Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Phát triển kỹ năng mềm đối với sinh viên kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.98 KB, 56 trang )

MỤC LỤC

ĐH KTQD : ĐẠI HỌC Kinh Tế Quốc Dân

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Mức độ hoàn thiện các kỹ năng cần thiết của sinh viên
Bảng 4.1 Đánh giá của sinh viên về hiệu quả đào tạo kỹ năng của nhà trường
theo các kỹ năng cần thiết
Bảng 4.2 Đánh giá của sinh viên về hiệu quả đào tạo kỹ năng của nhà trường
theo các hình thức đào tạo
Bảng 5.1 Phân loại theo hình thức công ty
Bảng 5.2 Phân loại theo ngành nghề
Bảng 5.3 Phân loại theo vị trí tuyển dụng
Bảng 5.4 Nhu cầu của nhà tuyển dụng về các kỹ năng của sinh viên theo các
hình thức phân loại khác nhau

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu Đồ 3.1 Mức độ quan trọng của các kỹ năng theo đánh giá của sinh viên
Biểu Đồ 5.1 Nhu cầu về các kỹ năng của doanh nghiệp đối với sinh viên khối
ngành kinh tế
Biểu đồ 6.1 Đánh giá nguyên nhân
Biểu đồ 6.2 Nhóm kỹ năng sinh viên tự học thêm
Biểu đồ 6.3 Địa điểm học kỹ năng của sinh viên.


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀIN
Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình”. Nếu xem nhận định trên là một định
nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nền giáo dục của Việt Nam ngày nay
thì mục đích học tập của hầu hết sinh viên hiện nay mới chỉ là học để biết,


nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Sinh viên Việt
Nam được các tổ chức tuyển dụng đánh giá là những người lao động có kiến
thức, vững vàng về chuyên môn, chăm chỉ, cần cù, có tinh thần sáng tạo. Tuy
nhiên, hiện nay vấn đề cử nhân tốt nghiệp đại học dù có tốt nghiệp loại ưu vẫn
gặp những khó khăn khi tìm được một công việc phù hợp với khả năng và
năng lực của mình. Đồng thời, vấn đề thất nghiệp tràn lan đối với sinh viên
khi mới ra trường đã và đang trở thành vấn đề không mới nhưng cũng chẳng
cũ, với nhiều bài nghiên cứu đánh giá để tìm nguyên nhân.
Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng thì vấn đề mà đa số sinh viên
Việt Nam gặp phải đó chính là thiếu rất nhiều các kỹ năng để làm việc có hiệu
quả. Thông thường, sinh viên sau khi tốt nghiệp, bắt đầu quá trình tìm kiếm
việc làm hoặc nếu may mắn tìm được việc làm thì cũng có khả năng thích ứng
với công việc thấp, khi đó họ đều mới bắt đầu trau dồi những kĩ năng cần thiết
cho công việc. Khi còn là sinh viên, đang ngồi trên giảng đường đại học thì đa
số sinh viên mới chỉ chú trọng việc học tập, tìm hiểu các kiến thức chuyên
ngành mà đã lãng phí quãng thời gian quí báu đấy để trang bị cho mình những
kĩ năng cần thiết cho công việc tương lai. Để sau đó, lại mất tiếp một khoảng
thời gian để làm cái việc đáng lẽ có thể đã làm xong và làm tốt hơn vào trước
đó. Điều đáng nói ở đây, một phần nguyên nhân của vấn đề này lại xuất phát
từ lỗ hổng của hệ thống giáo dục – chỉ mới quan tâm, chú trọng vào đào tạo


các kiến thức chuyên môn, mà không quan tâm tới việc tạo ra môi trường và
cơ hội để sinh viên có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của kỹ năng và tạo
điều kiện cho sinh viên rèn luyện kĩ năng của mình. Nhất là trong tình trạng
hiện nay, khi mà sự cạnh tranh của các ứng viên tuyển dụng ngày càng khốc
liệt. Quá trình hội nhập đòi hỏi sinh viên Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh
với lao động trong nước mà còn phải cạnh tranh với lao động nước ngoài.
Theo kế hoạch tới năm 2016 cộng đồng ASEAN được thành lập thì sự cạnh
tranh này còn diễn ra gay gắt hơn nữa, đồng thời yêu cầu của các nhà tuyển

dụng ngày càng cao , cần những con người làm việc hiệu quả cao thì việc sinh
viên phải trang bị cho mình những kĩ năng trước khi ra trường giờ đây là điều
hoàn toàn cần thiết.
Do vậy, đối với một trường đại học đào tạo sâu về các ngành kinh tế
như trường Đại học Kinh tế quốc dân thì sinh viên của trường càng lại cần
phải bổ sung thêm các kỹ năng và nhà trường cũng càng phải tạo điều kiện
cho sinh viên trau dồi kĩ năng thuần thục hơn để có thể nâng cao chất lượng,
tăng tính cạnh tranh của sinh viên khi mới ra trường. Để hiểu rõ hơn về mong
muốn,nhu cầu của sinh viên đối với việc đào tạo kĩ năng ở trường và yêu cầu
của nhà tuyển dụng đối với lao động hiện nay như thế nào thì nhóm nghiên
cứu nhận thấy phải đi nghiên cứu với đề tài “Giải pháp nâng cao kĩ năng viên
dựa trên mức độ hoàn thiện kỹ năng, năng lực đào tạo nhà trường và nhu cầu
doanh nghiệp”
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp, chắc chắn sẽ tham gia vào thị trường lao
động ngay khi có thể. Thực tế hiện nay, số sinh viên ra trường không xin được
việc làm hay làm trái ngành trái nghề rất phổ biến. Điều quan trọng quyết
định việc một sinh viên mới ra trường có được chọn vào làm việc hay không,
bên cạnh là những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà bạn đã gặt
hái được trên giảng đường Đại học, thì chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa
thành công và vượt qua những ứng viên khác chính là kỹ năng. Kỹ năng sẽ
giúp bạn phát huy hết những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ để


bạn không những được tuyển dụng mà còn hòa nhập, thích nghi tốt với môi
trường doanh nghiệp.
Các bạn sinh viên và du học sinh, những người sẽ là lực lượng lao động
chính trong tương lai phải ý thưc được rằng họ sẽ làm việc trong một môi
trường toàn cầu hóa và liên tục phát triển, đổi mới công nghệ. Lực lương lao
động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các hệ thống kinh tế và công

nghệ mới. Những đổi mới sẽ đòi hỏi các bạn sinh viên kết hợp được những
kiến thức đã học và kỹ năng trong giao tiếp, làm việc nhóm, đưa ra quyết
định… cộng với sự linh hoạt và khả năng thích ứng khi thay đổi công việc,
môi trường hay trong các bối cảnh khác nhau. Những sự hiểu biết và kỹ năng
này rất cần thiết được giới thiệu đến các sinh viên từ khi họ đang còn ngồi
trong ghế nhà trường hơn là sau khi họ tốt nghiệp.
Vì vậy, nhận thức được tính cấp thiết của kỹ năng đối với sinh viên,
nhóm tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu : Xác định rõ mức độ hoàn thiện
các kỹ năng cần thiết của sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân hiện nay. Xác
định rõ năng lực đào tạo của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân về các kỹ
năng cần thiết. Xác định nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu của sinh viên về
các kỹ năng cần thiết. Từ đây nhóm sẽ đề suất một số chính sách nhằm giải
quyết vấn đề mà nhà trường và sinh viên đang gặp phải. Kết quả nghiên cứu
sẽ được sử dụng hướng vào 2 mục đích chính :
Thứ nhất, giúp cho sinh viên kinh tế cụ thể là sinh viên trường đại học
Kinh tế quốc dân cài nhìn tổng quan, toàn diện, nhận thức được vai trò quan
trọng của kỹ năng và lợi ích của việc có được những kỹ năng đó, nhận ra
những kỹ năng mình còn thiếu để từ đó có thức trau dồi, hoàn thiện kỹ năng
cho chính mình.
Thứ hai, đề xuất ý kiến và giúp cho nhà trường dễ dàng hơn trong việc
đưa ra các giải pháp thích hợp và hành động thiết thực để giúp đỡ sinh viên
trong việc bổ sung, nâng cao kỹ năng cho sinh viên.


1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu của nhóm tập trung chính vào nhu cầu đào tạo kỹ năng


của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân hiện nay và yêu cầu của nhà tuyển

dụng đối với các ứng viên tuyển dụng. Để có được cái nhìn tổng quan, bài
viết tìm hiều các vấn đề có liên quan như: quan niệm về kỹ năng của sinh viên
và nhà tuyển dụng, thực trạng đào tạo kỹ năng của sinh viên tại trường, việc
tự trang bị các kỹ năng của sinh viên như thế nào, yêu cầu về kỹ năng của nhà

-

tuyển dụng đối với các ứng viên tuyển dụng.
Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Kỹ năng sinh viên đại học KTQD hiện nay
Năng lực đào tạo kỹ năng sinh viên của trường đại học KTQD hiện nay
Nhu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng sinh viên mới ra trường
Nhu cầu về các kỹ năng cần thiết của sinh viên đại học KTQD

Phạm vi nghiên cứu
Đối với đối tượng là kỹ năng sinh viên và nhu cầu về các kĩ năng cần thiết của
sinh viên đại học KTQD : Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra đối với 200
sinh viên đang học năm thứ 3 tức là khóa 54 của hệ chính quy trường đại học
Kinh Tế Quốc Dân. Được tiến hành tại các giảng đường tại trường đại học

-

Kinh tế quốc dân như: khu giảng đường chính (B,D1, B2,C).
Đối với đối tượng là Nhu cầu kĩ năng của doanh nghiệp: bài nghiên cứu sẽ
tiến hành tổng các số liệu trên các trang Website việc làm, Website của chính
các công ty tiến hành tuyển dụng đảm bảo thông tin gần thời gian nghiên cứu
nhất và đối tượng tuyển dụng là sinh viên mới ra trường hoặc ra trường không

-


quá 2 năm.
Đối với năng lực đào tạo nhà trường sẽ tiếp cận thông qua đánh giá của người
sử dụng dịch vụ là sinh viên.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp khảo sát bằng phiếu : Khảo sát trực tiếp phát phiếu trả lời câu
hỏi đối với 200 sinh viên chính quy năm thứ 3 đại học KTQD.


Phương pháp phỏng vấn chuyên gia : Phỏng vấn 3 chuyên gia trong lĩnh
vực tuyển dụng nhân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu nội dung : Tổng hợp các thông tin về nhu cầu
tuyển dụng của các doanh nghiệp từ mẫu 300 tin tuyển dụng trên các website
lớn về việc làm và các trang website chính của công ty.
Phương pháp phân tích : Từ các số liệu thu thập được, tiến hành xử lý và
phân tích các yếu tố tác động để giải thích các số liệu đó. Sử dụng kết quả
chương trước để so sánh, đánh giá và giải thích kết quả chương sau.

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 TỔNG QUAN VỀ KĨ NĂNG.
2.1.1. Định nghĩa kỹ năng
Thị trường lao động cạnh tranh ngày càng gay gắt, với sự phát triển mạnh mẽ
của xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới đòi hỏi những người lao động cần
phải trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng của bản thân. Thực tế rõ ràng là có một
khoảng cách lớn giữa cái được dạy với nhu cầu xã hội và thực tế sản xuất
kinh doanh.
Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề
xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để
tự khẳng định mình“. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết,
nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng –
Skills Based Economy . Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía
cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để


thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ
năng cứng chỉ chiếm 15%. Vậy thế nào là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm?


Kỹ năng cứng (trí tuệ logic): Là dạng kỹ năng cụ thể, có thể truyền đạt,
đáp ứng yêu cầu trong một bối cảnh, công việc cụ thể hay áp dụng
trong các phân ngành ở các trường học. Ví dụ như: đánh máy, thành
thạo trong sử dụng các phần mềm ứng dụng, khả năng vận hành máy
móc, phát triển phần mềm, nói một ngoại ngữ. Kỹ năng này được thể



hiện qua mức độ cao thấp của tay nghề.
Kỹ năng mềm (hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội): theo
Wikipedia, là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các
kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như giao tiếp, thuyết
trình, làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo. Kỹ năng này được thể
hiện ở thói quen hành động hàng ngày, cách sống, thói quen giao tiếp
với mọi người xung quanh.

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức
chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.
2.1.2. Phân loại kỹ năng
Vào thời gian đầu của thế kỷ 20, một người được xem là có học chỉ cần
có các kỹ năng đọc, viết và tính toán. Nhưng đó là việc đào tạo nhân lực trước

đây theo nhu cầu của xã hội nông nghiệp và nền kinh tế sản suất thủ công là
chính. Ngày nay, thế giới ngày càng rộng lớn hơn, rộng lớn ở đây không phải
là rộng lớn về diện tích mà là rộng lớn về quy mô nền kinh tế, về phân công
lao động và chuyên môn hóa ở mức cao, thì các công việc, nghề nghiệp của
thế kỷ 21 đòi hỏi vượt xa kiến thức và trình độ chuyên môn, đó chính là kỹ
năng năng lực tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo.
Người ta cho rằng thế kỷ 21 là kỷ nguyên dựa vào kỹ năng, ở đó tư duy
lãnh đạo đóng vai trò đặc biệt.Trong bài viết của nhà báo Thomas Friedman
trên New York Times, tác giả của quyển sách "Thế giới phẳng" nhấn mạnh:
"Toàn cầu hóa đã làm nảy sinh vấn đề mới cấp bách, đó là trang bị cho học


sinh, sinh viên những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để thành công trong thế
kỷ 21".
Trong phạm vi đề tài , nhóm nghiên cứu đã phân tích để lựa chọn ra 11
kĩ năng cần thiết phù hợp với sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện tay.
Tuy nhiên, để dễ dành cho quá trình tổng hợp, đánh giá trực quan và rút ra kết
luận nhóm đã phân loại 11 kĩ năng này thành 4 nhóm kĩ năng khác nhau dựa
trên mối quan hệ biện chứng giữa các kỹ năng. 4 nhóm kỹ năng này là:
Nhóm kỹ năng cứng bổ trợ gồm khả năng tiếng anh, kỹ năng tin học
văn phòng.
Nhóm kỹ năng tư duy gồm kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy phản
biện, kỹ năng tư duy sáng tạo.
Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm kỹ năng ứng xử, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng thuyết trình.
Nhóm kỹ năng tổ chức công việc gồm kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi
ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng “cứng”,

đâu là kỹ năng “mềm”. Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì
kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay
chính là chuyên môn của nghề nghiệp. Nhưng với vị trí Lập trình viên máy
tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”,
“cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là
yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Sinh viên phải
tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn
được. Hãy nhớ rằng, xã hội ngày này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển
chuyển chứ không cần sự cứng nhắc. Có những bạn sinh viên năng động, tự
tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân.


Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như
chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống
ngày nay, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé
khi vào đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ. Một người sinh viên
học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc đã có thể thích ứng nhanh với công
việc hay sự thay đổi về “môi trường” cuộc sống. Một sinh viên có thành tích
học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm
tình với nhà tuyển dụng, đó là do họ đã thiếu một yếu tố quan trong đó là kỹ
năng. Một người tuy học không xuất sắc, nhưng luôn mạnh dạn, tự tin trong
bất kỳ tình huống thay đổi nào, thì sẽ luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là đã
có kỹ năng. Tuy nhiên, kỹ năng cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá
trình tích lũy. Qua đó, có thể thấy kỹ năng của mỗi sinh viên chịu ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan. Để
có thể tìm hiểu kỹ năng của sinh viên đại học Kinh tế quốc dân, ta cần hiểu rõ
những yếu tố này để tiến hành nghiên cứu, phân tích:


Yếu tố chủ quan:

-

Quan điểm của sinh viên về mức độ quan trọng của kỹ năng:
Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng mà một sinh

viên cần có. Do quan điểm sẽ quyết định tới hành động của mỗi người về
một vấn đề nào đó. Khi mà sinh viên nhận thấy được vai trò và tầm quan
trọng của kỹ năng đối với công việc trong tương lai, thì để tạo được cơ hội
tìm được việc làm với mức thỏa mãn công việc cao hơn, chính bản thân
mỗi sinh viên sẽ có ý thức tìm hiểu và tích cực trau dồi và nâng cao kỹ
năng. Còn nếu sinh viên cảm thấy chỉ cần kiến thức chuyên môn là đủ thì
dù có cơ hội để trau dồi thêm về kĩ năng họ cũng sẽ bỏ qua, mà chỉ tập
trung vào nâng cao kiến thức chuyên môn.
-

Ý thức tự trau dồi kỹ năng của sinh viên:
Hiện nay, sinh viên không còn chỉ có tập trung vào việc học hành
như trước đây. Việc sinh viên tham gia vào các tổ, đội tình nguyện, đi


làm thêm bán thời gian hay việc tự đi rèn luyện về các kĩ năng của
mình ở các trung tâm đào tạo bên ngoài không còn lạ nữa. Đây cũng là
yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng của sinh viên.


Yếu tố khách quan
-

Công tác đào tạo của nhà trường:
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể tới tới kỹ năng của sinh

viên. Thông thường, đối với bất kỳ sinh viên nào, thì việc nhận được sự
đào tạo và giáo dục tại nhà trường vẫn là chủ yếu bên cạnh việc tự học
hỏi ngoài cuộc sống thực. Công tác đào tạo của nhà trường vẫn là yếu
tố ảnh hưởng quyết định tới năng lực của sinh viên hiện nay, vẫn là kim
chỉ nam định hướng cho sự phát triển và hoàn thiện bản thân của mỗi
sinh viên trước khi tốt nghiệp để chuẩn bị cho công việc trong tương
lai. Do vậy, một chương trình đào tạo với ngoài công tác đào tạo chính
thống mà có cả những đào tạo ngoại khóa sẽ giúp sinh viên nâng cao
bên cạnh kiến thức chuyên môn thì là nâng cao được nhận thức và kỹ
năng của bản thân mình.

-

Các yếu tố khác ảnh hưởng tới kỹ năng mềm của sinh viên:
Thời gian, khả năng tài chính, thị hiếu, sự uy tín hay cơ sở vật
chất của cơ sở đào tạo…. những yếu tố này có thể tạo ra sự đồng thuận
hoặc gây trở ngại cho hoạt động học tập kỹ năng của sinh viên. Như về
thời gian, thời gian vốn là một nguồn lực khan hiếm, một sinh viên dù
không quá bận rộn nhưng cũng không phải lúc nào cũng rảnh rổi. Do
vậy, nếu muốn học tập về kỹ năng thì mỗi sinh viên phải sắp xếp lại
thời gian của mình để có thời gian trống để rèn luyện kỹ năng. Hay như
về khả năng tài chính: hiện tại đa số các khóa học về kỹ năng tại các
trung tâm uy tín ở Hà Nội đều có mức giá cao tương đối so với khả
năng tài chính của phần lớn sinh viên. Do vậy, việc lựa chọn học một
khóa học về kỹ năng mềm không phải là chuyện đơn giản….


Bài nghiên cứu sẽ lần lượt đi tìm hiểu các yếu tố trên để có thể có
được cái nhìn khái quát nhất về nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh
viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Từ đó có thể đưa ra được nguyên

nhân chủ yếu khiến cho việc sinh viên hiện nay yếu về kỹ năng và từ đó sẽ
đề xuất được những chính sách cụ thể để giải quyết tình trạng trên.
2.2 VAI TRÒ CỦA KĨ NĂNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN.
Kỹ năng của cá nhân là phần quan trọng của cá nhân đó đóng góp vào
sự thành công của một tổ chức. Đặc biệt là đối với các tổ chức trong lĩnh vực
kinh doanh, quan hệ khách hàng….. cho thấy các tổ chức này sẽ có thể đạt
được thành công cao hơn rất nhiều nếu họ có trong tay những nhân viên sử
dụng thành thạo những kỹ năng trong công việc. Chính vì lý do này, kỹ năng
hiện nay đang là một trong các yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng sử dụng
để lựa chọn các ứng viên thích hợp bên cạnh trình độ chuyên môn. Nhất là
khi, hiện nay một số nghiên cứu cho thấy trong một số ngành nghề thì thậm
chí những kỹ năng còn quan trọng hơn cả việc kiến thức chuyên môn vững
vàng. Có thể lấy ví dụ như ngành luật là ngành mà khả năng ứng phó của luật
đối với con người và các tình huống hiệu quả và hợp lí sẽ quyết định sự thành
công của luật sư đấy nhiều hơn cả những kiến thức khi học trên giảng đường.
Thực tế, theo thống kê của nhiều tổ chứ quốc tế trên thế giới cho thấy
người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại
được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Thế nhưng đa số
sinh viên vẫn chưa đánh giá cao về tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
Suốt quá trình học phổ thông cũng như trong Đại học, hệ thống giáo
dục cho các học sinh, sinh viên rất nhiều kiến thức từ các công thức toán học
giản đơn đến những kiến thức kinh tế, kỹ thuật tầm cao. Không phủ nhận kiến
thức ở trường Đại học mang tính chất tư duy và rèn luyện cho sinh viên,
nhưng với tốc độ công nghệ thông tin như hiện nay, việc học các kiến thức tại
trường Đại học trở nên quá ít ỏi. Và việc trang bị thêm các kỹ năng để tìm


hiểu các kiến thức mới trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhóm các kỹ năng
cần thiết có vai trò rất quan trọng với sinh viên dù sau này ra trường sinh viên
đi làm ở các doanh nghiệp, ở cơ quan chính phủ, đi du học hay tự khởi nghiệp

theo ước mơ của mình:
-

Nhóm kỹ năng cứng bổ trợ gồm khả năng tiếng anh và tin học văn
phòng. Đây là những kỹ năng cứng có thể lượng hóa cụ thể bằng các
thang điểm hay chứng chỉ. Trong một thế giới có hơn 1 tỷ người nói
tiếng anh thì ngôn ngữ toàn cầu này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bạn làm việc, bạn lướt web, bạn xem phim hay thậm chí trong tương
lai, hàng xóm nhà bạn là người nước ngoài bạn cũng cần sử dụng tiếng
anh. Rõ ràng, không có kỹ năng tiếng anh tốt chẳng khác nào ếch ngồi
đáy giếng. Kỹ năng tin học văn phòng cũng quan trọng không kém.
Bạn có ý tưởng rất hay nhưng để thuyết phục người khác thì còn cần
một slide đẹp, một bản word đầy đủ nội dung để truyền đạt ý tưởng của
mình. Hơn nữa, trong một thời đại công nghệ internet đang thay đổi
chóng mặt, mỗi người cần nắm bắt những kiến thức cơ bản nhất về
internet để không bị tụt hậu.

-

Nhóm kỹ năng tư duy gồm kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư suy phản
biện và kỹ năng tư duy sáng tạo. Đây là những kỹ năng sẽ giúp bạn xử
lý thông tin hiệu quả và khoa học, giúp bạn có được góc nhìn nhận
khách quan đồng thời tìm tòi sáng tạo ra nhiều cái mới phục vụ cho quá
trình ra quyết định của bạn.

-

Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử và kỹ
năng thuyết trình. Từ xa xưa ông cha ta đã từng khuyên dậy “lời nói
chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “im lặng là

vàng”. Rõ ràng giao tiếp rất quan trọng và chưa bao giờ được đánh giá
thấp từ khi có ngôn ngữ xuất hiện. Do đó,nhóm kỹ năng giao tiếp sẽ
giúp bạn biết cách ứng xử không chỉ với một người mà còn với nhiều
người để đạt được hiệu quả trong giao tiếp.


-

Nhóm kỹ năng tổ chức công việc gồm kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng
giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm. Nhóm kỹ năng này sẽ
giúp bạn hoạch định, phân phối nguồn lực hợp lý và phát huy được sức
mạnh tập thể qua đó hoàn thành được các công việc được giao.
Có thể thấy được rất nhiều lợi ích từ việc trang bị kỹ năng cho chính

bản thân mỗi người, không chỉ là trong cuộc sống hàng ngày mà còn quan
trọng đối với cả công việc tương lai của chính bản thân mỗi người. Việc trang
bị kỹ năng không chỉ giúp mỗi người sinh viên có thể học tập tốt tại trường
Đại học, mà còn có thể thể rèn luyện bản lĩnh để có cơ hội tìm được việc làm
tốt khi ra trường. Thực tế cho thấy, nhà tuyển luôn đánh giá cao các ứng viên
tự tin, giao tiếp tốt, biết cách làm việc khoa học, có thể làm việc nhóm và biết
sắp xếp thời gian để làm việc hiệu quả. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ ký hợp
đồng làm việc lâu dài với bạn sau thời gian thử việc nếu bạn thể hiện được kỹ
năng mềm trong thời gian thử việc.
Ông Steven Schwartz, phó hiệu trưởng trường đại học Macquarie, Úc
cho rằng: “ sự hiểu biết không phải là một yếu tố mà con người được sinh ra
cùng với nó, đó là yếu tố mà các nhà giáo dục phải giúp sinh viên của họ trau
dồi theo năm tháng”. Một sinh viên có thể là một người chăm chỉ, cần mẫn
trên Giảng đường Đại học, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi thì chưa đủ để giúp bạn
thành công. Điều mà các nhà tuyển dụng yêu cầu khi phỏng vấn các ứng viên
của mình là kinh nghiệm, nhưng với các bạn sinh viên mới ra trường thì các

bạn không thể nào đáp ứng được điều này. Nó không có nghĩa là không có cơ
hội nào dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp này. Nếu không có kinh
nghiệm thì nếu có thể thể hiện khả năng ứng xử khéo léo và sự nhạy bén trong
giao tiếp của mình. Công việc thực tế sẽ làm không phải là những công thức,
những nguyên lý trên sách vở mà nó là cả một thế giới bao la đòi hỏi mỗi cá
nhân phải có những kỹ năng để thích nghi với nó.Một chuyên gia Singapore
của tập đoàn nhân sự hàng đầu thế giới Adecco từng nhận xét về thị trường
lao động Việt Nam: “Người tìm việc với kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ thì
nhiều, nhưng tìm một ứng viên kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ cộng với kỹ


năng “mềm” tương xứng thì như tìm kim trong đống cỏ”.Từ đó, có thể thấy
hiện nay sinh viên Việt Nam còn chưa có nhận thức chưa đầy đủvề ý nghĩa,
tầm quan trọng của kỹ năng trong học tập và hướng nghiệp nên đã chưa quan
tâm đúng mức tới việc rèn luyện kỹ năng. Nhiều người có suy nghĩ rằng các
nhà tuyển dụng sẽ ưu ái những bằng cấp có giá trị, mối quan hệ rộng rãi và
kỹ năng chuyên môn, bởi vậy đã xem nhẹ việc tự trau dồi kỹ năng cho bản
thân . Sai lầm này khiến khi ra trường họ khó xin việc, phải mất khá nhiều
thời gian chờ đợi, thậm chí phải đào tạo lại. Ngày nay, đất nước ta đang trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệphoá - hiện đại hoá đất
nước, bởi thế rất cần người tài, cần nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình
độ và kĩ năng làm việc thành thạo.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KĨ NĂNG CỦA
SINH VIÊN KINH TẾ QUỐC DÂN
3.1 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
CÁC KĨ NĂNG
Để đạt được kết quả, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy phiếu ý kiến
của 200 bạn sinh viên năm 3 đại học KTQD.
Nguồn : Kết quả nghiên cứu

Khi được hỏi về mức độ cần thiết của các kỹ năng đối với sinh viên, sau khi
tốt nghiệp đại học thì kết quả là :
-

78% sinh viên cho rằng các kỹ năng là rất cần thiết
21% sinh viên cho rằng kỹ năng là cần thiết tuy nhiên chưa phải yếu

-

tố quyết định
1% cho rằng kỹ năng có cũng được mà không có cũng được
0% sinh viên nhận xét kĩ năng là không cần thiết.


Như vậy phần lớn sinh viên đều đánh giá cao vai trò của kĩ năng đối
với sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học.
3.2 THỰC TRẠNG KĨ NĂNG SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG KINH TẾ
QUỐC DÂN
Mỗi kĩ năng của sinh viên đều được hình thành qua thời gian và có thể
khẳng định các sinh viên đều có các kĩ năng cần thiết nhưng mức độ hoàn
thiện khác nhau do các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng của từng sinh viên không
giống nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đã được phân tích kĩ trong phần cơ sở lý
thuyết và trong khuân khổ bài nghiên cứu, nhóm sẽ tập trung phân tích từ phía
yếu tố công tác đào tạo của nhà trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Bảng 3.1 : Mức độ hoàn thiện các kĩ năng cần thiết của sinh viên
Nhóm kĩ
năng
1.Nhóm kĩ
năng cứng
bổ trợ


Kĩ năng cần thiết
Khả năng tiếng anh
Kĩ năng tin học văn phòng

Kỹ năng học và tự học
2.Nhóm kĩ
năng tư duy Kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy sáng tạo
3.Nhóm kĩ
năng giao
tiếp

Kỹ năng ứng xử

4.Nhóm kĩ
năng tổ
chức công
việc

Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng làm việc nhóm

Mức độ hoàn thiện các kĩ năng
(đơn vị : %)
Trung

Rất tốt
Tốt
Khá
Yếu
bình

3
2

14
12

26
42

44
40

12
4

3
2
2

19
13
19

49

45
42

27
37
33

2
3
3

5
8
2
3
3
3

24
39
15
17
20
26

50
42
46
48
53

49

21
11
35
28
22
19

0
0
3
3
2
2

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát

Để dễ dàng đánh giá bằng trực quan, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các tông
mầu đỏ, vàng, xanh da trời tương ứng với tỉ trọng lựa chọn giảm dần ở các kĩ
năng.


 Nhóm kĩ năng cứng bổ trợ
- Khả năng tiếng anh: 44% sinh viên ở mức độ trung bình, 26% ở mức
độ khá, 14% ở mức độ tốt, 12% ở mức độ yếu và 3% ở mức độ rất tốt.
Từ bảng 1 có thể thấy đây là kĩ năng có lượng sinh viên trung bình và
yếu chiếm tỉ trọng cao nhất, lượng sinh viên khá thấp, lượng sinh viên
tốt thấp thứ 2 trong số các kĩ năng được nghiên cứu. Trong bối cảnh đất
nước hội nhập sâu và rộng, xu hướng cạnh tranh trong và ngoài nước

ngày càng gay gắt thì khả năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh càng trở
nên quan trọng đối với sinh viên sau này làm việc trong lĩnh vực kinh
tế. Sinh viên Kinh Tế Quốc Dân còn hạn chế về kĩ năng này là một điều
đáng lo ngại. Nguyên nhân là do hiệu quả đào tạo của nhà trường chưa
cao (theo đánh giá của sinh viên và sẽ được phân tích ở phần sau),
chưa có môi trường tốt cho sinh viên trải nghiệm các kĩ năng của bộ
môn này (nghe, nói, đọc, viết). Các trung tâm tiếng anh mọc lên ngày
càng nhiều gây khó khăn cho kiểm chứng chất lượng, thêm vào đó là
chi phí của các trung tâm này khá đắt so với khả năng chi trả của sinh
viên. Một phần là do đầu vào của sinh viên, trường tuyển sinh khối A,D
trong đó lượng sinh viên khối A gấp đôi khối D nên chất lượng đầu vào
về khả năng tiếng anh là không tốt. Sau khi lên đại học mà không có
một môi trường học tiếng anh sẽ làm cho phần lớn số sinh viên cảm
thấy chán nản khi phải bắt đầu học lại. Ngoài ra, có một điểm đặc biệt
đối với tiếng anh, vì đây môn học bắt buộc và có các chứng chỉ chuẩn
quốc tế như Toeic, Ielts nên sinh viên có thể dễ dàng đánh giá chính xác
-

hơn khả năng của mình so với các kĩ năng khác.
Trình độ tin học văn phòng: 42% sinh viên ở mức độ khá, 40% ở mức
độ trung bình, 12% ở mức độ tốt, 4% ở mức độ yếu và 2% ở mức độ
rất tốt. Như vậy lượng sinh viên ở mức tốt là thấp nhất, mức độ trung
bình và yếu cao thứ 2 (sau khả năng tiếng anh) trong các kĩ năng
nghiên cứu. Điều này phản ánh kĩ năng tin học văn phòng của sinh viên
Kinh Tế Quốc Dân còn rất hạn chế. Trong một nền kinh tế tri thức,
năng suất lao động được quyết định bằng trình độ khoa học kĩ thuật thì


kĩ năng tin học văn phòng là điều không thể thiếu tại bất cứ vị trí làm
việc nào. Nguyên nhân là nhà trường chưa chú trọng đào tạo kĩ năng

này, cụ thể, chỉ có một môn bắt buộc liên quan đến tin học văn phòng là
“tin học đại cường” còn môn có tính ứng dụng cao hơn là “Tin học ứng
dụng” thì lại xếp trong tổ hợp tự chọn.
Tóm lại, phần lớn sinh viên vẫn ở mức độ hạn chế đối với nhóm kĩ
năng cứng bổ trợ. Sinh viên cần chủ động hơn trong việc trau dồi các kĩ
năng này để đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng.
 Nhóm kĩ năng tư duy
- Kĩ năng học và tự học : 49% sinh viên ở mức độ khá, 27% sinh viên ở
mức độ trung bình, 19% ở mức độ tốt. Như vậy phần lớn sinh viên ở
mức độ trung bình – khá (76%). Đây là một kĩ năng vô cùng quan trọng
bởi lẽ theo xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, cái mới hôm
nay sẽ là cái cũ của ngày mai đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tinh thần
“học tập suốt đời” để tránh rơi vào tình trạng tụt hậu. Sinh viên còn yếu
về kĩ năng học và tự dọc là do cách học hiện tại còn mang tính thụ
động, học dựa vào thầy nên sinh viên vẫn chưa chủ động tìm hiểu và
mở rộng kiến thức các môn học. Điểm mạnh của sinh viên Kinh Tế
Quốc Dân đó là chất lượng đầu vào tương đối tốt do điểm đầu vào ở
mức cao. Nhưng cách học của bậc trung học phổ thông lại khác với Đại
Học. Do không chủ động thay đổi phương pháp học tập nên việc thích
nghi với lối giảng giáo viên chỉ là người hướng dẫn, sinh viên phải tự
-

học là chính nên sinh viên không tự chủ được.
Kĩ năng tư duy phản biện : 45 % sinh viên ở mức độ khá, 37% sinh
viên ở mức độ trung bình, 13% ở mức độ tốt. Có thể thấy phần lớn sinh
viên đang ở mức độ trung bình –khá (82%). Tư duy phản biện là kĩ
năng được đánh giá rất cao ở các trường đại học các nước tiên tiến.
Thậm chí trong buổi tốt nghiệp đại học Stanford, thầy hiệu trưởng đã
nói “các em ra trường hãy luôn nhớ nguyên tắc đặt câu hỏi vì sao trước
bất cứ lời nói nào. Kể cả lời nói của thầy và của cha mẹ các em”. Tuy

nhiên ở Việt Nam kĩ năng này chưa được coi trọng, trong các giờ học


vẫn mang nặng phong cách thầy giảng, trò chép, các giờ học trao đổi
nhóm hay thuyết trình chưa có sự tranh luận phản biện gay gắt giữa các
nhóm. Sinh viên không chủ động nêu câu hỏi, trao đổi, thảo luận hoặc
nêu những quan điểm, ý kiến riêng của mình về những vấn đề của bài
học . Sinh viên cũng không có nhiều cơ hội tương tác với thầy cô theo
hướng 2 chiều. Phương pháp dậy và học này đã làm mất đi một hình
thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo, khám phá các ý tưởng, phát
triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì
chỉ có một. Bên cạnh đó, mô hình lớp học khá đông, có lớp học lên đến
-

300 sinh viên cũng là một thực trạng không thể không kể đến.
Kĩ năng tư duy sáng tạo: 42% sinh viên ở mức độ khá, 33% ở mức độ
trung bình, 19% mức độ tốt. Như vậy, phần lớn sinh viên vẫn ở mức độ
trung bình – khá (75%). Sáng tạo được hiểu là hoạt động tạo ra bất cứ
thứ gi có đồng thời cả tính mới và tính hữu ích (Trích : Phương pháp
luận sáng tạo – Thầy Hoàng Minh Tân, Đại học công nghiệp Hà Nội).
Như vậy nếu không có tư duy sáng tạo thì sinh viên chỉ là đang đi lại
con đường mà người khác đã đi và không tạo ra thêm bất cứ một giá trị
mới nào. Kĩ năng tư duy sáng tạo chưa tốt không chỉ là điều đáng lo
ngại ở đại học Kinh Tế Quốc Dân mà còn là thực trạng chung của cả
nước. Bằng chứng là lượng học sinh, sinh viên đạt huy chương trong
các cuộc thi luôn ở thứ hạng cao trên bảng xếp hạng thành tích thế
giới(năm 1999,2007 đoàn Việt Nam đứng thứ 3 /81 cuộc thi Olympic
toán IMO) nhưng số lượng bằng phát minh sáng chế của Việt Nam còn
rất ít chỉ khoảng 2000 thậm chí còn không bằng con số 12000 của tập
đoàn Panasonic. Nguyên nhân của vấn đề này là do phương pháp giáo

dục chưa khuyến thích tính sáng tạo mà tập trung đi sâu vào những kiến
thức đã có sẵn. Sinh viên mang nặng phong cách học để thi nên không
có thói quen sáng tạo tìm tòi cái mới.
Tổng quan lại, có thể đánh giá nhóm kĩ năng tư duy của sinh viên

Kinh Tế Quốc Dân là chưa tốt.
 Nhóm kĩ năng giao tiếp


-

Kĩ năng ứng xử : 50% sinh viên ở mức độ khá, 24% ở mức độ tốt, 21%
ở mức độ trung bình, 5% ở mức độ rất tốt. Như vậy phần lớn sinh viên
ở mức độ khá – tốt (74%). Kĩ năng ứng xử được hình thành thông qua
các mối quan hệ trên giảng đường và quan trọng hơn là các mối quan
hệ ngoài xã hội. Phần lớn sinh viên đều từ các tỉnh khác lên Hà Nội
nhập học, trải qua 3 năm học tập và rèn luyện nên sinh viên K54 của
đại học Kinh Tế Quốc Dân đã thích nghi môi trường, học được cách
sống tự lập, tự quản lí tài chính và thời gian, tham gia vào các tổ chức,
hoạt động ngoại khóa và va chạm với nhiều người khác nhau dẫn đến
kĩ năng ứng xử của sinh viên là tương đối tốt. Đặc biệt đối với khối
ngành kinh tế thì giao tiếp ứng xử là rất quan trọng, nên hầu hết sinh
viên đều tự ý thức được điều này và tự rèn luyện rất dễ dàng, thể hiện ở
nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, hoạt động của đoàn
thanh niên và các câu lạc bộ trong trường diễn ra liên tục, thu hút được
sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên. Trong một môi trường
năng động như vậy thì khả năng tự rèn luyện của các bạn sinh viên là
rất cao. Tuy nhiên trong số đó thì 21% vẫn ở mức trung bình này còn
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tâm lý tính cách, môi trường


-

sống.
Kĩ năng lắng nghe : 42% sinh viên ở mức độ khá, 39% ở mức độ tốt,
11% ở mức độ trung bình, 8% ở mức độ rất tốt. Đây là kĩ năng có mức
độ hoàn thiện cao nhất của sinh viên, mức độ khá, tốt, rất tốt lên tới
89%. Giao tiếp là một trò chơi bóng bàn nên cần nhịp nhàng kết hợp cả
nghe và nói để đạt được mục đích trong các tình huống giao tiếp. Tại
các giờ học trên lớp, mặc dù phương pháp truyền thống có phần lạc hậu
“thầy giảng trò chép” nhưng cũng đã giúp sinh viên có được cách nghe
chủ động bóc tách được nội dung bài học. Trong các mối quan hệ xã
hội, sinh viên hiểu rằng mình còn rất thiếu kinh nghiệm và cần phải học
tập trên nhiều lĩnh vực nên sẽ có xu hướng chủ động lắng nghe để đem


lại lợi thế cho mình nhiều hơn. Từ đó đã hình thành kĩ năng lắng nghe
-

tương đối tốt.
Kĩ năng thuyết trình: 46% sinh viên ở mức độ khá, 35% ở mức độ
trung bình, 15% ở mức độ tốt. Như vậy phần lớn sinh viên ở mức độ
trung bình - khá (81%). Đây là kĩ năng quan trọng để giúp sinh viên có
thể diễn giải, thuyết phục nhóm, gây dựng lòng tin và thực hiện ý
tưởng của mình. Do đó thuyết trình được các doanh nghiệp đánh giá
cao và trường đại học cũng rất chú trọng để rèn luyện. Từ các năm đầu
đại học sinh viên đã được phân nhóm để thuyết trình. Tuy nhiên cũng
không hiếm gặp những sinh viên ra trường mà vẫn chưa thuyết trình lần
nào hoặc mới chỉ thuyết trình 1,2 lần. Nguyên nhân là trong phân công
công việc của nhóm các bạn tự tin, thuyết trình tốt sẽ được ưu tiên trao
cơ hội nhiều hơn các bạn thiếu tự tin hoặc chưa thuyết trình lần nào.

Điều này vô hình chung đã tạo cái vòng luẩn quẩn cho rất nhiều sinh
viên muốn rèn luyện kĩ năng của mình. Ngoài ra, sinh viên thuyết trình
thì không phải chuẩn bị nội dung nên sẽ không tìm hiểu sâu vấn đề mà
mình sẽ thuyết trình mà chỉ chủ động học thuộc những nội dung chính,
thậm chí có bạn cầm nguyên bản word đọc, gây cảm giác nhàm chán
cho thành viên trong lớp. Điều này chỉ tạo nên hình thức chứ không tạo
nên nội dung cho phong cách thuyết trình, các bạn sẽ không gặp các
tình huống khó đòi hỏi trình độ ứng biến, hùng biện để nâng cao kỹ
năng của mình . Kết quả là phần lớn sinh viên thuyết trình chưa tốt.
Tổng quán lại, từ quan sát bảng 1 và kết quả phân tích, giao tiếp là
nhóm kĩ năng có hai kĩ năng ở mức độ khá – tốt, một kĩ năng ở mức độ
trung bình – khá. Do đó đây là nhóm kĩ năng có mức độ hoàn thiện cao

nhất của sinh viên .
 Nhóm kĩ năng tổ chức công việc
- Kĩ năng lập kế hoạch: 48% sinh viên ở mức độ khá, 28% sinh viên ở
mức độ trung bình, 17% sinh viên ở mức độ tốt. Có thể thấy phần lớn
sinh viên ở mức độ trung bình – khá (76%). Điều này phản ánh kĩ năng
lập kế hoạch của phần lớn sinh viên còn hạn chế. Kĩ năng lập kế hoạch


giúp sinh viên phân bổ nguồn lực thời gian, tài chính và dự báo các tình
huống để đạt hiệu quả trong công việc. Từ những năm đầu đại học,
khối lượng kiến thức sẽ ngày một tăng lên đòi hỏi sinh viên phải biết
lập kế hoạch để không những học tập tốt mà còn có thể tham gia các
hoạt động ngoại khóa bổ ích. Tuy nhiên cách học thụ động dẫn đến tính
chủ quan chỉ tập trung học vào đợt thi cuối kì và khả năng dự báo các
tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch chưa tốt làm
cho các nguồn lực được phân bố chưa hợp lí và dẫn đến các kế hoạch
thường không được hoàn thành. Ngoài ra, có một thực tế là môi trường

để sinh viên có thể hoàn thiện kĩ năng này là môi trường doanh nghiệp
do những áp lực về thời gian, tài chính, tiến độ. Khi ngồi trên ghế nhà
-

trường, sinh viên mới chỉ lập được những kế hoạch giản đơn.
Kỹ năng quyết vấn đề : 53% sinh viên ở mức độ khá, 22% sinh viên ở
mức độ trung bình, giải 20% sinh viên ở mức độ tốt. Có thể thấy, lượng
sinh viên đạt mức độ trung bình sấp xỉ lượng sinh viên đạt mức độ tốt
và lượng sinh viên đạt mức độ khá cao nhất trong số các kĩ năng được
phân tích. Đây là kĩ năng không được đào tạo một cách trực tiếp trên
trường đại học nhưng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các tổ
chức, câu lạc bộ, nơi làm việc past time có rất nhiều sự việc phức tạp
buộc sinh viên phải giải quyết vấn đề tốt. Do đó, kĩ năng này đòi hỏi
sinh viên phải năng động tham gia thêm các hoạt động xã hội khác để

-

hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt.
Kĩ năng làm việc nhóm: 50% sinh viên ở mức độ khá, 26% sinh viên ở
mức độ tốt, 19% sinh viên ở mức độ trung bình. Như vậy, phần lớn sinh
viên ở mức độ khá – tốt (76%). Điều này phản ánh kĩ năng làm việc
nhóm của sinh viên tương đối tốt. Nguyên nhân là do trong quá trình
rèn luyện, từ các môn học trên lớp đến các câu lạc bộ , các tổ chức
trong trường sinh viên luôn được hoạt động theo nhóm. Không giống kĩ
năng thuyết trình, với làm việc nhóm bất cứ thành viên nào cũng phải


tham gia đóng góp hoàn thành công việc được giao. Do đó sinh viên đã
tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thiện kĩ năng.
Từ tổng thể các chỉ số trên của từng kĩ năng, ta có thể thấy sinh viên cho rằng

mình có khả năng rất tốt là rất ít, trong đó kĩ năng Lắng Nghe đạt được mức
cao nhất là 8%, thấp nhất là kĩ năng Tin Học Văn Phòng (2%), Tư Duy Phản
Biện (2%), Sáng Tạo và Thuyết Trình (2%). Mức độ tốt có tỉ trọng sinh viên
lựa chọn nhiều nhất là Kĩ Năng Lắng Nghe (39%), Kĩ Năng Ứng Xử (24%)
và Kĩ Năng Làm Việc Nhóm(26%). Mức khá thì chiếm hầu hết các kĩ năng,
trong đó 50% phải kĩ năng Ứng Xử và 53% kĩ năng Giải Quyết Vấn Đề.
Lượng sinh viên ở mức độ trung bình nhiều nhất là kĩ năng Tiếng Anh (44%)
và Tin Học Văn Phòng là (40%). Cuối cùng, lượng sinh viên yếu nhiều nhất
lại chính là kĩ năng Tiếng Anh (12%) và tin học văn phòng (4%).
Đánh giá ở góc độ nhóm kĩ năng, xếp theo thứ hạng hoàn thiện tăng dần là
nhóm kĩ năng cứng bổ trợ, nhóm kĩ năng tư duy, nhóm kĩ năng tổ chức công
việc, nhóm kĩ năng giao tiếp.

CHƯƠNG 4 : THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KĨ
NĂNG CỦA TRƯỜNG KTQD DƯỚI GÓC ĐỘ
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN
4.1 Đánh giá của sinh viên về hiệu quả đào tạo kỹ năng của nhà trường
theo các kỹ năng cần thiết
Để thuận tiện cho phân tích nhóm nghiên cứu tiếp tục sử dụng các tông mầu
đỏ, cam, xanh da trời tương ứng là tỉ trọng lựa chọn giảm dần của mẫu 200
sinh viên khảo sát. Bằng trực quan có thể dễ dàng nhận thấy, phân bố các tông
mầu của bảng 4.1 tương đối giống phân bố tông mầu bảng 3.1, cụ thể là chỉ
khác nhau ở nhóm kĩ năng giao tiếp.Điều này phản ánh mối quan hệ thuận


chiều, chặt chẽ giữa quá trình đào tạo của nhà trường và mức độ hoàn thiện kĩ
năng của sinh viên.

Bảng 4.1: Hiệu quả đào tạo kĩ năng của trường đại học KTQD theo đánh
giá của sinh viên

Kĩ năng

Rất tốt

Tốt

Khá

Trung Yếu
Bình

1.

Khả năng tiếng anh

3%

7%

30%

45%

15%

2.

Kĩ năng tin học văn phòng

1%


11%

41%

37%

11%

3.

Kỹ năng học và tự học

3%

23%

44%

27%

3%

4.

Kỹ năng tư duy phản biện

2%

15%


44%

33%

5%

5.

1

20%

39%

34%

6%

6.

Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng ứng xử

7.

Kỹ năng lắng nghe

2%
1


19%
24%

44%
40%

30%
30%

5%
5%

8.

Kỹ năng thuyết trình

3%

32%

44%

19%

2%

9.

Kỹ năng lập kế hoạch


2%

22%

43%

31%

2%

10.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

1

20%

48%

28%

3%

11.

Kỹ năng làm việc nhóm

3%


32%

43%

21%

1%

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát

 Nhóm kĩ năng cứng bổ trợ
Khả năng tiếng anh: 45% trung bình, 30% khá, 15% yếu, 7% tốt, 3%
rất tốt. Quan sát bảng 4.1 có thể thấy, tỉ trọng lựa chọn mức độ yếu và trung
bình là cao nhât, tỉ trọng lựa chọn mức độ tốt và khá là thấp nhất trong 11 kĩ
năng nghiên cứu. Điều này phản ánh quá trình đào tạo tiếng anh của nhà
trường chưa hiệu quả. Sở dĩ có thực trạng trên là do cơ sở vật chất nhà trường
còn thiếu. Các địa điểm học tiếng anh là ở Kí Túc Xá, THCS Phương Nam
(bây giờ chuyển sang Bắc Hà) không thuận lợi cho sinh viên, công cụ dậy học


là đài cassette đã lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu. Thêm vào đó là
thời lượng học bị giảm bớt từ 60 tiết xuống còn 45 tiết nên giáo trình buộc
phải bỏ 5 chương đầu để đảm bảo thời lượng dậy học. Tuy nhiên, lý do chính
vẫn là phương pháp giảng dậy có phần lạc hậu chưa theo kịp xu hướng đào
tạo tiếng anh hiện đại. Nhà trường đã nhìn nhận ra điều này và khắc phục
bằng giải pháp kiểm soát đầu ra, hình thức là quy đổi điểm số theo thang điểm
Toeic, Ielts. Giải pháp này có điểm mạnh là trao cơ hội cho sinh viên trong
việc tìm kiếm môi trường học tập tốt mà không bắt buộc học tại trường. Do
đó, mức độ hoàn thiện về khả năng tiếng anh của sinh viên được biểu thị

trong bảng 3.1 cao hơn hiệu quả đào tạo nhà trường trong bảng 4.1. Tuy nhiên
điểm yếu là sinh viên sẽ không có định hướng từ phía các thầy cô và phải học
tại trung tâm với chi phí đắt đỏ hơn rất nhiều trong trường.
Kĩ năng tin học văn phòng: 41% khá, 37% trung bình, 11% tốt, 11%
yếu và 1% rất tốt. Quan sát bảng 2 nhận thấy, tỉ trọng lựa chọn mức độ yếu và
trung bình cao thứ 2, tỉ trọng lựa chọn mức độ khá và tốt thấp thứ 2 trong 11
kĩ năng, chỉ sau khả năng tiếng anh. Điều này cũng phản ánh khả năng đào
tạo tin học văn phòng đang là rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân cho thực
trạng trên. Thứ nhất, chỉ có một môn học bắt buộc có liên quan đến tin học
văn phòng đó là “tin học đại cương”, còn môn thiết thực hơn là “tin học ứng
dụng” thì chỉ được đưa vào tổ hợp lựa chọn. Nguyên nhân thứ 2 là cơ sở vật
chất nhà trường còn yếu, mặc dù đã trang bị riêng dãy nhà C đào tạo tin học
nhưng hệ thống máy tính đã lạc hậu, máy chiếu chạy không ổn định, các ứng
dụng phần mềm như word, excel chưa được cập nhật . Do đó, rất khó đảm
bảo chất lượng đào tạo tin học văn phòng cho sinh viên. Nhà trường đã có
nhiều giải pháp khắc phục như trang bị, sửa chữa hệ thống máy móc , phần
mềm mới. Đặc biệt là viện công nghệ thông tin kinh tế đã tổ chức cho các lớp
học tin học văn phòng cơ bản, tin học văn phòng nâng cao, excel cơ bản và
nâng cao với chi phí rẻ tại ngay giảng đường Đại học Kinh Tế Quốc Dân .
Tuy nhiên, các lớp học này không bắt buộc, tổ chức vào các buổi tối nên khó


kiểm định chất lượng và chưa thu hút phần đông sinh viên Kinh Tế Quốc Dân
tham gia. Do đó, hạn chế về tin học văn phòng của sinh viên chưa được khắc
phục triệt để.
 Nhóm kỹ năng tư duy
Quan sát bảng 4.1 ta thấy cả 3 kĩ năng thuộc nhóm kĩ năng tư duy đều có tỉ
trọng lựa chọn giảm dần từ khá, trung bình, tốt, yếu, rất tốt. Điều này
tương ứng với mức độ hoàn thiện kĩ năng của sinh viên trong bảng 3.1.
Như vậy, hiệu quả đào tạo của nhà trường ở mức trung bình – khá và là

yếu tố quyết định tới mức độ hoàn thiện kĩ năng của sinh viên. Có hai
nguyên nhân chủ yếu tác động đến cả nhóm kĩ năng này là phương pháp
giảng dậy mang tính thụ động và tỉ trọng lý thuyết trong đào tạo quá cao .
Khi giảng dậy mang tính thụ động theo hướng một chiều “thầy giảng, trò
chép” sinh viên có xu hướng tập trung vào những điều giảng viên dậy, coi
đó như điều luôn đúng mà không đặt câu hỏi phản biện. Thêm vào đó, sinh
viên cũng sẽ không có thói quen chủ động học những kiến thức mới hay
kiến thức không trọng tâm vì cho rằng đó là điều không cần thiêt. Sinh
viên cũng không có thói quen sáng tạo trong cách trình bầy, cách tiếp cận
vấn đề của bài học vì mọi thứ đã có sẵn.
Lý do thứ 2 là học quá nhiều lý thuyết, ít thực tế. Trong năm 2013, trường
đại học Kinh Tế Quốc Dân đã xuất bản bộ giáo trình trọng điểm có bổ
sung, sửa đổi, cập nhật cả kiến thức lần những ví dụ thực tiễn sinh động.
Trường cũng là một trong số ít trường có khả năng tự xuất bản các giáo
trình cho giảng dậy. Giáo trình trường đại học Kinh Tế Quốc Dân có hàm
lượng chất xám cao, nội dung sâu sắc, tuy nhiên để sinh viên hấp thụ và sử
dụng được thì như vậy là chưa đủ. Trong môn tư tưởng Hồ Chí Minh đã
nói rõ “Lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà
không có lý luận là thực tiễn mù quáng”. Như vậy, lý luận là công cụ rất
quan trọng phục vụ cho thực tiễn sau này, nhưng chỉ học về lý luận sẽ dẫn
đến hậu quả là sinh viên không thực sự hiểu về bản chất bài học hoặc hiểu
một cách hàn lâm máy móc. Cách học này chỉ giúp sinh viên nhớ được


×