Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện hòn đất làm cơ sở điều chỉnh phương pháp quy hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.69 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-----------------------------

ĐỖ DƯƠNG THÁI NGỌC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒN ĐẤT LÀM CƠ SỞ
ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2014
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----------------------------

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒN ĐẤT LÀM CƠ SỞ
ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:


SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PGS.TS VÕ QUANG MINH

ĐỖ DƯƠNG THÁI NGỌC
MSSV: 4115060
LỚP QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K37

Cần Thơ - 2014
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu
khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày.….tháng…..năm 2014
Tác giả luận văn

Đỗ Dương Thái Ngọc

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI

“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN HÒN ĐẤT LÀM CƠ SỞ CHO ĐIỀU CHỈNH
PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH”
Sinh viên thực hiện: Đỗ Dương Thái Ngọc

MSSV: 4115060

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..................................
Đánh giá:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Trưởng Bộ Môn

ii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN HÒN ĐẤT LÀM CƠ SỞ CHO ĐIỀU CHỈNH
PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH”
Sinh viên thực hiện: Đỗ Dương Thái Ngọc

MSSV: 4115060

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trường
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn


iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN HÒN ĐẤT LÀM CƠ SỞ CHO ĐIỀU CHỈNH
PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH”
Do sinh viên Đỗ Dương Thái Ngọc (MSSV: 4115060) thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng ngày….tháng..... năm ......
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................


Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2014
Chủ tịch hội đồng
iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Đỗ Dương Thái Ngọc
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 21/09/1991
Quê quán: Ấp Sơn Hòa – xã Nam Thái Sơn – huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên Giang
Ngành học: Quản lý đất đai khóa 37
MSSV: 4115060
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Họ tên cha: Đỗ Thái Dương
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ tên mẹ: Trương Thị Nhung
Nghề nghiệp: Y sĩ

v


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn: PGS.TS.Võ Quang Minh đã tận tình hướng
dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Tài nguyên đất đai, các thầy
cô giáo trong trường Đại học Cần Thơ, đã trang bị cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện
đề tài này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Hòn Đất đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản
thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung
thêm của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

vi


TÓM LƯỢC
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Phương pháp quy hoạch sử dụng đất không ngừng được cập nhật và đổi mới phù hợp
với từng giai đoạn. Tuy nhiên, các phương pháp quy hoạch sử dụng đất hiện nay đang
bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và
phương pháp quy hoạch là hướng tiếp cận nhằm mục tiêu nghiên cứu hiện trạng quy
hoạch, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở để đề xuất phương án quy
hoạch sử dụng đất.
Đề tài đã thực hiện bằng những phương pháp sau: phương pháp điều tra, thu thập
thông tin; phương pháp thu thập, kế thừa và chọn lọc kết hợp xử lý thống kê; phương
pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp chuyên gia.
Dựa vào sự đánh giá kết quả quy hoạch, phương pháp quy hoạch sử dụng đất đã áp
dụng trên địa bàn huyện từ đó đề xuất phương pháp quy hoạch sử dụng đất một cách
hợp lý và có hiệu quả. Phương pháp này sẽ được áp dụng cho địa bàn vùng nghiên
cứu.

vii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI ...................................................................... ii
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................. iii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO.................................................................... iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ........................................................................................................v
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC ................................................................................................................... vii
MỤC LỤC..................................................................................................................... viii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................x
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................x
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................... xii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... xiv
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................................................1
1.1 Một số khái niệm.........................................................................................................1
1.2 Đất đai .........................................................................................................................2
1.2.1 Chức năng đất đai..............................................................................................2
1.2.2 Vai trò của đất đai trong quy hoạch sử dụng đất đai ........................................2
1.2.3 Vấn đề quan tâm ................................................................................................3
1.3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai..........................................................................3
1.3.1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ...............................................3
1.3.2 Tính chất và mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai.......................................4
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai ......................................5
1.3.4 Sự cần thiết của lập quy hoạch sử dụng đất đai ................................................6
1.3.5 Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất ...................................................................7
1.3.6 Vai trò của quy hoạch sử dụng đất đai ..............................................................8
1.3.7 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và các quy hoạch khác ..............8

viii


1.4 Phát triển bền vững trong quy hoạch sử dụng đất đai ...............................................10
1.5 Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất đai của một số nước.......................................10
1.6 Các phương pháp quy hoạch sử dụng đất trên thế giới .............................................12
1.6.1 Trước FAO (1993) .......................................................................................... 12
1.6.2 Các phương pháp quy hoạch sử dụng đất của FAO....................................... 12
1.6.3 Phương pháp quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân (PLUP) 16
1.7 Quy hoạch sử dụng đất đai và phương pháp quy hoạch ở Việt Nam ........................20
1.7.1 Quy hoạch sử dụng đất đai ............................................................................. 20
1.7.2 Một số phương pháp lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ở Việt Nam22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..............................................27
2.1 Phương tiện ...............................................................................................................27
2.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................27
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:.................................................................... 27
2.2.2 Phương pháp thu thập, kế thừa và chọn lọc kết hợp xử lý thống kê ............... 28
2.2.3 Phương pháp đánh giá, phân tích tổng hợp................................................... 28
2.2.4 Phương pháp chuyên gia ................................................................................ 28
2.3 Nội dung thực hiện ....................................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................................................30
3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất .............................30
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................................... 30
3.1.2 Các nguồn tài nguyên ..................................................................................... 32
3.1.3 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện ............................................ 38
3.1.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................... 39
3.2 Quy hoạch sử dụng đất và phương pháp quy hoạch huyện Hòn Đất. .......................40
3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất ................................................................................... 40
3.2.2 Phương pháp quy hoạch sử dụng đất huyện Hòn Đất năm 2000 - 2010........ 41
3.3 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất .................................................................42

3.3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến 2010.................... 42
3.2.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất .................................................... 47
ix


3.4 Đánh giá phương pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất .........................................50
3.5 Đề xuất phương pháp quy hoạch sử dụng đất huyện Hòn Đất ..................................56
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................60
4.1 Kết luận .....................................................................................................................60
4.2 Kiến nghị ...................................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

x


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

BVMT

Bảo vệ môi trường

CV-TCĐC


Công văn – Tổng cục địa chính

ĐH

Đường huyện

FAO

Food and Agricultural Organization

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực
thế giới

KT – XH

Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NQ

Nghị quyết

PA

Phương án

PLUP


Participatory Land-use planning

Phương pháp quy hoạch có sự tham
gia của người dân

QH

Quốc hội

QHSDĐĐ

Quy hoạch sử dụng đất đai

SDĐĐ

Sử dụng đất đai

SEMLA

Chương trình hợp tác Việt Nam –
Strengthening Environmental
Thụy Điển về tăng cường năng lực
Management and Land Administration quản lý đất đai và môi trường

TT-BTNMT

Thông tư – Bộ tài nguyên và Môi
trường


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình Liên Hợp Quốc về
môi trường

United Nations Environment
Programme

xi


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ hành chính huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang


30

3.2

Biểu đồ thể hiện phần trăm diện tích các loại đất huyện Hòn Đất

34

3.3

Phương pháp quy hoạch sử dụng đất huyện Hòn Đất năm 2000 - 2010

42

3.4

Biểu đồ thể hiện kết quả quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

44

3.5

Biểu đồ thể hiện biến động sử dụng đất thời kỳ 2000 – 2010

49

3.6

Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên Giang


53

3.7

Phương pháp quy hoạch tổng hợp cho quản lý bền vững tài nguyên đất đai

59

xii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Sự khác nhau giữa phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai truyền thống và
phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia

19

3.1

Diện tích phân bố các loại đất huyện Hòn Đất


33

3.2

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất huyện Hòn Đất đến
năm 2010

43

3.3

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất phát triển hạ tầng
huyện Hòn Đất đến năm 2010

46

3.4

Biến động sử dụng đất thời kỳ 2000 – 2010 huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang

48

3.5

Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2005-2010,
huyện Hòn Đất

51


3.6

So sánh ưu, khuyết điểm của các phương pháp quy hoạch sử dụng đất

59

xiii


MỞ ĐẦU
Hòn Đất là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang. Hòn Đất là
huyện đồng bằng, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu với các huyện trong Tỉnh cũng
như trong khu vực. Quỹ đất còn khá lớn, có khả năng phát triển nông nghiệp đặc biệt
là cây lúa và hoa màu, có bờ biển và biển với nguồn lợi biển phong phú đa dạng cho
phép phát triển kinh tế biển, có khu di tích lịch sử Hòn Đất và cảnh quan thuận lợi cho
phát triển du lịch, huyện có trữ lượng đá xây dựng khá để phát triển công nghiệp khai
thác đá xây dựng.... Với nhiều thuận lợi như thế nên tính đến nay tài nguyên đất đai
trên địa bàn đã được khai thác sử dụng đưa vào cho các mục đích trên 99% tổng diện
tích tự nhiên.
Trong thời gian qua công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả
nước và đã đạt được một số kết quả nhất định. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng
đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài, việc thực
hiện đúng phương án quy hoạch đóng vai trò quyết định tính khả thi và hiệu quả của
phương án quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải
phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo tính môi trường ở
địa phương. Việc sử dụng đất phải tiết kiệm tránh lãng phí quỹ đất, phân bổ hợp lý cho
nhu cầu sử dụng đất khác nhau.
Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất, đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Hòn
Đất làm cơ sở cho điều chỉnh phương pháp quy hoạch” được chọn để thực hiện với
mục tiêu:
- Nghiên cứu hiện trạng quy hoạch sử dụng đất và phương pháp quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2001 – 2010.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện đến năm 2010
- Đánh giá phương pháp quy hoạch sử dụng đất
- Đề xuất các phương pháp có hiệu quả trong quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo hài hòa
giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của
huyện.

xiv


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
Định nghĩa đất đai : Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một
vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay
có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống
dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và
động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở
quá khứ, hiện tại và trong tương lai”.
Tuy nhiên đến năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio,
Brazil, (1993), thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác
định đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của
môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề
mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động
vật, trạng thái định cư của con nguời, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá , nhà cửa.. )

(UN, 1994; FAO, 1993).
Như vậy đất đai có thể bao gồm:
 Điều kiện tự nhiên đất đai.
- Khí hậu
- Đất
- Nước
- Địa hình/địa chất
- Thực vật
- Động vật
- Vị trí
- Diện tích
 Kết quả hoạt động của con người.
“Đất đai về mặt địa lý là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất: Có những
đặc tính mà chúng ta có thể dự đoán đc, trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng
đứng từ trên xuống dưới, bao gồm: không khí, lớp địa chất, nước và quần thể sinh vật,

1


và kết quả của những hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đai trong quá
khứ, hiện tại và tương lai”. (Lê Quang Trí, 2005).
Theo định nghĩa về đất đai của Luật Đất đai Việt Nam (1993) thì “Đất đai là nguồn tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã
tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”.
Như vậy, có thể thấy đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế,
tạo ổn định chính trị và giải quyết vấn đề xã hội.
1.2 Đất đai
1.2.1 Chức năng đất đai

Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn
của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống,
điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên
liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn; lịch sử; vật mang sự
sống; phân dị lãnh thổ.
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của
con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà
xưởng, bố trí máy móc, làm đất…), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi
đứng, dùng để giao trồng, nuôi gia súc…). Như vậy, đất không phải là đối tượng của
từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta.
Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ nối tiếp của loài
người. Vì vây, trong khi sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau.
(Tổng cục Địa chính, 1996).
Theo FAO (1993) thì cụ thể đất đai có 9 chức năng: sản xuất, môi trường sống, điều
hòa khí hậu, nước, tồn trữ, kiểm soát chất thải và ô nhiễm, không gian sống, bảo tồn di
tích lịch sử và nối liền không gian sống.
Có thể nói đất đai là nền tảng cho sự sống của con người. Các chức năng của đất đai
gắn liền với việc SDĐĐ, con người có sử dụng được những chức năng này một cách
hiệu quả hay không, lâu bền hay không là tùy thuộc vào việc SDĐĐ có hiệu quả, hợp
lý hay không. Đây cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của công tác QHSDĐĐ.
1.2.2 Vai trò của đất đai trong quy hoạch sử dụng đất đai
Đất đai có giới hạn, không thể di dời hay sinh sản thêm trong khi nhu cầu về đất đai
ngày càng tăng do dân số tăng nhanh, tốc độ công nghiêp hóa, bên cạnh đó việc sử
2


dụng đất đai không hợp lý… đã gây ra áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên hạn hẹp
này. Đòi hỏi công tác lập quy hoạch sử dụng đất ngày càng phải cân nhắc nhằm sử
dụng đất đai một cách hợp lý, vừa mang lại hiệu quả kinh tế ở hiện tại và lâu dài trong
tương lai.

Theo Lê Quang Trí (2005), đất đai vừa là tài liệu sản xuất đặc biệt, vừa là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, vừa là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trong khi đó, mục đích
của QHSDĐĐ phân bố, sắp xếp sao cho việc sử dụng đất đai hợp lý đem lại hiệu quả
kinh tế và bảo vệ môi trường.
1.2.3 Vấn đề quan tâm
Theo Lê Quang Trí (2005), đất đai không thể di dời, không thể sinh sản thêm nhưng
nhu cầu của con người đối với nguồn tài nguyên quý giá này ngày một tăng. Trong
gian đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống con người còn thấp, công năng
chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức cao (công nghiệp phát triển mạnh), dân số tăng
nhanh, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp
hơn.
Kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ
giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong
quá trình sử dụng đất đai đã dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số công năng nào
đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính
toàn cầu.
1.3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
1.3.1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Theo Dent (1988; 1993), QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định
sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu
hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu
riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai.
QHSDĐĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động
trong công việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những lợi ích bền vững
nhất. (FAO, 1995).
Theo Lê Quang Trí (2005), QHSDĐĐ là sự đánh giá tiềm năng đất đai có hệ thống, có
tính thay đổi trong sử dụng đất đai và liên quan đến những điều kiện kinh tế xã hội để
chọn lọc và thực hiện các mô hình sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời QHSDĐĐ cũng

3


là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với
yêu cầu cần thiết của con người và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương
lai.
Theo Lương Văn Hinh (2003), QHSDĐĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước (thể
hiện đồng thời 3 tính chất, kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý
đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều đưa được vào sử dụng theo các mục đích nhất định),
hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích
sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến)
và có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường), thông
qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức
sử dụng đất như tư liệu sản xuất.
Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai là việc khoanh định, phân bổ đất đai vào các mục
đích sử dụng sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững nền KT - XH của đất
nước qua từng giai đoạn, làm căn cứ để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai.
Kế hoạch sử dụng đất đai là xác định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch sử dụng đất
đai đã được phê duyệt.
1.3.2 Tính chất và mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai
 Yêu cầu cho tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất đai.
Có ba điều kiện cần thiết phải có để đạt được tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất
đai:
- Cần thiết phải thay đổi cách sử dụng đất đai, hay những tác động ngăn cản một vài sự
thay đổi không nên đổi, và phải được chấp nhận bởi con người trong cộng đồng xã hội
nơi đó.
- Phải phù hợp với mong ước của chế độ chính trị.
- Có khả năng đưa vào thực hiện có hiệu quả.
Những nơi nào mà các điều kiện này chưa thỏa thì phải tiến hành từng bước một bằng
cách chọn các điểm điển hình để thực hiện, đồng thời cũng phải vận động người dân

trong vùng hay nhà nước thông qua các kế hoạch bằng những chứng minh thực tế và
giải trình rõ các mục tiêu tốt đẹp có thể đạt được trong tương tai khi quy hoạch được
thực hiện. (Lê Quang Trí, 2005).
 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai.
Theo Lê Quang Trí (2005), Mục tiêu của quy hoạch được định nghĩa như là làm thế
nào sử dụng đất đai được tốt nhất. Có thể phân chia ra tính chuyên biệt riêng của từng
4


đề án. Mục tiêu của quy hoạch có thể được gom lại trong 3 tiêu đề: hiệu quả, bình
đẳng – có khả năng chấp nhận, và bền vững.
- Hiệu quả: Sử dụng đất đai mang tính kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của
quy hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng, chất lượng
trong sử dụng đất đai. Hiệu quả chỉ đạt được khi có sự đối chiếu giữa các sử dụng đất
đai khác nhau với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tư thấp
nhất.
- Bình đẳng và có khả năng chấp nhận được: Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp
nhận của xã hội. Thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử dụng riêng biệt
cũng như phân chia tài chính hợp lý và đồng thời với các nguồn tài nguyên khác, nhằm
đảm bảo an toàn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của
các vùng nông thôn; giảm bớt những bất công trong xã hội, từng bước xóa đi sự nghèo
đói tạo ra sự bình đẳng trong SDĐĐ của mọi người trong xã hội.
- Tính bền vững: Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại
đồng thời phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong
tương lai. Điều này đòi hỏi một sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản xuất ra hang
hóa cho nhu cầu hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai
Theo Nguyễn Hữu Ngữ (2010), khi tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên
một vùng lãnh thổ nhất định, cần nghiên cứu kỹ các yếu tố sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng.

- Hình dạng và mật độ khoảnh thửa.
- Đặc điểm thủy văn, địa chất.
- Đặc điểm thảm thực vất tự nhiên.
- Các yếu tố sinh thái.
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng.
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất.
Do tác động đồng thời nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý có
hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường, cần đề ra những quy tắc chung và
riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã được phát hiện, tùy theo
từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt.
Như vậy đối tượng nghiên cứu sử dụng đất đai chính là:
5


+ Nghiên cứu quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản xuất chủ yếu.
+ Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp
với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
1.3.4 Sự cần thiết của lập quy hoạch sử dụng đất đai
Theo Đoàn Công Quỳ (1997), nước ta là nước đất trật người đông, dân số tăng nhanh,
kéo theo sự tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm và các nhu cầu tiêu dung khác.
Điều đó đòi hỏi phải đảm bảo quỹ đất hợp lý cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó
công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đang tạo ra những bước đi có sức tăng
trưởng về kinh tế xã hội cao.
Thông thường khi tốc độ tăng trưởng cao bao giờ cũng gây áp lực về đất đai, nhất là
những nơi có mật độ dân số cao, sự phát triển của ngành công nghiệp, giao thông vận
tải, văn hóa, xã hội, dịch vụ cũng đòi hỏi phải có đất. Do đó, việc tổ chức sử dụng đất
đai phải hợp lý và có hiệu quả trở thành một yêu cầu cấp bách. Chính vì vậy, nhà nước
ta đã phân cấp quản lý tài nguyên và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp.
Trong hệ thống chính quyền các cấp, cấp tỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu

tư lao động và đất đai để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ,
vững chắc và ổn định lâu dài, chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt
các quy hoạch về đất đai trên địa bàn tỉnh và là cấp trực tiếp được Chính phủ giao
quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ của tỉnh.
Luật đất đai và các văn bản sau luật đều quy định quyền hạn quản lý, sử dụng đất đai
của chính quyền cấp tỉnh đó là:
Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và trình Chính
phủ phê duyệt hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Chính quyền cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập và phê duyệt hoạch sử dụng đất cấp huyện
và một số dự án quy hoạch sử dụng đất cấp xã, hoạch sử dụng đất của vùng trọng
điểm.
Chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính được quyền cho chuyển mục đích sử dụng các
loại đất theo phân cấp và đồng thời là cấp trình Chính phủ phê duyệt cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất.
Cấp tỉnh là cấp phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện.
Để thực hiện các quyền lực nhue trên về sử dụng đất và thống nhất quản lý đất đai theo
quy định nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
6


Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh là sự định hướng sử dụng đất cho toàn bộ lãnh thổ
do tỉnh quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, đồng
thời là bước định hướng quan trọng tới các quy hoạch cụ thể trên địa bàn huyện, các
vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch giao đất, tiếp nhận đầu tư. Thiếu quy hoạch sử
dụng đất đai cấp tỉnh sẽ vừa không phát huy được vai trò quan trọng của chính quyền
trong hệ thống quản lý, quy hoạch sử dụng đất, vừa có thể gây ra những quyết định sai
lầm về sử dụng đất của các ngành vừa gây thiệt hại cho lợi ích xã hội.
1.3.5 Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ
trước mắt mà còn về lâu dài. Nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập

quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai
còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn
chế những ảnh hưởng xấu trong quản lý và sử dụng đất đai đảm bảo an toàn lương
thực (Lê Quang Trí, 2005).
Theo Nguyễn Thị Hồng Lê (2001), quy hoạch sử dụng đất đai nhằm kế hoạch phát
triển KT - XH của địa phương trên cơ sở bố trí sử dụng có hiệu quả quỹ đất. Làm căn
cứ để lập kế hoạch sử dụng đất đai hành năm, thực hiện giao đất, thu hồi đất đúng kế
hoạch. Đồng thời, đây cũng là nấng thang quan trọng để địa phương đưa ra giải pháp
tối ưu cho chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng đất đai.
Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được sự chồng chéo và
chuyển đổi mục đích tùy tiện trong quản lý sử dụng đất đai. Phát huy được thế mạnh
của địa phương, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Chương trình SEMLA đã xây dựng một cách tổng hợp về QHSDĐĐ. Cách tiếp cận
này hiện đã được thử nghiệm tại một số dự án. Mục tiêu của cách tiếp cận này là lồng
ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu và quá trình lập quy hoạch, tăng cường
sự tham gia của cộng đồng, để đảm bảo quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với các
điều kiện và xu thế của từng địa phương. “Những kết quả mà chương trình thực hiện
được trong thời gian qua là cơ sở bước đầu để hoàn thiện công tác bảo vệ tài nguyên
và môi trường. Dự án đã khép lại, nhưng những chương trình hoạt động của Semla sẽ
được ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiếp tục nhân rộng và nâng cao hơn nữa”.
Như vậy, kết quả của chương trình Semla có ý nghĩa quan trọng cho vấn đề bảo vệ
môi trường và quy hoạch đất đai hướng tới bền vững. (Tổng cục Môi trường, 2006)
Tóm lại:
- Quy hoạch sử dụng đất đai giúp địa phương thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH
trên cơ sở bố trí sử dụng đất có hiệu quả quỹ đất.
7


- Làm căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất đai hành năm, thực hiện giao đất, thu hồi đất
theo pháp luật.

- Hạn chế chồng chéo và chuyển mục đích tùy tiện trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất đai.
- Bảo vệ môi trường và QHSDĐĐ hướng tới phát triển bền vững.
1.3.6 Vai trò của quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia.
Phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất
đai.
Xử lý điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế để
quản lý vĩ mô đối với từng loại đất.
Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích, hình thành phân phôi hợp
lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích:
kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất.
1.3.7 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai và các quy hoạch khác
a) Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
Quy hoạch tổng thể phất triển kinh tứ xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi
được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế xã hội, được luận
chứng bằng nhiều phương án KT - XH về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất
theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các
vùng và các đơn vị cấp dưới.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung
cấp căn cứ khoa học cho việi xây dựng các kế hoạch phát triển KT - XH. Trong đó, có
đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ
yếu. Còn đối tượng của qui hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu
của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án qui
hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý.
Như vậy, qui hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch tổng hợp chuyên ngành,cụ thể hoá
qui hoạch tổng thể phất triển KT - XH, nhưng nội dung của nó phải được điếu hoà
thống nhất với qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH.

8


b) Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch phát triển nông nghiệp
Qui hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển KT - XH đối với
sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực
đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới qui mô các chỉ tiêu về đất
đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm, . .. trong một thời gian dài với tốc
độ và tỷ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của qui hạch sử
dụng đất đai. Qui hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên qui hoạch và dự báo yêu cầu sử
dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô,khống
chế và điều hoà qui hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại qui hoạch này có mối quan
hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau.
c) Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và phát triển của đô
thị, qui hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, qui mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ
phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện hợp lý toàn diện, bảo đảm cho
sự phát triển của đô thị được hài hoà và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc
sốngvà sản xuất. Tuy nhiên, trong qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác
định chiến lược dài hạn về vị trí, qui mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục
không gian trong khu vực qui hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và qui hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm,
cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, qui mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng…,
trong qui hoạch đô thị sẽ được điều hoà với qui hoạch sử dụng đất đai. Qui hoạch sử
dụng đất đai sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị.
Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử dụng đất đai của địa
phương.
Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử dụng đất đai của đại phương cùng
hợp thành hệ thống qui hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh. Qui hoạch sử dụng đất đai

cả nước là căn cứ của qui hoạch sử dụng đất đai các địa phương ( tỉnh, huyện, xã ).
Qui hoạch sử dụng đát đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng qui hoạch cấp tỉnh,qui hoạch
cấp huyện xây dựng trên qui hoạch cấp tỉnh.Mặt khác, qui hoạch sử dụng đất đai của
các địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ dể chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện qui
hoạch sử dụng đất đai của cả nước.

9


×