Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Tiểu luận công trình mạng lưới cấp điện, cấp năng lượng đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.48 KB, 30 trang )

TIỂU LUẬN
CÔNG TRÌNH MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN, CẤP NĂNG LƯỢNG ĐÔ THỊ
Môn học : TỔ HỢP HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.

Học viên nhóm 8:

PHẠM THỊ KHÁNH HUYỀN
NGUYỄN TRÍ TUỆ
ĐẶNG HOÀNG VIỆT


2.6. CÔNG TRÌNH MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN, CẤP NĂNG LƯỢNG ĐÔ THỊ
2.6.1. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN ĐÔ THỊ
2.6.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Lưới điện: là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ
trạm biến áp khu vực và trạm biến áp hạ áp.
- Trạm biến áp phân phối: là trạm biến đổi điện trung áp thành điện hạ áp để cung cấp điện năng cho
phụ tải đô thị.
- Trạm phân phối (trạm cắt): là trạm nhận và phân phối điện năng ở cùng một cấp điện áp.
- Cấp điện áp là phân cấp theo điện áp của đường dây tải điện. Có ba cấp điện áp là Cao áp,Trung áp,
Hạ áp
- Hộ dùng điện: là một đơn vị sử dụng điện riêng lẻ, có riêng một đồng hồ đo điện sử dụng.
- Phụ tải điện: là công suất điện tiêu thụ của hộ dùng điện.
- Thiết bị bảo vệ rơle là thiết bị chuyển mạch tự động để báo tín hiệu hoặc đóng cắt mạch điện khi có sự
cố.
- Aptômat là thiết bị để bảo vệ ngắn mạch trong mạng hạ áp.
- Thiết bị tự động ATS là thiết bị tự động đóng lặp lại khi nguồn điện l àm việc bị mất điện tức thời hoặc
tự động đóng nguồn dự phòng khi mất nguồn điện làm việc.
- Nối đất là nối trung tính của mạng trung áp và trung tính của các máy biến áp hạ áp trực tiếp với đất.




2.6.1.2. Quy hoạch hệ thống cấp điện đô thị.
a, Quy hoạch hệ thống cấp điện trong các đồ án quy hoạch đô thị.
- Đồ án Quy hoạch vùng: Quy hoạch hệ thống cấp điện cần lựa chọn và xác định quy mô nguồn điện, phụ tải
điện và quy hoạch lưới điện.
- Đồ án Quy hoạch chung: Quy hoạch hệ thống cấp điện yêu cầu lựa chọn nguồn điện, xác định quy mô, vị trí,
công suất của các công trình đầu mối; mạng lưới truyền tải và phân phối chính của hệ thống cấp điện
-. Đồ án Quy hoạch phân khu: Quy hoạch hệ thống cấp điện cần dự báo nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp
điện năng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế và chiếu sáng đô thị...
- Đồ án Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch hệ thống cấp điện cần xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp
điện năng; vị trí, quy mô các trạm điện phân phối; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị.
2.2. Yêu cầu của quy hoạch hệ thống cấp điện đô thị
Quy hoạch hệ thống công trình cấp điện đô thị phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng điện của
đô thị cho thời gian hiện tại và tương lai sau 10 năm
* Nhà máy nhiệt điện riêng của đô thị
Nhà máy nhiệt điện riêng của đô thị phải được bố trí theo qui hoạch xây dựng đô thị, gần các phụ
tải lớn, gần đường sắt, thuỷ, bộ và phải ở cuối hướng gió chủ đạo để tránh gây ô nhiễm không khí
đô thị, hoạt động của nhà máy phải đạt yêu cầu môi trường về khí thải.
Nhà máy nhiệt điện riêng của đô thị phải có khả năng nối với hệ thống điện quốc gia khi hệ thống
điện quốc gia đi qua đô thị trong tương lai (QCVN 07:2010/BXD - trang 49).


* Hệ thống công trình cấp điện đô thị phải đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện phù hợp với ba loại hộ dùng điện:
hộ loại 1, loại 2 và loại 3.
(QCVN 07:2010/BXD - trang 47,48).
* Yêu cầu đối với nguồn điện.
- Các nhà máy nhiệt điện và các trạm nguồn 500KV phải bố trí gần các trung tâm phụ tải điện lớn, gần các lưới
điện cao áp quốc gia.
- Các trạm nguồn 220KV phải đặt ở khu vực ngoại thị. Trường hợp bắt buộc phải đưa sâu vào nội thị, không

đặt tại các trung tâm đô thị và phải có đủ diện tích đặt trạm, có đủ các hành lang để đưa các tuyến điện cao và
trung áp nối với trạm.
- Các trạm 110KV đặt trong khu vực nội thị các đô thị từ loại II đến loại đặc biệt phải dùng trạm kín (QCVN
01:2008/BXD - trang 63).


* Yêu cầu đối với lưới điện
- Không quy hoạch các tuyến điện 500KV đi xuyên qua nội thị các đô thị.
- Lưới điện cao áp 110KV và 220KV đi trong nội thị của các đô thị từ loại II đến loại đặc biệt phải đi ngầm.
- Khi quy hoạch lưới điện cao áp phải tuân thủ các quy định của Luật điện lực về quy hoạch phát triển điện lực
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành về bảo vệ an toàn công trình
lưới điện cao áp.
*Lưới điện phân phối theo cấp đô thị
- Đối với các đô thị từ loại I đến loại đặc biệt, quy hoạch lưới điện từ 110KV trở lên cho toàn đô thị, qui hoạch
lưới điện từ 22KV trở lên cho từng quận, huyện.
- Đối với các đô thị còn lại, quy hoạch từ lưới 22KV trở lên cho toàn đô
- Quy hoạch lưới điện bao gồm: Quy hoạch lưới điện cao áp, lưới điện trung áp 22KV, lưới điện hạ áp 0,4KV,
lưới chiếu sáng đường phố, lưới chiếu sáng công viên, vườn hoa, chiếu sáng mặt ngoài các công trình kiến trúc
đặc biệt, các công trình văn hoá, nghệ thuật (tượng đài, đài phun nước, các cây cầu bắc qua sông lớn...), chiếu
sáng trang trí đường phố, trong công viên, vườn hoa.
2.6.1.3. Thiết kế công trình mạng lưới cấp điện đô thị
a, Trạm biến áp
- Trạm biến áp khu vực là trạm biến áp ngoài trời.
-Các trạm khu vực 220kV phải đặt ở khu vực ngoại thị.
b, Mạng hạ áp
Mạng hạ áp là mạng cung cấp điện cho các phụ tải điện sinh hoạt, phụ tải điện của công trình công cộng, phụ
tải điện sản xuất (nếu có), phụ tải điện khu cây xanh - công viên, phụ tải điện chiếu sáng công cộng


c, Đường dây truyền tải điện năng:

Bao gồm đường dây trên không, đường dây cáp ngầm.
- Đường dây trên không: Bao gồm dây dẫn, dây chống sét, cột, sứ cách điện và phụ kiện đường dây khác.

- Đường dây cáp ngầm :Sử dụng khi mạng lưới cấp điện có các cấp điện áp khác nhau và mạng thông tin liên
lạc phức tạp. Ưu điểm của đường dây cáp ngầm là vận hành an toàn tuy nhiên giá thành đắt hơn 6-8 lần so với
đường dây trên không cùng cấp điện áp.


- Phụ kiện đường dây.
- Dây dẫn thuộc mạng cao áp, trung áp, hạ áp. Độ sâu chôn cáp bình thường đối với cáp tới 500 kV là 0,7m.
Còn khi vượt qua đường phố hoặc quảng trưởng là 1m.
- Cột, móng cột, néo cột, xà, sứ, hộp công tơ, hộp phân phối của đường dây trên không:
Kích thước cột điện và móng của chúng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với điều kiện địa chất và điều
kiện tự nhiên của khu vực; phải đảm bảo khoảng cách cột và nhất là các cột góc, cột rẽ nhánh
- Rãnh cáp, đầu nối của đường cáp ngầm:
Rãnh cáp phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đặc biệt chú ý đường cáp cắt nhau, đường cáp qua
đường giao thông và đường cáp gần các công trình ngầm khác. Đầu nối cáp phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn
kỹ thuật.

2.6.1.4. Đặc điểm về không gian của công trình mạng lưới cấp điện.
- Về không gian của công trình mạng lưới cấp điện bao gồm:
+ Công trình dạng điểm: là hệ thống các trạm biến áp;
+ Công trình dạng tuyến: là hệ thống mạng lưới phân phối điện.
- Trạm biến áp thường có một số dạng kết cấu như trạm treo, trạm bẹt, trạm kín, trạm trọn bộ.
- Hệ thống mạng lưới phân phối điện đảm bảo sự liên kết giữa nguồn điện với tải tiêu thụ điện. Hệ
thống mạng lưới phân phối điện phải có sơ đồ đơn giản, phù hợp với từng đối tượng, vận hành một cách
linh hoạt, chế độ bảo trì, bảo dưỡng đơn giản, chi phí vận hành thấp.


- Xét về hình dạng cấu trúc cơ bản của hệ thống mạng lưới điện phân phối có 3 dạng chính.

+ Dạng hình tia

+ Dạng phân nhánh hay còn gọi là dạng trục chính

+ Dạng mạch vòng kín


2.1.6.5. Thi công công trình mạng lưới cấp điện đô thị. Có 2 giai đoạn
a, Chuẩn bị mặt bằng
+ Xây dựng các công trình tạm, lều lán để lắp đặt các thiết bị điện;
+ Lắp đặt các hệ thống khí nén, nước và điện tạm thời và cố định cũng như các thiết bị để đấu nối với các máy thi
công.
b, Thi công mạng lưới cấp điện.
Bước 1: Phải hoàn thành toàn bộ những kết cấu xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt thiết bị điện sau này.
Bước 2: Phải tiến hành lắp đặt các thiết bị điện đã được tổ hợp thành các cụm và các khối. Việc lắp đặt các thiết bị điện
phải tiến hành theo biện pháp tổ chức thi công đã được duyệt (QCVN QTĐ-7:2009/BCT - trang 9).
2.1.6.6. Điều kiện vận hành và hoạt động các công trình mạng lưới cấp điện đô thị

a, Điều kiện vận hành đưa vào sử dụng.
- Chỉ đưa vào vận hành các nhà máy điện, lưới điện được xây dựng mới hoàn tất mở rộng hoặc từng đợt riêng
biệt
- Việc nghiệm thu đưa vào vận hành các công trình hoặc các bộ phận của các công trình đó được tiến hành theo
khối lượng của tổ hợp khởi động bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình.
- Các đường ống phải được đăng ký, khám nghiệm theo đúng quy định của quy phạm Nhà nước và quyết định
phân cấp của Bộ Công Thương
Các thiết bị bảo vệ tự động, thiết bị an toàn và các trang bị an toàn - bảo hộ dùng trong vận hành, thao tác sửa
chữa cần phải được kiểm tra và thử nghiệm theo đúng quy định trong các Quy chuẩn hiện hành (QCVN QTĐ6 : 2009/BCT - trang 11).
- Người chịu trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy của các nhà máy điện, công ty điện lực và đơn vị điện lực
cần chịu trách nhiệm quản lý toàn diện theo quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy



b, Điều kiện hoạt động
* Máy biến áp:
+ Giám sát nhiệt độ, chế độ phụ tải và mức điện áp;
+ Giám sát nghiêm ngặt tiêu chuẩn về chất lượng và đặc tính cách điện;
+ Duy trì tốt các trang bị làm mát, điều chỉnh điện áp, giám sát dầu và các trang bị khác
* Hệ thống điện phân phối.
- Đơn vị vận hành các trang thiết bị của hệ thống phân phối điện cần đảm bảo các điều kiện làm việc của từng
thiết bị lưới điện theo các giá trị danh định trong điều kiện hoạt động bình thường cũng như trong tình trạng
ngắn mạch, quá điện
* Đường dây dẫn điện trên không.
- Trong công tác bảo dưỡng đường dây dẫn điện trên không, phải tiến hành những công việc để ngăn ngừa các
bộ phận kết cấu đường dây dẫn điện trên không bị hư hỏng trước thời hạn bằng cách thực hiện những việc
kiểm tra và đo lường định kỳ, loại trừ các hư hỏng và bất thường.
* Đường cáp điện.
- Đối với mỗi đường cáp, khi mới đưa vào vận hành phải quy định dòng điện tải tối đa cho phép. Dòng điện tải
được xác định theo những đoạn cáp chịu những điều kiện phát nhiệt xấu nhất nếu chiều dài của đoạn cáp này
trên 10 mét


2.6.2. CÔNG TRÌNH MẠNG LUÓI CẤP NĂNG LƯỢNG ĐÔ THỊ
2.6.2.1. Công trình, hệ thống cung cấp xăng dầu (Theo QCVN 01:2013/BCT)
* Cửa hàng xăng dầu.
Là công trình xây dựng chuyên kinh doanh bán lẻ xăng dầu, các loại dầu mỡ nhờn,.
* Dịch vụ tiện ích.
Là các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của người và phương tiện tham gia giao thông như: rửa xe, bảo dưỡng xe, bãi đỗ xe, dịch vụ dừng
nghỉ, cửa hàng bách hóa, máy rút tiền tự động.
* Khu bán hàng.
Nơi bố trí cột bơm xăng dầu và các gian bán hàng (dầu mỡ nhờn, khí dầu mỏ hóa lỏng đóng trong chai...).
* Các hạng mục xây dựng khác.

Gồm các hạng mục cung cấp dịch vụ tiện ích, phòng nghỉ trực ban, khu vệ sinh, để máy phát điện, v.v…
* Đảo bơm.
Là diện tích dành riêng để lắp đặt cột bơm xăng dầu và được nâng cao hơn so với mặt bằng của cửa hàng.
* Đường ống công nghệ.
Là đường ống (bao gồm ống và các mối liên kết) cùng các thiết bị lắp trên đường ống dùng để dẫn xăng dầu và hơi xăng dầu.
* Van thở.
Thiết bị để kiểm soát áp suất dư và áp suất chân không trong bể để đảm bảo an toàn cho bể chứa và chống tổn thất do bay hơi xăng dầu
trong quá trình vận hành..
* Nhập kín.
Là phương pháp nhập xăng dầu từ phương tiện vận chuyển xăng dầu vào bể chứa theo chu trình kín qua họng nhập kín.
* Nước thải của cửa hàng xăng dầu
- Nước thải nhiễm xăng dầu (đối với cửa hàng xăng dầu có dịch vụ rửa xe, bảo dưỡng xe): nước rửa xe, nước vệ sinh nền bãi khu rửa xe,
bảo dưỡng xe.


* Hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.
Là hệ thống các thiết bị nhằm thu hồi và hạn chế hơi xăng dầu thoát ra ngoài không khí khi nhập xăng dầu vào bể chứa tại cửa hàng
xăng dầu
2.6.2.2. Công trình, hệ thống cung cấp khí đốt (theo QCVN 01: 2013/BCT)
* Trạm cung cấp khí đốt đô thị được chia làm hai loại:
- Trạm khí đốt dầu mỏ hóa lỏng (trạm LPG);
- Trạm khí đốt thiên nhiên
2.6.2.3. Ngoài ra, theo TCVN 6223:2011 về Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng(LPG) có các định nghĩa cần nghiên cứu sau
* Khí dầu mỏ hóa lỏng (liquefied petroleum gas)
Sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc từ dầu mỏ với thành phần chính là propan (C 3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của hai loại này.
Sau đây gọi tắt là LPG.
* Chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG cylinders).
Chai chịu áp lực được chế tạo từ vật liệu là kim loại (thép) hoặc phi kim loại (composite) hoặc là hỗn hợp (thép + composite) theo quy
chuẩn kỹ thuật nhất định đã được nạp LPG,
* Chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng mini (LPG cartridges).

Chai chịu áp lực được chế tạo từ vật liệu kim loại theo quy chuẩn kỹ thuật nhất định dùng để chứa LPG, dung tích chứa tối đa 300 mL một
chai (mL/chai).
* Chai khí dầu mỏ hóa lỏng rỗng (empty LPG cylinders).
Chai LPG đã dùng hết lượng khí dầu mỏ hóa lỏng, chỉ còn lưu lại hơi khí dầu mỏ hoặc chai chưa được nạp khí dầu mỏ hóa lỏng.
* Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG store).
Cửa hàng bán các loại chai LPG và các phụ kiện, thiết bị phụ trợ sử dụng LPG, được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Sau
đây gọi tắt là cửa hàng.
* Mẫu trưng bày (exhibits).
* Kho chứa hàng (storage area).
* Khu bán hàng (sales area).


2.6.24. Thiết kế công trình mạng lưới cấp năng lượng đô thị.
a, Vị trí trạm xăng dầu.
- Khoảng cách an toàn từ tường rào trạm xăng dầu đến chân các công trình công cộng tụ họp đông người
(trường học, công trình thể thao, nhà hát, chợ và các công trình công cộng tương tự), di tích lịch sử - văn hóa
tối thiểu là 100m, đến chân các công trình công cộng khác tối thiểu là 50m;
- Khoảng cách giữa các trạm xăng dầu liền kề nhau tối thiểu là 300m
b. Nhà của trạm xăng dầu.
- Kết cấu xây dựng nhà của trạm xăng dầu phải có bậc chịu lửa tối thiểu là bậc II;
- Nếu trạm xăng dầu có gian bán khí hóa lỏng thì khoảng cách phòng cháy chữa cháy của trạm phải đáp ứng cả
quy định phòng cháy chữa cháy đối với trạm khí đốt
c, Bể chứa xăng dầu.
- Bể chứa xăng dầu không được đặt trong hoặc dưới các gian nhà bán hàng của trạm;
- Bể chứa xăng dầu đặt ngầm phải có biện pháp chống đẩy nổi, khi bị ngập lụt;
- Bể chứa xăng dầu đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể.
- Bể chứa xăng dầu đặt ngầm phải được bọc chống gỉ, bể đặt nổi phải được sơn bảo vệ.
- Bể chứa xăng dầu đặt nổi trên mặt đất phải có đê ngăn cháy
d, Đường ống công nghệ
1) Đường ống dẫn sản phẩm xăng dầu trong trạm xăng dầu phải được chế tạo từ vật liệu chịu xăng dầu và

không cháy.
2) Liên kết giữa các ống dẫn đặt nổi trên mặt đất bằng phương pháp hàn, bằng ren hoặc bằng mặt bích. Liên
kết giữa các ống đặt ngầm chỉ bằng phương pháp hàn.


3) Trường hợp đường ống công nghệ trong trạm xăng dầu đặt ngầm trong đất hoặc đặt trong mương, hào thì
xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát. Chiều dày lớp chèn tối thiểu bằng 15cm.
4) Đường ống công nghệ đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất bằng 1 lần đường kính ống. Đối với
đường ống liên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính mặt bích
cộng thêm 3cm.
5) Đường ống công nghệ phải được bảo vệ chống ăn mòn.
6) Đường ống công nghệ tại các khu vực ô tô qua lại, phải được đặt trong ống lồng đặt ngầm hoặc trong
mương, hào chèn cát có nắp
e, Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.
1) Trạm xăng dầu phải được cung cấp đủ nước sinh hoạt và nước chữa cháy.
2) Nước thải của trạm xăng dầu trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của đô thị hoặc khu dân cư phải
được làm sạch phù hợp với yêu cầu của nơi tiếp nhận.
3) Chỉ được phép nối hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước mưa vào sau công trình làm sạch nước thải nhiễm
bẩn xăng dầu.
4) Hệ thống rãnh thoát nước mưa trong khu bể chứa xăng dầu nổi được phép làm kiểu hở. Vật liệu của hệ
thống thoát nước là vật liệu không cháy.


f, Hệ thống cấp khí đốt đô thị.
* Nhu cầu cấp khí đốt đô thị.
1) Hệ thống cấp khí đốt đô thị phải đảm bảo cấp khí đốt liên tục với lưu lượng và áp suất cần thiết đáp ứng nhu cầu dùng khí
của các hộ sử dụng trong điều kiện hoạt động bình thường và vào giờ cao điểm, có tính đến các giai đoạn phát triển sau này.
2) Đối với hệ thống cấp khí đốt cho khu dân cư, nhu cầu dùng khí đốt được xác định theo định mức 23.800 kcal/người-tháng.
3) Đối với các hộ sử dụng khác nhu cầu dùng khí đốt được xác định dựa trên công suất nhiệt danh định của thiết bị dùng khí
đốt.

* Quy định phân cấp áp suất hệ thống cung cấp khí đốt.
1) Thiết kế hệ thống cấp khí đốt đô thị theo các cấp áp suất sau đây:
- Áp suất thấp ≤ 0,075 bar;
- Áp suất trung bình từ 0,075 bar đến 2 bar;
- Áp suất trên trung bình từ 2 bar đến 7 bar.
2) Trường dùng cấp áp suất trên 7 bar phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn theo quy định kỹ thuật có liên quan.
* Trạm khí đốt đô thị.
- Trạm khí đốt dầu mỏ hóa lỏng (trạm LPG);
- Trạm khí đốt thiên nhiên.
* Trạm cấp LPG tích chứa bằng bình chứa.
1) Nơi đặt bình chứa
- Nơi đặt bình chứa khí đốt phải đảm b ảo thông thoáng, không được đặt tại nơi thấp hơn mặt bằng xung quanh, trong hầm
hay trong tầng hầm.
- Mọi hầm hố, kênh rãnh xung quanh ph ải nằm cách nơi đặt bình chứa khí đốt tối thiểu là 2m, nếu không thì hầm hố, kênh
rãnh phải được đậy kín.
2) Sức chứa của trạm.
- Sức chứa tối đa cho phép của trạm khí đốt đô thị tích chứa bằng bình là 1000 kg.
3) Khoảng cách an toàn.


h,Trạm cấp LPG tích chứa bằng bồn.
1) Mỗi bồn chứa phải được trang bị các loại van an toàn và thiết bị đóng ngắt khẩn cấp. Nếu trong
trạm có bố trí cột nạp khí cho xe cơ giới thì khoảng cách nhỏ nhất từ cột nạp khí đến bồn chứa là
0,5 m, đến nguồn phát lửa cố định hoặc đường đi bộ là 4 m và đến khu/cụm nhà ở hoặc nơi tập
trung đông người không nhỏ hơn 9 m.
2) Bồn chứa đặt nổi
- Bồn chứa đặt nổi phải được đặt ngoài trời. Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau. Móng
và bệ đỡ phải đảm bảo khả năng chịu tải khi bồn chứa đầy. Các bồn hình trụ nằm ngang không
được đặt nối đuôi nhau và không được đặt thẳng hàng theo một trục dọc.
- Không được đặt bồn chứa dưới đường dây tải điện trên không.

3) Bồn chứa đặt ngầm
- Mỗi bồn chứa đặt ngầm phải được lắp đặt trong khoang chứa ri êng, khoảng trống phải được lèn
chặt bằng cát sạch (không sử dụng cát biển
Dung tích của Khoảng cách an toàn tối Khoảng cách giữa các
một bồn chứa thiểu đến các công trình
bồn chứa (m)
( m3 )
xung quanh (m)
< 0,5
Từ 0,5 đến 2,5
Từ 2,5 đến 9
Từ 9 đến 114
Từ 114 đến 675

1
1
3
3
3

1
1
1
1,5
¼ đường kính của hai
bồn liền kề


g, Trạm giảm áp của trạm khí đốt thiên nhiên.
1) Áp suất thiết kế của hệ th ống phía trước trạm giảm áp phải lớn hơn hoặc bằng áp suất vận hành tối đa của hệ thống

đặt trước trạm và áp suất thiết kế của hệ thống phía sau trạm giảm áp phải lớn hơn hoặc bằng áp suất vận hành tối đa
của hệ thống đặt sau trạm;
2) Nhà xưởng và thiết bị phải được bố trí đảm bảo cách ly an toàn, ki ểm tra, bảo dưỡng và thử. Hệ thống phải được
trang bị đủ van cách ly và van làm sạch và vị trí xả khí để có thể giảm áp hệ thống và kiểm tra khi cần;
3) Bố trí hệ thống an toàn để bảo vệ các thiết bị phía hạ nguồn trạm giảm áp trong trường hợp thiết bị giảm áp không
hoạt động;
4) Đảm bảo hệ thống đạt yêu cầu về độ tin cậy và tính năng vận hành có tính đến các yêu cầu về an toàn vận hành,
cung cấp liên tục, khả năng hỏng hóc và dự phòng của thiết bị.
5) Phải giảm thiểu khả năng xả khí thông qua hệ thống kiểm soát vận hành ra môi trường bên ngoài.
6) Trạm giảm áp có áp suất từ 2,4 đến 7 bar phải đảm bảo khoảng cách tới các nhà xung quanh tối thiểu là 3m.

i,Trạm khí đốt thiên nhiên dạng nén (CNG).
1) Máy nén, bình chứa khí, cột nạp khí CNG cho phương tiện giao thông cơ giới phải được đặt trong trạm có
tường che chắn làm bằng vật liệu chống cháy.
2) Máy nén, bình chứa khí, cột nạp khí CNG cho phương tiện giao thông cơ giới được đặt nổi trên mặt đất
3) Khoảng cách nhỏ nhất từ máy nén, bình chứa khí, cột nạp khí CNG cho phương tiện giao thông cơ giới đến
các công trình công cộng hoặc đường đi bộ không được nhỏ hơn 3m, tới đường ray xe lửa không được nhỏ hơn
15 m.


k, Trạm khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (trạm LNG).
1) Bồn chứa LNG và các thiết bị liên quan không được đặt tại vị trí gây nguy hiểm như đường dây điện hoạt động trên 600V.
2) Trạm LNG phải được trang bị hệ thống cảnh báo rò khí, thiết bị dừng khẩn cấp và hệ thống bảo vệ quá áp.
3) Khoảng cách an toàn tối thiểu từ bồn chứa LNG đến các công trình xung quanh.
l, Quy định về an toàn đối với hệ thống đường ống
1) Các quy định về an toàn chung đối với hệ thống đường ống.
- Ống, vật liệu lót ống và vật liệu bọc hay phụ kiện, phụ tùng của hệ thống đường ống đều phải phù hợp với cấp áp suất vận hành tối đa.
Hệ thống đường ống phải đảm bảo đủ khoảng trống để bảo dưỡng, sửa chữa.
- Đường ống dẫn khí đốt phải được đặt ngầm (trong đất); đường ống đặt nổi (lộ thiên) chỉ thực hiện trong trường hợp cá biệt - khi qua
sông, h ồ, khe, suối,

- Dọc theo đường ống dẫn khí đốt đi ngầm phải đặt các cột mốc và dấu hiệu nhận biết.
2) Đường ống vận chuyển (thuyết minh)
3) Đường ống chính.
Khoảng cách an toàn từ đường ống chính đến các công trình xung quanh được quy định như sau:
- Đường ống chính đi ngầm dưới đường đi bộ thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của ống dẫn đến mặt đường không được nhỏ
hơn 0,6 m.
- Đường ống chính đi ngầm dưới đường phố hoặc băng ngầm ngang qua đường có xe cơ giới chạy qua thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt
ngoài phía trên của ống đến mặt đường không được nhỏ hơn 0,8 m.
- Đường ống chính đi ngầm trong khu đô thị thì khoảng cách đến các mép tòa nhà dân dụng gần nhất không nhỏ hơn 2m và đến các công
trình công cộng không được nhỏ hơn 0,6 m
- Đường ống chính và cáp điện đi ngầm chung trong hào kỹ thuật thì khoảng cách từ mép ống đến mép cáp điện gần nhất không được nhỏ
hơn 0,6 m.
- Nếu ống khí đốt đi ngầm trong ống bảo vệ hoặc trong tuy nen kỹ thuật thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của ống đến mặt
đường giảm đi 30%.


4) Đường ống nhánh
- Tất cả các đường ống nhánh trước khi kết nối với đường ống trong tòa nhà phải được bố trí van chặn đặt cách
mặt ngoài của nhà không nhỏ hơn 1m.
- Ống nhánh đi ngầm dưới đường đi bộ thì khoảng cách nhỏ nhất từ mặt ngoài phía trên của ống đến mặt
đường đi bộ không được nhỏ hơn 0,6m.
- Ống nhánh đi ngầm dưới đường phố hoặc đi ngầm qua đường có xe cơ giới chạy qua thì khoảng cách nhỏ
nhất từ mặt ngoài phía trên của ống đến mặt đường không được nhỏ hơn 0,8m.
- Đường ống nhánh đi ngầm trong khu đô thị có khoảng các h đến các nhà ở không được nhỏ hơn 1 m và đến
các công trình công cộng không nhỏ hơn 0,3m.
- Đường ống nhánh và đi trong tuy nen kỹ thuật thì khoảng cách từ mép ống đến mép cáp điện gần nhất không
nhỏ hơn 0,3m.
- Nếu đường ống nhánh đi ngầm trong ống bảo vệ thì khoảng cách từ mép trên của ống đến mặt đường giảm đi
30%.
2.6.2.5. Hệ thống cấp điện và chống sét cho trạm xăng dầu và trạm khí đốt đô thị

a,Hệ thống cấp điện cho trạm xăng dầu và khí đốt.
1) Thiết kế và lắp đặt hệ thống dây, cáp điện và trang thiết bị điện cho trạm xăng dầu và trạm khí đốt phải phù
hợp với quy định hiện hành về thiết bị điện phục vụ cho các công trình xăng dầu.
2) Được phép sử dụng máy phát điện cỡ nhỏ làm nguồn điện dự phòng. Ống khói của máy phát điện phải có bộ
phận dập tàn lửa và bọc cách nhiệt.
3) Cáp điện lắp đặt trong trạm xăng dầu và trạm khí đốt phải bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ.


b, Hệ thống chống sét cho trạm xăng dầu.
1) Cụm bể chứa đặt nổi phải được thiết kế bảo vệ chống sét đánh thẳng, khi các van thở đặt cao mà không nằm
trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng cột
thu sét được nối đẳng thế. Đầu kim thu sét phải cách van thở ít nhất là 5m.
2) Các hạng mục xây dựng khác của trạm xăng dầu và trạm khí đốt đều phải có hệ thống chống sét đánh thẳng.
3) Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có điện trở nối đất không vượt quá 10Ω.
4) Tại vị trí nạp xăng dầu vào bể chứa của trạm xăng dầu phải nối đất chống tĩnh điện với các phương tiện nạp
xăng dầu.
5) Hệ thống nối đất của trạm xăng dầu và trạm khí đốt phải có điện trở nối đất không vượt quá 4Ω. Tất cả phần
kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối với hệ thống nối đất an toàn.
2.6.2.6. Nguyên lý cơ bản thiết kế công trình mạng lưới cấp năng lượng đô thị.
a, Đối với công trình cấp xăng dầu. (Theo QCVN 01:2013/BCT)
1. Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an
toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường. Kiến trúc cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với yêu cầu kiến
trúc đô thị.
2. Đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua hàng và nhập hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+Chiều rộng một làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5 m. Đường hai làn xe đi không nhỏ hơn 6,5 m.
+Bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.
3. Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ
hơn 2,2m bằng vật liệu không cháy.



4. Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng và các hạng mục xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II theo quy
định tại QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
5. Khu vực đặt cột bơm xăng dầu nếu có mái che bán hàng thì kết cấu và vật liệu mái che phải có bậc chịu lửa
I, II theo quy định tại QCVN 06:2010/BXD. Chiều cao của mái che bán hàng không nhỏ hơn 4,75 m.
6. Nếu có gian bán khí dầu mỏ hóa lỏng đóng chai trong khu vực cửa hàng, phải tuân thủ quy định về yêu cầu
an toàn tại TCVN 6223:2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Yêu cầu chung về an toàn.
7. Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu không nhỏ hơn quy định trong bảng sau
Hạng mục
1. Bể chứa đặt ngầm
2. Họng nhập kín
3. Cột bơm
4. Các hạng mục xây
dựng khác

Bể chứa đặt ngầm
0.5
Không quy định
Không quy định
2

Cột bơm
Không quy định
Không quy định
Không quy định
2

Chú thích :
1) Không quy định khoảng cách an toàn giữa các bể chứa với gian bán
hàng phía tường không có cửa sổ, cửa đi .
2) Không quy định khoảng cách an toàn giữa cột bơm với tường nhà

nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho việc lắp đặt, thao tác và sửa chữa.

Gian bán hàng
2
3
Không quy định
2


b. Đối với công trình cung cấp khí đốt. (TCVN 6223:2011)
- Kết cấu xây dựng, bậc chịu lửa cửa hàng tối thiểu bậc II và phải phù hợp với các quy định tại TCVN 2622.
- Cửa hàng phải cách nguồn gây cháy ít nhất:
+ 3 m về phía không có tường chịu lửa;
+ 0 m về phía có tường chịu lửa
-Tổng diện tích cửa hàng: tối thiểu 12 m 2
- Mái và trần nhà bán hàng và nhà kho
+ Chống được mưa bão, có kết cấu mái chống nóng;
+ Trần nhà phải nhẵn, phẳng và làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 min.
- Kho chứa hàng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
+ Không được bố trí kho trong phòng kín, hầm kín
+ Kho chứa hàng phải có ít nhất 01 cửa chính và 01 cửa phụ các cánh cửa phải làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa
ít nhất 30 min
c, Đối với công trình cung cấp điện:
- Việc lắp đặt hệ thống điện và các thiết bị dùng điện phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật hiện hành.
- Toàn bộ thiết bị điện trong tủ điện phải được khống chế chung bằng một thiết bị đóng ngắt điện (áp tô mát hoặc cầu
dao kiêm cầu chì có hộp kín).
- Hệ thống điện phải là hệ thống phòng nổ; dây dẫn đi trong ống kín; đèn và công tắc là loại phòng nổ.
- Các dây dẫn không được đấu nối giữa chừng trên dây, chỉ được đấu nối tại các hộp phòng nổ.
- Tất cả các thiết bị điện trong cửa hàng phải lắp đặt cách lớp chai LPG tối thiểu 1,5 m.



2.6.3. CÔNG TRÌNH MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN, CẤP NĂNG LƯỢNG VỚI CÁC CÔNG TRÌNH HTKT
KHÁC
2.6.3.1. Các công trình HTKT khác tác động đến công trình mạng lưới cấp điện.
a, Trong quy hoạch mạng lưới cấp điện
b, Trong thiết kế công trình mạng lưới cấp điện.
c, Trong thi công công trình mạng lưới cấp điện.
d, Trong khai thác sử dụng công trình mạng lưới cấp điện.
Những công trình này tác động ở những điểm như:
* Công trình cao độ nền: Mạng lưới cao độ nền khống chế ảnh hưởng đến mạng lưới cấp điện bố trí đi ngầm.
* Thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước: Đảm bảo các công trình ngầm hoạt động bình thường, không ảnh
hưởng đến nhau khi một trong các công trình bị sự cố.
* Giao thông đô thị (khi thi công thì áp dụng QCVN QTĐ-7: 2009/BCT-trang 18)
- Mạng lưới đường phố ảnh hưởng đến mạng lưới cấp điện đô thị.
- Kích thước mặt cắt ngang đường phố ảnh hưởng đến hình thức bố trí mạng lưới cấp điện.
* Thông tin: Đảm bảo hài hòa trong việc sử dụng chung giữa công trình mạng lưới cấp điện và mạng lưới
thông tin liên lạc.
* Xử lý rác thải: Đảm bảo cung cấp điện liên tục đến các công trình xử lý rác thải theo đúng yêu cầu quy định.


2.6.3.2. Tác động của công trình mạng lưới cấp điện đối với các công trình HTKT khác.
a, Quy hoạch các công trình HTKT khác
* Công trình cao độ nền: Trong khi tiến hành xác định cao độ nền khống chế, lưu vực thoát nước chính, các hồ
dự kiến xây dựng và các công trình đầu mối thì mạng lưới công trình cấp điện phải đảm bảo cung cấp điện đến
các hồ dự kiến và các công trình đầu mối xây dựng.
* Giao thông đô thị:
- Khi bố trí cáp điện ngầm không được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng hoặc phạm vi sử dụng đất được
xác định theo quy định. (39/2010/NĐ-CP - trang 3).
- Độ sâu chôn cáp bình thường đối với cáp tới 500 kV khi vượt qua đường phố hoặc quảng trường là 1m.
Trong phạm vi 5 m trước khi dẫn vào nhà cho phép độ sâu chôn cáp còn 0,5 m. Ở chỗ giao chéo cũng được

thực hiện như trên nhưng cáp phải được chôn luồn vào trong ống. Khi đặt cáp dọc theo nhà thì khoảng cách từ
cáp tới móng nhà phải là 0,6 m.
* Thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp nước:
- Trong trường hợp bố trí các công trình dạng ngầm phải lựa chọn các hình thức bố trí công trình hạ tầng kỹ
thuật ngầm phù hợp với từng loại đô thị và xu hướng phát triển lâu dài của đô thị.
- Đấu nối các công trình hạ tầng kỹ thuật với nhau và với các công trình ngầm khác trong đô thị phải đảm bảo
thuận tiện, an toàn và đáp các yêu cầu kỹ thuật.
(QCVN 01:2008 - trang 28,29)
* Thông tin liên lạc:
Khi đường dây thông tin và đường dây điện lực đều là cáp ngầm đi gần nhau thì khoảng cách tối thiểu giữa các
cáp phải lớn hơn 0,25m (QCVN 07:2010 - trang 67).


b, Trong thiết kế các công trình HTKT khác
*Giao thông đô thị: TCXDVN 104:2007 - trang 80, QCVN 01:2008 - trang 46
Loại đường

Giá trị tối thiểu
mong muốn

Giá trị tối
thiểu tuyệt
đối

Đường cao tốc đô thị
Đường phố chính đô
thị

2,0
1,0


1,0
0,75

Đường
phốmưa,
gom thoát nước thải,
0,75
* Công trình cao độ nền, thoát
nước
cấp nước, thông0,5
tin liên lạc: 39/2010/NĐ-CP Đường
phố
nội
bộ
0,5
0,5
trang 9, QCVN 01:2008 - trang 29

Loại
đường
ống

Đường
ống
cấp
nước

Cống
thoát

nước
thải

Khoảng cách nằm ngang
Cáp điện
0,5
0,5
Khoảng cách theo chiều đứng
Cáp điện
0,5
0,5

Cống
thoát
nước
mưa

Cáp
điệ
n

Cáp
thôn
g tin

Kênh
mương
thoát nước,
tuy-nen


0,5

0,1

0,5

2,0

0,5

0,1

0,5


×