Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng rau cải củ (raphanus sativus l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

NGUYỄN HOÀNG NHỚ

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi trường

SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ BÙN CỐNG SINH HOẠT
TRỒNG RAU CẢI CỦ (Raphanus sativus L.)

Cán bộ hướng dẫn:
PGs. TS BÙI THỊ NGA

Cần Thơ, 2014

i


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tựa đề “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh
hoạt trồng rau cải củ (Raphanus sativus L.)”, do Nguyễn Hoàng Nhớ thực hiện và
báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn thông qua.

Thành viên của hội đồng

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

Ths. Trần Sỹ Nam

PGs.TS Bùi Thị Nga



ii


LỜI CẢM TẠ
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, quý Thầy Cô của Trường Đại học
Cần Thơ, quý Thầy Cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên đặc biệt là
Thầy Cô trong bộ môn Khoa học Môi trường những người đã trực tiếp giảng dạy,
hướng dẫn, mang lại cho tôi những kiến thức quý báu, bổ ích về lĩnh vực chuyên
ngành.
Đặc biệt tôi xin gửi đến
Cô PGs.Ts Bùi Thị Nga đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ dạy tận tình về
chuyên môn và giúp tôi đạt được rất nhiều kiến thức mới trong lĩnh vực nghiên cứu.
Con xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình bác Nguyễn Văn Nhịn, ấp Nhơn
Lộc, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đã tạo điều kiện vô
cùng thuận lợi và giúp đỡ con trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn.
Cảm ơn các bạn lớp Khoa học Môi trường K37 đã gắn bó, hỗ trợ cho tôi trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình luôn đồng hành, ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày….tháng.…năm 20...
Nguyễn Hoàng Nhớ

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng rau cải củ (Raphanus
sativus L.)” được thực hiện từ tháng 07/2014 đến tháng 12/2014 với các mục tiêu: (i)
Đánh giá năng suất rau được trồng bằng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với

phân hóa học và rau sử dụng phân phân hóa học nhằm xác định lượng phân bón phù
hợp; (ii) Đánh giá chất lượng rau được trồng từ phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt theo
quy định tại QCVN 8-3:2012/BYT và Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức bón phân
hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân hóa học trồng rau cải củ cho năng suất
cao có ý nghĩa so với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt và
không khác biệt so với nghiệm thức bón phân hóa học với năng suất dao động trong
khoảng 3,60 - 4,18 kg/m2. Các chỉ tiêu về mật độ Escherichia coli (30 - 85 CFU/g)
đạt mức cho phép QCVN 8-3:2012 của Bộ Y tế, hàm lượng nitrate (1,0 - 1,37 mg/kg)
đạt ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Từ khóa: Escherichia coli, nitrate, năng suất, phân hữu cơ bùn cống sinh
hoạt, phân hóa học, rau cải củ.

iv


MỤC LỤC
Trang
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ........................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................... iii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ iv
DANH SÁCH BẢNG.......................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................... viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 3
2.2 Tổng quan về phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt ..................................................... 4
2.3 Sơ lược về rau cải củ ............................................................................................. 4
2.3.1 Nguồn gốc ........................................................................................................... 4

2.3.2 Đặc điểm thực vật rau cải củ ............................................................................... 4
2.4 Sinh trưởng và phát triển ....................................................................................... 5
2.4.1 Thời kỳ nẩy mầm ................................................................................................. 5
2.4.2 Thời kỳ cây con ................................................................................................... 5
2.4.3 Thời kỳ rễ củ phát triển ....................................................................................... 5
2.4.4 Điều kiện sinh thái ............................................................................................... 5
2.5 Chất dinh dưỡng .................................................................................................... 6
2.6 Kỹ thuật trồng trọt ................................................................................................. 6
2.6.1 Tiêu chuẩn về giống ............................................................................................ 6
2.6.2 Làm đất và lên luống ........................................................................................... 6
2.6.3 Thời vụ ................................................................................................................ 6
2.6.4 Mật độ, khoảng cách ............................................................................................ 6
2.6.5 Thu hoạch ............................................................................................................ 7
2.7 Hàm lượng nitrate trong rau .................................................................................. 7
2.8 Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) ....................................................................... 7
2.9 Các công trình nghiên cứu về phân hữu cơ ........................................................... 8
2.9.1 Ngoài nước .......................................................................................................... 8
2.9.2 Trong nước .......................................................................................................... 8
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 11
3.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 11
3.2 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 11
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 11
3.3.2 Chuẩn bị đất & bón phân ................................................................................... 12
3.3.3 Phương pháp theo dõi và lấy mẫu thí nghiệm ................................................... 13
v


3.3.4 Phương pháp phân tích ...................................................................................... 14
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 15

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................... 16
4.1 Sự tăng trưởng rau cải củ...................................................................................... 16
4.1.1 Chiều cao rau cải củ........................................................................................... 16
4.1.2 Mật độ cây rau cải củ (cây/m2) .......................................................................... 17
4.1.3 Số lá rau cải củ................................................................................................... 18
4.2 Năng suất (kg/m2) ................................................................................................. 19
4.3 Hàm lượng nitrate (NO3-) trong rau cải củ ........................................................... 20
4.4 Mật số Escherichia coli trong rau cải củ .............................................................. 21
4.5 Lợi nhuận .............................................................................................................. 22
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 25
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 25
5.2 Đề xuất.................................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt . .............. 4
Bảng 3.1 Liều lượng phân bón cho 3 nghiệm thức (gam/m2). ........................ 13
Bảng 4.1 Diễn biến chiều cao giữa các nghiệm thức theo thời gian ............... 16
Bảng 4.2 Diễn biến mật độ giữa các nghiệm thức theo thời gian ................... 17
Bảng 4.3 Diễn biến số lá giữa các nghiệm thức theo thời gian....................... 18

Bảng 4.4 Hàm lượng nitrate trong đất, nước, rau cải củ ................................. 21
Bảng 4.5 Mật số E.coli trong đất, nước, rau cải củ ......................................... 22
Bảng 4.6 Lợi nhuận của rau cải củ .................................................................. 23

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1 Bản đồ hành chính của tỉnh Hậu Giang ............................................. 3
Hình 3.1 Sơ đồ các nghiệm thức thí nghiệm ................................................... 12
Hình 4.1 Năng suất rau cải củ của 3 nghiệm thức .......................................... 19

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành


BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BYT

Bộ Y tế

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

CFU

Colony Forming Units

MPN

Most Probable Number

NSKG

Ngày sau khi gieo

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Bùn cống sinh hoạt được phát sinh tại thành phố, khu đô thị đông dân cư. Bùn

cống sinh hoạt không chỉ làm mất vẻ mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến thoát nước mà
còn chứa nhiều tác nhân gây hại và vi sinh vật gây bệnh (Tạp chí xây dựng, số
10/2009). Nếu biết cách tái sử dụng hợp lý thì bùn cống thu gom được xem là nguồn
tài nguyên đem lại hiệu quả kinh tế cao bởi nhiều khả năng hữu dụng như hỗ trợ cải
tạo đất cho sản xuất nông nghiệp, ủ phân compost, làm nguồn nguyên vật liệu trong
xây dựng (Fytili et al., 2006).
Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của việc
sử dụng phân hữu cơ so với phân hóa học. Nghiên cứu của Cao Văn Phụng và ctv.,
(2010) về việc sử dụng bùn đáy ao để nuôi ủ phân trùn dùng sản xuất phân hữu cơ và
đánh giá giá trị thay thế phân bón hóa học của phân trùn trong sản xuất rau màu; sử
dụng chất cặn hầm ủ biogas kết hợp với rơm, bã bùn mía để ủ phân hữu cơ là biện
pháp hữu hiệu tăng cường độ phì nhiêu của đất, giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện
năng suất cây trồng (Lê Thị Thanh Chi và ctv., 2010); nghiên cứu xử lý hỗn hợp bùn
từ hầm cầu thành phân bón compost (Nguyễn Mai Trung, 2010). Các nghiên cứu vừa
mới đề cập có kết quả tích cực trong sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ từ bùn cống sinh hoạt để trồng hoa
màu vẫn còn hạn chế.
Cải củ (Raphnus sartivus L.) thuộc họ thập tự (họ cải): Brassicaceae, là loại rau
không chỉ cho giá trị kinh tế mà còn cho giá trị dược phẩm rất tốt, đặc biệt cải củ
thích hợp với nhiều loại đất nhất là những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ như
cát, cát pha…nên có thể nói rau cải củ là cây đem lại thu nhập cao cho nông dân các
vùng này (Nguyễn Thị Liên, 2012). Do vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của việc áp
dụng phân hữu cơ đối với môi trường đất cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp
là cần thiết. Do đó đề tài: “Sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng rau cải củ
(Raphanus sativus L.)” đã được thực hiện với mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ bùn cống sinh hoạt đến năng suất rau
cải củ nhằm góp phần hạn chế sử dụng phân bón hóa học và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể:


Khảo sát tăng trưởng theo thời gian và năng suất của rau cải củ nhằm xác định
lượng phân bón phù hợp.
Để đạt được mục tiêu trên đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu như sau:
- Bố trí thí nghiệm trồng rau cải củ với các nghiệm thức phân bón khác nhau.

1


- Khảo sát sự tăng trưởng của rau cải củ theo thời gian và năng suất của rau cải
củ sau khi thu hoạch.
- Đánh giá mật số Escherichia coli theo quy định tại QCVN 8-3:2012/BYT;
hàm lượng nitrate theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn.
- Tính toán lợi nhuận thu được.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Thị trấn Một Ngàn trực thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Với vị trí
địa lí giáp với thành phố Cần Thơ ở hướng Bắc, phía Nam giáp với huyện Phụng
Hiệp, phía Đông giáp với huyện Châu Thành, phía Tây giáp với thành phố Cần Thơ,
tỉnh Kiên Giang và huyện Vị Thủy.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính của tỉnh Hậu Giang
Ghi chú: O khu vực bố trí thí nghiệm.


Đặc điểm nhóm đất: Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. Xét về lý tính, đây là vùng đất còn mềm yếu, thành phần cơ giới từ
trung bình đến nặng, chia thành hai tầng rõ rệt (tầng trên là sét pha thịt có độ dẻo cao,
tầng dưới là sét dẻo với độ sâu vài chục mét).
(Nguồn: />Khí hậu: mang đặc điểm khí hậu của trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) với hai mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 04 năm sau.
Nhiệt độ: nhiệt độ tương đối cao và ổn định, dao động từ 27oC - 28oC; trung
bình 27,6oC. Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng không lớn. Nhiệt độ
cao nhất là 30oC vào tháng 05 và thấp nhất là 26oC vào tháng 01.
Lượng mưa và độ ẩm không khí: tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1309,8 mm,
92,5% lượng mưa tập trung từ tháng 05 đến tháng 11, các tháng còn lại chiếm 7,5%.

3


Đặc biệt tháng 02 hầu như không có mưa. Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 10 và
11 từ 265,4 – 204 mm (Niên giám thống kê huyện Châu Thành A, 2012).
2.2 Tổng quan về phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt
Phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt được ủ từ các nguyên liệu phân hữu cơ bùn
cống sinh hoạt - phân rơm - phân gà - nấm Trichoderma, thời gian ủ 45 - 60 ngày, có
hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn ngành 10TCN 526 - 2002 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được trình bày ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt .
Chỉ tiêu

Phân bùn cống

TCN 526 - 2002


pH
TC (%)
TN (%)
Tỉ lệ C/N
TP (%)
Lân dễ tiêu (mgP/kg)
Kali tổng số (%)

7,13
15,15
2,58
5,87
2,70
1293,8
1,56

6,0 - 8,0
≥ 13
≥ 2,5

Salmonella (CFU/g mẫu)
Pb (mg/kg)
Cd (mg/kg)

0
20,97
0

0
≤ 250

≤ 2,5

≥ 2,5
≥ 1,5

Nguồn: Lê Nguyễn Trung Khanh (2013).

2.3 Sơ lược về rau cải củ
2.3.1 Nguồn gốc
Cải củ tên khoa hoc là Raphanus sativus L. được xác định có 2 nguồn gốc:
Châu Âu và Châu Á. Dạng hoang dại được tìm thấy ở Nga, Sibiri và Scandavia được
chuyển sang Canada vào năm 1540 và Vigrinia năm 1609. Đến nay cải củ được trồng
trên khắp thế giới (Trần Khắc Thi, 2008).
2.3.2 Đặc điểm thực vật rau cải củ
Theo Trần Khắc Thi (2008) đặc điểm thực vật rau cải củ bao gồm:
Rễ: rễ chính là rễ trụ phình to thành củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, hình dáng,
màu sắc, kích thước phụ thuộc vào giống, rễ phát triển mạnh trong lớp đất cày và
càng xuống sâu hệ thống rễ phát triển yếu dần. Những rễ phụ làm nhiệm vụ hút nước
và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Sự phình to của củ phụ thuộc vào giống, có giống
phình củ ở giai đoạn 4 lá thật, có giống hình thành củ ở giai đoạn 6 lá thật.
Lá: mọc ở phần đầu của củ gồm phiến lá và cọng lá. Cọng dài hay ngắn, nhỏ
hay to, không lông hay có lông tùy giống. Phiến có thể nguyên hay xẻ thùy, rìa lá
nguyên hay răng cưa tùy giống. Lá non ăn được như salad, lá cây ưa khí hậu mát lạnh,
4


nhiệt độ thích hợp 18oC - 25oC, trên 30oC sự ra củ bị ức chế, vì thế củ cải vụ chiêm
(hè) không có củ to, lá cứng, nháp, ăn hăng, kém ngon.
2.4 Sinh trưởng và phát triển
Theo Trần Khắc Thi và ctv., (2008) sinh trưởng và phát triển của cải củ có 3 thời

kỳ:
2.4.1 Thời kỳ nẩy mầm
Thời kỳ từ khi hạt nẩy mầm tới khi cây có hai lá mầm, thời kỳ này bắt đầu có rễ
hút nước và chất dinh dưỡng, nhưng do rễ còn nhỏ và ít nên khả năng hút dinh dưỡng
yếu. Yêu cầu dinh dưỡng thời kỳ này chưa cao.
2.4.2 Thời kỳ cây con
Được tính từ khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất cho tới khi cây được 4 - 6 lá thật
tùy theo giống. Thời kỳ này cây phát triển mạnh, lớp vỏ ngoài cùng phát triển không
tương xứng nên bị nứt ra và thay thế bằng lớp vỏ mới, bắt đầu vào thời kỳ hình thành
củ.
2.4.3 Thời kỳ rễ củ phát triển
Thời kỳ này rễ củ lớn và phát triển rất nhanh, các chất dinh dưỡng được tập
trung vào rễ củ, vì vậy cần đảm bảo đủ nước và chất dinh dưỡng cũng như việc xới
vun cao tạo điều kiện cho đất tơi xốp, củ phát triển thẳng và đều, đảm bảo giá trị hàng
hóa cao.
2.4.4 Điều kiện sinh thái
Theo Trần Khắc Thi và ctv., (2008) rau cải củ có 4 điều kiện sinh thái chính:
Nhiệt độ: cải củ là cây ưa nhiệt độ lạnh và lạnh vừa phải, là một loại cây có tính
chống chịu, nó có thể chịu được lạnh hoặc sương mù. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng tới
chất lượng củ, củ nhanh hóa gỗ, có vị cay nồng. Nhiệt độ 10 oC làm cho cây ra hoa
sớm. Nhiệt độ thích hợp cho năng suất cao và phẩm chất tốt là 10 - 13oC, và nhiệt độ
đất là 18 - 23oC.
Ẩm độ: cải củ có rễ ăn nông nên chịu úng, chịu hạn kém, ẩm độ thích hợp là 60
- 70%. Ở giai đoạn nảy mầm và phình củ nhu cầu nước lớn hơn các giai đoạn khác.
Ánh sáng: cải củ là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, vì vậy việc gieo trồng
cần bố trí thời vụ hợp lý.
Đất đai: đất thích hợp trồng cải củ là đất thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, tưới tiêu
thuận tiện, độ pH khoảng 6,0 - 6,5.

5



2.5 Chất dinh dưỡng
Theo Trần Khắc Thi và ctv., (2008) nhu cầu dinh dưỡng của rau cải củ bao gồm:
Nitơ: có tác dụng thúc đẩy lá, rễ sinh trưởng và phát triển, là yếu tố quan trọng
đối với năng suất và chất lượng củ sau này. Tuy nhiên việc bón đạm phải cân đối và
vừa phải, vì nếu thừa đạm làm cho bộ lá sinh trưởng mạnh, làm chậm quá trình hình
thành rễ củ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch.
Lân: xúc tiến quá trình đồng hóa chất dinh dưỡng, biến đổi sinh hóa và vận
chuyển các chất trong cây, bón lân ở giai đoạn bón lót.
Kali: có tác dụng tốt cho quá trình sinh trưởng và quá trình hình thành hạt cải
củ. Kết hợp bón thúc kali với đạm vào sau mỗi đợt xới xáo để cây tận dụng được
nhiều dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển.
2.6 Kỹ thuật trồng trọt
Theo Trần Khắc Thi và ctv., (2008) kỹ thuật trồng trọt rau cải củ bao gồm:
2.6.1 Tiêu chuẩn về giống
Giống phải đạt năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu
bệnh. Trước khi gieo, hạt cần được làm sạch, xử lý bằng nước ấm, thử tỷ lệ nảy mầm
để xác định lượng hạt gieo.
2.6.2 Làm đất và lên luống
Đất phải được cày lật phơi ải trước khi gieo giống từ 7 - 10 ngày với mục đích
tiêu diệt cỏ dại, mầm móng sâu bệnh, tạo điều kiện cho đất thoáng và tơi xốp. Sau
khi phơi ải, đất được bừa kỹ lên luống rộng 1,3 - 1,4 m, rảnh rộng 30 cm, cao 30 cm
nếu gieo vụ sớm cần lên luống cao hơn.
2.6.3 Thời vụ
Trong năm thì cải củ có 3 vụ chính là vụ thu đông gieo từ tháng 8 đến cuối tháng
9, vụ muộn gieo từ tháng 10 đến tháng 11, vụ chiêm (hè) gieo từ tháng 4 đến tháng
5.
2.6.4 Mật độ, khoảng cách
Có thể gieo trực tiếp trên mặt luống, hoặc gieo theo hàng (gieo 3 hàng/luống với

khoảng cách 30 x 15 – 20 cm).
Cách gieo: luống được làm nhỏ đất, bón lót phân chuồng, trộn đều trong đất,
san phẳng mặt luống và gieo hạt. Lượng hạt giống cho 1 ha sản xuất thương phẩm 10
– 12 kg. Có thể trộn hạt với các hoặc đất bột nhỏ để gieo đều hạt trên mặt luống. Sau
khi gieo dùng mùn mục hoặc trấu phủ trên mặc luống.

6


2.6.5 Thu hoạch
Thời gian thu hoạch tùy vào giống, nhưng thường 45 - 50 ngày sau gieo là thu
hoạch được. Khi thu hoạch cần nhổ cả cây, rũ sạch đất, cắt toàn bộ phần lá chỉ để lại
3 – 4 cm cuốn, rửa bằng nước sạch, tránh dập nát, trầy xước vỏ củ làm ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
2.7 Hàm lượng nitrate trong rau
Nitrate lần đầu tiên được phát hiện như là một dạng độc chất tồn dư trong nông
sản gây hại đến sức khỏe của con người vào năm 1945 tại Jerusalem, Israel (Bùi Cách
Tuyến, 1997). Theo Ngô Ngọc Hưng (2005) nitrate là một dạng chất đạm hiện diện
trong cây rau. Trong một số trường hợp nitrate có thể tích lũy với nồng độ cao trong
mô thực vật. Sự có mặt của nitrate trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người và dư lượng nitrate trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem
như là một độc chất.
Theo Zhang (2005), hàm lượng nitrate trong lá giảm khi bón phân hữu cơ kết
hợp phân hóa học. Hàm lượng nitrate trong rau cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Các chủng loại rau khác nhau, giống rau khác nhau thì lượng nitrate tích tụ trong
cây cũng khác nhau. Sự tích tụ nitrate trong các giống rau không đồng đều đó là do
hấp thụ nitrate và sử dụng nó trong quá trình trao đổi chất có sự khác biệt. Hàm lượng
nitrate trong rau cao hay thấp chủ yếu là do bón phân đạm quá nhiều hoặc quá gần
ngày thu hoạch. Việc tích lũy tối đa hàm lượng nitrate trong rau phụ thuộc nhiều vào
loài và vào khoảng thời gian giữa ngày bón phân lần cuối và ngày thu hoạch (Brown

& Smith, 1996).
2.8 Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)
E.coli là loại trực khuẩn gram âm sống trong ruột người và động vật. E.coli
được thải ra môi trường ngoài theo phân. Vi khuẩn E.coli chịu nhiệt kém, dễ bị diệt
ở nhiệt độ 55oC trong 1 giờ, trong 30 phút ở 60oC, chết ngay ở 100oC và có thể tồn
tại ở nhiệt độ 5 - 40oC (tối ưu là 37oC), pH từ 5,5 - 8 (tối ưu pH 7,2 - 7,4) (Trần Thị
Cẩm Vân, 2001).
E.coli chiếm 80% vi khuẩn hiếu khí sống trong ruột và giữ trạng thái cân bằng
sinh thái nên E.coli làm vi sinh vật chỉ thị cho ô nhiễm. Nếu phân không được xử lý
tốt môi trường xung quanh như đất, nước, thực phẩm sẽ bị ô nhiễm. Bình thường
E.coli không gây bệnh nhưng nếu cơ thể yếu thì chúng sẽ gây ra một số bệnh như tiêu
chảy, kiết lỵ và viêm tiết niệu.

7


2.9 Các công trình nghiên cứu về phân hữu cơ
2.9.1 Ngoài nước
Krishna Prasad Paudel et al., (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng năng suất của
cây rau diếp, xà lách khi sử dụng 3 loại phân hữu cơ là phân bò, phân gà, phân vịt và
phân hóa học tại Thái Lan. Phân hữu cơ được bón lần lượt với số lượng phân bò là
4,5 tấn/ha; phân gà 4,7 tấn/ha và phân vịt là 5,8 tấn/ha. Số lượng phân hóa học được
bón dựa trên lượng Nitơ tính được trong lượng phân hữu cơ là tương đương 81 kg
Nitơ/ha. Kết quả sau thu hoạch cho thấy năng suất của cây rau được trồng bằng phân
hữu cơ tương đương năng suất rau được trồng bằng phân hóa học và chất lượng chất
xơ của rau được trồng bằng phân hữu cơ còn cao hơn rau được trồng bằng phân hóa
học đơn thuần.
2.9.2 Trong nước
Nghiên cứu đánh giá tác dụng của phân hữu cơ làm cải thiện độ phì nhiêu cho
đất và tăng sinh trưởng đối với cây trồng ở Mộc Hóa của Lê Thị Thanh Chi và ctv.,

(2010). Thí nghiệm được thực hiện với 6 nghiệm thức và 4 lần lặp lại với liều lượng
phân bón lần lượt là phân hóa học theo khuyến cáo (150 - 90 - 100 kg/ha); 10 tấn/ha
phân hữu cơ ủ từ dung dịch kết hợp 75% phân hóa học theo khuyến cáo; 10 tấn/ha
phân hữu cơ ủ từ bùn cặn 75% phân hóa học theo khuyến cáo; bón phân theo công
thức thiếu đạm; 20 tấn/ha phân hữu cơ ủ từ dung dịch và cuối cùng là 20 tấn/ha phân
hữu cơ ủ từ bùn cặn. Chỉ tiêu theo dõi của thí nghiệm là sinh khối thân lá, trọng lượng
trái bắp trên mỗi thí nghiệm. Mục tiêu của thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của
phân hữu cơ ủ từ chất cặn và dung dịch hầm ủ biogas so với phân hóa học. So sánh
đánh giá dựa trên các chỉ tiêu trong suốt quá trình thí nghiệm nhóm tác giả nhận thấy
khi sử dụng phân hữu cơ cặn hầm ủ biogas giúp tăng pH đất, tăng đạm hữu cơ dễ
phân hủy, lân dễ tiêu trong đất bạc màu. Vì thế, sử dụng phân hữu cơ là biện pháp
hữu hiệu giúp tăng cường độ phì nhiêu đất, giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện và
tăng năng suất cây trồng.
Ngoài ra, phân hữu cơ còn có thể cải thiện độ hữu dụng của lân, giảm độc chất
trong đất cũng rất hiệu quả. Dương Minh Viễn và ctv., (2011) đã nghiên cứu hiệu quả
của phân hữu cơ từ bã bùn mía, cặn hầm ủ biogas, phân chuồng và phân trùn kết hợp
với phân hóa học NPK. Kết quả cho thấy phân hữu cơ có khả năng cải thiện độ hữu
dụng của P, giảm độc chất Al và độ hoạt động của Fe trên đất phù sa cổ. Qua quá
trình thí nghiệm và trên cơ sở các kết quả thu được nhóm tác giả đã đã kết luận việc
bón phân hữu cơ với mức 5 tấn/ha cho thấy có thể tiết kiệm đáng kể phân NPK và
duy trì được năng suất bắp so với phân bón hóa học theo khuyến cáo.

8


Nghiên cứu của Trần Thị Ba và ctv., (2010) đã trồng thử nghiệm cây rau muống
tại tỉnh Hậu Giang để đánh giá hiệu quả sử dụng phân hữu cơ vi sinh so với việc sử
dụng phân hóa học hoặc phân hữu cơ vi sinh đơn thuần. Rau muống được trồng bằng
phân hữu cơ vi sinh kết hợp phân hóa học cũng cho kết quả rất khác biệt so với rau
muống được trồng bằng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hóa học đơn thuần. Bốn công

thức phân bón khác nhau lần lượt là (100 - 80 - 40 kg NPK/ha; 30 tấn phân hữu cơ vi
sinh/ha; 30 tấn phân hữu cơ vi sinh với 50 - 40 - 20 kg NPK/ha và 15 tấn phân hữu
cơ vi sinh với 50 - 40 - 20 kg NPK/ha). Các chỉ tiêu được theo dõi tại thí nghiệm này
là chiều cao cây, kích thước lá, số lá trên cây, mật độ cây khi thu hoạch, năng suất,
hàm lượng nitrate và hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát khi thu hoạch cho thấy, các
nghiệm thức có bón phân hữu cơ vi sinh mật độ cây cao hơn với nghiệm thức không
bón phân hữu cơ vi sinh mặc dù cùng một lượng hạt gieo ban đầu. Trọng lượng cây
của nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh đơn thuần nhỏ hơn so với trọng lượng
cây của các nghiệm thức khác. Nghiệm thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp với
phân hóa học cho thấy trọng lượng của cây rau muống tăng lên rất nhiều. Về hàm
lượng nitrate trong rau sử dụng phân hữu cơ vi sinh thấp hơn trong rau sử dụng phân
hóa học. Năng suất của rau trồng ở nghiệm thức bón 30 tấn phân hữu cơ vi sinh với
50 - 40 - 20 kg NPK/ha là cao nhất, năng suất đạt khoảng 32 tấn/ha và đạt lợi nhuận
cao nhất.
Theo Nguyễn Lệ Phương (2011) đã trồng cây rau muống bằng phân hữu cơ bùn
đáy ao để đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của cây rau. Thí nghiệm được
thực hiện với 4 công thức phân bón khác nhau, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên,
5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Nghiệm thức bón phân hóa học sẽ làm đối chứng, các
nghiệm thức phân được bố trí lần lượt là phân hữu cơ bùn đáy ao với than tràm 2
kg/m2; phân hữu cơ bùn đáy ao với than đước 2 kg/m2; phân hữu cơ bùn đáy ao 2
kg/m2 và phân hóa học 20 g/m2; phân hóa học và nghiệm thức chỉ sử dụng phân hữu
cơ. Chỉ tiêu theo dõi của các nghiệm thức là sự sinh trưởng và năng suất của rau. Kết
quả, khi sử dụng phân hữu cơ bùn đáy ao bón cho cây rau muống đạt năng suất rất
cao. Lượng phân hữu cơ bùn đáy ao bón lót 20 tấn/ha sau 2 vụ thu hoạch năng suất
đạt từ 22,63 - 24,98 tấn/ha tương đương năng suất của thí nghiệm sử dụng hoàn toàn
phân hóa học. Từ đó cho thấy phân hữu cơ bùn đáy ao hấp phụ dung dịch hầm ủ
biogas có thể sử dụng bón cho cây trồng thay thế phân hóa học mà năng suất cây
trồng vẫn được đảm bảo.
Nguyễn Văn Đạt (2013) sử dụng phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt trồng thử
nghiệm cây rau muống (Ipomoea aquatica) và xà lách (Lactuca sativa Var. Capitata

L.) được thực hiện tại Hợp tác xã rau an toàn Long Tuyền. Kết quả thí nghiệm cho
thấy, nghiệm thức bón phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân NPK 16 –
16 - 8 trồng rau muống và xà lách cho năng suất cao có ý nghĩa so với nghiệm thức

9


bón phân NPK 16 - 16 - 8; năng suất rau trong khoảng 2,77 - 3,35 kg/m2 đối với xà
lách và 2,22 - 2,27 kg/m2 đối với rau muống. Các chỉ tiêu về Coliform (10,73 - 15,80
CFU/g), hàm lượng nitrate (74,33 - 175,33 mg/kg) đạt ngưỡng an toàn theo quy định
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dung trọng và độ xốp của đất ở các
nghiệm thức có bón phân hữu cơ đã được cải thiện có ý nghĩa so với nghiệm thức
bón phân hóa học. Bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ bùn cống với liều lượng
0,02 kg NPK 16 - 16 - 8/m2 + 1,6 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt/m2 giúp tăng
năng suất rau và cải thiện độ xốp của đất.

10


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 07/2014 đến tháng 12/2014 và được bố trí tại hộ
Ông Nguyễn Văn Nhịn, ấp Nhơn Lộc, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh
Hậu Giang.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
- Giống rau cải củ (Raphanus sativus L.): thời gian sinh trưởng 45 - 50 ngày,
độ sạch 98%, tỷ lệ nảy mầm 80%, độ ẩm 10%. Giống được mua tại Công ty TNHH
hạt giống cây trồng Tùng Nông.
- Loại phân bón áp dụng cho các nghiệm thức:

- Phân Urea (46% N).
- Phân Supe lân (20% P2O5).
- Phân KCl (60% K2O).
- Phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học
cấp thành phố báo cáo nghiệm thu năm 2014 do PGs.TS Bùi Thị Nga chủ nhiệm
(2,58% TN, 2,7% TP, 1,56% K2O) (Lê Nguyễn Trung Khanh, 2013).
- Cuốc, giá, dao, búa, kéo, cọc cắm, dây chì, thước dây, bọc nilon, các bảng
nghiệm thức, máy ảnh, viết, bút lông, cân đông hồ, sổ tay ghi chép.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Mỗi lặp lại được được bố trí trồng trên diện tích
đất 1,5 m2 (1,5 m x 1 m) (dài x rộng), giữa các luống nghiệm thức cách nhau 0,3 m.

11


NT3

NT3
0.5 m

1m

1,5 m

NT2

NT2


NT1

NT3

NT1

NT1

NT2

NT2

NT3

0,3 m

NT1

11,5 m
Hình 3.1 Sơ đồ các nghiệm thức thí nghiệm
Ghi chú:
NT1(ĐC): 0,026 kg Urea + 0,06 kg Supe lân + 0,02 kg KCl
NT2 (HC1): 2,4 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt
NT3(HC2): 1,8 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt + 0,0065 kg Urea + 0,015 kg Supe lân + 0,005 kg KCl

3.3.2 Chuẩn bị đất & bón phân
a) Chuẩn bị đất
Sau khi làm sạch cỏ, tạo mặt bằng tốt cho việc bố trí thí nghiệm, xới đất cho tơi
xốp và phơi đất. Sau 2 - 3 ngày tiến hành lên liếp, trong quá trình lên liếp kèm theo
bón lót phân hữu cơ cho đất tiến hành chia lô và cắm bảng nghiệm thức. Hạt giống

được gieo sau khi lên liếp khoảng 3 - 5 ngày.
b) Bón phân
Giai đoạn bón lót: tất cả các nghiệm thức đều được bón lót. Đất được làm xong
5 ngày trước khi gieo hạt cải củ tiến hành bón lót. Sau đó tưới một lượng nước vừa
đủ để giữ ẩm và giúp phân ngấm vào đất. Đối với phân hóa học được hòa vào nước
tưới lên đất. Sử dụng phân bón hữu cơ bùn cống sinh hoạt là 1,6 kg/m2 ở nghiệm thức
bón 100% phân hữu cơ, 1,2 kg/m2 ở nghiệm thức bón 75% phân hữu cơ kết hợp 25%
phân hóa hoc.
Giai đoạn bón thúc: nghiệm thức 1, 3: tính toán liều lượng theo đúng với qui
trình kỹ thuật của Trần Khắc Thi và ctv., (2008).
Lần 1: tiến hành bón thúc đồng thời các nghiệm thức tất cả các nghiệm thức
khi cây có 2 – 3 lá thật (14 NSKG).
Lần 2: tiến hành bón thúc lần 2 ở các nghiệm thức 1, 3 sau 25 - 30 NSKG.

12


Bảng 3.1 Liều lượng phân bón cho 3 nghiệm thức (gam/m2).
Bón thúc
Lần 1 (14 NSKG)
Lần 2 (25 - 30 NSKG)

Bón lót

Nghiệm
thức

Urê

NT1


Supe
lân
40

KCl

HC

Urê

KCl

Urê

KCl

6,5

5,0

10,9

8,3

1,6

1,3

2,7


2,1

1,6.103

NT2
NT3

10

1,2.103

Ghi chú:
NT1(ĐC): 0,026 kg Urea + 0,06 kg Supe lân + 0,02 kg KCl
NT2: 2,4 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt
NT3: 1,8 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt + 0,0065 kg Urea + 0,015 kg Supe lân + 0,005 kg KCl
Supe lân ( 20% P2O5) ; Urê: (NH2)2CO (46%N); KCl (60% K2O).
HC: phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt được bón toàn bộ ở giai đoạn bón lót
Nguồn: Trần Khắc Thi (2008).

c) Chăm sóc
Tưới nước: định kỳ tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Vào
những ngày trời có mưa, tùy theo tình hình ẩm độ trên liếp đất trồng rau sẽ có chế độ
tưới nước phù hợp.
Tỉa cây: sau khi gieo 10 - 15 ngày cây có 2 - 3 lá thật thì nhổ bỏ những cây xấu
ở chỗ mọc dày, để lại cây tốt, phân bố đều để đảm bảo mật độ.
Theo dõi sâu bệnh: thường xuyên theo dõi, làm cỏ nhằm hạn chế cỏ dại ảnh
hưởng đến hoa màu.
d) Thu hoạch
Sau 45 - 50 NSKG hạt tiến hành thu hoạch bằng cách nhổ cả gốc.

3.3.3 Phương pháp theo dõi và lấy mẫu thí nghiệm
a) Theo dõi tăng trưởng của cây
Sau khi gieo hạt, quan sát và ghi nhận thời gian hạt nảy mầm. Sau khi hạt đã
nảy mầm, tại mỗi lặp lại đặt 1 khung chỉ tiêu để theo dõi và thu thập số liệu (mỗi
khung có kích thước 1 m2 (1 m x 1 m)). Theo dõi cố định 15 cây/khung về số lá, chiều

13


cao cây, mật độ và năng suất cây khi thu hoạch. Các chỉ tiêu theo dõi được đo định
kỳ 7 ngày/lần, bắt đầu ghi nhận từ ngày thứ 15 sau khi gieo hạt đến khi thu hoạch. Cụ
thể:
- Số lá: được đếm trên 60 cây (15 cây/khung x 4 lần lặp lại).
- Chiều cao cây: đo bằng thước nhựa dài 50 cm, đo từ mặt đất đến đỉnh sinh
trưởng của cây trên 60 cây (15 cây/khung x 4 lần lặp lại).
- Mật độ cây/m2: theo dõi sau giai đoạn tỉa cây, theo dõi 60 cây (15 cây/khung
x 4 lần lặp lại).
- Năng suất rau cải củ được tính khi thu hoạch, cải củ đem cân cả cây để xác
định trọng lượng của rau cải củ theo từng nghiệm thức để so sánh.
b) Lấy mẫu thí nghiệm
Mẫu rau cải củ được phân tích các chỉ tiêu mật số Escherichia coli, hàm lượng
nitrate. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu rau cải củ theo tiêu chuẩn TCVN
9016:2011.
Mẫu nước tưới được phân tích các chỉ tiêu mật số Escherichia coli, hàm lượng
nitrate. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu nước theo tiêu chuẩn TCVN 5996 1995 đối với nước sông và suối.
Mẫu đất trước khi gieo trồng và sau khi thu hoạch được phân tích các chỉ tiêu
mật độ Escherichia coli, hàm lượng nitrate. Số lượng mẫu và phương pháp lấy mẫu
đất theo tiêu chuẩn TCVN 5297:1995.
Mẫu rau, nước được thu và đem về phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật và Ứng
dụng công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ với các thông số

sau: mật số Escherichia coli, hàm lượng nitrate. Riêng mẫu đất được phân tích tại
phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học Đất & Sinh học Ứng dụng với các chỉ tiêu
Escherichia coli, hàm lượng nitrate.
3.3.4 Phương pháp phân tích
a) Phân tích mẫu đất
- Hàm lượng nitrate NO3-: trích bằng dung dịch muối KCl 2M theo tỉ lệ 1:10.
Lắc trong 1h, ly tâm và lọc lấy dung dịch trong phân tích. Đạm NO3-: xác định theo
phương pháp VCl3 ở bước sóng 543 nm (Markus et al., 1985).
- Mật số Escherichia coli được đếm bằng phương pháp Most Probable Number
(MPN) sử dụng môi trường Lauryl Sulphate Broth (LSB) và EC ủ tương ứng ở nhiệt
độ 34,5 và 44,5o C. Ngoài ra, mật số E.coli còn được xác định bằng phương pháp
đếm khuẩn lạc (CFU/g) được ủ trong đĩa Petri tương ứng ở nhiệt độ 44,5o C.

14


b) Phân tích mẫu nước
- Hàm lượng nitrate NO3-: phân tích bằng phương pháp SMEWW 4500 NO3E:2012
- Mật số Escherichia coli: xác định bằng phương pháp TCVN 6187 - 2:1996
c) Phân tích mẫu thực vật
- Hàm lượng nitrate NO3-: phân tích bằng phương pháp NMKL 125:2005
- Mật số Escherichia coli: phân tích bằng phương pháp TCVN 7767:2007
3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để tổng hợp số liệu và vẽ đồ thị.
- Sử dụng kiểm định LSD để so sánh sai khác trung bình giữa các nghiệm thức
ở mức ý nghĩa 5%.

15



CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Sự tăng trưởng rau cải củ
4.1.1 Chiều cao rau cải củ
Kết quả Bảng 4.1 cho thấy chiều cao rau cải củ ở 15, 22, 29 NSKG không khác
biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức do trong giai đoạn đầu cây cần thời gian nảy
mầm, ra rễ và thích ứng với điều kiện nên chiều cao cây phát triển chưa nhanh. Vào
ngày thứ 36 và ngày thứ 43, chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa
với trung bình dao động trong khoảng (7,89±1,32 - 8,91±1,03 cm). Theo Đỗ Thị
Thanh Ren (1999), phân hữu cơ chứa đầy đủ các dưỡng chất. Do đó phân hữu cơ từ
bùn cống sinh hoạt khi đã được bón vào đất vẫn cần một khoảng thời gian nhất định
để đạt hiệu quả tối ưu. Ở NT2 (2,4 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt) có chiều cao
thấp nhất (8,38±1,22 cm), kế đến là NT1 (0,026 kg Urea + 0,06 kg Supe lân + 0,02
kg KCl) (8,72±1,30 cm), cao nhất là NT3 (1,8 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt +
0,0065 kg Urea + 0,015 kg Supe lân + 0,005 kg KCl) (8,91±1,03 cm). Kết quả trên
có thể là do chất hữu cơ sau khi mùn hoá làm tăng khả năng cation, tăng khả năng
đệm và các chất dinh dưỡng chủ yếu là đạm, lân và làm tăng hiệu quả của phân hoá
học khi bón vào đất (Nguyễn Mỹ Hoa, 2002).
Bảng 4.1 Diễn biến chiều cao giữa các nghiệm thức theo thời gian
Nghiệm
thức

Ngày

NT1
NT2

15
4,74±1,05a

4,68±1,13a

22
6,52±1,19a
6,39±1,25a

29
7,53±1,28a
7,40±1,23a

36
8,2±1,10a
7,89±1,32a

43
8,72±1,30b
8,38±1,22a

NT3

4,85±0,85a

6,67±1,00a

7,69±0,98a

8,36±1,02b

8,91±1,03b


Ghi chú: trung bình± SD, n=60
NT1(ĐC): 0,026 kg Urea + 0,06 kg Supe lân + 0,02 kg KCl
NT2: 2,4 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt
NT3: 1,8 kg phân hữu cơ bùn cống sinh hoạt + 0,0065 kg Urea + 0,015 kg Supe lân + 0,005 kg KCl
Các cột có cùng ít nhất 1 ký tự (a, b, c) theo sau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua phép thử LSD.

Mặt khác, qua Bảng 4.1 cho thấy giữa các ngày 15, 22, 29, 36, 43 chiều cao rau
cải củ có xu hướng tăng dần, qua đó thấy được rau cải củ sinh trưởng ổn định theo
thời gian. Như vậy khi sử dụng đơn thuần phân hữu cơ hoặc chỉ bón hoàn toàn phân
hóa học cho cây rau cải củ không làm cho cải củ phát triển vượt trội như khi bón phân
hữu cơ bùn cống sinh hoạt kết hợp với phân hóa học. Hơn thế nữa, phân hữu cơ cung
cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng như N, P, K, Ca, Mg, S, các nguyên tố vi

16


×