Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

phân tích ảnh hưởng của lượng tiền vay chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện cai lậy tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ TRÚC LINH
MSSV: 4114257

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG
TIỀN VAY CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CAI LẬY
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 05 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ TRÚC LINH
MSSV: 4114257

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG
TIỀN VAY CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP
CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CAI LẬY
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng


Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. LÊ KHƯƠNG NINH

Tháng 05 năm 2015


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích ảnh
hưởng của lượng tiền vay chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện
Cai Lậy tỉnh Tiền Giang”, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
các thầy cô, chính quyền địa phương, các cô, chú đang sinh sống tại địa
phương và gia đình, người thân, bạn bè.
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô đang công
tác trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ,
những người đã trang bị cho tôi hành trang kiến thức quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
thầy Lê Khương Ninh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền thụ cho
tôi những kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn các bác, các cô, chú nông dân đang cư trú trên
địa bàn huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang đã nhiệt tình hỗ trợ, chia sẻ những
thông tin và kinh nghiệm sản xuất quý giá giúp tôi bổ sung thêm kiến thức mà
những kiến thức này tôi không thể nào bắt gặp được trên giảng đường. Tôi xin
chân thành cảm ơn đối với các cô, chú, anh chị làm việc ở Văn phòng UBND
huyện Cai Lậy, Chi cục Thống kê, UBND xã Phú Nhuận đã hết lòng giúp đỡ
và cung cấp cho tôi những thông tin quan trọng để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị trong Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thị xã Cai Lậy đã tạo

điều kiện cho tôi thực tập và truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm, kiến thức
thực tế thật bổ ích.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, bác Ba và cô đã luôn ủng
hộ, động viên, khích lệ và hỗ trợ cho tôi và luôn là chỗ dựa tinh thần vững
chắc cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy, cô, các cô, chú, anh chị và gia
đình, người thân lời chúc sức khỏe, an khang, thịnh vượng và thành công
trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Võ Thị Trúc Linh
i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Võ Thị Trúc Linh

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
1.3.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4 Lược khảo tài liệu ................................................................................... 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 8
2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................... 8
2.1.1 Các khái niệm cơ bản .......................................................................... 8
2.1.2 Các đặc điểm cơ bản trong cho vay đối với nông hộ ............................ 9
2.1.3 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của
nông hộ ...................................................................................................... 10
2.1.4 Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 13
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 13
2.2.2 Phương pháp phân tích ...................................................................... 14
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................... 15
3.1 Tổng quan về huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang....................................... 15
3.1.1 Khái quát về huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang ..................................... 15
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội................................................................... 16
3.2 Tổng quan về hệ thống tín dụng trên địa bàn ........................................ 19
3.2.1 Tín dụng chính thức ........................................................................... 19
3.2.2 Tín dụng bán chính thức .................................................................... 22
3.2.3 Tín dụng phi chính thức ..................................................................... 23
Chương 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG TIỀN VAY
CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CAI LẬY

TỈNH TIỀN GIANG ................................................................................ 24
iii


4.1 Mô tả số liệu và mẫu nghiên cứu .......................................................... 24
4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ .................................................... 24
4.1.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của nông hộ xét
trên mẫu khảo sát ....................................................................................... 28
4.2 Thực trạng vay vốn chính thức của nông hộ ở huyện Cai Lậy ............... 33
4.2.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ ở huyện Cai Lậy ............................. 33
4.2.2 Tình hình lượng vốn vay tín dụng chính thức..................................... 35
4.3 Phân tích ảnh hưởng của lượng tiền vay chính thức đến thu nhập của nông
hộ ............................................................................................................... 36
4.3.1 Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa nhóm hộ có
vay vốn chính thức và nhóm hộ không vay vốn chính thức......................... 36
4.3.2 Kết quả ước lượng mô hình ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu
nhập của nông hộ ....................................................................................... 37
4.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ................. 38
Chương 5: GIẢI PHÁP ............................................................................ 42
5.1 Cơ sở đề ra giải pháp ............................................................................ 42
5.2 Giải pháp .............................................................................................. 43
KẾT LUẬN ............................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 49
Phụ lục 1: BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ .......................................... 51
Phụ lục 2: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ KIỂM
ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH .................................................... 56

iv



DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Ý nghĩa các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình ............. 13
Bảng 3.1: Giá trị và tỷ trọng của các ngành trong khu vực nông nghiệp năm
2014 ........................................................................................................... 17
Bảng 3.2: Diện tích trồng và giá trị mang lại của các loại cây trồng trong
huyện Cai Lậy năm 2014 ............................................................................ 17
Bảng 3.3: Giá trị mang lại của ngành chăn nuôi trong huyện Cai Lậy năm
2014 ........................................................................................................... 18
Bảng 3.4: Giá trị và tỷ trọng sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế
năm 2014 ................................................................................................... 18
Bảng 3.5: Thời hạn và lãi suất cho vay của tổ chức bán chính thức trên địa bàn
huyện Cai Lậy trong năm 2014 ................................................................... 21
Bảng 4.1: Thống kê về nhân khẩu học trong mẫu điều tra năm 2014 .......... 24
Bảng 4.2: Thống kê về tình hình chung của nông hộ trong mẫu điều tra năm
2014 ........................................................................................................... 25
Bảng 4.3: Tình hình sở hữu đất của nông hộ ở huyện Cai Lậy năm 2014 .... 27
Bảng 4.4: Tình hình các mối quan hệ xã hội của nông hộ huyện Cai Lậy ... 28
Bảng 4.5: Số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ ở huyện Cai Lậy trong năm
2014 ........................................................................................................... 29
Bảng 4.6: Thu nhập của nông hộ từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
ở huyện Cai Lậy năm 2014 ......................................................................... 30
Bảng 4.7: Tình hình các thông tin nông hộ ở huyện Cai Lậy được hỗ trợ ... 32
Bảng 4.8: Tình hình rủi ro thường gặp của nông hộ ở huyện Cai Lậy ......... 33
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng các nguồn vốn vay của nông hộ ở huyện Cai Lậy
năm 2014 ................................................................................................... 34
Bảng 4.10: Tình hình lượng vốn vay, chi phí vay và lãi suất vay của nông hộ ở
huyện Cai Lậy năm 2014 ............................................................................ 35
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập bình quân ............. 37
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu .................................... 38


v


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu .................................................................... 13
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất huyện Cai Lậy năm 2014 .... 16

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

NHCSXH

:

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNo&PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NHTM

:

Ngân hàng thương mại

TB

:

Trung bình

TCTD

:

Tổ chức tín dụng

TNBQ

:

Thu nhập bình quân

QTDND

:

Quỹ tín dụng nhân nhân


VN

:

Việt Nam

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là quốc gia có ngành nông nghiệp khá phát triển. Từ nhiều năm
nay, nước ta vẫn đứng hàng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và thứ sáu về
xuất khẩu thủy sản. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của nước ta.
Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước.
Tuy diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% nhưng ĐBSCL
vẫn đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30%
giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản toàn quốc (GSO,
2012). Để có thành quả đó, ngoài yếu tố kỹ thuật thì vốn sản xuất là yếu tố đầu
vào rất cần thiết. Trong nông nghiệp, người dân luôn rất cần vốn để đáp ứng
nhu cầu mở rộng sản xuất, mua máy móc, vật tư nông nghiệp, thuê mướn lao
động, ... nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu
nhập (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2011).
Ngày nay, vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn:
vốn tích lũy, vốn ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài, vốn vay chính thức, bán
chính thức và phi chính thức. Trong bối cảnh nước ta, đến cuối năm 2013: Cả
nước có 797.000 hộ nghèo; 1.443.000 hộ cận nghèo. Tổng số hộ nghèo, cận
nghèo chiếm 14,12% số hộ cả nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

Tỷ lệ nghèo đói vẫn còn khá cao. Thu nhập của nông hộ thấp nên không tích
lũy đủ vốn để tái đầu tư. Ngoài ra, vốn ngân sách có hạn vì còn đầu tư cho các
khu vực khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nông nghiệp là ngành sản xuất
tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi
ro thể chế (Bùi Thị Gia, 2005) nên không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Mặt
khác, các dự án cấp tín dụng cho người nghèo của Chính phủ thường rất ít và
nhỏ lẻ. Trong khi vốn phi chính thức với lãi suất cao làm nông hộ khó cải
thiện thu nhập. Do đó, vốn vay chính thức càng có ý nghĩa quan trọng trong
sản xuất của nông hộ.
Những năm qua, Chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ tiếp
cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thông qua Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg
ngày 30/03/1999, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 thay thế
Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Giờ đây, hộ nông dân trong cả nước có thể
vay ngân hàng đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Cũng với
hình thức này, các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục
vụ nông nghiệp, nông thôn được vay tối đa đến 200 triệu đồng. Còn các hợp
tác xã, chủ trang trại có thể vay tối đa lên đến 500 triệu đồng. Những chính

1


sách này ra đời đã giúp dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông
nghiệp, nông thôn được khơi thông. Đây là bước đột phá tạo ra sức bật mới
cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất (Đỗ Xuân Trường, 2010).
Ở nông thôn, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một huyện vùng nông thôn có nền kinh tế khá phát
triển. Những năm qua, nông dân ở huyện luôn chăm chỉ và sáng tạo trong sản
xuất để nâng cao đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông dân thiếu vốn do
thu nhập của người dân không đủ tái đầu tư và mở rộng sản xuất. Hơn nữa,
vốn hỗ trợ từ ngân sách có hạn, vì vậy vốn vay chính thức càng có vai trò hết

sức quan trọng trong sản xuất của nông hộ. Vấn đề đặt ra là nguồn vốn này có
ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của nông hộ? Đây thực sự là bài toán
không dễ dàng giải đáp. Như vậy, hiểu rõ mức độ hiệu quả của tín dụng chính
thức, từ đó có giải pháp phù hợp để nâng cao thu nhập cho nông hộ sẽ là câu
trả lời thuyết phục cho bài toán đã được đặt ra. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề
tài: “Phân tích ảnh hưởng của lượng tiền vay chính thức đến thu nhập của
nông hộ ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện là cấp thiết và có
ý nghĩa.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến
thu nhập của nông hộ ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang để đề xuất giải pháp
nâng cao thu nhập cho nông hộ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Khái quát thị trường tín dụng và cơ cấu thu nhập của nông
hộ ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Mục tiêu 2: Phân tích ảnh hưởng của lượng tiền vay chính thức đến thu
nhập của nông hộ.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của lượng tiền vay chính thức đến thu nhập
của nông hộ trong năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
2


Trong phạm vi giới hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là

lượng tiền vay chính thức trong mối quan hệ với thu nhập của nông hộ.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu
nhập của nông hộ.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Hiện tại, có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng tiền vay chính
thức đến thu nhập của nông hộ. Phần lớn chỉ là những nghiên cứu chung về
các nhân tố ảnh hưởng, trong đó có tín dụng chính thức. Các nghiên cứu này
đã chứng minh rằng thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Nhiều nghiên cứu đã đánh giá tác động của tín dụng nông thôn đối với
thu nhập của hộ gia đình trên thế giới và VN. Có những tác giả cung cấp bằng
chứng tích cực về hiệu quả của tín dụng nông thôn nhưng cũng có chương
trình tín dụng không giúp cải thiện thu nhập của hộ. Câu hỏi đặt ra là tín dụng
chính thức có tác động đến thu nhập của nông dân không? Xuất phát từ thực
tiễn trên, Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015) đã thực hiện một nghiên cứu để
tìm ra câu trả lời thuyết phục. Trên cơ sở dữ liệu bảng được rút từ bộ dữ liệu
VARHS (Khảo sát nguồn lực hộ gia đình VN) từ 2006 đến 2012 và phương
pháp sai biệt kép kết hợp với mô hình hồi quy POOL-OLS, tác giả đã xác định
được tín dụng chính thức có tác động đến thu nhập của nông hộ. Đồng thời,
tác giả cũng gợi ý 3 nhóm chính sách giúp tín dụng chính thức phát huy hiệu
quả lên thu nhập của nông hộ ở Việt Nam.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014) với mục tiêu chính là
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Bài viết
sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng mô hình hồi
quy trên cơ sở số liệu sơ cấp thu thập ngẫu nhiên từ 598 nông hộ. Kết quả ước
lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú
tại địa phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và
số lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở An Giang. Từ đó, bài
viết đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ.
Nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân

trồng lúa ở Cần Thơ, Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận
(2014) đã tiến hành khảo sát 190 hộ gia đình trồng lúa ở các huyện Vĩnh
Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Các phương pháp được sử
dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy,
thu nhập của người trồng lúa vẫn còn thấp. Nghiên cứu cũng xác định các yếu

3


tố như diện tích canh tác, chi tiêu sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính
ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ.
Tỉnh Vĩnh Long là địa phương canh tác lúa lâu đời tại ĐBSCL và áp
dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa nhưng thu nhập của nông hộ
trồng lúa vẫn còn thấp. Do đó, việc tìm ra các yếu tố đã ảnh hưởng đến hiệu
quả tài chính và thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất là cần thiết.
Đây cũng là mục tiêu nghiên cứu của Lê Xuân Thái (2014). Nghiên cứu cho
thấy trình độ học vấn chủ hộ, trình độ học vấn lao động và diện tích đất canh
tác của các nông hộ sản xuất lúa 3 vụ và lúa 2 vụ + cây màu lớn hơn nông hộ
trồng cây màu. Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra các yếu tố diện tích canh
tác, chi phí sản xuất, tham gia tổ chức địa phương có ảnh hưởng tăng thu nhập
bình quân người/hộ. Số người/hộ ảnh hưởng giảm thu nhập bình quân
người/hộ.
Huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng có diện tích cây bần tự nhiên trên
1.600 ha. Đây là nguồn nguyên liệu có thể khai khác hàng trăm tấn mỗi năm.
Hiện nay, địa phương đang phát triển sản phẩm chế biến từ trái bần nhằm đa
dạng hóa sản phẩm, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo thêm việc làm và
thu nhập cho người dân. Để thực hiện điều này, việc nhận diện được các yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ để có giải pháp phù hợp là hết sức cần thiết.
Đó cũng là mục tiêu chính trong nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Nguyễn Văn
Hòa (2014). Kết quả ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên số liệu sơ

cấp điều tra ngẫu nhiên từ 120 hộ gia đình ở 4 xã của huyện Cù Lao Dung
trong năm 2013 cho thấy thu nhập của hộ phụ thuộc vào: kiến thức công
nghiệp, chi phí sản xuất, vốn vay ngân hàng và kinh nghiệm sản xuất của chủ
hộ.
Kể từ khi VN chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng,
đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ
phận dân cư, nhất là những hộ gia đình ở vùng biên giới còn nhiều khó khăn,
thu nhập thấp hơn nhiều so với vùng khác. Xuất phát từ thực tế đó, Đinh Phi
Hổ và Trương Châu (2014) đã tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học
nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ở vùng biên giới. Nghiên cứu sử dụng
số liệu sơ cấp, điều tra 200 hộ gia đình ở 10 xã trên 5 huyện của tỉnh Tây Ninh
trong năm 2013. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đã chỉ ra: trình độ văn
hóa của chủ hộ, quy mô hộ, quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ, số hoạt
động tạo thu nhập và kinh nghiệm của chủ hộ là các yếu tố có ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ gia đình ở vùng biên giới tỉnh Tây Ninh.

4


Với mong muốn tìm ra những yếu tố quyết định sự đa dạng hóa thu nhập
ở các hộ gia đình nông thôn VN và đánh giá ảnh hưởng đối với thu nhập của
hộ, Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) đã thực hiện đề tài về nội
dung này. Nghiên cứu áp dụng mô hình Tobit hai giới hạn để xem xét ảnh
hưởng của những đặc điểm của hộ gia đình và cộng đồng đối với chỉ số HHI;
sau đó dùng phương pháp GMM để kiểm định ảnh hưởng của HHI đối với thu
nhập của hộ trên cơ sở dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VN 2010. Kết
quả nghiên cứu cho thấy vốn con người (chất lượng lẫn số lượng) đóng vai trò
quan trọng trong việc khuyến khích hộ gia đình đa dạng hóa các hoạt động tạo
thu nhập. Trình độ học vấn, vốn tài chính, tiếp cận tín dụng và vốn xã hội cũng
giúp hộ cải thiện thu nhập.

Trên cơ sở tham khảo các công trình đã công bố trong nước và quốc tế,
Mai Ngọc Anh, Hồ Đức Phớc và Nguyễn Hoài Nam (2014) đã xây dựng
khung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nội sinh của hộ gia
đình sống ở khu vực nông thôn Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp
hồi quy, các tác giả đã làm rõ được sự khác biệt của các nhóm yếu tố (trình độ,
số lao động, tín dụng, ngành nghề) đến thu nhập nội sinh của hộ gia đình trong
khu vực nông thôn. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị nhằm
nâng cao thu nhập của hộ gia đình nông thôn.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên đồng thời là yếu tố cần thiết cho quá
trình sản xuất. Đối với Việt Nam, đất là một nguồn lực đóng vai trò quyết định
đến khả năng phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống của
nông dân. Và để cung cấp bằng chứng thuyết phục hơn về vai trò của đất,
Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt và Hứa Tấn Tài (2013) đã thực hiện nghiên cứu
thông qua phỏng vấn trực tiếp 90 nông hộ bằng phiếu câu hỏi cấu trúc. Các tác
giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp phương pháp phân tích
bảng chéo và kiểm định  2 để chỉ ra sự khác biệt về thu nhập giữa các nhóm
hộ sở hữu đất đai khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy, quy mô sở hữu đất
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và khả năng tạo thu nhập của nông
hộ. Khi đất sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì nguồn thu nhập nông
nghiệp vẫn là nguồn thu nhập ổn định và quan trọng của nông hộ.
Thông qua số liệu điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90
hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính,
Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) đã tìm ra các yếu tố tác động đến
thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số. Kết quả cho thấy, các yếu tố
có tác động là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động
trong hộ, số nhân khẩu, số hoạt động tạo thu nhập, độ tuổi của lao động và tiếp
cận với các chính sách hỗ trợ. Trong đó, số hoạt động tạo thu nhập của hộ có
5



tác động mạnh nhất. Số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ
nghịch với thu nhập của hộ dân tộc ở ĐBSCL.
Mục tiêu của đề tài được thực hiện bởi Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn
Nam (2011) là nhằm mô tả thực trạng và cơ cấu thu nhập của các hộ chăn nuôi
gia cầm ở ĐBSCL, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ. Bài viết sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ 307 hộ theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy và
tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, thu nhập của hộ chủ yếu dựa
vào hoạt động nông nghiệp chiếm 95%. Nông hộ quan tâm đến việc đa dạng
nguồn thu nhập. Tuy nhiên, chỉ là tự phát nên chưa hiệu quả. Tác giả đã xác
định: tổng diện tích đất, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm,
thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp là các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ. Trên cơ cở đó, tác giả đề xuất các giải pháp giúp
nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi ở ĐBSCL.
Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập ngẫu nhiên từ 90 quan sát trên địa bàn
huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang và kết quả ước lượng mô hình hồi quy, Trần
Quang Vinh (2014) đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông
hộ: lượng tiền vay chính thức, học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu, diện tích đất
nông nghiệp và số hoạt động tạo thu nhập của hộ. Từ đó, tác giả đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ.
Bằng việc sử dụng hàm Cobb-Douglas trên hệ thống dữ liệu sơ cấp được
điều tra trực tiếp từ 105 hộ ở 3 xã: Cù Vân, Hùng Sơn và Minh Tiến của huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Đinh Thị Thùy Dương (2009) đã cung cấp bằng
chứng thuyết phục về tác động của tín dụng trong việc nâng cao đời sống của
người dân. Kết quả phân tích đã chỉ ra các yếu tố: kinh nghiệm của chủ hộ,
diện tích đất nông nghiệp, vốn vay và số lao động tham gia sản xuất có ảnh
hưởng tăng thu nhập của hộ. Trong đó, vốn vay là yếu tố có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến thu nhập của tất cả các nhóm hộ.
Dựa vào khung lý thuyết kinh tế học nông nghiệp và thực tiễn VN, Đinh
Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) đã xây dựng mô hình hồi quy đa biến

nhằm định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình sản
xuất cà phê ở khu vực Tây Nguyên. Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp
293 hộ trồng cà phê tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đắc Lắc thuộc khu vực Tây
Nguyên để ứng dụng và kiểm định mô hình trên thực tiễn. Kết quả cho thấy,
có 4 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bao gồm: quy mô diện tích cà phê đang
thu hoạch, loại giống cà phê đang trồng, trình độ kiến thức của nông dân và
trình độ ứng dụng công nghệ sinh học.

6


Nhằm khám phá vai trò và sự đóng góp của tín dụng cho hoạt động sản
xuất lúa và mức độ hiệu quả kỹ thuật, Vương Quốc Duy (2013) đã tập trung
đặc biệt vào nghiên cứu tác động của tín dụng chính thức và phi chính thức lên
mức độ sản xuất và hiệu quả sản xuất. Thông qua việc sử dụng mô hình phân
tích giới hạn ngẫu nhiên và mô hình phân vị, tác giả đã đưa ra bằng chứng
thuyết phục về tác động thuận của tín dụng lên hiệu quả kỹ thuật và sản xuất
lúa. Từ đó, tiếp cận tín dụng được xác định là yếu tố quan trọng để phát triển
ngành lúa gạo. Nghiên cứu còn cho thấy, cả tín dụng chính thức và phi chính
thức đều quan trọng. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng
chính thức đã có một tác động lớn hơn lên hiệu quả sản xuất lúa so với tín
dụng phi chính thức.

7


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Một số khái niệm về nông nghiệp và nông hộ
a/ Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công
nghiệp.
b/ Các khái niệm liên quan đến nông hộ
 Nông hộ
Nông hộ là hộ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm
phục vụ nông nghiệp), có tính chất tự sản xuất, do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu
trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế mà trong đó các hoạt động sản
xuất chủ yếu dựa vào sức lao động của gia đình với mục đích đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng. Tuy nhiên, ở một số mô hình sản xuất, kinh tế hộ vẫn sử dụng lao
động thuê mướn.
 Thu nhập của nông hộ
Thu nhập của nông hộ là tổng thu nhập (đã trừ chi phí) từ các hoạt động
nông, lâm, ngư nghiệp và phi nông nghiệp, bao gồm cả lương hưu, các khoản
trợ cấp, học bổng, tiền lương từ làm thuê và lãi từ tiết kiệm.
Thu nhập bình quân đầu người/năm là tổng các nguồn thu nhập (đã trừ
chi phí) của hộ trong năm chia đều cho các thành viên trong gia đình.
 Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra
các sản phẩm phục vụ nhu cầu của đời sống xã hội. Trong đó, lao động trong
độ tuổi là người trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện
hành (từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ, 15 đến 60 tuổi đối với nam), có nghĩa vụ
và quyền lợi đem sức lao động của mình ra làm việc. Lao động ngoài độ tuổi
là người ngoài độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động hiện hành
nhưng vẫn có khả năng lao động.

2.1.1.2 Những vấn đề liên quan đến tín dụng
8


a/ Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định (Thái Văn Đại, 2014).
b/ Phân loại tín dụng
 Phân loại theo thời hạn
Tín dụng được phân loại theo thời hạn bao gồm: tín dụng ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn. Trong đó, tín dụng ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn dưới
1 năm. Tín dụng trung hạn là khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
Tín dụng dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm.
 Phân loại theo hình thức
Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép
của Nhà nước. Các TCTD chính thức bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (Luật các
TCTD Việt Nam, 2010). Các tổ chức này hoạt động dưới sự chi phối và giám
sát của Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bán chính thức là hình thức tín dụng được thực hiện bởi các tổ
chức chính trị - xã hội tại địa phương dựa trên chương trình tài chính vi mô.
Tín dụng phi chính thức là hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của
Nhà nước. Hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung cấp vốn
như người cho vay chuyên nghiệp, thương lái, bạn bè, người thân, hụi hay chủ
cửa hàng vật tư nông nghiệp, ...
 Phân loại theo mức độ tín nhiệm
Tín dụng không có đảm bảo (tín dụng tín chấp) là loại hình tín dụng dựa
vào uy tín người đi vay hoặc người đại diện về khoản vay đó.
Tín dụng có đảm bảo (tín dụng thế chấp) là loại hình tín dụng mà người

vay phải đảm bảo trả nợ bằng tài sản của mình hoặc được người khác bảo lãnh
trả nợ thay trong trường hợp không trả được nợ.
2.1.2 Các đặc điểm cơ bản trong cho vay đối với nông hộ
Do tính chất đặc thù trong sản xuất nông nghiệp, cho vay đối với nông hộ
cũng có những đặc điểm cơ bản. Ở nông thôn, hoạt động sản xuất và chăn nuôi
của đa số nông hộ là kinh tế tiểu nông, có tính chất nhỏ lẻ nên số tiền vay
không lớn nhưng hộ vay nhiều lần.
Ngoài ra, các TCTD thường cho nông hộ vay theo thời vụ. Tính thời vụ
trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của cây trồng,

9


giống vật nuôi. Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp đã quyết định thời điểm
cho vay và thu nợ của các TCTD.
Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài yếu tố con người và kỹ thuật, các yếu
tố thiên nhiên (khí hậu, đất, nước, ...) và giá cả thị trường có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả sản xuất và nguồn thu nhập của nông hộ. Điều này đã tác
động rất lớn đến khả năng trả nợ của nông hộ. Do nguồn trả nợ chủ yếu của hộ
là doanh thu từ bán nông sản. Vì vậy, khi sản lượng nông sản còn chịu nhiều
ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên và giá cả thị trường thường biến động,
nông hộ sẽ có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ các TCTD.
Một đặc điểm khác trong cho vay đối với nông hộ là tài sản thế chấp chủ
yếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong nông nghiệp, đất là tư liệu
sản xuất rất quan trọng và khó thay thế. Đây là loại tài sản phổ biến và có giá
trị lớn. Vì vậy, đa số nông hộ thường sử dụng đất dưới hình thức giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp khi vay vốn ở ngân hàng.
2.1.3 Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu
nhập của nông hộ
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, nguồn lực

tài chính như là một đòn bẩy góp phần phát huy có hiệu quả các nguồn lực
khác. Nguồn lực tài chính được thể hiện ở khả năng huy động vốn của hộ, bao
gồm: tiền tiết kiệm, tiền vay từ các TCTD hay vay của bạn bè, người thân, ...
Hiện nay, thu nhập của nông hộ nước ta vẫn còn thấp nên tiết kiệm không đủ
để tái đầu tư. Các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách rất hạn chế bởi còn đầu tư
cho các khu vực khác của nền kinh tế. Trong khi nguồn vốn bán chính thức và
phi chính thức thường nhỏ lẻ nên ít được sử dụng cho sản xuất. Do đó, tín
dụng chính thức trở nên rất quan trọng trong sản xuất của nông hộ.
Tuy nhiên, vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khan hiếm nên không
phải nông hộ nào cũng vay được vốn hoặc vay đủ nhu cầu vốn. Các TCTD
chính thức cho rằng nông hộ có rủi ro cao vì hoạt động nông nghiệp thường
xuyên xảy ra rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, nông sản mất giá, ...)
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông hộ.
Do đó, các TCTD thường tăng lãi suất cho vay để bù đắp rủi ro và yêu
cầu người vay phải thế chấp tài sản giá trị lớn, ... Tuy nhiên, các TCTD không
thể biết rõ người vay bằng chính bản thân họ. Hiện tượng thông tin bất cân
xứng trong hoạt động tín dụng làm người cho vay không thể phân biệt mức độ
rủi ro và sự cố gắng hoàn trả nợ vay của người đi vay (Stiglitz và Weiss,
1981). Thông tin bất cân xứng tạo ra hai hệ quả: lựa chọn sai lầm và động cơ
lệch lạc (Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013).
10


Lựa chọn sai lầm từ phía người cho vay phát sinh trong quá trình sàng
lọc người vay được phản ánh qua lãi suất. Việc tăng lãi suất có thể loại dự án
có mức sinh lời thấp, dẫn đến kết quả TCTD tập trung cho vay những dự án có
mức sinh lời cao. Tuy nhiên, dự án có mức sinh lời càng cao thì rủi ro càng
cao và ngược lại. Điều này làm tăng rủi ro và giảm lợi nhuận của TCTD.
Hệ quả thứ hai là động cơ lệch lạc của người đi vay. Khi lãi suất tăng,
người vay dễ thay đổi dự án đầu tư. Đối với dự án có mức sinh lời thấp sẽ khó

vay. Vì nếu lãi suất cao những dự án này dễ rơi vào tình trạng lỗ và phá sản
(Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn, 2013). Do đó, họ có xu hướng chuyển
sang dự án có mức sinh lời cao để đảm bảo lợi nhuận và khả năng trả nợ. Đây
chính là động cơ lệch lạc vì dự án có mức sinh lời càng cao sẽ có rủi ro càng
cao.
Như đã phân tích, vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, đa số nông hộ thường thiếu vốn để sản xuất. Khi nông hộ
không có đủ vốn sản xuất thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo đúng
lịch thời vụ. Trong khi, yếu tố lịch thời vụ trong sản xuất nông nghiệp rất quan
trọng bởi nếu nông hộ gieo sạ không theo lịch đồng loạt thì sẽ tạo điều kiện
cho sâu bệnh phát triển gây hại cho cây trồng ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất và chất lượng nông sản. Chính vì vậy, nông hộ luôn phải tìm cách để có
vốn sản xuất. Một trong những cách phổ biến khi nông hộ thiếu vốn đó là họ
sẽ chấp nhận mức lãi suất cao từ tín dụng phi chính thức để có vốn sản xuất.
Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp, giá lúa bấp bênh và thêm
vào đó là chi phí lãi vay quá cao đã làm cho nông dân vốn đã khó khăn lại
càng khó khăn hơn.
Thực tế còn cho thấy, việc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến kinh
tế hộ chậm cải thiện vì khó có khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm chậm tiến trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa nông thôn (Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011). Do đó, tín
dụng chính thức trở nên rất quan trọng. Với chi phí lãi vay hợp lý, lượng tiền
vay chính thức sẽ giúp nông hộ mua yếu tố đầu vào, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, thuê mướn lao động. Ngoài ra, nông hộ có thể cải tiến kỹ thuật
sản xuất, cải tạo đất, đầu tư vào các loại máy móc tiên tiến để đảm bảo quy
trình kỹ thuật, lịch thời vụ và phòng tránh rủi ro nên tín dụng chính thức giúp
nâng cao thu nhập của nông hộ.
Từ cơ sở lý luận trên, mô hình nghiên cứu thực nghiệm có dạng:
THUNHAP  0  1LUONGTIENVAY


11


Tuy nhiên, trên thực tế thu nhập của nông hộ không những chịu ảnh
hưởng của lượng tiền vay chính thức mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Thông qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả: Nguyễn Quốc Nghi và Bùi
Văn Trịnh (2011), Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011), Nguyễn
Lan Duyên (2014), Đinh Phi Hổ và Trương Châu (2014), ... các tác giả đã xác
định và chứng minh có nhiều yếu tố tác động đến thu nhập của nông hộ. Các
yếu tố này bao gồm học vấn, diện tích đất, số lao động, thời gian cư trú, nhân
khẩu, số hoạt động tạo thu nhập và độ tuổi lao động của hộ.
Học vấn càng cao sẽ là yếu tố quyết định lợi thế của mỗi người trong việc
tạo ra thu nhập (Nguyễn Lan Duyên, 2014). Nhờ học vấn cao, người dân sẽ dễ
tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực khác, từ đó nâng cao thu nhập.
Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất quan trọng và khó thay thế. Do
phần lớn thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp mà ở nước
ta chủ yếu là thủ công và dựa vào đất nên quy mô đất đai sẽ quyết định thu
nhập (Nguyễn Lan Duyên, 2014).
Lao động cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp,
không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Hiện nay, điều kiện sản xuất
chưa được cơ giới hóa đồng bộ nên còn nhiều khâu thủ công cần có người lao
động trực tiếp tham gia. Vì vậy, số lượng lao động được xem là yếu tố cơ bản
giúp tăng thu nhập cho nông hộ.
Ngoài ra, thời gian cư trú cũng ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
Những hộ sống lâu năm ở địa phương thường được bạn bè, các tổ chức xã hội
giúp đỡ (vốn, kinh nghiệm sản xuất, ...) khi cần thiết. Và các hộ này cũng có
điều kiện sinh sống, sản xuất và tích lũy tốt hơn bởi an cư thì lạc nghiệp, từ đó
nâng cao thu nhập.
Bên cạnh đó, yếu tố về nhân khẩu cũng có tác động đến thu nhập. Khi số

thành viên trong gia đình càng nhiều thì điều kiện học tập và sinh sống của các
thành viên sẽ không được đáp ứng đầy đủ. Trong điều kiện diện tích đất nông
nghiệp có hạn, khi số nhân khẩu trong gia đình lớn thì thu nhập bình quân sẽ
giảm (Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2011).
Thực tế, khi nông hộ biết cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất sẽ giúp
nông hộ có thêm thu nhập. Theo Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011),
số hoạt động tạo ra thu nhập góp phần tạo sự ổn định, giảm bớt rủi ro và các
hoạt động có thể hỗ trợ nhau trong sinh kế của nông hộ.

12


Trong sản xuất nông nghiệp, các hoạt động tạo thu nhập chủ yếu cho
nông hộ là các việc làm “chân tay” sử dụng sức khỏe lao động. Vì thế, nếu
tuổi lao động càng cao thì sức khỏe giảm dần từ đó thu nhập sẽ hạn chế.
2.1.4 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
Lượng tiền vay

Diện tích đất

Học vấn

Nhân khẩu
THU NHẬP

Số hoạt động

Số lao động
Thời gian cư trú


Độ tuổi lao động

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Từ hình 2.1 ở trên và kết hợp với cơ sở lý thuyết đã được hình thành, mô
hình nghiên cứu cụ thể có dạng như sau:
THUNHAP   0  1LUONGTIENVAY   2 HOCVAN  3 NHANKHAU 
  4 DIENTICHDAT  5 SOLAODONG   6 SOHOATDONG   7TGCUTRU 
 8 DOTUOILD

Trong đó, THUNHAP là biến phụ thuộc thể hiện thu nhập bình quân đầu
người của nông hộ (triệu đồng/năm). Ý nghĩa các biến độc lập và dấu kỳ vọng
trong mô hình được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Ý nghĩa các biến độc lập và dấu kỳ vọng trong mô hình
Tên biến
LUONGTIENVAY
HOCVAN
NHANKHAU
DIENTICHDAT
SOLAODONG
SOHOATDONG
TGCUTRU
DOTUOILD

Ý nghĩa
Số tiền vay được từ TCTD chính thức (triệu đồng)
Có trị số là số lớp học của chủ hộ (lớp)
Số nhân khẩu trong gia đình (người)
Diện tích đất nông nghiệp của hộ (1.000 m2)
Là số lao động trong tuổi lao động của hộ (người)

Có trị số là số hoạt động tạo thu nhập của hộ
Thời gian cư trú ở địa phương của hộ (năm)
Tuổi bình quân của lao động (tuổi)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

13

Dấu
kỳ vọng
+
+
+
+
+
+
+/-


Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền địa phương, Chi cục Thống
kê, trang web của huyện, sách báo, tạp chí Khoa học, tạp chí Ngân hàng, tạp
chí Phát triển Kinh tế và tạp chí Kinh tế và Phát triển.
Số liệu sơ cấp được thu thập như sau:
+ Số liệu sơ cấp được thu thập ở huyện Cai Lậy có 16 đơn vị hành chính
cấp xã, trong đó chỉ có 8 xã có sản xuất lúa. Đề tài chọn ngẫu nhiên 3 xã trong
8 xã có trồng lúa của huyện bao gồm Thạnh Lộc, Phú Nhuận và Mỹ Thành
Nam.
+ Để đảm bảo tính khoa học, tính đại diện của số liệu sơ cấp, đề tài sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với tổng số lượng mẫu

nghiên cứu là 126 quan sát.
+ Tiến trình thu thập số liệu sơ cấp: Bước 1: Chọn địa điểm điều tra.
Bước 2: Tiến hành điều tra thử đối tượng nghiên cứu. Bước 3: Thực hiện điều
tra chính thức.
2.2.2 Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để khái quát thị
trường tín dụng và cơ cấu thu nhập của nông hộ ở huyện Cai Lậy.
- Mục tiêu 2: Kiểm định independent sample T-test được sử dụng để xem
xét sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa hộ có vay vốn chính thức và hộ
không vay. Sau đó, phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được áp dụng để
ước lượng mô hình hồi quy nhằm phân tích ảnh hưởng của lượng tiền vay
chính thức đến thu nhập của nông hộ.
- Mục tiêu 3: Căn cứ vào kết quả phân tích của mục tiêu 1 và 2, tác giả đề
xuất giải pháp giúp tăng cường vốn và nâng cao thu nhập cho nông hộ.

14


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG
3.1.1 Khái quát về huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang
Ngày 26/12/2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 130/NQCP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã
Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính,
huyện Cai Lậy còn lại 29.599,36 ha diện tích tự nhiên và 189.891 nhân khẩu.
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm: Thạnh Lộc,
Mỹ Thành Bắc, Phú Cường, Mỹ Thành Nam, Phú Nhuận, Bình Phú, Cẩm
Sơn, Phú An, Mỹ Long, Long Tiên, Hiệp Đức, Long Trung, Hội Xuân, Tân
Phong, Tam Bình và Ngũ Hiệp.
3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Cai Lậy nằm trên các trục đường giao thông chiến lược như Quốc
lộ 1A, đường tỉnh 864, 865, 868, 868B, 874, 874B, 875. Về đường thủy, ngoài
nhánh sông Tiền, sông Ba Rài là tuyến huyết mạch quan trọng chạy qua địa
phận huyện; là địa bàn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã
hội của tỉnh; là đầu mối giao lưu quan trọng của khu vực các huyện phía Tây
và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh trong khu vực gồm Đồng
Tháp – Long An – Tiền Giang.
Địa giới hành chính của huyện Cai Lậy:
- Phía Bắc: giáp huyện Tân Thạnh tỉnh Long An, huyện Tân Phước.
- Phía Đông: giáp huyện Châu Thành.
- Phía Tây: giáp huyện Cái Bè.
- Phía Nam: giáp sông Tiền, đối diện huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre và
một phần của tỉnh Vĩnh Long.
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa hình
Huyện Cai Lậy nằm trong vùng có đặc điểm địa hình chung của tỉnh Tiền
Giang đó là tương đối bằng phẳng với độ dốc khoảng 1%.
Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Cai Lậy tính đến năm 2014 là
29.599,36 ha, trong đó cơ cấu sử dụng đất được thể hiện trong biểu đồ sau:

15


Đất phi nông
nghiệp 19,74%

Đất nông nghiệp
80,26%
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất huyện Cai Lậy năm 2014


Ở huyện Cai Lậy, diện tích đất nông nghiệp là 23.756,48 ha, chiếm
80,26% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó bao gồm: đất sản xuất nông
nghiệp là 23.611,30 ha (chiếm 99,39%), đất nuôi trồng thủy sản là 143,78 ha
(chiếm 0,60%), đất nông nghiệp khác là 1,39 ha (chiếm khoảng 0,01%).
Ngoài ra, đất phi nông nghiệp ở huyện có diện tích 5.842,88 ha, chiếm
19,74% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn
giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng.
Khí hậu
Huyện Cai Lậy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa
gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau trùng với
mùa gió Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình năm là 280C, chênh lệch giữa các
tháng không lớn khoảng 40C.
Nhìn chung, huyện Cai Lậy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt độ cao và
ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Kinh tế
Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp với nghề trồng lúa nước.
Những năm gần đây, kinh tế của huyện đã chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh
tế trong năm 2014 như sau: khu vực I (nông nghiệp và thủy sản) là 77,5%, khu
vực II (công nghiệp – xây dựng) là 7,3%, khu vực III (dịch vụ – thương mại)
là 15,2%.
Trong năm 2014, mô hình cánh đồng lớn và một số chương trình như
chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, thực hiện nhân rộng mô hình

16



×