Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Những ngành nghề khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm ăn uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.91 KB, 19 trang )

SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP ĐƯỢC CHIA SẺ
TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN - KINH DOANH THỰC
PHẨM ĂN UỐNG
 Bar/ club
 Kinh doanh bún đậu mắm tôm bình dân
 Kinh doanh cà phê sách
 Kinh doanh cháo dinh dưỡng
 Kinh doanh cơm văn phòng
 Kinh doanh nhà hàng cơm chay
 Kinh doanh quà vặt online
 Kinh doanh thực phẩm sạch
 Kinh doanh trà hoa
 Kinh doanh nhà hàng


Bar/Club
Giới thiệu chung
Bạn bè, tiếng cười đùa, những lời chúc tụng, những giây phút thư giãn - vui vẻ! Đây là
những thứ có thể sẽ xuất hiện trong tâm trí của bạn khi bạn nghĩ đến việc sở hữu một
quán bar của riêng mình, một nơi đầy ắp tiếng nói cười, ngập tràn những giai điệu du
dương và cả những con người biết tận hưởng cuộc sống. Nếu bạn định mở một quán bar
thể thao, bạn có thể mường tượng đến những trận đấu hay trên những chiếc tivi màn hình
cỡ lớn và những tiếng hò reo, cổ vũ không ngớt. Có vẻ như sở hữu một quán bar là ý
tưởng kinh doanh hoàn hảo cho nhiều doanh nhân tương lai. Nhưng liệu có phải mọi thứ
lúc nào cũng là màu hồng?
Sự thật không phải ai cũng biết
Bar/Club



Giới thiệu chung



Các loại hình quán bar



Chi phí



Lập kế hoạch



Chọn địa điểm



Đặt tên quán



Tổ chức các sự kiện quảng bá
Sở hữu một quán bar/club đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc không kể giờ giấc, phải
hy sinh thứ 7, chủ nhật cũng như các ngày nghỉ lễ, phải luôn quan tâm đến từng chi tiết
nhỏ, và đôi khi gặp phải những vị khách đáng ghét. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm, chịu
khó tìm hiểu, học hỏi và nắm rõ việc mình làm, bạn hoàn toàn toàn có thể gặt hái nhiều
thành công và lợi nhuận từ quán bar/club của mình.

Bạn phải lường trước điều gì?


Những quán bar thành công có thể sinh lời trong vòng 6 tháng kể từ khi thành lập và có
thể hoàn vốn đầu tư ban đầu trong 3-5 năm. Tuy nhiên, cũng như nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác, những người mới bước vào nghề bar không dễ dàng thành công. Tại sao
vậy? Nguyên nhân đầu tiên là họ không đủ tiềm lực tài chính để duy trì công việc kinh
doanh. Thứ nữa là họ thiếu những kiến thức nhất định về ngành nghề này.
Từ góc độ cá nhân, bạn hãy tự đánh giá xem mình có phải là tuýp người để sở hữu và
điều hành một quán bar hay không. Dĩ nhiên, bạn có thể thuê người điều hành giúp bạn
nhưng nếu thế, bạn liệu có chắc rằng người mà bạn thuê có đáng tin cậy hay không. Và
dù muốn hay không, thời điểm ban đầu có thể bạn vẫn sẽ phải tham gia rất nhiều vào
công việc này cùng với người quản lý đó. Vì thế, nếu bạn là người chỉ thích làm công
việc giấy tờ, sổ sách, văn phòng và không muốn phải giao tiếp nhiều với mọi người thì có
lẽ công việc này không hợp với bạn. Muốn làm được, bạn phải là người biết chuyện trò
xã giao, biết làm thân với khách hàng, dù đôi khi chỉ để nói một câu ‘xin chào’ với họ.
Một điều nữa bạn phải cân nhắc là thời gian bạn sẽ phải hy sinh cho công việc. Nếu bạn
là người thích ngủ sớm, dậy sớm, có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi phải làm việc đến
3-4 giờ sáng ở quán bar của mình. Nếu bạn có gia đình, công việc của bạn có thể ảnh
hưởng đến cả họ nữa bởi nhiều lúc bạn phải đến quán bar khi họ chưa dậy và về nhà khi
mọi người đã đi ngủ. Điều này bạn phải bàn bạc và thống nhất với những người trong gia
đình mình. Ngày cả khi bạn có nhân viên và người điều hành riêng thì cũng phải mất 6
tháng để mọi việc đi vào đúng quỹ đạo của nó. Nếu vì thế mà bạn và mọi người trong gia
đình bạn bị ảnh hưởng thì có lẽ bạn nên cân nhắc lại xem có nên mở một quán bar hay
không.
Nếu tất cả những gì nói ở trên chưa đủ làm bạn thoái chí thì tức là bạn có tố chất để bước
vào thế giới sôi động của nghề kinh doanh bar. Hãy đọc tiếp nhé!


Kinh doanh bún đậu mắm tôm bình dân

Bún đậu mắm tôm – món ăn khoái khẩu
Bún đậu mắm tôm là món ăn khá nổi tiếng ở Hà Nội nhưng giá cả lại bình dân với
khoảng 25.000 đồng mỗi suất. Một suất bún đậu gồm có một đĩa bún, một đĩa đậu phụ
rán, một vài cọng rau sống và một bát mắm tôm có pha chế chanh, đường.
Kinh doanh bún đậu mắm tôm bình dân


Bún đậu mắm tôm – món ăn khoái khẩu



Phân bổ nguồn vốn



Các bước tiến hành



Bí quyết bán bún đậu đông khách

Với những bí quyết pha chế mắm tôm riêng của mỗi hàng bún đậu, món mắm này không
còn vị tanh mà trái lại, có hương vị thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy, bún đậu mắm tôm là món
ăn được rất nhiều người ưa thích.

Chính vì là món ăn khoái khẩu của nhiều người nên một vài năm trở lại đây, quán bún
đậu mọc lên khắp các khu dân cư, ngõ phố, cơ quan… trên địa bàn Hà Nội.

Nhiều người nắm bắt được xu thế này đã kiếm được bộn tiền nhờ kinh doanh bún đậu. Cô
Nguyễn Thị Mẫn, chủ cửa hàng bún đậu trên phố Trần Đại Nghĩa chia sẻ: “Bán bún đậu

không cần đầu tư nhiều vốn, quan trọng phải có địa điểm rộng, bún và đậu ngon, giá cả
hợp lý”. Cô cho biết mình đã có thâm niên 10 năm bán bún đậu ở khu vực này. Khách
hàng của cô chủ yếu là sinh viên các trường đại học Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân… nên
cô chỉ bán giá bình dân.


Trên khắp các phố Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy hay phía Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch,
chợ Kim Liên, Chợ Nghĩa Tân… hàng bún đậu nào cũng đông cứng khách. Ít người biết
rằng, thu nhập của những cửa hàng bún đậu này lên tới tiền triệu mỗi ngày.

Kinh doanh cà phê sách
Giới thiệu chung
Bạn có niềm đam mê đọc sách? Bạn ấp ủ ý tưởng mở một quán café sách, nơi những
người “ghiền” sách giống bạn có thể thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, đồng thời
được đắm mình trong một không gian yên tĩnh tuyệt đối để được “phiêu” cùng những
cuốn sách hay? Nhưng để bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này, bạn cần chuẩn bị
những gì? Làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu cà phê sách độc đáo và đảm
bảo doanh thu? Hãy tham khảo bí quyết, kinh nghiệm của các chủ quán cà phê sách thành
công được tổng kết trong bài viết dưới đây.
Kinh doanh cà phê sách


Giới thiệu chung



Địa điểm, thiết kế quán




Chuẩn bị đầu tư



Kinh nghiệm quản lý
Trong guồng quay chóng mặt của cuộc sống hiện đại, người ta không còn mấy thời gian
dành cho việc đọc sách. Số lượng những người mê sách, ham đọc sách cũng không còn
nhiều. Theo thống kê, ở nước ta hiện nay, số người đọc sách thường xuyên chiếm tỷ lệ
30%, số lượng thỉnh thoảng đọc là 44%, số hoàn toàn không đọc là 6,2% - một con số
khá cao so với thế giới. Sự xuất hiện của mô hình cà phê sách trong khoảng chục năm trở
lại đây đã đáp ứng một không gian lý tưởng cho những người yêu sách, đồng thời mở ra


xu hướng mới, độc đáo, góp phần xây dựng nền văn hóa đọc cho giới trẻ, giúp họ tìm về
cái hay, cái đẹp của việc đọc sách.
Điểm khác biệt của cà phê sách
Đặt chân vào quán cà phê sách, bạn không chỉ được thưởng thức hương vị đặc biệt của cà
phê mà còn được tận hưởng khoảng không gian đặc biệt yên tĩnh, không lẫn vào đâu
được để thả hồn mình vào những trang sách. Khách đến với cà phê sách thường là doanh
nhân, trí thức, những người sành cà phê, nghiền sách và thèm có những phút giây yên
tĩnh.
Quán cà phê thì chỉ cần cà phê ngon. Cà phê sách thì cần cà phê ngon và sách hay. Điều
đặc biệt là cà phê trong quán cà phê sách thực chất chỉ là “gia vị” cho những cuốn sách
mà thôi. Bởi vậy ngay từ khi lên ý tưởng mở quán, bạn đã phải tính toán đến hai yếu tố
này. Cà phê thơm ngon, sách hay và phục vụ đúng đối tượng hướng tới.
Hầu hết các chủ quán cà phê sách đều đến với nghề bắt nguồn từ niềm đam mê, từ tình
yêu với sách. Như bác Đoàn Tử Huyến, chủ quán cà phê sách Đông Tây bản thân là một
người yêu sách đồng thời lại là người làm sách nên đã lưu trữ được một lượng lớn sách
rất có giá trị. Từ tủ sách của gia đình, bác muốn được chia sẻ nguồn tri thức đó đến với
bạn bè và những người xung quanh nên đã hình thành nên Trung tâm văn hóa Đông Tây tiền thân của thư viện cà phê Đông Tây hiện nay.

Chị Đoàn Minh Hằng - chủ quán Lollybooks café và bác Đoàn Tử Huyến - chủ quán Cà
phê sách Đông Tây chia sẻ về ý tưởng kinh doanh cà phê sách:
/>

Kinh doanh cháo dinh dưỡng
Giới thiệu chung
Kinh doanh cháo dinh dưỡng


Giới thiệu chung



Phân bổ nguồn vốn



Khảo sát thị trường



Thuê cửa hàng



Mua sắm đồ



Trang trí cửa hàng




Tuyển nhân viên



Những lưu ý đặc biệt

Cuộc sống hiện đại, các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc. Ai cũng muốn dành
chút thời gian ít ỏi còn lại để chơi đùa cùng con. Họ không có nhiều thời gian để ninh,
xay nấu nướng cầu kỳ. Do vậy nhu cầu mua cháo dinh dưỡng cho các bé ngày càng lớn.

Nếu bạn sở hữu một thương hiệu cháo nổi tiếng với chuỗi cửa hàng hoạt động tốt, doanh
thu một tháng có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Kinh doanh cháo dinh dưỡng không
cần đầu tư nhiều vốn, chủ yếu là người bán phải có tâm, chăm chỉ, lấy công làm lãi.
Nhiều người khởi nghiệp từ cháo dinh dưỡng, sau 2, 3 năm đã mua được nhà cửa, xe cộ.

Với số vốn 50 triệu, thậm chí là ít hơn, bạn có thể lên kế hoạch mở một cửa hàng cháo
dinh dưỡng. Chị Minh, chủ cửa hàng cháo dinh dưỡng trên phố Trương Định chia
sẻ: “Mỗi ngày tôi bán được 100 cốc cháo, mỗi cốc giá từ 10 đến 20 nghìn đồng. Trừ chi


phí thuê cửa hàng, tiền điện, nước, gas, nguyên liệu…tôi thu lãi từ 25 đến 30
triệu/tháng”.

Kinh doanh cơm văn phòng
Giới thiệu chung
Kinh doanh cơm văn phòng



Giới thiệu chung



Đánh giá thị trường



Quản lý cửa hàng



Xác định đối tượng khách hàng



Chiến lược kinh doanh
Nếu được hỏi “Trưa nay ăn gì?”, tới 90% dân văn phòng sẽ có cùng một câu trả lời: cơm
hộp. Và chắc hẳn phần lớn trong số đó đều ca thán về những vấn đề bất cập của cơm hộp:
thực đơn chán ngắt, quanh đi quẩn lại chỉ từng ấy món, cơm thì nguội lạnh, khô khốc
đựng trong những chiếc hộp bốc mùi khó chịu do được quay vòng hàng chục, thậm chí
hàng trăm lần, chưa kể những mối nguy hại về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp với lĩnh vực kinh doanh cơm hộp, văn phòng, đây là
những vấn đề mà bạn cần tập trung giải quyết trước tiên để tạo sự mới lạ, khác biệt so với
các cửa hàng cơm văn phòng thông thường.

Bạn Nguyễn Thu Thủy - phóng viên báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu chia sẻ: “Mình
ở Hà Nội, rất hay ăn cơm trưa bên ngoài, nên rất thích quán nào sạch, decor cũng phải
tạm tạm, nhiều món, phục vụ nhanh, nhận ship hàng bán kính lân cận dù chỉ 1-2 suất, có

đồ tráng miệng”. Đó cũng là nhu cầu của phần đông khách hàng: một suất ăn nóng sốt, vệ
sinh và giá thành phải hợp lý.


Bài viết này sẽ giúp bạn có những đánh giá đúng về thị trường cơm văn phòng cũng như
những điểm cần lưu ý khi bước chân vào lĩnh vực kinh doanh vốn được coi là nhiều
thuận lợi nhưng cũng lắm cạnh tranh này.

Kinh doanh nhà hàng cơm chay
Giới thiệu chung
Trước đây, khi nói đến ăn chay, không ít người vẫn cho rằng, đây là chế độ ăn dành riêng
cho các bậc tu hành, những người theo đạo Phật hay những người có bệnh lý cần phải
tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi đời sống ngày càng phát triển, nhiều
người tìm đến với ăn chay như một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe và tinh thần. Mặc
dù chỉ là thị trường ngách nhưng kinh doanh quán chay vẫn được xem là nghề “một vốn
bốn lời”.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy ăn chay là khoảng thời gian cơ thể được làm sạch
hữu hiệu nhất và theo đó, tinh thần cũng trở nên minh mẫn và sáng suốt hơn. Đây đúng là
phương thuốc tuyệt vời cho những người làm việc trí óc. Quan trọng hơn khi bạn ăn
chay, cơ thể sẽ loại trừ được những độc tố khỏi gan, ruột, thận và các bắp cơ. Ăn chay
giúp giảm cân, giảm huyết áp, giảm bệnh động mạch vành tim, giảm nguy cơ bị sỏi thận,
giảm nguy cơ bị ung thư, giảm triệu chứng bệnh về xương và khớp; giảm nguy cơ bị sỏi
mật.

Kinh doanh nhà hàng cơm chay


Giới thiệu chung




Chuẩn bị mở nhà hàng



Địa điểm, phong cách nhà hàng



Xây dựng thực đơn và bài trí món ăn


Vì những lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe, ăn chay đang trở thành “mốt” của nhiều
người, đặc biệt là chị em phụ nữ và các bạn trẻ. Chị Nguyễn Quỳnh Hoa, 30 tuổi, nhân
viên bảo hiểm Prudential, chia sẻ: “Tôi bắt đầu thực hiện ăn chay được 5 năm nay, thông
thường một tuần 3 ngày ăn chay.Trong bữa ăn hàng ngày, tôi cũng ăn nhiều rau quả hơn
thịt cá. Không biết có phải vì vậy không mà da dẻ tôi rất láng mịn, cơ thể khỏe khoắn,
tinh thần thoải mái, ít cáu gắt, bực tức”.

Để phục vụ nhu cầu ăn chay của không ít người, các nhà hàng chay mọc lên như nấm và
kinh doanh khá hiệu quả tại nhiều thành phố lớn. Huế và TP Hồ Chí Minh được đánh giá
là hai thị trường dẫn đầu. Tại Hà Nội, vài năm trở lại đây cũng xuất hiện nhiều địa chỉ
kinh doanh đồ chay như: Cơm chay nàng Tấm (phố Trần Hưng Đạo), Adidà (Nguyễn
Khắc Nhu), quán Thành Tâm (Phó Đức Chính), Nam An (Linh Lang), Âu Lạc (đường
Láng). Bên cạnh đó là một số nhà hàng ăn chay kiểu ấn Độ: Khazaana (Tông Đản),
Tamarind (Mã Mây), Dakshin (Hàng Trống),… tuy nhiên so về độ sôi động thì vẫn thua
thị trường cơm chay tại Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này xuất phát từ sự khác
biệt trong nhận thức về lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và ảnh hưởng của văn
hóa Phật giáo giữa các vùng miền.


Tuy nhiên, thị trường cơm chay ở thủ đô Hà Nội cũng được nhiều người dự đoán là sẽ có
bước phát triển mạnh mẽ hơn trong vòng vài năm tới. Chị Hồng Nhung - chủ quán cơm
chay Nguyên Hồng (Nguyễn An Ninh, Hà Nội) cho biết: “Mô hình cơm chay ở Hà Nội
đang trong quá trình phát triển, chưa thể theo kịp thị trường cơm chay ở Huế và Sài Gòn.
Nhưng khoảng 2-3 năm nữa thì thị trường cơm chay sẽ phát triển thực sự ở Hà Nội,
nhiều người sẽ tìm đến với món chay. Hầu hết đối tượng tìm đến quán chay là các phật
tử, khách hàng là giới trẻ cũng rất nhiều bởi vì họ nhận thức được tác dụng của ăn chay
đối với sức khỏe”.


Chị Hồng Nhung chia sẻ lợi ích của việc ăn chay và thị trường cơm chay hiện nay:
/>Nhận định về thị trường kinh doanh cơm chay, chị Nguyễn Hồng Vân (Đội Cấn, Hà Nội),
một người sành về đồ chay cho biết: “Kinh doanh đồ chay vô cùng lãi. Nguyên liệu lấy từ
thực vật nên giá tiền không cao nhưng khi chế biến ra sản phẩm thì đắt hơn món thật. Vì
thế, bỏ vốn một mà lãi tới bốn, năm lần”.
Tiềm năng thị trường còn rất lớn, lợi nhuận cũng rất cao song không phải ai cũng có thể
mở được quán chay. Kinh doanh cơm chay dù chỉ là thị trường ngách nhưng muốn làm
thành công, ngoài các kinh nghiệm chung về quản lý nhà hàng, người chủ cũng phải am
hiểu về cách thức chế biến các món chay. Đặc biệt, theo chia sẻ chị Hồng Nhung, mở
quán chay còn phải “tùy duyên”, bản thân người chủ cũng phải là người tu tập hay có sự
chuyển hóa về tâm, thân thì mới thổi được cái hồn thiền tịnh, an lạc vào không gian quán
hay mỗi món ăn chay.

Kinh doanh quà vặt online
Kinh doanh quà vặt online: Một vốn bốn lời
Nhận thấy nhu cầu gọi quà vặt online đang dần trở thành “mốt” của giới văn phòng
và giới trẻ, nhiều chủ cửa hàng đã ngừng việc thuê cửa hàng, lập trang web riêng
hoặc tài khoản trên các mạng xã hội, làm hàng tại nhà và ship hàng tận nơi cho
khách. Mô hình này vừa tốn ít vốn đầu tư lại mang lại lợi nhuận cao, giúp các chủ
hàng


kiếm

Mốt gọi quà vặt online
Kinh doanh quà vặt online


Kinh doanh quà vặt online: Một vốn bốn lời

bộn

tiền.


Thời tiết nắng nóng, thay vì ăn ở quán cóc vỉa hè, chị em công sở, các bạn học sinh, sinh
viên rủ nhau lên mạng gọi quà vặt online. Chỉ cần vài cú click chuột là có thể chọn cho
mình những món ăn như ý. Gọi quà vặt online được coi là mốt thịnh hành trong giới văn
phòng và đặc biệt là giới trẻ.
Chỉ cần ngồi ở văn phòng và bấm điện thoại, bạn đã chọn được những món ăn vặt như ý
Nắm bắt được xu thế đó, Chị Mai Lan, chủ một cửa hàng quà vặt trên phố Hồ Tùng Mậu
đã ngừng việc thuê cửa hàng chuyển sang bán tại nhà. Chị chia sẻ: “Tiền thuê cửa hàng
mỗi tháng cũng ngốn 5-7 triệu. Bán cả tháng, rồi lo trả các chi phí thì chẳng được lãi là
bao. Nhận thấy đây là một cơ hội tốt để kinh doanh, mình đã quyết định mở trang web và
làm hàng tại nhà”.

Các trang web kinh doanh quà vặt online hiện nay đều hoạt động rất tốt, bất chấp khủng
hoảng kinh tế ảnh hướng đến đời sống tiêu dùng. Thống kê sơ bộ cũng có hàng chục
trang web như: quavatonline.com, anvatonline.net, anvatsaigon.com, hungrypanda.vn,
eat24h.vn, hungry.vn, thegioianvat.com, anvat4h.com,… chưa kể đến vô số các fapage
bán hàng khác. Trang nào cũng vô cùng bắt mắt, thực đơn phong phú, hội tụ đủ đặc sản

các miền như: chè, hoa quả dầm, sữa chua, bánh rán, nem chua rán, thịt xiên nướng, phở
cuốn, bánh trôi tàu, bánh bột lọc… Các món ăn được yêu thích với giá cả rất “hạt dẻ”, chỉ
từ 3 - 25 nghìn đồng.

Chị Phương Dung, một khách hàng thường xuyên gọi quà vặt online cho biết: “Từ ngày
biết đến những địa chỉ bán quà vặt online uy tín, sạch sẽ, mình ít khi ngồi quán cóc vỉa
hè. Gọi quà vặt online tranh thủ ăn buổi trưa cùng các đồng nghiệp vừa đỡ tốn thời gian,
lại tiết kiệm hơn. Ông xã mình có bạn bè đến ăn uống mình cũng lên quà vặt online gọi
các món nhậu về như thịt bò khô, nem chua rán, nem lụi,…”


Các chiêu thu hút khách hàng
Để thu hút khách hàng, trang web quavatonline.com đưa ra lời cam kết chắc chắn,
nguyên liệu tại đây đều là siêu sạch: chỉ sử dụng sữa Vinamilk, phomai mua từ công ty
Kiwi Food, dầu ăn Tường An, không sử dụng đường hóa học, các chất phụ gia và hóa
chất độc hại,… Với thực đơn phong phú, đồ ăn ngon, an toàn, trang web tiện lợi, dễ sử
dụng, giao hàng nhanh chóng,… quavatonline.com đã có tới hơn 60.000 nghìn khách là
fan ruột.
Lời cam kết của web quavatonline.com đã lấy được lòng tin của khách hàng
Nhiều trang web bán quà vặt online khác lấy lòng tin của khách hàng bằng cách thường
xuyên chụp ảnh quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên điều quan trọng nhất
tạo nên sự thành công của mô hình kinh doanh này phải là đồ ăn ngon, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, thái độ phục vụ tốt, giá cả hợp lý.
Các trang web quà vặt cũng liên tục đưa ra các hình thức khuyến mại, kích cầu như mua
10 tặng 1, đơn hàng trên 300 nghìn đồng sẽ được giao hàng miễn phí, tặng cốc cho khách
hàng thân thiết, làm thẻ tích điểm,…
Chị Tô Ngọc Hà, chủ một trang web kinh doanh đồ ăn vặt tại phố Bà Triệu chia sẻ bí
quyết bán hàng ngày nào cũng bận rộn từ sáng tới tối: “Để khách hàng tìm đến mình đã
khó những giữ được chân khách hàng còn khó hơn. Tôi phải tự tay đi mua thực phẩm
tươi, sạch. Các nguyên liệu như trân châu, thạch, nếp cẩm.. đều phải tự làm, không bao

giờ mua đồ trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường. Không mất chi phí thuê của
hàng thì mình cũng nên bán rẻ hơn, lần sau khách hàng còn tìm đến mình”.
Kinh doanh quà vặt online dễ kiếm bộn tiền nhưng nếu không biết cách bạn sẽ rất khó có
thể thành công. Nếu ấp ủ ý tưởng kinh doanh này, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ cách thức bán
hàng, chi phí mở trang web, cách chế biến đồ ăn ngon và an toàn rồi hãy bắt tay vào triển
khai.


Kinh doanh thực phẩm sạch
Giới thiệu chung
Kinh doanh thực phẩm sạch


Giới thiệu chung



Phân bổ nguồn vốn



Các bước thực hiện



Các lưu ý đặc biệt
Thực phẩm bẩn hiện nay đang trở thành nỗi lo thường trực của nhiều bà nội trợ. Thông
tin liên tiếp về thực phẩm nhiễm khuẩn, không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
đã gây tâm lý hoang mang tới người tiêu dùng. Dường như chất hóa học độc hại có trong
hầu hết các loại thực phẩm, từ tôm cá, rau củ đến các loại hoa quả, bánh trái, từ đồ ăn

tươi sống đến thực phẩm khô, gia vị,… gây ảnh hưởng xấu và lâu dài đến sức khỏe của
con người. Nắm bắt được tâm lý cùng với nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, nhiều
cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Song không phải bất cứ ai kinh doanh lĩnh vực này cũng thành công. Chị Trương Thị
Hiền, chủ cửa hàng thực phẩm sạch trên phố Đội Cấn chia sẻ: “10 cửa hàng thực phẩm
sạch mở ra thì có tới hơn một nửa phải đóng cửa. Nguyên nhân là do thói quen của
người dân vẫn thường mua thực phẩm tại chợ. Giá cả thực phẩm tại cửa hàng cao,
không cạnh tranh được với thực phẩm trôi nổi. Tuy nhiên với số vốn từ 50 đến 300 triệu
đầu tư mở một cửa hàng thực phẩm sạch bạn vẫn nắm chắc được sự thành công, quan
trọng là bạn phải có được nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt, và biết cách bảo quản
thực phẩm”.


Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch, hãy bắt tay ngay vào
việc tìm kiếm những nguồn cung cấp hàng uy tín và từng bước triển khai kế hoạch ấy.

Kinh doanh trà hoa
Giới thiệu chung
Cuộc sống hiện đại với những căng thẳng, lo toan dễ khiến con người ta đánh mất những
khoảng thời gian và không gian yên tĩnh, thư giãn bên người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Xuất phát từ thực tế đó, vài năm gần đây, tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh xuất hiện một chuỗi quán trà thảo mộc, trà hoa mang nhiều phong cách
khác nhau như phong cách trà nhạc trữ tình, phong cách trà nhạc dân gian mang đậm hồn
Việt, phong cách trà đạo Nhật Bản. Những quán trà như vậy đang dần trở thành điểm đến
lý tưởng của đông đảo khách hàng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.

Kinh doanh trà hoa



Giới thiệu chung



Trang bị kiến thức về trà hoa



Địa điểm, thiết kế quán



Xây dựng menu



Tuyển chọn, đào tạo nhân viên



Chiến lược PR và chăm sóc khách hàng
Để kinh doanh trà hoa thành công, ngoài kiến thức quản lý và đầu óc kinh doanh nhạy
bén, đòi hỏi người chủ phải có niềm đam mê và trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản về nghệ thuật trà: từ các loại trà, hương vị, cách pha chế, dụng cụ pha trà cho đến
cách thưởng thức,... Bởi khi đến quán, ngoài thưởng thức trà và đàm đạo với bạn bè,
người thân, nhiều khách hàng cũng mong muốn tìm hiểu thêm về nghệ thuật trà - một thú
vui tao nhã.


Trước khi mở quán, bạn nên tiến hành khảo sát về nhu cầu uống trà của người Việt,

phong cách trà nào thu hút đông đảo người thưởng thức hơn cả, đối tượng khách uống trà
là ai? Yêu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng khách hàng? Có được kết quả khảo sát đó,
bạn sẽ xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình để có thể thiết kế, định
hình phong cách và hương vị trà đặc trưng cho quán.
Đối tượng khách hàng của các quán trà hoa hiện nay tương đối đa dạng, không chỉ thu
hút các bậc cao niên, những nghệ sĩ lui tới đàm đạo, thưởng trà mà còn lôi cuốn cả giới
trẻ. Các buổi tối và ngày cuối tuần là thời điểm rất đông bạn trẻ tìm đến với trà hoa để
giảm bớt những áp lực cuộc sống, thưởng thức các loại trà hoa bổ dưỡng sức khỏe.
Anh Lê Văn Du - chủ quán trà Thiên Sơn, số 88 Thanh Nhàn, Hà Nội cho biết: “Khách
đến với quán chủ yếu là các bạn trẻ. Sau một ngày làm việc vất vả, căng thẳng, họ muốn
tìm một không gian yên tĩnh và họ đến với quán trà. Cũng có người đến quán để tìm lại
một hình ảnh xưa, ví dụ như ngồi ngắm giếng nước".

Nhà hàng
Giới thiệu chung

Ngày càng có nhiều loại nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con
người. Nhà hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này,
bạn khó mà thành công được.
Nhà hàng


Giới thiệu chung



Các kiểu dịch vụ nhà hàng




Lựa chọn thị trường của bạn




Viết kế hoạch kinh doanh



Lựa chọn địa điểm



Lên thực đơn



Tuyển dụng nhân viên



Tiếp thị và quảng cáo

Nhiều người có ý định mở nhà hàng sau khi cùng người thân hay bạn bè đến một nhà
hàng đông khách nào đó. Họ nghĩ rằng với số lượng khách và mức giá như thế, hẳn ông
bà chủ tha hồ mà hốt bạc. Nhưng bạn có biết rằng, kinh doanh nhà hàng chính là một
trong những công việc khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất không? Làm thế nào để
thành công trong kinh doanh nhà hàng là vấn đề hóc búa không chỉ đối với bạn mà còn
với cả những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Có một thực tế khó khăn là nhiều nhà hàng đã thất bại ngay trong năm đầu tiên, thường là

do không lập kế hoạch. Nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp dịch vụ ăn uống
của bạn hoạt động cực kỳ phức tạp. Thực tế, bạn càng tổ chức hợp lý bao nhiêu thì cơ hội
thành công của bạn càng lớn bấy nhiêu. Một chủ nhà hàng đã chia sẻ: “Công thức thành
công của ông là thực phẩm chất lượng, dịch vụ tốt và con người tuyệt vời- một cách làm
hiệu quả đối với ông từ gần ¼ thập kỷ nay”.
Dù ước mơ của bạn là mở một nhà hàng ăn tối truyền thống, hiệu bánh pizza kiểu New
York, buffet Trung Quốc hay tiệm cà phê, bạn cũng có thể áp dụng từng bước theo hướng
dẫn dưới đây.
Các thị trường mục tiêu
Không có nhà hàng dịch vụ ăn uống nào có được sức mê hoặc trên phạm vi toàn cầu cả.
Đây là một thực tế mà nhiều doanh nhân mới thấy khó chấp nhận, nhưng thực tế là bạn sẽ
không bao giờ có thể nắm giữ được 100% thị trường. Khi bạn cố gắng làm hài lòng tất cả
mọi người, kết cục là bạn sẽ chẳng làm vừa lòng ai cả. Vậy hãy tập trung vào 5 hoặc 10%
thị trường mà bạn có thể có được và hãy quên phần còn lại đi.


Nói như vậy thì, ai đang ăn tại các nhà hàng? Hãy xem các hạng mục thị trường chính về
khách hàng của ngành dịch vụ thực phẩm:


Thế hệ Y. Thế hệ này còn gọi là “thế hệ công dân thiên niên kỷ”, “thế hệ bắt chước”,

gồm những người sinh từ năm 1980 đến 2000. Thế hệ Y là mục tiêu hàng đầu của các
doanh nghiệp dịch vụ ăn uống. Những người thuộc thế hệ Y thích đồ ăn nhanh và các
hạng mục dịch vụ nhanh.


Thế hệ X. Thế hệ X là những người sinh từ năm 1965 đến 1977. Đây là những người

coi trọng các giá trị gia đình. Trong khi các thế hệ trước nỗ lực để có nền tảng tài chính

tốt đẹp hơn cha mẹ họ, thì thế hệ X lại chú trọng tới mối quan hệ với con cái hơn. Họ
quan tâm tới giá trị, và họ chuộng các nhà hàng phục vụ nhanh và các nhà hàng cấp trung
cung cấp mọi món ăn và các bữa buffet. Để thu hút nhóm thị trường này, hãy tạo ra một
bầu không khí thoải mái chú trọng tới giá trị và cảm nhận về địa điểm.


Thế hệ sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số (baby boomer). Sinh ra vào khoảng năm

1946 và 1964. Điểm nổi bật của thế hệ này là những người có hiểu biết phong phú, có thể
đáp ứng với các nhà hàng cấp cao và tiêu tiền thoải mái. Hiện tại, những người này đã lên
chức ông, bà và lại trở thành mục tiêu của các nhà hàng có không gian thân thiện với gia
đình và những người cung cấp những trải nghiệm về không gian ăn uống sang trọng theo
đúng nghi lễ.


Thế hệ “tổ ấm trống vắng”. Nhóm này bao gồm những người có độ tuổi cuối thời kỳ

bùng nổ dân số và những người cao niên (những người ở giữa độ tuổi 50 và khoảng 64
tuổi). Những người thuộc thế hệ này thường có con cái đã trưởng thành và không sống
cùng họ nữa. Nhóm này thường ghé thăm các nhà hàng cao cấp. Họ ít quan tâm tới giá cả
và chú trọng hơn tới dịch vụ hoàn hảo và thức ăn ngon. Hãy thu hút nhóm này với không
gian thanh lịch và tinh tế.


Những người cao niên. Thị trường dành cho những người cao niên bao gồm những

người thuộc nhóm tuổi 65 trở lên. Nói chung, phần lớn những người cao niên có thu nhập
ổn định và không thường xuyên tới các nhà hàng cao cấp, họ thường có xu hướng ghé



thăm các nhà hàng mang phong cách gia đình cung cấp các dịch vụ tốt và giá cả phải
chăng.



×