Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sự thống nhất lý tưởng đạo đức với lý tưởng chính trị – giá trị đặc sắc trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.84 KB, 15 trang )

Sự thống nhất lý tưởng đạo đức với lý tưởng
chính trị – giá trị đặc sắc trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh.

Thắng lợi của cách mạng nước ta từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, lãnh đạo luôn gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Hồ Chí
Minh - “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”.
Hồ Chí Minh là người đã khai sinh ra Đạo đức cách mạng - Đạo đức
mới và hiện thân của việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức đó, một
tấm gương mẫu mực thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa tư
tưởng và hành vi đạo đức. Trong bài viết này, tác giả góp một phần
hiểu biết của mình phân tích sự thống nhất giữa lý tưởng đạo đức với
lý tưởng chính trị cộng sản chủ nghĩa – giá trị đặc sắc trong tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh. Qua bài viết nhằm làm cho mỗi cán bộ, đảng
viên góp phần quán triệt và thực hiện việc rèn luyện đạo đức cách
mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xứng đáng là “công bộc” của dân.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một tài sản tinh thần vô giá, là nền
tảng tư tưởng để chúng ta xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất giữa lý tưởng đạo


đức với lý tưởng chính trị cộng sản chủ nghĩa. Mặc dù, chính trị và đạo
đức là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau, phản ánh những lĩnh vực,
khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, nhưng giữa chúng luôn có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động, ảnh hưởng chi phối lẫn nhau. Đạo đức là nền
tảng tinh thần của xã hội, có chức năng tham gia điều chỉnh các quan hệ
xã hội bằng sức mạnh của dư luận xã hội và lương tâm của mỗi con
người nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và bản thân mình.
Còn chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, biểu hiện tập trung ở
quyền lực nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích


của giai cấp cầm quyền. Do đó, vấn đề chính trị luôn gắn liền với vấn đề
đạo đức, ngược lại đạo đức luôn là cơ sở quyết định những vấn đề chính
trị cách mạng[1].

Lý tưởng chính trị của giai cấp thống trị trong các xã hội cũ dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cơ bản luôn mâu thuẫn với lý
tưởng đạo đức chân chính của quảng đại quần chúng lao động. Vì thế,
trong các chế độ xã hội đó, không thể có cơ sở hiện thực cho sự thống
nhất giữa lý tưởng đạo đức của quảng đại quần chúng và lý tưởng chính
trị của giai cấp thống trị. Sau thắng lợi của cách mạng vô sản, khi mà ở
đó chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp dần bị xoá bỏ tạo ra cơ sở cho
nền đạo đức mới hình thành và phát triển, từ đó, luôn có sự thống nhất
giữa lý tưởng đạo đức và lý tưởng chính trị - phù hợp với lợi ích và


nguyện vọng của quần chúng lao động. Đúng như V.I.Lênin đã chỉ rõ:
“Đạo đức, đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và
góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô
sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản. Đạo đức
cộng sản là đạo đức phục vụ cuộc đấu tranh ấy, là đạo đức nhằm đoàn
kết những người lao động chống mọi sự bóc lột, chống mọi chế độ tư
hữu nhỏ. Đối với những người cộng sản, tất cả đạo đức là nằm trong cái
kỷ luật đoàn kết keo sơn đó, và trong cuộc đấu tranh tự giác của quần
chúng chống bọn bóc lột”[2].

Mục tiêu của cách mạng Việt Nam ngay từ đầu đã xác định lý tưởng
chính trị là đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là sự
lựa chọn lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta. Đồng thời,
lý tưởng đạo đức cách mạng cũng hướng vào: “trau dồi đạo đức cách
mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

và giải phóng loài người”[3]. Sự thống nhất giữa lý tưởng đạo đức với lý
tưởng chính trị cộng sản chủ nghĩa trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
được thể hiện đậm nét ở: “Chúng ta, tất cả đảng viên, đoàn viên, tất cả
cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng cần phải quyết tâm suốt đời phục vụ
Đảng, phục vụ nhân dân. Đó là phẩm chất cao quý của người cách
mạng, đó là đạo đức cách mạng, đó là tính Đảng, tính giai cấp, nó bảo
đảm cho sự thắng lợi của Đảng, của giai cấp, của nhân dân”[4]. Như


vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng, những nội dung
chính trị cách mạng nhất cũng chính là những nội dung đạo đức cách
mạng nhất - đạo đức mới. Người nói: “Các chú có biết rằng dân tộc ta vĩ
đại, Đảng ta vĩ đại, ta được anh em bầu bạn khắp năm châu yêu mến và
ca ngợi là vì cái gì không? Vì cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của
nhân dân ta do Đảng ta lãnh đạo là chí công vô tư, mình vì mọi
người”[5]. Theo Người, mục tiêu lý tưởng của Đảng phù hợp với đạo
đức của quảng đại quần chúng nhân dân ta là “chí công vô tư, mình vì
mọi người” đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không chỉ là những
chuẩn mực, quy tắc sống, lợi ích của cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày
làm điểm xuất phát, mà nó luôn hàm chứa thái độ của mỗi người trong
giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội với tinh thần tự
nguyện, tự giác, hy sinh quên mình vì mục tiêu, lý tưởng của cách mạng.
Sự hy sinh đó, chứa đựng những giá trị xã hội mang nội dung đạo đức,
nhân đạo, nhân văn cao cả, đó là sự thống nhất giữa lý tưởng đạo đức
với lý tưởng chính trị, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân ta.

Hồ Chí Minh là một kiểu mẫu, là hiện thân của sự thống nhất giữa lý
tưởng đạo đức với lý tưởng chính trị, cả cuộc đời của Người đã làm theo
đúng điều mình nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[6].


Cái ham muốnở đây, là tình cảm đạo đức trong sáng, động cơ đạo đức
mạnh mẽ để xây dựng nên lý tưởng đạo đức cách mạng ở Người phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân, đó cũng là mục tiêu, lý tưởng chính
trị của Đảng, của cách mạng. Đó là: “thống nhất và độc lập cho Tổ quốc,
tự do và hạnh phúc cho nhân dân”[7]. Sự thống nhất giữa lý tưởng chính
trị và lý tưởng đạo đức cách mạng thực sự mang lại giá trị đặc sắc trong
tư tưởng đạo đức của Người. Sự thống nhất đó tạo tiền đề cho mỗi người
giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa
quyền lợi và nghĩa vụ, giữa nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức trước
vận mệnh của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Đó là lý tưởng cao quý
nhất của lý tưởng đạo đức mới, đó cũng là lý tưởng chính trị định hướng
tư tưởng cho các phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự thống nhất
đó đã trở thành đặc trưng, nội dung cốt lõi luôn giữ vai trò định hướng
hoạt động của giai cấp công nhân Việt Nam, giải quyết đúng đắn vấn đề
lợi ích giai cấp, lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, xã hội.

Giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích đó còn là cơ sở tồn tại và phát triển
của đạo đức cách mạng. Bởi vì, C.Mác đã khẳng định: “Lợi ích đúng
đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi
ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài
người”[8]. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ đó, Hồ Chí Minh đã luôn
quan tâm giác ngộ quần chúng về vấn đề lợi ích, coi đó là cơ sở quyết


định các quan hệ và hành vi đạo đức mới và thực hiện lý tưởng cách
mạng. Người thường xuyên kết hợp giữa giáo dục nâng cao nhận thức và
tổ chức hoạt động thực tiễn đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, quan

tâm tới sự tiến bộ, trưởng thành của mỗi con người, hướng họ thực hiện
mục tiêu, lý tưởng cách mạng, đồng thời luôn quan tâm trau dồi đạo đức
mới cho họ. Trong xã hội tồn tại đồng thời nhiều loại lợi ích khác nhau,
đan xen nhau giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; lợi ích cá nhân - tập thể
- xã hội; lợi ích trước mắt và lâu dài; lợi ích vật chất và lợi ích tinh
thần... Các lợi ích này luôn có liên hệ với nhau, vừa thống nhất, vừa đấu
tranh, hợp thành mâu thuẫn. Nhưng đạo đức cách mạng luôn đòi hỏi:
“Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của
nhân dân lên trên hết, trước hết”[9]. Người đã chỉ rõ phận sự của đảng
viên và cán bộ là phải: “Trọng lợi ích của Đảng hơn hết. Ngoài lợi ích
của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác... Vì vậy,
mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất định phải
phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải
phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng
lợi ích lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước
hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc. Vô luận
lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra
trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng.
Đó là “tính Đảng”. Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với
lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân


cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui
lòng hy sinh cho Đảng”[10].

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của đạo đức cách
mạng, là nguồn gốc sinh ra mọi thói hư, tật xấu và cả tội ác.Chủ nghĩa cá
nhân luôn đối lập với chủ nghĩa tập thể. Muốn nâng cao đạo đức cách
mạng thì phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa cá nhân. Người
nói: “Tư tưởng không đúng, cũng còn có nhiều. Nhưng có một tư tưởng

mẹ:đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa tập
thể. Do chủ nghĩa cá nhân mà đẻ ra các tư tưởng sai lệch khác”[11]. Chủ
nghĩa cá nhân là nguyên tắc tồn tại của xã hội cũ, theo lối: “Sống chết
mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Hồ Chí Minh gọi nó “là một thứ vi trùng rất
độc” của xã hội mới, từ đó sinh ra các thói hư tật xấu, khuyết điểm
nghiêm trọng như: bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, ham địa vị,
thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh “hữu danh vô
thực”, kéo bè kéo cánh, bệnh cận thị không biết nhìn xa trông rộng...
Qua đó, Người khẳng định: “Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã
hội cũ là chủ nghĩa cá nhân.Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức
cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để
phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ
đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”[12]. “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ
rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai


cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy
hiểm”[13]. Một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, phổ biến
trong cán bộ, đảng viên, những người có chức, có quyền là bệnh tham ô,
lãng phí, quan liêu xa rời nhân dân. Chủ nghĩa cá nhân đó là một tội ác
xấu xa, ai cũng gớm, cũng ghét, nó trái với lý tưởng đạo đức cách mạng
cao cả. Đồng thời, chủ nghĩa cá nhân đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng
cách mạng do đó cần phải đấu tranh trừ bỏ tội ác đó.

Tuy nhiên, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng Người
bao giờ cũng phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa cá nhân với lợi ích
cá nhânchân chính và cần phải được bảo vệ. Người nói: “Đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân không phải là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”.
Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của
bản thân và của gia đình mình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái

với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu”[14].

Khẳng định vai trò động lực của lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của đạo
đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã hướng mọi hoạt động đấu tranh vì lý
tưởng cách mạng, mọi công tác giáo dục, rèn luyện con người, tổ chức
xã hội, nhằm ra sức làm cho lợi ích riêng của mỗi cá nhân phù hợp với
lợi ích chung của toàn xã hội. Để mục tiêu, lý tưởng cách mạng phù hợp


với mục tiêu, lý tưởng của đạo đức mới, điều đó chỉ được thực hiện càng
đầy đủ, gắn liền với mỗi bước thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Một xã hội mà trong đó sự phát triển tự
do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người. Do đó, mỗi người nhất là mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành
“công bộc”của nhân dân.

Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm “công bộc” để hướng dẫn cán bộ công
chức phục vụ nhân dân, vừa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng,
vừa trau dồi đạo đức mới.Bởi vì, công bộc gắn với xã hội công dân và
chế độ dân chủ,đã là công bộc thì phải đặt lợi ích chung của quốc gia,
của nhân dân lên trên lợi ích riêng tư của cá nhân. Hoạt động của bộ
máy nhà nước không có mục đích tự thân, mà nhằm mục đích duy nhất
là phục vụ nhân dân,“toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”[15]. Trong đó,
cán bộ cơ quan nhà nước có nghĩa vụ thiêng liêng là trung thành với Tổ
quốc, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân- vừa thực hiện lý tưởng cách
mạng, vừa thực hiện lý tưởng đạo đức cách mạng. Mỗi cán bộ, viên
chức được giao một số công vụ trong bộ máy công quyền, với tư cách và
chức phận của một công bộc. Người nào trong bộ máy nhà nước không
hoàn thành chức trách, không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
sẽ bị nhân dân bãi miễn. Như vậy, cái làm mất tư cách của “công



bộc”xét đến cùng là chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức, đi ngược lại
mục tiêu, lý tưởng cách mạng và lý tưởng đạo đức mới.

Thực tiễn cho thấy, trong côngcuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc,
biết bao tâm gương cán bộ, viên chức đã quên mình vì nước, vì dân,
giành độc lập tự do của Tổ quốc. Đó thật sự là những con người từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ và họ được nhân dân đùm bọc, tin
yêu, che chở, giúp đỡhọ vừa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng,
vừa là người tiêu biểu cho đạo đức mới. Nhưnghiện nay,vẫn còn một bộ
phận không nhỏ cán bộ, viên chức tự coi mình là “quan cách mạng”, vẫn
còn hiện tượng “quan tham”, làm việc trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng,
chia rẽ, kiêu ngạo, xa dân, coi thường dân, tự cho mình quyền “hạch
sách” dân, hách dịch, cửa quyền, vòi vĩnh, nhũng nhiễu dân, chưa thực
sự vì dân, không biết lắng nghe dân và làm việc kém hiệu quả, theo kiểu
“sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”... Một số cán bộ đã không giữ được lập
trường, luôn bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh lợi, để rồi làm trái với
luật pháp, làm mất lòng tin của nhân dân, những hiện tượng đó đều đối
lập với “công bộc” của dân, đối lập với mục tiêu, lý tưởng cách mạng,
và lý tưởng đạo đức mới.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân
do cán bộ, viên chức chưa xác định rõ mình là “công bộc của dân”, chưa
giải quyết tốt việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng với trau dồi
đạo đức mớitheo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, để đội ngũ cán bộ, đảng
viên vừa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng, vừa trau dồi đạo đức
mới cần: xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh đối tượng
là cán bộ, công chức.Nhà nước ta là “của nhân dân, do nhân dân và vì

nhân dân”, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và chế độ công vụ
được tổ chức để phục vụ nhân dân, họ vừa thực hiện mục tiêu, lý tưởng
cách mạng vừa phải trau dồi đạo đức cách mạng. Do đó, cán bộ, viên
chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám
sát của nhân dân.Cán bộ, viên chức phải luôn hành động theo phương
châm: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta
phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta,
kính ta”[16].Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, viên chức phải suy
nghĩ, hành động theo đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ,
viên chức luôn đặt ra câu hỏi: lợi ích của dân là gì và làm thế nào để
mang lại lợi ích cho dân. Mỗi cán bộ, viên chức phải yêu dân, tin dân,
trọng dân, gần dân, học dân.


Cán bộ, viên chức có yêu dân mới hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân;
có tin dân, mới tìm mọi cách phát huy sức mạnh trí lực, nhân lực và tài
lực của nhân dân; có trọng dân, mới tích cực lắng nghe ý kiến của nhân
dân, gặp việc khó phải bàn bạc với dân, kiên quyết đấu tranh với những
người vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; có gần dân, mới truyền đạt,
giảng giải cặn kẽ cho dân về các đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước, mới nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng và
sáng kiến của nhân dân để đề ra các chủ trương, biện pháp phù hợp; có
học hỏi dân, mới mở mang, làm giàu thêm hiểu biết của mình bằng trí
tuệ sáng tạo và kinh nghiệm phong phú của nhân dân.Có như thế, người
cán bộ, đảng viên mới vừa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng vừa
thực hiện lý tưởng đạo đức cách mạng.Muốnrèn luyện đức tính yêu dân,
tin dân, trọng dân, gần dân, học dân là phải luôn khiêm tốn, thật
lòng,mọi thành công của mình đều nhờ công sức của nhân dân, có nhân
dân, mình mới trở thành cán bộ; nhân dân bầu ra mình, trả lương nuôi

mình, ủng hộ mình trong mọi công việc; không trọng dân, tức là đã phản
bội người đã bầu mình, nuôi mình, đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng cách
mạng và lý tưởng đạo đức cách mạng.Mỗi cán bộ, đảng viên luôn thực
hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Những phẩm chất đạo đức
này không cao siêu, không khó thực hiện và ai cũng biết ý nghĩa quan
trọng của từng phẩm chất ấy. Người cán bộ, viên chức cần có đủ đức
tính tốt ấy, đó là những con người có đủ đức, tài. Cán bộ, viên chức có
đủ các phẩm chấtấy thực chất là mô hình nhân cách người cách mạng


phát triển toàn diện. Ở đó có sự thống nhất chặt chẽ giữa các nhóm giá
trị nhân cách, mà tiêu biểu là những giá trị về trí tuệ, chính trị, đạo đức
và kỷ luật, thống nhất mục tiêu, lý tưởng cách mạng với lý tưởng đạo
đức cách mạng. Người viết: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của
Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc”[17], “Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư”[18], “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm
là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh
tiến bộ”[19]và “nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính mà đánh thắng được giặc
lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói”[20]. Vì vậy, mỗi cán bộ, viên
chức theo vị trí, chức trách, nhiệm vụ công tác của mình để thựchiện,có
như vậy mới thực hiện được mục tiêu, lý tưởng cách mạng với lý tưởng
đạo đức cách mạng.

Đồng thời, Nhà nước chăm lo đến chế độ, chính sách đối với đội ngũ
cán bộ, công chức để họ thực sự là “công bộc” của dân. Để động viên
cái tốt, động viên những cán bộ, công chức luôn tôn trọng nhân dân, tận
tụy phục vụ nhân dân, thấy việc có lợi cho dân thì làm, luôn lắng nghe ý
kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Theo đó, chế độ tiền lương và
chính sách đãi ngộ cần có sự điều chỉnh hợp lý, phấn đấu đạt được lợi

ích vật chất tương xứng với tài năng đóng góp cho xã hội của cán bộ,
viên chức, lợi ích kinh tế cá nhân được tôn trọng cùng với lợi ích cộng


đồng.Mặt khác, mỗi cán bộ, công chức phải ra sức học tập, không ngừng
nâng cao trình độ, năng lực để có cống hiến cao nhất cho nhân dân.Cán
bộ, viênchức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân,
phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình
độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc được giao.
Mỗi cán bộ, viên chức phải tận tụy với công việc, hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao và nêu gương sáng về đạo đức để mọi người noi
theo. Thực hiện được điều đó là cơ sở vững chắc để cán bộ, công chức
vừa thực hiện được mục tiêu, lý tưởng cách mạng vừa trao dồi lý tưởng
đạo đức cách mạng.

Để lãnh đạo cách mạng thì mỗi người cán bộ, viên chức thực sự là “công
bộc” của dân và phải có đạo đức cách mạng. Người khẳng định: “Phải
giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[21]. Muốn vậy, cán bộ,
viên chức không tự thỏa mãn với trình độ, kinh nghiệm của mình mà
phải ham học tập, ham tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết, không ngừng
nâng cao năng lực công tác để phục vụ nhân dân với chất lượng, hiệu
quả ngày càng cao. Người viết: “Không tham địa vị. Không tham tiền
tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy
mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là
ham học, ham làm, ham tiến bộ”[22].


Mỗi cán bộ, công chức nghiêm túc,thường xuyên thực hành tự phê bình
và phê bình. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ là

“công bộc” của dân, mỗi cán bộ, viên chức cần thực hiện nghiêm túc và
có chất lượng các giải pháp về xây dựng Đảng hiện nay do Hội nghị
Trung ương 4 (khóa XI) đề ra. Trong đó có việc “Xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lýcác cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”[23] và
“cán bộ là công bộc của dân”. Nghiêm túc và thường xuyên thực hành tự
phê bình và phê bình là một điểm huyệt rất quan trọng trong nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức để họ thực sự là công bộc của dân.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” để Đảng ta cũng như đội ngũ cán bộ, viên chức của
Đảng thực sự “là đạo đức, là văn minh”, vừa thực hiện mục tiêu, lý
tưởng cách mạng, vừa trau dồi đạo đức mới theo đúng tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh./.



×