Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hiện trạng và định hướng sử dụng hợp lí đất nông nghiệp tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 79 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy
nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển
dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường
và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó,
việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả
và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề
quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Sản xuất
nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi mục
đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa
chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều
kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó
có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu
quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai
phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một
quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết.
Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn
nhiều bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và
sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết
khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất
đai đã làm cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc
nghiên cứu đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý, bền vững và đạt hiệu quả cao theo
hướng sản xuất hàng hóa đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước
và từng vùng.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, có diện tích
đất tự nhiên là 351.858 ha, và tổng dân số là 1.351 nghìn người. Địa hình đồi
núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên. Đồng bằng chiếm một diện tích nhỏ, tập trung


chủ yếu ở phía nam của huyện Lâm Thao, phía đông nam của huyện Tam Nông.
Do đất đai có độ phì thấp, cộng thêm sự phức tạp của địa hình đồi núi thường
xuyên bị xói mòn, rửa trôi, hiệu quả sản xuất không cao nên để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về lương thực thực phẩm, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho
người dân, thâm canh trên một đơn vị diện tích đất được coi là biện pháp hữu


2
hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu thâm canh không hợp lý nhiều khi lại làm tăng nhanh
mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, làm giảm nhanh sức sản xuất
của đất. Vì vậy, trong quá trình khai thác sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng
đất không hợp lý hiệu quả sử dụng đất không cao. Xuất phát từ thực tế đó, em
lựa chọn đề tài “Hiện trạng và định hướng sử dụng hợp lí đất nông nghiệp
tỉnh Phú Thọ” làm nội dung nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất trên thế giới và
Việt Nam
Đánh giá tài nguyên đất đai là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các
công trình nghiên cứu đánh giá phục vụ quy hoạch sử dụng đất. Theo Stewat
(1968), đánh giá đất đai là “sự đánh giá khả năng thích nghi của đất đai cho
việc sử dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thuỷ lợi, quy
hoạch sử dụng đất,…” và đánh giá nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về
thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai” [10]. Tại Liên Xô (cũ) và các
nước Đông Âu, trong những năm 60 của thế kỉ XX, các công trình đánh giá đất
đai được thực hiện theo 3 bước: 1- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng; 2- Đánh giá
khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu); 3- Đánh
giá kinh tế đất. Như vậy các bước này chưa xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh
tế – xã hội của việc sử dụng đất đai..
Tại Hoa Kì năm 1951 cục cải tạo đất đai (USBR – United States Bureau
of Reclamation) đã tiến hành phân loại khả năng thích nghi của đất đai có tưới.
Ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cũng được chú trọng

nghung giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi. Đến năm 1964 các tác giả Klinggebiel và
Montgomery đã đưa ra khái niệm “Khả năng đất đai” với tiêu chí chính để phân
loại khả năng đất đai là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng cho mục tiêu canh
tác được đề nghị. Đây là một dạng đánh giá đất đai sơ lược, gắn với hiện trạng
sử dụng đất.
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, việc xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và theo dõi biến động của hiện trạng sử dụng
đất được tiến hành thường xuyên trên cơ sở sử dụng tưu liệu viễn thám cùng với
các phần mềm sử lí số chuyên dùng. Ví dụ, ở Hoa Kì người ta thường sử dụng
phương pháp xử lí ảnh số để thường xuyên cập nhật thông tin về hiện trạng sử
dụng đất trong quản lí đất đai, trong nghiên cứu biến động rừng, thậm chí còn
dùng để dự báo khả năng tình trạng sâu bệnh với các loại cây trồng nông nghiệp.


3
Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu đánh giá đất đai tiêu biểu từ
thập niên 80 của thế kỉ xx trở lại đây:
Năm 1984, tác giả Tôn Thất Chiểu và cộng sự đã thực hiện đánh giá phân
hạng đất đai khái quát toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của
Hoa Kì, chỉ tiêu là các đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, phân cấp thành 7
nhóm: 4 nhóm cho nông nghiệp, 2 nhóm cho lâm nghiệp và 1 nhóm cho mục
đích khác.
Năm 1985, tác giả Bùi Quang Toản và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá
quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam theo phương pháp của FAO. Các
chỉ tiêu đánh giá bao gồm thổ nhưỡng, thuỷ văn và các điều kiện tưới tiêu.Hệ
thống phân vị là lớp (class) thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất.
Năm 1986, nhóm tác giả thuộc viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã
biên tập “Cơ sở khoa học bố trí sử dụng đất đồng bằng sông Cửu Long” trên cơ
sở xây dựng bản đồ sinh thái nông nghiệp. Đơn vị cơ sở là các dơn vị sinh thái,
từ đó xây dựng bản đồ thích nghi cho một số cây trồng như lúa, ngô, mía,… với

4 cấp: thích hợp nhất, thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp.
Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tứ và cộng sự đã thực hiện đề tài “
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc và xác định phương
hướng sử dụng hợp lí”, việc đánh giá tiềm năng đất dựa trên sự phân loại sinh
khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả
năng cây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Ninh – Đà Nẵng.
Việc điều tra nghiên cứu và hiện trạng sử dụng đất thông qua xây dựng và
khai thác thông tin từ bản đồ trong những năm gần đây dạt được những thành
tựu đáng kể. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Việt Nam tỉ lệ 1: 1000.000 được xây
dựng 5 năm một lần bằng phương pháp tổng hợp các bản đồ hiện trạng sử dụng
đất tỉ lệ 1: 250.000 đến bản đồ 1: 1000.000 cảu các địa phương trong cả nước.
Các bản đồ này được xây dựng từ các số liệu đo vẽ và thống kê diện tích các
loại hình sử dụng đất ở các cấp xã, huyện, tỉnh theo quy trình thống nhất do tổng
cục quản lí ruộng đất nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp truyền thống có cách thức
tương đối đơn giản và kết quả sát với thực tế, song công tác điều tra rất tốn thời
gian và công sức mà tính tổng hợp của các bản đồ không cao. Hiện nay việc điều
tra hiện trạng sử dụng đất còn có sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nên đã phần
nào khắc phục được những hạn chế của phương pháp truyền thống.


4
Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên nói chung, nguồn tài nguyên đất ở tỉnh
Phú Thọ cũng đã có những đề tài nghiên cứu cụ thể. Tiêu biểu có thể kể đến các
công trình nghiên cứu như:
- “Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ” của tác giả Ngô Văn Nhuận của NXB
Đại học sư phạm năm 2010.
- “Đánh giá thực trạng và đề xuất việc sử dụng đất nông nghiệp huyện
Thanh Ba tỉnh Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Thị Mến trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội

- Tác giả Đào Kim Quế có luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đến đặc điểm địa
lí tự nhiên và vấn đề sử dụng đất đai tỉnh Phú Thọ” với số liệu hiện trạng đất được
sử dụng phân tích đến năm 2003.
Gần đây nhất là luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Huệ năm 2013:
“Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông – lâm nghiệp tỉnh
Phú Thọ”. Công trình đã đề cập đến các nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Phú
Thọ, trong đó có nhân tố thổ nhưỡng.
Như vậy, mỗi công trình xuất phát từ những các tiếp cận và yêu cầu thực
tiễn khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu hiện trạng và định hướng sử dụng hợp lí
đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005 - 2013 thì chưa có
công trình nào nổi bật và chuyên biệt theo hướng này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích những thay đổi trong hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông
nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2013. Từ đó, đề xuất những giải pháp sử dụng tài
nguyên đất hợp lí, phục vụ mục đích phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Phú
Thọ.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Hệ thống các cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu tài nguyên đất
phục vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ.
Phân tích được hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nói chung và những
thay đổi trong việc sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2005 - 2013.
Đề xuất các giải pháp để sử dụng có hiệu quả và bền vững đất nông
nghiệp phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


5
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu, tài nguyên đất để phục vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh
Phú Thọ trong giai đoạn 2005 – 2013.
4.2. Phạm vị nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu trong đề tài là phạm vi hành
chính tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên đất nông nghiệp để
phục vụ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2013 của tỉnh Phú Thọ và đưa
ra các giải pháp phù hợp để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này, đối tượng nghiên cứu là một hệ thống với các bộ
phận cấu thành tương đối hoàn chỉnh, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống thống nhất
hoàn chỉnh. Mỗi hệ thống vừa là một cấp đơn vị nhỏ của một hệ thống lớn hơn
nó, nhưng đồng thời bên trong nó lại tồn tại hai mối quan hệ. Mối quan hệ giữa
các thành phần trong hệ thống và mối quan hệ của hệ thống đó với hệ thống
khác. Các mối quan hệ này luôn gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất
và hoàn chỉnh. Vận dụng quan điểm vào đề tài để đánh giá tài nguyên đất của
tỉnh Phú Thọ trên cơ sở đó thấy được thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đưa
ra những giải pháp sử dụng hợp lý.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lí tự nhiên là nghiên
cứu các đối tượng trong tổng hòa mối quan hệ biện chứng với nhau. Các đối
tượng địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một thể thống nhất.
Do vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời tài nguyên đất ra khỏi mối quan hệ
với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội khác.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ là một trong những quan điểm đặc thù của địa lí học,
bởi vì bất cứ một đối tượng nghiên cứu địa lí nào cũng đều gắn liền với không

gian lãnh thổ nhất định. Tại đó có sự phân hóa và phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh
thổ, nhưng đồng thời lại có mối liên hệ với các lãnh thổ xung quanh trên phương
diện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó đề tài nghiên cứu tài
nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất
các giải pháp để sử dụng đất có hiệu quả và bền vững.


6
5.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn là quan điểm đúng đắn nhất, xác định giá trị và khả
năng thực thi của kết quả nghiên cứu. Vận dụng quan điểm thực tiễn để đánh giá
hiện trạng sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho nông nghiệp và đưa ra những giải
pháp sử dụng hợp lý đất đai của tỉnh Phú Thọ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong địa lí, nhất là địa lí
tự nhiên. Vận dụng phương pháp trong quá trình thực hiện đề tài: Nghiên cứu,
tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tài nguyên đất
từ đó nắm rõ các đặc điểm địa lí, hiện trạng sử dụng đất và sự phân hóa không
gian lãnh thổ nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Đây là phương pháp không thể thiếu giúp cho tài liệu mang tính định
lượng và đáng tin cậy hơn. Những tài liệu thu thập được phải mang tính chính
xác, đầy đủ, cập nhật. Sau đó cần tiến hành xử lí, sắp xếp tài liệu một cách hợp
lí. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập những số liệu về vị
trí địa lý, diện tích và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Địa lí bao giờ cũng bắt đầu và kết thúc bằng bản đồ, phương pháp bản đồ
luôn luôn gắn bó mật thiết trong nghiên cứu địa lí. Đặc biệt sử dụng các phần
mềm GIS (Mapinfor, ArcGIS) nhằm tích hợp các dữ liệu thành lập các bản đồ

của khu vực nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp tổng hợp là phương pháp xác định những thuộc tính, những
mối liên hệ chung cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố cấu
thành sự vật. Tổng hợp có được nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích sau đó
kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh thống nhất. Áp dụng
phương pháp này trong đề tài để làm tăng tính logic thốngnhất, tổng hợp lại tất
cả các kết quả sau khi tiến hành nghiên cứu.
Trong nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất rất cần thiết phải sử dụng
phương pháp này nhằm đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với từng ngành sản
xuất, làm cơ sở đưa ra những định hướng sản xuất hợp lí và có hiệu quả.
6. Cấu trúc của đề tài


7
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung
của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc nghiên cứu tài nguyên đất
phục vụ phát triển nông nghiệp.
Chương 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Định hướng sử dụng đất phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh
Phú Thọ.
Ngoài ra, trong khóa luận em còn thành lập, biên tập các bản đồ: Hành
chính tỉnh Phú Thọ, bản đồ địa hình tỉnh Phú Thọ, bản đồ nhiệt độ tỉnh Phú Thọ,
bản đồ lượng mưa tỉnh Phú Thọ, bản đồ đất tỉnh Phú Thọ, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ, bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp
tỉnh Phú Thọ để làm sáng rõ hơn vấn đề nghiên cứu.


8

NỘI DUNG
Chương 1
CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TÀI
NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát chung về tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
Về mặt thuật ngữ khoa học thì “đất” và “đất đai” là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau, tuy nhiên trong thực tế thì hai khái niệm này không được phân
biệt một cách rõ ràng:
Định nghĩa đất: Trong tiếng Anh, từ “Soil” có nghĩa là “đất” và nó bao
hàm những ý nghĩa về tính chất của đất. Còn “Land” có nghĩa là “đất đai” lại có
ý nghĩa về mặt không gian hay còn được hiểu là lãnh thổ. Vì vậy mà từ trước
đến nay có rất nhiều định nghĩa về đất và đất đai:
Theo V.V. Docutsaep: “Thổ nhưỡng là lớp vỏ ngoài hoặc lớp bề mặt của
nham thạch, biến hoá một cách tự nhiên dưới tác động tương hỗ của các nhân
tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người”.[2] Định nghĩa
này đã vạch ra mối quan hệ giữa giới vô cơ và giới hữu cơ. Khi đó, lớp vỏ thổ
nhưỡng hay quyển thổ nhưỡng là một quyển thành phần của lớp vỏ địa lí. Đó là
một lớp vật chất mềm xốp, nằm trên cùng của thạch quyển, tiếp xúc với khí
quyển và có quan hệ mật thiết với sinh quyển.
Theo quan điểm kinh tế học thì đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối
tượng lao động, đồng thời là sản phẩm lao động. Còn khái niệm về đất đai bao
gồm các nội dung về mặt lãnh thổ và được sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. [14]
Định nghĩa đất đai (land): Brinkman và Smyth (1976), “Đất đai là một
vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn
định, hay có chu kì dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng
đứng từ trên xuống dưới, trong đó gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước,
quần thể thực vật và động vật và là kết quả của những hoạt động bởi con người
trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai” [18]

Đến năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio,
Brazilm, thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như
sau: “Đất đai là diện tích cụ thể của bề mặt trái đát, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: Khí hậu
bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước ( hồ, sông , suối, đàm lầy), các lớp


9
trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập
đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của
con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống
thoát nước, đường xá, nhà cửa,….” [18]
Từ định nghĩa trên, đất đai có thể được hiểu một cách đơn giản là một
vùng đất có danh giới, vị trí cụ thể và có các nhóm thuộc tính tổng hợp của các
yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa
chất, thuỷ văn, thực vật, động vật và hoạt động sản xuất của con người,…
Theo các báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm gửi Sở Tài nguyên
và Môi trường của các phòng Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ đất nông
nghiệp chia làm năm loại: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Trong nội dung của khoá luận này, em sử dụng cách phân loại của các Sở
Tài nguyên và Môi trường với năm loại đất kể trên để phân tích, đánh giá, từ đó
tìm ra những nguyên nhân của sự thay đổi trong hiện trạng và tình hình sử dụng
đất, đồng thời đưa ra những định hướng và các giải pháp sử dụng đất hợp lí cho
tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, do tỉnh Phú Thọ không giáp biển nên đất có mặt nước
ven biển và đất làm muối không được đề cập đến (chỉ có diện tích mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt được đề cập đến trong đất nông nghiệp).
1.1.2. Chỉ tiêu phản ánh thay đổi hiện trạng sử dụng đất
1.1.2.1. Tỉ lệ biến động
Tỉ lệ biến động là một giá trị định lượng, được thể hiện bằng hệ số biến

động diện tích I (là tỉ số giữa hiệu số của năm cuối và năm đầu giai đoạn so với
diện tích của năm đầu giai đoạn) giá trị này có thể âm (-) hoặc (+). Tỉ lệ biến
động được tính theo công thức:

i=

x 100

Trong đó: i – tốc độ gia tăng (%)
S1 – diện tích năm đầu
S2 – Diện tích năm cuối [11]
Khi tìm hiểu về tình hình biến động hiện trạng sử dụng đất tại tỉnh Phú
Thọ cần chú ý số lượng diện tích tăng hay giảm, nhiều hay ít của từng loại hình
sử dụng đất trong giai đoạn nghiên cứu.


10
1.1.2.2. Xu hướng biến động
Xu hướng biến động hiện trạng sử dụng đất là nghiên cứu trạng thái biến
động hiện trạng sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu khả năng biến động của từng
loại đất. Xu hướng biến động có thể tăng hoặc giảm diện tích của một số loại
hình sử dụng đất so với năm gốc, có thể theo hướng ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến môi trường và vấn đề sử dụng đất bền vững. Đây là cơ sở cho việc
phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của biến động hiện trạng sử dụng đất đến
các vấn đề kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.
1.1.3. Sử dụng đất bền vững
1.1.3.1. Khái quát về phát triển bền vững
Phát triển là yêu cầu tất yếu của xã hội nhằm nâng cao mức sống của
người dân, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và bình đẳng xã hội. Theo Gerard
Crellet: “Phát triển là một quá trình xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu xã hội

đó coi là cơ bản”. Hiện nay với tốc độ tăng dân số nhanh chóng, sự phát triển
kinh tế xã hội trở nên mạnh mẽ, con người đã và đang sử dụng nhiều tài nguyên
thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình, do đó nhiều loại tài
nguyên bị suy giảm, cạn kiệt hoặc ô nhiễm. Điều đó tiềm ẩn nguy cơ phá hoại
môi trường sống cho các thế hệ mai sau, là điều đã được nhiều nước, nhiều tổ
chức quốc tế và các nhà khoa học cảnh cáo. Để có chiến lược khắc phục nguy cơ
này, nhiều phương pháp tiếp cận mới cho sự phát triển đã được đề ra. Một trong
những cách tiếp cận ngày càng được chấp nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi
trong thực tiễn, đó là cách tiếp cận “phát triển bền vững”.
Phương pháp tiếp cận phát triển bền vững không phải mới được đưa ra
gần đây mà nó đã từng được đề cập đến trong một số lý thuyết kinh tế cổ điển
như khái niệm về giới hạn của sự tăng trưởng và phát triển đến một trạng thái ổn
định của Ricardo, Malthus, Mill và Vandenbergh [16]. Từ góc độ coi tài nguyên
thiên nhiên là nguồn cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, trạng thái ổn định
có thể được nhìn nhận là một dạng cụ thể của phát triển bền vững, trong đó mức
độ nhiều của nguồn tài nguyên thiên nhiên quyết định quy mô thực chất của nền
kinh tế. Tuy nhiên phát triển bền vững được nêu ra và thực sự trở thành mối
quan tâm nghiên cứu, phân tích của các nhà khoa học chỉ từ những năm 1980.
Hiện nay khái niệm “phát triển bền vững” đã được sử dụng như một điểm
xuất phát để xem xét một cách sâu rộng hơn các vấn đề kinh tế - xã hội – môi
trường, mặt khác khái niệm này cũng ngày càng được chấp nhận trong các


11
ngành chuyên môn, trong đó có phát triển bền vững đất đai. Gần đây nhất, tại
Hội nghị thượng đỉnh về lương thực thế giới, tổ chức tại thành phố Rome (Italia)
với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức trên thế giới, đã đưa ra một bản
tuyên bố quan trọng gọi tắt là tuyên ngôn Rome đã nêu “Cần thiết phải phát triển
bền vững”. [11]
Có nhiều định nghĩa về “phát triển bền vững”, nhưng định nghĩa do Uỷ

ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED – World Commission for
Environment anh Development) là được chấp nhận rộng rãi nhất. Theo WCED
thì: “Một hoạt động phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu đời nay
nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đời sau”
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới WB (World Bank) coi phát triển
bền vững thể hiện trên ba lĩnh vực là: kinh tế, xã hội và môi trường. Các chỉ số
đánh giá về các mặt trên luôn được bổ sung, cập nhật. Khái niệm “tam giác bền
vững” và sau này đổi thành “ma trận bền vững” là những đóng góp của WB cho
sự phát triển bền vững

Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững theo ngân hàng thế giới WB [11]
Những tiêu chí của phát triển bền vững được cụ thể hoá trong bốn vấn đề sau:
- Sinh thái cân bằng: Bảo vệ môi trường sinh học, tài nguyên tự nhiên và đa
dạng sinh học không bị cạn kiệt.
- Kinh tế sống động: Sản xuất có năng suất cao và lợi nhuận tốt.
- Thích hợp với phát triển xã hội: Phù hợp với văn hoá truyền thống dân tộc


12
- Có kỹ thuật tương ứng: Kỹ thuật được sử dụng trên cơ sở tài nguyên sẵn
có ở địa phương và kinh nghiệm của người dân có điều chỉnh trong điều kiện
mới.
1.1.3.2. Khung đánh giá sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
Một khuân khổ về đánh giá giải pháp quản lí đất bao gồm ít nhất ba mặt:
Lợi ích – là giải pháp quản lí đất đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường và
đem lại lợi ích bao nhiêu cho con người; Thời hạn – là giải pháp có sớm đạt
được lợi ích hay không; Hỗ trợ chính sách – là giải pháp có thể thực hiện được
trong khuân khổ tổ chức và chính sách quốc gia hay không. Khung đánh giá
quản lí đất bền vững (do Dumanski và cộng sự đề sướng năm 1991) của mỗi
vùng sinh thái hay của mỗi quốc gia đều có những tiêu chí đánh giá đất bền

vững khác nhau. Trong bảng hướng dẫn về tiêu chuẩn quốc tế cho đánh giá chất
lượng đất đai và sử dụng bền vững ( Hortensius và Weiiing, 1997) có hai loại
tiêu chuẩn: cấp quốc tế và cấp quốc gia.
Đối với Việt Nam, xác định các chỉ số đánh giá phải dựa trên cơ sở điều
kiện thực tiền, kinh tế - xã hội , đất đai và phương thức canh tác của người dân
[16]. Khi đánh giá tính bền vững của đất đai cần phải dựa trên sự ổn định về thời
gian của các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững ở
Việt Nam được cụ thể hoá trong bảng sau đây:
Bảng 1.1: Một số tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
Tiêu chí
1. Hiệu quả kinh tế
1.1. Năng suất cao
1.2. Chất lượng cao

Nội dung tiêu chí
Trên mức bình quân vùng
Năng suất tăng dần
Đạt tiêu chuẩn tiêu thụ sản phẩm tại đại
phương và xuất khẩu
Trên mức trung bình của các hệ thống sử dụng
đất của địa phương.
1.3. Giá trị sản phẩm trên đơn vị Giá trị (B)/ chi phí (C): B/C > 1,5
diện tích cao
1.4. Giảm rủi ro
– Về sản xuất
Ít mất trắng do hạn hán, sâu bệnh.
– Về thị trường
Có thị trường địa phương hoặc bán ra nước
ngoài ổn định trên 7 năm
2. Chấp nhận xã hội

2.1. Đáp ứng nhu cầu nông hộ
- Về lương thực thực phẩm

Những hộ đủ lương thực do tự túc hoặc tạo
nguồn tiền để mua.


13
- Về tiền mặt
- Về nhu cầu củi gỗ
2.2. Phù hợp với năng lực nông hộ
- về đất đai
- Về nhân lực

Đảm bảo thực phẩm, cân đối năng lượng, hợp
khẩu vị người tiêu dùng.
Sản phẩm được bán đều có tiền mặt sớm và
thu nhập đều kì.
Đủ gỗ thông thường và củi đun

Phù hợp với đất được giao
Phù hợp với lao động nông thôn thuê được tại
địa phương.
2.3. Tăng cường khả năng của
Không phải vay lãi cao
người dân
Phát huy được tri thức bản địa, kỹ năng nông
- Tham gia
- Hưởng quyền quyết định công thôn, nông hộ tự làm nếu được tập huấn.
bằng xã hội

2.4. Cải thiện cân bằng giới trong
cộng đồng
Tham gia mọi khâu kế hoạch
2.5. Phù hợp với pháp luật hiện tại
Nông dân tự quyết việc sử dụng đất không áp
2.6. Được cộng đồng chấp nhận
đặt và được hưởng lợi ích lớn.
Không làm phụ nữ nặng nhọc và phụ thuộc.
Không làm trẻ em mất cơ hội học hành
Phù hợp với luật đất đai và luật khác
Phù hợp với văn hoá dân tộc. Phù hợp với tập
quán đại phương.
3. Chấp nhận sinh thái
3.1. Giảm thiểu xói mòn, thoái hoá Xói mòn dưới mức cho phép. Độ phì nhiêu
đất đến mức chấp nhận
duy trì hoặc tăng. Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức
độ có thể.
3.2. Tăng độ che phủ
Che phủ trên 35% quanh năm. Duy trì và tăng
3.3. Bảo vệ nguồn nước
nguồn sinh thuỷ.
3.4. Nâng cao đa dạng sinh học cảu
Không gây ô nhiễm nguồn nước.
hệ sinh thái
Số loài cây không giảm hoặc tăng. Tỉ lệ cây
dài ngày và ngắn ngày phù hợp. Khai thác tối
đa các loài bản đại. Bảo toàn và làm phong
phú quỹ gen.
- Về vốn
- Về kỹ thuật


Nguồn: Môi trường và tài nguyên đất Việt Nam
Tính ổn định theo thời gian phụ thuộc vào bản chất của đất đai, các yếu tố
môi trường và phương thức canh tác. Một số yếu tố của đất rất ổn định và ít biến


14
động theo thời gian như các đặc điểm về địa chất, đá mẹ và địa hình (chủ yếu là
độ dốc). Các yếu tố nhạy cảm dễ thay đổi là những yếu tố dễ đánh giá như năng
suất cây trồng, dinh dưỡng và độ phì của đất. Sử dụng đất được coi là bền vững
khi duy trì được sự cân bằng và ổn định của những tiêu chí có độ nhạy cảm cao.
Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) đã đưa ra tiêu chí xác định tính bền vững
theo thời gian như sau:
Sử dụng đất được coi là bền vững khi tính ổn định của đất ít nhất trên 7 năm:
- Bền vững lâu dài: Giới hạn thời gian trên 25 năm
- Bền vững trung hạn: 15 – 25 năm
- Bền vững ngắn hạn: 7 - 15 năm
Sử dụng đất không bền vững khi tính ổn định của đất dưới 7 năm:
- Ít bền vững: 5 – 7 năm
- Không bền vững: 2 - 5 năm
- Rất không bền vững: Dưới 2 năm.
Trong đề tài cũng áp dụng đánh giá đất cho giai đoạn từ 2005 - 2013, thời
gian đánh giá đủ 07 năm để đảm bảo tính ổn định và bền vững của tài nguyên
đất nông nghiệp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
1.2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lí
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nằm sát với đỉnh của đồng
bằng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc giáp các tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái; phía

Đông giáp Vĩnh Phúc; phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội;
phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam giáp Hòa Bình. Phú Thọ nằm trong hệ tọa
độ địa lí:
- Điểm cực Bắc: 21043'04"B (Làng Han, xã Đông Khê, huyện Đoan
Hùng).
- Điểm cực Nam: 20049'26"B (xã Yên Sơn, huyện Tân Sơn).
- Điểm cực Tây: 104048'42"Đ (xã Thu Cúc, huyện Thanh Sơn).
- Điểm cực Đông: 105027'11"Đ (xã Sông Lô, thành phố Việt Trì).
Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 353330,47 ha gồm 13 huyện, thành, thị,
trong đó có thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện: Đoan Hùng, Hạ
Hòa, Cẩm Khê, Yên Lập, Tam Nông, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Sơn, Tân
Sơn và Thanh Thủy. [4]


15
Tỉnh Phú Thọ có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Là cửa
ngõ về đồng bằng của vùng Tây Bắc; nằm trên con đường ra biển gần nhất của
vùng Vân Nam (Trung Quốc) và Bắc Lào.Vị trí ấy tạo cho Phú Thọ có tiềm
năng lớn để trao đổi phát triển kinh tế văn hóa.
Vị trí địa lí chính là nhân tố quyết định tới tính chất khí hậu. Với vị trí địa
lí nằm trên vùng trung du đã góp phần hình thành nên khí hậu đặc trưng cho tỉnh
Phú Thọ. Khí hậu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là khí hậu nhiệt đới gió
mùa có một mùa đông lạnh nhưng lại mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu
đồng bằng và khí hậu miền núi.
Với vị trí địa lí như vậy, tỉnh Phú Thọ có những thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên do nằm
sâu trong nội địa cùng với địa hình chia cắt tương đối mạnh khiến cho tỉnh Phú
Thọ gặp khó khăn trong việc giao lưu kinh tế với các vùng lân cận.
b. Địa hình
Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tương đối mạnh do

nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp,
gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình Phú Thọ có sự phân
hóa rất rõ rệt, có thể chia thành 3 nhóm kiểu địa hình sau [2;3].
Địa hình núi trung bình và núi thấp phân bố ở Tây, Tây Bắc và Tây Nam:
phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê
và một phần Hạ Hoà. Đây là vùng núi với các thung lũng nằm dưới chân núi có
độ cao từ 100 – 150 m và độ cao bề mặt ruộng 30 – 40m. Địa hình sắp xếp theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam. Trong đó, địa hình núi trung bình được cấu tạo bởi
đá vôi, đá biến chất, đá vôi xen biến chất, đá granit, macma. Núi thấp cấu tạo
bởi đá biến chất, đá Paleozoi, đá vôi xen đá biến chất, đá trầm tích Mezozoi, đá
granit, macma và núi sót bóc mòn trên các đá khác nhau.
Do ảnh hưởng địa hình núi chia cắt, đây là vùng khó khăn trong việc đi
lại, giao lưu với các nơi khác. Tuy nhiên, ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển,
nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái.
Địa hình đồi gò bát úp: phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc thuộc Đoan
Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, một phần Tam Nông và Thanh
Thuỷ. Đặc điểm chủ yếu là địa hình lượn sóng tạo thành hệ thống đồi bát úp,
đỉnh cao nhất trên 200 m, trung bình trên 100 m, độ dốc nhỏ < 20 0, cá biệt có nơi
dốc >250. Trong đó, những khu vực địa hình đồi thấp dạng bát úp là di tích mực
san bằng, phân cách bởi các thung lũng rộng hình thành trên các đá biến chất.


16
Những khu vực đồi cao có đỉnh bằng hẹp là di tích mực san bằng bị phân cách
bởi hệ thống thung lũng hẹp hình thành trên các đá biến chất, trầm tích biến
chất. Những dãy đồi cao, đỉnh hẹp, sườn thẳng, sườn lồi lõm bị phân cắt mạnh
bởi quá trình xâm thực.
Đây là dạng địa hình vùng trung du và là vùng được khai thác lâu đời, đồi
bị xói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy thụt chua úng, thuận lợi cho việc trồng
các loại cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả,

phát triển lương thực, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
Địa hình đồng bằng xen kẽ núi sót: phân bố thành một dải đồng bằng thấp
dọc ven sông Đà, sông Lô, sông Thao gặp chủ yếu ở Lâm Thao, ven sông Lô
(thuộc Phù Ninh), ven Cẩm Khê, sông Đà (thuộc Tam Nông, Thanh Thuỷ, Việt
Trì...). Địa hình thấp dần về phía Đông Nam, độ cao trung bình < 30m, tuy nhiên
có xen một số khu vực núi sót, hẹp. Trong đó, đồng bằng aluvi rìa đồng bằng
châu thổ cấu tạo bởi trầm tích bở rời nguồn gốc sông, gồm cát, sét loang lổ bị
laterit hóa. Đồng bằng đáy các trũng giữa núi cấu tạo bởi trầm tích bở rời nguồn
gốc aluvi, proluvi, deluvi bề mặt bằng phẳng nghiêng thoải. Đồng bằng đáy
thung lũng và cánh đồng karst cấu tạo bởi aluvi, aluvi xen terra rossa. Đồng
bằng thung lũng sông bề mặt phân bậc dạng bậc thềm cấu tạo bởi aluvi mới và
có chỗ lộ đá gốc. Ngoài ra, rải rác có một số đồng bằng bãi bồi dạng đảo nhô lên
giữa các dòng sông.
Đây là dải đồng bằng phù sa mới tương đối bằng phẳng, là vùng có tiềm
năng thâm canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, vùng này có
nhiều khu vực thấp, trũng, thường xuyên úng ngập, vụ đông và vụ mùa sản xuất
bấp bênh do vậy cần có các công trình tiêu úng.
Phú Thọ là một tỉnh có đặc điểm địa hình chia cắt tương đối mạnh, đồi
núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Nhân tố địa chất – địa hình, nền tảng rắn
trong cấu trúc cảnh quan, và có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành đặc
điểm khí hậu của tỉnh, thể hiện trước hết và rõ nét nhất là sự phân hoá khí hậu
theo đai cao, càng lên cao mùa lạnh càng đến sớm và kết thúc muộn, mùa nóng
thì ngược lại.

c. Khí hậu


17
Nét nổi bật của khí hậu tỉnh Phú Thọ là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh vùng trung du mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu đồng bằng và

khí hậu miền núi.
Phú Thọ là tỉnh trung du nên hàng năm có lượng nhiệt nhân được khá cao,
trung bình năm trên 220C.Số giờ nắng trong năm cũng khá cao khoảng từ 1500 –
1650 giờ/năm. Mặc dù nằm trong vùng nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng của chế
độ gió mùa nên nhiệt độ có sự phân hóa theo mùa. Mùa hạ kéo dài từ đầu tháng
V cho đến cuối tháng X, nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng VII với khảng
28 – 290C.Mùa đông từ tháng XI cho tới tháng IV năm sau, nhiệt độ trung bình
năm thấp nhất là vào tháng I với khoảng 15 – 160C.
Biên độ nhiệt trung bình năm tại Phú Thọ dao động trong khoảng 6,2 –
7,40C. Tháng II và tháng III là tháng có biên độ nhiệt ngày đêm trung bình thấp
nhất trong năm với trị số trung bình 4,8 – 5,8 0C, biên độ nhiệt cao nhất là tháng
V, VI, VII dao động từ 7 – 8,50C.
Bảng 1.2: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) tại Phú Thọ
Tháng
Trạm

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Năm

Phú Hộ

68,8

47,6

50,2

87,2

178,0

163,8

200,8

178,2


183,0

164,6

138,4

110,1

1570,7

Minh Đài

63,0

51,5

56,1

95,1

170,2

168,1

194,7

166,0

167,3


158,1

124,7

113,0

1527,8

Việt Trì

72,2

49,3

53,0

92,3

190,7

174,7

206,2

179,2

187,0

175,0


142,0

120,4

1642,0

Nguồn: [5;12]

Phú Thọ là tỉnh có lượng mưa thuộc loại trung bình so với cả nước, dao
động trong khoảng 1500 – 2000mm/năm. Mùa mưa (thời kỳ có tổng lượng mưa
tháng > 100mm) kéo dài 7 tháng từ tháng IV đến tháng X.


18
Bảng 1.3: Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm ở Phú Thọ
Đơn vị: mm
Tháng
Trạm
Việt trì
Lâm Thao
Phù Ninh
Phú Mĩ
Phú Hộ
Cầu Hải
Thanh Ba
Vân Lĩnh
Hạ Hòa
Đoan
Hùng
Cẩm Khê

Minh Đài

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

20
14

19
35
27
27
31
26
20

29
24
34
38
41
36
44
47
33

39
30
31
61
52
58
65
41
56

89
101

103
97
100
133
103
114
114

193
155
247
196
187
175
223
283
201

250
238
320
273
248
280
241
257
302

302
206

176
275
292
271
277
239
313

322
228
243
285
316
243
322
319
300

223
251
116
199
218
240
273
190
269

132
141

131
112
137
137
159
156
136

53
55
49
50
44
70
60
74
88

22
15
15
29
27
43
37
42
34

1644
1464

1485
1650
1689
1713
1835
1788
1985

15

25

48

88

185

231

220

289

197

110

44


25

1577

26
19

34
44

58
32

105
117

187
147

262
242

229
251

268
270

257
300


134
168

72
52

36
14

1688
1626

Nguồn: [5;12]
Ở Phú Thọ độ ẩm tương đối có sự khác nhau trong năm. Nhìn chung tất
cả các tháng đều có độ ẩm trung bình trên 80%.Độ ẩm tương đối trung bình là
85 - 86%.
Ngoài ra còn các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió khô nóng, sương
muối, sương mù, mưa đá, mưa phùn, bão...
Phú Thọ với địa hình nhiều đồi núi và núi thấp và bị chia cắt mạnh nên
đã tạo ra các khu vực khí hậu khác nhau, là điều kiện thuận lợi để hình thành
nên cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên, khó khăn của khí hậu ở đây
là tính chất thất thường, hạn hán, lũ quét, sâu bệnh cũng thường xuyên xảy ra,
làm thiệt hại không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
d. Thủy văn
Trên địa bàn Phú Thọ có 3 con sông lớn cùng trong hệ thống sông Hồng
chảy qua, đó là sông Thao, sông Lô, sông Đà.
- Sông Thao: diện tích lưu vực từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng
55.605 km2, riêng phần Việt Nam là: 11.173 km 2. Chiều dài chảy qua Phú Thọ
từ Hậu Bổng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 110 km, theo hướng Tây

Bắc – Đông Nam. Lưu lượng lũ lớn nhất trên 30.000 m3/s.
- Sông Lô: lưu vực sông từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 25.000
2
km , chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt
Trì) khoảng 67 km cũng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam gần như song
song với Sông Thao. Tuy bắt nguồn và chảy qua các tâm mưa của vùng Việt


19
Bắc, song các chi lưu và suối ngòi đổ vào không cùng chế độ thủy văn nên ít
xảy ra lũ trùng hợp, dữ dội. Lưu lượng lũ lớn nhất xấp xỉ 9.000 m3/s.
- Sông Đà: có lưu vực khoảng 50.000 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh
Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông), khoảng 41,5 km theo hướng Bắc
Nam. Đây là con sông chảy qua các tâm mưa dữ dội nhất của vùng núi cao hiểm
trở Tây Bắc nên có lưu lượng lũ khá lớn trên 18.000 m 3/s, lượng lũ chiếm tới
49% tổng lượng lũ sông Hồng và là nguyên nhân gây lũ lụt nhiều nhất.
Ngoài 3 dòng sông lớn kể trên, Phú Thọ có 130 sông ngòi nhỏ, trong đó
đáng kể là: sông Bứa, sông Dân, sông Chảy và 72 ngòi. Đặc điểm chung của các
sông ngòi là đều bắt nguồn từ đường phân thủy của sông Hồng và sông Lô hoặc
từ những dãy núi cao của huyện Thanh Sơn, Yên Lập có độ dốc lớn, về mùa
mưa nước dâng cao đột ngột thường gây lũ lụt, sạt lở ảnh hưởng xấu tới giao
thông và phá hủy mùa màng. Tổng lượng nước hàng năm đạt tới 70-100 tỉ m3,
lượng dòng chảy qua thành phố Việt Trì đạt tới 30.000 m3/s.
Tài nguyên nước mặt của tỉnh đạt khoảng 2,64 tỷ m 3 có nguồn từ nước
mưa, nếu chia theo đầu người chỉ bằng 20% trung bình cả nước. Nhưng do có vị
trí địa lí thuận lợi, tỉnh có đủ cả 3 sông chính cấp 1 của hệ thống sông Hồng
chảy qua, đó là các sông: Đà, Thao và Lô. Tỉnh Phú Thọ có khả năng tiếp cận
dòng chảy của cả ba sông này trung bình hàng năm là 119 tỷ m3 nước.
Cũng như các nơi khác ở nước ta, mưa là nguồn cung cấp chính của dòng
chảy sông ngòi Phú Thọ. Do đó, chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế

độ mưa và phân phối không đều trong năm. Hàng năm, nước sông chia làm hai
mùa chính: mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 – 10, mùa cạn từ tháng 11 – 5 năm sau.
Mùa lũ của từng năm có thể bắt đầu, kết thúc sớm hoặc muộn hơn, thời gian kéo
dài mùa lũ và mùa cạn có thể xê dịch trong vòng 1 – 3 tháng. Trong đó, lượng
dòng chảy mùa lũ thường chiếm 70 – 80% lượng dòng chảy năm.
Nhìn chung, tài nguyên nước của tỉnh Phú Thọ dồi dào, chất lượng còn
khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và điều hòa môi trường
khí hậu. Nhưng cũng có những thời điểm tài nguyên nước ở một số địa bàn đã
có biểu hiện bị ô nhiễm, có thời gian bị hạn hán, có thời gian mưa lớn gây lũ
quét, lụt lội, sạt lở ảnh hưởng xấu tới giao thông và phá hoại mùa màng, ảnh
hưởng đến cuộc sống của nhân dân.
e. Đất đai


20
Theo bản đồ thổ nhưỡng (lưu trữ tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp Việt Nam), sau khi xét đến khả năng sử dụng trong sản xuất nông, lâm
nghiệp của vùng, đề tài đã gộp các loại đất ở tỉnh Phú Thọ thành 11 nhóm:
Bảng 1.4: Diện tích và phân bố các nhóm loại đất chính ở Phú Thọ
TT
1.
2.

3.
4.

5.
6.
7.
8.

9.
10.
11.

Nhóm đất


hiệu

Diện tích Tỉ lệ % so
(ha)
với DTTN

Phân bố chủ yếu
Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh
Thủy, Tân Sơn, Lâm Thao, Yên
Lập, Phù Ninh. Tp Việt Trì.
Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh Sơn,
Tân Sơn, Lâm Thao, Thanh
Thủy, Tp Việt Trì.

Đất phù sa được bồi
Pb
hàng năm

28.625

8,14

Đất phù sa không

P
được bồi hàng năm

30.890

8,8

Đất xám bạc màu trên
X
phù sa cổ

2.626

0,74

Lâm Thao, Thanh Ba

215.548

61,47

Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập,
Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba và
Lâm Thao

Fa

6.012

1,71


Hạ Hòa, Thanh Sơn, Yên Lập

Fp

24.291

6,93

F1

4439

1,27

Hs

3470

0,99

Thanh Sơn, Tân Sơn

Ha

1.012

0,29

Thanh Sơn, Tân Sơn


D

14.973

4,27

Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập,
Hạ Hòa…

540

0,15

Phù Ninh

Đất đỏ vàng trên đá
Fs
biến chất và đá sét
Đất vàng đỏ trên đá
macma axit
Đất nâu vàng trên phù
sa cổ
Đất feralit biến đổi do
trồng lúa nước
Đất mùn vàng đỏ trên
đá sét và đá biến chất
Đất mùn vàng đỏ trên
đá macma axit
Đất dốc tụ thung lũng


Đất feralit xói mòn trơ
E
sỏi đá

Tam Nông, Thanh Thủy, Yên
Lập, Lâm Thao
Đoan Hùng, Thanh Sơn, Tân
Sơn, Hạ Hòa

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2010
Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Có diện tích 2.625 ha, chiếm 8,14%
diện tích tự nhiên, phân bố ngoài đê các sông Thao, sông Đà, sông Lô (tập trung
nhiều ở huyện Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Thủy và Thành phố Việt Trì).
Đất phù sa úng nước (Pj): diện tích 15.810 ha chiếm 4,5% diện tích tự
nhiên, hình thành ở địa hình thấp, trũng, khó tiêu nước hoặc có mực nước ngầm
nông, do vậy thường bị ngập nước vào mùa mưa. Phân bố tập trung ở Lâm
Thao, Yên Lập, Phù Ninh, Thanh Sơn, Tân Sơn và Thành phố Việt Trì.


21
Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích 30.890 ha chiếm
8,8% diện tích tự nhiên. Đất (P) phân bố ở huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh
Sơn, Tân Sơn, Lâm Thao và Thành phố Việt Trì.
Hầu hết đất phù sa không được bồi hàng năm đã và đang được sử dụng
trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. Đây cũng là nơi tập
trung dân cư sinh sống lâu đời.
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (X): Diện tích 2.626 ha chiếm 0,74%
diện tích tự nhiên, có màu xám nhạt. Phân bố tập trung chủ yếu tại Lâm Thao,
Thanh Ba.

Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét (Fs): Đất Fs có màu đỏ
vàng, diện tích 215.548 ha chiếm 61,47% diện tích tự nhiên, phân bố thành các
vùng lớn ở: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hoà, Phù Ninh, Lâm
Thao.
Đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): Loại đất này chỉ chiếm
6.012 ha với 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố ở Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Sơn.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 24.291 ha chiếm 6,93% diện
tích tự nhiên. Đất Fp màu nâu vàng, phân bố nhiều ở Tam Nông, Thanh Thủy,
Yên Lập, Lâm Thao.
Đất feralit đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 4.439 ha,
chiếm 1,27% diện tích tự nhiên, phân bố ở Đoan Hùng, Thanh Sơn, Tân Sơn, Hạ
Hoà. Đây là đất tại chỗ, được dân san thành ruộng bậc thang trồng lúa nước, có
độ dốc trung bình <80, tầng dày >100cm, do trồng lúa nước nên đã làm thay đổi
một số tính chất, đặc biệt là tính chất vật lý đất.
Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Hs): Diện tích 3.470 ha,
chiếm 0,99% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở hai huyện Thanh Sơn và Tân
Sơn. Loại đất này nằm ở vùng núi trung bình từ độ cao 700 – 900 m trở lên. Hầu
hết còn rừng vì ở đó là núi cao, độ dốc lớn >250.
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): Chiếm diện tích rất hẹp chỉ
với 1.012 ha, phân bố ở độ cao >700m, núi có độ dốc lớn >25 0. Đất chủ yếu
trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn, trồng cây ăn quả, rau có nguồn gốc
ôn đới,...
Đất dốc tụ thung lũng (D): Diện tích 14.973 ha, chiếm 4,27% diện tích tự
nhiên. Đất (D) hình thành do sự tích đọng các sản phẩm từ hai bên sườn đồi núi
đưa xuống. Phân bố ở các thung lũng hẹp, chân các dãy đồi và núi thấp ở Thanh
Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà.


22
Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Với diện tích không đáng kể, chỉ vào khoảng

540 ha và chiếm gần 0,15% diện tích, phân bố chủ yếu ở huyện Phù Ninh, do bị
khai thác không hợp lý nên chất lượng đất rất thấp.
Nhìn chung, Phú Thọ có tiềm năng về đất đai, thuận lợi cho cho phát
triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển về cây công nghiệp lâu năm. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, nhiều đồi núi thường xuyên có mưa to
lũ quét, đất đai bị xói mòn, sạt lở. Cộng với sự tăng trưởng, phát triển kinh
tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; sự
thiếu hiểu biết của người dân trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên
đất, dẫn đến tình trạng thoái hoá đất, sử dụng không hiệu quả.
f. Sinh vật
Thảm thực vật: Theo điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng năm
2010, tỉnh Phú Thọ có 726 loài thực vật bậc cao thuộc 475 chi và 134 họ, trong
đó ngành Ngọc lan chiếm đa số (82,8 % số họ 93,4% số chi, 92,5 số loài) sau đó
đến Dương xỉ, ít loài nhất là ngành Khuyết lá thông và Quản bút. Với số liệu
như vậy có thể thấy Phú Thọ chiếm 12,6 % số họ thực vật (134/1064) và 2,52%
số loài thực vật của cả nước (726/28863). Hệ thực vật ở đây không chỉ đa dạng
về thành phần loài, mà thành phần thực vật cũng rất phong phú.
Như vậy, trong số 134 họ thực vật khảo sát được tỉnh Phú Thọ có tới 20
họ với số loài từ 10 trở lên. Theo A.L.Tolmachop (1974) chỉ ra rằng ở vùng đất
nhiệt đới, thành phần khá đa dạng được thể hiện ở chỗ ít họ chiếm 10% tổng số
loài của hệ thực vật và tổng tỉ lệ phần trăm của 10 họ nhiều loài nhất chỉ đạt 40 –
50% tổng số loài của cả hệ thực vật. Qua danh sách trên có thể thấy, hệ thực vật
có số loài lớn nhất thuộc họ Thầu dầu, họ Cỏ, mỗi họ có 36 loài chỉ chiếm 4,9%
tổng số loài, còn trong 10 họ thực vật có số loài lớn nhất ≥ 16 loài với tổng số là
236 loài chiếm tỉ lệ 32,5% tổng số loài của tỉnh.
Cũng như các khu hệ thực vật khác ở Việt Nam, những họ quen thuộc
xuất hiện với số lượng loài lớn vẫn là các họ Đậu, Long não, Dâu tằm, Cỏ, Lan.
Tuy nhiên, vai trò lập quần lại là các họ sau: họ De, Long não, Dầu, Bồ hòn,
Thầu dầu, Xoan, Hòa thảo, Đậu.
Hơn nữa, trong thành phần thực vật rừng tỉnh Phú Thọ, có đủ các yếu tố

thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết, là khu hệ thực
vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các
cây trong các họ Dẻ, De, Óc chó, Xoan, Đậu, Vang, Trôm, Ngọc lan, là những


23
yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật của tỉnh. Ngoài ra, còn có các luồng thực
vật di cư khác.
Với mối quan hệ tương hỗ giữa nhóm nhân tố tự nhiên như vị trí địa lí –
địa hình, khí hậu – thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng và khu hệ thực vật đã tạo điều
kiện cho thảm thực vật rừng tỉnh Phú Thọ hội tụ các tính chất nhiệt đới, á nhiệt
đới, có các kiểu rừng tương ứng với sự phân hóa của điều kiện tự nhiên:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao
700 – 800 m trở lên, hình thái và cấu trúc rừng vẫn mang sắc thái một quần thể
nguyên sinh. Kiểu rừng này phát triển chủ yếu trên đất feralít mùn vàng đỏ trên
đá macma axit và đá biến chất, tầng đất trung bình (từ 50 – 100cm). Rừng
thường có cấu trúc đơn giản, từ 2 – 3 tầng, chủ yếu là loài cây lá rộng thuộc các
họ Dẻ, họ Re, họ Na, họ Ngọc lan, họ Thích, họ Sến, họ Nhân sâm,... Riêng các
loài cây thuộc họ Dầu không có mặt trong kiểu rừng này.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: phân bố ở độ cao < 700 – 800 m.
Thảm thực vật phát triển chủ yếu trên nền đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit và
đá biến chất. Tầng đất từ mỏng đến dày (dao động từ 50 – 100cm, nhiều nơi
>100cm). Cấu trúc rừng nhiều tầng tán, trung bình từ 4 – 5 tầng, thực vật tạo rừng
khá phong phú, phổ biến là các loài trong các họ Dầu, Bồ hòn, Trinh nữ, Vang, Thầu
dầu, Dâu tằm, Dẻ, Na, Trâm, Thị và nhiều họ khác. Rừng được phân cấp thành 4
tầng rõ rệt:
+ Tầng ưu thế sinh thái: tạo nên tán rừng tương đối đồng đều, liên tục với cây
thân gỗ cao trung bình 18 – 20 m, thân thẳng, tán lá tròn và hẹp, phần lớn là các loài
cây thường xanh như: Táu muối, Sao Trung hoa, Chò chỉ, Chò nâu, Trường, Sâng,
Gội, Cà Lồ, Trâm,...

+ Tầng dưới tán rừng: ngoài những cây của tầng trên, còn có nhiều loài cây
gỗ nhỏ mọc rải rác, không tạo thành tán rừng liên tục, cao <15m. Đó là các họ: Lòng
trứng, Chè, Sảng, Hột, Thừng mực, Thị, Nóng, Thâu lĩnh, Trọng đũa, Máu chó, Bời
lời và nhiều họ khác như Thầu dầu, Cam, Đay, Cà phê,...
+ Tầng cây bụi: cao < 5m gồm các loài Bọt ếch, Cau chuột, Xú hương, Lấu,
Trọng đũa, đôi khi có cả Nứa ..., tuy không nhiều.
+ Tầng thảm tươi cao trên dưới 1m: thành phần khá phong phú và phụ thuộc
vào từng điều kiện cụ thể, bao gồm các loài thuộc các họ: Dương xỉ, Ôrô, Gừng, Cỏ,
Hương bài, Cà phê, Dứa dại,... Ngoài ra kiểu rừng này còn có nhiều loài thân thảo bò
leo chằng chịt làm tăng thêm sự rậm rạp.


24
Hiện nay các khu rừng tốt với cấu trúc như trên chỉ còn phân bố rải rác ở một
số nơi thuộc phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ (thuộc huyện Thanh Sơn và một phần
huyện Yên Lập), ranh giới tiếp giáp với tỉnh Sơn La, diện tích khoảng 6.575,4 ha (có
2.432 ha rừng giàu trên núi đá thuộc VQG Xuân Sơn). Rừng có khả năng phòng hộ,
chống xói mòn, giảm được dòng chảy mặt khá tốt, vì vậy cần phải bảo vệ.
Một số khu vực thuộc huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa và Cẩm
Khê chỉ quan sát thấy rừng với cấu trúc kém hơn với 2 hoặc 3 tầng cây gỗ. Trong đó,
rừng trung bình chiếm 864,4 ha, rừng nghèo chiếm 11.841 ha, rừng phục hồi chiếm
19.842,4 ha. Đây là những đối tượng cần ưu tiên bảo vệ nhằm duy trì các hệ sinh
thái, các giá trị đa dạng sinh học ở Phú Thọ.
- Rừng thứ sinh: là kiểu rừng có tính phức tạp và đa dạng cao, chiếm tỉ lệ
diện tích khá tại Phú Thọ. Rừng do sự tác động của con người vào thảm thực vật
tự nhiên đã hình thành nên nhiều đơn vị rừng có hình thái, cấu trúc rất khác
nhau. Thường là rừng thứ sinh sau quá trình khai thác gỗ hoặc phá rừng làm
nương rẫy nhưng đã có một thời gian không chịu tác động của cháy rừng và chịu
các mức độ tác động yếu đến trung bình bởi con người. Thành phần có sự góp
mặt của các ưu hợp tre, nứa phổ biến là kiểu rừng tre nứa thuần loại, rừng hỗn

giao, rừng thưa trên núi đá. Rừng này ít có giá trị kinh tế, tuy nhiên trong điều
kiện đất rừng ít màu mỡ và có mức độ chiếu sáng cao, rừng tre nứa có vai trò
lớn trọng việc giữ đất, chống xói mòn và tạo ra những điều kiện môi trường
sống cho một số loài động vật. Kiểu thảm thực vật này cần được bảo vệ, phát
triển để tạo thành nhiều tầng tán có độ che phủ cao, nhất là những nơi xung yếu.
- Trảng cây bụi cỏ thứ sinh: được hình thành chủ yếu từ các khu vực rừng
bị tàn phá, cháy rừng, đất xói mòn mạnh. Kiểu thảm này khá phổ biến tại Phú
Thọ, tập trung nhiều tại huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba, Yên Lập, Tân Sơn,
Thanh Sơn, rải rác một số nơi tại Đoan Hùng, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ...thành
phần chủ yếu là một số cây bụi lớn mọc rải rác (họ na, thầu dầu, sim, mua, cỏ roi
ngựa,...) xen kẽ các trảng cỏ (cỏ lau, cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ may,...
Ngoài ra, kiểu cảnh quan trảng cỏ cây bụi cũng khá phổ biến, phân bố
thành những diện tích nhỏ hẹp, mọc rải rác trên các khu vực bãi bồi ven sông
Hồng. Thành phần thực vật nghèo nàn, thường gặp phổ biến là một số loại cỏ
mọc ven bờ nước khá đặc trưng như cỏ lác nước, cỏ lông tượng, mần trầu,...
- Thảm thực vật trồng
+ Rừng trồng: chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng, keo lá tràm. Diện tích
rừng trồng hàng năm tại Phú Thọ không ngừng tăng, đến cuối năm 2012, diện


25
tích rừng đạt 123.145 ha. Trong đó, trồng tập trung mới chiếm 6.543 ha, trồng
bổ sung chiếm 3.297 ha, trồng phân tán 1.302 ha và khoanh nuôi tái sinh rừng
với 1.560 ha [4]. Rừng trồng thường phân bố trên vùng núi thấp, vùng đồi và
đồng bằng cao. Cấu trúc rừng đơn giản với một tầng cây gỗ và tầng cây bụi, cỏ
bên dưới.
+ Lúa nước: phân bố tập trung ở các đồng bằng thấp dọc thung lũng các
sông Đà, Thao, Lô và rải rác dọc theo các thung lũng ven sông suối.
+ Hoa màu: trồng ở các khu vực có địa thế cao ở đồng bằng và phổ biến
trên đồi ở vùng trung du, trên các sườn núi thoải ở vùng núi. Các cây trồng phổ

biến thường là các loại Đậu, Lạc, Ngô, Khoai, Sắn, Dong riềng và các loại rau...
Nương rẫy phân bố rải rác ở vùng núi, diện tích hiện có 3.630 ha. Hình
thức canh tác vẫn là đốn rừng, chờ khô và đốt lấy đất canh tác. Các cây trồng có
Lúa nương và các cây lương thực như Ngô, Khoai, Sắn.
+ Cây công nghiệp lâu năm: cây chè là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh
Phú Thọ, được trồng ở nhiều địa phương như Thanh Ba, Phù Ninh, thị xã Phú
Thọ.... Ngoài chè ra còn có một số loại cây dài ngày được trồng như Sơn, Trẩu,
Cao su,... nhưng trồng với quy mô nhỏ trong các vườn hộ gia đình.
+ Cây ăn quả: cây ăn quả chủ lực được xác định là Bưởi, Hồng không
hạt, Vải, Chuối, Dứa... Diện tích cây ăn quả đến cuối năm 2012 đạt 10.689,3 ha.
Phú Thọ có một số vùng đất bãi (sông Hồng, sông Lô) phù sa màu mỡ thích hợp
cho phát triển một số loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.
+ Các cây trồng ở khu dân cư: thường trồng các cây trồng lấy gỗ loại nhỏ
hay lấy bóng mát. Vùng nông thôn, ngoài các cây trên còn có các cây làm vật
liệu xây dựng (tre, nứa), các cây ăn quả, cây hoa màu xen lẫn trong khu dân cư.
Hệ động vật: Phú Thọ có khoảng 180 loài động vật, trong đó: Thú có
khoảng 40 loài, Chim có khoảng 100 loài, Bò sát và Lưỡng cư khoảng 40 loài.
Trong đó, một số loài thú lớn có giá trị là: Gấu, Hươu, Lợn rừng... những loài
leo trèo như Khỉ, Sóc, Chồn, đến các loài thú nhỏ như Cầy, Cáo, các loài bò sát
như Tê tê, Kỳ đà, Tắc kè... Đặc biệt là loài Vượn quần đùi trắng, một trong
những loài động vật quý hiếm cũng thường xuyên thấy xuất hiện ở VQG Xuân
Sơn.
1.2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
a. Dân cư và lao động
Dân số tỉnh Phú Thọ không ngừng tăng lên về số lượng. Năm 1927 dân số
tỉnh Phú Thọ là 263.866 người, đến 2002 tăng lên 1.296.263 người, năm 2013 là


×