Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

kinh tế phát triển phân tích tỉ lệ nghèo đói của VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.35 KB, 10 trang )

I Mở đầu
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước nông nghiệp vẫn còn nghèo
nàn nhưng nước ta lại có quy mô dân số lớn đứng 13 trên thế giới và thứ 2 khu vực
Đông Nam Á. Do tốc độ dân số tăng nhanh gây cản trở đến sự phát triển kinh tế xã hội, đem lại nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân, trình độ dân trí, văn hóa…..Vì vậy nhà nước cần phải có những giải
pháp đúng đắn để kịp thời điều chỉnh tốc độ dân số.
Không chỉ vấn đề về dân số mà giáo dục cũng rất quan trọng đối với nước
ta. Việt Nam đang trên đà phát triển để trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, cùng với xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày
càng cao, nhu cầu về lao động trình độ cao càng lớn. Đây là vấn đề mà tất cả các
nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất quan tâm.
Do dân số và giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số là yếu tố
đầu vào là cơ sở để hình thành nên giáo dục. Nhưng ở nước ta hiện nay mặc dù
giáo dục đã được chú trọng đầu tư, ngoài những người có trình độ cao bên cạnh đó
vẫn còn chiếm một phần không nhỏ những người chưa biết chữ.
Chính vì những lý do trên nhóm chúng em nghiên cứu đề tài “ Mối quan hệ
giữa dân số và tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo thành thị và nông thôn từ
năm 2006 đến năm 2012”.
II Nội dung
1 Dân số và các khái niệm


Dân số
Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý

kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.


Quy mô dân số
Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý


kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định




Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc,

trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.
Gồm có 3 loại:
+
+

Cơ cấu dân số theo giới tính là việc chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ
Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn là việc chia dân số của một lãnh thổ

+

thành dân số cư trú ở thành thị và nông thôn.
Cơ cấu dân số theo lứa tuổi là việc phân chia tổng dân số của một lãnh thổ thành
những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó.
2 Khái niệm và ý nghĩa của tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ
Khái niệm: Tỷ lệ dân số biết chữ là số người từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm
(t) biết chữ ( có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ,
chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài) so với tổng dân số 15 tuổi tại thời điểm đó
Ý nghĩa: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là chỉ tiêu cơ bản phản ánh
trình độ học vấn của dân số, phục vụ việc đánh giá trình độ phát triển của một quốc
gia, một vùng hay một địa phương, đồng thời còn là nguồn thông tin để tính chỉ số
phát triển con người (HDI) và chỉ số phát triển thế giới (GDI).
Công thức tính

Tỷ lệ dân số 15
tuổi trở lên biết =
chữ ( %)

Số người 15 tuổi trở lên biết chữ
Tổng số dân số 15 tuổi trở lên

X 100

3 Thực trạng dân số phân theo thành thị và nông thôn từ năm 20062012
Đơn vị: Nghìn người


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Khu vực
2006
Thành thị


23045,
8

23746,
3

24673,
1

25584,7 26515,9 27888,
2

28356,4

Nông thôn

60265,4 60472,
2

60445,
6

60440,4 60416,6 59951,8 60416,5

( Nguồn số liệu: tổng cục thống kê)
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy được dân số ở khu vực thành
thị tăng lên khá nhanh từ năm 2006 – 2012 tăng lên 5310,6 nghìn người. Còn ở
khu vực nông thôn thì tăng lên chậm thậm chí có xu hướng giảm xuống, từ năm
2006 – 2009 tăng lên xong lại giảm xuống đến năm 2011.Ở thành thị năm có dân

số đông nhất là năm 2012 với 28356,4 nghìn người, còn ở nông thôn thì năm có
dân số cao nhất là năm 2007 với 60472,2 nghĩn người.


Dân số khu vực thành thị tăng lên nhanh như vậy là do rất nhiều nguyên

+

nhân:
Do ở nông thôn ngành nghề chủ yếu của họ gắn liền với nông nghiệp là chủ yếu.
Mà trong nông nghiệp lại có tính mùa vụ nên lúc thì nhàn rỗi, lúc thì tất bật nên
trong thời gian nhàn rỗi họ không có thu nhập hoặc thu nhập thấp vì thế họ muốn
tìm kiếm một công việc đem lại thu nhập cao hơn. Do ở nông thôn lực lượng lao

+

đông dư thừa quá nhiều dẫn đến họ di cư ra khu vực thành thị.
Họ thấy ở khu vực thành thị tập trung các cơ sở hạ tầng như bệnh viện lớn, các
trường đại học, các trung tâm thương mại, các khu giải trí…nên người dân nông

+

thôn muốn ra những nơi đó sống
Do sự chênh lệch quá lớn về mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn.Đa số
người dân ở nông thôn có mức thu nhập thấp, đời sống khó khăn, cơ sở phúc lợi
kém, bệnh viện và trường học chưa được quan tâm đầu tư…Chênh lệch thu nhập
và mức sống đã tạo lực đẩy cho dòng người di cư ra thành thị.


+


Đất đai sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp: đất nông nghiệp ngày càng
khan hiếm, thiếu tư liệu sản xuất và dư thừa lao động nên họ muốn ra thành thị

+

kiếm một công việc có mức thu nhập cao
Đời sống của họ khá giả nên vấn đề nuôi con không còn là gánh nặng nên có nhu

+

cầu sinh thêm con
 Dân số ở khu vực nông thôn ngày càng giảm xuống do:
Công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình ngày càng chú trọng hơn. Họ không
chỉ tuyên truyền mà còn đến từng hộ gia đình để hướng dẫn họ cách thực hiện như

+

thế nào.
Nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. Tư tưởng “trọng nam kinh nữ”
đã giảm xuống. Họ nhận thức được việc sinh con ra phải nuôi dạy con, cho con đi
học.
Cơ sở y tế đã được đầu tư
Một phần do dân cư có sự di chuyển ra thành thị sinh sống
+

+

Một điều đáng chú ý trong bảng dữ liệu trên là dân số ở khu vực nông thôn
lại cao hơn so với khu vực thành thị từ 2- 2,5 lần.nhưng sự chênh lệch này lại giảm

xuống qua các năm. Nguyên nhân dẫn tới dân số ở khu vực nông thôn lại cao
hơn ở khu vực thành thị:
Thứ nhất: Ý thức và nhận thức của người dân nông thôn còn kém. Nhiều cặp
vợ chồng không có ý thức về việc phải sinh con như thế nào mà lại tuân theo
phong tục tập quán. Nhiều gia đình vẫn còn tư tưởng “ trọng nam kinh nữ” cần
sinh con trai để nối dõi tông đường. Chính tư tưởng mang nặng hủ tục này để đẩy
gánh nặng sinh đẻ lên vai người phụ nữ. Nhiều gia đình sinh tiếp con thứ tư, thứ
năm, sinh cho đến khi có con trai mới dừng. Thậm trí có nhiều cặp vợ chồng sinh
đến đứa thứ mười vẫn chưa có con trai. Vì lý do này mà công tác tuyên truyền, vận
động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình gặp rất nhiều khó khăn ở khu vực
nông thôn đặc biệt là vùng núi. Song nhận thức về việc sinh con ít để nâng cao chất
lượng chăm sóc con cái thì vẫn là khái niệm xa lạ với những cặp vợ chồng ở khu
vực này. So với những cặp vợ chồng ở khu vực nông thôn, các cặp vợ chồng ở
thành thị có nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình khi có ít con và họ cũng dễ


dàng tiếp cận với những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình giúp
họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn.
Thứ hai: Hệ thống cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại vùng nông
thôn còn hạn chế, cơ sở vật chất nhỏ hẹp, trang thiết bị thiếu thốn chưa phù hợp
với nhu cầu thực tế. Ở nông thôn còn có nhiều người dân không biết đến các biện
pháp tránh thai, khi được tuyên truyền và phát cho họ thì họ đem về cất đó chứ
không biết cách sử dụng thậm trí nhiều người biết sử dụng thì lại ngài không muốn
dùng.
Thứ ba: điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn nhiều so với nông thôn,
trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em ở nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ
sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn góp phần làm giảm nhu cầu
sinh thay thế ở khu vực này
Thứ tư: Mức độ phụ thuộc của cha mẹ già vào con ở khu vực thành thị thấp
hơn so với khu vực nông thôn nên người dân thành thị thường ít có tâm lý sinh con

để
“ trống gậy lúc tuổi già”.
Thứ năm: ở nông thôn tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều nên họ kết hôn sớm, vì
vậy sự hiểu biết của những cặp vợ chồng trẻ này về biện pháp phòng tránh thai còn
hạn chế
Thứ sáu: nhiều địa phương còn có cán bộ sinh con thứ ba trở lên đã tác
động không tốt đến phong trào vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình
4 Thực trạng tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở khu vực thành
thị và nông thôn
Đơn vị: %
Năm
2006
Khu vực

2007

2008

2009

2010

2011

2012


Thành thị

96,9


97

97

97,3

97

97,3

97,5

Nông thôn

92,3

92,5

92,2

92,5

92,3

92,7

93,3

( Nguồn số liệu: tổng cục thống kê)

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy được tỷ lệ người biết chữ ở cả
thành thị và nông thôn đều trên 90%. Trong đó khu vực thành thị có số người biết
chữ lớn là 97,5% vào năm 2012còn khu vực nông thôn cao nhất vào năm 2012 là
93,3%. Như vậy năm 2012 tỉ lệ người biết chữ ở khu vực thành thị và nông thôn
đều chiếm cao nhất. Điều đó có thể nới ràng tỉ lệ người biết chữ của nước ta ngày
càng tăng lên.Điều này muốn nói lên tỷ lệ mù chữ của nước ta đã giảm đáng kể do
nước ta hiện nay đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
nên chú trọng đến việc phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là giáo dục.
Tuy số người biết chữ ở tăng lên nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa khu vực
thành thị và nông thôn.Ở khu vực thành thị tỷ lệ người biết chữ chiếm khá cao và
tăng chậm so với các năm thậm chí có năm không tăng như từ năm 2007- 2008
vẫn là 97%. Từ giai đoạn 2006-2012 tỷ lệ người biết chữ ở khu vực thành thị tăng
lên 0,6%. Còn ở khu vực nông thôn tỷ lệ người biết chữ tăng mạnh hơn so với
thành thị mà ta có thể thấy được từ năm 2006 – 2012 tăng 1%.


Có rất nhiều nguyên nhân mà khu vực nông thôn lại có tỷ lệ người biết chữ

+

thấp hơn so với thành thị:
Hầu hết các trường ở vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng cơ sở kháng chiến cũ
đặt cách nhà quá xa nên rất mất thời gian cho việc đi học từ nhà đến trường làm
cho các em thấy nản còn cha mẹ thì không yên tâm khi để con đi học quãng đường
xa như vậy. Ở những vùng nông thôn họ không có thời gian, điều kiện để đưa con
cái đến trường, cũng không có tiền để cho con mình học nội trú nên các em muốn
đi học thì phải băng rừng, lội suối mà đi học.


+


Cơ sở hạ tầng ở nông thôn, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học ở

+

nông thôn còn thiếu thốn.
Đội ngũ giáo viên các cấp thiếu về số lượng. Lương giáo viên ở khu vực nông thôn
thấp đặc biệt là vùng núi. Nhiều người họ không muốn lên trên vùng núi dạy vì ở

+

đó đi lại khó khăn, lương thấp.
Hầu hết các thanh thiếu niên phải bỏ học vì lý do làm việc nhà phục vụ cho nhu

+

cầu cuộc sống.
Chi phí trả cho tiền học khá cao so với thu nhập của các hộ nghèo. Đây chính là
nguyên nhân khiến trẻ em nghèo ít đi học. Ở những gia đình có con trong độ tuổi
đến trường mà một số em không được đi học mà phải ở nhà phụ giúp cha mẹ làm

+
+

công việc nhà và cả việc đồng áng
 Ngược lại ở khu vực thành thị tỷ lệ người biết chữ lại cao hơn vì:
Đời sống của người dân ở đây khá giả, họ có đủ điều kiện để cho con mình đi học.
Trường học tập trung ở thành phố, giao thông thuận tiện, các dịch vụ phục vụ cho
việc học cũng thuận lợi hơn. Những gia đình bận rộn không có thời gian đưa đón
con thì học có thể cho con học nội trú. Trang thiết bị đầy đủ, phòng học khang


+

trang sạch sẽ, đôi ngũ giáo viên đủ về số lượng và có trình độ cao.
Trẻ em ở thành thị được chăm sóc đầy đủ nên khả năng tiếp thu, học hỏi của họ


+
+

nhanh hơn
Trong những năm gần đây tỷ lệ biết chữ ở khu vực nông thôn tăng lên là do:
Đời sống của người dân được cải thiện
Nhà nước có những chương trình hỗ trợ cho trẻ em đến trường như: miễn giảm học
phí cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng đường xá để có thể thuận

+

lợi cho việc đi học, xây dựng nhiều trường học để trẻ em không phải đi học xa nữa
Cơ sở vật chất được cải thiện, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ngày càng
hiện đại. Nhà nước có những chính sách khuyến khích, ưu đãi giáo viên về dạy ở
khu vực nên đội ngũ giáo viên tăng lên.
5 Dân số ảnh hưởng đến những người trên 15 tuổi biết chữ theo
thành thị và nông thôn
Do ở khu vực nông thôn các hộ gia đình sinh nhiều con nên cuộc sống gặp
rất nhiều khó khăn. Họ phải làm việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày,
lo từng bữa cơm, cái ăn, cái mặc nên họ không có đủ điều kiện để chăm lo cho con
cái. Chính vì vậy mà những đứa trẻ ở khu vực nông thôn ngay từ bé đã phải làm



việc để phụ giúp bố mẹ. Cuộc sống khó khăn, con cái lại đông nên việc cho con đi
học là một việc khó khăn đối với họ.Chính vì vậy mà tỷ lệ người biết chữ ở khu
vực nông thôn lại thấp
Ở thành thị mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việc chăm lo cho
con cái đầy đủ. Do ít người nên cuộc sống của họ khá giả hơn, tư tưởng cũng tiên
bộ họ rất coi trọng chữ nghĩa không chỉ muốn con mình biết chữ mà họ còn muốn
cao mình học cao, học sâu hơn. Chính vì vậy các em ở khu vực này có điều kiện
đến trường nhiều hơn nên tỷ lệ biết chữ ở khu vực này cao hơn.
Từ việc phân tích trên cho thấy dân số ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ người
biết chữ. Dân số ở khu vực nào càng đông thì tỷ lệ người biết chữ càng thấp và
ngược lại.Chính vì vậy nhà nước cần có những chính sách hạn chế tăng dân số ở
khu vực nông thôn, khuyến khích mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con để làm
tăng chất lượng cuộc sống, có đủ điều kiện để cho con mình đi học từ đó làm cho
tỷ lệ người biết chữ tăng lên dẫn đến trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
6 Giải pháp


Để hạn chế việc gia tăng dân số thì đảng và nhà nước đã đưa ra một số giải pháp

+

sau:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành từ trung ương đến địa
phương. Quán triệt công tác dân số là một trong những nội dung quan trọng đặt ra

+

đối với sự lãnh đạo, quản lý các cấp
Củng cố lại tổ chức bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tiến hành
tập huấn lại đội ngũ cán bộ các cấp về mục tiêu, chương trình, kế hoạch công tác

dân số. Điều chỉnh chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách dân số,
công tác viên dân số. Cần có sự ưu tiên đối với cộng tác viên dân số ở vùng sâu,

+

vùng xa.
Tăng cường mạnh mẽ chiến dịch truyền thông, vân động và cung cấp các dịch vụ
dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các tỉnh, thành phố đông dân đặc biệt là đối với
vùng nông thôn. Chú trọng quan tâm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh
chóng, thuận lợi, an toàn nhất với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức


khỏe sinh sản. Đồng thời tăng cường vai trò của tổ chức xã hội trong việc nâng
cao nhận thức của người dân nhằm thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ sinh con thứ ba
+

đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Các địa phương, cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch biện pháp xử lý thật kiên quyết

+
+
+

đối với những người sinh con thứ ba nhất là cán bộ, công chức, đảng viên.
Tuyên truyền các biện pháp tránh thai giúp giảm tỷ lệ sinh con ngoài ý muốn.
Nâng cao nhận thức của người dân về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Khắc phục các quan niệm sai trái như “ cần có con trai để nối dõi tông đường” ,

+


+

“trọng nam kinh nữ”.
Chú trọng xây dựng hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản
 Bên cạnh việc đưa ra giải pháp hạn chế dân số thì cũng cần có giải pháp
nâng cao tỷ lệ người biết chữ ở nước ta hiện nay.
Tổ chức tuyên truyền các thông tin đại chúng từ thành phố đến quận, huyện, thị xã,
phường, thị trấn, thôn xóm, tổ dân phố để các cấp, các ngành và người dân nhận
thức rõ tầm quan trọng của việc biết chữ và sự thiệt thòi của người không biết chữ

+
+

đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng
Biên soạn, in ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền về công tác chống mù chữ.
Gắn kết tuyên tuyền chống mù chữ với xây dựng xã hội học tập, gia đình hiếu

+
+

học,phong trào xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua của địa phương
Đưa ra các chính sách ưu đãi đối với những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa
Đầu tư có sở vật chất, củng cố đội ngũ giáo viên để thực hiện nâng cao chất lượng

+

phổ cập giáo dục các cấp học, bậc học
Có những chính sách ưu tiên hỗ trợ đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn,

+


khuyến kích tạo mọi điều kiện để các em được đến trường
Ưu tiên, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng trường học để các em không phải đi
học xa
+ Xây

dựng hệ thống giao thông thuận tiện ở vùng nông thôn , vùng sâu,

vùng xa
Cần có sự nỗ lực từ cả hai phía cá nhân và xã hội, phát huy sức mạnh tương thân,
tương ái, những vùng xa xôi hẻo lánh phải được tăng cường phổ cập giáo dục, cần
có sự khuyến kích, giúp đỡ các mặt hạn chế của các cấp nhà nước cũng như xã hộ
đối với dân tộc hay những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện
học hành.


III Kết luận
Dân số và tỷ lệ người biết chữ là hai vấn đề rất quan trọng đối với nước ta
hiện nay. Dân số ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và chất lượng cuộc sống của
người dân. Nếu dân số càng cao thì tỷ lệ người thất nghiệp càng tăng, khai thác tài
nguyên thiên nhiên càng nhiều, các tệ nạn xã hội càng gia tăng, sự phân hóa giàu
nghèo càng rõ rệt. Do vậy để hạn chế được những vấn đề trên thì nhà nươc không
ngừng đưa ra các biện pháp để hạn chế dân số. Ngoài ra đất nước ta đang trên đà
phát triển sự đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao do vậy chúng ta cần
phải chú trọng hơn nữa trong việc hạn chế tỷ lệ mù chữ. Có như vậy thì nước ta
ngày càng phát triển hơn.Đặc biệt dân số và tỷ lệ người biết chữ có mối quan hệ
mật thiết với nhau nên chúng ta không chỉ chú trọng phát triển vào một cái nào đó
mà cần phải thực hiện hai vấn đề này song song với nhau. Tuy nước ta đã hạn chế
được dân số và tỷ người biết chữ tăng lên nhưng vẫn chưa cao, nhà nước cần phải
chú trọng hơn nữa trong việc hạn chế dân số và tăng tỷ lệ người biết chữ, chúng ta

phấn đấu đến năm 2020 không còn người mù chữ nữa.



×