Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Ứng dụng công nghệ GNSS RTK trong thành lập bản đổ địa chính tỉ lệ 1:1000 khu vực đất sản xuất nông nghiệp xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Trong đồ án này đã có sự tham khảo các tài liệu trong nước và ngoài nước, đã được ghi
chú, chú thích đầy đủ. Tơi xin đảm bảo đây là kết quả của quá trình nghiên cứu do chính bản thân
tơi thực hiện.

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2015
Tác giả đồ án
Trần Văn Trình

MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kỳ hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT, KÝ HIỆU TIẾNG ANH
GNSS (Global Navigation Satellite
System)
GPS (Global Positioning System)
GLONASS (Global Navigation
Satellite System)
GALILEO
COMPASS
VN – 2000
GNSS RTK( Global Navigation
Satellite Systems Real time Kinematic)


WGS 84 (World Geodetic System
1984)
Base
Rover
BĐĐC
UTM (Universal Tranverse Mercator)
MEO (Medium Earth Orbit)
QZSS (Quasi-Zenith Satellite System)
IRNSS (Indian Regional Navigation
Satellite System)
DORRIS (Doppler Orbitography and
Radiopostioning Integrated by Satelite)
PRARE (Precise Range And RangeRate Equipment)
PDOP( Position Dilution of Precision)
TDOP( Positional Dilution of
Precision)
HDOP( Horizontal Dilution of
Precision)
V DOP (Vertical Dilution of Precision)
G DOP (Geometric Dilution of
Precision)

Hệ thống vệ tinh dẫn đường
Hệ thống định vị của Mỹ
Hệ thống định vị của Nga
Hệ thống định vị của Châu Âu
Hệ thống định vị của Trung Quốc
Hệ tọa độ quốc gia của ViệtNam
Định vị động thời gian thực
Hệ trắc địa quốc tế

Trạm động
Trạm tĩnh
Bản đồ địa chính
Thời gian quốc tế phối hợp
Quỹ đạo trung bình
Hệ thống định vị của Nhật Bản
Hệ thống định vị của Ấn Độ
Hệ thống định vị của Pháp
Hệ thống định vị của Đức
Chỉ số phân tán độ chính xác vị trí điểm
Chỉ số phân tán độ chính xác về thời gian
Chỉ số phân tán độ chính xác về mặt phẳng
Chỉ số phân tán độ chính xác về thời gian
Chỉ số phân tán độ chính xác về hình học

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



DANH MỤC CÁC HÌNH VE


MỞ ĐẦU
Hệ thống GNSS là một hệ thống định vị, đẫn đường được triển khai vào
những năm 70 của thế kỷ 20. Ban đầu nó được ứng dụng trong quân sự nhưng sau
đó nó được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống như kinh tế, xã hội … và đặc biệt
trong ngành Trắc Địa - Bản Đồ. Với công nghệ GNSS các giai đoạn của đo đạc và
thành lập bản đồ đã được rút ngắn đi đang kể giúp giảm bớt chi phí, nhân cơng, thời
gian trong tổ chức sản xuất Trắc Địa Bản Đồ. Cùng với thời gian hệ thống GNSS
ngày càng phát triển hồn thiện chính xác, hiệu quả hơn. Cùng với đó phương pháp

đo động xử lý tức thời đã định vị độ chính xác cao có thể ứng dụng trong Trắc Địa Bản Đồ.
Cơng tác đo đạc bản đồ địa chính hiện nay chủ yếu bằng phương pháp toàn
đạc điện tử, tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho một khu vực nhỏ, gặp
nhiều khó khăn trong đo đạc trong khu vực rừng núi, đất sản xuất nông nghiệp do
yêu cầu thông hướng. Không hiệu quả bằng phương pháp GNSS RTK khi do đất
sản xuất nông nghiệp trong điều kiện bị che khuất tầm nhìn. Với ưu điểm của
phương pháp GNSS RTK như khơng cần thơng hướng, độ chính xác cao, đo nhanh
… hồn tồn có thế áp dụng và đo đạc bản đồ địa chính khu vực đất nơng nghiệp.
Với mục tiêu tìm một hướng đi mới trong sản xuất Trắc Địa Bản Đồ bằng
công nghệ GNSS em đã quyết định lựa chọn đề tài: Ứng dụng công nghệ GNSS
RTK trong thành lập bản đổ địa chính tỉ lệ 1:1000 khu vực đất sản xuất nông
nghiệp xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đề tài này sẽ cho thấy
ưu nhược điểm của phương pháp GNSS RTK với công nghệ truyền thống.
Nội dung cơ bản được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan bản đồ địa chính
Chương 2: Tổng quan hệ thống GNSS và công nghệ GNSS RTK
Chương 3: Thực nghiệm
Để hồn thiện đồ án bản thân em khơng ngừng học tập, tìm hiểu qua sách báo
và internet. Trong quá trình thực hiện, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo, đặc biệt là thầy giáo Th.s Nguyễn Tiến Hiệp – người đã hướng dẫn, chỉ bảo
6


tận tình em trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã rất cố gắng xong do thời gian và
kiến thức còn hạn chế nên trong nội dung đồ án chắc chắn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài đồ án của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Trình

7


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.1.
1.1.1.

Bản đồ địa chính
Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính (BĐĐC) là bản đồ được biên tập, biên vẽ từ BĐĐC cơ sở
theo từng đơn vị hành chính cấp xã, được đo vẽ bổ sung trọn thửa đất, xác định loại
đất của mỗi thửa theo yêu cầu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh
bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính.
BĐĐC thể hiện chính xác vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của
từng thửa theo từng chủ sử dụng, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước ở
cấp xã, huyện, tỉnh và Trung ương.
BĐĐC là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao
phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. BĐĐC
khác với các bản đồ chun ngành thơng thường khác ở chỗ BĐĐC có tỷ lệ lớn và
phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. BĐĐC thường cập nhật các thay
đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ.
Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới xây dựng BĐĐC
đa chức năng vì vậy BĐĐC cịn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia.
Ngày nay do sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật cơng tác thành lập
bản đồ nói chung và cơng tác thành lập BĐĐC nói riêng đã được rút ngắn thời gian
và độ chính xác cao hơn so với công nghệ thành lập bản đồ truyền thống. Việc
quản lý các thông tin, đối tượng của bản đồ cũng dễ dàng hơn do có sự hỗ trợ
của các phần mềm đồ họa như: AutoCad, MapInfor, Microstation…

Bản đồ số chỉ là các file dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể
hiện ở dạng hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính.
Nếu sử dụng các máy vẽ thì ta có thể in được bản đồ trên giấy giống như bản đồ
thông thường.

8


1.1.2. Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ địa chính
a. Mục đích thành lập bản đồ địa chính
- Đăng ký đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở
-

hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.
Thống kê, kiểm kê đất đai.
Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động quyền sử dụng đất.
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế cải tạo các điểm dân cư,

quy hoạch giao thông thủy lợi.
- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết.
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
b. Yêu cầu thành lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính thành lập phải tuân thủ quy trình, quy phạm hiện hành. Đảm bảo độ chính
xác, tỷ lệ bản đồ thích hợp, thể hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu của cơng tác quản lý
đất đai. Bản đồ địa chính thành lập phải đảm bảo tính thống nhất, đạt yêu cầu chất lượng và sử
dụng trong thực tế. Áp dụng công nghệ tin học trong việc biên tập và in bản đồ địa chính.
1.1.3.


Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính
Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh đấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc
biệt. Trong thực tế đó là các mốc trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa
đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Các điểm ranh giới thửa đất có ý nghĩa
đặc biệt trong việc xác định chủ quyền đối với đất đai nên nhất thiết phải được đóng
cọc làm dấu một cách chính xác và giữ ổn định lâu dài. Tùy theo điều kiện thực tế
mà người ta sử dụng các loại cọc như: cọc đá, cọc sắt, cọc bê tơng có gắn dấu sứ,
cọc tre … để đánh dấu điểm ranh giới thửa đất.
Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các
điểm trên thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý hai điểm đầu cuối,
từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp
khúc cần quản lý các điểm đặc trưng của nó, các đường cong có dạng hình học cơ
bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng, ví dụ: một cung trịn có thể xác định và
quản lý điểm đầu, cuối và bán kính của nó. Tuy nhiên trong đo đạc địa chính
thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ cung cong tới mức các đoạn của

9


nó có thể coi là đoạn thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như một
đường gấp khúc.
Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai, là đối tượng chủ yếu quản lý
đất đai, nó được thể hiện trong hồ sơ địa chính. Thửa đất là một mảnh đất tồn tại ở
thực địa có vị trí, hình thể, diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao
khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc một chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa
đất có thể có một hoặc một số loại đất. Ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là
đường cong, bờ ruộng, tường xây, hàng rào cây … Các điểm ranh giới thửa hay các
điểm góc thửa được đánh dấu bằng các mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất.
Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh
thửa và diện tích của nó. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đều được xác định vị

trí, ranh giới, diện tích. Mọi thửa đất đều được đặt tên, tức là gán cho một số hiệu
địa chính, số hiệu này thường được đặt theo số thứ tự trên từng tờ bản đồ địa chính.
Ngồi ra, thửa đất cịn có các yếu tố tham chiếu khác như địa ranh của khu đất, xứ
đồng, địa chỉ thôn, xã, đường phố. Số hiệu thửa đất và địa danh thửa đất là các yếu
tố tham chiếu quan trọng giúp cho việc nhận dạng và phân biệt thửa đất này với
thửa đất khác trên phạm vị địa phương và quốc gia.
Về nguyên tắc, mọi sự thay đổi hình thể, diện tích thửa đất sẽ đương nhiên kéo
theo sự hủy bỏ số hiệu thửa cũ của nó và việc thiết lập tương ứng các số hiệu mới
cho các thửa đất được hình thành từ việc thay đổi này.
Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh
giới phân chia khơng ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác
nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa nhỏ này được gọi
là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế.
Lơ đất: Đó là vùng đất gồm 1 hoặc nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Thông thường
lô đất được giới hạn bởi các địa vật như các con đường, kênh mương, song ngịi …
Đất đai được chia lơ theo điều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều
kiện giao thơng, thủy lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng.

10


Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và
xứ đồng thường có tên riêng được đặt từ lâu đời.
Thơn, xóm, bản, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người
cùng làm ăn, sinh sống trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự gắn kết
mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp.
Xã phường: Đó là đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm nhiều thơn, bản hoặc
đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện
chức năng quản lý nhà nước một cách tồn diện đối với các hoạt động về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vị lãnh thổ của mình. Thơng thường bản đồ địa

chính được đo vẽ và biên tập theo đơn vị hành chính xã phường để sử dụng trong
quản lý đất đai.
1.1.4.
-

Nội dung của bản đồ địa chính.
Khung bản đồ.
Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế

-

ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chơn mốc ổn định.
Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an tồn giao thơng, thuỷ lợi, đê điều,

-

hệ thống dẫn điện và các cơng trình cơng cộng khác có hành lang bảo vệ an tồn.
Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.
Nhà ở và cơng trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các cơng trình xây
dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các cơng trình xây dựng
tạm thời. Các cơng trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải

-

được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình.
Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình

-


thủy lợi, đê điều, sơng, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.
Địa vật, cơng trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao.
Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể

trong thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình).
- Ghi chú thuyết minh.
1.1.5. Cơ sở tốn học của bản đồ địa chính
a. Phép chiếu và hệ tọa độ bản đồ địa chính
 Phép chiếu tọa độ
Bản đồ địa chính phải thể hiện trên mặt phẳng qua một phép chiếu xác định.
Phép chiếu cần được chọn sao cho biến dạng của các yếu tố thể hiện trên bản đồ là
11


nhỏ nhất, tức là ảnh hưởng biến dạng phép chiếu đến độ chính xác các yếu tố đo đạc
và cần quản lý thể hiện trên bản đồ là không đáng kể.
Trong thực tế có hai lưới hình trụ ngang đẳng góc đã và đang được sử dụng cho
bản đồ địa chính Việt Nam, đó là lưới chiếu Gauss – Kruger và UTM. Tọa độ
phẳng, tỷ lệ biến đổi độ dài và tỉ lệ diện tích qua phép chiếu Gauss – Kruger được
tính theo cơng thức:
(1.2)

� =e’cos , t = tg,
Trong đó: s là độ dài cung kinh tuyến
� là tọa độ địa lý của điểm xét
là kinh tuyến trục của múi chiếu
Trên cùng một múi chiếu và cùng Ellipsoid thực dụng thìtọa độ phẳng UTM
có quan hệ với tọa đơ Gauss – Kruger theo cơng thức sau:

Trong đó: = 0,9996 cho múi chiếu 6, = 0,9999 cho múi chiếu 3

là tọa độ phẳng trên múi chiếu UTM
là tọa độ phẳng trên múi chiếu Gauss – Kruger
là tỷ lệ chiếu của lưới UTM
là tỷ lệ chiếu của lưới Gauss
Đối với phép chiếu UTM, tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là =0,9996, trên
hai kinh tuyến đối xứng nhau cách khoảng 1,5 so với kinh tuyến trục có độ dài là m
=1, với múi chiếu 3 tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục = 0,9999, trên kinh tuyến biên
của múi chiếu có m > 1. Lưới chiếu UTM có lợi thế cơ bản là biến dạng nhỏ và
tương đối đồng đều. Tỷ lệ biến dạng cực đại của múi UTM 3 nhỏ hơn tỷ lệ biến
dạng cực đại của múi Gauss 3. Vì vậy khi sử dụng phép chiếu UTM để thể hiện bản
đồ địa chính tỷ lệ lớn chỉ nên sử dụng múi 3, không nên sử dụng múi 1,5.
12


Khi sử dụng số liệu lưới đạc địa chính cần tính chuyển kết quả đo từ mặt
Ellipsoid thực dụng lên mặt phẳng tọa độ:
(1.4)
Số hiệu chỉnh chuyển chiều dài cạnh nằm ngang trên mặt Ellipsoid thực dụng
lên mặt phẳng tọa độ Gauss – Kruger sẽ tính theo cơng thức:
(1.5)
Nếu chuyển lên mặt phẳng quy chiếu tọa độ UTM sẽ dung cơng thức:
(1.6)
Trong đó: - độ cao trung bình của cạnh
- Hồnh độ trung bình của hai điểm đầu cạnh
- Bán kính trung bình của trái đất
 Hệ tọa độ quốc gia và hệ tọa độ địa chính cấp tỉnh

Các loại bản đồ địa hình, địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm
2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss – Kruger, hệ tọa độ HN – 72. Năm 2000 Việt
Nam đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN – 2000,

sử dụng phép chiếu UTM trong ngành trắc địa, địa chính.
Các yếu tố đặc trưng của hệ tọa độ quốc gia VN – 2000
-

-

Ellipsoid quy chiếu quốc gia là Ellipsoid WQS – 84 tồn cầu với kích thước:
Bán trục lớn a = 6378137,0 m
F = 1: 298,257223563
Tốc độ quay quanh trục = 7292115,0 x rad/s
Hằng số trọng trường trái đất GM = 3986005.
Vị trí Ellipsoid quốc gia: Ellipsoid WGS – 84 toàn cầu được định vị phù hợp với
lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở dung điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân

-

bố đều trên lãnh thổ.
Điểm gốc tọa độ quốc gia là điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu địa chính, đường

-

Hồng Quốc Việt – Hà Nội.
Hệ tọa độ phẳng: hệ tọa độ UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình

-

trục ngang đồng góc
Điểm gốc độ cao là điểm Hịn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phịng.
Tọa độ vng góc phẳng của các điểm trong lưới tọa độ Nhà nước được tính
tốn trên múi chiếu UTM 6. Bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ được thể hiện trên múi chiếu

13


UTM 6 với hệ số biến dạng trên kinh tuyến trục = 0,99996, bản đồ địa chính tỉ lệ
lớn thể hiện múi chiếu UTM 3 với hệ số biến dạng trên kinh tuyến trục = 0,9999.
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2001, sử dụng hệ tọa độ Nhà nước VN – 2000, thông
tư số 973/2001/TT-TCDC quy định: Đối với bản đồ địa chính phải sử dụng phép
chiếu UTM, múi chiếu 3, hệ số chiếu trên kinh tuyến trục là .
b. Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính.
- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000

Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ơ vng, mỗi ơ vng có kích thước thực
tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x
60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngồi thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10,
tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau
là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn
-

của mảnh bản đồ địa chính.
Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ơ vng, mỗi ơ vng có
kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03
số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc
trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.


-

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ơ vng, mỗi ơ vng có kích
thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích
thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm,
tương ứng với diện tích 100 ha ngồi thực địa.

14


Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên
tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ
tự ô vuông.
-

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ơ vng, mỗi ơ vng có
kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngồi thực địa.
Các ơ vng được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu
mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.

-

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ơ vng, mỗi ơ vng có
kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là
50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngồi thực địa.
Các ơ vng được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên
tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô
vuông trong ngoặc đơn.

-

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200.
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ơ vng, mỗi ơ vng có kích
thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50
cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngồi thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ
tự ô vuông.
15


1.1.6.

Yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa chính
Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với
điểm khởi tính sau bình sai khơng vượt q 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.
Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa
độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng

số được quy định là bằng khơng (khơng có sai số).
Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không
vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa
điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt
quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính
dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

-

5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai số vị trí
điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.
Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị
trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp
hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ
cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có
chiều dài dưới 5 m.
Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai
số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của
điểm khống chế đo vẽ.
Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểm
khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khi
kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Số lượng sai số kiểm tra

có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho
16


phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường hợp các
sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.

1.1.7. Ký hiệu bản đồ địa chính
a. Phân loại ký hiệu

Các ký hiệu quy ước của bản đồ địa chính được chia làm 3 loại: ký hiệu theo
tỷ lệ, ký hiệu không theo tỷ lệ và ký hiệu nửa theo tỷ lệ.
-

Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ
Vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đồ.

-

Ký hiệu khơng vẽ theo tỷ lệ.
Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, khơng theo đúng tỷ lệ kích
thước của địa vật, các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được
theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng
thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng

-

định hướng của bản đồ.
Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ
Ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy

ước không theo tỷ lệ bản đồ.

b. Ghi chú
- Ghi chú gồm ghi chú định danh thể hiện địa danh, tên các đối tượng bản đồ và ghi
-

chú thuyết minh thể hiện thơng tin thuộc tính của địa vật.
Ghi chú được thể hiện bằng tiếng Việt; địa danh bằng tiếng dân tộc ít người phải

-

được phiên âm sang tiếng Việt.
Ghi chú được sắp xếp song song với khung phía Nam của mảnh bản đồ địa chính,
trừ ghi chú địa vật hình tuyến và ghi chú thửa đất hẹp thì sắp xếp ghi chú theo
hướng địa vật, đầu các ghi chú hướng lên phía khung Bắc.

c. Vị trí các ký hiệu

Các ký hiệu được vẽ theo tỷ lệ thì phải thể hiện chính xác vị trí của các điểm
đặc trưng trên đường biên của nó.
Với ký hiệu khơng theo tỷ lệ:
-

Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình trịn, hình vng, tam giác … thì tâm

-

ký hiệu chính là tâm địa vật
Ký hiệu đường nét đứt thì trục của ký hiệu trùng với trục địa vật.
17



-

Ký hiệu tượng trưng có đường đáy nằm ngang thì điểm đặc trưng vị trí của ký hiệu
là điểm giữa của đáy.

d. Màu sắc ký hiệu

Theo quy định của các quy phạm thì bản đồ địa chính có hai loại là “ bản đồ
địa chính cơ sở” và “bản đồ địa chính” tương ứng với từng loại sẽ dùng màu sắc
khác nhau để vẽ bản đồ địa chính.
Trên bản đồ địa chính cơ sở các ký hiệu được vẽ bằng 3 màu: đen, ve và nâu
nhằm đảm bảo dễ đọc. Đường nét phải đủ độ đậm màu để có thể chụp ảnh hoặc phiên bản
phục vụ cho công tác biên tập bản đồ địa chính theo cơng nghệ truyền thống.
Bản đồ địa chính thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã thường dùng một
màu đen để thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ nhằm tăng độ tương phản, thuận
tiện nhân thành nhiều bản để dùng.
Khi thành lập bản đồ địa chính bằng kỹ thuật số trên máy tính thì u cầu bản
đồ địa chính cơ sở phải thể hiện 3 màu và bản đồ địa chính cũng có thể dùng 3 màu
khơng nhất thiết phải chuyển thành một màu đen như công nghệ truyền thống.
1.2.
1.2.1.
-

Khái quát quy trình cơng nghệ thành lập bản đồ địa chính
Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
Phương pháp đo ảnh hàng không kết hợp đo vẽ ở thực địa
Phương pháp biên vẽ, biên tập trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và đo vẽ bổ sung

Mỗi phương pháp đo thành lập bản đồ địa chính cơ sở địi hỏi các điều kiện
và phương tiện kỹ thuật khác nhau.Việc lựa chọn phương pháp đo, thành lập bản đồ
địa chính cơ sở cho từng khu vực phải căn cứ vào đặc điểm về địa hình, loại đất,
kinh tế xã hội, trang thiết bị máy móc của đơn vị, nguồn nhân lực…Đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật thành lập bản đồ cho các công đoạn. Kết quả cuối cùng là bộ bản đồ
địa chính cơ sở được vẽ trên giấy, hoặc bộ bản đồ số được lưu trên máy tính. Từ
bản đồ địa chính cơ sở tiến hành biên tập, đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính
cấp xã hay gọi là bản đồ địa chính.
Bản đồ địa chính cơ sở được thành lập 01 bản lưu tại cơ quan quản lý đất đai
cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Bản đồ địa chính sau khi hoàn chỉnh được in làm nhiều
bản, vừa lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh vừa được sử dụng trực tiếp tại
cơ quan quản lý đất đai các cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương.
18


19


1.2.2.

Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực
địa
Khảo sát, lập TKKT-DT

BĐĐC cơ sở 1/5000, 1/10.000 (dữ liệu, bản đồ đường
Xử lý tư
nét,
liệu
nền
ảnh

Chỉnh
ảnh
viễnlýthám
bản đồ địa chính cơ sở 1/5000,
Xây1/10.000
dựng lưới địa chính

Các số liệu tài liệu bảnĐo
đồvẽcác
chiloại
tiếtcókhu
liênvực
quan
đấtởlâm
địanghiệp,
phươngđất đồi núi chưa sử dụng ở tỷ
- Xây
lệ 1/5000,
dựng lưới
1/10.000
K/C đo vẽ
- Đo vẽ chi tiết các loại đất
khác ở tỷ lệ 1/1000, 1/2000

- Thành lập bản đồ gốc.
- Biên tập bản đồ địa chính.

In bản đồ địa chính, lập sổ mục kê tạm phục vụ đăng ký theo đơn vị hành chính xã

Kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm cho khâu sau

Cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính

Chỉnh sửa bản đồ gốc, BĐĐC và hồn thiện hồ sơ địa chính theo kết quả đăng ký

Kiểm tra nghiệm thu, đóng gói,

giao nộp sản phẩm

Hình 1.1: Quy trình cơng nghệ thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp
ngoài thực địa
20


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG GNSS VÀ CÔNG NGHỆ GNSS
RTK
2.1. Tổng quan hệ thống GNSS
Trên quỹ đạo có những vệ tinh nhân tạo với nhiệm vụ là xác định vị trí của
các đối tượng trên mặt đất. Bất cứ ai, một vật gì trên tồn cầu mang theo một máy
thu đặc biệt thì nhờ hệ thống vệ tinh này có thể biết khá chính xác hiện tại mình
đang ở vị trí nào trên mặt đất. Người ta gọi đây là Hệ Thống Vệ Tinh Dẫn Đường
Toàn Cầu GNSS (Global Navigation Satellite Systems). Hiện nay trên thế giới có
bốn hệ thống vệ tinh dẫn đường: GPS và GLONASS, GALILEO, COMPASS hệ
thống định vị toàn cầu ngày nay được gọi tên chung là Hệ thống vệ tinh dẫn đường
toàn cầu (GNSS, Global Navigation Satellite System)

Hình 2.1: Phương pháp GNSS RTK thu tín hiệu hệ thống GNSS

21



Một hệ GNSS hoàn chỉnh gồm ba phần cơ bản là đoạn không gian, đoạn điều
khiển mặt đất, đoạn người sử dụng:
-

Đoạn không gian là các vệ tinh bay quanh trái đất với quỹ đạo và độ cao nhất định
đã được quy định. Các vệ tinh này bố trí sao cho một máy thu tại một thời điểm bát

-

kỳ, một vị trí bất kỳ ln nhìn thấy 4 vệ tinh.
Đoạn điều khiển mặt đất là các trung tâm điều khiển, các trạm giám sát đặt trên trái
đất. Mục đích trong phần này là kiểm soát vệ tinh đi đúng hướng theo quỹ đạo và

-

thơng tin thời gian chính xác.
Đoạn người sử dụng là thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh GNSS và người sử dụng thiết bị
này.
2.1.1. Các hệ thống GNSS cơ bản

a. Hệ thống Global Positioning System ( GPS )

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được xây dựng và phát triển từ năm 1973.
Năm 1994, hệ thống hoàn thành theo thiết kế. Bộ quốc phòng Mỹ là cơ quan quản
lý, bảo trì và vận hành GPS. Với GPS người dùng có thể xác định nhanh chóng dữ
liệu dẫn đường bao gồm vị trí, vận tốc và thời gian tại bất kỳ điểm nào trên mặt đất,
mà không phụ thuộc vào thời tiết, thời gian.

Hình 2.2: Hệ thống GPS

b. Hệ thống GLONASS
22


Hệ thống Glonass do cơ quan phát triển không gian ( RSA) và Bộ Quốc
Phịng Liên Xơ trước đây ( nay là Cộng Hòa Liên Bang Nga) triển khai cùng thời
gian với hệ thống GPS của Mỹ. Tất cả các vệ tinh được đưa lên quỹ đạo từ trung
tâm vũ trụ Baikonur Cosmodrome ở Kazakhtan. Vệ tinh đầu tiên được đưa lên quỹ
đạo tháng 10/1982. Ngày 24/9/1993 Glonass chính thức đưa vào sử dụng. Theo
thiết kế ban đầu, cấu hình dự tính là 24 vệ tinh sẽ hồn thành năm 1997. Hệ thống
định vị Glonass được xây dựng và phát triển để thay thế hệ thống Dopler Tsikada
phục vụ dẫn đường và nghiên cứu về Trái Đất. Cấu trúc của hệ thống Glonass cũng
gồm ba phần: đoạn vệ tinh, đoạn kiểm tra mặt đất và đoạn người sử dụng.

Hình 2.3: Các vệ tinh hệ thống GLONASS

23


c. Hệ thống GALILEO

Hệ thống Galieo là hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu do Liên Minh Châu
Âu và tổ chức hàng không Châu Âu xây dựng và phát triển, phục vụ các mục đích
dân sự. Galileo có nhiều điểm thiết kế giống GPS, là hệ thống bổ sung và hồn tồn
tương thích với GPS.
d. Hệ thống COMPASS

Compass là hệ thống định vị dẫn đường do Trung Quốc thiết kế, phát triển.
Hệ thống được triển khai trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu thiết kế, xây dựng hệ
thống vệ tinh thử nghiệm dẫn đường Beidou – 1 và trên cơ sở Beidou – 1 giai đoạn

hai sẽ xây dựng hệ thống vệ tinh dẫn đường Compass.
Hệ thống dẫn dường COMPASS
Trên cơ sở Beidou – 1, Trung Quôc tiến hành xây dựng hệ thống vệ tinh dẫn
đường toàn cầu (CNSS) gọi là Compass. Hệ thống đầy đủ gồm 5 vệ tinh địa tĩnh và
30 vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo trung bình (MEO).
e. Một số hệ thống dẫn đường khu vực
 Hệ thống dẫn đường của Nhật Bản

Hệ thống vệ tinh dẫn đường khu vực của Nhật cũng bao gồm đoạn vệ tinh,
đoạn điều khiển mặt đất và đoạn người sử dụng. Vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo
đồng bộ trái đất, quỹ đạo hình elip có góc nghiêng lớn gần thiên đỉnh nên gọi chính
xác là hệ thống vệ tinh gần thiên đỉnh, (QZSS). Hệ thống phù hợp với các khu vực
địa hình núi cao hay trong thành phố có nhiều nhà cao tầng, phương tiện di động
khó nhận được tín hiệu GPS, nhất là tín hiệu từ các vệ tinh địa tĩnh. Hệ thống mặt
đất của QZSS có trạm kiểm tra, trạm quan trắc và các trạm vệ tinh giám sát vệ tinh.

24


Hình 2.4: Quỹ đạo vệ tinh QZSS
 Hệ thống dẫn đường của Ấn Độ
Hệ thống vệ tinh dẫn đường Ân Độ (IRNSS) do Tổ chức nghiên cứ không
gian Ấn Độ (ISRO) phát triển. Hệ thống hoạt động độc lập, bao trùm toàn bộ lãnh
thổ Ấn Độ và vùng lân cận. IRNSS được thiết kế với 7 vệ tinh và hệ mặt đất tương
ứng. Trong số 7 vệ tinh có 3 vệ tinh địa tĩnh và 4 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo
đồng bộ trái đất.
 Hệ thống dẫn đường của Pháp

Hệ thống xác định vị trí và quỹ đạo tích hợp với vệ tinh ( Doppler
Orbitography and Radiopostioning Integrated by Satelite, DORRIS) do Trung tâm

nghiên cứu không gian và Viện địa lý Pháp ( CNES) phát triển. Khác với GPS và
Glonass, DORIS khơng phát tín hiệu từ vệ tinh về các máy thu mặt đất, mà ngược
lại, các trạm mặt đất phát tín hiệu lên vệ tinh. Vì vậy, xử lý và phân tích dữ liệu
được thực hiện ở cả vệ tinh và mặt đất.

25


×