Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

chuyên đề kinh tế phát triển phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.98 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐĨI VÀ
BẤT BÌNH ĐẲNG

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
Nhóm thực hiện: Nhóm 4 - Lớp Cao học KT B2 - K17
Nguyễn T.Thu Huyền (1977)
Nguyễn Thị Lan Hương
Trần Thị Mai Hương
Đỗ Thị Mai Hường
Nguyễn Văn Luận
Ngô Văn Nam
Nguyễn Thị Đông Mai

HÀ NỘI - 2009


CHUN ĐỀ
PHÂN PHỐI THU NHẬP, NGHÈO ĐĨI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
Một xã hội phát triển là niềm mơ ước và mong muốn của nhiều quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển là sự nảy sinh và tồn tại các vấn
đề kinh tế - xã hội như: phân phối thu nhập và nghèo đói, dân số và sự gia tăng
dân số, việc làm và thất nghiệp... . Trước tình hình đó nhóm chúng tơi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề "Phân phối thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng".
I. Mơ hình về sự bất bình đẳng
Sau chiÕn tranh TG lần thứ 2, các nớc đang phát triển đều nhấn mạnh vai
trò của tăng trởng, coi đó nh là một điều kiện thiết yếu cho sự phát triển kinh tÕ
- x· héi. Nhng mét thùc tÕ cho thÊy, từ những năm 60 trở lại đây, mặc dù nhiều


nớc đang phát triển đạt đợc tốc độ tăng trởng tơng đối cao, thu nhập bình quân
đầu ngời đợc nâng cao nhng mức sống của hàng trăm triệu ngời ở Châu Phi,
châu á, Mỹlatinhhầu nh không tăng, phân phối thu nhập càng trở nên xấu đi,
nghèo đói vẫn là một hiện tợng phổ biến ở các nớc đang phát triển. Tại sao vËy?
Cơng trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và phân phối thu nhập
trong quá trình phát triển được nhiều người biết đến là Mơ hình chữ U ngược của
nhà kinh tế học S. Kuznets.
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng với sự bình đẳng trong
phân phối thu nhập ở các nước phát triển phương Tây, Kuznets nhận thấy giữa
thu nhập bình quân đầu người và hệ số GINI có mối quan hệ được mơ tả như đồ
thị dưới đây:
Gini
0,8
0,6
0,4
0,2
Q1

Q2

2

Q3

GNP/người


Kuznets cho rằng trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, phân phối thu
nhập có xu hướng giảm đi, trong khi ở các giai đoạn sau thì sẽ tăng. Kuznet nhận
thấy sự hỗ trợ từ dữ liệu chiều dọc (theo chuỗi thời gian). Khi các thay đổi trong

phân phối thu nhập (thể hiện qua Hệ số Gini) có dấu hiệu ngược lại với thu nhập
bình quân đầu người của một nước, thì một dạng lộn ngược hình chữ U thể hiện
như thu nhập bình quân đầu người tăng qua thời gian
Qua mơ hình trên cho thấy:
- Khi thu nhập GNP bình quân đầu người thấp, ta thấy hệ số GINI nhỏ.
Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thấp.
- Khi thu nhập GNP bình quân đầu người tăng từ mức thấp tới mức trung
bình (Q1, Q2), ta thấy hệ số GINI tăng lên. Mức bất bình đẳng tăng.
- Khi thu nhập tăng lên mức cao (Q3), ta thấy hệ số GINI giảm xuống.
Mức độ bất bình đẳng giảm hay sự phân phối được cải thiện.
Hạn chế của mơ hình:
Kuznets chỉ đưa ra được nhận xét tổng qt mang tính quy luật, ơng chưa
giải thích được 2 vấn đề quan trọng sau:
+ Nguyên nhân cơ bản nào tạo ra sự bất bình đẳng, các yếu tố tác động
đến hệ số Gini và sự bất bình đẳng trong quá trình phát triển.
+ Phạm vi khác biệt về các nước trong xu thế thay đổi này trong điều kiện
họ sử dụng các chính sách khác nhau tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng
như thế nào?
Những số liệu gần đây của các nước đang phát triển giữa tăng trưởng và
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khơng hồn toàn giống như quy luật mà
Kuznets đã chỉ ra: tốc độ tăng trưởng cao ở giai đoạn đầu của quá trình phát
triển khơng nhất thiết làm cho phân phối thu nhập xấu đi như người ta vẫn
tưởng; và khi thu nhập bình qn đầu người đã khá cao cũng khơng bảo đảm
phân phối thu nhập sẽ tốt hơn bởi vì tăng trưởng chỉ là điều kiện cần chứ chưa

3


phải là điều kiện đủ để giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và xố đói
giảm nghèo.

Bất bình đẳng phụ thuộc vào:
+ Dân số, lực lượng lao động
+ Vốn con người
+ Vốn vật chất
II. Tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập và nghèo đói
Tăng trưởng là điều kiện cần chứ chưa đủ để cải thiện phúc lợi, vì vậy trong
chiến lược phát triển quốc gia khơng chỉ đòi hỏi gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh
tế mà còn phải quan tâm trực tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất cho người
dân, tức là quan tâm đến việc “phân phối thu nhập”.Nghèo là tình trạng thiếu thốn
ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu
tài sản để đảm bảo tiêu dung những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những
đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,…
Như vậy, nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc
đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất qn là điều rất khó, cịn gộp tất
cả các khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo hay thước đo nghèo khổ duy nhất là
khơng thể.
Hội nghị chống nghèo đói của khu vực châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như
sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận
tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa
phương.
1. Các phương thức phân phối thu nhập
Nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu sự bất bình đẳng, các nhà kinh tế
thường phân biệt 2 phương thức phân phối thu nhập chính.
* Phân phối theo chức năng:
4


- Phân phối theo chức năng là phương thức phân phối theo các yếu tố

tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra thu nhập
* Phân phối theo quy mô:
Phân phối theo quy mô là phương thức được các nhà kinh tế sử dụng rộng
rãi nhất. Nó chỉ đề cập đến nhóm cá nhân hay nhóm hộ gia đình mà khơng quan
tâm đến thu nhập từ đâu mà có.
Ở phương thức phân phối này, các cá nhân hay hộ gia đình được sắp xếp
vào các nhóm theo tỷ lệ từng phần trăm cư dân theo mức độ thu nhập tăng dần,
rồi sau đó xác định xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu phần trăm trong tổng
thu nhập quốc dân. Phương pháp chung đó là chia dân số thành 5 nhóm hoặc 10
nhóm bằng nhau, kế tiếp nhau theo các mức thu nhập tăng dần rồi xác định xem
mỗi nhóm nhận bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập quốc dân.
Bảng 1: Thu nhập phân theo 5 nhóm người của một số quốc gia (năm 1987)
Tên nước

GNP/
người

20% dân số có thu nhập
Thấp nhất

Thấp

TBình

Cao

Cao nhất

Bănglađet


160

10,0

13,7

17,2

21,9

37,2

Ấn độ

270

8,2

12,3

16,3

22,6

41,4

Philippin

630


4,4

8,5

13,7

21,5

51,9

Malaixia

1.700

4,6

9,3

13,9

21,2

51,2

Hồng Kơng

8.200

5,4


10,8

15,2

21,6

47,0

Nhật Bản

22.800

8,7

13,2

17,5

23,1

37,5

2. Các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
Để phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, các nhà kinh tế
học và xã hội học sử dụng rất nhiều thước đo nhưng có 2 thước đo phổ biến, đó
là: Hệ số GINI và đường cong Lorenz.
* Đường cong Lorenz

5



Đường cong Lorenz là đường thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm dân số và
phần trăm thu nhập tương ứng của họ trong tổng thu nhập quốc dân. Đường cong
Lorenz được xây dựng trên phương thức phân phối thu nhập theo quy mô.
Một đường cong Lorenz được xây dựng như sau:
100

O’

% thu nhập
Đường
bình đẳng

Đường cong
Lorenz

50
30
10

O

% Dân số

Trục hồnh biểu hiện phần trăm dân số(kí hiệu là Xi); trục tung biểu hiện
phần trăm thu nhập (kí hiệu là Yi)
- OO' là đường bình đẳng tuyệt đối vì nó cho biết bao nhiêu phần trăm
dân số chiếm đúng bấy nhiêu phần trăm thu nhập, nghĩa là khơng có người giàu
và cũng khơng có người nghèo. Đường OO' cịn được gọi là đường chéo hay
đường 450

- OEO' là đường bất bình đẳng tuyệt đối vì khi đó tổng thu nhập về tay
một người
- Đường cong Lorenz nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất
bình đẳng tuyệt đối, cho biết mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của
các quốc gia, đường này càng xa đường OO' (càng phình rộng) thì bất bình đẳng
càng cao.
Vì vậy, đường cong Lorenz chỉ là một công cụ trực quan để mô tả sự bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập, căn cứ vào độ cong của đường Lorenz để so
sánh sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Tuy nhiên, đường cong Lorenz chưa định

6


lượng được sự bất bình đẳng và nó rất bất lợi khi ta muốn sử dụng để so sánh
nhiều quốc gia cùng một lúc.
* Hệ số GINI
Chính vì đường cong Lorenz cịn có nhược điểm như trên nên người ta sử
dụng một chỉ tiêu khác để phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập,
đó là: hệ số GINI.

Hệ số GINI là tỷ số giữa diện tích hình bán nguyệt tạo bởi đường cong
Lorenz và đường phân giác OO'.
Hệ số GINI =

Diện tích (A)
Diện tích (A +B)

Một số cơng thức đại số tính hệ số GINI:
G=


∑Xi-1* Yi - ∑Xi*Yi-1
10000

Hoặc:
G =1-

∑( Yi+1+Yi)*(Xi+1- Xi)
10000

Trong đó:
G: Hệ số Gini.
Xi: Tỷ lệ cộng dồn các nhóm dân cư đến nhóm thứ i.
7


Yi: Tỷ lệ cộng dồn thu nhập của các nhóm dân cư.
Cách khác ta có thể sử dụng cơng thức sau để tính hệ số Gini:
∑Xi-1Yi - ∑XiYi-1
Gini =
100N
Trong đó:
Xi: Tỷ lệ cộng dồn các nhóm cư dân đến nhóm thứ i có thu nhập khác
nhau trong mẫu điều tra.
Yi: Tỷ lệ cộng dồn về thu nhập của các nhóm cư dân đến nhóm thứ i
trong mẫu điều tra
N : Tổng dân cư trong mẫu điều tra
Hệ số GINI phản ánh mực độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập:
0+ G càng lớn thì bất bình đẳng càng cao
+ G = 0: bình đẳng tuyệt đối

+ G = 1: bất bình đẳng tuyệt đối
* Một số chỉ tiêu khác
- So sánh tỷ lệ đỉnh/ đáy: tỷ lệ thu nhập của 20% dân số giàu nhất với
20% dân số nghèo nhất
- So sánh tỷ số giữa thu nhập của 40% dân số nghèo nhất với tổng thu
nhập kinh tế quốc dân
Hệ số GINI cung cấp những thơng tin hữu ích về mức độ bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập của các nhóm dân cư. Hệ số GINI đã lượng hố được
mức độ bất bình đẳng đó.
Trong thực tế, người ta thường dùng đồng thời hai chỉ tiêu hệ số GINI và
đường cong Lorenz bởi 2 chỉ tiêu này hỗ trợ cho nhau trong việc xem xét vấn đề

8


phân phối thu nhập của các nhóm dân cư (mơ tả trực quan và lượng hoá được
vấn đề nghiên cứu)
3. Đánh giá về sự nghèo khổ
Đánh giá tình trạng nghèo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạch định
các chương trình xố đói giảm nghèo, các chương trình phát triển nơng thơn và
các chương trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Cụ thể đánh giá tình trạng
nghèo sẽ giúp: xây dựng chiến lược tăng trưởng; xác định hiệu quả chi tiêu xã
hội; định hướng can thiệp cho đối tượng mục tiêu; xác định chiến lược xố đói
giảm nghèo.
* Khái niệm về nghèo khổ
Ngân hàng thế giới còn đưa ra quan điểm : Nghèo là một khái niệm đa
chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất, nghèo không chỉ gồm các chỉ
số dựa trên thu nhập mà cong bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như
dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, khơng có quyền
phát ngơn và khơng có quyền lực.

Tháp tiếp cận khái niệm về nghèo đói
Tiêu dùng
Tiêu dùng + Tài sản
Tiêu dùng + Tài sản + con người
Tiêu dùng + Tài sản + con người + văn hoá + xã hội
Tiêu dùng + Tài sản + con người + văn hố + xã hội + chính trị
Tiêu dùng + Tài sản + con người + văn hố + xã hội + chính trị + bảo vệ

+ Nghèo tuyệt đối: Những người dân được xếp vào diện nghèo tuyệt đối
là những người không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho mình. (Nói một
cách khác đi, những người nghèo tuyệt đối là những người khơng có một mức
thu nhập tối thiểu để có thể thoả mãn những nhu cầu vật chất cơ bản của con
người, VD: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc…).
+ Nghèo tương đối: Những người dân được xếp vào diện nghèo tương đối
là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được.
+ Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo thu nhập không đủ đảm
bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống, hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 12 tháng.
9


- Chuẩn mực nghèo của quốc tế xác định ranh giới nghèo đói là mức thu nhập
cần thiết khoảng 370 USD/người/năm để có được mức cung cấp hàng ngày là 2100
calori/người
- Ở Việt Nam, việc xây dựng chuẩn nghèo lần đầu vào năm 1993 và được
điều chỉnh nhiều lần trong các năm tiếp theo.
ChuÈn nghÌo áp dụng cho phân loại hộ hàng năm cđa ViƯt Nam:
Giai đoạn 2001 - 2005:
Vïng nông thôn miền núi, hải đảo:

80.000 đồng/ngời/tháng


Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: 100.000 đồng/ngời/tháng
Vùng thành thị:

150.000 đồng/ngời/tháng.

Giai đoạn 2006 - 2010:
Khu vực nông thôn:

dới 200.000 đồng/ngời/tháng.

Khu vực thành thị:

dới 260.000 đồng/ngời/tháng.

(Ngun: B Lao ng thng binh v xó hi)
* Các quan niệm về nghèo đói đều phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo:
- Khơng được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con
người.
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
* Đặc điểm kinh tế của nhóm người nghèo
- Phạm vi nghèo đói tuyệt đối là sự kết hợp của thu nhập/đầu người thấp
và sự phân phối không đều của thu nhập đó
- Đại bộ phận những người nghèo đói tập trung ở nông thôn và tham gia chủ
yếu vào nông nghiệp và các hoạt động có liên quan, một bộ phận những người nghèo
khác sống ở các khu ổ chuột ở thành thị. (Khoảng 80% người nghèo sống ở các vùng
nông thôn Châu Á + Châu Phi; 50% người nghèo sống ở nơng thơn châu Mỹ latinh).
- Nữ giới thường có xu hướng nghèo hơn nam giới. (Nguyên nhân do bất bình
đẳng giới, do họ bị hạn chế hơn về trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc và chịu

sự ràng buộc khắt khe về phong tục tập quán…)
10


- Đa số những người nghèo là dân tộc thiểu số. (Do họ bị hạn chế hơn các dân
tộc khác về trình độ, ytế, giáo dục, tiếp cận thơng tin và tiếp nhận sự quan tâm của
chính phủ…)
- Những người nghèo thường là những người ngoài độ tuổi lao
động (người già và trẻ em). ( vì khả năng tạo ra thu nhập của họ thấp hơn rất
nhiều so với những người trong độ tuổi lao động).
* Yếu tố trực tiếp gây nghèo đó là thu nhập:
Nguyên nhân trực tiếp gây ra nghèo đói là Thu nhập thấp; song để dẫn
đến thu nhập thấp lại có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến nó.
Thiếu nguồn lực và cơng nghệ
Vốn, đất đai, cơng nghệ tập trung khơng đồng đều

THU
NHẬP

Thiếu trình độ và kỹ năng lao động

THẤP

Chính sách thiên về thành phố
Sự di cư từ nông thôn ra thành phố

Bảng2: Một số nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở Việt Nam năm 2000
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9

NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI
TỶ LỆ (%)
Do thiếu vốn đầu tư sản xuất
40,86
Thiếu kinh nghiệm làm ăn
23,41
Thiếu đất sản xuất
10,47
Ốm đau bệnh tật
9,05
Thiếu lao động
6,06
Đông người ăn
4,96
Mắc tệ nạn xã hội
2,47
Rủi ro
0,52
Nguyên nhân khác
2,16
Nguồn: Kết quả điều tra của Bộ LĐ - TBXH năm 2000


4. Kinh nghiệm xố đói giảm nghèo các nước trong khu vực.
Kinh nghiệm tổng quát bao trùm mà nhiều quốc gia trên thế giới và trong
khu vực đã thực hiện có hiệu quả trong cơng tác xố đói giảm nghèo, đó là
những can thiệp vĩ mơ thuộc về vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước để
xố đói, giảm nghèo từng bước có hiệu quả. Điểm mấu chốt là Nhà nước kịp
11


thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời bảo đảm
được những điều kiện để thực thi.
Cùng với Nhà nước là sự phối hợp tác động của các đoàn thể, tổ chức,
hiệp hội các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Đây là lực lượng tham
gia trực tiếp vào quá trình xã hội hố chương trình xố đói giảm nghèo.
Thành cơng của Trung Quốc trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo cho
thấy tầm quan trọng của việc kết hợp tăng trưởng kinh tế gắn với những biện
pháp giải quyết việc làm ở nông thôn, mở rộng hệ thống dạy nghề, tăng kỹ thuật
mới, giảm nhẹ điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện sống. Phát triển công
nghiệp nông thôn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo nền kinh tế thuần nông
với phương châm "Ly nơng bất ly hương". Chính vì vậy, tuy là một nước đông dân
nhất thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước có tỷ lệ số người sống ở mức nghèo khổ
thấp nhất (năm 1991 còn 87 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, 27 triệu người
sống ở mức bần cùng).
Inđônêxia, Malaysia và Thái Lan áp dụng việc loại trừ đói nghèo ở từng
vùng trọng điểm thơng qua chính sách phát triển. Từ những năm 70, Chính phủ
Inđơnêxia đã dùng phần lớn số tiền từ khai thác dầu để phát triển kinh tế và tập
trung xố đói giảm nghèo ở vùng Java. Hiện nay đất nước này tiếp tục hướng về
giải quyết đói nghèo ở các vùng khác. Kết quả thu được là khả quan: giảm 70
triệu người nghèo khổ (60% dân số) trong thập niên 70 xuống cịn 27 triệu người
nghèo đói (15% dân số) vào đầu thập niên 90.
Thái Lan áp dụng mơ hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính

sách phát triển nơng thơn thơng qua hình thành phát triển xí nghiệp ở làng quê
nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn
để giảm bớt nghèo khổ. Nhờ hoạt động của Ban phát triển nông thôn (IBIRD) và tổ
chức hiệp hội dân số và phát triển cộng đồng (PDA) theo mơ hình trên. Tỷ lệ người
nghèo ở Thái Lan từ 30% trong thập niêm 80 đã giảm xuống 23% năm 1990 (13
triệu người).

12


5. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xố đói giảm
nghèo
Xố đói giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội đều hướng vào người nghèo, xã nghèo tạo động lực, tạo tiền đề cho
xố đói giảm nghèo.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ : "Tạo
việc làm, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân
1,5 triệu lao động / năm, nâng tỷ lệ là lao động qua đào tạo lên 30% vào
năm 2005, cơ bản xố hộ đói, giảm tỷ lệ họ nghèo xuống cong 10% vào năm
2005''.
Định hướng phát triển : "Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng
nghèo, xã nghèo: đồng thời nâng cấp,cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng
nghèo … tránh tình trạng đói nghèo" ( văn kiện Đại hội Đảng IX - Tr 299 ).
- Xố đói giảm nghèo là sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và của
tồn xã hội. Xố đói giảm nghèo phải phát huy tính tự lực, tự cường vươn lên
vượt qua đói nghèo của hộ nghèo.
- Xố đói giảm nghèo phải xuất phát từ mục tiêu phát triển nhân tố
con người. Được xây dựng dựa trên quá trình mở rộng hợp tác quốc tế, khai
thác có hiệu quả mọi nguồn lực.

Các chương trình xố đói giảm nghèo triển khai ở nước ta
- Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, an ninh xã hội.
- Chương trình dân số - KHHGĐ.
- Phát triển nơng nghiệp nơng thơn.
- Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
- Dự án xố đói giảm nghèo cho các xã nghèo khơng thuộc chương trình 135.
- Dự án dạy nghề cho nơng nghiệp nghèo.
13


- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang, ven biển, hải đảo.
- Dự án hỗ trợ xã nghèo.
- Dự án nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, triển khai chương trình, kể cả
cán bộ trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
Cùng với Chính phủ Việt Nam, chương trình xố đói giảm nghèo của
các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện như (Liên hợp
quốc, tổ chức quốc tế vì sự phát triển...) đã hỗ trợ các dự án nhằm nghiên cứu
triển khai thực hiện xố đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước, tạo những ưu
tiên cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
6. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990 đã
có tác động quan trọng đến việc xố đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống
cịn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố
cơ bản khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%;
24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm
nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có
những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo
trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống cịn khoảng 20-25%.

Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối
năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm
2005 đã giảm khoảng 50% so với năm 2000.
Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thốt nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào
cảnh nghèo đói.
Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo khơng đồng đều giữa các vùng và có xu
hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong

14


những năm 1992 - 1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004.
Bình qn trước đó mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo.
7. Các chính sách giảm bớt bất công trong phân phối thu nhập và nghèo đói
Thứ nhất nâng cao năng suất nơng nghiệp. Đây là cách trực tiếp nhất
nhằm nâng cao đời sống của người nông dân. Cải tổ đất đai và tự do hóa nơng
nghiệp thường có những tác động lớn, mặc dù chỉ một lần, và tạo ra những
khuyến khích đối với quy mô sản xuất. Cải tiến nông nghiệp dựa trên những
giống cây trồng mới và hệ thống tưới tiêu (“Cuộc cách mạng xanh”) đã tạo ra
nhiều thành công rực rỡ ở nhiều nước.
Thứ hai, khuyến khích các ngành và dịch vụ ở nông thôn. Ở Việt Nam, các
làng thủ công mỹ nghệ nằm rải rác khắp các vùng miền, và cũng đóng vai trị quan
trọng như tạo cơng ăn việc làm ở nông thôn, tạo ra thu nhập cho người dân nông
thôn.
Thứ ba, thiết lập cơ chế phân phối lại thu nhập và phi thu nhập. Để thực
hiện được cơ chế này, các loại thuế, trợ cấp khác nhau, các biện pháp kiểm soát
giá và ưu đãi khác (“các hành động kiên quyết”) cần phải được áp dụng.
Thứ tư, tăng đầu tư các dự án công vào khu vực kém phát triển. Xây dựng
các cơng trình cơng cộng, cơ sở hạ tầng giao thơng, và cung cấp cấp điện có tới
những khu vực kém phát triển nhất là khu vực nông thôn...

Thứ năm, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công. Điều này trực
tiếp tác động đến người nghèo như giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nước sạch và
các dịch vụ vệ sinh môi trường...
Thứ sáu, đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh sự bất bình đẳng về tài sản
như đánh thuế lũy tiến vào thu nhập và tài sản.
IV. DÂN SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Vấn đề cơ bản về dân số trên thế giới và Việt Nam
* Tình hình dân số thế giới

15


Dân số trên thế giới ngày càng gia tăng trong khi nguồn tài nguyên thiên
nhiên có hạn, các nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngày một ít đi. Sự phát triển
mạnh hoặc già đi của dân số là một thách thức cho quá trình phát triển ở bất cứ
quốc gia nào.
Bảng 3: Tình hình dân số trên thế giới
(ĐVT: triệu người)
Năm

1650

1890

1900

1980

1990


2000

2005

Số dân

546

906

1608

4448

5292

6090

6453

Nguồn: Tạp chí kinh tế và phát triển
Hiện nay dân số thế giới là 6,3 tỷ người, dự tính đến năm 2050 là 9,1 tỷ người.
Trong đó có 4/5 dân số thuộc các nước phát triển, 90% số dân tăng ở các nước thế giới
thứ 3.
Tình hình dân số hiện tại của các nước thế giới thứ 3 sẽ đóng góp hoặc
tước đoạt đi những cơ hội của họ trong việc hiện thực hoá những mục tiêu phát
triển khơng chỉ với thế hệ hiện tại mà cịn trong tương lai như thế nào? Các nước
thế giới thứ 3 có khả năng cải thiện mức sống (cải thiện được chất lượng giáo dục
và cuộc sống) ở hiện tại và tương lai hay không? Tốc độ tăng dân số nhanh sẽ ảnh
hưởng thế nào đến tình hình lương thực thế giới? Các nước đang phát triển sẽ đối

phó với tình hình lao động tăng mạnh như thế nào? Cơ hội về việc làm ở các
nước này có nhiều hay khơng?
Những điều đó đã đặt ra vấn đề cơ bản cần quan tâm và định hướng về
dân số chính là: phát triển dân số và chất lượng cuộc sống.
* Tình hình dân số Việt Nam
- Dân số Việt Nam tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng có xu
hướng ngày càng chậm lại
Bảng4: Dân số trung bình của Việt Nam từ 1993-2003
ĐVT: triệu người
93

94

95

96

97

98
16

99

00

01

02


03


69,64 70,82 71,99 73,16 74,31 75,46 76,6

77,63 78,69 79,73 80,90

Nguồn: Tổng cục thống kê (số liệu điều tra dân số năm 2004)
- Dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn (chiếm trên 70% tổng số dân của cả
nước).
Bảng 5: Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam theo vùng (tr. người, %)
Năm

93

94

95

96

97

98

99

00

01


02

03

Thành thị

13.96

14.43

14.94

15.42

16.84

17.46

18.08

18.77

19.5

20.02

20.67

CC (%)


20.05

20.37

20.75

21.08

22.66

23.15

23.61

24.18

24.74

25.11

25.8

Nông thôn

55.67

56.41

57.06


57.73

57.48

57.96

58.50

58.86

59.32

59.71

59.45

CC (%)

79.95

79.63

79.25

78.92

77.34

76.85


76.39

75.82

75.26

74.89

74.2

Nguồn: Tổng cục thống kê (số liệu điều tra dân số năm 2004)

- Chất lượng dân số vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, miền
núi còn rất thấp kém.
- Nữ giới chiếm số lượng cao hơn nam giới trong tổng dân số
2. Cơ cấu dân số thế giới
Dân số thế giới phân bố không đồng đều theo khu vực, tỷ lệ sinh đẻ và tử
vong và theo cơ cấu tuổi
a. Khu vực địa lý
- Châu Á và Châu Đại Dươnglà nơi đông dân cư nhất
- Tiếp theo là Châu Phi và Châu Mỹlatinh
b. Các xu hướng sinh đẻ và tử vong
- Tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển xấp xỉ 2,4%/ năm trong
khi tốc độ tăng dân số ở các nước phát triển xấp xỉ 0,5% /năm
Ngun nhân:

+ Kết hơn sớm
+ Trình độ dân trí thấp
+ Phong tục tập quán của vùng

+ Công tác kế hoạch hố gia đình cịn nhiều hạn chế…
17


c. Cơ cấu tuổi
- Tuổi trung bình của tồn thế giới là “rất trẻ”
- Số dân dưới 15 tuổi chiếm: 1/2 tổng dân số ở các nước đang phát triển,
1/4 tổng dân số ở các nước phát triển.
Như vậy có thể nói, dân số của các nước đang phát triển có kết cấu tương
đối trẻ, như vậy cũng có thể nói trong các nước này, tỷ lệ ăn theo tương đối cao.
3. Một số quan điểm trái ngược nhau
a. Tăng dân số không phải là một vấn đề thực sự
Những người theo quan điểm này đưa ra 3 cách lập luận:
- Vấn đề thực sự ở đây không phải là vấn đề tăng dân số mà là các vấn đề
khác.
- Tăng dân số không phải là một vấn đề giả tạo do các cơ quan chủ đạo ở các
nước giàu đặt ra để giữ các nước chậm phát triển trong tình trạng kém phát triển và
phụ thuộc.
- Đối với những nước và khu vực của các nước thế giới thứ 3, tăng dân số
là điều đáng mong muốn.
* Một số vấn đề khác:
- Kém phát triển: nếu có những chiến lược đúng đắn mang lại mức sống
cao hơn, mức độ tự trọng cao hơn, tự do cao hơn thì vấn đề dân số tự nó giải
quyết lấy nó. Và như vậy, sự kém phát triển mới chính là vấn đề thực sự, và sự
phát triển là mục tiêu duy nhất.
- Tình trạng vắt kiệt nguồn lực chủ yếu do các nước phát triển gây ra: thực
tế cho thấy các nước phát triển chiếm chưa đầy 25,5% dân số nhưng lại “ngốn”
mất 80% nguồn lực. Theo luận điểm này, các nước phát triển cần phải kìm hãm
hoặc cắt bớt những tiêu chuẩn cao một cách quá đáng
- Sự phân bố dân số: nhiều khu vực trên thế giới lại thiếu dân, như vậy các

nguồn lực tập trung vào một số lượng dân nhỏ trong khi có nhiều khu vực khác lại tập
18


trung một lượng dân q lớn. Vì vậy, chính phủ cần hạn chế sự di cư từ nông thôn ra
thành thị.
b. Tăng dân số là điều đáng mong muốn
- Tăng dân số sẽ kích thích sự phát triển kinh tế.
- Dân số lớn sẽ là cơ sở để mức cầu tăng, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế
theo quy mô, hạ thấp giá thành và tạo một mức cung lao động vừa đủ với giá rẻ
để đạt mức sản lượng cao.
c. Tăng dân số là một vấn đề thực sự
- Tăng dân số gây nên hậu quả kinh tế – là vấn đề nghiêm trọng ở các
nước đang phát triển
- Luận điểm “Diều hâu” về dân số: tăng dân số dẫn đến tiêu cực về kinh tế
– xã hội (nghèo đói, mức sống thấp, suy dinh dưỡng, ốm đau, sự xuống cấp của
mơi trường …) chính vì vậy, giảm dân số là một yêu cầu cấp bách.
d. Quan điểm của LHQ
LHQ đưa ra 4 tuyên bố:
- Sự tăng dân số không phải là một nguyên nhân chủ yếu hay rất quan
trọng dẫn đến mức sống thấp
- Vấn đề dân số không chỉ đơn giản là vấn đề về con số mà còn là vấn đề
về chất lượng cuộc sống con người
- Sự tăng dân số làm trầm trọng hơn vấn đề về kém phát triển khiến cho
những triển vọng của sự phát triển trở nên xa vời hơn
(Tốc độ tăng dân số cao dù không phải nguyên nhân chủ yếu của sự kém phát triển,
nhưng nó có tác động đến sự phát triển của một số nước và khu vực trên thế giới)
- Nhiều trong số những vấn đề thực sự về dân số không phải do tổng số
dân mà do sự tập trung, phân bố của dân cư  Chính vì vậy, việc phân bố dân
cư hợp lý hơn sẽ trở thành một giải pháp khả thi ở một số nước so với việc chỉ

tìm cách giảm số dân.
19


4. Một số chính sách chiến lược nhằm làm giảm mức tăng dân số của Việt
nam
Việt Nam thực hiện KHHGĐ từ những năm 1975 – 1978, có 2 chiến lược
chính:
+ Phát triển kinh tế – xã hội
+ Kiểm soát sinh đẻ
Trong đó, Chính phủ kiểm sốt sinh đẻ bằng 6 cách:
- Thuyết phục
- Thực hiện các chương trình kế hoạch hố gia đình nhằm cung cấp các
dịch vụ y tế và tránh thai (hình thức này diễn ra ở đa số các nước chậm phát
triển)
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật có chủ định để điều chỉnh mức sinh đẻ
như: huỷ bỏ hoặc giảm số ngày nghỉ đẻ và mức phụ cấp đối với những ai vi
phạm; áp dụng biện pháp phạt tiền đối với những ai vi phạm; tăng học phí, cắt
bỏ trợ cấp; trợ cấp bằng tiền cho những gia đình ít con ...
- Chuyển hướng phân bố dân số khỏi những vùng thành thị và những nơi
có số dân tăng nhanh do tình trạng di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị bằng
cách loại trừ sự mất cân đối hiện nay trong các cơ hội về kinh tế – xã hội ở các
vùng thành thị so với nơng thơn (các chính sách phát triển nông thôn ngày càng
được đề cao trong chiến lược phát triển của các nước thế giới thứ 3)
- Chính phủ có thể trực tiếp bắt buộc người dân hạn chế sinh đẻ thơng qua
luật pháp và các hình phạt.
- Nâng cao vị thế của người phụ nữ
V. VIỆC LÀM, DI CƯ VÀ ĐƠ THỊ HĨA
1. Việc làm.
Bốn khía cạnh của vấn đề việc làm: Vấn đề việc làm ở các nước đang

phát triển khác so với các nước phát triển có bốn điểm chính. Đó là:
20


a. Những người thất nghiệp có học: khơng giống với các nước phát triển,
tỷ lệ thất nghiệp trong số những người có học ở các nước đang phát triển cao
hơn nhiều. Nhưng về cơ bản những người ít học nhất sẽ bị thất nghiệp và phải
tìm kiếm bất cứ cơng việc gì khơng chính thức ở thành thị. Tuy nhiên, những
người đã tốt nghiệp đại học hoặc trung học đều có thể tìm được những cơng việc
được trả lương cao hơn và do đó được đếm vào trong số những người thất
nghiệp được biết.
b. Tự làm chủ công việc: Trong khi hầu hết những người tự làm chủ ở
các nước phát triển làm trong các doanh nghiệp nhỏ như là người chủ sở hữu,
những đối tác hữu hạn, hoặc các các chuyên gia (bác sĩ, luật sư, v.v…), ở các
nước đang phát triển hầu hết những người tự làm chủ là những người bán hàng
rong, chủ quán nhỏ, gái mại dâm, đạp xích lơ, v.v…
c. Phụ nữ và vấn đề thất nghiệp: Sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng
lao động ở các nước phát triển ít hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Phụ
nữ thường xuyên bị phân biệt đối xử về tiền lương, sự thăng tiến trong nghề
nghiệp, và an ninh nghề nghiệp. Họ cũng dễ bị thất nghiệp hơn nam giới.
d. Tình trạng thất nghiệp trong thanh niên và lao động trẻ em: Sự thất
nghiệp trong thanh niên tạo nên một mối lo ngại lớn đối với sự phát triển trong
tương lai ở nhiều nước kém phát triển. David Turnham đã ước đoán tỷ lệ thất
nghiệp trong thanh niên vượt quá 30% ở nhiều nước đang phát triển. Điều này đi
đôi với vấn đề lao động trẻ em. Người ta thấy rằng rất nhiều trẻ em ở các nước
đang phát triển dưới 14 tuổi làm việc rất nhiều với mức lương thấp và dưới điều
kiện làm việc khắc nghiệt.
Lực lượng lao động: Hiện tại và theo dự tính: Cơ cấu về tuổi của dân số
sẽ khác giữa một nền kinh tế có tỷ lệ sinh và tử cao so với ở một nước có tỷ
lệ này thấp, mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên đều giống nhau. Vì tỷ lệ sinh hiển

nhiên chỉ ảnh hưởng đến số lượng trẻ em mới sinh, trong khi đó tỷ lệ tử ảnh
hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, một nước có tỷ lệ sinh và tử cao sẽ có phần
trăm lớn hơn trong tổng số dân trong nhóm tuổi cịn phụ thuộc (từ 0-15
tuổi) hơn là ở một nước có tỷ lệ thấp. Sự giảm xuống nhanh chóng về tỷ lệ
21


tử gần đây đã diễn ra ở hầu hết các nước kém phát triển, do đó làm tăng số
lượng người trong độ tuổi lao động hiện tại, trong khi tỷ lệ sinh cao liên tục
tạo ra tỷ lệ phụ thuộc cao và nhanh chóng gia tăng lực lượng lao động trong
tương lai.
Sự không tận dụng lao động: Một số phân biệt: Để hiểu được một cách
đầy đủ ý nghĩa của vấn đề việc làm, chúng ta cần xem xét, ngoài vấn đề
người thất nghiệp, một lượng lớn người lao động có thể rất năng động
nhưng về mặt kinh tế lại khơng được trọng dụng.
* Các hình thức thất nghiệp và thiếu việc làm
a. Thất nghiệp công khai (cả tự nguyện và khơng tự nguyện): là những
người chưa có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm
b. Bán thất nghiệp
c. Có cơng ăn việc làm chỉ về hình thức: gồm:
- Thất nghiệp giả tạo: là những người đang có việc làm nhưng thực chất
cơng việc đó khơng địi hỏi phải tiêu tốn toàn bộ quỹ thời gian làm việc của họ.
VD: người nông dân (công việc đồng áng không phải đòi hỏi họ phải làm trong
suốt 1 năm)
- Thất nghiệp ẩn: là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng
làm việc nhưng đang phải đi học hoặc làm cơng việc nội trợ trong gia đình.
VD: sinh viên, các bà nội trợ…
d. Những người suy yếu: là người có việc làm, có thể làm tồn bộ thời
gian nhưng cường độ làm việc thấp do sức khoẻ yếu
e. Những người làm việc không hiệu quả: là những người làm việc nhiều giờ

nhưng mang lại ích lợi ích, hiệu quả làm việc không cao do thiếu kiến thức, kỹ
năng và tay nghề thấp.
2. Vấn đề việc làm ở Việt Nam và giải pháp giải quyết việc làm
a) Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, đặc biệt
là ở các thành phố. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
22


hội, năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và 856 nghìn người
thất nghiệp. Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28,2%. Tỉ lệ thất
nghiệp ở thành thị là 6,8%.
Hiện nay, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
cao nhất là ở đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là ở Bắc Trung Bộ. Vấn đề việc
làm ở Đông Nam Bộ trước đây cũng rất căng thẳng, nay đã được cải thiện


rệt.
b) Vấn đề việc làm đã và đang được giải quyết theo các hướng sau
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêm

việc làm, vừa khai thác được tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Tây Nguyên
(đặc biệt là Đắc Lắc) và Đông Nam Bộ (đặc biệt là Đồng Nai) đã tiếp nhận
hàng chục vạn người đến xây dựng các vùng kinh tế mới, nhất là từ các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung.
- Đẩy mạnh kế hoạch hố gia đình và đa dạng hố các hoạt động kinh tế
nông thôn. Việc khẳng định vai trị của kinh tế hộ gia đình sẽ tạo điều kiện sử
dụng có hiệu quả hơn lao động nơng nghiệp. Nền nông nghiệp đang chuyển dần
từ tự cấp, tự túc thành nơng nghiệp hàng hố, thâm canh và chun canh. Các
nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được khôi phục
và phát triển. Lao động thuần nông ngày càng giảm đi. Nước ta đang đẩy mạnh

cơng nghiệp hố nơng thơn, nhờ vậy vấn đề việc làm ở nông thôn sẽ được giải
quyết vững chắc hơn.
- Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, trong đó có các hoạt
động cơng nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, sử dụng kỹ thuật
tinh xảo và cần nhiều lao động, có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh
niên ở các thành phố, thị xã.
- Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (trong đó có các hình thức đào tạo
từ xa, đào tạo mở rộng…), đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường,
hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm vừa giúp nâng cao chất lượng người

23


lao động, vừa giúp cho người lao động có thể tự tạo việc làm hoặc dễ tìm việc
làm hơn.
Nhà nước và nhân dân ta đang tìm mọi biện pháp để giải quyết việc
làm và sử dụng hợp lí sức lao động, vì nguồn nhân lực có ý nghĩa cực kì
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
* Thực trạng nông dân mất đất và giải pháp.
Theo những nghiên cứu gần đây, hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nơng
thơn, trong đó gần 70% lao động trong nơng nghiệp với 77% hộ thuần nơng.
Tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao
động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến
tuổi lao động.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 1990 đến năm 2003,
diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên lên tới
697.410 ha, những năm sau đó, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50
nghìn ha đất nơng nghiệp cho các nhu cầu phi nơng nghiệp. Tính bình qn cứ 1
ha đất bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc; riêng vùng
đồng bằng sông Hồng là 15 người. Trong 5 năm (2001-2004), số người bị mất

việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu trên ở Hà Nội là gần 800.000
người; Hà Nam: 12.360 người; Hải Phòng: 13.274 người; Hải Dương: 11.964
người; Bắc Ninh: 2.222 người; Tiền Giang: 1.459 người; Quảng Ninh: 997
người(1) v.v... Theo tính tốn của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội,
giai đoạn từ 2006-2010, tổng diện tích đất nơng nghiệp sẽ bị thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, nhu cầu cơng cộng và lợi ích quốc gia sẽ là 192.212 ha và theo đó sẽ
2.498.756 lao động nơng thơn mất việc.
Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ
trợ cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ,
hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ

24


quan nên số lượng nông dân mất việc làm, thiếu việc làm vẫn chưa thể khắc
phục triệt để.
Thực trạng trên nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản đối
với tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn; gia tăng
các vấn đề kinh tế - xã hội...
* Những thách thức và vấn đề đặt ra nhằm xóa đói giảm nghèo đối
với nơng dân Việt Nam gia nhập WTO
Khi tham gia sân chơi WTO nông dân Việt Nam sẽ phải đối mặt với bốn luật
chơi cực kỳ khó khăn. Khơng có chu trình nơng nghiệp an tồn GAP (Good
Agricultural Practices), nơng sản hàng hóa Việt Nam không những tiếp tục bị sa sút
trong xuất khẩu mà cịn gặp khó khăn ngay ở thị trường trong nước vì khơng thể
cạnh tranh với hàng ngoại.
Sân chơi WTO nơng sản hàng hóa, một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO trong đó có nơng
sản phẩm là rau quả, trị giá gần 103 tỉ đô la Mỹ. Thị trường về lúa gạo, cà phê,

cao su nhỏ hơn; mỗi thứ không quá 10 tỉ đô la Mỹ/năm. Các loại nơng sản khác
như chè, điều và hồ tiêu thì lại càng nhỏ; trên dưới 3 tỉ đô la Mỹ/năm, ở Việt
Nam, mãi cho đến năm 2005, ta vẫn còn sử dụng hơn 7 triệu héc ta đất để trồng
lúa. Chỉ có gần 1 triệu héc ta trồng dừa, cao su, trà, cà phê và 1,4 triệu héc ta
trồng trái cây, rau quả và hoa. Đây là sự phát triển khơng cân đối vì lúa đã trở
nên độc canh, chiếm 74% diện tích canh tác của cả nước, trong khi trái cây, rau
quả và hoa có thị trường xuất khẩu lớn gấp 10 lần thì lại ít phát triển, chỉ chiếm
có 15%.
Mức độ đầu tư về nhân sự, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành trái
cây, rau quả và hoa so với lúa gạo cũng kém xa. Về mặt canh tác, điểm yếu của
độc canh là dễ dàng phát sinh dịch bệnh nên phải sử dụng một lượng rất lớn
thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát, làm ô nhiễm môi trường đưa đến việc ngộ
độc thực phẩm.

25


×