Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Pháp luật điều chỉnh về khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 83 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ KHUYẾN MẠI TRONG
LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNGTẠI VIỆT NAM

BÙI QUANG KHẢI

TÁC GIẢ LUẬN VĂN:

HÀ NỘI - 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ KHUYẾN MẠI TRONG
LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNGTẠI VIỆT NAM
BÙI QUANG KHẢI

HỌC VIÊN THỰC HIỆN:

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Tiến sỹ VŨ ĐẶNG HẢI YẾN

HÀ NỘI - 2015

2


LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo
viện Đại học Mở Hà Nội và trường Đại học Luật Hà Nội, khoa Pháp luật kinh
tế, bộ môn Luật Thương mại đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo - TS Luật học Vũ Đặng Hải
Yến đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn “Pháp luật về
điều chỉnh khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động tại Việt Nam” này.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, không thể tránh khỏi còn những
vấn đề chưa được hoàn thiện, rất mong nhận được sự quan tâm hướng dẫn và
sửa chữa của các thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!

3


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viễn thông quân đội:

Viettel

Công ty thông tin di động thông tin di động: MobiFone

Bộ thông tin truyền thông:

BTTTT

Luật thương mại:

LTM

4


MỤC LỤC
Mục

Tiêu đề

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

1

1

Lý do và mục đích nghiên cứu đề tài

1

2


Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

3

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2

4

Nội dung nghiên cứu của đề tài

2

5

Nhiệm vụ, ý nghĩa của luận văn

5

6

Cấu trúc của luận văn

7
CHƯƠNG I

1.1


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHUYẾN MẠI TRONG LĨNH VỰC VIỄN
THÔNG DI ĐỘNG

8

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI TRONG

8

LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
1.1.1

Khái niệm và đặc điểm của khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động.

10

1.1.2

Các hình thức khuyến mại chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông di động.

14

1.1.3

Vai trò của các hình thức khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động.

18

1.2


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THỨC
KHUYẾN MẠI TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG Ở VIỆT

22

NAM.
1.2.1

Giai đọan trước 1986.

22

1.2.2

Giai đoạn từ 1986 – 1997

22

1.2.3

Giai đoạn từ 1997 đến 2005

24

1.2.4

Giai đoạn từ 2005 đến nay

33


5


CHƯƠNG II

35

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG

I

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT

36

1.

Quy định về nguyên tắc khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

38

2.

Quy định về quyền khuyến mại của thương nhân trong lĩnh vực thông tin di

38

động

3.

Quy định về hạn mức và thời gian khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di

41

động
4.

Quy đinh về hình thức khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

41

5.

Quy định về thủ tục khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

44

6.

Quy định về xử lý vi phạm khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

49

II

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI TRONG LĨNH

51


VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.

Về nguyên tắc khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

51

2.

Hạn mức và thời gian khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

53

3.

Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ được khuyến

53

mại trong lĩnh vực thông tin di động
4.

Hình thức khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

57

5.

Thủ tục khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động


62

6.

Xử lý vi phạm về khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

64

CHƯƠNG III

64

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT KHUYẾN MẠI TRONG LINH VỰC THÔNG TIN DI ĐỘNG

I

Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về

64

khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động
II

Những kiến nghị cụ thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp

6

66



luật về khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động
1

Cụ thể hóa các khái niệm về gói cước, gói dịch vụ

66

2

Sửa đổi quy định về hạn mức và thời gian khuyến mại áp dụng trong lĩnh

67

vực thông tin di động
3

Quy định về dịch vụ hàng hóa chuyên dùng trong lĩnh vực thông tin di động

68

4

Quy định về hình thức khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động

68

5


Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực

69

thông tin di động
6

Xây dựng kho dữ liệu thông tin cá nhân sử dụng dịch vụ thông tin di động

70

KẾT LUẬN

72

PHỤ LỤC 1

73

GIÁ BÁN ĐIỆN THOẠI IPHONE CỦA NHÀ CUNG CẤP VIETTEL
PHỤ LỤC 2

74

NHỮNG ƯU ĐÃI DÀNH CHO KHÁCH VIP CỦA NHÀ CUNG CẤP
MOBIFONE
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

77


7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do và mục đích nghiên cứu đề tài
Thông tin di động là một trong những lĩnh vực hết sức non trẻ. Tuy nhiên, sự
phát triển của lĩnh vực này trong nền kinh tế thì phải nói là “chóng mặt”. Sự phát triển
đó góp phần tăng trưởng nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân
hàng năm.Theo bảng kết quả bảng xếp hạng top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu
nhập lớn nhất Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo điện tử Viet Nam Net
công bố ngày 23-10-2010, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất
Việt Nam là Công ty thông tin di động thông tin di động (MobiFone) với gần 6000 tỉ
đồng, đứng đầu bảng xếp hạng tiếp theo là tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel).
Như vậy Doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam đứng hàng đầu trong 10 doanh nghiệp
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất. Không những thế, doanh nghiệp này còn
góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.
Tuy nhiên sự tăng trưởng đô thị liệu có phải là tăng trưởng bên vững khi mà sự
cạnh tranh hiện nay giữa các doanh nghiệp di động là “cạnh tranh khuyến mại”. Các
doanh nghiệp di động phát triển thị phần và giữ chân khách hàng của mình bằng cách
khuyến mại và khuyến mại hơn nữa. Điều này đã dẫn đến những hệ quả xấu là làm
tăng số lượng thuê bao ảo, việc tập trung phát triển số lượng còn gây tình trạng nghẽn
mạch, lỗi hệ thống...khiến cho lợi ích của người tiêu dùng chưa được đáp ứng tốt nhất.
Thêm vào đó pháp luật về điều chỉnh khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di
động hiện nay cũng chưa thật hoàn thiện. Nhiều quy định trong lĩnh vực này cho thấy
pháp luật còn chưa theo kịp với thực tiễn. Chính vì thế, các thương nhân hoạt động
trong lĩnh vực này lợi dụng những thiếu sót, bất cập đó để “lách luật” xâm phạm vào
những lợi ích mà pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nền
kinh tế.
Chính vì thế, dưới góc độ của người học luật và nghiên cứu pháp luật mong
muốn tìm hiểu chuyên sâu và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật. Từ đó

làm nền tảng cho lĩnh vực thông tin di động được phát triển bền vững, lợi ích của các
chủ thể liên quan được bảo đảm, em đã lựa chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh khuyến
mại trong lĩnh vực thông tin di động” làm đề tài nghiên cứu.

8


2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với đề tài trên, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về
khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động từ trước đến nay. Đồng thời, đối chiếu
với hoạt động khuyến mại của các 9 doanh nghiệp di động từ năm 2002 đến năm 2011
(Trong đó trọng tâm là 7 doanh nghiệp di động có hoạt động trong khuyến mại chủ
yếu nhất). Đặc biệt là từ 1/7/2010 - thời điểm mà Thông tư 11/2010/TT-BTTTT ngày
14/5/2010 của Bộ thông tin và truyền thông quy định về hoạt động khuyến mại đối với
các dịch vụ thông tin di động có hiệu lực.
3. Phuơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi đề tài, ngoài việc sử dụng những biện pháp nghiên cứu chung
mang tính định hướng như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật
lịch sử thì để làm sáng tỏ vấn đề thì luận văn còn dùng những phương pháp nghiên
cứu riêng như thống kê, so sách, phân tích và tổng hợp.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Với mục đích như đã trình bày ở phần trên, đồng thời nghiên cứu trong phạm vi
hẹp và với những phương pháp cụ thể, em đã tìm hiểu một cách tổng quan đến cụ thể
từ những quy định của pháp luật đến thực tiễn hoạt động khuyến mại trong lĩnh vực
thông tin di động. Qua đó làm nổi bật những điểm phù hợp của pháp luật, đồng thời
chỉ ra những điểm còn thiếu sót. Cuối cùng trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thông tin di động.
5. Nhiệm vụ và ý nghĩa
Nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn là đánh giá một cách tổng quát những quy
định của pháp luật về thực hiện khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động cũng

như việc áp dụng các quy định này đối với các tổ chức, doanh nghiệp có chức năng
khinh doanh dịch vụ viễn thông di động trên dịa bàn Việt Nam từ đó đề xuất một số
giải pháp để góp một phần nhất định vào việc cải cách pháp luật, tạo sự thuận lợi cho
việc áp dụng pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn
thông di động, nâng cao hiệu quả cạnh trạnh, kinh doanh trong giai đoạn hội nhập
kinh tế toàn cầu hiện nay.

9


6. Cấu trúc của luận văn :
Luận văn gồm có 03 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di
động;
Chương II: Pháp luật điều chỉnh và thực hiện hoạt động khuyến mại trong lĩnh
vực viễn thông di động;
Chương III: Kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHUYẾN MẠI TRONG
LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di
động

1.1.1.1. Khái niệm khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động.
Viễn thông di động là một trong những dịch vụ có bước phát triển rất nhanh,
đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của viễn thông Việt Nam thời gian qua. Thị
trường có thể đã rất quen thuộc với những thương hiệu viễn thông di động như:
Viettel, Mobiphone.VinaPhone, S-phone, EVN Telecom …, thế nhưng hiểu rõ về đối
tượng mà các thương hiệu đó kinh doanh thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trước
khi nghiên cứu khái niệm khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động, cần có một
cách hiểu tương đối về thuật ngữ “Viễn thông di động”. Hiện tại chưa có một định
nghĩa chính xác về viễn thông di động. Viễn thông di động thường được nhắc đến với
một thuật ngữ tương đương là thông tin di động - mặc dù có thể nói, thông tin di động
đây là một thuật ngữ mang nội hàm nhỏ hơn nhiều so với viễn thông di động. Tuy
nhiên, trong phạm vi khóa luận văn, hai thuật ngữ này sẽ được coi là như nhau và
cùng được giới hạn trong phạm vi dịch vụ thông tin di động mặt đất.
Có thể hiểu, thông tin di động mặt đất (sau đây gọi tắt là thông tin di động) là
một loại hình dịch vụ trong đó tính di động có được là do kết nối tần số vô tuyến giữa
chuyển tiếp và nối với mạng cố định và mỗi thuê bao người dùng. Vì thế, hệ thống di
động mặt đất thích hợp nhất với môi trường ở thành phố, trái lại hệ thống di động vệ
tinh lại thích hợp cho các vùng sâu vùng xa như ngoài khơi, hành lang hàng không
hay vùng heo hút [19]
Theo pháp luật hiện hành, dịch vụ thông tin di động được phép kinh doanh hợp
pháp và khuyến mại bao gồm:

11


(i) Dịch vụ thông tin di động mặt đất toàn quốc trả sau;
(ii) Dịch vụ thông tin di động mặt đất toàn quốc trả trước;
(iii) Dịch vụ thông tin di động mặt đất nội vùng trả sau;
(iv) Dịch vụ thông tin di động mặt đất nội vùng trả trước;
(v) Dịch vụ thông tin di động khác theo quy định của Bộ thông tin và Truyền

thông (Khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2010/TT-BTTTT quy định hoạt động khuyến mại
đối với dịch vụ thông tin di động).
Bên cạnh đó, không thể thiếu khi cung cấp dịch vụ thông tin di động là hàng hóa
chuyên dùng trong lĩnh vực này. Đây là những công cụ chính để các nhà mạng sử
dụng trong các đợt khuyến mại giúp nâng cao sức cạnh tranh. Cũng theo Thông tư số
11/2010, các hàng hóa đó là:
(i)

Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động toàn
quốc trả trước có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “Chiếc SIM”;

(ii)

Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động toàn
quốc trả sau có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “Chiếc SIM”;

(iii)

Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động nội
vùng trả trước có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “Chiếc SIM”;

(iv)

Bộ xác định thuê bao (SIM) dùng cho dịch vụ thông tin di động toàn
quốc trả sau có chứa số thuê bao di động. Đơn vị là “Chiếc SIM”;

(v)

Thẻ nạp tiền bằng giấy, bằng phương tiện điện tử hoặc bằng phương tiện
khác dùng cho dịch vụ thông tin di động toàn quốc. Đơn vị là “Chiếc

Thẻ”;

(vi)

Thẻ nạp tiền bằng giấy, bằng phương tiện điện tử hoặc bằng phương tiện
khác dùng cho dịch vụ thông tin di động nội vùng. Đơn vị là “Chiếc
Thẻ”;

(vii)

Máy điện thoại di động đã được gắn sẵn số thuê bao di động. Đơn vị là
“Chiếc Máy”;

(viii)

Hàng hóa chuyên dùng thông tin di động khác theo quy định của Bộ
Thông tin và Truyền thông.

Có thể thấy, việc liệt kê như trên đã tạo nên sự rõ ràng cho mọi người khi tiếp
cận. Tuy nhiên, có thể nhận thấy việc sử dụng phương pháp liệt kê để làm rõ thuật ngữ

12


“Dịch vụ thông tin di động” và “hàng hóa sử dụng trong dịch vụ thông tin di động”
mắc phải một hạn chế là dễ bỏ sót các dịch vụ và hàng hóa mà trên thực tế vẫn đang
tồn tại trên thị trường và đang được các nhà mạng kinh doanh, phát triển.
Từ những khái niệm nền tảng trên, khái niệm “khuyến mại trong lĩnh vực thông
tin di động” được thể hiện dưới hai góc độ sau:
Dưới góc độ kinh tế, khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động là hình thức

xúc tiến thương mại, biểu hiện qua việc các doanh nghiệp di động dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định nhằm để tăng sự nhận biết của khách hàng, kích thích
khách hàng mua sản phẩm và các trung gian nỗ lực bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Những lợi ích mà các doanh nghiệp di động dành cho khách hàng rất đa dạng, tùy
thuộc mục tiêu từng chương trình khuyến mại, tính chất của hàng hóa, dịch vụ.
Dưới góc độ pháp lý, khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động không được
quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, từ khoản 1
Điều 88 Luật Thương mại 2005, ta có thấy thể đưa ra khái khuyến mại trong lĩnh vực
thông tin di động được thể hiện trong như sau: Đó là các quy định của pháp luật nhằm
bảo đảm về mặt pháp lý quyền tự do kinh doanh nói chung, tự do khuyến mại nói
riêng của các cá nhân, tổ chức thông tin di động trong việc tìm kiếm các biện pháp
kích thích phát triển thương mại sử dụng dịch vụ thông tin di động, thông qua việc
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định trong khuôn khổ quy định pháp luật.
1.1.1.2. Đặc điểm của khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động.
Thứ nhất, chủ thể là thương nhân. Tuy nhiên, không phải bất cứ thương nhân nào
cũng có thể kinh doanh, khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động. Pháp luật quy
định chỉ doanh nghiệp di động mới đủ năng lực làm việc đó. Đó là các doanh nghiệp
được cung cấp dịch vụ thông tin di động và kinh doanh hàng hóa chuyên dùng thông
tin di động và kinh doanh hàng hóa chuyên dùng thông tin di động tương ứng theo
giấy phép viễn thông thông do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp (theo quy định tạiKhoản 4 Điều 5 Thông tư 11/2010/TT-BTTTT).
Thứ hai, khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động tác dụng lên một thị trường
lớn, đa dang về loại hình, phù hợp với nhiều đối tượng. Đó là một thị trường mà
không có sự phân biệt giữa các khu vực địa lý. Từ thành thị cho đến nông thôn, người
tiêu dùng cũng có cơ hội sử dụng các dịch vụ thông tin di động. Và thực tế, cho đến

13


nay, ba mạng di động lớn của Việt Nam đã hoàn thành việc phủ sóng trên khắp các
tỉnh thành trong cả nước. Đây là một đặc điểm mà thị trường của các dịch vụ, hàng

hóa khác không có. Không những thế, thị trường của dịch vụ viễn thông di động
không chỉ bó hẹp phạm vi ở trong lãnh thổ quốc gia mà còn vượt ra khỏi biên giới. Ví
dụ Viettel liên kết với Star Telecom của (Lào); Mobiphone liên kết với tập đoàn
Comvik (Thụy Điển). Không chỉ liên kết với các doanh nghiệp ở nước ngoài mà các
thương nhân kinh doanh thông tin di động còn tăng cường đầu tư dich vụ viễn thông
di động ra nước ngoài và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Điển hình cho công
cuộc đầu tư này là Viettel. Ngày 19/2/2009, Viettel chính thức khai trương mạng
metfone thuộc Công ty Viettel Cambodia (Công ty 100% vốn của Viettel đầu tư), chỉ
sau 3 tháng đi vào họat động mạng lưới Metfone đã triển khai rộng khắp Campuchia
với hơn 1000 trạm phát sóng BTS, tương đương hơn 40% tổng số trạm phát sóng của
cả nước Campuchia. [27].
Thứ ba, các hình thức khuyến mại phổ biến là giống nhau giữa các thương nhân.
Đây là một trong những đặc thù trong khuyến mại ở dịch vụ thông tin di động. Đối
với dịch vụ di động cho những thuê bao trả trước, các nhà mạng thường áp dụng
phương thức: Tặng số % thẻ nạp; ….thì các thuê bao trả sau thường áp dụng: Tặng
các phút gọi miễn phí, … Nhưng nhìn chung, các phương thức khuyến mại này đều
liên quan trực tiếp đến dịch vụ thông tin di động, khách hàng phải sử dụng trực tiếp
các lợi ích mà họ được hưởng từ khuyến mại vào dịch vụ mà các nhà mạng cung cấp.
Có thể thấy rõ sự khác biệt này khi so sánh với khuyến mại ở các hàng hóa hay dịch
vụ khác. Các nhà mạng sử dụng chương trình quà tặng: Mua SIM, tặng Điện thoại;
nhưng điện thoại đó chỉ sử dụng được khi lắp SIM của Nhà mạng đó. Trong khi đó,
nếu mua hàng hóa là một chai dầu gội đầu, thì khách hàng có thể được khuyến mại
một chiếc dây buộc tóc - một đồ vật có thể sử dụng độc lập hàng hóa đã mua. Chính vì
nhìn nhận được lợi ích cách khuyến mại trong dịch vụ viễn thông như vậy, nên các
nhà mạng thường cố gắng và duy trì những phương thức khuyến mại giống nhau để
thu được lợi ích tối đa. Và nếu như có một nhà mạng nào tung ra một phương thức
khuyến mại mới mang lợi ích cũng cao như vậy, thì sau một thời gian ngắn, các nhà
mạng khác cũng sẽ áp dụng ngay những chiêu thức khuyến mại đó.

14



Thứ tư, thông tin khuyến mại đến khách hàng nhanh. Đặc điểm này xuất phát từ
chính những ưu thế của các dịch vụ mà nhà mạng cung cấp - Dịch vụ thông tin di
động. Bên cạnh việc sử dụng quảng cáo trên truyền hình, báo chí, các nhà mạng đưa
thông tin tới trực tiếp từng khách hàng bằng các tin nhắn khuyến mại. Đối vơi Viettel,
đó là các tin nhắn từ bộ phận`hỗ trợ thông tin chuyên biệt, đó là các Tổng đài 195,
199. Đối với Vinaphone là tổng đài 18001019, v.v.v. Vì vậy, thông tin tới khách hàng
nhanh, chủ động cho dù khách hàng đang ở đâu, làm gì.
Thứ năm, về đối tượng được khuyến mại: Doanh nghiệp di động chỉ được thực
hiện khuyến mại đối với các nhãn hiệu dịch vụ thông tin di động và nhãn hiệu hàng
hóa chuyên dùng thông tin di động đã liệt kê trong phần định nghĩa ở trên. Đây là một
đặc điểm ở khuyến mại trong lĩnh vực này bởi ở hàng hóa, dịch vụ khác, pháp luật
thường không giới hạn hàng hóa, dịch vụ được phép khuyến mại. Do đặc thù của lĩnh
vực thông tin di động là khá phức tạp, nên để tránh khuyến mại bừa bãi,vượt ra khỏi
dịch vụ mình cung cấp, cần có một giới hạn đối với các dịch vụ thông tin và các hàng
hóa chuyên dùng được khuyến mại.
1.1.2. Các hình thức khuyến mại chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông di động
Trong lĩnh vực viễn thông di động, không phải tất cả hình thức khuyến mại đều
được thực hiện, mà thương nhân chỉ tập trung bốn hình thức sau:
1.1.3.1. Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền
Hình thức khuyến mại này thường được gọi ngắn gọn là quà tặng. Quà tặng là
một trong những hình thức khuyến mại được các nhà mạng sử dụng thường xuyên bởi
tính kích thích khách hàng mua hàng, sử dụng dịch vụ trong thời gian ngắn, bởi khách
hàng sẽ được lợi hơn khi được áp dụng hình thức này. Thương nhân kinh doanh trong
dịch vụ viễn thông di động được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách
hàng không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực
hiện đối với khách hàng có hành vi sử dụng dịch vụ thông tin di động của thương
nhân hoặc sử dụng những hàng hóa chuyên dùng trong lĩnh vực thông tin di động.
Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân

đang kinh doanh. Tiêu biểu cho hình thức này là các chương trình như: Miễn phí 10
phút mỗi cuộc gọi cho thuê bao trả sau hòa mạng mới; miễn phí cước nhắn tin nội
mạng v.v.v…Tuy nhiên, quà tặng cũng có thể là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân

15


khác như việc thuê bao khác hòa mạng mới được tặng di động;… Di động ở đây là
hàng hóa của thương nhân khác kinh doanh. Việc luật pháp cho phép sử dụng hàng
hóa, dịch vụ của thương nhân khác để phát tặng đã khuyến khích sự liên kết xúc tiến
thương mại của các thương nhân nhằm khai thác tối đa lợi nhuận. Việc tặng quà trong
trường hợp này có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ và thương nhân
có cơ hội quảng cáo, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của nhau.
Tóm lại hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu
tiền có ý nghĩa rất lớn trong mục tiêu xúc tiến thương mại của thương nhân. Bởi hình
thức này tác động tới tâm lý được lợi hơn của khách hàng; kích thích lôi kéo hành vi
mua hàng, sử dụng dịch vụ nhanh hơn vì tính ràng buộc về thời hạn của chương trình
quà tặng.
1.1.3.2. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung
ứng dịch vụ trước đó
Hình thức này thường được gọi một cách ngắn gọn là giảm giá. Tiêu biểu cho
hình thức giảm giá này là các chương trình giảm giá cước dịch vụ thông tin di động
như gọi 60 phút chỉ 6000 đồng; giảm giá khi mua hàng hóa chuyên dùng trong dịch vụ
thông tin di động như giảm giá khi mua SIM hòa mạng mới.
Như vậy, giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ thông tin di động trong
thời gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ thông tin di động
bình thường trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã
đăng ký hoặc thông báo. Ngoài ra khi khuyến mại bằng phương thức giảm giá, để đảm
bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành vi bán phá giá, luật pháp thường có
quy định giới hạn mức độ giảm giá đối với từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc giới

hạn này là cần thiết để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của
người tiêu dùng, khách hàng và của thương nhân khác. Mức độ giảm giá cụ thể do
Chính phủ quy định.
Nhìn chung, giảm giá thường được sử dụng trong các giai đoạn hàng hóa ế ẩm
mà giá cả là yếu tố chủ chốt khiến khách hàng phải cân nhắc khi quyết định mua hàng.
Nhưng trong lĩnh vực thông tin di động, đa phần các thương nhân áp dụng giảm giá
như một chiến thuật để đáp ứng hoạt động cạnh tranh, chứ không đợi đến lúc ế ẩm
mới tung ra hình thức khuyến mại này.

16


1.1.3.3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình
mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa,
dịch vụ
Đây là một biểu hiện cụ thể của việc tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng.
Phương thức này thường được gọi ngắn gọn là tham gia các chương trình mang tính
may rủi.
Về mặt thời gian, các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc
mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng. Khách hàng có thể mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ của thương nhân một khoảng thời gian rồi mới được tham dự chương
trình mang tính may rủi, ví dụ như việc quay số trúng thưởng tri ân khách hàng vào
mỗi dịp Tết Nguyên đán của Viettel. Nhưng cho dù, áp dụng cách thức nào thì phương
thức khuyến mại này đều có chung một đặc điểm, chỉ khi khách hàng tham gia sử
dụng dịch vụ hoặc mua hàng hóa chuyên dùng trong lĩnh vực thông tin di động mà
thương nhân đó cung cấp thì mới có cơ hội tham gia các chương trình mang tính may
rủi này. Hay nói cách khác, chương trình này phải gắn liền với việc mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ của khách hàng (Khác với hình thức khuyến mại tặng hàng mẫu, dịch vụ
mẫu).
Đặc điểm của phương thức này là việc khách hàng có được hưởng lợi ích từ

chương trình khuyến mại hay không hoàn toàn do sự may mắn, ngẫu nhiên và thường
thì giá trị giải thưởng rất cao. Vì vậy, chương trình này thu hút được sự quan tâm đông
đảo của khách hàng và được các thương nhân nắm bắt và thực hiện một cách thường
xuyên.
Hình thức khuyến mại này thường được thực hiện trong những dịp đặc biệt như
các ngày lễ, Tết, v.v.v.. Và nhằm mục tiêu kích thích, thu hút hành vi mua sắm của
khách hàng phục vụ mục tiêu kinh doanh trong một giai đoạn cụ thể đó.
1.1.3.4. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử, không
phải trả tiền.
Thực hiện phương thức khuyến mại này, thương nhân cung ứng dịch vụ thông
tin di động mẫu, hàng hóa chuyên dùng trong lĩnh vực thông tin di động mẫu để khách
hàng dùng thử không phải trả tiền.

17


Chương trình này ít được thương nhân sử dụng hơn các hình thức khuyến mại
khác. Bởi lẽ đặc điểm của hình thức này là sẽ không thu được lợi nhuận, sử dụng dịch
vụ ngay từ khách hàng. Ngược lại, vì không mất gì, không phải chịu sự ràng buộc nào
với thương nhân trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ thông tin di động, nên khách
hàng lại rất thích phương thức này.
Chính vì vậy, dù ít dù nhiều, thương nhân vẫn phải sử dụng hình thức khuyến
mại này. Và thông thường, dịch vụ mẫu, hàng mẫu được sử dụng khi thương nhân cần
giới thiệu một dịch vụ, sản phẩm mới hoặc dịch vụ, sản phẩm đã cải tiến, do vậy, hàng
mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang cung ứng hoặc sẽ được cung ứng trên
thị trường.
Ngoài ra các hình thức trên, các hình thức khuyến mại còn lại theo Luật thương
mại 2005 cũng được thương nhân sử dụng trong lĩnh vực này, nhưng với tần suất ít
hơn.
1.1.3. Vai trò của các hình thức khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động

Trong nền kinh tế thị trường, để đạt được lợi nhuận tối đa và có thể tồn tại thì
cạnh tranh là yếu tố vô cùng quan trọng. Có nhiều cách để cạnh tranh, trong đó,
khuyến mại ngày càng trở thành một phương thức phổ biến. Điều này càng quan trọng
đối với Việt Nam, một nền kinh tế mà các doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số. Việt Nam
đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, nếu biết áp dụng khuyến mại một
cách đúng đắn thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đưa hàng hóa, dịch
vụ nói chung và hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông di động nói riêng tồn tại
và phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thị trường trong nước mà còn vươn ra cả thị trường
quốc tế. Nhìn chung, không thể phủ nhận những vai trò chính sau đây của khuyến mại
trong lĩnh vực viễn thông di động.
Thứ nhất, khuyến mại là công cụ phản ánh sự liên lạc giữa nhà sản xuất và
người tiêu dùng.
Hiện nay, người tiêu dùng biết đến sản phẩm, dịch vụ của thương nhân qua hình
thức quảng cáo là phổ biến, ngoài ra còn các hình thức khác như hội chợ, triển lãm,
v.v.v… Tuy nhiên, các hình thức đó lại mang nhiều điểm hạn chế. Quảng cáo trên
phát thanh, truyền hình, báo chí, băng rôn, áp phích, … thường tốn kém. Ví dụ; bảng
báo giá quảng cáo trên truyền hình VTV1 từ tháng 12/2010 và năm 2011: Thấp nhất là

18


2,5 triệu cho 10 giây vào lúc 23 giờ; cao nhất là 105 triệu vào lúc 21h10 đến 22h10
cho 30 giây. [30]
Quảng cáo một thu hút được khách hàng thì phải trình chiếu vào những giờ đặc
biệt, nhạy cảm, vì vậy, chi phí sẽ rất cao, thường dao động từ 10- 100 triệu là chủ yếu.
Hơn nữa, không thể chỉ quảng cáo một lần là xong, muốn khách hàng nhớ sâu hàng
hóa, dịch vụ của mình, thì cần có sự lặp lại nhiều lần một ngày, và trong nhiều ngày.
Nếu đột ngột dừng quảng cáo, người tiêu dùng dễ cho là sản phẩm, dịch vụ đó đang có
vấn đề hoặc không còn được tiêu thụ trên thị trường. Vì thế, tổng chi phí cho quảng
cáo là một khoản tiền khổng lồ, cần được “rót” một cách thường xuyên.

Khác với quảng cáo, tổng chi phí tổ chức một hội chợ, triển lãm không lớn bằng,
và cũng không cần kéo dài trong một khoảng thời gian liên tục. Tuy nhiên, nhược
điểm của triển lãm, hội chợ lại ở chỗ ít người biết đến, hoặc số người tham dự ít do
đặc tính không gian và thời gian có giới hạn. Vì vậy, thông tin từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng không được phổ biến rộng rãi cho đa số người tiêu dùng. Vì thế, mà
người tiêu dùng sẽ ít chú ý tới sản phẩm và mục tiêu bán hàng, cung cấp dịch vụ khó
đạt được. Mặt khác, trong lĩnh vực viễn thông di động, các thương nhân kinh doanh
dịch vụ viễn thông di động nên khó có thể phô trương, trưng bày sản phẩm của mình;
hàng hóa sử dụng trong lĩnh vực này thường có giá trị nhỏ, và không có gì đặc sắc về
kiểu dáng, nội dung (Ví dụ, SIM điện thoại, thẻ nạp tiền,…). Vì thế, hội chợ, triển lãm
là một hình thức xúc tiến thương mại không phù hợp trong lĩnh vực thông tin di động.
Trong khi đó, khuyến mại lại khắc phục được những nhược điểm của các
phương thức xúc tiến thương mại trên. Giá trị thương nhân bỏ ra để thực hiện chương
trình khưyến mại không lớn bằng tổng chi phí của quảng cáo trong một thời gian dài.
Bởi khuyến mại cũng chỉ được tổ chức, thực hiện trong một khoảng thời gian như hội
chợ, triển lãm. Nhưng bản chất của khuyến mại là dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định, vì vậy, cho dù bị bó hẹp về không gian và thời gian nhưng khuyến mại vẫn
thu hút được thị hiếu của khách hàng. Qua đó, khuyến mại giúp khách hàng hiểu rõ
hơn về sản phẩm của thương nhân và nhà sản xuất có thể nhận lại những phản hồi của
khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó một cách trực tiếp. Từ đó mà có sự cải tiến, nâng
cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm thông tin di động phù hợp với mong muốn của
khách hàng. Quảng cáo thì không như vậy, nhà sản xuất muốn biết ý kiến của người

19


tiêu dùng thì phải làm một cuộc điều tra riêng và người tiêu dùng muốn góp ý về sản
phẩm cũng phải có những phản hồi riêng, không thể trực tiếp như ở khuyến mại. Như
vậy, khuyến mại, nhìn chung là mang lại lợi ích cho cả hai phía.
Thứ hai, khuyến mại là công cụ kích thích người tiêu dùng.

Khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sử dụng dịch vụ và hàng
hóa trong lĩnh vực thông tin di động. Khách hàng là người khởi xướng, người quyết
định, người ảnh hưởng, người mua và là người sử dụng dịch vụ hàng hóa thông tin di
động. Vì vậy, kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty mình là một vấn
đề sống còn của các thương nhân. Khuyến mại một phần nào đã giúp các thương nhân
thực hiện điều đó. Khuyến mại giúp gia tăng sự chú ý, nhận biết của khách hàng về
thương hiệu của doanh nghiệp; kích thích khách hàng quyết định mua hàng ngay; kích
thích các trung gian bán hàng ngay; kích thích khách hàng chuyển sang mua, sử dụng
sản phẩm mới; kích thích khách hàng mua thường xuyên. Có được những kích thích
đó là do bản chất của khuyến mại là dành cho khách hàng những lợi ích nên khách
hàng có xu hướng cho rằng chi phí, giá cả trước và sau khi khuyến mại là cao và họ sợ
bỏ lỡ dịp khuyến mại. Vì vậy, khách hàng sẽ chú ý, tò mò và sử dụng dịch vụ, mua
hàng hóa – đúng với mục đích của thương nhân.
Thứ ba, khuyến mại là công cụ để các thương nhân kinh doanh trong dịch vụ
thông tin di động chiếm lĩnh thị trường.
Đây chính là hệ quả từ hai vai trò trên. Vì là công cụ phản ánh thông tin giữa hai
bên sản xuất và tiêu dùng, là công cụ kích thích người tiêu dùng nên khuyến mại cũng
giúp cho nhà kinh doanh mở rộng thị trường hoạt động của mình. Cụ thể, khuyến mại
trở thành biện pháp kỹ thuật có tính thường xuyên, thông qua việc dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định mà hoạt động này đã có sức hút mạnh mẽ hành vi mua
hàng, sử dụng dịch vụ của thương nhân, đóng góp quan trọng vào việc đạt các chỉ tiêu
xúc tiến thương mại chung. Từ đó, doanh nghiệp gây dựng được hình ảnh, uy tín đối
với người tiêu dùng. Trong lĩnh vực viễn thông di động, đa số khách hàng thường là
khách hàng trung thành bởi dịch vụ thông tin di động mang tính chất gắn liền với cá
nhân của mỗi người. Vì vậy, các thông tin này ít thay đổi, tạo sự ổn định trong công
việc và cuộc sống của khách hàng. Lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ hầu
như không giảm bớt, trong khi khuyến mại lại giúp tăng thêm số khách hàng. Do vậy,

20



lẽ dĩ nhiên là thị trường của thương nhân sẽ ngày càng lớn. Vấn đề chỉ còn lại ở chỗ,
ai có những chiêu thức khuyến mại hấp dẫn nhất, lôi kéo nhiều khách hàng hơn mà
thôi.
Tóm lại, với ba vai trò chính như trên, khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di
động tác động đến hầu hết các chủ thể. Đối với doanh nghiệp, khuyến mại là công cụ
cạnh tranh, cải thiện doanh thu, giới thiệu sản phẩm, tạo sự thuận tiện cho phân phối
hơn so với các hình thức xúc tiến thương mại khác trong thời gian ngắn. Đối với
người tiêu dùng khuyến mại giúp cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và có cơ hội
so sánh giữa các dịch vụ thông tin di động đang tồn tại trên thị trường, được cung cấp
các lợi ích. Đối với xã hội, khuyến mại hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng
cao chất lượng và giảm chi phí phát hành; tạo công việc cho người trong lĩnh vực sản
xuất và tạo động lực cho sự cạnh tranh; giúp đánh giá sự năng động và phát triển của
nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò tích cực đó, cũng không thể phủ nhận việc
khuyến mại cũng có những hạn chế như tăng chi phí bảo quản hàng hóa (khách mua
nhiều hơn nên phải bảo quản nhiều và lâu hơn). Đó còn là chưa kể đến việc khuyến
mại quá mức dễ dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tiêu diệt đối thủ. Đó
là những hình thức khuyến mại không theo các quy định của pháp luật - những quy
định sẽ được trình bày ở chương II của luận văn.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THỨC
KHUYẾN MẠI TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Pháp luật hình thành trên cơ sở tập hợp các quy tắc xử sự chung do Nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận để điều chính các quan hệ xã hội. Vì vậy, bất cứ hành động
xã hội nói chung, hoạt động kinh tế nói riêng ra đời, kéo theo những quan hệ nảy sinh
đều có thể trở thành cơ sở Nhà nước ban hành quy tắc xử sự. Pháp luật về các hình
thức khuyến mại cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Có thể hiểu pháp luật về các hình thức khuyến mại là hệ thống các quy tắc xử sự
chung do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong cách thức tổ
chức khuyến mại của thương nhân. Các hình thức khuyến mại đã trải qua nhiều giai

đoạn phát triển, từ lúc chỉ là hành vi tự phát vì mục đích kinh doanh đến khi được ghi
nhận chính thức ở văn bản pháp luật. Vì là một bộ phận cấu thành pháp luật khuyến

21


mại nên sự phát triển các hình thức khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động gắn
liền sự phát triển của pháp luật về khuyến mại.
1.2.1. Giai đoạn trước 1986
Các hình thức khuyến mại giai đoạn trước 1986 không phát triển. Trong các văn
bản pháp luật không thấy nhắc tới khái niệm khuyến mại. Pháp luật điều chỉnh họat
động của nền kinh tế nói chung chủ yếu bằng phương pháp mệnh lệnh hành chính.
Điều này, xuất phát hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, từ năm 1986 trở về trước, nước ta theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Thành phần kinh tế tư nhân không được thừa nhận và là đối tượng cần cải tạo, thu hẹp
để dần xóa bỏ. Thị trường tự do của những người sản xuất, buôn bán vẫn hoạt động
nhưng không nhiều và mang tính nhỏ lẻ và thường không nhận được cái nhìn thiện
cảm của xã hội. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp thể hiện ở việc toàn bộ nền
kinh tế cũng như các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa đều phải thực hiện theo các chỉ
tiêu kế hoạch do Nhà nước phân bổ từ trước. Không những thế, toàn bộ giai đoạn của
quá trình sản xuất, kinh doanh đều được Nhà nước quản lý và bảo đảm: Sản xuất cái
gì, nguyên liệu đầu vào, đầu ra,… Nhà sản xuất đơn thuần chỉ là người sản xuất, là
người “Làm thuê” cho Nhà nước, vì vậy, họ không cần biết đến sản phẩm tiêu thụ như
thế nào mà chỉ biết giao nộp cho Nhà nước theo kế hoạch đã định. Mặt khác, hợp
đồng kinh tế được kí không xuất phát từ quyền tự do giao kết hợp của các đơn vị kinh
tế mà là chỉ tiêu của Nhà nước. Kinh tế đối ngoại do nhà nước độc về ngoại thương.
Trên thị trường nước ta thời kì này, sản phẩm hàng hóa trở nên khan hiếm, cung
không đủ nhu cầu. Thương không cần thiết phải tìm kiếm thúc đẩy cơ hội để cạnh
tranh bán hàng [9].
Thứ hai, các mạng thông tin di động và các doanh nghiệp thông tin di động chưa

hình thành ở nước ta thời kì này.
Vì vậy, trước 1986, pháp luật khuyến mại chưa hình thành để điều chỉnh họat
động thương mại trong nước và quốc tế theo đúng nghĩa pháp lý của nó.
1.2.2. Giai đoạn từ 1986 – 1997
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12/1986). Đại
hội đã hoạch định, khởi xướng đường lối đổi mới kinh tế đất nước. Công cuộc đổi mới

22


kinh tế đã đưa nền kinh tế nước ta chuyển dần từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước và mở cửa hội nhập với thế giới. Các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại bình đẳng, cạnh
tranh và hoạt động theo nguyên tắc quyền tự do kinh doanh ghi nhận trong Hiến pháp
1992.
Tuy nhiên, khuyến mại, đặc biệt là khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động
vẫn chưa được nhắc tới trong văn bản pháp luật. Thời kỳ này mới chỉ đánh dấu bằng
sự ra đời của thuật ngữ “Xúc tiến thương mại” tại Thông tư 04/BYT – TT của Bộ
trưởng Bộ Y tế ngày 12/02/1991 hướng dẫn việc đăng ký công ty nước ngoài xuất
nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh với Việt Nam. Đây chính là cơ
sở pháp lý cho việc xúc tiến thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Mặt khác, đối chiếu với dòng phát triển của lĩnh vực thông tin di động. Có thể
thấy thời kỳ này mới chỉ xuất hiện hai mạng di động Mobifone (1993) và Vinaphone
(1996). Tuy là hai mạng, nhưng sự cạnh tranh giữa hai mạng này thực chất cũng chỉ là
sự cạnh tranh giữa hai “anh em” trong nội bộ VNPT, mang tính chất độc quyền. Trong
khi đó, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, giá cả các thiết bị đầu cuối trong
lĩnh vực này còn cao. Tất cả những yếu tố đó đã nảy sinh một thực tế là không cần có
khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động. Vì vậy, pháp luật khuyến mại thời kỳ

này nói chung và trong lĩnh vực thông tin di động nói riêng chưa được chú trọng và
chưa thực sự cần thiết.
1.2.3. Giai đoạn từ 1997 đến 2005
Thực tế luôn thay đổi, nền kinh tế không ngừng phát triển, nhưng đó là sự phát
triển một cách thiếu trật tự, gây nhiều lo lắng cho các nhà kinh doanh. Vì vậy, vào
10/05/1997, Luật Thương mại 1997 đã ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới
của hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện và đồng
bộ khoa học pháp luật thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Cùng các khái niệm khác về xúc tiến thương mại, khuyến mại cũng xuất hiện
với ý nghĩa là một trong các hành vi thương mại của thương nhân (Khoản 11 Điều 45
LTM) và các quy định cụ thể tại Điều 180 đến Điều 186. Tất cả đã góp phần tạo

23


khuôn khổ pháp lý quan trọng cho họat động khuyến mại ngày càng phát triển một
cách đa dạng, bước đầu phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
Thời kỳ này cũng là thời kỳ ra đời của một mạng di động lớn đó là Tổng công ty
viễn thông Viettel vào năm 2004. Lúc này, sự cạnh tranh không còn là giữa các anh
em trong nhà mà còn mở rộng ra bên ngoài. Và thực sự, chỉ sau một thời gian rất
ngắn, Viettel đã chứng minh được vị trí của mình bằng một loạt các chiêu thức
khuyến mại, đặc biệt là hình thức hạ giá cước. Trước sức nóng của cạnh tranh như
vậy, Luật thương mại 1997 đã đóng vai trò định hướng các hành vi khuyến mại của
thương nhân. Tuy nhiên, lĩnh vực thông tin di động thuộc loại hình dịch vụ. Trong khi
đó, hầu như các quy định về khuyến mại của Luật thương mại thời kỳ ấy chỉ quy định
cho đối tượng là hàng hóa. Vì vậy, khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động gặp
nhiều khó khăn, các hành vi vi phạm vẫn có cơ hội xảy ra. Đặc biệt, văn bản hướng
dẫn về khuyến mại riêng cho lĩnh vực này cũng không có. Có thể đánh giá, đối với
khuyến mại trong lĩnh vực thông tin di động, mặc dù đã có pháp luật điều chỉnh
chung, nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng và phù hợp với thực tế thời kỳ đó.

1.2.4. Giai đoạn từ 2005 đến nay
Đây là thời kỳ của sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển
nhanh chóng công nghệ thông tin, thương mại thế giới đang phát triển với các khẩu
hiệu như “Tự do”, “Toàn cầu hóa”…Chính bối cảnh này đã dẫn tới những thách thức
và cơ hội to lớn đan xen lẫn nhau. Thương nhân phải có chiến lược kinh doanh với
cách nhìn nhạy bén mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. Và khuyến mại là một
trong số những chiến lược kinh doanh được các thương nhân ưu tiên sử dụng, đặc biệt
là các thương nhân trong lĩnh vực thông tin di động. Tuy nhiên, Luật Thương mại
1997 sau một thời gian thực thi đã có nhiều thiếu sót, như hoạt động khuyến mại
không chỉ đối với thương nhân bán hàng mà còn có cả hoạt động thu mua gom hàng
để kinh doanh nhằm cơ hội thu mua nhiều hàng nhưng lại không được ghi nhận trong
LTM; khuyến mại trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động chưa
được chú trọng. Vì vậy, ngày 14/06/2005, Luật Thương mại 2005 đã ra đời và mang
nhiều ưu điểm:

24


Thứ nhất, các quy định liên quan đến hoạt động khuyến mại trong Luật thương
mại 2005 nhiều hơn, chi tiết hơn Luật Thương mại 1997. Bởi Luật thương mại 1997
chỉ có 6 Điều, trong khi đó Luật Thương mai 2005 có 14 Điều.
Thứ hai, Luật Thương mại 2005 đã chỉ rõ khuyến mại là một hình thức xúc tiến
thương mại và ghi nhận trong phần định nghĩa (Khoản 1 Điều 88).
Thứ ba, lần đầu tiên khái niệm dịch vụ khuyến mại được thừa nhận hình thành
trong Luật Thương mại 2005, đồng thời Luật này bổ sung hai điểm: Về mục đích của
khuyến mại không chỉ để bán hàng mà còn nhằm để mua hàng; về cách thức lựa chọn
việc khuyến mại: Thương nhân tự mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
khuyến mại thực hiện khuyến mại mại (Khoản 3 Điều 95) [9].
Cùng với Luật thương mại 2005, còn có nhiều văn bản pháp luật khác cũng đề
cập tới các hình thức khuyến mại như Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 về

quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Nghị định
68/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 37/2006/NĐ-CP, Luật
cạnh tranh 2004, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và nhiều văn bản pháp
luật quốc tế. Và đặc biệt, trước sức nóng của sự cạnh tranh với các chiêu thức khuyến
mại quá mức của các nhà mạng, lần đầu tiên, các hình thức khuyến mại trong lĩnh vực
thông tin di động được ghi nhận một cách chính thức trong một văn bản pháp luật
dành riêng cho nó. Đó là Thông tư 11/2010/TT-BTTTT quy định hoạt động khuyến
mại đối với dịch vụ thông tin di động. Trong thời gian qua, những văn bản pháp luật
trên đã đóng vai trò đáng kể trong việc điều chỉnh các hành vi khuyến mại của các
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động.
Tóm lại, quá trình hình thành, phát triển pháp luật khuyến mại ở Việt Nam đã thể
hiện những bước tiến quan trọng về nhận thức trong tư duy kinh tế của các nhà xây
dựng pháp luật phù hợp đòi hỏi của diễn biến thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế. Sự phát triển như trên là một quy luật tất yếu đối nhằm đáp ứng
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non trẻ ở
nước ta.

25


×