Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở huyện châu thành, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG

THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TRONG CÁC KIỂU SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH

2014


Thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang
Nguyễn Đức Cường
TÓM TẮT
Đề tài về thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp (ao NTTS, vườn, rẫy và
ruộng lúa) trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã định danh được 20 loài thuộc
6 bộ và 12 họ. Trong 6 bộ cá thu được, thì bộ bộ cá vược (Perciformes) có số lượng họ cao
nhất với 4 họ, 7 loài chiếm 46%. Tiếp đến là các bộ cá da trơn (Siluriformes) với 2 họ, 2 loài
chiếm 18%, bộ cá sóc (Cyprinodontiformes), bộ cá chép (Cypriniformes), bộ cá nhái
(Belonniformes), bộ cá nóc (Tetraodotiformes) cùng có 1 họ và 1 loài chiếm tỉ lệ 9%. Ở mỗi
kiểu sử dụng đất, các loài cá cũng khác nhau về thành phần, số lượng và kích thước của từng
loài, mang tính đặc trưng cho từng kiểu sử dụng đất. Thành phần loài cá trong các kiểu sử
dụng đất nông nghiệp ngày càng giảm và kém đa dạng so với thời gian trước đây; nguyên


nhân làm ảnh hưởng đến NLTS trong các thủy vực chủ yếu là do xiệt điện (chiếm 51.5%),
thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật (chiếm 39.4%) và các yếu tố khác như nguồn nước, mùa vụ sản
xuất. môi trường,..(chiếm 9.1%). Đa số người dân không quan tâm đến NLTS tự nhiên, điều
mà họ quan tâm chủ yếu là năng suất mùa vụ là chính. Trong khi đó, công tác quản lí của cán
bộ thủy sản địa phương lại chưa chặt chẽ, chưa đi sâu vào thực tế và chưa có biện pháp xử lí
hoặc có nhưng chưa mang tính răng đe, người dân chưa sợ và NLTS lúc nào cũng đứng trước
nguy cơ ngày càng giảm dần và mất đi sự đa dạng.
Từ khóa: Kiểu sử dụng đất nông nghiệp,thành phần loài, tần suất chiều dài.
1. MỞ ĐẦU
Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang. Châu Thành là huyện
thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi. Những năm gần đây, phong trào
nuôi thủy sản ở huyện Châu Thành phát triển khá mạnh và diện tích nuôi không ngừng tăng
lên. Nhiều hộ dân có mức thu nhập khá nhờ thả nuôi thủy sản thâm canh và thả trong mương
vườn, ruộng lúa. Trước đây, diện tích nuôi thủy sản của huyện Châu Thành rất ít và chủ yếu
thả nuôi trong ruộng lúa, mương vườn là chính. Mấy năm gần đây, nhiều hộ nuôi thâm canh cá
tra, cá rô đồng mang lại hiệu quả cao nên diện tích thả nuôi dần dần được tăng lên. Huyện
Châu Thành có tiềm năng phát triển nuôi thủy sản nước ngọt hiện tại cũng như về lâu dài.
Trong những năm qua, các đơn vị trong ngành nông nghiệp đã có những cố gắng đáng kể, góp
phần cho phong trào nuôi thủy sản của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung ngày càng phát
triển về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, người nuôi thủy sản còn mang tính tự phát, sản
xuất nhỏ, lẻ, chưa theo quy hoạch, giá trị đầu ra thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các ao nuôi thủy sản thâm canh cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển
nuôi thủy sản bền vững. Song song đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản mang tính hủy diệt
như: sử dụng xung điện, lưới có kích thước nhỏ làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy
1


giảm, cạn kiệt. Chính vì vậy các cơ quan chức năng và các bên liên quan cần phải cân nhắc kĩ
về tính hợp lí và cả lợi ích mà không làm mất đi sự đa dạng của các loài cá trong thủy vực. Đề
tài này tập trung khảo sát, đánh giá mức độ phong phú của thành phần loài, các loài cá hiện

hữu trên các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Châu Thành, Hậu Giang và bên cạnh đó
cũng tìm hiểu về hiện trạng quản lí NLTS ở địa phương.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
- Thước đo.
- Thùng nhựa, can nhựa, khay nhựa, kim ghim.
- Thùng đá để bảo quản mẫu.
- Dung dịch Formol 10%.
- Máy ảnh, tập, bút.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm thu mẫu:
Mẫu được thu tại các xã trong huyện sử dụng các kiểu đất nông nghiệp khác nhau như đất
ruộng, rẫy, vườn và nuôi trồng thủy sản hoặc mua từ các nông, ngư dân tại địa bàn nghiên cứu
(huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) trong thời gian từ tháng 9/2013 đến 11/2013. Cụ thể:
Địa điểm thu mẫu thuộc khu vực ấp Đông Sơn và ấp Đông Lợi thuộc xã Đông Phước chủ yếu
ở các ao nuôi thủy sản và các vườn trái cây; địa điểm thu mẫu thuộc khu vực ấp Phú Nhơn,
Phú Thọ thuộc xã Đông Phú chủ yếu ở các ruộng lúa, mương rẫy.

Đ a đi m
thu m u

Hình 1: Bản đồ khu vực thu mẫu huyện Châu Thành

2


2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu
Mẫu cá sau khi được đem về sẽ tiến hành phân loại các loài thủy sản, đếm số lượng từng loài,
sau đó sẽ phân tích chi tiết để định danh và xác định các chỉ tiêu hình thái, chỉ tiêu số lượng tại
phòng thí nghiệm quản lí nguồn lợi, khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Sau khi đã phân tích

xong các mẫu cá sẽ được bảo quản trong dung dịch Formol 10%.
Mẫu được định danh chủ yếu dựa vào các tài liệu sau:
+ Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá nước ngọt Đồng bằng sông
Cửu Long.

+Trần Đắc Định (2013). Mô tả định loại cá đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam –
Fishes of the Mekong Delta, Viet Nam.
+ Fishbases .
Các chỉ tiêu phân tích:
Các chỉ tiêu hình thái: Chiều dài chuẩn (standard length), chiều dài đầu (head length), chiều
dài mõm (pre-obital or snout length), chiều rộng giữa hai mắt (inter-orbital width), khoảng
cách 2 mắt, chiều cao thân (body depth), chiều cao cuống đuôi (height of caudal peduncle).
Các chỉ tiêu số lượng: Vi ngực (P: Pectoral fin), vi lưng (D: Dorsal fin), vi bụng (V: Ventral
fin), vi hậu môn (A: Anal fin).
2.2.3 Phương pháp thu và xử lí số liệu
Toàn bộ số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010
để tính toán các giá trị kết quả đo đạc. Sử dụng phần mềm Microsoft Word 2010 để viết báo
cáo.
Số liệu thực tế: phỏng vấn trực tiếp người dân và các bộ bên ngành nông nghiệp của huyện
Châu Thành.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần loài cá phân bố trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang
Qua 3 đợt thu mẫu ở các xã Đông Phước và Đông Phú trên 4 kiểu sử dụng đất nông nghiệp
khác nhau đã thu được tổng cộng 748 mẫu cá, xác định được 20 loài cá, thuộc 6 bộ, 12 họ
khai thác bằng lưới kéo, lưới chài trong ao, mương, kênh rạch. Bao gồm các bộ: Bộ
Perciformes (bộ cá vược), bộ Cypriniformes (bộ cá chép), bộ Cyprinodontiformes (bộ cá sóc),
bộ Siluriformes (bộ cá da trơn), bộ Tetraodotformes (bộ cá nóc), bộ Beloniformes (bộ cá
nhái).


3


Bảng 1: Tỉ lệ các loài cá thu được ở huyện Châu Thành
Bộ

Loài

Họ
Số lượng

Tỉ lệ (%)

Cyprinidae

8

40

Pristotepididae

1

5

Osphronemidae

3

15


Cichlidae

1

5

Channidae

1

5

Anabantidae

1

5

Aptocheilidae

1

5

Loricariidae

1

5


Clariidae

1

5

Beloniformes

Hemiramphidae

1

5

Tetraodotiformes

Tetraodontidae

1

5

Tổng

11

20

100


Cypriniformes

Perciformes

Cyprinodontiformes

Siluriformes

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu thành phần các loài cá theo từng bộ thu được ở huyện Châu
4


Thành
Kết quả cho thấy bộ cá vược (Perciformes) có số họ nhiều nhất so với các bộ còn lại với 5 họ
chiếm 46%. Kết quả này cũng giống như các kết quả thu mẫu tương tự ở các khu vực quận Cờ
Đỏ và quận Ô Môn. (Nguyễn Phát Nghiệp, 2013); (Đinh Thị Thảo, 2013). So với bộ vược thì
bộ bộ cá da trơn (Siluriformes) ít hơn với 2 họ chiếm 18%. Các bộ còn lại bao gồm
Cyprinodontiformes, Cypriniformes, Belonniformes, Tetraodotiformes chỉ có 1 họ chiếm tỉ lệ
9%.

Hình 3: Biểu đồ cơ cấu các loài cá theo từng họ phân bố ở huyện Châu Thành

3.2 So sánh thành phần các loài cá trong 4 kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Châu
Thành
Các loài cá thu được ở 4 kiểu sử dụng đất có sự giống nhau về một số loài, bên cạnh đó cũng
có sự khác biệt giữa các loài cá tùy theo các kiểu sử dụng đất mà có các loài cá khác nhau và
đặc biệt một số loài cá thu được trong 3 kiểu sử dụng đất ruộng lúa, vườn và rẫy mà không
xuất hiện trong ao NTTS (qua 3 đợt thu mẫu), ngoài ra các loài cá thu được có sự khác nhau
về các họ, cấu trúc thành phần loài và số lượng loài tùy vào mỗi kiểu sử dụng đất.


5


Bảng 2: Biến động thành phần loài theo từng đợt thu mẫu và theo từng kiểu sử dụng đất.
Tên địa
phương

Đợt thu mẫu

Tên khoa học

Kiểu sử dụng đất

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Ao
nuôi

Cá mè Barbonymus
vinh
gonionotus

+

+


+

+

Sặc
bướm

Trichogaster
trichopterus

+

+

+

+

+

Dảnh

Puntioplites
falsifer

+

+


+

+

+

Rô biển

Pristolepis
fasciata

+

+

Lúi

Osteochilus
vittatus

+

+

Rằm

Putius
aurotaeniatus

+


+

Sặc
điệp

Trichogaster
microlepis

+

+

+

Tráo

Alute mate

+

+

+

+

Bãi trầu

Trichopsis vittata


+

+

+

Rô phi Oreochromis
vằn
niloticus

+

+

+

Lau
kiếng

Hypostomus
punctatus

+

+

Nóc

Tetraodon

fluviatilis

+

Lìm
kìm

Dermogenys
pusilla

+

+

Lòng
tong sắt

Luciosama
bleekeri

+

+

Lóc

Channa striata

+




Anabas

+

+

Vườn

Ruộng

Rẫy

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+
+


+

+

+

6


đông

testudineus

Thiểu

Chanodichthys
erythroptenes

+

Linh
ống

Cirrhinus jullieni

+

Bạc đầu


Aplocheilus
panchax

+

Trê
trắng

Clarias
bartrachus

+

Tổng

20

16

+
+
+
+

14

9

8


13

10

8

Hình 4: Thành phần loài cá theo các kiểu sử dụng đất nông nghiệp
Đợt đầu tiên thu được số loài nhiều nhất, tuy nhiên không chênh lệch lắm giữa lần thứ nhất và
thứ 2, lần thu mẫu thứ 3 có sự chênh lệch đáng kể với số lượng loài chỉ còn 9 loài. Trong 20
loài cá thu được thì đất vườn có số loài nhiều nhất với 13 loài, chiếm 65%; tiếp đến là ruộng
với 10 loài, chiếm 50%; Hai kiểu sử dụng đất rẫy và ao NTTS với 8 loài chiếm 40%. Ở kiểu
sử dụng đất vườn thì nguồn thức ăn cũng như môi trường sống thuận lợi hơn, ít chịu tác động
bởi con người nên số lượng loài nhiều hơn so với các kiểu sử dụng đất còn lại. Đất ruộng và
đất vườn thì thức ăn, nguồn nước cộng với tác động từ các loại thuốc hóa chất, trừ sâu rất lớn
nên các loài cá cũng vì thế mà ít đi.

7


Bảng 3: Tỷ lệ (%) số lượng loài cá theo họ ở 4 kiểu sử dụng đất nông nghiệp
Tỷ lệ (%) số lượng loài cá theo họ ở các kiểu sử dụng đất
nông nghiệp
Họ
Cyprinidae
Pristotepididae
Osphronemidae
Cichlidae
Channidae
Anabantidae
Aptocheilidae

Loricariidae
Clariidae
Hemiramphidae
Tetraodontidae
Tổng

Ao NTTS
50
12.5
25
12.5
100

Vườn
23.1
23.1
7.7
7.7
7.7
7.7
7.7
7.7
7.7
100

Ruộng
30
30
10
10

10
10
100

Rẫy
37.5
37.5
12.5
12.5
100

Thành phần loài cá phân bố ở kiểu sử dụng đất ao NTTS

Hình 5: Phân bố loài cá phân theo họ trong kiểu sử dụng đất ao NTTS
Đây là các loài cá đặc trưng trong ao NTTS, chúng có nguồn thức ăn phong phú từ thức ăn dư
thừa của cá tra, các chất cặn bã, mùn, rong, rêu trong ao,… Ngoài ra các loài cá này ít bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố con người, sống tự nhiên trong ao nên cá lớn nhanh, có kích thước tương
đối lớn.
Thành phần loài cá phân bố ở kiểu sử dụng đất vườn

8


Hình 6: Phân bố loài cá phân theo họ trong kiểu sử dụng đất vườn
Qua đó, ta thấy rằng họ cá chép (Cyprinidae) và cá tai tượng (Osphronemidae) chiếm số
lượng loài nhiều là do loại hình thủy vực trong kiểu sử dụng đất vườn, mực nước tương đối
sâu (khoảng chừng 1m50), mặt nước tĩnh có các bụi cây che mát, rong riêu nhiều, và lá cây
phân hủy làm thức ăn cho cá nên đây là nơi thích hợp cho loài cá thiên về ăn thực vật và mùn
bã hữu cơ. Nguồn lợi cá tự nhiên ở trong các vườn cây ăn quả cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ
con người, cũng như các loại hóa chất, thuốc trừ sâu…

Thành phần loài cá phân bố ở kiểu sử dụng đất ruộng

Hình 7: Phân bố loài cá phân theo họ trong kiểu sử dụng đất ruộng
Trong ruộng lúa chủ yếu là đáy bùn, đây là nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh tạo nguồn thức ăn
dồi dào cho tất cả loài, là khu vực thuận lợi để tìm kiếm thức ăn đối với các loài có tập tính ăn
tạp thiên về thực vật và mùn bã hữu cơ. Tuy nhiên các loại cá này có kích thước tương đối nhỏ
và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nên sơ lượng ngày càng giảm
dần. Thêm vào đó, là các hoạt động châm điện, giăng lưới bắt cá của người dân địa phương
cũng làm cho nguồn các loại cá tự nhiên ở đây giảm dần theo thời gian.
Thành phần loài cá phân bố ở kiểu sử dụng đất rẫy:
9


Hình 8: Phân bố loài cá phân theo họ trong kiểu sử dụng đất rẫy
Cũng như 2 kiểu sử dụng đất: vườn và ruộng, ở kiểu sử dụng đất rẫy, họ cá chép (Cyprinidae)
và họ cá tai tượng (Orphronemidae) vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 3 loài, chiếm 37.5%. Hai họ
còn lại, bao gồm họ cá Rô phi (Cithlidae) và họ cá Lìm kìm (Hemiramphidae) chỉ có 1 loài,
chiếm 12.5%. Thành phần loài cá ở kiểu sử dụng đất này rất ít đa dạng, vì hầu như môi trường
sống không được thuận lợi như mực nước quá thấp, không có thức ăn,…, cộng với hóa chất,
thuốc trừ sâu mà người dân sử dụng để chăm sóc rau màu đã làm cho các loài cá tự nhiên ngày
càng giảm dần đi.
3.3 Biến động tần suất chiều dài của các loài cá đặc trưng trong các kiểu sử dụng đất
nông nghiệp ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Do thời gian thu mẫu ngắn nên số lượng mẫu thu được không được nhiều nhưng với các mẫu
thu được ở 4 kiểu sử dụng đất nông nghiệp có sự biến động về tần suất chiều dài rất khác nhau
ở 5 loài cá đặc trưng được thể hiện cụ thể dưới đây:
3.3.1 Biến động tần suất chiều dài của cá Sặc bướm (Trichogaster trichopterus)

Hình 9: Tần suất chiều dài của cá Sặc bướm
Có sự khác biệt rõ rệt về các nhóm chiều dài của cá Sặc bướm theo từng kiểu sử dụng đất. Ở

nhóm chiều dài 2-2.9 cm chiếm số lượng nhiều nhất so với các nhóm chiều dài còn lại. Cụ thề
trong kiểu sử dụng đất vườn và ruộng, nhóm chiều dài này chiếm phổ biến, đất vườn ( 20 con,
chiếm 40%), đất ruộng (19 con, chiếm 38%) và còn lại là kiểu sử dụng đất rẫy (10 con, chiếm
10


22%). Ở nhóm chiều dài 3- 3.9 cm, số lượng cá thu được rất ít, cao nhất là kiểu sử dụng đất
vườn ( 8 con, chiếm 68%), hai kiếu sử dụng đất còn lại là đất ruộng và đất rẫy chiếm tỉ lệ bằng
nhau ( 2 con, chiếm 16%). Còn nhóm chiều dài từ 4- 4.9 thu được cũng rất ít. Kết quả này
cũng giống như tần suất chiều dài của cá sặc bướm được nghiên cứu ở khu vực quận Ô Môn,
TP Cần Thơ. (Đinh Thị Thảo, 2013. Thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông
nghiệp ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ).
3.3.2 Biến động tần suất chiều dài của cá Sặc điệp (Trichogaster microlepis)

Hình 10: Tần suất chiều dài của cá Sặc điệp
Kết quả cho thấy cá Sặc điệp thu được ở kiểu sử dụng ao NTTS có kích cỡ rất khác biệt so với
các kiểu sử dụng đất còn lại. Cá có kích cỡ lớn nhất, chiếm chiều dài dài nhất 7-8.9 cm (4 con,
chiếm 100%). Còn những nhóm chiều dài còn lại chiếm đa số. Đa số cá sặc điệp thu ở kiểu

sử dụng đất ruộng lúa, rẫy, vườn có kích thước chiều dài nhỏ do nguồn thức ăn tự
nhiên rất ít, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi tác động của con người đánh bắt bằng xung
điện, các hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm chết
cá. Riêng ao NTTS cá có kích thước chiều dài lớn và số lượng nhiều do đây là loài đặc
trưng trong ao nuôi, cá ăn thức ăn dư thừa của cá tra, các chất hữu cơ phân hủy nhiều
nên cá tăng trưởng nhanh.
3.3.3 Biến động tần suất chiều dài của cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus)

Hình 11: Tần suất chiều dài của cá Rô phi vằn
Mặc dù các loài cá trên vẫn xuất hiện trong 4 kiểu sử dụng đất hết. Tuy nhiên, một điểm khác
biệt rõ rệt nhất là các loài cá trong kiểu sử dụng ao NTTS đều có chiều dài vượt trội so với các

loài cá cùng loài trong các kiểu sử dụng đất còn lại. Điều này có thể lí giải là do môi trường
11


sống của các loài trong ao NTTS thuận lợi hơn rất nhiều so với các loài sống ở các kiểu sử
dụng dất còn lại. Chúng có nguồn thức ăn tương đối dồi dào từ nguồn thức ăn của cá tra nuôi
trong ao, các chất thải từ cá tra, ít bị ảnh hưởng từ các hoạt động của con người, cũng như các
chất hóa học, thuốc trừ sâu,…nên cá lớn nhanh và phát triển tốt.
3.3.4 Biến động tần suất chiều dài của cá Lòng tong sắt (Luciosoma bleekeri)

Hình 12: Tần suất chiều dài của cá Lòng tong sắt
Kết quả cho thấy nhóm chiều dài 3-3.9 cm chiếm số lượng nhiều nhất. Điều này cũng giống
như kết quả tần suất chiều dài của cá Lòng tong sắt được nghiên cứu ở khu vực quận Ô Môn
(TP Cần Thơ). (Đinh Thị Thảo, 2013. Thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông
nghiệp ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ).
3.3.5 Biến động tần suất chiều dài của cá Bãi trầu (Trichopsis vittata)

Hình 13: Tần suất chiều dài của cá Bãi trầu
Cũng giống như cá lòng tong sắt, cá bãi trầu cũng có nhóm nhóm chiều dài 3-3.9 cm chiếm số
lượng nhiều nhất ở 3 kiểu sử dụng đất. Các nhóm chiều dài còn lại chiếm số lượng ít. Kết quả
này cũng tương đối phù hợp với tần suất chiều dài của cá bãi trầu được nghiên cứu ở khu vực
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (Đoàn Văn Út, 2013. Thành phần loài cá trong các kiểu sử
dụng đất nông nghiệp ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long).
3.4 Nhận thức của cộng đồng về khai thác và bảo vệ NLTS trong các kiểu sử dụng đất
nông nghiệp ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Qua kết quả phỏng vấn đã ít nhiều hiểu rõ hơn về nhận thức của người dân, cũng như công tác
quản lí của cán bộ về khai thác và bảo vệ NLTS địa phương.
3.4.1 Công tác quản lý của cán bộ quản lý khai thác và bảo vệ NLTS ở địa phương.

12



Kết quả điều tra cho thấy, cán bộ địa phương rất quan tâm đến NLTS tự nhiên, huyện có trạm
thủy sản với chức năng điều hành và nắm bắt mọi tình hình cũng như các hoạt động thủy sản
khác trong địa bàn huyện; đồng thời triển khai và tổ chức các mô hình nuôi thủy sản mới,
giống mới...Theo đánh gía và nhận xét của cán bộ địa phương về hiện trạng khai thác và bảo
vệ NLTS tự nhiên thì NLTS tự nhiên đang trong tình trạng giảm đáng kể cả về thành phần và
số lượng loài. Do đánh bắt bằng các dụng cụ trái phép như: Xiệt điện, chất nổ, sử dụng ngư cụ
đánh bắt mang tính hủy diệt với kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt luôn cả cá con, sử dụng hóa
chất cũng như thuốc bảo vệ thực vật trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp…
Những định hướng trong công tác quản lý và khai thác NLTS của huyện:
- Tiếp tục khai thác và tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, diện tích mặt nước để NTTS, áp
dụng những đối tượng nuôi phù hợp để mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất có thể, tập trung
vào các xã Đông Phước và Đông Phước A.
- Chuyển dần các hình thức và quy mô nuôi từ tự phát, nhỏ, lẻ sang tập trung và nuôi chuyên
canh các loài thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.
- Nghiêm cấm và xử phạt đối với những hành vi sử dụng xung điện, dynamo, bình ắc quy, chất
đôc, thuốc nổ,… để khai thác thủy sản; sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn quy định; đánh bắt
các loài thủy sản còn nhỏ, mới sinh sản.
- Khai thác nguồn lợi thủy sản phải gắn liền với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường như
các hộ nuôi thủy sản thâm canh phải thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải
trước khi xả thải ra sông, kênh, rạch…
3.4.2 Nhận thức của cộng đồng người dân về NLTS tự nhiên trong các kiểu sử dụng đất
nông nghiệp.
Qua các phiếu điều tra từ các hộ nông dân, thành phần các loài cá trong 3 kiểu sử dụng đất
ruộng, vườn và rẫy chủ yếu là các loài: Sặc bướm, Sặc điệp, Bãi trầu, Rô phi, Lòng tong, Lau
kiếng và bị đánh bắt bằng nhiều hình thức như sử dụng lưới kéo, xiệt điện, giăng lưới, chài, tát
mương ao .…, còn kiểu sử dụng đất ao NTTS các loài cá chủ yếu là cá sặc điệp, sặc bướm, rô
phi, dảnh với kích thước tương đối lớn. Tuy nhiên, cũng theo kết quả điều tra thì thành phần
loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ngày càng giảm rất đáng kể so với thời gian

trước đây, nguyên nhân là do người đánh bắt bằng xung điện, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ
thực vật và một số nguyên nhân khác, cộng với mức độ khai thác ngày càng cao và liên tục
cũng làm suy giảm nhanh NLTS tự nhiên.
Kết quả cho thấy, đa số người dân cho rằng NLTS tự nhiên trong các kiếu sử dụng đất là kém
đa hoặc cao hơn là ở mức trung bình . Không nhiều người cho rằng thành phần loài cá trong
thủy vực đa dạng. Điều nhận thấy rõ ràng nhất là việc sử dụng xung điện và thuốc trừ sau
chiếm tỉ lệ khá cao ở vùng nông thôn (Hình 14).

13


Hình 14: Tỉ lệ phần trăm các yếu tố làm ảnh hưởng đến thành phần loài cá
Đa số người dân không quan tâm đến thành phần cũng như số lượng các loài cá trong các kiểu
sử dụng đất nông nghiệp này, có hay không, nhiều hay ít cũng tùy; quan trọng là năng suất sản
xuất nông nghiệp là chính. Thành phần loài cá cũng thay đổi theo mùa nước nổi, đường nước
ra vào, thức ăn hữu cơ trong mương ao, nơi cư trú, mùa vụ sản xuất và cả sự ô nhiễm về nguồn
nước.
Còn đối với ao NTTS thì đa số những người nuôi không quan tâm đến trong suốt quá trình
nuôi; chỉ diệt cá tạp một lần duy nhất ở khâu chuẩn bị ao nuôi mà thôi, còn về sau hầu như
không quan tâm, thỉnh thoảng chỉ chày lên để ăn thôi. Các loài cá tạp này xâm nhập vào ao
nuôi chủ yếu bằng đường nước vào trong ao, lúc chúng còn nhỏ và nhờ những thức ăn dư thừa
và những sản phẩm thải của cá tra mà chúng lớn nhanh và có kích thước cũng tương đối lớn.
Cá tạp cộng với lượng thức ăn dư thừa, nuôi mật độ quá cao, tảo trong ao không ổn định, các
chất hữu cơ dưới tầng đáy nhiều cũng làm ảnh hưởng lên cá tra là những tác nhân gây bệnh
cho cá tra (người nuôi cá tra cho hay).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Trong thời gian nghiên cứu thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp (ao
NTTS, vườn, rẫy và ruộng lúa) trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã định danh
được 20 loài thuộc 6 bộ và 12 họ. Trong 6 bộ cá thu được, thì bộ bộ cá vược (Perciformes) có

số lượng họ cao nhất với 4 họ, 7 loài chiếm 46%. Tiếp đến là bộ cá da trơn (Siluriformes) với
2 họ, 2 loài chiếm 18%. Các bộ còn lại bao gồm: Bộ cá sóc (Cyprinodontiformes), bộ cá chép
(Cypriniformes), bộ cá nhái (Belonniformes), bộ cá nóc (Tetraodotiformes) chỉ có 1 họ và 1
loài chiếm tỉ lệ 9%.
Trong 4 kiểu sử dụng đất có xuất hiện những loài chung. Tuy nhiên, các loài cá không giống
nhau về thành phần, số lượng và kích thước của từng loài, mang tính đặc trưng cho từng kiểu
sử dụng đất. Thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ngày càng giảm và
kém đa dạng so với thời gian trước đây; nguyên nhân làm ảnh hưởng đến NLTS trong các
thủy vực chủ yếu là do xiệt điện (chiếm 51.5%), thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật (chiếm 39.4%)
và các yếu tố khác như nguồn nước, mùa vụ sản xuất, môi trường,...(chiếm 9.1%). Đa số
người dân không quan tâm đến NLTS tự nhiên, điều mà họ quan tâm chủ yếu là năng suất mùa
vụ là chính.
14


4.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu những đề tài tương tự trên phạm vi rộng hơn và ở những địa phương khác
nhau để có thêm dữ liệu làm cơ sở xác định đúng phương án bảo vệ, tái tạo và phát triển
NLTS địa phương trong thời gian sắp tới và sau này.
Nâng cao các biện pháp quản lý khai thác để bảo vệ NLTS cũng như nâng cao ý thức của
người dân về sử dụng xiệt điện để đánh bắt cá và thuốc bảo vệ thực vật trong các hoạt động
sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang
cập nhật
ngày 16/08/2013
Cổng thông tin điện tử huyện Châu Thành
/>Đinh Thị Thảo (2013). Thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở quận Ô
Môn, thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Thủy sản, Đại học Cần
Thơ.

Đào Duy Huân (2013). Đề xuất chính sách để phát triển nông nghiệp- nông thôn- nông dân
tỉnh Hậu Giang đăng trên tạp chí phát triển và hội nhập số 10 (20) ngày 5/6/2013.
Đoàn Văn Út (2013). Thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Fishbases .
Hồ Thị Thanh Hương (2012). Thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá
khai thác tự nhiên ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học
ngành Quản Lý Thủy Sản. Khoa Thủy Sản.
Phạm Thanh Liêm, Trần Đắc Định (2004). Giáo trình phương pháp nghiên cứu sinh học cá.
Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Phát Nghiệp (2013). Thành phần loài cá trong các kiểu sử dụng đất nông nghiệp ở
quận Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Thủy sản, Đại học
Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hiếu (2012). Thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long và đặc điểm sinh học của cá Bống cát (Glossogobius giuris, Hamilton 1822). Luận
văn tốt nghiệp Đại học, khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Trần Đắc Định (2013). Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. 174 trang.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá nước ngọt Đồng Bằng sông
Cửu Long. Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ. 361 trang.
15



×