Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

de cuong ngu van 10 hk2 ban nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.85 KB, 13 trang )

1. Phân tích trao duyên
“Tố Như có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”
Nỗi oan khiên bỗng đâu ập xuống gia đình,giáng hoạ lên đầu mọi thành viên, đâu trừ người nào.Nhưng dường như Kiều muốn
một mình hứng chịu tất cả. Tự nguyện bán mình chuộc cha, đêm trước nàng đã phải trải qua một cuộc gièn xé âm thầm giữa một bên
là mối tình đầu biết bao hứa hẹn và một bên là bổn phận làm con đối với ơn sinh thành .Sau cùng ,nàng quyết định hi sinh chữ tình vì
chữ hiếu.Tưởng nỗi khổ tâm đến thế là cùng,là thôi.Bão đã lặng sóng đã ngừng,mọi dằn vặt day dứt xem như hoá giải rồi.Đối với một
người trong cuộc còn có điều gì đau đớn nữa?kiều dã cầm lòng,tưởng ND chả còn gì để nói thêm về tấm bi kịch trong lòng nàng?nào
ngờ ,đó mới chỉ là màn dạo đầu của kịch.TNhư đã cảm nhận được nỗi uẩn khúc sâu hơn và đó mới là chỗ xót xa nhất của vết thương
tâm. Trao duyên được mở đầu bằng hai câu thơ mà khi nói vẻ đẹp của ngôn từ Truyện Kiều ,ít ai ko nhắc đến .Nó đơn giản như những
lời nói thường mà chân xác như mọi câu thơ hàm xúc nhất:
Cậy em em có chịu lời.
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Không phải là nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị.Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm vào em.Bao nhiêu
tin tưởng, bao nhiêu thiêng liêng đặt vào cả từ cậy ấy!Cũng không phải chỉ nói mà là thưa,kèm với lạy.Thuở đời chị lạy sống em bao
giờ!mà chỉ để trao duyên….Rõ ràng trọng lượng câu thơ rơi vào bốn chữ” cậy, chịu, lạy, thưa”. Người ta không thể thay các chữ kia
bằng bất cứ chữ nào khác. Bốn chữ ấyđã mang đậm cái bi kịchcủa nàng Kiều.Bỡi nhẽ, với bốn chữ kia đã có sự “thay bậc đổi ngôi”
chị em Thuý Kiều.Vẫn xưng hô bằng chị em, mà thực tình trong đó quan hệ giữa người nói người nghe xem ra đã khác:một bên là ân
nhân còn một bên là chịu ơn.Chẳng phải ư?Bốn chữ ấy nhất nhất đều là lời của kẻ dưới đang lựa lời nói khó với người trên.Chị thì ở
vai cậy cục, luỵ phiền;em thì thành người gia ơn, ban ơn. Thì ra ,để báo đáp ân tình trong muôn một cho chàng Kim, Kiều đã phải
nhún mình, hạ mình bằng những cử chỉ thiêng liêng đến như thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia ,ta thấy tất cả sự cao khiết của
một tấm lòng,một phẩm cách. Trong nước mắt,giưã đêm khuya Thuý Kiều đã kể lể sự tình cho cô em nghe:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Kể ra, với người xưa,một mối tình thiêng liêng như Thuý Kiều-Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng, ít khi người ta thổ
lộ với người thứ ba .Vậy mà, ngay lúc này Kiều phải đem cái chuyện khó nói kia…giãy bày cùng với em..nào chuyện gặp chàng Kim
trong buổi chiều thanh minh, chuyện thề nguyền hẹn ước giữa Kiều và chàng Kim,chuyện sóng gió của gia đình…nhưng có một chi
tiết mà người vô tư như Vân không bao giờ biết được:
“Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Vốn dĩ “hiếu-tình” là hai giá trị tinh thần không thể đặt lên bàn cân, vậy mà cái xã hội phong kiến kia lại bắt con người ta lựa


chọn những giá trị không thể lựa chọn, thì đó chẳng phải là cái xã hội tàn bạo sao!..Kiều phải cay đắng chon chữ”hiếu”.Mà chỉ có ba
điều tồn tại”Đức tin, hi vọng và tình yêu, tình yêu vĩ đại hơn cả”;nghe một lời trong Kinh Thánh như vậy ta mới thấu rõ nỗi đau của
nàng Kiều khi phải hi sinh tình yêu một cách đau đớn . Rồi nàng giãy bày thật nhanh, thật rõ ràng ngành ngọn cho Vân hiểu vì sao
mình phải lựa chọn cách này.Trong lời lẽ có phần khôn ngoan đóngười ta cứ thấy lộ ra cái ve âu lo.Dường như Kiều phải cố gắng
thuyết phục tận tình,tận ý để cho em vì mình mà không thể thoái thác.Nàng viện đến cả cái chết để lời nhờ cậy nặng như chì, tựa như
lời uỷ thác mà không thể chối từ:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Đau đớn biết chừng nào khi cả hai chị em đều”xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê’ vậy mà nàng Kiều lại nói”ngày xuân em hãy
còn dài”. Phải chăng kể từ lúc này nàng Kiều đã ý thức được cái tương lai không mấy tươi đẹp đang chờ nàng phía trước?Cũng vì thế
mà khi hi sinh chứ tình, nàng Kiều coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa,cái chết là một kết cục u ám mà nàng luôn nghĩ đến ,chứ
cái chết đó không phải là một nghệ thuật thuyết phục em..Cũng phải thôi,người trong cuộc lâm vào hoàn cảnh này thì tinh thần nặng
nề bao bi thảm,tâm tư bị vây khốn bởi muôn vàn ý nghĩ cùng quẫn ,đen tối:còn gì mà thiết tha nữa khi tình yêu đã mất,tất cả đều trở
nên vô nghĩa !Càng yêu đời lại càng không muốn sống!Người bình thường đã thế , huống hồ là một Thuý Kiều nghĩa nặng tình thâm
cơ chứ! Đoạn “trao duyên” phải là một cuộc đối thoại, chuyện trò.Nhưng thực tế lại diễn ra như một màn độc thoại.Thuý Vân hầu như
không lên tiếng.Nàng im lặng chịu lời vì trong cái hoàn cảnh bi thảm này ai nỡ mà chối từ.Và thế là Thuý Kiều phải làm nốt việc cuối
cùngvà khó khăn nhất:trao kỉ vật tình yêu cho Vân.Hôm qua,nghĩ đến cái việc hi sinh mối tình,chắc ý nghĩ mất Kim Trọng dã đến
trong lòng nàng. Và vừa rồi, trong lúc lựa lời thuyết phục em gái, cái cảm giác mất mát ấy đến gần hơn.Nhưng, có lẽ từ giây phút này
đây,nỗi mất mát mới thật sự choáng ngợp tâm hồn nàng.Còn giữ kỉ vật, ít nhiều người tavẫn có cái ảo giác người yêu hãy còn là của
mình bởi nhẽ kỉ vật tình yêu là cái hiển nhiên hiện ra đó, một nhân chứng rõ ràng nhất cho tình yêu đôi lứa chứ đâu trừu tượng như
tình cảm. . Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật trao đi cho người khác, người ta mới thật sự rơi vào hẫng hụt.Nỗi mất mát mới thực sự khiến
con người ta thấy trống hoang cả cõi lòng.Bắt đầu từ giây phút này, cùng với kỉ vật này , chàng Kim vĩnh viễn thuộc về người khác,
không còn là của nàng nữa.Câu thơ như một nỗi nghẹn ngào:
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung
Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường” ? Ở trên dù ta thấy dù thuyết phục



em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thở đều đều,tràm trầm.Đến đây,thì lời thơ như nấc như nghẹn,cái
gút tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Cái tâm trạng đó thặt lại cũng vì hai chữ”của chung”chất chứa bao
xót xa.Kỉ vật tình yêu chỉ thiêng liêng khi nó là tín vật, là nhân chứng thầm kín của riêng hai người thôi.Còn bây giờ,từ bây giờ nó
thành của chung, không còn là của riêng Kiều nữa mà trờ thành của chung của cả ba người.Đau xót làm sao khi phải cắt đứt tình riêng
của mình thành của chung!Người ta nhận ra xót lòng, vết thương đang rỉ máu trong lòng nàng.Vì thế,mà Kiều bỗng thấy hình ảnh Kim
Trọng cùng bao kỉ niệm , thề nguyền…chợt không còncủa riêng Kiều nữa! Sao mà xót vậy!Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thoả đáng,
ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ”Duyên này thì giữ , vật này của chung”là bao nhiêu sự giằng xé,giằng co giữa tâm và trí , níu
kéo trong tâm hồn, trong con tim của Kiều .Lí trí đã quyết định trao duyên,trao kỉ vật.Song tình cảm vẫn như cố trì hoãn,níu giữ.Vì thế
, mà cái động thái trao tay kia cứ dùng dằn.Kỉ vật lìa khỏi tay người như cũng vật vã không yên.Cố dằng lòng mà không thể cầm
lòng.! Người đơn giản có thể nghĩ con người trung đại không phức tạp đến thế.Nhưng cho dù ở thời đại nào thì bản chất tình yêu vẫn
là không thể chia sẻ!Tình yêu đôi lứa vốn có chút ích kỉ bên trong,dó là lẽ thường tình,trái tim yêu thời náo có lẽ cũng đau như vậy
thôi.Trao kỉ vật cho Thuý Vânvà dặn dò em,nhưng có lẽ,đúng như cảm giác của Hoài Thanh là,qua Thuý Vân,Kiều muốn dặn dò Kim
Trọng.Lời nàng lâm li, tức tưởi.Nỗi đau trong lòng cứ quặn lên mãi.Kiều nhìn khắp lượt những đồ vật thân thương , những chứng
nhân lặng lẽ trong những giây phút nồng nàn hạnh phúc của mình với Kim Trọng:chiếc tvành với bức tờ mây,phím đàn với mảnh
hương nguyền,lò hương ấy,tơ phím này…Và hình dung,chỉ ngày mai thôi chúng sẽ lại chứng kiến nhưng giây phút nồng nàn của Kim
trọng với một người khác, cho dù người ấy là em gái mình đi chăng nữa…cũng không thể chịu nỗi.ND có lẽ đã hiểu thấu những tâm
tư khuất lấpmà chân hực vô cùng ấy,cho nên đã viết những câu thật đắng lòng:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy,so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Nhà thơ Vũ Cao đã một lần nhận xét câu thơ”Mai sau dù có bao giờ” nghe thật không đâu mà lại chính là câu thơ khó viết.Nghĩ
mà xem vì sao câu thơgiản dị ấy lại khó viết đối với một bậc thầy về nghề thơ này.Thì ra , đàng sau cái giản đơn của câu chữlại ẩn
chứa một uẩn khúc, một bi kịch phức tạp của tinh thần.Hai chứ”dù có”khiến cho câu thơ có gì như mâu thuẫn.Lúc nay, sau khi kỉ vật
đã trao, Kiều đang hình dung về mai sau, một cái mai sau tất sẽ đến.Đã tất yếu rồi sao lại”dù có”? Phải là khẳng định sao lại là giả
định? Lời trước lời sau thật bất tương hợp.Nhưng xem ra cái tương diệu, cái khó viết của lời thơ lại nằm chính ở cái bất tương hợp
ấy.Bởi chính nó chứa đựngcái bất tương hợp tinh vi của lí trí và tình cảm trong Kiều tại khoảnh khắc ấy.Lí trí nhận thức được điều tất
yếu,tình cảm lại không muốn chấp nhận cái tất yếu đó.Tình nàng như thầm mong rằng cái tất yếu đó đừng xảy ra. Nó trớ trêu ngang
trái vô cùng!Cho nên hai chữ dù có như bỗng nhói lên trong cái âm điệu xuôi chiều của câu thơ.Nó cho thấy lòng Kiều đâu có nguôi .
Tấm tình ấy đâu đã chịu tắt lửa ! Kiều hình dung mình sẽ chết quá rõ quá vội!Mối tình sâu nặng với Kim Trọng,nàng vẫn cứ mang

theo như khối tình mang xuống tuyến đài chưa tan.Và bắt đầu từ bây phút này,nó sẽ giống như một mối tình câm.Vì sự thiết tha ấy
oan hồn của nàng còn trở về dương thế!Thậm chí nàng còn hình dung rõ mồn một mình sẽ về trong gió cây cỏ như thế nào.Hai
chữ”hiu hiu” nghe mà gai người.Người ta như thấy trong đó cả sự hiển linh.Hai tiếng “hiu hiu” chấp chới giữa hai thế giới thực tại và
hư vô, chập chừn giữa hai cõi thế:cõi am và cõi dương.! Kiều thà hi sinh tất cả,cho tất cả.Về dương thé,nàng chỉ xin cho mình một
chén nước thôi.Một chút nhớ thương của người sống?Một chút tình cũ?Hay một chút duyên thừa?Chỉ một chén nước thôi, một chút
thế thôi mà nàng đã thấy được an ủi, cảm thông nhiều lắm.Lời tâm sự sao mà thương.
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu,đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Kiều hình dung mình chết.Và Kiều còn thấy rõ là mình “thác oan”!hai chữ”thác oan” sao mà đau xót mà cay cực,chứa biết bao là
tình là hận!Những việc cần làm thì đã làm rồi.Sợi dây níu buộc đã cắt lìa rồi.Nhìn vào đời mình bấy giờ Kiều mới thấy rõ mất mát để
lại trong lòng cả một nỗi tan hoang, hụt hẫn.Nàng quên đi emVân trước mặt,quay vào với nỗi đau trong lòng.Giờ đây với nàng,chỉ còn
nỗi đâu kia là hiện hữu , nỗi đau đang choáng ngợp cả lòng nàng.Quên mất thực tại để chìm sâu vào trong lòng,đấy là lúc bi kịch đâng
lên trầm trọng.Kiều như phân trần ,thanh minh,tạ lỗi với chàng Kim.Mong muốn ở chàng một sự cảm thông, thấu hiểu:
Bây giờ trâm gãy ,gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
Nghĩ về quá khư muôn vàn ái ânmà đau.Nghĩ đến hiện tại”Bẩy giờ tram gãy ,gương tan”,một thực tại quá phũ phàng,mà
đau.Nghĩ đến tương lai”Mai saudù có bao giờ-Đốt lò hương ấy so tơ phím này…….Dạ đài cách mặt khuất lời”,mà càng bội phần đau
đớn.Tâm tư Kiều bị vây khốn, dìm ngập giữa bao đau thương.Muôn vàn ái ân phút này đã hoá thành muôn vàn đau đớn! Ngán ngẩm
cho số kiếp đen bạc của mình, nàng cất lên tiếng than thân thăm thẳm của người đàn bà.Nàng sa vào mặc cảm phụ phàng,tội lỗi.Mở
đầu thì lạy em gái ,bây h thì gửi người yêu trăm nghìn lạy.Nàng cứ thấy mình là kẻphụ tình và mong được tha thứ:
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Nàng gọi Kim Trọng là tình quân,nàng xót xa cho duyê phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc
.Thật đau khổ biết bao:trao duyên rôi,đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất chứa trong lòng nàng
Kiều.Phải chăng, một lần nữa ND đã thể hiện đúng quy luật tâm lý của con người:cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng:sầu đong cáng lắc



càng đây là như thế!Tình duyên dẫu có cố tình dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy.Cuối đoạn thơ mặc dầu Kiều đã giãy bày hết
nỗi khổ tâm riêng của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì duyên tan vỡ trong tâm trí nàng vẫn
không nguôi.Vẫn mang nặng nơ tình với Kim Trọng,vẫn biết mình phận bạc ,Thuý Kiều vẫn phải thốt lên trong đau đớn, chết ngất
trong tiếng kêu thương thấu trời:
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều”là một khúc “doạn trường” trong thiên”Đoạn trường tân thanh”.Với con mắt tinh
đời,Nguyễn Du đã phát hiện thấy trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhânmột tình tiết rất cảm động, và bằng nghệ thuật tuyệt vời ,ông
đã dựng lại đoạn “Trao Duyên”hết sức sâu sắc và độc đáo.Tác giả đã đối lập hai tính cách của hai chị em một cách tài tình:con người
của đời thường và con người của phi thường.Trong sự kiện “sóng gió bất kì”này, Thuý Vân vô tư hồn nhiên, còn Thuý Kiều .ND đã
thì lại cáng đau đớn hơn..Nd đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận đọng nội tam nhân vật,cũng có thể nói ND đã đạt đến phép biện
chứng của tâm hồn.Chỉ qua đoạn trao duyên chúng ta đã cảm nhận được TK là một cô gái giàu tình cảm gaìu đức hi sinh , có ý thức về
tình yêu và cuộc sống .Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời nhu một bông hoa mới nở đã bị sóng gió vùi dập tan tác
.Nói như Mông Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của ND , như có nước mắt của thi
nhân thầm qua trang giấy .Hơn hai trăm năm rồi , những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo.
3. Phân tích chinh phụ ngâm
Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVIII với nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn, Chinh Phụ Ngâm đã mau chóng đi vào lòng
mọi tầng lớp quần chúng. Trải qua hơn hai thế kỉ rưỡi cho đến nay, Chinh Phụ Ngâm luôn giữ nguyên giá trị của một viên ngọc văn
chương sáng ngời, một sản phẩm đáng tự hào của xứ sở vốn "nổi tiếng thi thư". Trong đó, đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng Đoàn, với nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Đoạn trích tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ viết về tình
cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận mà không rõ tin tức:
“Dạo
hiên
vắng
thầm
gieo
từng
bước
Ngồi

rèm
thưa
rủ
thác
đòi
phen”
Như trong Kiều, Nguyễn Du đã từng để Kiều nói câu ‘phận gái chữ tòng’, hay như trong Tân Hôn Biệt có câu ‘Thệ dục tùy quân khứ’,
đã là phận vợ, dù đến chân trời góc bể cũng muốn theo chồng. Nhưng ‘Hình thế phản thương hoàng)’, mà ‘Phụ nhân tại quân trung/
Binh khí khủng bất dương’, người vợ có chồng đi lính lại chỉ có thể ở lại nhà. Có chồng, nàng pha trà cùng quân đối ẩm, nhưng quân
nay đi rồi, nàng đành ‘dạo hiên’. Nàng đếm từng bước chân, tựa như đếm từng ngày chồng đi, đếm từng ngày nỗi nhớ thương đong
đầy trong cách trở. ‘Có khoảng không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ’(trích ở hai đầu nỗi nhớ) Hết dạo hiên, nàng lại kéo rèm. Kéo rèm
xuống, nàng như nhác thấy bóng chồng khuất đi, vội kéo rèm lên, hóa ra chỉ là tình cảm và ánh nước trong mắt lùa dối nàng. Nhưng
khi nàng hạ rèm xuống, nàng lại vẫn thấy mọi chuyện diễn ra như cũ, và rồi nàng cứ vô thức lặp đi lặp lại một hành động ấy… Người
đời hận:
Quân sinh ta chưa sinh
Ta sinh quân đã lão
Quân hận ta sinh trì
Ta hận quân sinh tảo
Nhưng có lẽ chỉ những người có duyên có phận lại chẳng được gần nhau như thế mới biết được nỗi sợ của việc không được cùng
kẻ kết duyên ‘thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền" (ĐỖ phủ)Hiên vắng không phải vì không có người, mà vì người quan trọng nhất
không ở bên nàng.
Ngoài
rèm
thước
chẳng
mách
tin
Trong
rèm
dường

đã

đèn
biết
chăng
Đèn

biết
giường
bằng
chẳng
biết
Lòng
thiếp
riêng
bi
thiết

thôi
Buồn
rầu
nói
chẳng
nên
lời
Hoa
đèn
kia
với
bóng

người
khá
thương.

eo
óc
gáy
sương
năm
trống
Hòe
phất
phơ
rủ
bóng
bốn
bên.
Giữa thời buổi loạn lạc, nhà có người đi lính, ‘gia thư để vạn kim’, họa có mấy khi có người về báo tin chiến trận? Người vợ nghe tin
thắng trận cũng lo sợ, mà nghe tin thua trận cũng lo sợ, vì ‘Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?’. Không nghe tin chồng nàng chỉ có thể
chờ đợi trong lo sợ, nàng như chết dần chết mòn vì sự bi thiết trong lòng, sự bi thiết đến từ nỗi chờ mong trong cô lẻ, triền miên. Đến
cả loài chim – loài có đôi cánh, có thể dang rộng bay khắp thiên hạ, cũng chẳng biết tin, há một người phòng khuê như nàng lại có thể


biết tin? Dù cho ‘Hoàng điểu tọa tương bi’, ‘Biệt li chim cũng vì người xót xa’, nhưng nàng vẫn chẳng có người đồng cảm, tựa như Bá
Nha mất đi Tử Kì, Trang Tử mất đi Huệ Thi. ‘Lệ rơi khêu ngọn đèn’, nàng chong đèn suốt đêm, không ngủ được mà cũng chẳng dám
ngủ – có lẽ chồng nàng sẽ về, và nàng không muốn chậm trễ đón chàng. Nhưng gà gáy canh năm, trời sáng rồi, mà bóng chàng vẫn cứ
biệt tăm. ‘Cành liễu ai người vin?’, chỉ có hòe phất phơ in bóng lên tường khi mặt trời của ngày mới đến. Ai bảo mặt trời là hi vọng, ai
bảo ánh sáng là nguồn sống? Nàng chỉ biết, một ngày đã lại qua, số ngày chia cách lại tăng thêm một, nỗi nhớ trong nàng lại dâng đầy,
lo
sợ

cũng
như
nước


phá
ra.
Kinh Thi có câu ‘Nhất nhật bất kiến như tam thu hề’, Nguyễn Du gói gọn lại thành ‘Ba thu dọn lại một ngày dài ghê’, đối với
người chinh phụ, ‘khắc giờ’ thì ‘đằng đẵng như niên’, mà ‘mối sầu’ thì ‘dằng dặc tựa miền biển xa’. Hay cho một câu cảnh còn người
mất! Mùi hương vẫn còn đó, vấn vít giống như ngày chàng còn tại ‘Hương diệc cánh bất diệc’, nhưng chỉ tiếc ‘Nhân diệc cánh bất
lai’. Gương đồng vẫn sáng, nàng vẫn soi gương, điểm trang mỗi ngày,nhưng chỉ là ‘gượng’.Chồng đi lính nàng không còn tâm trí nào
nghĩ tới bản thân nữa.Nhớ chồng, giọt nước mắt rơi lúc nào không hay.Nỗi nhớ luôn đau đáu trong lòng nàng.lệ lại châu chan, nàng đã
khóc biết bao ngày. Nàng đánh đàn, nhưng tiếng đàn đứt đoạn, bởi nàng lo dây uyên sẽ đứt, phím loan sẽ chùng, gợi nên sự không
may
mắn
cho
đôi
lứa
yêu
nhau:
“Khắc
giờ
đằng
đẵng
như
niên
Mối
sầu
dằng
dặc

tựa
miền
biển
xa
Hương
gượng
đốt
hồn
đà

mải
Gương
gượng
soi
lệ
lại
châu
chan
Sắt
cầm
gượng
gảy
ngón
đàn
Dây
uyên
kinh
đứt,
phím
loan

ngại
chùng.”
Mười sáu câu đầu là phần điệp khúc bằng tiếng tỳ bà chậm rãi, day dứt – bởi sự khắc khoải trong nỗi nhớ, bởi sự triền miên và vô tận
– tiếng đàn ngân mãi, tựa như tiếng khóc kiềm nén của người chinh phụ trong màn đêm. Ấy không chỉ là màn đêm của bóng tối – mà
còn là màn đêm của những lo lắng, sợ hãi; là màn đêm của những cô đơn, lẻ loi bị che khuất dưới ánh mặt trời ban ngày.
Nếu mười sáu câu đầu là đoạn điệp khúc khi mà nỗi nhớ thương và tâm trạng đau thương được đẩy lên đến cùng cực, thì tám câu sau
này lại như một đoạn nhạc dạo trước cao trào. Tấm lòng hướng về phương xa nơi chồng đang chinh chiến chậm rãi biến nỗi cô đơn
thành một nỗi đau, một nỗi đau không gì sánh được. Như một chữ ‘thiết tha’, nó mài, nó cắt vào ruột gan người đọc hệt như cách nó
làm
đau
đớn
lòng
người
chinh
phụ.Trước
hết

một
ước
mong
cháy
bỏng
đêm
ngày:
“Lòng
này
gửi
gió
đông


tiện?
Nghìn
vàng
xin
gửi
đến
non
Yên.”
“Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ “Trài mấy thu đi tin nhạn lại-Tới xuân này,tin hãy vắng
không”.Gió đông là gió xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờ gió đưa tin,nhắn tin tới người chồng yêu thương nơi
chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi non Yên nghìn trùng.Non yên,một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về
phía bắc.Hỏi gió,nhờ gió nhưng”có tiện”hay không như lời nhún mình, năn nỉ ngọn gió. Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng
loé
lên
rồi
vụt
tắt
ngay.
Chỉ

nỗi
nhớ

hiện
thực.:
“Nhớ
chàng
đằng
đẵng
đường

lên
bằng
trời”.
“Nhớ đằng đẵng” nghĩa là nhớ mãi,nhớ nhiều,nhớ lâu,nhớ không bao giờ nguôi.Trong truyện Kiều cũng có câu tương tự để diễn tả nỗi
nhớ nhung: “Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu”.Câu thơ “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” là một câu thơ tuyệt bút,vừa
diễn tả một nỗi nhớ thương đè nặng trong lòng,triền mien theo thời gian đêm ngày năm tháng (đằng đẵng) không bao giờ nguôi,vừa
được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian(đường lên bằng trời).khi giải thích nghĩa câu thơ này,Nguyễn Thạch Giang đã
viết :”Lòng nhớ chồng thăm thẳm dài dằng dặc vẫn có thể đến được dù có như đường lên trời”.Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã
có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thương ấy,tiếng lòng thiết tha ấy lại được
diễn tả qua âm điệu triền miên cảu vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớ mênh
mông.Nỗi
buồn
triền
mien,dằng
dặc

tận
Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng “đằng đẵng”,nàng chinh phụ lại hỏi trời để rồi tủi thân,than trách :
“Trời
thăm
thẳm
xa
vời
khôn
thấu,
Nỗi
nhớ
chàng
đau
đáu

nào
xong.”
Trời ở cao xa,không chỉ là cao mà là thăm thẳm,không chỉ là xa mà trở nên xa vời,nên không thấu,không hiểu sao cho “nỗi nhớ
chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ càng trở nên đau đáu trong lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua
cặp từ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn,lo lắng của người chinh


phụ một cách cụ thể,tinh tế,sống động.Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.
Ở hai câu cuối,nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh;nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cực kì điêu luyện.Tính hình tượng kết hợp với
tính
truyền
cảm
tạo
nên
sắc
điệu
trữ
tình
sâu
lắng
thiết
tha:
“Cảnh
buồn
người
thiết
tha
lòng,
Cành
cây

sương
đượm
tiếng
trùng
mưa
phun.”
Nỗi thương nhớ,lúc thì “đằng đãng”,lúc thì “đau đáu”,triền mien suốt ngày đêm.Đêm nối đêm như dài thêm.Càng cô đơn thì càng thao
thức.Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà thâm lạnh lẽo.nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà them
lạnh lẽo.nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng “mưa phùn” mà thâm buồn nhớ.Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa
buồn,càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.Lòng đau đớn như bị cắt xứa,chà xát.Có thể
nói
hai
câu
thơ”Chinh
phụ
ngâm
khúc”
này
rất
gần
gũi
với
hai

“Kiều”
nổi
tiếng:
“Cảnh
nào
cảnh

chằng
đeo
sầu,
Người
buồn
cảnh

vui
đâu
bao
giờ…”.
Có người nói: “Hạnh phúc hay bất cứ thứ gì, thường chỉ đến lúc mất đi người ta mới biết nó từng tồn tại”. Với Chinh phụ ngâm của
Đặng Trần Côn, chúng ta được đưa vào một không gian nhỏ hẹp – một không gian đong đầy nỗi nhớ và sự khắc khoải, sự bất bình và
bối rối giữa các mối quan hệ của Nho học, sự cổ hủ và bất công của chế độ phong kiến – nơi mà những ‘dân đen thấp cổ bé họng’
không có quyền, mà chỉ có nghĩa vụ. Những người như vậy, họ đã không được hưởng hạnh phúc một giây phút nào – mà họa có đi
chăng nữa – ấy cũng chỉ là phút giây ngắn ngủi tựa như khoảnh khắc tàn canh. Chúng ta bị đặt vào vị thế của những người như thế, và
xúc động trước khát vọng tột cùng của họ – được sống bình đẳng, hạnh phúc và không phải chịu chia li.
Qua thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,tác giả đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác
nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.Đoạn trích cũng thể
hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu
nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
4.Phân

tích đoạn thơ Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không nhắc đến “Truyện Kiều” – một tác phẩm
chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã dành những lời thơ của mình để
nói về Từ Hải – người anh hùng lí tưởng có những phẩm chất cao đẹp, phi thường.
Có thể nói trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã xây dựng một hình tượng nhân vật Từ Hải hoàn toàn mới so

với hình tượng nhân vật này trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, ở “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du, hình tượng Từ Hải giống như một tướng cướp đã bị lược bỏ, thay vào đó là một hình tượng Từ Hải
như một vị anh hùng tuyệt đẹp, phi thường. Hình tượng này là sự hợp nhất của hình tượng nhân vật có tính ước
lệ – là nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du và hình tượng con người vũ trụ với nét vĩ đại, lớn
lao.
Sau khi bị mắc bẫy và rơi vào chốn lầu xanh lần thứ hai, Kiều luôn sống trong tâm trạng đau khổ, giày vò.
Giữa lúc ấy, Từ Hải xuất hiện như một vị cứu tinh giúp Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh đầy nhơ nhớp ấy. Nhưng
tình yêu giữa Thúy Kiều và Từ Hải vẫn không thể nào che khuất đi ước mơ gây dựng một sự nghiệp lớn lao ở
con người này. Đó chính là lí do mà khi mối tình của họ vừa chớm nở được “nửa năm” thì Từ Hải đã tiếp tục
lên đường với khát khao cháy bỏng gây dựng sự nghiệp của mình:
Nửa
năm
hương
Trượng
phu
thoắt
đã
Trông
vời
trời
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

lửa
động
bể

lòng

đương
bốn

mênh

nồng
phương
mang


Mặc dù trong thời gian sáu tháng, tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng với chí lớn và khát
khao công danh nghiệp lớn Từ Hải thoắt đã “động lòng bốn phương”. “Lòng bốn phương” ở đây là hình ảnh
tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh “trời bể mênh mang” cũng
mang ý nghĩa tương tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi thường cho Từ Hải.
Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì cũng không đủ sức để ngăn cản được bước chân của chàng. Trong cả
một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ “trượng phu” cho Từ Hải như thể khẳng định một chí
khí lớn ở chàng. Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” diễn tả một phong thái ung dung của
người “trượng phu” trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy.
Đối với Thúy Kiều, Từ Hải không chỉ như một người chồng mà còn như một vị ân nhân có ơn vô cùng lớn
đã cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh ô nhục. Vì vậy, trước quyết tâm ra đi vì nghiệp lớn của chồng mình,
Thúy Kiều đã xin đi theo để là người chăm sóc, nâng khăn sửa túi cho chàng:
Nàng
rằng:
Phận
gái
chữ
tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi
Nàng xin đi để được làm trọn chữ “tòng” vì theo nàng thì “xuất giá tòng phu” lấy chồng thì phải theo
chồng,
nguyện
cùng
chồng

gánh
vác
mọi
chuyện.
Nhưng lời Từ Hải đã quyết, như để làm an lòng Thúy Kiều:
Từ
rằng:
Tâm
phúc
tương
tri
Sao
chưa
thoát
khỏi
nữ
nhi
thường
tình?
Bao
giờ
mười
vạn
tinh
binh
Tiếng
chiêng
dậy
đất,
bóng

tinh
rợp
đường
Làm
cho

mặt
phi
thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Trước lời xin đi theo của Thúy Kiều, Từ Hải như trách Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”’, đó
cũng như một lời khuyên Kiều đừng xem nặng quá vấn đề “lấy chồng là phải theo chồng”, hãy xem nhẹ chuyện
tình cảm vì sự nghiệp lớn lao của chồng. Với một quyết tâm, chí khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gây
dựng được một cơ đồ to lớn, nắm chắc trong tay “mười vạn tinh binh” và chàng sẽ trở về để đón Kiều trong
“tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”. Lúc thành công quay trở lại cũng là lúc Từ Hải sẽ “rước nàng nghi
gia”, đem lại địa vị và danh phận cho người mà chàng xem là tri âm tri kỉ. Những lời của Từ Hải vào khoảnh
khắc tiễn biệt này càng làm rõ “chí khí anh hùng” của nhân vật này, thay vì những lời nói thể hiện sự bịn rịn,
quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, sự khẳng định nhất định sẽ thành công của chàng.
Từ Hải còn thể hiện chí khí của mình ở việc cho rằng Thúy Kiều đi theo sẽ “càng thêm bận” nhưng sâu
thẳm bên trong là sự lo lắng cho Kiều khi đi theo sẽ phải chịu cực khổ, nay đây mai đó “bốn bể không nhà”:
Bằng
ngay
bốn
bể
không
nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Chàng còn dám khẳng định chắc chắn thời gian mà mình sẽ quay về đó là khoảng thời gian một năm. Từ
Hải khuyên Kiều ở nhà đợi chàng trở về trong sự chiến thắng vẻ vang, hiển hách:
Đành

lòng
Chầy chăng là một năm sau vội gì.

chờ

đó

ít

lâu


Cách chia tay của Từ Hải rất khác biệt ở chỗ những lời chia tay được thay bằng những lời hứa vào một
chiến thắng không xa, sự quyến luyến được thay bằng một quyết tâm vào tương lai.
Quyết
lời
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

dứt

áo

ra

đi

Chàng dứt khoát ra đi với một quyết tâm sắt đá như cánh chim bằng khi đã cất cánh tung bay trên bầu trời
thì phải bay thật xa mới nghỉ cũng như Từ Hải khi đã chiến thắng, thành công thì mới quay trở về.
Với đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng được một hình tượng người anh hùng lí tưởng
hoàn toàn mới. Có thể nói Nguyễn Du đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật này chính bằng

tài năng nghệ thuật thể hiện ở sự sáng tạo độc đáo và sự đam mê văn chương của mình.
Phú sông bạch đằng
Trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, nhiều địa danh của đất nước đã trở thành những đề tài hấp dẫn,
vì ghi dấu những chiến công vĩ đại như Hàm Tử, Chi Lăng, Đống Đa, Sông Lô… Nhưng gợi nhiều cảm hứng
nhất có phải kể đến sông Bạch Đằng lịch sử – nơi đã từng diễn ra những trận đánh quyết liệt chống quân xâm
lược phương Bắc. Tại đây, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán; Lê Hoàn quét sạch quan Tống; Trần Hưng Đạo
nhấn chìm đại quân Nguyên Mông. Bởi thế, chỉ nói riêng trong lịch sử văn học thời trung đại đã nhiều cây bút
tên tuổi như Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân… đều viết về nó. Nhưng
thành công hơn cả là Trương Hán Siêu với bài Bài phú sông Bạch Đằng. Tác phẩm này từ lâu đã được đánh giá
là bài phú nổi tiếng nhất ở đời Trần và cùng là một trong số ít bài phú xuất sắc nhất của văn học trung đại.
Đây là một bài phú có thể (hoặc còn gọi là phú lưu thuỷ), không tuân theo niêm luật chặt chẽ của Đường
phú (hay còn gọi là phú đường luật), vần luật của bài phú này tương phóng khoáng, giàu nhạc điệu và dễ truyền
tụng.
Bài phú sông Bạch Đằng có thể chia làm 3 đoạn: 1. Niềm vui thích du ngoạn nhất là du ngoạn trên sông
Bạch Đằng; 2. Thuật lại chiến công trên sông Bạch Đằng của cha ông ta xưa; 3. Bài học rút ra trên con sông
này.
Trong một bài phú, thông thường tác giả hay hư cấu thêm một số nhân vật để đối đáp, tranh luận với mình.
Điều đó góp phần cho bài phú sinh động háp dẫn hơn, nhờ sự đan xen của những câu đối thoại, những câu bàn
bạc: Khi thì bổ sung, khi thì bác bỏ ý kiến ban đầu. Ở Bài phú sông Bạch Đằng có những nhân vật như: khách,
ta, bô lão. Thực chất, đấy chính là sự phân thân của chính tác giả, trong một thủ pháp nghệ thuật của bài phú.
Dưới đây sẽ phân tích bài phú theo cách đã nói ở trên.
Trong văn chương trung đại, thiên nhiên được miêu tả khá nhiều. Các nhà văn, nhà thơ tìm đến thiên nhiên
trong những tâm trạng khác nhau. Cao Bá Quát đến với thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót bất đắc chí.
Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đối với thiên nhiên để bày tỏ đạo lí thanh cao trước thói đời bon chen danh lợi… Ở Bài
phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu đã tìm đến thiên nhiên trong một tâm trạng khác. Mở đầu bài phú, nhà
thơ đưa người đọc vào một thế giới hùng vĩ, bao la của những Cửu Giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô, Bách Việt là
những nơi khách đã từng đi qua khách, tỏ ra là một con người có tâm hồn phống khoáng, tư do:
Giương buồm trong gió chơi vơi,



Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt:
Khách cũng là một con người đi nhiều, biết rộng:
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ củng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Đi nhiều, biết nhiều, nhưng trong thú tiêu hao, khách chỉ học có Tử Trường, tức là Tư Mã Thiên, nhà sử
học nổi tiếng Trung Quốc, từng chu du khắp đất trung hoa rộng lớn trước khi viết bộ sử kí bất hủ.
Phải chăng khách nói đến Tử Trường để bày tỏ tâm hồn đồng điệu của mình với người xưa. Đi xa, đâu phải
chỉ để tiêu dao, ngắm hoa vọng nguyệt, mà quan trọng hơn là tìm đến nơi cha ông ta đã lập chiến công to lớn đã
làm vẻ vang cho lịch sử để chiêm ngưỡng, ngợi ca và suy ngẫm.
Điều này, chứng tỏ vị thế vị khách thật cao đẹp, chí khí thật hào hùng. Người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp
ấy trong chính lời kể đầy tự hào của khách. Khách nhắc tới nhiều địa danh quen thuộc trong sách vở tàu, chúng
cách xa nhau hàng ngàn dặm, làm sao có thể đi được trong một sớm, một chiều (sớm gõ thuyền chừ Nguyên
Tương – Chiều lần thăm Vũ Huyệt – Cửu Giang, Ngũ Hồ – Tam Ngô, Bách Việt). Đấy chỉ là cách phô diễn ý
tưởng có tính chất ước lệ mà thôi. Điều quan trọng là nó đã đưa đến cho người đọc ấn tượng khá rõ về những
khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, góp phần thể hiện niềm ham thích tự do, phóng khoáng của nhân vật khách.
Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú, thực ra chỉ là sự chuẩn bị một không khí thích hợp trước khi đi vào
thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử.
Ấn tượng đầu tiên mà Trương Hán Siêu đưa đến cho người đọc là sự bề thế rộng lớn và sức sống bền bỉ
muôn đời của Bạch Đằng giang. Con sông này thật hùng vĩ, bởi rộng bát ngát và dài muôn dặm. Như vậy nó
không những là đại giang và còn là trường giang (Bát ngát sóng kình muôn dặm), với bao lớp sóng lớn trùng
điệp. Điều đáng lưu ý là ngoài vẻ thiêng liêng hùng vĩ, dong Bạch Đằng còn có nét thật dịu dàng, duyên dáng và
thơ mộng: những con thuyền nối đuôi nhau trôi dập dềnh trên sông ; đã cuối thu rồi nên nước xanh, trời xanh;
hai bên bờ lau lách xào xạc, đìu hiu…
Trước cảnh sông nước hùng vĩ và thơ mộng ấy, tác giả cảm thấy vui buồn lẫn lộn. Đây là chiến trường ác
liệt xưa kia, ta thắng lớn, nhưng kể sao cho hết những hi sinh mất mát với bao giáo gãy, xương khô. Trời nước,
lau lách như gợi lại chuyện cũ, khiến người hôm nay không tránh khỏi động lòng tiếc nuối, xót thương cho bao
anh hùng đã khuất. Ở đoạn thơ này, ta thấy một nỗi buồn cao đẹp qua những câu thơ có âm 'hưởng trầm lắng,
với điệu cảm khái:

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu
Sau này, Nguyễn Trãi khi thăm cảnh Bạch Đằng cũng có nỗi buồn tương tự.
Trong bài Cửa biển Bạch Đằng, nhà thơ cũng thấy dáng núi dường như vẫn còn in dấu vết thất bại của kẻ
thù, cũng bâng khuâng nhìn dồng nước trôi mà hoài cổ:
Ngạc chặt kình băm non lởm chởm;
Giáo chìm gươm gãy bãi tầng tầng
… Dòng sông tìm bóng dạ bâng khuâng.


Tuy vậy, cảm hứng chính của Bài phú sông Bạch Đằng là sự ngợi ca chiến công oanh liệt của dân tộc ta
trên dòng sông lịch sử này. Từ những câu thơ trữ tình ở đoạn trên, đến đoạn hai, tác giả chuyển sang những câu
thơ tự sự mượn lời các bô lão – những người đã từng chứng kiến và tham gia trận Bạch Đằng kể lại. Nếu như
phần đầu là lời của khách thì đoạn hai là lời của các bô lão. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận
thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên. (Mặc dù, ai cũng cũng biết dẫu lời của khách hay lời
của các bô lão cũng là lời của tác giả). Các bô lão tiếp chuyện khách với từ đại diện cho nhân dân địa phương.
Họ tôn kính khách và tự hào kể lại trận chiến năm xưa. Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: Đây là nơi
chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã và củng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoang Thao. Bằng hai câu
dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả tạo được không khí trang nghiêm, đĩnh đạc làm nền cho việc miêu tả chiến trận
ở phần tiếp theo.
Trận thuỷ chiến được khắc họa thật cô đọng, với những câu thật cô đọng, với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm
tiết: .
Thuyền bè muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Tì hổ ba quân,
Giáo gương sáng chói.
… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổ.
Bằng cách ngắt nhịp nhàng, bằng lối đối ngẫu chặt chẽ, bằng một loạt hình động không khí trận mạc quyết
liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến

của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (Trận đánh thư hùng
chưa phân – chiến luỹ Bắc Nam chống đối), có thể làm đổi thay cả vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải
mờ đi, trời đất phải đổi).
Sau khi miêu tả thế trận giao tranh ác liệt, các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Kẻ địch
thì có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu kế gian xảo (Tất Liệt thế cường – Lưu Cung chước đối). Và nhất là
chúng có thừa sự kiêu ngạo của kẻ đã từng tung vó ngựa thôn tính nhiều quốc gia từ Á sang Âu: Những tưởng
tung roi một lần là có thể: Quét sạch Nam Bang bốn cõi. Còn ta, trước hết, đây là cuộc chiến đấu chính nghĩa, vì
chính nghĩa nên thuận với lẽ trời (trời củng chiều người). Trong quan niệm của cha ông ta xưa, trời bao giờ
cũng công minh, chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện
tự nhiên hiểm yếu (Trời đất cho nơi hiểm trở), lại có người tổ chức lãnh đạo kiệt xuất với đường lối chiến thuật,
chiến lược đứng đắn. Do đó, địch thua nhục nhã và ta đã thắng vang dội. Nước sông tuy chảy hoài từ đó tới nay,
trải qua bao tháng năm nhưng cái nhục ấy vẫn không rửa nổi. Ở đây, Trương Hán Siêu dẫn tích bên Tàu (Tào
Tháo thua trận ở Xích Bích ; Bồ Kiên với hàng trăm vạn quân bị thất bại ở Hợp Phì) để nói về các trận đánh
trên Bạch Đằng giang từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo. Các bô lão không nói nhiều đến phía quân ta chỉ
nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng: Tái tạo công lao – Nghìn đời ca ngợi cũng đủ cho người đọc cảm nhận một
cách sâu sắc tầm vóc to lớn của chiến thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn gấm vóc của quân dân
đời Trần. Điều đáng lưu ý, khi nói về quân địch, các bô lão nhấn mạnh vào yếu tố tinh thần. Rõ ràng, lời các bô
lão có ý nghĩa sâu sắc, chuẩn bị dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:
Những người bất nghĩa tiêu vong,


Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Lời bình này trở thành chân lí của muôn đời, sông mái cùng Bạch Đằng giang hùng vĩ.
Ở đây cũng như phần đầu, thời gian và không gian được tác giả thể hiện đan xen với nhau. Xưa và nay,
không gian và thời gian dường như cũng được tái hiện làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu ; và
luôn sinh động hấp dẫn người đọc. Ngày nay, người ta thường gọi cách thể hiện này là nghệ thuật đồng hiện.
Tiếp theo lời các bô lão, khách cũng vui vẻ nối tiếp lời ca kết thúc bài phú. Lời của khách chính là phần
tổng kết cố chức năng bổ sung, đính chính những nhận định mà các bô lão đã trình bày ở trên (về nguyên nhân
của chiến thắng). Với tâm trạng hân hoan, khách vừa đề cao công lao to lớn của các vị anh hùng đời Trần, vừa
bày tỏ niềm tin vào sức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng của đất nước, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới các

yếu tố đức cao của dân tộc. Sự nhìn nhận của khách về chiến thắng cố chiều sâu triết lí. Sức mạnh của non sông
đất nước không phải ở địa thế hiểm trở mà trước hết ở con người (Giặc tan muôn thuở thanh bình – Bởi đâu đất
hiểm, cốt mình đức cao).
Đây là một bài phú có bố cục chặt chẽ, nhịp điệu thay đổi linh hoạt phóng khoáng, lời văn cô đọng, dồi dào
cảm xúc, khi thì xót thương nhớ tiếc, khi thì vui sướng tự hào. Tác giả lại rất giỏi phân thân thành những nhân
vật khác nhau để vừa kể vừa phụ họa thêm… làm cho bài phú giàu chất thơ khiến người đọc xúc động tự hào về
non sông đất nước hùng vĩ, về chiến công lừng lẫy và đường lối giữ nước tài tình của quân dân nhà trần mà
cũng là của dân tộc ta bảy thế kỉ trước.
Bình ngô đại cáo
Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận lỗi lạc trong nền văn học trung đại Việt Nam, không những thế ông
còn là một nhà quân sự, chính trị tài ba kiệt xuất của cả dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho nền văn học nước
nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn chính luận, trong số đó phải kể đến “Bình Ngô đại cáo”, đây được coi
là một áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong các tác phẩm chữ Hán cổ điển của nước ta.
Đây là bài cáo mà Nguyễn Trãi viết thay vua Lê Thái Tổ để tuyên cáo rộng rãi trong nhân dân về qua trình
kháng chiến và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về mặt cấu trúc, tác phẩm có thể chia thành bốn phần.
Phần 1là nêu luận đề chính nghĩa (Từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”), phần 2 là phần tố cáo tội ác, vạch trần âm
mưu xâm lược Đại Việt với cớ phù Trần diệt Hồ của giặc (Tiếp theo phần 1 đến “Ai bảo thần dân chịu được”),
phần 3 là quá trình kháng chiến và sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (Tiếp theo phần 2 đến “cũng là chưa
thấy xưa nay”), phần 4 là phần nêu ra bài học lịch sử và sự khẳng định chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa (phần còn
lại).
Ở phần mở đầu tác giả nêu lên triết lí về nhân nghĩa, một triết lí có giá trị lịch sử và tầm vóc của thời đại.
Trong thơ Nguyễn Trãi, vấn đề “nhân nghĩa” không đơn giản chỉ là sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mà nó đã
được nâng lên và thể hiện trong hành động cụ thể:
“Việc
nhân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

nghĩa

cốt




yên

dân

Đối với Nguyễn Trãi, việc trước hết là “trừ bạo” để nhân dân có được một cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh
phúc. Ông cho rằng nếu muốn trị vì thiên hạ thì việc phải nghĩ đến đầu tiên chính là “nhân nghĩa”. Những câu
thơ tiếp theo tác giả muốn nói về nước Đại Việt của chúng ta:


“Như

nước
xưng

Đại
nền

Vốn

Tuy
mạnh
Song hào kiệt đời nào cũng có”

yếu

Việt
văn


ta
hiến

từng

từ
đã

lúc

trước
lâu

khác

nhau

Trong những câu thơ trên Nguyễn Trãi cho rằng “nhân nghĩa” đã có từ lâu đời ở nước ta, đồng thời khẳng
định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc được thể hiện ở việc núi sông bờ cõi đã được phân chia rõ
ràng. Vì đã được phân chia nên việc hình thành những phong tục tập quán cũng có nhiều khác biệt tuy nhiên
vẫn có điểm chung là sự tồn tại song song của các triều đại lịch sử. Lời thơ như một lần khẳng định lại nội dung
của “Nam quốc sơn hà” – được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc:
“Sông
núi
Rành
rành
Cớ
sao
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”


nước
định


Nam
phận

vua
tại

giặc

Nam
sách
xâm

sang


trời
phạm

Chính vì đã có những hành động xâm chiếm nước ta nên họ phải chuốc lấy hậu quả:
“Lưu
Công
Triệu
Tiết
Cửa
Hàm

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

tham
thích
Tử

công

nên
phải
sống

lớn
bắt

thất
tiêu
Toa

bại
vong
Đô

Những kết cục như thế này đều tự do chính họ chuốc lấy vì thông qua bài tuyên ngôn đầu tiên đã như một
lời
cảnh
cáo
nhưng
họ
vẫn

cố
tình
thực
hiện.
Ở phần thứ hai, tác giả đã nêu ra những tội ác của giặc và vạch rõ bộ mặt thật của giặc đằng sau lớp vỏ ngụy tạo
“phù
Trần
diệt
Hồ”:
Từ việc:
“Nướng
dân
đen
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

trên

ngọn

lửa

hung

tàn

Cho đến việc chúng bắt nhân dân phải xuống biển mò ngọc trai lên rừng sâu đãi cát tìm vàng, phải đối mặt
với “rừng thiêng nước độc” và muôn vàn khó khăn nguy hiểm , rồi đến sưu thuế chồng chất, phu phen lao dịch
nặng nề. Chúng hành hạ nhân dân ta đủ mọi đường “thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa
chán”, sự độc ác và tàn nhẫn khiến tác giả phải thốt lên:
“Độc

ác
thay,
trúc
Nam
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

Sơn

không

ghi

hết

tội

Giữa lúc ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã dấy lên tinh thần yêu nước và tiến hành cuộc khởi nghĩa:
“Núi
Chốn
Ngẫm

Lam
hoang
thù

lớn

Sơn




dấy
nương
đội

trời

nghĩa
mình
chung


Căm giặc nước thề không cùng sống”
Căm phẫn trước tội ác của giặc, bóc lột nhân dân đủ đường khiến nhân dân lầm than cực khổ khiến người
lãnh đạo là Lê Lợi và nghĩa quân mất ăn, mất ngủ, quyết tâm chiến đấu với tất cả tinh thần vì độc lập nước nhà:
“Căm

giặc
nước
Đau
lòng
nhức
óc
chốc
Nếm
mật
nằm
gai

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”


thề

không
mười
một

đà
phải

chung
mấy
hai

năm
sớm

sống
trời
tối

Tinh thần và lòng quyết tâm đã dâng cao như núi nhưng chỉ còn lo một nỗi về việc tìm kiếm “nhân tài” và
“hào kiệt”, đây là một việc khó vì theo tác giả:
“Hào
kiệt
Nhân tài như lá mùa thu”

như

sao


buổi

sớm

Trong khi đó, nghĩa quân vừa dấy quân khởi nghĩa vẫn còn non nớt, thiếu thốn về mọi mặt như lương thực
“KhiLinh Sơn lương hết mấy tuần”, quân sĩ “Lúc Khôi Huyện quân không một đội”, còn quân thù thì đang rất
mạnh, đây chính là khó khăn của chúng ta và cách khắc phục duy nhất chính là sự đồng lòng của toàn bộ nghĩa
quân “Tướng sĩ một lòng phụ tử/ Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi
“lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” và triết lí “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay
cường bạo” cùng với sự dũng cảm, gan dạ của binh sĩ, nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành và lớn mạnh
“sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”, kết quả là nghĩa quân giành được nhiều chiến thắng vang dội “Đánh
một trận sạch không kinh ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”, còn giặc Minh thì phải chấp nhận những
thất bại liên tiếp và những tên tướng đều có kết thúc thật bi thảm:
“Ngày
mười
tháng
tám,
Liễu
Thăng
Ngày
hai
mươi,
Liễu
Thăng
Ngày
hăm
lăm,

tước

Lương
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn”

trận
thất

Chi

trận


cụt

Minh

đại

bại

tử

Lăng
thế
Yên
đầu
vong

Tác giả đã ghi lại chi tiết từng mốc thời gian như những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc nhưng lại là
vết
nhơ,

nỗi
nhục
nhã
đối
với
giặc
Minh.
Mặc dù tội ác của giặc mãi mãi không thể rửa sạch nhưng quân ta vẫn trợ cấp cho giặc để về nước khi đã bại
trận:
“Mã

Kỳ,
Phương
Chính,
Ra
đến
biển

Vương
Thông,

Anh
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run”.

cấp
vẫn
phát

cho
hồn

cho

năm
vài

trăm
bay
nghìn

chiếc
phách
cỗ

thuyền
lạc
ngựa

Hành động này thể hiện truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời của dân tộc ta, một lần nữa khẳng định lời của
Nguyễn Trãi:


“Lấy
đại
Lấy chí nhân để thay cường bạo”

nghĩa

để

thắng


hung

tàn

Phần cuối của tác phẩm đã nêu ra bài học lịch sử quý báu về ý thức độc lập chủ quyền và vấn đề nhân
nghĩa, đồng thời khẳng định sự thắng lợi của cuộc chiến tranh chính nghĩa:
“Xã
tắc
Giang
sơn

Âu
cũng
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ”

từ
từ
nhờ

đây
đây
trời

vững
đổi
đất

tổ


bền
mới
tong

Đọc áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”, người đọc như cảm nhận được sức mạnh to lớn của dân tộc
ta qua mỗi trang thơ của Nguyễn Trãi, càng tự hào bao nhiêu về dân tộc mình bao nhiêu thì càng căm ghét tội ác
của quân giặc bấy nhiêu. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi xứng đáng là một bản tuyên ngôn độc lập của dân
tộc ta.



×