Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phân tích sự biến đổi đa dạng di truyền của rong biển bằng kỹ thuật sinh học phân tử và bước đầu lựa chọn dòng có khả năng kháng bệnh và chịu nhiệt cao của ba chi rong sụn, rong nho và rong câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 58 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------

-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỔI ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA
RONG BIỂN BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ
BƯỚC ĐẦU LỰA CHỌN DÒNG CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG
BỆNH VÀ CHỊU NHIỆT CAO CỦA BA CHI RONG SỤN,
RONG NHO VÀ RONG CÂU
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:

PGS.TS. Đặng Diễm Hồng
Bùi Thị Thân
KS. CNSH 11-04

Hà Nội – 2015


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------

-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Tên đề tài:
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỔI ĐA DANG DI TRUYỀN CỦA
RONG BIỂN BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ
BƯỚC ĐẦU LỰA CHỌN DÒNG CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG
BỆNH VÀ CHỊU NHIỆT CAO CỦA BA CHI RONG SỤN,
RONG NHO VÀ RONG CÂU

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Diễm Hồng
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thân
Lớp:

KS. CNSH 11-04

Hà Nội – 2015


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Diễm Hồng,
Trưởng phòng Công nghệ Tảo, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại phòng thí
nghiệm.
Tôi vô cùng cảm ơn TS. Ngô Thị Hoài Thu, phòng Công nghệ Tảo, Viện
Công nghệ sinh học đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Chị đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình chỉ dẫn cho tôi rất nhiều kiến
thức trong một đề tài mới, chỉ cho tôi những lỗi sai, giúp tôi không bị lệch hướng
giữa biển kiến thức mênh mông. Để tôi có thể định hướng tốt làm bài luận văn của

mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể phòng Công nghệ Tảo đã giúp đỡ
tôi nhiệt tình và chia sẻ các khó khăn với tôi trong suốt quá trình tôi thực tập tại
phòng. Những ngày được làm thí nghiệm và những bữa ăn trưa cùng các anh chị
trong phòng là những kỉ niệm đẹp và đáng nhớ trong cuộc đời tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô Viện Công nghệ sinh học, Viện
Đại học Mở Hà Nội đã giúp đỡ và dạy bảo tôi trong thời gian học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện tốt nhất và động viên tôi trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Bùi Thị Thân

Bùi Thị Thân

i

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i

MỤC LỤC .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN Ι: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tình hình nghiên cứu rong biển trên thế giới ...................................... 3
1.1.1. Giới thiệu chung về rong biển ............................................................ 3
1.1.2. Rong Sụn ............................................................................................. 4
1.1.2.1. Giới thiệu về rong Sụn ....................................................................... 4
1.1.2.2. Đặc điểm sinh học của rong Sụn........................................................ 4
1.1.2.3. Nguồn gốc của rong Sụn ở Việt Nam ................................................. 8
1.1.2.4. Giá trị dinh dưỡng, nuôi trồng và nguồn lợi khai thác rong Sụn ........ 9
1.1.3. Rong Nho .......................................................................................... 10
1.1.3.1. Đặc điểm sinh học ........................................................................... 10
1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng, nuôi trồng và nguồn lợi khai thác rong Nho ..... 11
1.1.4. Rong Câu .......................................................................................... 13
1.1.4.1. Đặc điểm sinh học ........................................................................... 14
1.1.4.2.Giá trị dinh dưỡng, nuôi trông và khai thác rong Câu ...................... 15
1.2.Tình hình nghiên cứu rong biển ở việt nam ........................................ 16
1.2.1. Đa dạng rong biển và sử dụng sinh khối rong biển ở Việt Nam .... 16
1.2.2. Hiện trạng khai thác và nuôi trồng rong biển ở Việt Nam ............. 17
1.3. Nghiên cứu quan hệ di truyền ở thực vật ........................................... 18
1.3.1. Kĩ thuật RAPD.................................................................................. 18
1.3.2. Nghiên cứu đánh giá tính chống chịu với điều kiện nhiệt độ cao, hạn,
độ mặn cao bằng một số gen đặc trưng ..................................................... 19
Bùi Thị Thân

ii

Lớp 11-04



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

PHẦN ΙΙ: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 24
2.2. Hóa chất ............................................................................................... 24
2.3. Thiết bị ................................................................................................. 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 25
2.4.1. Tách chiết ADN tổng số .................................................................... 25
2.4.2. Phản ứng RAPD-PCR với các mồi ngẫu nhiên ............................... 26
2.4.3. Điện di trên gel agarose .................................................................... 27
2.5. Xử lý số liệu.......................................................................................... 28
PHẦN ΙΙΙ: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 31
3.1. Tách chiết AND tổng số....................................................................... 31
3.2. Phân tích tính đa hình ADN bằng kỹ thuật RAPD-PCR .................. 32
3.3. Bước đầu đánh giá sơ bộ tính chống chịu của 12 mẫu rong đã được sử
dụng trong nghiên cứu .............................................................................. 42
KẾT LUẬN ................................................................................................. 44
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 45

Bùi Thị Thân

iii

Lớp 11-04



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

bp

Số cặp base

PCR

Polymerase Chain Reaction

ADN

Axít Deoxyribonucleic

RAPD

Random amplified polymorphic DNA

dNTP

Deoxynucleotide


EDTA

Ethylendiamin Tetraacetic Acid

kb

Kilobase

HSĐDDT

Hệ số đồng dạng di truyền

Bùi Thị Thân

iv

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Danh sách 10 mẫu rong Sụn, rong Nho và rong Câu sử dụng

24


trong nghiên cứu
Bảng 2.2.

Trình tự của 8 mồi ngẫu nhiên được sử dụng trong nghiên cứu

26

Bảng 3.1.

Các đoạn ADN được nhân trong phản ứng RAPD-PCR với

35

các mồi ngẫu nhiên và cặp mồi DREB2
Bảng 3.2.

Hệ số đồng dạng di truyền của 10 mẫu rong thuộc các loài K.
alvarezii, K.

40

striatum, Eucheuma denticulatum, Gracilaria

tenuistipitata, G. bailinae và C. lentillifera dựa vào kết quả
RAPD-PCR với 8 mồi ngẫu nhiên và cặp mồi DERB2F-R.

Bùi Thị Thân

v


Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1.

Hình ảnh của hai loài Rong Sụn chính. A: K. alvarezii; B: K.

5

striatum
Hình 1.2.

Sơ đồ vòng đời của cây rong Sụn

7

Hình 1.3.

Hình thái rong Sụn

8

Hình 1.4.


Hình thái rong Nho (Caulerpa lentillifera J. Agracilarh, 1873)

11

Hình 1.5.

Hình thái rong Câu (Gracilaria)

15

Hình 3.1

Ảnh hình thái của 10 mẫu rong Sụn, rong Nho và rong Câu

32

Hình 3.2

ADN tổng số của 10 mẫu rong nghiên cứu

32

Hình 3.3

Kết quả điện di sản phẩm RAPD-PCR với các mồi OPH08,

34

OPR08, RA143, OPN15, OPN04, OPE14, OPC19, OPV11

Hình 3.4

Sản phẩm PCR của 10 mẫu rong với mồi DREB2

38

Hình 3.5

Cây phát sinh chủng loại của 10 mẫu rong biển thuộc các loài K.

40

alvarezii, K. striatum, Eucheuma denticulatum, Gracilaria
tenuistipitata, G. bailinae và C. lentillifera.

Bùi Thị Thân

vi

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

MỞ ĐẦU
Một số loài rong biển có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Rong
biển đã được sử dụng làm thực phẩm cho con người và động vật nuôi; nguyên liệu
cho ngành công nghiệp, ngành Y-học, sản xuất phân bón và gần đây được dùng để

sản xuất nhiên liệu sinh học. Chính vì vậy, mọi quốc gia có biển đều rất chú trọng
phát triển việc nuôi trồng- khai thác và chế biến rong biển.
Việt Nam là đất nước nhiệt đới gió mùa, với hơn 3260 km đường bờ biển và
nhiều đảo và quần đảo. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để hệ rong biển
phát triển đa dạng. Tổng số loài rong biển dọc theo bờ biển Việt Nam, bao gồm cả
hải đảo, được ước tính gần 1000 loài. Theo truyền thống, ngư dân Việt đã biết nuôi
trồng, thu hoạch và sử dụng rong biển trong hơn một trăm năm nay, nhóm rong kinh
tế phổ biến hiện nay ở Việt Nam gồm rong Sụn (Kappaphycus), rong Câu
(Gracilaria), rong Nho (Caulerpa), rong Mơ (Sargassum)... Tuy nhiên, việc nuôi
trồng - khai thác rong biển vẫn còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa đã có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phân
bố đa dạng, sinh trưởng và phát triển, cũng như chất lượng của rong biển. Các yếu
tố như sâu bệnh, nhiệt độ, lượng mưa và độ mặn của vùng ven biển có ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển của rong biển. Vì vậy yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải
nghiên cứu và tìm ra dòng có khả năng chống chịu tốt với sự thay đổi của điều kiện
ngoại cảnh. Từ đó giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của loài. Để nuôi
trồng rong biển trở thành ngành công nghiệp mang lại nguồn thu nhập cho người
dân cũng như góp phần ổn định nền kinh tế nước nhà. Chính vì những yêu cầu cấp
thiết nêu trên mà chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích sự
biến đổi đa dạng di truyền của rong biển bằng kỹ thuật sinh học phân tử và
bước đầu lựa chọn dòng có khả năng kháng bệnh và chịu nhiệt cao của ba chi
rong Sụn, rong Nho và rong Câu” với mục tiêu nghiên cứu sau:
• Phân tích sự biến đổi di truyền của các loài rong biển Việt Nam bằng kỹ
thuật sinh học phân tử nhờ sử dụng các mồi đa hình ngẫu nhiên (RAPD-PCR).

Bùi Thị Thân

1

Lớp 11-04



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

• Bước đầu lựa chọn được các dòng có khả năng kháng bệnh, chịu nhiệt, chịu
hạn cao của các loài thuộc ba chi rong Sụn, rong Nho và rong Câu.
Công việc nghiên cứu được thực hiện tại phòng Công nghệ Tảo, Viện Công
nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Bùi Thị Thân

2

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

PHẦN Ι: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu rong biển trên thế giới
1.1.1. Giới thiệu chung về rong biển
Rong biển là thực vật biển sống trong môi trường nước biển hoặc nước lợ,
chúng mọc trên các rạn san hô hoặc trên các vách đá, hoặc có thể mọc dưới tầng
nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời chiếu tới để quang hợp. Rong biển có
thể là đơn bào hay đa bào sống thành quần thể, có kích thước hiển vi hoặc có khi
dài tới hàng chục mét. Hình dạng của chúng có thể là hình cầu, hình sợi, hình phiến

lá hay hình thù rất đặc biệt [6].
Căn cứ vào màu sắc, người ta phân chia tảo thành 10 ngành sau đây [4].
1. Ngành tảo Lam

Cyanophyta

2. Ngành tảo Giáp

Pyrrophyta

3. Ngành tảo Vàng ánh

Chrysophyta

4. Ngành tảo Silic

Bacillariophyta

5. Ngành tảo Vàng

Xanthophyta

6. Ngành rong Nâu

Phaeophyta

7. Ngành rong Đỏ

Rhodophyta


8. Ngành tảo Mắt

Euglenophyta

9. Ngành rong Lục

Chlorophyta

10. Ngành tảo Vòng

Charophyta

Trong đó rong Câu và rong Sụn đều thuộc ngành rong Đỏ (Rhodophyta), còn
rong Nho thuộc ngành rong Lục. Rong biển rất giàu protein, lipit, cacbonhydrate,
giàu sắc tố, khoáng đa và vi lượng và rất giàu các chất có hoạt tính sinh học như
kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virut, chất chống oxi hóa và đặc biệt là các axit
béo không bão hòa đa nối đôi (PUFAs - Polyunsaturated fatty acids) được sử dụng
làm thực phẩm tươi sống, thực phẩm chức năng cho con người và động vật nuôi; sử
dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, ngành Y-Dược và thuốc
Y học cổ truyền; làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học và gần đây
còn được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường và góp
phần làm giảm thiểu CO2. Chính vì vậy, việc nuôi trồng và phát triển các sản phẩm

Bùi Thị Thân

3

Lớp 11-04



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

từ rong tảo biển đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia có biển.
1.1.2. Rong Sụn
1.1.2.1. Giới thiệu về rong Sụn
Rong Sụn tên thương mại là Cottonii, bao gồm hai loài chính là: Kappaphycus
alvarezii và Kappaphycus striatum, nguyên liệu chính cho chế biến kappacarrageenan được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế như chế biến thực
phẩm, y dược, mỹ phẩm, dệt may,… [24].
* Vị trí phân loại
Về mặt hệ thống phân loại rong Sụn (Kappaphycus alvarezii, Kappaphycus
striatum) được sắp xếp như sau [20].
Ngành (Phylum): Rhodophyta,
Lớp (Class): Rhodophyceae,
Lớp phụ (Subclass): Florideophycidae,
Bộ (Order): Gigartinales,
Họ (Family): Areschougiaceae,
Tông (Tribus): Eucheumatoideade,
Chi (Genus): Kappaphycus,
Loài: alvarezii, striatum.
1.1.2.2. Đặc điểm sinh học của rong Sụn
Rong Sụn là loại rong biển nhiệt đới có một số đặc điểm sinh học chính như
sau:
* Hình thái cấu tạo
Rong Sụn có thân dạng trụ tròn, nhiều trục chính, mọc lên từ bàn bám dạng
đĩa. Những trục chính mới có thể mọc từ cùng gốc với trục chính ban đầu hay ngay
từ trên trục chính, ở dưới phần gốc của trục chính ban đầu. Nhánh dạng trụ tròn
hình thành ngay gần gốc thân, lúc đầu chia không quy luật hoặc một bên, sau đó

mọc và uốn cong theo hướng ánh sáng và phát triển thành bụi rậm [8].
- Loài Kappaphycus alvarezii
Rong thô, giòn như sụn. Thân rong hình trụ, có màu xanh đến màu nâu đỏ,

Bùi Thị Thân

4

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

mọc đứng, cao 20-60cm, với đường kính của thân chính và nhánh 1-2cm. Phân
nhánh thưa. Khoảng cách giữa hai lần phân nhánh từ 4-10cm. Nhánh chót hơi cong,
dài 5-15cm, thon dần về ngọn. Khi mọc ở vùng nước có dòng chảy tốt cây rong phát
triển dài có thể tới 2m/cá thể, trọng lượng cá thể từ 20-56kg/cá thể. Nhánh thường
có đường kính lớn (trung bình 2,5mm), thon dần về phía đỉnh nhánh. Thường không
có hoặc ít nhánh thứ cấp. Nhánh cong, phình rộng, thon dần và kéo dài (hình 1A).
Nhìn trên bề mặt cắt ngang thân: Kích thước tế bào từ lớp vỏ vào nhu mô lõi
tăng từ từ. Lớp vỏ bao gồm 3-5 lớp tế bào chứa sắc tố, hình bầu dục, đường kính 715µm. Lớp nhu mô ngoài gồm 7-12 lớp tế bào hình bầu dục hoặc hình cầu, đường
kính 120-200µ m, vách dày 7-10µm. Nhu mô lõi bao gồm những tế bào lớn xen lẫn
với những tế bào nhỏ có đường kính 15-20µm [8].
- Loài Kappaphycus striatum
Rong thô, sần sùi, cao 20-25cm, màu nâu đen đến nâu đỏ. Phân nhánh dày,
theo kiểu đối nhau, mọc vòng, chạc hai không đều. Khoảng cách giữa hai lần phân
nhánh ngắn từ 1-3cm, nhánh chót ngắn, đầu cùn hoặc tròn (hình 1.1 B).
Nhìn trên bề mặt cắt ngang thân: Kích thước tế bào từ lớp vỏ vào lớp lõi tăng

từ từ. Lớp vỏ bao gồm 2-3 lớp tế bào chứa sắc tố, hình bầu dục, đường kính 710µm. Lớp nhu mô ngoài gồm 7-10 lớp tế bào hình bầu dục hoặc hình cầu đường
kính 120-250µm, vách dày 10-15µm. Lớp nhu mô lõi bao gồm những tế bào lớn
xen kẽ với những sợi trục, đường kính 25-30µm, với vách dày 10-15µm [8].

(A)

(B)

Hình 1.1. Hình ảnh của hai loài Rong Sụn chính. A: K. alvarezii; B: K. striatum [53, 54]

Bùi Thị Thân

5

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

* Đặc tính sinh sản, vòng đời
Theo các nhà nghiên cứu về rong biển [11, 16, 19, 30, 36] tồn tại ba loại cây,
thể hiện ba giai đoạn trong vòng đời của cây rong, đó là: cây giao tử-gametophyte
(thể đơn bội 1N) cái (female gametophyte) và đực (male gametophyte), cây bào tử
bốn (tetrasporophyte, thể lưỡng bội 2N) và thể bào tử quả (carposporophyte, thể
lưỡng bội 2N), hình thành trên cây giao tử cái. Cây giao tử bốn sinh ra các bào tử
bốn (tetraspore, đơn bội 1N, vì quá trình phân bào giảm nhiễm) nằm trong các túi
bào tử bốn (tetra sporangium, hình thành trong lớp tế bào vỏ của cây bào tử bốn).
Các bào tử bốn, sau khi được phóng thích và bám vào vật bám, sinh trưởng và phát

triển thành các cây giao tử đực và cây giao tử cái. Cây giao tử cái sinh sản ra các túi
trứng (oogonium, có chứa trứng ooplast). Cây giao tử đực sinh sản ra các túi tinh tử
(spermatangia) có chứa các tinh tử (spermatogonia). Tinh tử của cây giao tử đực sau
khi phóng thích giao hợp với các chứng trong các túi trứng của cây giao tử cái để
phát triển và hình thành thể bào tử quả-túi bào tử quả (carposporangium) trên cây
giao tử cái. Các bào tử quả (carpospores, thể lưỡng bội-2N) sau khi được phóng
thích sẽ phát triển thành cây bào tử bốn. Như vậy trong tự nhiên tồn tại ba loại cây
(bào tử bốn, giao tử đực, giao tử cái) có cấu tạo di truyền và chức năng sinh sản
khác nhau, nhưng hình thái bên ngoài lại gần giống nhau, không phân biệt được về
mặt hình thái ngoài, trước khi chúng hình thành các cơ quan sinh sản (xem hình 1.2:
Vòng đời của cây rong Sụn).
Ngoài hình thức sinh sản hữu tính (sexual reproduction) như trên đã trình bày,
các loài rong Sụn còn một kiểu sinh sản khác đó là sinh sản vô tính (unisexual
reproduction) bằng hình thức dinh dưỡng (vegetative reproduction), nghĩa là từ một
đoạn thân hay nhánh của cây rong Sụn có thể phát triển thành một cây rong hoàn
chỉnh.

Bùi Thị Thân

6

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

Hình 1.2. Sơ đồ vòng đời của cây rong Sụn [35]


* Phân bố, sinh học
Trong tự nhiên rong Sụn mọc bám trên các vật bám cứng có chất vôi (trên rạn
san hô chết hoặc trên đá), phân bố chủ yếu ở phần trên của vùng dưới triều (ngay
bên dưới của mực chiều thấp), nơi nước chảy nhẹ đến vừa phải.
Phân bố: rong Sụn là loại rong biển nhiệt đới, trong tự nhiên nó phân bố chủ
yếu ở vùng biển nhiệt đới trong khu vực Châu Á và Tây Thái Bình Dương, đặc biệt
phổ biến ở vùng biển một số nước Đông Nam Á (Philippines, Indonesia,
Maylaysia…).
* Các yêu cầu sinh thái cơ bản
- Là loại rong hẹp muối, chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở độ mặn 28-34‰.
Độ mặn dưới 20‰ kéo dài nhiều ngày, rong ngừng phát triển và chết. Độ mặn cao
35-40‰ sinh trưởng của rong bị ức chế.
- Nhiệt độ nước thích hợp nhất cho rong sinh trưởng và phát triển là 25-30oC.
Khi nhiệt độ nước cao hơn 31oC, rong sẽ tăng trưởng chậm, ở nhiệt độ thấp hơn
15oC rong sẽ bị chết.

Bùi Thị Thân

7

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

- Nhu cầu muối dinh dưỡng chỉ thể hiện rõ trong điều kiện nhiệt độ cao và ánh
sáng mạnh. Trong điều kiện nước biển tự nhiên và trao đổi thường xuyên, hàm
lượng các muối đã đủ cho rong sinh trưởng và phát triển [8].

1.1.2.3. Nguồn gốc của rong Sụn ở Việt Nam
Rong Sụn ở Việt Nam là loài rong biển nhiệt đới có nguồn gốc từ Philippines.
Tháng 2 năm 1993 trong chương trình hợp tác khoa học Việt Nam và Nhật Bản
phân Viện khoa học vật liệu Nha Trang đã nhập về Việt Nam một bụi rong Sụn
240g. Tháng 10 năm 1993 với sự giúp đỡ của Phân Viện khoa học vật liệu Nha
Trang, Trung tâm khuyến ngư Ninh Thuận đã nhận 5kg rong Sụn về trồng thử
nghiệm tại đầm Sơn Hải. Hiện nay, rong Sụn được trồng rộng rãi tại một số vùng
trong tỉnh và các tỉnh khác như Khánh Hoà, Phú Yên, Phú Quốc, Bình Thuận... Ðến
nay có thể khẳng định rong Sụn là đối tượng trồng tương đối phù hợp với mọi loại
hình mặt nước và được đánh giá là có nhiều ưu thế hơn hẳn một số loài rong biển
kinh tế hiện có ở địa phương tạo ra nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
[7].
Trong tự nhiên, rong Sụn K. alvarezii có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc điều
kiện cụ thể từng vùng sinh thái biển nhất định. Do vậy, màu sắc của rong Sụn có thể
có màu xanh (hình 1.1) cũng có thể có màu đỏ (hình 1.3).
Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao và nước được trao đổi thường xuyên
thì rong Sụn không đòi hỏi nhiều về các chất dinh dưỡng vì trong nước biển đã cung
cấp đủ để cho rong phát triển. Chỉ trong điều kiện nước tĩnh ít được trao đổi và
nhiệt độ nước cao, khi đó rong Sụn đòi hỏi phải được cung cấp chất dinh dưỡng cao
để có thể giúp cây phát triển bình thường trong điều kiện không thuận lợi.

Hình 1.3. Hình thái rong Sụn (Kappaphycus alvarezii) [56]

Bùi Thị Thân

8

Lớp 11-04



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

1.1.2.4. Giá trị dinh dưỡng, nuôi trồng và nguồn lợi khai thác rong Sụn
Thành phần hóa học của rong Sụn có thể thay đổi phụ thuộc vào trạng thái
sinh lý, thời gian sinh trưởng, điều kiện sống như cường độ ánh sáng, thành phần
dinh dưỡng của nước biển nuôi. Ở rong Sụn, hàm lượng nước chiếm từ 77-91% còn
lại là chất khô, chủ yếu gluxit chiếm 40-45%, chất khoáng chiếm 20%, protein
chiếm 5-22%, ngoài ra các thành phần như lipit; sắc tố…chiếm 15-35%. Hàm lượng
các chất khoáng ở rong Sụn rất phong phú, thực tế đã chứng minh rằng rong biển đã
hấp thụ hơn 90 loại chất khoáng khác nhau từ nước biển với hàm lượng muối thấp
và canxi cao. Chính vì lẽ đó mà rong biển là thực phẩm ưu tiên hàng đầu với những
người bị cao huyết áp. Carrageenan là thành phần chủ yếu, chiếm tới 40% chất khô
của rong Sụn, chúng có đặc tính liên kết rất tốt các phân tử protein của động thực
vật, vì vậy có thể bổ sung carageenan làm phụ gia thực phẩm để tăng mức độ liên
kết protein của thịt [55].
Hiện nay nghề nuôi trồng rong sụn đã được nuôi trồng ở nhiều nước trên thế
giới, rong Sụn bắt đầu được nuôi trồng tại Philippines vào những năm của thập kỷ
70, sau đó được phát triển tại nhiều nước ở Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam
và các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc (đảo Hải Nam), châu Phi [13,35,43,46].
Hiện nay, 2 loài rong Sụn là K. alvarezii và K. striatum chiếm đến 85% nguồn
nguyên liệu để chế biến carrageenan. Hàng năm, trên thế giới tiêu thụ khoảng
150.000 tấn rong khô, cung cấp 28.000 tấn Carrageenan với giá trị 270 triệu USD
[17].
Các loài rong biển thường được trồng nhiều nhất để khai thác Kappa carrageenophytes từ rong Sụn Kappaphycus alvarezii và Kappaphycus striatus; iota
-carrageenophyte từ loài Eucheuma denticulatum.
Năm 1991, K. alvarezii và K. striatum đã được di nhập vào Cuba từ
Philippines. Các nghiên cứu thử nghiệm tìm điều kiện thích hợp cho nuôi trồng
rong Sụn được tiến hành, kết quả cho thấy khí hậu nhiệt đới quanh năm nắng ấm ở

Caribbean rất phù hợp cho sinh trưởng của rong Sụn [10].
K. alvarezii được du nhập vào đảo Line của Kiritimati và Tabuaeran năm 1994
và được coi như một chương trình phát triển ngoài khơi xa của cộng hòa Kiribati.

Bùi Thị Thân

9

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

Nghề nuôi trồng rong Sụn K. alvarezii đã được phát triển và sản xuất ra các sản
phẩm thương mại được bắt đầu vào tháng 9/1994, năng suất thu hoạch rong Sụn
tăng dần từ 850 tấn trọng lượng khô/năm lên tới 1200 tấntrọng lượng khô/năm và
cung cấp một lượng sản phẩm quan trọng để xuất khẩu [18].
Rong Sụn là loài rong biển có giá trị kinh tế cao, được dùng làm nguyên liệu
chế biến thực phẩm, y tế…rong Sụn rất phù hợp cho việc trồng ở các vùng ven biển,
nhất là khu vực Nam Trung Bộ.
1.1.3. Rong Nho
Chi

rong

Caulerpa

thuộc


họ

Caulerpaceae,

bộ

Caulerpales,

lớp

Clorophyceae, ngành rong Lục Chlorophyta là chi rong rất phổ biến ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Thành phần loài của chúng rất đa dạng, nhưng trong hơn 10
loài được tìm thấy thì rong Nho có giá trị nhất. Theo [52] hệ thống phân loại của
rong Nho (Caulerpa lentillifera, J A gardh, 1873) được xác định như sau:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophyceae, Wille in Warming, 1884
Bộ: Caulerpales, Feldmann, 1894
Họ: Caulerpaceae, Kutzing, 1843
Chi: Cauperpa, Lamouroux, 1809
Loài: Caulerpa lentillifera J. Agardh, 1873.
1.1.3.1. Đặc điểm sinh học
Rong Nho có màu xanh đậm, gồm phần thân bò chia nhánh và gắn vào đá, cát
hay nền đáy khác bằng các sợi rễ nhỏ màu trắng. Từ thân bò mọc ra nhiều thân
đứng, trên thân đứng mọc ra nhiều nhánh nhỏ tận cùng là các khối hình cầu có
đường kính 2,5-3mm mọc dày kín xung quanh thân đứng (hình 1.4). Bên trong
những quả hình cầu này chứa đầy chất dịch, dạng gel. Rong Nho thường mọc thành
bụi hay thành đám màu xanh đậm, phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương như
Philippine, Java, Micronesia, Bikini … Chúng có thể mọc sâu dưới 8 m từ mặt biển,
nhưng ở vùng nước như ở Bikini có thể mọc sâu xuống 40m [44] có thể mọc rất tốt

trong các đầm phá nông, nơi yên sóng nhưng không chịu được sự thay đổi mạnh
của độ mặn.

Bùi Thị Thân

10

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

Rong Nho sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở độ mặn khoảng 33-33,5‰;
nhiệt độ dao động từ 250C đến 300C; cường độ ánh sáng khoảng 15000 Lux; độ pH
ổn định, thường trong khoảng 7,5-8; lớp đáy (thể nền) thích hợp cho rong Nho phát
triển là bùn cát hoặc cát bùn. Hình thức sinh sản chủ yếu của rong Nho gồm sinh
sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính bằng bào tử đơn, sinh sản hữu tính bằng cách kết
hợp trứng và túi tinh tử. Trong quá trình phát triển trên cây bào tử (2N), các tế bào
sinh sản hình thành túi bào tử. Túi bào tử diễn ra hoạt động giảm phân hình thành
giao tử đực và cái (1N). Hai giao tử này kết hợp với nhau hình thành hợp tử (2N).
Hợp tử không qua quá trình phân chia giảm nhiễm mà phát triển trực tiếp thành cây
bào tử (2N). Trong chu kỳ sinh sản, có sự luân phiên thay thế giữa cây bào tử và
cây hợp tử, thuộc loại hình giao thế hình thái không rõ ràng.

Hình 1. 4. Hình thái rong Nho (Caulerpa lentillifera J. Agracilarh, 1873)

Phần thân bò và thân đứng của rong Nho biển đều có thể phát triển thành bụi
rong mới. Cách sinh sản này được áp dụng rộng rãi trong nuôi trồng. Các đoạn thân

bò hoặc thân đứng này khi cho vào môi trường nuôi thích hợp, đầu tiên sẽ mọc ra
thân bò mới, mỗi ngày có thể dài tới 2 cm. Các thân bò này sẽ bám được nhờ vào
hệ thống rễ và sau đó trên các thân bò sẽ mọc ra thân đứng [43].
1.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng, nuôi trồng và nguồn lợi khai thác rong Nho
*/ Giá trị dinh dưỡng
Rong Nho là thức ăn ngon, bổ dưỡng, trang trí đẹp trên những món ăn khác và
đặc biệt chúng hỗ trợ chữa một số bệnh như bệnh huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh

Bùi Thị Thân

11

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

đường ruột, bướu cổ… Rong Nho được ăn như một loại rau trong các món lẩu, có
thể nấu canh hoặc ăn như rau sống hay rau gia vị. Phần thân non giòn có thể làm
các món gỏi giống như các loại rong biển khác. Chất caulerparine ở rong này có tác
dụng kích thích ăn ngon miệng. Trong rong Nho hàm lượng nước chiếm 94,82%
còn lại là chất khô, hàm lượng Iot đạt 17,35µg/g chất khô, vitamin C đạt 1,76µg/g
chất khô, ngoài ra còn có các thành phần khác như tro… Bên cạnh đó, rong Nho
còn được sử dụng như một loại mỹ phẩm tự nhiên để làm đẹp rất hiệu quả.
*/ Nuôi trồng
Theo Shokita [43] tại Okinawa của Nhật Bản, việc nuôi trồng rong Nho đã
được tiến hành thí nghiệm từ những năm 1978 bằng hai phương thức trồng chủ yếu
là trồng treo bằng lưới hay nuôi lồng trên biển và trồng đáy trong bể xi măng. Kết

quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của rong Nho rất khác nhau phụ thuộc vào
phương thức nuôi trồng. Cụ thể là, rong Nho được trồng bằng cách cột vào lưới thì
sinh trưởng đạt 1,95% /ngày, còn nếu trồng trong các bể xi măng thì sinh trưởng là
2,92%/ ngày, trong khi đó trồng rong Nho bằng phương thức treo lồng có sinh
trưởng cao hơn đạt 3,12%/ngày. Mặt khác tỉ lệ phần thân đứng trên tản cũng khác
nhau. Cụ thể trồng theo cột trên lưới tỉ lệ thân đứng trên toàn tản là 60% còn trồng
đáy và nuôi lồng thì tỉ lệ thân đứng trên toàn tản là 65% và 70%.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Shokita [43], rong Nho đã được trồng đại trà
thành thương phẩm tại Okinawa, Nhật Bản. Kĩ thuật trồng rong Nho tại đây chủ yếu
là sử dụng cách sinh sản sinh dưỡng với phương thức trồng treo. Các đoạn rong dài
chừng 10cm và nặng 10g sẽ được treo trong các túi lưới hình trụ và sau đó sẽ được
treo xuống vùng biển nuôi. Nếu vùng nuôi quá nông không thể treo được có thể sử
dụng các mảnh lưới có kích thước cỡ mắt lưới dày như lưới muỗi, kích thước
1x10m, căng sát nền đáy và trên đó cột các nhánh rong khoảng 10g, cách nhau 0,51m. Các túi treo và dàn lưới yêu cầu phải được làm vệ sinh thường xuyên. Khi độ
mặn hạ thấp do mưa (dưới 25‰) thì đưa các túi rong xuống sâu hơn để đảm bảo độ
mặn phần thân đứng của rong Nho trong các túi được thu hoạch, phần thân bò còn
lại sẽ tiếp tục được phát triển và được khai thác.

Bùi Thị Thân

12

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

Dòng chảy rất cần thiết cho sự phát triển của rong Nho, các nhánh hình cầu

cũng sẽ mọc mạnh hơn trong môi trường có dòng chảy mạnh và sẽ thưa hơn trong
môi trường nước yên tĩnh hay dòng chảy yếu. Sinh trưởng của rong đạt cao nhất khi
có dòng chảy đạt tốc độ 20-30cm/giây. Sau 2 tháng trồng theo phương pháp như
trên, tăng trưởng của rong Nho có thể đạt từ 1,54% đến 3,16%/ ngày.
Ở Philippines, rong Nho đã được nuôi trồng từ những năm đầu của thập niên
50 ở đảo Mactan, tỉnh Cebu. Đầu tiên, rong Nho được trồng trong các ao đìa nuôi
tôm hoặc cá như một nguồn nuôi thứ cấp nhưng sau đó lợi nhuận thu được từ rong
Nho mang lại còn cao hơn từ cá, tôm nên người dân đã chuyển đổi rong nho biển
thành mùa vụ chính. Năm 1988, tại đảo Mactan, tỉnh Cebu có khoảng 400 hecta ao
đìa được sử dụng để trồng rong Nho [45] cho mục đích nuôi thương phẩm. Theo
thống kê của Cục nghề cá và Tài nguyên thủy sinh vật Philippines năm 1982,
khoảng 827 tấn rong Nho biển đã xuất khẩu sang Nhật Bản và Đan Mạch [45]. Các
nghiên cứu cho thấy, việc quản lý nguồn nước là yếu tố đầu tiên cho việc trồng
rong Nho thành công. Nước phải được thay thường xuyên (1 lần/tuần) để có thể duy
trì hàm lượng muối dinh dưỡng trong môi trường nước trong ao nuôi để rong Nho
phát triển. Mật độ giống ban đầu khoảng 1000kg/hecta có thể cho kết quả tốt sau 23 tháng [45]. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm là phải duy trì độ mặn trên 30‰. Vấn
đề phân bón không cần thiết trong điều kiện nước thường xuyên thay đổi. Bằng
cách trồng trong ao đầm ở Cebu, năng suất có thể đạt từ 12 tấn/hecta/năm.
*/ Nguồn lợi khai thác rong Nho
Trong tự nhiên, rong Nho được khai thác ở các bãi san hô chết, bãi cát lẫn bùn
và xác vỏ sinh vật, ở vùng ven biển và ven đảo. Rong Nho biển mọc trên đáy mềm
từ vùng triều thấp sâu đến 8m, nhưng ở vùng nước có độ trong cao như ở Bikini,
rong Nho có thể phân bố sâu đến 40m. Chúng có đặc tính mềm và ngon, vị nhạt và
mọng nước nên rất được ưa chuộng và được sử dụng làm thức ăn truyền thống ở các
nước Nhật Bản, Philippines dưới dạng rau xanh hay salad [38].
1.1.4. Rong Câu
Rong Câu (Gracilaria) là một chi thuộc ngành tảo Đỏ và thuộc nhóm rong
biển đem lại lợi ích kinh tế cao, chúng phân bố rộng rãi trên thế giới đa số phân bố
ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.


Bùi Thị Thân

13

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

Rong Câu được xếp như sau:
Ngành Rhodophyta
Lớp Florideophyceae
Bộ Gracilariales
Họ Gracilariaceae
Chi Gracilaria
Loài tenuistipitata; bailinae
Hiện nay có khoảng 100 loài rong Câu phân bố gồm 20 loài ở châu Mỹ - Thái
Bình Dương, 17 loài ở Malaysia, 9 loài ở Nhật Bản, 24 loài ở biển Ấn Độ Dương,
18 loài ở biển nước ấm châu Mỹ - Đại Tây Dương và 10 loài ở biển bờ Đông Bắc
Đại Tây Dương [21].
1.1.4.1. Đặc điểm sinh học
Rong Câu Chỉ Vàng thường mọc thành bụi hay thảm dày, cao 10-20 cm, màu
đỏ tím hay đỏ nâu. Thân rong dạng hình tròn, đường kính thân 1,5-2mm, phân
nhánh 1-3 lần theo kiểu chuyền nhau, gốc nhánh chỉ hơi thắt lại hoặc không thắt.
Rong Câu cước thường mọc thành bụi, cao 10-40cm, phần gốc có đĩa bám nhỏ, thân
rong hình trụ, đường kính 1-2mm, phân nhánh chẻ 2-4 lần hoặc có khi chỉ mọc một
bên, không thắt ở gốc nhánh, các nhánh chót có dạng móc câu, giòn dễ gãy khi tươi
và dính chắc vào giấy khi ép khô. Rong Câu chân vịt có thân bò, dẹp, mập, mọng

nước, phân nhánh lông chim hoặc phân nhánh đôi, nhánh dài 1-4cm, rộng 0,5cm,
dày 2-5mm, mép phiến có răng cưa, bám bằng gốc bám dạng đĩa hình thành ở mặt
dưới thân (hình 1.5).

Hình 1.5. Hình thái rong Câu (Gracilaria) [57]

Bùi Thị Thân

14

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của rong Câu từ 20 đến 30oC, với nồng độ
muối dao động từ 12-20‰, cường độ ánh sáng phù hợp dao động trong giới hạn 50
– 30.000 lux (thích hợp từ 5.000 – 10.000 lux) và pH tối ưu từ 7,4-8,5.
Rong Câu sinh trưởng tốt nhất trong môi trường không có hoặc có lẫn rất ít
một số rong Lục (rong Tóc, rong Bún), rong Đỏ (rong nhiều ống) hoặc một số cỏ
dại khác hoặc bùn cát.
Rong Câu sinh sản với 3 hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản dinh dưỡng,
sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Trong vòng đời của rong Câu, cây bào tử và
cây giao tử của Gracilaria xảy ra luân phiên trong vòng đời. Cây bào tử bốn thành
thục (2N) sinh sản (giảm phân) cho các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao
tử đực và cây giao tử cái. Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao
tử cái hình thành túi trứng. Sau khi thụ tinh và cystocarp (quả túi) được hình thành
trên giao tử cái, bào tử quả (2N) được phóng ra và phát triển thành cây bào tử bốn.

Dạng cây dinh dưỡng của cây bào tử bốn, cây giao tử đực, cây giao tử cái không có
khác biệt rõ ràng.
1.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng, nuôi trông và khai thác rong Câu
*/ Giá trị dinh dưỡng
Rong Câu là nguồn nguyên liệu chủ yếu để chế biến agar - loại chế phẩm được
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, như chế biến thực phẩm, y dược, mỹ
phẩm; trong nghiên cứu sinh học với sản phẩm agarose. Rong câu có chứa đặc biệt
cao về hàm lượng các nguyên tố vi lượng rất có lợi cho sức khỏe con người.
Rong Câu có hàm lượng nước chiếm 83,5%, hàm lượng protein thô chiếm
2,3%, chất béo chứa 0,2%, còn lại là các thành phần carbonhydrat, khoáng và các
loại vitamin B… các khoáng đa lượng và vi lượng chủ yếu là Fe, Cu, Ca, Mg,
Na…đặc biệt là Agar. Agar sử dụng phổ biến trong công nghiệp hiện nay.
*/ Nuôi trồng
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loài Gracilaria được nuôi trồng phổ biến là G.
asiatica, G.heteroclada, và G.tenuistipitata [25]. Loài G. tenuistipitata và G.
asiatica được trồng chủ yếu bán thâm canh trong nước lợ (năng suất bình quân đạt
1-1,5 tấn sinh khối khô/ha/năm) và nuôi trồng thâm canh (đạt năng suất bình quân

Bùi Thị Thân

15

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

3- 4 tấn sinh khối khô/ha/năm). Tổng diện tích trồng Gracilaria ở Việt Nam khoảng

1000 ha, với lượng khai thác hàng năm là 1500-2000 tấn sinh khối khô mỗi năm.
Mặt khác, tổng diện tích nuôi trồng G. hetrroclada gần 100 ha, sản lượng thu hoạch
dao động trong khoảng 150-200 tấn sinh khối khô/năm. Một lượng lớn Gracilaria
khai thác được đã được xuất khẩu sang Nga, Nhật và gần đây nhất là sang Trung
Quốc. Một lượng nhỏ được sử dụng để chế biến agar trong nước và dùng lám thực
phẩm thông thường như làm rau xanh, nộm và thạch.
*/ Nguồn lợi khai thác
Ở Việt Nam, có khoảng 19 loài rong Câu hầu hết trong số chúng được tìm
thấy trong khu vực bãi triều (đá, cát, và bùn đáy) và có một mùa phát triển riêng (từ
tháng 5 tới tháng 11 hàng năm). Các loài sau là phổ biến dọc theo các vùng phía bắc
của Việt Nam: Gracilaria asiatica, G. tenuistipitata, G. gigas, G. firma, G.
salicornia, G. textorri, G. foliifera. Tuy nhiên, G. heteroclada, G. eucheumatoides,
G. coronopifolia, và G. salicornia thường thấy ở miền Trung và miền Nam Việt
Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu rong biển ở việt nam
1.2.1. Đa dạng rong biển và sử dụng sinh khối rong biển ở Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới với đường bờ biển dài khoảng 3260 km. Biển Việt
Nam nằm ở phía Tây Bắc của Biển Đông, với khí hậu thay đổi từ cận nhiệt đới ở
phần phía bắc tới khí hậu nhiệt đới ở phần phía nam của đất nước, Việt Nam có hệ
rong biển rất đa dạng với khoảng 1000 loài khác nhau. Tổng số loài rong biển dọc
theo bờ biển Việt Nam, bao gồm cả hải đảo, ước tính gần 1000 loài, trong đó có 639
loài rong biển (269 loài rong Đỏ, 143 loài rong Nâu, 151 loài rong Lục, và 76 loài
rong Lam) đã được xác định [37, 39]. Trong số này, 310 loài có thể được tìm thấy
dọc theo bờ biển của các tỉnh phía Bắc và 484 loài ở các tỉnh phía Nam, ngoài ra
còn có 156 loài xuất hiện chung cho cả hai khu vực [25]. Rong biển đã được sử
dụng từ hơn một thế kỷ đến nay. Tuy nhiên, việc sử dụng rong biển chỉ hạn chế cho
những người sống trong các khu vực ven biển. Việt Nam bị chi phối bởi hai mùa
khô và mùa mưa nên điều kiện về mặt nước, nhiệt độ, lượng mưa và độ mặn của
vùng ven biển rất thuận lợi cho rong biển phát triển. Rong biển của Việt Nam có


Bùi Thị Thân

16

Lớp 11-04


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Công nghệ sinh học

31,7% tổng số loài cận nhiệt đới, khoảng 40% tổng số loài nhiệt đới. Có khoảng
60% rong biển của Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với rong biển nhiệt đới,
trong khi chỉ có 14,3% có mối quan hệ với rong biển cận nhiệt đới.
Các nhóm rong biển quan trọng về mặt kinh tế có thể được sử dụng làm thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi (con người và động vật), vật liệu cho ngành công
nghiệp, y học cổ truyền và làm phân bón sinh học. Các loài rong biển thuộc các chi
Sargassum, Gracilaria, Kappaphycus và Eucheuma là những rong biển quan trọng
và có ý nghĩa về mặt kinh tế và được nuôi ở quy mô lớn ở Việt Nam. Ngoài các loài
rong biển quan trọng về mặt kinh tế ở Việt Nam đã đề cập ở trên, các loài rong biển
khác như Ulva reticulata, Caulerpa racemosa, Gelidiella acerosa, Laurencia
obtusa, Hypnea valentiae và Porphyra crispate đều có giá trị dinh dưỡng và chứa
các hợp chất hoạt tính sinh học tự nhiên có thể được sử dụng với các chức năng làm
thực phẩm, thuốc và phân bón sinh học, nhiên liệu sinh học.
Rong biển được sử dụng làm thực phẩm đã trở nên phổ biến nhất, đặc biệt là ở
các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… nơi mà việc trồng rong biển đã
trở thành một nghề quan trọng. Trong số 246 loài rong biển được con người sử dụng
có 145 loài được dùng làm thực phẩm, 101 loài dùng trong công nghiệp làm nguyên
liệu cho chiết rút các hợp chất thứ cấp như polysarcarit, các chất có hoạt tính sinh
học, 24 loài dùng làm thuốc. Ngoài ra còn có 25 loài dùng trong công nghiệp khác

như làm thức ăn cho động vật hay làm phân bón, hay loài Ulva laeterirens và rong
Câu (Gracilaria verrucosa) dùng để sản xuất giấy ở Ý [32].
1.2.2. Hiện trạng khai thác và nuôi trồng rong biển ở Việt Nam
Theo báo cáo của Huynh và Nguyen (1998), bốn loài rong biển hiện đang
được trồng tại Việt Nam bao gồm G. asiatica, G. heteroclada, G. tenuistipitata và
K. alvarezii. Nuôi trồng G. tenuistipitata và G. asiatica đã được thực hiện chủ yếu ở
môi trường nước lợ bằng cách nuôi cấy bán thâm canh (với năng suất trung bình
của 1-1,5 tấn khô/ha/năm) và nuôi thâm canh (với năng suất bình quân 3-4 tấn
khô/ha/năm.
Hiện nay, diện tích nuôi trồng Gracilaria ở Việt Nam có khoảng 1000 ha, với
sản lượng thu hoạch hàng năm lên tới 1500-2000 tấn khô/năm. Hiện nay, việc trồng

Bùi Thị Thân

17

Lớp 11-04


×