Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

khảo sát năng suất sinh sản của giống gà nòi bình định giai đoạn 58 69 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

MAI TUẤN KHẢI

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
GIỐNG GÀ NÒI BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
58-69 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
GIỐNG GÀ NÒI BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
58-69 TUẦN TUỔI

Giáoviênhướngdẫn:

Sinhviênthựchiện:

PGs.Ts. NguyễnTrọngNgữ


Mai Tuấn Khải
MSSV: 3118089
Lớp CN11Z2A1

Ths. CHÂU THANH VŨ

CầnThơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

MAI TUẤN KHẢI

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA
GIỐNG GÀ NÒI BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN
58-69 TUẦN TUỔI

Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014

Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014

DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MỘN

PGs.Ts. NGUYỄN TRỌNG NGỮ

Ths. CHÂU THANH VŨ


Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả

MAI TUẤN KHẢI

i


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ chân thành từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè, giúp
cho tôi có được kiến thức trong công việc cũng như trong cuộc sống, cùng với
sự nỗ lực của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nhiệp, tôi xin
chân thành gửi lời cảm tạ đến:
Cha mẹ, người đã sinh ra và là nguồn động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua
khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Thầy Nguyễn Trọng Ngữ đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang-cố vấn học tập lớp Công Nghệ Giống Vật
Nuôi K37 đã dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Gia đình anh Châu Thanh Vũ và chị Lưu Huỳnh Anh ở huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ và chia sẽ những kinh

nghiệm quý báo cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tập thể các lớp Công Nghệ Giống Vật Nuôi K37 luôn bên cạnh giúp đỡ tôi
trong những năm qua.

Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2014

Tác giả

Mai Tuấn Khải

ii


TÓM LƯỢC
Đề tài được tiến hành với mục tiêu: Khảo sát năng suất sinh sản trên
giống gà Nòi Bình Định với mục tiêu ghi nhận các chỉ tiêu về năng suất sinh
sản trên giống gà Nòi Bình Định nuôi ở Vĩnh Long.
Nghiên cứu được thực hiện trên 67 gà Nòi giống được tuyển chọn từ
Bình Định, bao gồm 7 gà trống và 60 gà mái ở 105 ngày tuổi đạt trọng lượng
1,3±0,3 kg. Các cá thể gà Nòi được ghi nhận khả năng sinh trưởng ở 480 ngày
tuổi và theo dõi năng suất sinh sản ở giai đoạn 58-69 tuần tuổi. Kết quả cho
thấy gà Nòi Bình Định ở giai đoạn 480 ngày tuổi gà mái đạt khối lượng trung
bình 2,4 kg, kích thước các chiều đo trung bình: dài thân 18cm, dài lườn
12cm, vòng ngực 33,5cm, dài cánh 21,5cm, dài đùi 14,9cm và cao chân
9,3cm.Khối lượng và kích thước các chiều đo của gà mái ở giai đoạn 480
ngày tuổi tương đối lớn hơn so với một số thí nghiệm về gà nòi ở đồng bằng
sông Cửu Long.
Tỷ lệ đẻ của nhóm gà Bình Định trong giai đoạn 58-69 tuần tuổi khoảng
38,6%, tỷ lệ có phôi 67,8%, tỷ lệ nở khoảng 61,5%, năng suất trứng là 2,7

quả/mái/tuần, khối lượng trứng trung bình đạt 52,3g và chỉ số hình dạng trung
bình đạt 73,7%.
Từ kết quả trên cho thấy năng suất trứng của nhóm gà thí nghiệm cao
hơn so với một số nghiên cứu trên gà Nòi ở đồng bằng sông Cửu Long. Xét về
chỉ số hình dạng và khối lượng trứng thì của trứng gà Nòi Bình Định đạt tiêu
chuẩn tốt.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................. ii
TÓM LƯỢC................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................... viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Đặc điểm sinh học của gia cầm ............. Error! Bookmark not defined.
2.2 Khả năng sinh sản của gia cầm..............................................................4
2.2.1 Sức đẻ trứng của gia cầm .................................................................5
2.2.2 Sức sinh sản của gia cầm .................................................................9
2.3 Giới thiệu chung về gà Nòi ..................................................................11
2.3.1 Tập tính sinh học của gà Nòi ......................................................... 12
2.3.2 Thức ăn ......................................................................................... 12
2.4 Khả năng sản xuất của gà Nòi .............................................................. 14
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......... 15
3.1 Phương tiện.......................................................................................... 15

3.1.1 Thời gian và địa điểm ....................................................................15
3.1.2 Vật liệu.......................................................................................... 15
3.1.3 Thiết bị và dụng cụ ........................................................................ 15
3.2 Phương pháp tiến hành......................................................................... 15
3.2.1 Phương pháp nuôi dưỡng............................................................... 15
3.2.2 Ghi nhận đặc điểm ngoại hình ....................................................... 16
3.2.3 Theo dõi năng suất sinh sản ........................................................... 17
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu .............. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................... 20
4.1 Khối lượng và kích thức các chiều đo của gà mái ở giai đoạn 480 ngày
tuổi ............................................................................................................ 21

iv


4.2 Mối tương quan giữa các chỉ tiêu ngoại hình của nhóm gà Nòi Bình
Định........................................................................................................... 22
4.3 Năng suất sinh sản của gà Nòi ở Bình Định............................................... 23
4.3.1 Khả năng sản xuất trứng ................................................................ 23
4.3.2 Khối lượng trứng và chỉ số hình đạng ............................................ 24
4.3.3 Sức sinh sản .................................................................................. 25
4.3.4 Sản lượng trứng ............................................................................. 26
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 27
5.1. Kết luận .............................................................................................. 27
5.2. Kiến nghị ............................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 28
PHỤ LỤC.....................................................................................................31

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Ý nghĩa

TB

Trung bình

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NST

Năng suất trứng

TLTT

Tỷ lệ thụ tinh

TLN

Tỷ lệ nở

TLTG

Tỷ lệ trứng giống


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tuổi (tuần) đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao 5% và đỉnh cao của một số loại gia
cầm ..................................................................................................................6
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của lúa, tấm và cám gạo ..................................13
Bảng 3.1 Quy trình phòng bệnh cho gà trong nghiên cứu .............................. 16
Bảng 4.1 Khối lượng và kích thước các chiều đo cảu gà mái ở giai đoạn 480
ngày tuổi ........................................................................................................ 20
Bảng 4.2 Mối tương quan giữa các chỉ tiêu ngoại hình của nhóm gà Nòi Bình
Định ............................................................................................................... 22
Bảng 4.3 Năng suất trứng qua các tuần ........................................................... 23
Bảng 4.4 Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Nòi qua các tuần ................... 25

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ hệ xương gà ...............................................................................3
Hình 2. Sơ đồ hệ cơ gà .....................................................................................4
Hình 3. Phương pháp đo trứng........................................................................ 17
Hình 4. Sản lượng trứng của nhóm gà nòi Bình Định .....................................26

viii


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân cư đông đúc, tiềm lực kinh tế

khá cao so với các vùng khác, cộng thêm tập quán ăn uống và nhu cầu sử dụng
thịt, trứng ngày càng cao… là những lợi thế làm cho khu vực này trở thành thị
trường tiêu thụ rộng lớn. Sự thuận lợi về thiên nhiên, khí hậu, đất đai đã làm
cho ngành chăn nuôi nơi đây có rất nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là chăn
nuôi gà theo phương thức thả vườn.
So với gà công nghiệp, gà thả vườn rất dễ nuôi, có sức chống chịu bệnh
cao có khả năng tận dụng thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon, đầu tư chuồng
trại thấp. Vì vậy, việc phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả
vườn ngày càng được xã hội quan tâm.
Gà Nòi là giống gà thả vườn có nhiều ưu điểm như: sức đề kháng cao,
thích nghi tốt với điều kiện chăn thả ở nước ta, da vàng, thịt thơm ngon săn
chắc, ít mỡ, ít cholesteron, đùi to, thịt ức dày,… thịt gà Nòi ngày càng được thị
trường nội địa tiêu thụ mạnh, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm trong nước
mà còn có tiềm năng xuất khẩu, số lượng người nuôi và quy mô nuôi ngày
càng lớn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về năng
suất sinh sản của giống gà này.
Chính vì vậy đề tài “Khảo sát năng suất sinh sản của giống gà Nòi
Bình Định giai đoạn 58-69 tuần tuổi” được tiến hành với mục tiêu ghi nhận
các chỉ tiêu năng suất sinh sản của nhóm gà Nòi Bình Định nuôi tại Vĩnh
Long.

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh học của gia cầm
Tổ tiên của gia cầm là các loài chim hoang dại, tiến hóa lên từ lớp bò sát
nên chúng còn mang rất nhiều đặc điểm của lớp động vật này. Mặt khác cũng
là một loại vật nuôi nhưng những đặc điểm sinh học của gia cầm khác xa so
với gia súc và liên quan đến các hoạt động chăn nuôi của con người. Do đó, để

chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi cần hiểu biết thật sâu sắc
các đặc điểm này.
Theo Nguyễn Thị Mai (2009), cấu tạo cơ thể gia cầm bao gồm ba phần
chính: (1) da và sản phẩm của da, (2) hệ cơ và (3) hệ xương. Trong đó hệ cơ
cùng với hệ xương chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ thể. Ngoài ra cấu tạo
và kích thước của hệ xương cơ còn quyết định năng suất cũng như khả năng
cho thịt của gia cầm.
a) Da và sản phẩm của da
Da của gia cầm bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt trong việc trao
đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là gia cầm non. Da gồm hai phần
chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng và sợi
collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu như không
có tuyến ngoại tiết. Lớp dưới biểu bì là lớp mô liên kết mỏng gần giống như
mô mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh.
Các sản phẩm của da bao gồm mào (mòng, tích), mỏ, móng, cựa, vảy và
bộ lông. Lông phân bố không đều trên bề mặt cơ thể gia cầm non cũng như
trưởng thành, chiếm tỷ lệ 4-9% khối lượng cơ thể và chiếm 82% protein.
Những gia cầm vừa nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ được gắn vào
thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xòe ra, phủ đều trên bề mặt của da. Sau
2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông, thay thế lông tơ. Việc hình
thành bộ lông đầu tiên của gia cầm non ở các loài và giống khác nhau thì khác
nhau và được hoàn thiện ở những tuần tuổi khác nhau.
Người ta thường phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của
chúng, lông ống, lông nệm, lông chỉ, lông chổi và lông tơ
b) Hệ xương
Các phần của hệ xương gia cầm tương ứng như các động vật khác, chúng
có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khỏe. Bộ xương chiếm 7-8% khối lượng cơ
thể, bao gồm xương đầu, xương sống, xương ngực, xương sườn và xương chi.
Xương đầu chia làm hai loại là xương đầu và xương mặt. Xương sống chia ra
2



xương sống cổ, xương ngực, xương hông (lưng khum) và xương đuôi. Cấu tạo
bộ xương gia cầm được trình bày ở Hình 2.2.
1

2
3

5
6
7

4
8
9

Hình 1. Sơ đồ hệ xương gà
1. Xương đầu; 2. Xương cổ; 3. Cột sống; 4. Xương lưỡi hái; 5. Xương cánh; 6. Xương đùi; 7. Xương
cẳng; 8. Xương bàn chân; 9. Xương ngón chân
(Nguồn: Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009)

Xương ngực (xương lưỡi hái) ở gia cầm phát triển mạnh. Phần xương
này là nơi bám vào của những cơ có giá trị quý (cơ trắng). Ở ngỗng, vịt, mõm
xương ngực phát triển kém hơn, vì vậy chỗ bám của cơ là ở hai phía của
xương ngực; đà điểu không có xương này vì chúng không phải là chim bay mà
là chim chạy. Các phần còn lại của hệ xương như cánh, đùi, chân… được tạo
thành từ các xương riêng biệt và có sự kết hợp hài hòa với nhau.
Bộ xương của gia cầm mái là nơi dự trữ khoáng để tạo vỏ trứng. Trong
những xương dài có nhiều gai xốp trong tủy xương. Khi hoạt động sinh dục

mạnh, các gai này phát triển và chứa đầy Ca, dự trữ cho quá trình tạo vỏ trứng.
Khi thức ăn nghèo Ca, gia cầm mái sẽ huy động đến 40% Ca từ xương khi đẻ
ra 6 quả trứng đầu tiên.

3


c) Hệ cơ
Ở gia cầm, hệ cơ mịn, sợi nhỏ và chắc. Sự phát triển của hệ cơ phụ thuộc
vào loài, giống, tuổi gia cầm. Ở các phần khác nhau của cơ thể gia cầm, hệ cơ
phát triển ở mức độ khác nhau. Cơ ngực phát triển tốt theo sự vận động của
cánh và bảo vệ các cơ quan bên trong của ngực và bụng. Cơ ngực có ý nghĩa
kinh tế quan trọng trong sản xuất thịt, nó chiếm khoảng 17% khối lượng cơ thể
và 40% tổng lượng cơ trong phần thịt ăn được của gà. Ở một số giống gà Tây,
cơ ngực có thể phát triển đạt đến 1,5-1,9 kg. Cấu tạo hệ cơ gà được mô tả ở
hình 2.3.

2

1

3

4

Hình 2. Sơ đồ hệ cơ gà
1. Cơ ngực nông; 2. Cơ ngực sâu; 3. Cơ đùi; 4. Cơ cẳng chân
(Nguồn: Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009)

Màu sắc cơ của gia cầm là màu trắng hoặc đỏ sẫm. Khi luộc thì cơ của gà

và gà tây sáng hơn, còn ở thủy cầm thì sẫm hơn. Tốc độ chẩy của máu qua cơ
quy định màu của nó. Đùi có thịt màu sẫm trong khi ngực và cánh có thịt màu
trắng. Gà tây đi lại nhiều thì có thịt màu sáng hơn, trong khi thủy cầm tất cả
thịt đều có màu sẫm.
Độ lớn của tế bào cơ biến động từ 10-100mm, chiều dài từ 6-12 cm. Các
tế bào cơ chứa 70-75% nước, 17-19% protein, 1-7% các hợp chất không chứa
nito, khoàng 1% chất khoáng và 3,9% là mỡ.
2.2 Khả năng sinh sản của gia cầm
Theo Nguyễn Thị Mai (2009), trong chăn nuôi gia cầm, người ta chỉ
quan tâm đến các chỉ tiêu đẻ trứng mà không quan tâm đến các chỉ tiêu ấp nở.
Vì vậy thường chia ra sức sản xuất trứng và sức sinh sản.

4


2.2.1 Sức đẻ trứng của gia cầm
Sức đẻ trứng của gia cầm là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian
nhất định, có thể là một tháng, một vụ, một năm hay một đời của gà mái đẻ.
Có nhiều ý kiến và cách tính khác nhau. Hiện nay thường tính sức đẻ trứng
trong 365 ngày kể từ khi con gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên hoặc 500 ngày từ
khi con gia cầm nở ra.
Xác định khả năng đẻ trứng của gia cầm bao gồm việc đánh giá chất
lượng trứng, khả năng đẻ trứng và các chỉ tiêu về ấp nở (Bùi Hữu Đoàn,
2011).
2.2.1.1 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng của gia cầm
a) Màu sắc vỏ trứng
Màu sắc vỏ trứng khác nhau tùy theo giống, dòng gia cầm. Thực tế nó
không ảnh hưởng đến chất lượng trứng song nó ảnh hưởng đến kỹ thuật soi
trứng khi ấp và thị hiếu của người tiêu dùng.
b) Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
chất lượng trứng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, hướng sản
xuất, chế độ dinh dưỡng… Những quả trứng có khối lượng xung quanh khối
lượng trung bình của giống luôn cho kết quả ấp nở tốt nhất, càng xa trị số
trung bình thì tỷ lệ nở càng thấp.
Trong một đời gà đẻ, khối lượng trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến
khi đẻ đỉnh cao thì ổn định. Vì vậy nên xác định khối lượng trứng của một
dòng, giống ở thời điểm 30-34 tuần tuổi đối với gà hướng thịt.
c) Chỉ số hình dạng của trứng (CSHD)
Hình dạng trứng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, đặc điểm co bóp của
ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng.
Đường kính lớn (mm)
Chỉ số hình dạng (%) =

x100
Đường kính nhỏ (mm)

Theo Võ Bá Thọ (1996), trứng tốt là những trứng có chỉ số hình dáng từ
65-75%. Nếu lớn hơn 75% là ngắn và nhỏ hơn 65% là dài. Hình dạng của quả
trứng giữ vai trò đáng kể đối với tỉ lệ ấp nở vì nó liên quan đến vị trí nằm của
phôi.

5


d) Chất lượng vỏ trứng
Chất lượng vỏ trứng được đánh giá qua độ chịu lực, độ dày vỏ và mật độ
lỗ khí.
Độ dày vỏ biến động trong khoảng 0,2-0,6 mm. Độ dày vỏ trứng gà tốt
cần phải lớn hơn 0,32 mm. Nó phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất

là hàm lượng Ca, P và vitamin D trong khẩu phần ăn của gà. Độ bền vỏ trứng
phải >3 kg, mật độ lỗ khí trung bình 130/cm2, đường kính lỗ khí 17-25µ.
2.2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm
Để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm người ta thường dùng một số chỉ
tiêu như cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng
a) Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của gia cầm là thời gian từ khi gia cầm mới nở
đến khi đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là
tuổi của đàn gà khi đạt tỷ lệ đẻ 5%. Ngoài ra người ta còn tính tuổi đàn gà vào
các thời điểm có tỷ lệ 30-50%, đẻ đỉnh cao nhất. Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% và đỉnh
cao của mỗi loài gia cầm là khác nhau. Có thể tham khảo ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tuổi (tuần) đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao 5% và đỉnh cao của một số
loại gia cầm.
Loại gia cầm

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5%

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao

Gà hướng trứng

20-22

29-32

Gà hướng thịt

22-24

32-34


Vịt hướng trứng

20-22

27-29

Vịt hướng thịt

22-25

32-33

b) Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian xác định
không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ.
Cường độ đẻ trứng được tính bằng công thức:
n
F=

x100
(n+z)

Trong đó: F là cường độ đẻ trứng.
n là số trứng đẻ ra .
z là số ngày nghỉ đẻ.

6



c) Tỷ lệ đẻ trứng
Tỷ lệ đẻ trứng là tỷ lệ phần trăm giũa số trứng đẻ ra của đàn gà tại một
thời điểm nhất định và số gà có mặt tai thời điểm đó (còn gọi là số ngày gà).
Tỷ lệ đẻ trứng là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng trên tất cả các đàn gia
cầm. Từ các đàn giống gốc dòng thuần, các đàn giống ông bà, bố mẹ cho đến
các đàn giống thương phẩm.
Đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ trứng trong một chu kỳ đẻ của gia cầm đều có
dạng giống nhau. Từ khi đàn gia cầm vào đẻ, tỷ lệ đẻ tăng dần lên và đạt đỉnh
cao. Sau đó tỷ lệ đẻ ổn định và giảm dần.
Công thức để tính tỷ lệ đẻ trứng:
Tổng số trứng được đẻ ra trong tuần (quả)
Tỷ lệ đẻ (%) =

x100
Tổng số mái có mặt trong tuần (con)

d) Năng suất trứng- NST (quả/mái)
Năng suất trứng là số trứng gia cầm đẻ ra trong một thời gian nhất định,
thường tính trong 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm.
Công thức tính năng suất trứng:
Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)
Năng suất trứng (quả/mái) =
Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)
e) Chu kì đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng là số trứng đẻ ra liên tục trong vòng một số ngày. Thời
gian hình thành trứng càng dài thì chu kỳ đẻ trứng càng ngắn và ngược lại. Gia
cầm đẻ tốt thì chu kỳ đều và kéo dài.
2.2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm
a) Di truyền cá thể
Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đén sức đẻ trứng của gia cầm trong một

năm là tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo
dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng.
+ Tuổi thành thục sinh dục
Gia cầm thành thục sớm là một tính trạng mong muốn, tuy nhiên cần
phải chú ý đến khối lượng cơ thể. Tuổi băt đầu đẻ và kích thước cơ thể của nó
tương quan nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng quả trứng sẽ làm

7


tăng khối lượng cơ thể gà và tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục
sinh dục của một đàn gia cầm được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ trứng là 5%.
+ Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức sản xuất của gia cầm trong một thời gian ngắn,
nó tương quan chặt chẽ với sức đẻ trứng một năm. Để đánh giá sức đẻ trứng
của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đầu đẻ
phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọ giống.
+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
Chu kỳ đẻ trứng sinh học liên quan đến thời vụ nở của gia cầm con. Chu
kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh sản,
nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng.
Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm thường nghỉ đẻ và thay lông.
Những con thay lông sớm thường là những con đẻ kém và thời gian thay lông
kéo dài tới 4 tháng, ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian
nghỉ đẻ dưới 2 tháng.
+ Tính ấp bóng
Tính ấp bóng là bản năng ấp trứng có liên quan đến sức đẻ trứng của gia
cầm. Những giống nhẹ cân bản năng đòi ấp ít hơn các giống nặng cân. Vì vậy
chọn lọc đẻ loại bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao năng suất trứng. Hiện nay đã
tạo ra các dòng gà hướng trứng không còn bản năng đòi ấp. Đối với giống gà

thịt người ta cũng tiến hành chọn giống theo hướng loại bỏ hoặc giảm đến
mức thấp nhất bản năng đòi ấp.
b) Giống, dòng gia cầm
Giống, dòng gia cầm có ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm.
Giống gia cầm khác nhau thì khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Những dòng
được chọn lọc thường cho sản lượng trứng cao hơn khoảng 15-20%.
c) Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng liên quan đến năng suất trứng. Sản lượng trứng của gà
giảm dần theo tuổi, năm 2 giảm 15-20% so với năm nhất.
d) Thức ăn và dinh dưỡng
Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, sản lượng trứng tốt cần phải có
một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Quan trọng nhất
là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các acid amin, cân bằng các
chất khoáng và vitamin. Khẩu phần không đáp ứng đủ protein sẽ làm năng

8


suất trứng giảm xuống dẫn đến khối lượng trứng và tỷ lệ ấp nở thấp. Khẩu
phần thừa năng lượng sẽ làm gia cầm tích lũy nhiều mỡ, ảnh hưởng tới quá
trình tạo trứng.
e) Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức đẻ
trứng của gia cầm. Trong đó nhiệt độ là quan trọng nhất, ở gà nhiệt độ thích
hợp cho quá trình đẻ trứng trong khoảng từ 18-24oC, tuy nhiên nhiệt độ thích
hợp nhất là 20oC.
Khi nhiệt độ dưới 20oC, gia cầm phải huy động thêm năng lượng để duy
trì thân nhiệt làm hiệu quả sử dụng thức ăn giảm xuống. Ngược lại nhiệt độ
trên 20oC, gia cầm có hiện tượng thải nhiệt, gia cầm phải tăng cường độ hô
hấp. Sự mất nhiều khí CO2 làm tăng khả năng nhiễm kiềm trong máu, điều này

làm quá trình trao đổi chất của gia cầm không bình thường, ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng trứng. Vỏ trứng mỏng hơn bình thường thậm chí trứng
đẻ ra không có vỏ.
Độ ẩm trong chuồng tốt nhất khoảng 65-70%, về mùa đông không nên
vượt quá 80%.
Chế độ chiếu sáng trong thời kỳ hậu bị không những ảnh hưởng đến tuổi
thành thục sinh dục của đàn gia cầm mà còn ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng
sau này. Đối với gia cầm đẻ trứng, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 14-17 giờ.
Cường độ chiếu sáng thích hợp nếu nuôi chuồng kín là 5-10 lux/1m2 nền
chuồng, nuôi chuồng thông thoáng tự nhiên là 20-40 lux/1m2 nền chuồng.
2.2.2 Sức sinh sản của gia cầm
Đối với gia cầm giống, năng suất trứng chỉ là chỉ tiêu ban đầu để đánh
giá khả năng sinh sản. Để đạt được chỉ tiêu cuối cùng là số gia cầm con loại
một trên một gia cầm mái cần phải đạt được các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thụ
tinh, tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ nuôi sống. Đây là nhũng chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá khả năng sinh sản của gia cầm nói chung và đánh giá giá trị giống của mỗi
cá thể, dòng, giống gia cầm nói riêng.
2.2.2.1 Tỷ lệ thụ tinh (TLTT)
Tỷ lệ thụ tinh là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng có phôi và số trứng đẻ ra
hay số trứng đem ấp.
a) Công thức tính tỷ lệ thụ tinh
Công thức được dùng để đánh giá chất lượng đàn giống:

9


Số trứng có phôi (quả)
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

x100

Số trứng đẻ ra (quả)

Công thức được dùng trong thực tế sản xuất:
Số trứng có phôi (quả)
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

x100
Số trứng được chọn ấp (quả)

b) Những yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thụ tinh
+ Yếu tố di truyền
Loài giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau. Kỹ
thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối đồng
huyết thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
+ Yếu tố dinh dưỡng
Nếu trong khẩu phần ăn không đầy đủ dinh dưỡng sẽ làm giảm tỷ lệ thụ
tinh. Nếu thiếu protein thì phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liệu cơ
bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu vitamin A, E làm cơ quan sinh dục
phát triển không bình thường, từ đó làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Khẩu phần ăn cần
phải đầy đủ và cân bằng giữa năng lượng và protein, giữa các acid amin, giữa
các chất dinh dưỡng khác nhau.
+ Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với quy định đều ảnh hưởng đến
tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa thu và mùa xuân,
giảm vào mùa hè nhất là vào những ngày nắng nóng. Khi độ ẩm chuồng nuôi
quá cao, làm chất độn chuồng ẩm ướt, gà dễ mắc bệnh ở chân, đường ruột,
hàm lượng khí độc trong chuồng tăng lên ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm tỷ
lệ thụ tinh.
+ Tuổi gia cầm
Thường ở gà trống gia cầm đạt kích thước tối đa ở 28-30 tuần tuổi và đạt

tỷ lệ thụ tinh rất cao. Sau đó tinh hoàn sẽ phát triển tốt và có hiện tượng suy
thoái sau 48 tuần tuổi. Vì thế gà trống một năm tuổi thường cho tỷ lệ thụ tinh
tốt hơn gà trống hai năm tuổi.
+ Tỷ lệ giữa con trống và con mái

10


Để đạt thụ tinh cao, cần có tỷ lệ gia cầm trống và mái thích hợp. Các
loài, giống gia cầm khác nhau thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau. Đối với
gà hướng trứng, tỷ lệ thích hợp là một con trống phụ trách 12-14 con mái
(1/12-14); gà hướng kiêm dụng là 1/10-12; gà hướng thịt tỷ lệ 1/8-10. Vịt
hướng trứng là 1/10, gà tây là 1/6-8.
2.2.2.2 Tỷ lệ nở (TLN)
a) Khái niệm và công thức tính tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở là tỷ lệ phần trăm giữa số gia cầm con nở ra và số trứng đẻ ra.
Các công thức tính tỷ lệ nở:
Số gia cầm nở ra còn sống (con)
TLN/trứng ấp (%) =

x100
Số trứng đưa vào ấp (quả)

b) Những yêu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở
+ Ảnh hưởng của môi trường bên trong
Môi trường bên trong là tất cả yếu tố liên quan tới chất lượng trứng ấp.
Nó bao gồm tất cả các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng như khối lượng
trứng, chỉ số hình thái trứng, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng trắng và lòng đỏ,
chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugt.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

Môi trường bên ngoài bao gồm toàn bộ các khâu kỹ thuật thuộc quy
trình ấp trứng (thu vào bảo quản trứng ấp; khử trùng máy ấp; kỹ thuật xếp
trứng vào máy ấp; nhiệt độ, độ ẩm, sự trao đổi khí, đảo trứng và làm mát trong
quá trình ấp) và chất lượng đàn bố mẹ.
2.3 Giới thiệu chung về giống gà Nòi
Về ngoại hình giống gà Nòi có tầm vóc lớn con, cao ráo, màu sắc lông
rất đa dạng. Da cổ da ức màu đỏ tía, da vùng nách màu vàng nhạt, đùi to, chân
không lông, chân thường có màu đen, vàng hoặc trắng. Do màu sắc lông rất đa
dạng nên tên gọi cũng thường dựa theo màu sác lông của chúng như: gà có sắc
lông màu đen gọi là gà ô, sắc lông màu đỏ gọi là gà điều, sắc lông màu trắng
gọi là gà nhạn, sắc lông màu gạch tàu gọi là gà khét, sắc lông màu lem luốc
như chim gọi là gà ó….(Nguyễn Văn Thưởng, 2004). Người nuôi gà đá (gà
chọi) thì chia gà Nòi làm 2 dòng: dòng gà đòn và dòng gà cựa.
Gà đòn

11


Thường màu sắc lông rất đa dạng có 5 màu sắc lông: ô, điều, nhạn, khét,
ó. Gà đòn, có tầm vóc vạm vỡ, đầu to, cổ trụi, mắt to đen, mặt hung dữ. Chân
to khỏe màu vàng nghệ, lông thưa, cứng, da cổ và da ức màu đỏ sậm, da vùng
nách cũng đỏ nhưnghơi nhạt màu hơn. Gà đòn thường không cựa hoặc cựa rất
ngắn.
Gà cựa
Có màu sắc lông hơi nghèo nàn chỉ có 2 màu lông: là điều và chuối. Gà
cựa có tầm vóc nhỏ con, chân nhỏ, nhưng cựa rất dài và sắc bén, lông nhiều,
bóng mượt phủ cả thân, đuôi dài chấm đất, rất lanh lẹ, bay nhảy giỏi (Việt
Chương và Nguyễn Việt Tiếng, 2001).
2.3.1Tập tính sinh học của gà Nòi
Giống gà Nòi còn mang nhiều tập tính hoang dã, nên không cần sự chăm

sóc tĩ mĩ của con người như gà công nghiệp, chúng thường đi ăn hoặc nghỉ
ngơi từng đàn, trong đàn thường có con trống đầu đàn, có tổ chức phân chia rõ
ràng, về đêm nếu để tự nhiên chúng thường ngủ trên cây cao nên ít khi bị bệnh
hay bị bắt trộm. Gà Nòi săn bắt mồi ngoài tự nhiên rất giỏi, thức ăn ngoài tự
nhiên gồm: trùn, dế, ếch nhái, cào cào, châu chấu, rau cỏ, lá cây....Khi kiếm ăn
chúng thường hay bay nhảy, bươi xới. Buổi sáng gà thường thức sớm kiếm ăn,
chiều 16 - 17 giờ là chúng lên cây hay về chuồng ngủ.
Gà Nòi mọc lông chậm 3 - 4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay
lông vào mùa thu thường khoảng tháng 7 tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà
sẽ giảm đẻ hoặc ngừng đẻ hẳn, lông được thay theo thứ tự: đầu cổ ngực bụng
cánh đuôi. Gà đẻ tốt thường thay lông muộn và thời gian thay lông kéo dài 2 3 tháng sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát trong giai đoạn thay lông của gà để
loại những gà mái đẻ kém, chỉ nên giử lại những gà mái đẻ tốt trong mùa thu
vì hệ số tương quan giữa sản lượng trứng mùa thu và sản lượng trứng cả năm
của gà là dương và rất chặc chẽ, cần loại sớm những gà đẻ kém để đỡ tốn thức
ăn. (Nguyễn Văn Quyên, 2008)
2.3.2 Thức ăn
Thức ăn của gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu
dinh dưỡng không đòi hỏi cao. Hiện nay tại các địa phương ở ĐBSCL đa số
người dân nuôi theo phương thức cổ truyền, lúc còn nhỏ cho theo mẹ ăn tấm
nhuyễn, khi lớn tách bầy trọng lượng 300-400g (1,5-2 tháng) thì cho ăn gạo,
lúa. Do còn nhiều tập quán hoang dã nên gà có khả năng săn mồi ngoài thiên
nhiên rất giỏi, đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm quan trọng cho gà, tuy
nhiên năng suất nuôi trong dân chưa cao. Nếu nuôi theo phương thức bán công

12


nghiệp có bổ sung thức ăn hổn hợp thì năng suất sẽ cao hơn nhiều. Dưới đây là
một số thức ăn được các nông hộ dử dụng nuôi gà Nòi (Nguyễn Văn Quyên,
2008).

2.3.2.1 Lúa và các phụ phẩm
Lúa là loại thức ăn phổ biến nhất của gia cầm thường được sử dụng
nguyên dạng trong chăn nuôi vịt chạy đồng và gà thả vườn ở nông hộ. Lúa khi
xay xát cho ra nhiều phụ phẩm là thức ăn của nhiều vật nuôi. Theo số liệu của
`7,2 kg cám to và mịn; 0,8 kg phôi; 6,2 kg tấm; 0,8 kg bột vụn và 66 kg gạo.
Tấm được tách ra sau quá trình đánh bóng và có giá trị tương đương với
gạo lau. Gạo chứa càng nhiều tấm thì giá trị càng hạ nên tùy theo nhu cầu tiêu
thụ của con người mà tỷ lệ tấm xuất dùng trong chăn nuôi thay đổi. Tấm là
một thực liệu ngon miệng, giàu năng lượng nên được ưa dùng cho mọi vật
nuôi, đặc biệt nhờ giàu năng lượng và ít xơ nên rất có giá trị trong khẩu phần
nuôi gà đang lớn.
Cám gạo cũng là sản phẩm phụ phẩm của công nghiệp chế biến gạo.
Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, cũng như một
phần từ tấm. Chất béo của cám có ảnh hưởng làm nhão mỡ vật nuôi và mềm
bơ sữa. Cám có thể đưa vào khẩu phần của gia cầm đến 25%. Cám có nguồn
B1 phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và Biotin, đây là nguồn cung cấp
vitamin nhóm B cho gia cầm. Trong 1 kg cám có khoảng 22 mg vitamin B1,
13 mg B6 và 0,43 mg Biotin. Cám gạo chứa lượng xơ và dầu cao, đồng thời
chất béo trong cám rất dễ bị oxy hóa (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2001).
Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu thường được sử
dụng làm thức ăn nuôi gà Nòi được trình bày qua Bảng 2.1.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của lúa, tấm và cám gạo.
Thành phần dinh dưỡng
DM
CP
EE
CF
Ca
P
Lysine

Met+Cys
Trytophan
Thremin

Giá trị (%)
Tấm
88,0
8,0
0,9
1,0
0,03
0,04
0,3
0,3
0,1
0,4

Lúa
88,6
8,5
6,1
8,0
0,2
0,1
-

Cám gạo
88,0
12,0
12,0

11,0
0,06
0,5
0,6
0,5
0,1
0,4

DM: Vật chất khô; CP Protein thô; EE : Béo thô; CF: Xơ thô (Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2001)

13


2.3.2.2 Trùn đất
Trùn đất là thức ăn giàu dinh dưỡng cho gà, nhất là gà con ăn rất mau
lớn, đẻ sai. Vì trùn đất thành phần dinh dưỡng: CP 70%; Lipid 7- 8%; chất
đường 12-14%; tro 11-12% (tính theo vật chất khô). Ngoài ra trùn đất còn
tham gia làm đất tơi xốp, màu mỡ giúp đất trong vườn tơi xốp hơn (Nguyễn
Thị Thanh Huệ, 2001).
2.4 Khả năng sản xuất của gà Nòi
Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà Nòi được
nuôi ở khắp nơi trong cả nước thường được gọi là gà chọi. Đây là giống gà
được nuôi lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ và chiếm khoảng 70% các giống gà thả
vườn (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Giống gà Nòi được
người chăn nuôi rất ưa chuộng vì chúng có rất nhiều ưu điểm. Gà thích nghi
tốt với điều kiện chăn thả vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với
một số giống gà thả vườn khác. Tuy nhiên, gà Nòi lại chậm lớn nuôi 1 năm
tuổi gà mới trưởng thành và khối lượng cơ thể trống đạt 2,8-3,2 kg gà mái
nặng 2,0-2,2 kg. Năng suất trứng còn thấp trung bình 40-50 quả/năm và giống
gà Nòi bị lai tạp nhiều (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương, 2005).



Tăng khả năng sinh sản trên gà Nòi

Theo phương thức chăn nuôi cổ truyền số lứa đẻ của gà Nòi là 3,65
lứa/năm. Tuy nhiên, muốn tăng khả năng sinh sản ở gà Nòi, gà đẻ thu nhặt
trứng, bảo quản, ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp và áp dụng biện pháp cai
ấp để tăng lứa đẻ trên năm.
Theo Nguyễn Văn Quyên (2008) số vòng đẻ được tăng lên 8,02 lứa/năm,
tức mỗi năm gà đẻ được 85-95 quả và sản xuất được 80-90 gà con (tăng gấp
gần 3 lần). Áp dụng biện pháp như sau:
Gà đẻ xong không cho gà ấp mà lấy trứng bảo quản tập trung máy ấp
công nghiệp.
Bắt gà mái mẹ nhốt vào chuồng lồng riêng nơi thoáng mát, có thể nhốt
chung với gà trống khác khỏe mạnh, hăng để khi gà mái ấp thì nằm xuống thì
gà trống lên đạp xua gà mái đứng dậy, có thể tắm mát gà vào những buổi trưa
nắng để giảm nhiệt. Tiêm Analgin 0,5 ml/con dùng liên tục 2- 3 ngày liền (đối
với gà say ấp), đồng thời tăng cường dinh dưỡng và rau xanh 20 ngày gà sẽ đẻ
lại.
Số gà đẻ 1 ổ (10- 12 trứng) trung bình: 15 ngày, số ngày đẻ lại trung
bình (cai ấp): 25 ngày và số ngày thay lông trung bình/năm: 45 ngày (thường
gà thay lông 1 lần/năm).

14


×