiếm 15% trong tổng doanh thu. Năm 2012 là 297
triệu đồng chiếm 13%, đến năm 2013 doanh thu là 312 triệu đồng chiếm 13% trong tổng
doanh thu. Có sự thay đổi như vậy là do, sản phẩm trong nhóm CPSH, men vi sinh xử lý
môi trường đa dạng hơn, dành cả cho tôm và cho cá, còn nhóm khoáng kích thích tôm lột
xác, cứng vỏ, đặc trị cong thân chỉ dành cho tôm.
Nhóm sản phẩm cung cấp Vitamin, Acid amin, khoáng chất, thức ăn bổ sung là một trong
những nhóm sản phẩm có doanh thu tăng dần qua các năm phân tích. Năm 2011, doanh thu
đạt 270 triệu đồng chiếm 15% trong tổng doanh số, lần lượt tỷ trọng này này tăng dần qua
các năm, 15% (2012), 17% (2013) tương ứng với doanh thu 330 triệu đồng 92012) và 388
triệu đồng (2013).
3.2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ ở các thị trƣờng qua 3 năm (2011-2013)
Bất kỳ một doanh nghiệp hay công ty cũng đều coi trọng thị trường tiêu thụ, bởi chỉ khi
tiêu thụ được sản phẩm công ty mới có vốn để tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên mỗi thị trường
có đặc điểm riêng, nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Vì vậy, công ty đã nghiên cứu thị
trường trước khi đưa sản phẩm vào tiêu thụ.
Khi mới thành lập thị trường chủ yếu của Công ty là các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc
Liêu. Đến nay, thị trường đã được mở rộng sang hết các tỉnh ĐBSCL. Nhìn vào hình, thị
trường chủ yếu của công ty tập trung ở 4 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre.
Qua 3 năm, tuy thị trường của 4 tỉnh này có sự không ổn định nhưng vẫn chiếm được tỷ
trọng cao nhất so với các tỉnh còn lại ( Long An, Tiềng Giang, Kiêng Giang, Cần Giờ, Nhà
Bè, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang).
Tỉnh Sóc Trăng: Mặc dù doanh thu ở thị trường này luôn dẫn đầu nhưng vẫn chưa có sự ổn
định. Năm 2011, doanh thu đạt 320 triệu đồng, chiếm 15% trong tổng thị phần. Đến năm
2012, tỷ trọng trong thị phần không thay đổi nhưng doanh thu đạt được 330 triệu đồng, đây
là năm hầu hết doanh thu ở các tỉnh đều tăng. Nhưng đến năm 2013, doanh thu giảm còn
325 triệu đồng, làm cho thị phần cũng giảm đi 1% còn 14%.
Tỉnh Bạc Liêu: Doanh thu năm 2011 của thị thường này là 270 triệu đồng, chiếm 13%
trong tổng thị phần của công ty. Năm 2012 là sự gia tăng nhanh về doanh thu cũng như là

thị phần (350 triệu đồng, 16%). Nhưng đến năm 2013, doanh thu và thị phần đền giảm còn
335 triệu đồng và 14%.
Tỉnh Trà Vinh: Đây là thị trường tiềm năng của Công ty trong những năm qua. Qua các
năm phân tích thì việc tiêu thụ ở thị trường này ngày càng tăng, doanh thu cũng như thị
phần ở đây ngày càng được mở rộng. Năm 2011 và năm 2012 doanh thu đều đạt 230 triệu
đồng, nhưng thị phần lại giảm 11% (2011), 10%(2012). Năm 2013, có sự khả quan về tình
hình tiêu thụ tại đây, doanh thu đạt 335 triệu đồng, chiếm 14% trong tổng thị phần.

7


Năm 2011
Khác
42%

Bến Tre
10%

Năm 2012
Trà Vinh
11%

Bến Tre
9%

Khác
43%

Trà Vinh
10%


Sóc trăng
16%
Cà Mau
8%

Sóc trăng
15%
Cà Mau
7%

Bạc Liêu
13%

Bạc Liêu
16%

Năm 2013
Bến Tre
10%

Khác
42%

Trà Vinh
11%
Sóc trăng
16%

Cà Mau

8%

Bạc Liêu
13%

Hình 3: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở các thi trường chính qua 3 năm

Tỉnh Bến Tre: So với 3 tỉnh trên thì Bến Tre có thị phần trong thị trường tương đối thấp.
Doanh thu qua 3 năm phân tích đều tăng 200 triệu đồng (2011), 210 triệu đồng (2012), và
220 triệu đồng (2013) nhưng tỷ trọng thị phần không hài hòa, 10% (2011), 9% (2012), 9%
(2013).Ở các thị trường còn lại do Công ty mới xâm nhập thị trường nên số lượng tiêu thụ
còn ít. Đặc biệt thị trường Cà Mau là thị trường tiềm năng mà Công ty đang nhắm tới để
phát triển hơn trong tương lai.
3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tình tiêu thụ của công ty.
3.3.1 Nhân tố chủ quan
Giá bán
Đối với mỗi Công ty thì giá bán vô cùng quan trọng trong việc quyết định dến tình hình
tiêu thụ, lợi nhận và sự tồn tại của Công ty. Hiện tại, công ty chỉ thay đổi giá bán theo sự
thay đổi của thị trường. Công ty áp dụng chính sách định giá như sau:
Định giá theo hình thức bán hàng: tùy theo hình thức bán hàng (đại lý hay bán lẻ) thì Công
ty có mức giá bán cho hai đối tượng này khác nhau. Đối với đại lý, giá bán sẽ được giảm từ
10 đến 20% so với giá bán lẻ.
Chính sách chiết khấu doanh số, tặng thêm sản phẩm: Công ty thường có các mức ưu đãi
cho các đại lý khi đạt doanh số bán cao vào cuối năm thưởng 5- 15% doanh số bán, nếu
những khách hàng thanh toán tiền hàng trước hạn sẽ được hưởng chiết khấu tiền mặt 36%. Trong tháng thường có những đợt khuyến mãi khi khách hàng mua với số lượng lớn sẽ
được tặng thêm sản phẩm.
8


Giá bán nhân nhượng: tuy có bảng giá cụ thể nhưng đối với khách hàng quen và mua với

số lượng lớn có thể nhân nhượng giá nhưng vẫn có lợi nhuận giúp Công ty giữ được mối
quan hệ tốt với khách hàng và giữ được khách hàng lớn.
Chất lƣợng sản phẩm
Sản phẩm của Công ty hiện nay là các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, khoáng, vitamin,
men vi sinh vừa cải tạo môi trường nuôi, vừa chữa trị các bệnh ở tôm, cá. Nên chất lượng
là mối quan tâm hàng đầu của Công ty cũng như là người nuôi. Công ty nên trang bị các
thiết bị sản xuất cũng như là trình độ về kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm an toàn về môi
trường cũng như trong thực phẩm cho người tiêu dùng, nhằm giúp cho nghề nuôi tôm, cá
phát triển ổn định và bền vững.
SẢN CÔNG TY
XUẤT
Phƣơng thức bán hàng

ĐẠI LÝ CẤP 1
(100 hộ)

HỘ NUÔI

FARM
(Quy mô 10 - 12 ha)

ĐẠI LÝ CẤP 2

Hình 4: Kênh phân phối thuốc của công ty TNHH Ao Xanh
Có 2 kênh phân phối chính là trực tiếp đến các Farm có quy mô lớn từ 10 đến 20 ha và
kênh phân phối gián tiếp qua đại lý cấp 1 (trung bình khoảng 100 hộ nuôi)  đại lý cấp
2→ hộ nuôi nhỏ lẻ. Điều này rất phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Phương Nga (2004).
Hình thức thanh toán tiền của khách hàng là trả tiền mặt nếu mua với số lượng nhỏ hoặc
chuyển khoản qua ngân hàng khi mua số lượng lớn, thông báo việc chuyển tiền bằng cách
Fax giấy chuyển tiền cho Công ty, thời hạn thanh toán không quá 10- 15 ngày cho mỗi đợt

giao hàng
Quan hệ thƣơng mại
Để có những mối quan hệ lâu dài với khách hàng, Công ty đã có những chiến lược: thường
xuyên thăm hỏi khách hàng và có những ưu đãi trong mua bán; sản phẩm thuốc phải chất
lượng và đạt hiểu quả cao; tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách
hàng trong từng thời điểm.
3.3.2 Nhân tố khách quan
Nguyên liệu
Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ chính là đầu
vào nguyên liệu. Để có được sản phẩm và chất lượng sản phẩm tốt, Công ty phải tìm được
nơi cung cấp nguyên liệu tin cậy. Công ty đang nhập nguyên liệu từ công ty TNHH Tân
Hùng Thái, chuyên bán các hóa chất xuất sứ từ Trung Quốc và Ấn Độ; Công ty TNHH
Trại Việt chuyên kinh doanh nguyên liệu cho sản xuất thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy
sản. Bên cạnh đó, công ty còn nhập một số thuốc từ công ty TNHH RuBy, công ty TNHH
Thành Nhơn.

9


Thời tiết, dịch bệnh và thị trƣờng
Những năm gần đây, thời tiết biến đổi thất thường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến
diện tích, năng suất, mùa vụ vùng nuôi trồng thủy sản. Thời tiết thay đổi đột ngột, môi
trường ô nhiễm, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, xuất hiện ngày càng nhiều, khó kiểm
soát. Đó cũng là cơ hội để Công ty có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm thuốc, hoá chất.
Tuy nhiên, thời tiết và dịch bệnh cũng là thách thức đối với Công ty, khi mà Công ty phải
nghiên cứu và chế ra các loại thuốc, hóa chất cải tạo môi trường cũng như giảm thiểu dịch
bệnh có hiệu quả cũng như người nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền
cho Công ty theo thời hạn. Hơn nữa, nhiều công ty không ngần ngại tăng mức chiết khấu
lên 60 - 70%, gây hệ quả là áp lực giá lên người nuôi làm chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến
giảm lợi nhuận và không thể phát triển diện tích nuôi. Bên cạnh đó, một số không tăng giá

nhưng giảm chất lượng dẫn đến môi trường nuôi ngày càng suy thoái, dịch bệnh tăng làm
người nuôi thua lỗ và giảm diện tích nuôi, nên việc tìm thị trường mới và tiêu thụ thuốc sẽ
gặp nhiều khó khăn. Việc có nhiều đối thủ cạnh tranh tạo ra sức ép rất lớn cho Công ty về
giá, khách hàng, chất lượng sản phẩm và sản phẩm mới. Tình hình xuất khẩu không ổn
định cũng tác động đến người nuôi, sẽ ảnh hưởng việc tiêu thụ thuốc của Công ty.
Về thị trường thuốc thủy sản, hiện nay rất sôi động, các công ty gia nhập ngành ngày càng
nhiều, tạo nên tình thế cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Hiện nay, có trên 20 công ty là đối thủ
cạnh tranh với công ty TNHH Ao Xanh, đứng đầu là công ty TNHH Đất Việt (20%), tiếp
đến là công ty CP SXKD Vật tư và thuốc thú y Vimedim (15%), công ty Liên doanh
BiopharmaChieme (10%), công ty TNHH O.P.S (10%), công ty TNHH Ao Xanh chỉ
chiếm 1% tổng thị phần, còn lại 44% là các công ty thuốc TYTS khác (
Công ty TNHH Đất Việt
20%
44%

Công ty Lien doanh BiopharmaChime
10%

Công ty TNHH O.P.S

Công ty CP SXKD Vật tư và TTY Vimedim
10%
1%

15%

Công ty TNHH Ao Xanh
Khác

Hình 5: Thị phần của một số Công ty ở ĐBSCL

Chính sách của nhà nƣớc
Có nhiều chính sách Nhà nước ban hành ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động
Công ty. Các cơ quan Nhà nước thay đổi, bổ sung danh mục thuốc thủy sản được phép lưu
hành, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng theo quy định. Việc thử nghiệm, kiểm nghiệm, thủ tục
đăng ký, công nhận thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật ảnh hưởng đến việc
đưa sản phẩm mới ra thị trường của Công ty. Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ
lãi suất cho các Công ty kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Đây là nhân tố
khuyến khích công ty tăng sản xuất kinh doanh.

10


3.4 Giải pháp nâng cao tiêu thụ sản phẩm thuốc thủy sản của công ty
Bảng 4: Tóm tắt ma trận SWOT
Cơ hội (O)
1. Thời tiết thay đổi, dịch bệnh
ngày càng nhiều.
2. Nhu cầu của người nuôi
ngày càng cao.
3. Nhà nước có những chính
sách khuyến khích, ưu đãi đối
với ngành thủy sản.
4. Nuôi trồng thủy sản diễn ra
quanh năm.
Điểm mạnh (S)
S+O
1. Kỹ thuật – công nghệ đáp ứng S1, S2+ O1, O2, O4: Nghiên
được yêu cầu của thị trường.
cứu và phát triển sản phẩm.
2. Có nhiều kinh nghiệm trong S3+ O2, O3, O4: Mở rộng thị

ngành.
trường.
3. Quan hệ thương mại rộng rãi.
Điểm yếu (W)
W+O
1. Nghiên cứu, dự báo thị trường W2, W3 + O3: Tăng cường
còn hạn chế.
xúc tiến quảng bá sản phẩm.
2. Khả năng tài chính công ty W1 + O1, O2, O4: Nâng cao
chưa ổn định.
khả năng nghiên cứu thị
3. Chiến lược Marketing truyền trường.
thông chưa đạt hiệu quả tốt.

MA TRẬN
SWOT

Thách thức (T)
1. Cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, không lành mạnh
trên thị trường.
2. Thuốc không chất lượng,
thuốc giả không kiểm soát
được.
3. Tình hình xuất khẩu và giá
thủy sản không ổn định.
S+T
S1, S2+ T1, T2: Tăng cường
xúc tiến quảng bá sản phẩm.
S1, S2, S3+ T3: Nghiên cứu

và phát triển sản phẩm.
W+T
W2, W3 + T1, T2: Mở rộng
thị trường.
W1+T1, T2, T3: Nâng cao
khả năng nghiên cứu thị
trường.

3.4.1 Nâng cao khả năng nghiên cứu thị trƣờng
Là việc cần thiết đối với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào muốn duy trì hay mở rộng thị
trường. Công ty cần thu thập thông tin, số liệu về thị trường rồi so sánh, phân tích, nhà
quản lý có thể đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch Marketing. Bên cạnh đó, Công
ty cũng có thể đưa ra những chính sách giá hợp lý (tùy theo điều kiện của từng khu vực,
mô hình nuôi, mà người nuôi lựa chọn giá cả hoặc chất lượng thuốc). Ngoài ra, công ty cần
đào tạo một đội ngũ nhân viên giám sát nhằm dự báo và nắm bắt được nhu cầu của người
sử dụng thuốc trong tương lai dựa trên tình hình thời tiết, dịch bệnh.
3.4.2 Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ
Để mở rộng thị trường, Công ty nên hoàn thiện kênh phân phối nhằm vừa đem lại lợi
nhuận tối đa vừa làm hài lòng khách hàng. Phân phối trực tiếp ta thấy tiện lợi nhất, tuy
nhiên lượng khách hàng còn ít, việc tiếp cận còn khó khăn, chưa kể đến sự cạnh tranh của
các đối thủ cùng ngành. Do vậy để củng cố thêm kênh phân phối này ta cần có các công cụ
hỗ trợ la website Công ty, thường xuyên cập nhật sản phẩm, giá thành hợp lý, người sử
dụng nào cũng sẽ tìm đến. Đó là bước khởi đầu cho Công ty muốn mở rộng thị trường và
tìm kiếm khách hàng sau này.

11


3.4.3 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Đứng trước cạnh tranh và gia nhập ngành của nhiều Công ty, việc nghiên cứu, cải tiến và

tạo ra sản phẩm mới là vô cùng quan trọng. Với việc được đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu
vào có chất lượng nên sản phẩm làm ra sẽ đảm bảo được hiệu quả khi sử dụng, Công ty
không nên vì lợi nhuận hoặc cạnh tranh thiếu lành mạnh mà giảm chất lượng sản phẩm ảnh
hưởng đến uy tín về lâu dài. Hơn nữa, Công ty phải không ngừng nghiên cứu tạo ra sản
phẩm theo công nghệ mới, bao bì bắt mắt và có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng sản phẩm
trên bao bì để đáp ứng nhu cầu thực tại của thị trường. Đặc biệt, không có sự trùng lắp với
những sản phẩm trên thị trường để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành
thuốc thú y thủy sản.
3.4.4 Tăng cƣờng xúc tiến quảng bá sản phẩm
Mục tiêu của Công ty là tăng lợi nhuận, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, mở rộng sản xuất
tạo nên tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, Công ty cần lựa
chọn các hình thức quảng cáo đơn giản lại hiệu quả, đăng thiết lập quảng cáo trên các
website của Công ty và liên kết với các website cộng đồng. Với sự phát triển của các mạng
xã hội với hàng triệu người dùng đó là cách đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng tốt nhất.
Đồng thời, Công ty cũng có thể tham khảo hình thức mua sản phẩm với giá ưu đãi nhằm
thu hút khách hàng đến gần với thương hiệu của Công ty hơn.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Quá trình phân tích tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Ao Xanh giai đoạn 2011 - 2013,
lợi nhuân năm 2012 giảm 0,58 %, sang năm 2013 lợi nhuận tiếp tục giảm 2,65 %. Trong
những năm 2011 - 2013, nhóm hóa chất diệt khuẩn (34 - 36%), nhóm sản phẩm cung cấp
Vitamin, khoáng chất, thức ăn bổ sung (13 - 17%), nhóm chế phẩm sinh học xử lý môi
trường ao nuôi (19 - 22%) và nhóm khoáng kích thích lột xác, cứng vỏ, đặc trị cong thân
(13 - 15%) là các nhóm sản phẩm có số lương tiêu thụ cao của Công ty.
Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng là những thị trường lớn của Công ty. Trong đó, tỷ
lệ tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 3 năm ( 2011 - 2013) ở Sóc Trăng dao động từ 15 16%, Bạc Liêu từ 13 - 16%, Trà Vinh từ 10 - 11%, Bến Tre từ 9 - 10%. Bên cạnh đó, thị
trường Cà Mau là thị trường tiềm năng mà Công ty đang hướng đến trong tương lai.
4.2 Đề xuất
4.2.1 Đối với công ty
- Công ty nên trực tiếp mở cửa hàng để phân phối thuốc, giảm được phần chiết khấu khi

bán hàng cho các đại lý khác.
- Đầu tư phòng xét nghiệm, vừa lấy mẫu xét nghiệm vừa cung cấp thuốc cho người nuôi.
- Công ty nên có vùng nuôi riêng của mình, vừa đem lại lợi nhuận vừa lấy được lòng tin
của người sử dụng dụng thuốc.
- Bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên để nâng cao năng lực chuyên môn và xử lý tốt trước
biến động của thị trường.
4.2.2 Đối với nhà nƣớc
- Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về vốn cũng như hỗ trợ về lãi vay khuyến
khích các doanh nghiệp sản xuất.
12


- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký sản phẩm bán ra thị trường.
- Các cán bộ quản lý cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện những loại thuốc không đăng
ký, thuốc giả tránh làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng.
- Xây dựng chế độ pháp lý rõ ràng, bảo về quyền lợi những công ty làm ăn hợp pháp, và có
những biện pháp ngăn chặn và xử lý những trường hợp có hình thức kinh doanh cũng như
cạnh tranh không lành mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dân Việt, 2014. ĐBSCL: Nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000ha mặt
nước truy cập ngày 4 tháng 08 năm 2014.
Huỳnh Thị Tú & ctv, 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi
tôm và sự tồn lưu của Enrofloxa acin và Farazolidone trong tôm sú.
Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi cá tra
thâm canh ở An Giang và Cần Thơ. Luận án cao học. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Mạnh Cường, 2013. Hiện trạng ngành sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học
trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản và một số kiến nghị. Bản tin kinh tế và Quy hoạch thủy
sản. Số 4-3013.
Nguyễn Thanh Phương, 2004. Báo cáo tổng quan về ứng dụng công nghệ nhằm
nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm thủy sản ở tỉnh An Giang.

Nguyễn Thị Phương Nga, 2004. Phân tích tình hình phân phối và sử dụng thuốc
trong nuôi trồng thủy sản tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Luận án cao học. Đại học Cần
Thơ.
Phạm Thanh Tuấn, 2004. Khảo sát bước đầu về tình hình sử dụng thuốc thú y thủy
sản trong nghề nuôi cá tra công nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.
Tổng cục Thống kê, 2013 . =41&thangtk
=12/2013 truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2014.

13



×