Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Hệ Thống Đào Tạo Online Dựa Trên Nền Tảng Moodle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 48 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN CHUYÊN ĐỀ
NGÀNH: MẠNG MÁY TÍNH

ĐỀ TÀI :

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO ONLINE DỰA TRÊN NỀN TẢNG
MOODLE

GVHD :

Th.s Đỗ Công Đức

SVTH :

Võ Bá Mẫn

Lớp :

CCMM07A

ĐÀ NẴNG, 06/2016


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

LỜI MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin
nói chung và Internet nói riêng đã mang lại sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống,
Internet đã thực sự là môi trường thông tin liên kết mọi người trên toàn thế giới gần lại
nhau, cùng chia sẽ những vấn đề mang tính xã hội
Tận dụng môi trường Internet, xu hướng phát triển các phần mềm hiện nay là
xây dựng các ứng dụng có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào vị trí
địa lý cũng như hệ điều hành, tạo điều kiện cho mọi người có thể trao đổi, tìm kiếm
thông tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi.
E-Learning (đà tạo trực tuyến) là một trong những ứng dụng điển hình dựa triên
web và Internet. Việc học không chỉ bó cụm cho học sinh sinh viên ở các trường đại
học mà còn dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, không có điều kiện đến
trường…
E-Learning đã được thử nghiệm thành công và sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi
trên thế giới.
Vì vây, đồ án chuyên đề: “Hệ Thống Đào Tạo Online Dựa Trên Nền Tảng
Moodle ” sẽ xây dựng trên nền mã nguồn mở Moodle và kế thừa các tính năng của
phần mềm hữu ích này và phát triển module cho moodle.
Đồ án được chia thành 3 chương chính :
+ Chương I : Tổng Quan Về Đề Tài Và Giới Thiệu Công Nghệ Sử Dụng
+ Chương II : Tiến Hành Cài Đặt Moodle E-Learning
+ Chương III : Phát Triển Module

SVTH: Võ Bá Mẫn

i


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ GIỚI THIỆU
CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
.I

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-Learning (Electronic Learning) là một thuật
ngữ mới. Hiện nay theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều
cách hiểu về E-Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để
mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là
công nghệ thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát nội dung học, sử dụng các
công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,
Intranet…trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, băng video,
audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và học có thể giao tiếp với nhau
qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn
(forum), hội thảo, video…
1.2 Đặc điểm chung của E-learning

Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ
thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
Hiệu quả mà E-Learning mang lại cao hơn so với phương pháp học truyền thống
do E-Learning có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện (multimedia), tạo điều
kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập
phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, ELearning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới. Rất nhiều
tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning đã ra đời.
1.3 Một số hình thức đào tạo E-Learning

Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology - Based Training )
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer - Based Training)
Đào tạo dƣạ trên Web (WBT - Web - Based Training)
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training)
Đào tạo từ xa (Distance Learning)
1.4 Quy trình nghiệp vụ đào tạo trực tuyến
Đánh giá nhu cầu của người dùng: các khoá học mà người dùng muốn học
SVTH: Võ Bá Mẫn

1


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Xác định các khoá học cần xây dựng: mục đích, yêu cầu, đối tượng của khoá
học, khung chương trình cho khoá học
Kết hợp với giáo viên để hiệu chỉnh khung chương trình.
Mời giáo viên làm nội dung khoá học: quay video, soạn thảo bài giảng… theo
chuẩn Scorm (tiêu chuẩn quốc tế về E-Learning) hay theo chuẩn riêng của từng công
ty.
Kết hợp với giáo viên kiểm duyệt lại nội dung khoá học.
Khoá học đƣợc đẩy lên hệ thống.
Lưu trữ khoá học để tái sử dụng.
1.5 Tình hình phát triển và ứng dụng E-Learning
1.5.1 Trên thế giới
E-Learing phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-Learning
phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu, E-Learning cũng rất có triển
vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn.

Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp
của chính phủ ngay từ cuối những năm 90, có khoảng 80% trƣờng Đại học sử dụng
phương pháp đào tạo trực tuyến, với khoảng 35% các chứng chỉ trực tuyến được chính
thức công nhận. E-Learning không chỉ được triển khai ở các truờng Đại học mà ngay ở
các công ty việc xây dựng và triển khai E-Learning cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có
nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-Learning thay cho phương thức đào tạo
truyền thống và mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ
của E-Learning nên hàng loạt công ty đã chuyển sang hướng nghiên cứu và xây dựng
các giải pháp về E-Learning như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart
Force… Năm 2002, thị trường này đã đạt 13,5 tỷ USD. Năm 2006, đào tạo trực tuyến
đạt tới 100 tỷ USD. Theo ước tính của các chuyên gia, đến năm 2010 đào tạo trực
tuyến trên toàn cầu sẽ đạt 500 tỷ USD.
Ở các nước công nghiệp phát triển (điển hình là Mỹ), đào tạo trực tuyến đang
phát triển nhanh với doanh số đạt 10,3 tỷ USD vào năm 2002 và đạt 83,1 tỷ USD vào
năm 2006.
1.5.2 Ở Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về ELearning ở Việt Nam không nhiều. Trong 2 năm 2003-2004, việc nghiên cứu ELearning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội
thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và
khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất
lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây
là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông ICT/RDA 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về
nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/RDA
9/2004, và Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện công
SVTH: Võ Bá Mẫn

2


Hệ thống đào tạo online Moodle


GVHD: Đỗ Công Đức

nghệ thông tin (ĐHQGHN) và khoa Công nghệ thông tin (Đại học Bách Khoa Hà Nội)
phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên được
tổ chức tại Việt Nam .
1.6 Lợi ích và hạn chế của E-Learning
1.6.1 Lợi ích E-learning
E-Learning có một số ưu điểm vượt trội so với loại hình đào tạo truyền thống.
E-Learning kết hợp cả ưu điểm tương tác giữa học viên, giáo viên của hình thức học
trên lớp lẫn sự linh hoạt trong việc tự xác định thời gian, khả năng tiếp thu kiến thức
của học viên.
1.6.2 Hạn chế của E-Learning
E-Learning đang là một xu hướng phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới. Việc
triển khai hệ thống E-Learning cần có những nỗ lực và chi phí lớn, mặt khác nó cũng
có những rủi ro nhất định. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, E-Learning còn có một số
khuyết điểm mà ta không thể bỏ qua cần phải khắc phục sau đây: Do đã quen với
phương pháp học tập truyền thống nên học viên và giáo viên sẽ gặp một số khó khăn
về cách học tập và giảng dạy. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các
công nghệ mới.

2. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
2.1 Những vấn đề đã nghiên cứu
+ Ngôn ngữ lập trình PHP
+ Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến Moodle
+ Các phần mềm tạo bài giảng SCORM
Đã nghiên cứu những công nghệ, ngôn ngữ lập trình, mã nguồn mở gì?
Nêu khả năng ứng dụng thực tế của những công nghệ, ngôn ngữ lập trình, mã
nguồn mở mà bạn đã nghiên cứu.
2.1.1.Ngôn ngữ lập trình PHP

Ngôn ngữ PHP thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.
Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp
giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với
các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ
biến nhất thế giới.
2.1.2Hệ thống Moodle
Moodle từ lâu đã được biết đến như hệ thống quản lý khóa học mã nguồn mở
ưu việt cho các nhà làm giáo dục.Moddle là giải pháp hoàn hảo để quản lý các lớp đào
tạo hoặc chương trình phát triển chuyên môn.
SVTH: Võ Bá Mẫn

3


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Nó có thể xử lý hệ thống lớp học 10,000 người dễ dàng như một lớp học 10
người. Vì nó là phần mềm mã mở, Moodle hoàn toàn có thể được sửa đổi theo nhu cầu
của công ty. Hàng tá môđun và plugin có thể thêm tính năng cho chương trình, ví dụ
như podcasting hay hội nghị truyền hình.
2.2 Tạo bài giảng SCORM
2.2.1. Adobe Presenter 7
Adobe Presenter 7 sử dụng được bài giảng trên power point, xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm trong bài giảng, thân niện, dễ sử dụng và tích hợp vào phần mềm MS Power
Point, đồng bộ được văn bản, âm thanh và video, đóng gói ở nhiều dạng (HTML,
Flash, CD-R, SCORM), hỗ trợ xây dựng bài giảng.
2.2.2 Lecture Maker Edition
Với Lecture Maker Edition ta có thể tái sử dụng bài giảng từ power point đóng gói

bài giảng chạy độc lập
2.3 Khả năng ứng dụng thực tế của Moodle.
Moodle được thiết kế với mục đích tạo ra những khóa học trực tuyến với sự
tương tác cao. Tính mã mở cùng độ linh hoạt cao của nó giúp người phát triển có khả
năng thêm vào các mô đun cần thiết một cách dễ dàng. Moodle có các tính năng cần
thiết cho một hệ thống đào tạo trực tuyến, ngoài ra còn có thêm một số tính năng độc
đáo (ví dụ như có thêm bộ lọc,...).
Moodle được xây dựng theo phân đoạn, và nó dễ dàng được mở rộng bằng cách
thêm các thành phần phụ. Cấu trúc cơ bản của Moodle hỗ trợ các thành phần phụ sau:
• Các

hoạt động

• Các

nguồn tài nguyên

• Các

kiểu câu hỏi

• Các

trường dữ liệu (dùng cho các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu)

• Giao

diện đồ họa

• Phương


thức chứng thực

• Phương

thức ghi danh

2.4 Khả năng ứng dụng thực tế của ngôn ngữ lập trình PHP
PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một
loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã
nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng
SVTH: Võ Bá Mẫn

4


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ
gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn
hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành mộtngôn ngữ lập
trình web phổ biến nhất thế giới.
– Chức năng: Tạo ra những website động, thao tác với file trên server, nhận và
gửi cookie, cập nhật database, hạn chế người dùng truy cập vào website, mã hóa dữ
liệu, …
– Ưu điểm: Thực thi tốt trên các hệ điêu hành, các máy chủ phổ biến hiện nay,
kết hợp dễ dàng với các hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu, tài liệu phong phú và đa dạng, cộng
đồng sử dụng rộng rài, được cung cấp miễn phí, …

- PHP là ngôn ngữ lập trình kịch bản viết cho máy chủ mà được nhúng trong
HTML. Nó được sử dụng để quản lý nội dụng động, Database, Session tracking, …
- Nó được tích hợp với một số Database thông dụng như MySQL, PostgreSQL,
Oracle, Sybase, Informix, và Microsoft SQL Server.
- PHP thực thi rất tuyệt vời, đặc biệt khi được biên dịch như là một Apache
Module trên Unix side. MySQL Server, khi được khởi động, thực thi các truy vấn
phức tạp với các tập hợp kết quả khổng lồ trong thời gian Record-setting.
- PHP hỗ trợ một số lượng rộng rãi các giao thức lớn như POP3, IMAP, và
LDAP. PHP4 bổ sung sự hỗ trợ cho Java và các cấu trúc đối tượng phân phối (COM
và CORBA).
- Sự sử dụng chung của PHP


PHP thực hiện các hàm hệ thống, ví dụ: từ các file trên một hệ thống, nó có thể
tạo, mở, đọc, ghi và đóng chúng.



PHP có thể xử lý các form, ví dụ: thu thập dữ liệu từ file, lưu dữ liệu vào một
file, thông qua email bạn có thể gửi dữ liệu, trả về dữ liệu tới người dùng.



Bạn có thể thêm, xóa, sửa đổi các phần tử bên trong Database của bạn thông
qua PHP.



Truy cập các biến Cookie và thiết lập Cookie.




Sử dụng PHP, bạn có thể hạn chế người dùng truy cập vào một số trang trong
Website của bạn.



Nó có thể mật mã hóa dữ liệu.
5 đặc trưng quan trọng làm PHP trở thành ngôn ngữ khá tiện lợi:



Đơn giản hóa

SVTH: Võ Bá Mẫn

5


Hệ thống đào tạo online Moodle


Hiệu quả



Bảo mật cao




Linh động



Thân thiện

GVHD: Đỗ Công Đức

2.5. Ứng dụng thực tế của MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL
là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên
nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ
và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên
internet. MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên bạn có thể tải về MySQL từ trang chủ.
Nó có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ
điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix,FreeBSD, NetBSD, Novell
NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,...
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, nó
làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl,...

SVTH: Võ Bá Mẫn

6


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức


CHƯƠNG II: TIẾN HÀNH CÀI ĐẶT MOODLE E-LEARNING
2.1 E-Learning - Giáo dục trực tuyến.
E-Learning (còn gọi là Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng
để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
E-Learning có các đặc điểm nổi bật sau:
- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng,
kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…
- Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning
có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông
tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích
của từng người.
- E-Learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay,
e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất
nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời.
2.2. Khảo sát bài toán E-Learning với Moodle.
Với Moodle chúng ta có thể tạo riêng 1 hệ thống Elearning gồm các khóa học
trực tuyến, giúp người học có thể học mọi lúc ,mọi nơi.
Moodle tuy rất lớn nhưng lại cực kỳ mềm dẻo, sau đây là tóm lược 10 điều về hệ
thống E-Learning miễn phí này :


Moodle là hệ thống học tập cho phép bạn tạo và quản lý các khóa học, các hoạt
động và các hình thức giao tiếp trực tuyến.



Moodle miễn phí để tải xuống, bạn tự cài đặt và quản trị theo cách riêng của
bạn.




Moodle là mã nguồn mở, có nghĩa bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa code, phát
triển thêm các tính năng riêng phù hợp với bạn.



Tất nhiên là không có chi phí bản quyền rồi.Bạn tạo hệ thống moodle cho riêng
bạn, bạn bán các khóa học, bạn thu tiền và bạn không phải trả phí cho Moodle.



Chúng ta truy cập vào hệ thống moodle thông qua trình duyệt web (Internet
Explorer, Mozilla Firefox, Chrome, Safari và Cốc Cốc), nên không có yêu cầu
nặng về phần cứng máy tính.Tại thời điểm hiện tại đã có phần mềm để truy cập
vào moodle qua smart phone, tuy chưa được ổn định, nhưng với đội ngũ lập

SVTH: Võ Bá Mẫn

7


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

trình viên trên toàn thế giới, cập nhật liên tục các bản version lỗi thì phần mềm
Moodle Mobile sẽ sớm được hoàn thiện.


Với hơn 10 năm phát triển thì hệ thống Moodle đã được thêm nhiều tính năng

để phù hợp với nhiều môi trường sử dụng khác nhau, bạn hoàn toàn có thể thêm
bớt các tính năng (plugin) cực kỳ dễ dàng.



Moodle cho phép quản lý tài khoản người dùng (giáo viên, trợ giảng, học
viên…) theo nhiều cách khác nhau tùy vào bạn.



Moodle có thể tương tác với các hệ thống khác của bạn như CRM, quản lý kế
toán… thông qua Moodle API.



Moolde là nền tảng elearning phổ biến nhất trên thế giới, bạn thử search từ khóa
“elearning open source” trên google xem.



Và điều cuối cùng, Moodle đang được sử dụng bởi tất cả mọi người, các trường
học, các doanh nghiệp, các trường cao đẳng, trường nghề, tổ chức từ thiện…
tiếp theo sẽ là bạn.

2.3 Mô tả các kết quả trả về
2.3.1.Cài đặt moodle
2.3.1.1.Tổng quan
Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Moodle trên một máy PC sử dụng hệ điều hành
Windown 10
Các bước bao gồm:

1. Chuẩn bị và tải về gói cài đặt Moodle.
2. Giải nén Moodle vào thư mục cài đặt
3. Khởi chạy máy chủ web Moodle
4. Thực hiện các bước cấu hình cho Moodle
5. Tạo người dùng quản trị và Trang cài đặt và hoàn tất
6. Cài đặt tiếng Việt
Yêu cầu phần cứng:
- Bộ nhớ RAM: khuyên dùng ít nhất 1GB RAM
- Ổ đĩa trống tối thiểu 160M, khuyến cái 1GB trở lên

SVTH: Võ Bá Mẫn

8


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

2.3.1.2. Chuẩn bị
1. Chương trình tạo máy chủ Web (Web Server).
Ở đây em chọn XAMPP là chương trình tạo máy chủ Web Server được tích hợp
sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như
phpMyAdmin.
Có thể tải XAMPP ở địa chỉ: />2. Tải moodle
Vào trang để tải moodle bản mới nhất, hiện tại là
bản 2.9.3+.
2.3.1.3. Các bước cài đặt
1.Giải nén gói Moodle vào thư mục cài đặt
Sau khi tải về ta di chuyển file cài đặt moodle-latest-29.zip vào thư mục htdocs

của thư mục mà ta đã cài đặt xampp. Sau đó giải nén file moodle-latest-29.zip tại đó.
Sau khi giải nén ta được như hình dưới

Hình 1.1 giải nén file moodle2.9 vào htdocs của xampp

SVTH: Võ Bá Mẫn

9


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

2. Tải xampp và cài đặt moodle
Bước 1: Mở xampp, Start Apache và MySQL.

Hình 1.1: Mở xampp, Start Apache và MySQL.
Bước 2: Tạo database moodle.
Truy cập vào địa chỉ: localhost/phpmyadmin
Chọn New  nhập vào mục database name: moodle  ở mục chọn font chữ:
chọn utf8_unicode_ci  kích nút create để tạo database moodle.

Hình 2.2: Giao diện tạo database

SVTH: Võ Bá Mẫn

10



Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Bước 3: Cài đặt moodle
Truy cập vào địa chỉ http://localhost/moodle/install.php
Chọn ngôn ngữ English (en) tại mục Language. Sau đó kích Next

Hình 2.3: Giao diện Chọn ngôn ngữ

Xác nhận đường dẫn, để nguyên mặc định và kích Next

Hình 2.4: Giao diện xác nhận đường dẫn

SVTH: Võ Bá Mẫn

11


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Chọn database driver, để nguyên mặc định và nhấn next

Hình 2.5: Giao diện Chọn database driver
Ở trường Database uer, gõ “root” rồi Next.

Hình 2.6: Giao diện nhập root ở trường Database


SVTH: Võ Bá Mẫn

12


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Bước xác nhận bản quyền, nhấn Continue để tiếp tục

Hình 2.7: Giao diện xác nhận bản quyền
Ta được màn hình cài đặt như sau.

Hình 2.8: Giao diện sau khi cài đặt

SVTH: Võ Bá Mẫn

13


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Sau đó tiếp tục kích continues

Hình 2.9:Giao diện cài đặt xác nhận bản quyền nhấn continues
Đợi quá trình cài đặt trong vài phút


Hình 2.10: Đợi quá trình cài đặt trong vài phút

SVTH: Võ Bá Mẫn

14


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Cài đặt xong, ta kích continue

Hình 2.11: Giao diện sau khi cài đặt, nhấn continue để tiếp tục

Ở trang này ta sẽ nhập các thông tin chung.
Ở trường Uername: nhập “admin”
Trường New password: gõ mật khẩu mới để truy cập vào moodle, ví dụ:
“Aa123456?”
Trường First name: nhập “Admin”
Trường Surname: nhập “User”
Trường Email address: nhập địa chỉ email của bạn
Trường Email display: chọn Allow everyone to see my email address nếu muốn mọi
người nhìn thấy email của bạn.
Trường City/town: nhập tên thành phố, ví dụ: “Da Nang”
Trường Select a country: Chọn quốc gia “Viet Nam”
Trường Timezone: Chọn “Asia/Bangkok”

SVTH: Võ Bá Mẫn


15


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Hình 2.12: Giao diện điền thông tin admin

Sau đó xuất hiện bản nhấn Update profile để tiếp tục.

Hình 2.13: giao diện nhấn update profile để tiếp tục thực hiện

SVTH: Võ Bá Mẫn

16


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Bước này sẽ xuất hiện lỗi điều hướng.

Hình 2.14: Giao diện xuất hiện lỗi quá trình cài đặt
Để khắc phục lỗi này, ta xóa hết những file ở trong thư mục moodeldata, nằm
trong thư mục xampp.

Hình 2.15: Giao diện sữa Lỗi cài đặt


SVTH: Võ Bá Mẫn

17


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Bước 4: Cấu hình tiếng Việt cho moodle
Truy cập vào địa chỉ: locahost/moodle/login/index.php

Hình 2.16: Giao diện cấu hình tiếng việt cho moodle

Màn hình khi đăng nhập vào.

Hình 2.17: Giao diên đăng nhập

SVTH: Võ Bá Mẫn

18


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Ở mục ADMINISTRATION, chọn Advanced fetures/Languages
Ở mục Available language packs, tìm và chọn Vietnamese (Vi)  Install
selected languages pack(s)


Hình 2.18: Giao diện chọn ngôn ngữ
Chọn Languages settings ở mục Languages
Ở mục Default language: chọn Vietnamese (vi)

Hình 2.19:Giao diện kích hoạt ngôn ngữ

SVTH: Võ Bá Mẫn

19


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Kích Save changes để lưu chọn ngôn ngữ

Hình 2.20: Giao diện miêu tả sử thay đổi ngôn ngữ
Chọn mục Site pages ở mục NAVIGATION

Hình 2.21: Giao diện chọn NAVIGATION cho moodle

SVTH: Võ Bá Mẫn

20


Hệ thống đào tạo online Moodle


GVHD: Đỗ Công Đức

Ở mục Preferred language chọn Vietnamese (vi)  Save changes

Hình 2.22: Giao diện thay đổi ngôn ngữ hoàn tất
Kết quả ta được trang moodle tiếng Việt

Hình 2.23 Giao diên moodle sau khi cài tiếng việt

SVTH: Võ Bá Mẫn

21


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

2.3.1.4 Thao tác với chức năng khóa học trong Moodle:
Moodle cung cấp chức năng khóa học để thêm, sửa , xóa các khóa học trực
tuyến.
Từ menu Quản trị hệ thống chọn Khóa học rồi chọn Thêm chuyên mục để
thêm chuyên mục mới vào khóa học.

Hình 2.3.1: Giao diện thêm chuyên mục vào khóa học
Nhập tên mục và mô tả ngắn gọn nội dung của chuyên mục,mục cấp trên để
mặc định là Bậc trên rồi nhấp vào Tạo danh mục để thêm mục mới cho khóa học.

Hình 2.3.2: Giao diện tạo danh mục để thêm mục mới cho khóa học


SVTH: Võ Bá Mẫn

22


Hệ thống đào tạo online Moodle

GVHD: Đỗ Công Đức

Sau khi thêm chuyên mục cho khóa học sẽ xuất hiện menu Mục: mục> ở Khu vực quản trị
Tiếp tục ở menu Khóa học chọn thêm/sửa khóa học để thêm hoặc sửa đổi các
nội dung của khóa học. Ở cửa sổ này gồm danh sách các chuyên mục và các chức
năng thao tác với chuyên mục bao gồm:
 Tạo mới chuyên mục, khóa học
 Sắp xếp các chuyên mục, khóa học
 Di chuyển chuyển chuyên mục, khóa học
 Xóa chuyên mục, khóa học
Và một số chức năng khác.
Để xóa một chuyên mục, từ cửa sổ Quản lý khóa học và trương mục khóa
học, nhấp vào công cụ của một chuyên mục bất kỳ sẽ xuất hiện một menu xổ xuống,
chọn Xóa Moodle sẽ hỏi lại lần nữa bạn có chắc chắn muốn xóa chuyên mục này khỏi
hệ thống hay không, chọn Xóa và chọn Tiếp tục để xóa chuyên mục

Hình 2.3.3: Giao diện xóa chuyên mục mặc định của moodle

SVTH: Võ Bá Mẫn

23



×