Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.73 KB, 4 trang )

Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao
nhiêu?
Luật sư tư vấn về việc sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi dưỡng con có bắt
buộc phải trợ cấp cho con không? Mức cấp dưỡng cho con được quy định như thế
nào theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:
Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật thì mẹ có quyền nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi
nhưng trong trường hợp nào thì cha có quyền nuôi con? nếu người mẹ cứ nhất quyết
muốn nuôi con thì tòa sẽ giải quyết ra sao ?
Cấp dưỡng trường hợp, vợ muốn giành nuôi con và xem con là điều kiện rành buộc để bắt
buột chồng phải cấp dưỡng thì sẽ giải quyết ra sao ? Mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu
% trên mức thu nhập của người chồng ?
Trường hợp, người vợ lấy cớ là chăm sóc con, kê khai những khoản chi khống nhầm tăng
mức cấp dưỡng thì được xử lý ra sao ?
Xin hỏi, trong trường hợp này thì giải quyết như thế nào ?
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật,
đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
Về quyền nuôi con:
Theo quy định tại Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Về việc trông nom, chăm
sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì:


"1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng
con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có
khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau
khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một
bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên
thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có


thỏa thuận khác".
Như vậy, trường hợp con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác).
Nếu con trên 3 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau, khi đó nếu không thỏa
thuận được quyền nuôi con thì Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét
ai là người trực tiếp nuôi con tốt hơn. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa
ra quyết định:
- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho
con, yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm
dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Trường hợp này nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh với Tòa án
khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe,
điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên
cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được rằng đối phương không nuôi dạy con tốt ví dụ
như không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực….


2. Về mức cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại Điều 56 Luật hôn
nhân và gia đình như sau:
"Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu
Tòa án giải quyết".
Như vậy, nếu bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa
thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Về mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

"Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người
giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có
nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng... Khi có lý do chính
đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.
Tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định về mức cấp dưỡng như sau: "Tiền
cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của
con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy
vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi
con cho hợp lý...".
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu
nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người
được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Người mẹ đưa ra


những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con nếu xét thấy những chi
phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp này bạn cũng
phải đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí đó không có thật hoặc không hợp lý.
Hơn nữa nếu việc người vợ đưa ra những chi phí vô lý hay người con do người vợ nuôi
thường xuyên ốm đau như vậy thì đó cũng là một căn cứ để anh có thể giành quyền nuôi
con.



×