Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Trong cơ chế thị trường xuất bản phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt và XUẤT bản là một NGÀNH KINH DOANH đặc THÙ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.6 KB, 51 trang )

TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ LÝ LUẬN XUẤT BẢN

CHUYÊN ĐỀ: TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG XUẤT BẢN
PHẨM LÀ HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT VÀ XUẤT BẢN LÀ MỘT
NGÀNH KINH DOANH ĐẶC THÙ


Đặt vấn đề
Sách là một trong những sản phẩm văn hóa vĩ đại nhất mà nhân loại đã
tạo ra ngay từ thời kì thượng cổ. Sách tồn tại dưới dạng một dạng vật phẩm cụ
thể (chất liệu vật chất tạo ra nó tùy thuộc vào trình độ văn minh của mỗi thời
đại) song lại hàm chứa giá trị tinh thần vô hình không phụ thuộc trực tiếp vào
vật liệu động truyền làm nên nó. Xuất bản từ khi ra đời đã mang bản chất là
hoạt bá các giá trị văn hóa, một bộ phận thiết yếu của ngành văn hóa thông
tin. Cùng với sự phát triển của xã hội hoạt động xuất bản cũng phát triển theo
các qui luật và có những động lực riêng của nó. Trước hết như các hoạt động
xã hội nó chịu sự quyết định của qui luật kinh tế, phụ thuộc vào trình độ của
lực lượng sản xuất nằm trong cơ chế tác động điều tiết của quan hệ sản xuất
bên cạnh đó hoạt động xuất bản còn chịu sự chi phối trực tiếp của chính trị hệ tư tưởng giữa kinh tế - văn hóa - xã hội luôn luôn là mối quan hệ bao trùm
toàn bộ hoạt động xuất bản sách. Trong cơ chế thị trường nhờ ở dạng xuất bản
phẩm nên đươc đem trao đổi trên thị trường và trở thành hàng hóa. Vì vậy
xuất bản mang tính kinh tế và trở thành một ngành kinh doanh. Vậy liệu xuất
bản phẩm chỉ là một loại hàng hóa đơn thuần hay không? Và xuất bản chỉ là
một ngành kinh doanh đơn thuần hay thôi? Đó là những câu hỏi mà tôi và các
bạn hãy cùng nhau đi tìm lời giải cho nó để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Từ
việc nghiên cứu những vấn đề đó chúng ta sẽ có nhận thức đúng đắn và đầy
đủ về xuất bản phẩm và hoạt động xuất bản. Chúng ta sẽ có thể xây dựng kế
hoạch phát triển ngành xuất bản,mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xuất bản phẩm của độc giả, nâng cao dân
trí, thỏa mãn nhu cầu giải trí, hoàn thiện con người.
Sau đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng chủ trương phát triển nền


kinh tế nhiều thị trường, hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, mở cử nền kinh tế với nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường,
hoạt động xuất bản không chỉ đảm nhiệm chức năng xã hội mà còn phải hạch
2


toán kinh doanh, hoạt động như những đơn vị kinh tế cơ sở. Trong cơ chế thị
trường sách trở thành một hàng hóa, một loại hàng hóa đặc biệt.
Việc thương mại hóa đã nhanh chóng khắc phục được tình trạng đơn
điệu tẻ nhạt, xơ cứng về nội dung. Đã làm đa dạng hóa và sôi động hoạt động
xuất bản sách. Đồng thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ chế mở cửa
tạo điều kiện cho cơ sở vật chất kinh tế ngày càng phát triển. Công tác xuất
bản hiện nay đang ngày càng chủ động theo hướng đa dạng hóa cả về nội
dung và phương thức huy động các thành phần kinh tế xã hội tham gia vào
hoạt động xuất bản.
Công tác xuất bản đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong phát triển
đất nước về mọi phương diện.
Trước đây hoạt động xuất bản diễn ra theo xu hướng tập trung hóa dựa
trên thành phần kinh tế cơ bản là toàn dân tập thể. Công tác xuất bản được coi
là một hoạt động sự nghiệp của nhà nước,phục vụ cho công tác tư tưởng của
đảng và được bao cấp toàn bộ kế hoạch đề tài xuất bản dài hạn. Sản phẩm của
nhà xuất bản phải bán cho cho công ty phát hành sách và quỹ tiền lương của
ngành cũng do nhà nước đài thọ.
Công tác xuất bản không gắn với công tác tiêu thụ sách,không nhận
thức tính chất kinh doanh của hoạt động xuất bản. Không tính đến nhu cầu cụ
thể và toàn diện của xã hội chỉ quan tâm xuất bản được những cái gì, số lượng
bao nhiêu theo kế hoạch và pháp lệnh đề ra. Chất lượng sách, khả năng tiêu
thụ thực tế trong xã hội được đánh giá chủ quan. Vì vậy hoạt động xuất bản
trong giai đoạn này không phát triển.
Nên để phát triển xuất bản thì phải hạch toán kinh doanh.

Phương pháp nghiên cứu:
Thống kê các số liệu, so sánh, đối chiếu, tập hợp tài liệu từ các bài
giảng của giáo viên, một số sách tham khảo...

3


PHẦN: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.KHÁI NIỆM
Xuất bản:
Với tư cách là khái niệm khoa học xuất bản là sự khái quát hóa một quá
trình hoạt động vừa là sáng tác tinh thần, vừa là hoạt động sáng tạo vật chất.
Nội hàm xuất bản do 3 yếu tố tạo thành:
Thứ nhất: Xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác
phẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả. Xuất bản không phải là
sáng tác. Việc sáng tác là của nghệ sĩ và các nhà khoa học, để tạo ra tác phẩm
mới. Sáng tác nằm ngoài khái niệm xuất bản, mặc dù xuất bản có thể tác động
to lớn đến sáng tác. Xuất bản khai thác đề tài từ những tác phẩm đã có, từ
thông tin bước 2, từ kế hoạch và những kết quả sáng tạo của tác giả. Việc khai
thác thông tin này xuất phát từ yêu cầu, khả năng truyền bá với mục đích để
truyền bá. Xuất bản là hoạt động lựa chọn văn hóa, sao cho có những tác
phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của độc giả. Xuất bản dựa vào yêu
cầu ,nhu cầu đó mà sửa chữa chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện các thông tin, tri
thức trong tác phẩm đã chọn. Khâu lựa chọn tác phẩm và gia công chỉnh lý đó
là khâu đầu tiên mở đầu cho hoạt động xuất bản.
Công tác biên tập phải đạt muc tiêu là chọn lọc được nhiều tác phẩm
văn hóa có sẵn, thúc đẩy tổ chức sáng tạo của tác giả để có nhiều tác phẩm
tinh thần. Đồng thời gia công hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng của nó theo
một yêu cầu truyền thông của xã hội. Sản phẩm xuất bản là những tác phẩm
văn hóa tinh thần được gia công hoàn thiện để truyền bá. Nếu không qua lựa

chọn gia công biên tập, các sản phẩm nhân bản (kể cả tiền giấy,nhãn vở) đều
không phải là xuất bản.
Thứ hai: Xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được
gia công, làm cho nó có hình thức vật chất xác định (vỏ vật chất) để cung cấp
cho độc giả sử dụng. Xuất bản truyền thông bằng phương tiện,tác phẩm văn
4


hóa đến với bạn đọc không phải trực tiếp bằng miệng, mà gián tiếp qua các
“vật phẩm trung gian”. Để truyền bá rộng rãi,bản thảo sẽ được chế bản và
nhân bản hàng loạt theo nhu cầu bạn đọc. Việc nhân bản này phải thông qua
lao động sản xuất của nhiều người, theo qui luật sản xuất vật chất từ đơn giản
(thủ công) lên cơ giới hóa, tự động hóa, nó trở thành hàng hóa và chịu sự tác
động bởi qui luật sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nếu không nhân bản (thành
nhiều bản) thì không phải là xuất bản.Các tài liệu,tác phẩm có thể được sắp
xếp, chỉnh lý để lưu trữ,...để bảo quản, nếu không nhân bản cũng không phải
là xuất bản.
Thứ ba: Xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất
bản đã hoàn thành sau quả trình sản xuất, nhân bản.
Tóm lại, Xuất bản là công việc trung gian giữa tác giả với độc giả. Xuất
bản thực hiện một chức năng gồm 3 mặt là: Chức năng tri thức (văn hóa) để
tuyển chọn tham gia hoàn chỉnh tác phẩm văn hóa và phát hiện tài năng sáng
tạo văn hóa tinh thần;Chức năng mỹ thuật và kỹ thuật để thiết kế,đồ họa bản
in, vật chất hóa tác phẩm tinh thần thành các xuất bản phẩm; Chức năng
thương mại để lưu hành,tiêu thụ (bán) xuất bản phẩm cho người có nhu cầu.
Xuất bản là kết quả của sự phát triển nền văn minh nhân loại, là công
cụ để thúc đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại.Sự phát triển của xuất bản
gắn liền với sự phát triển của các cuộc cách mạng thông tin đại chúng
Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội. Nó không sáng tác ra tác phẩm
mới, mà sử dụng các tác phẩm đã có (hoặc sẽ có) để truyền bá phổ biến. Xuất

bản là khâu nối tiếp,nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng
đến với quảng đại quần chúng trong xã hội.
Xuất bản là một tổ hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, là một
quá trình nối tiếp, đồng bộ hoàn chỉnh, gồm 3 khâu :biên tập, in(nhân bản),
phát hành xuất bản phẩm đến tay bạn đọc.

5


2, XUẤT BẢN PHẨM
Theo định nghĩa của Trung Quốc: Tất cả những sản phẩm (văn hoá tinh
thần) đã qua biên tập, đã qua nhân bản, chế bản và được phổ biến ra công
chúng thì đều là xuất bản phẩm.
Theo luật xuất bản Việt Nam - 2004: Xuất bản phẩm là tác phẩm,tài
liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ, văn học nghệ thuật được xuất bản bằng Tiếng Việt, dân tộc thiểu số Việt
Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các
vật liệu, phương tiện kĩ thuật khác nhau.
Tài liệu theo qui định của luật này bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ
động, hướng dẫn học tập, thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật
của nhà nước; hướng dẫn kĩ thuật sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh;
kỉ yếu hội thảo.
Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị
trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy
luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi
nhuận.
Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt
động) kinh tế trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định
khối lượng và cơ cấu sản xuất. Sự tương tác của các chủ thể tạo nên những
điều kiện nhất định để nhà sản xuất, với hành vi tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn

cứ vàogiá cả thị trường để quyết định ba vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như
thế nào, sản xuất cho ai. Ngược lại, hoạt động của các chủ thể tạo nên sự
tương tác nói trên. Như vậy, cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế,
trong đó các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà sản xuất và
người tiêu dùng trong quá trình trao đổi.
Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học phúc lợi thì cơ chế thị trường là
cách thức tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Đó là vì, khi
mỗi nhà sản xuất đều căn cứ vào giá cả thị trường để có quyết định về sản
6


xuất, sẽ không có sản xuất thừa, cũng sẽ không có sản xuất thiếu. Phúc lợi
kinh tế được đảm bảo do không có tổn thất xã hội.
Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình,
thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh
hoàn hảo, thông tin đối xứng, không có các ảnh hưởng ngoại lai, v.v... Nếu
không, cơ chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế.
Khi đó cóthất bại thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng
hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của
quan hệ cung cầu.
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó
chỉ huy hoạt động của các chủ thể. Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do
lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: 'lãi hưởng lỗ
chịu', chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị
trường. Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với
các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải.
Hàng hóa:
Là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và dùng để trao đổi với nhau.Tong mỗi hình thái kinh tế xã hội, sản

xuất hàng hóa có bản chất khác nhau,nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính:
Gía trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thảo mãn nhu cầu
náo đó của con người, do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Gía trị
sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là phạm trù vĩnh viễn.
Gía trị sử dụng với tư cách là thuộc tính của hàng hóa, nó không phải là giả trị
sử dunhj cho bản thân người sản xuất hàng hóa,mà là giá trị sử dụng cho
người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán. Trong kinh tế hàng
hóa,giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.
Gía trị hàng hóa: Gía trị là lao đỗng xã hội của người sản suất hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa. Chất của giá trị là lao động vì vậy sản phẩm nào
7


không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó,thì nó không có giá
trị. Sản phẩm nào hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng
cao. Gía trị là nội dung,là cơ sở của giả trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình
thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau những
người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hóa với nhau. Thực
chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của
mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy , giá trị là biểu hiện quan hệ giữa
những người sản xuất hàng hóa. Gía trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với
nền sản xuất hàng hóa. Gía trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
Như vậy hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá tri sử dụng và
giá trị,nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất, họ
tạo ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ là đạt được giá trị mà thôi.
Ngược lại, đối với người mua,cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thỏa
mãn tiêu dùng của mình. Trước khi thực hiện giá trị sử dụng thì trước hết
phải thực hiện giá trị của nó
Kinh doanh:
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh doanh

hay hoạt động kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được
hiểu là: " Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh
nghiệp 2005). Hoạt đông kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như
hoạt động thương mại, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác.
Xét cho cùng, bản chất kinh doanh là lợi nhuận: Lợi nhuận hữu hình
và vô hình.

8


Lợi nhuận hữu hình như là: tiền lời, hàng hóa (trao đổi) ... Lợi nhuận vô
hình: danh tiếng, thị trường, chỗ đứng, vị thế trong xã hội ...
Ngày này ngoài việc tìm kiếm lợi ích hữu hình (tiền bạc ...) thì doanh
nghiệp, doanh nhân còn hướng nhiều đến những lợi ích vô hình kể trên.
Người làm kinh doanh mà chỉ lo về lợi ích vật chất (làm ăn kiểu hám lợi,
chụp giựt ...) mà không chú ý đến uy tín, mang lại lợi ích cho xã hội, người
lao động ... thì không lâu bền.
Trong cơ chế thị trường thực tiễn hoạt động xuất bản đặt ra một số vấn
đề cần phải xem xét mang tính lý luận. Lúc này phải các độc giả và nhà xuất
bản tác động qua lại lẫn nhau. Thông qua thị trường để xác định 3 vấn đề cơ
bản:
-

Xuất bản cái gì?
Xuất bản phục vụ cho ai?

Xuất bản như thế nào?
Dù là loại sản phẩm tinh thần nhưng xuất bản phẩm vẫn có thuộc tính
là hàng hóa buộc phải tuân thủ quy luật của cơ chế thị trường. Nó quyết định
in ra sản phẩm mà bạn đọc cần mua chứ không phải in ra các sản phẩm mà
nhà xuất bản cần bán. Vì vậy, xuất bản phải có kế hoạch phải trở thành một
ngành kinh doanh kế hoạch của nhà xuất bản phải xuất phát từ lượng cầu về
xuất bản phẩm mà xã hội đòi hỏi thị trường phải thỏa mãn. Cầu ở đây là nhu
cầu có khả năng thanh toán, nó bị phụ thuộc vào 3 yếu tố:

-

Nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm của độc giả.
Thu nhập bằng tiền của độc giả và gia đình họ có được.
Giá bán lẻ xuất bản phẩm trên thị trường phù hợp với sức mua của độc giả.
Độc giả có tư cách, điều kiện để lựa chọn xuất bản phẩm mà họ cần, họ
thích. Yêu cầu về chất lượng xuất bản phẩm: chất lượng xuất bản phẩm là sự
phù hợp với nhu cầu của độc giả dẫn đến người đọc muốn mua quyển sách
mình cần, nội dung hay, hình thức đẹp. Nên đề tài sách phải phú, đa dạng đáp
ứng nhu cầu của độc giả, có giá cả phù hợp.
Một số nhu cầu của độc giả qua thực tiễn hoạt động xuất bản:

9


-

Nhu cầu nâng cao dân trí: Do thuộc tính nền kinh tế thị trường là cạnh tranh
nên để phát triển, muốn có chỗ đứng để tồn tại và vươn lên buộc phải có tri
thức để hội nhập cuộc sống hiện đại nên tạo tiền đề cho nhà xuất bản. Các
lĩnh vực đề tài mà độc giả muốn tham khảo học hỏi, kiến thức quản lý nhà

nước và kinh tế, tài liệu tin học, ngoại ngữ, giáo trình để hỗ trợ nghiệp vụ
công tác. Thông tin tài liệu về vấn đề nóng bỏng trong nước và trên thế giới

-

để cập nhật kiến thức cần thiết cho cuộc sống đương đại.
Nhu cầu nâng cao chất lượng trong cuộc sống: ở thời đại công nghiệp hóa
hiện đại hóa, cơ chế thị trường phát huy tác dụng tích cực mang lại tăng
trưởng kinh tế, đời sống con người chuyển biến về chất, nhu cầu về chất
lượng cuộc sống nảy sinh, nhu cầu từ ăn no, mặc ấm đến ăn ngon mặc đẹp

-

thõa mãn nhu cầu tinh thần...cũng phải đưa vào kế hoạch xuất bản.
Nhu cầu thư giãn: Sau thời gian lao động với cường độ cao áp lực lớn con
người phải giải trí, thư giãn mà giải trí bằng đọc sách là biện pháp thư giãn
hiệu quả nhất nên có thể xuất bản thể loại sách giải trí để thỏa mãn nhu cầu
này. Ở góc độ kinh tế sử phù hợp với nhu cầu đó chính chất lượng của sản

-

phẩm.
Nhu cầu đề kháng: Con người có nhu cầu chống lại những xuất bản phẩm
thoát thai từ mặt trái của cơ chế thị trường, làm ô nhiễm thị hiếu của công
chúng và bị công luận phản đối dữ liệu.
Sự thống nhất giữa sản xuất hàng hóa và sản xuất phi hàng hóa.
Xuất bản là hoạt động sản xuất: cả sản xuất tinh thần và sản xuất vật
chất. Sản phẩm của nó được phổ biến, trao đổi với công chúng trong xã hội.
Nó đáp ứng tinh thần văn hóa tinh thần của con người. Trong cơ chế thị
trường, mọi sản phẩm do lao động con người sáng tạo ra, đáp ứng nhu cầu (có

ích), được mang ra phổ biến trao đổi đều trở thành hàng hóa. Bởi vậy, xuất
bản tất yếu mang tính chất sản xuất hàng hóa, xuất bản phẩm trở thành hàng
hóa trong cơ chế thị trường.

10


Song, xuất bản phẩm là những hàng hóa đặc biệt, hoạt động xuất bản là
hoạt động sản xuất đặc thù vừa là sản xuất hàng hóa vừa sản xuất phi hàng
hóa. Tính đặc thù đó thể hiện:
- Tính chất hàng hóa ở mỗi loại xuất bản phẩm, mỗi loại mảng sách,
sách không hoàn toàn như nhau.
Có loại xuất bản phẩm bản thân nó có tính hàng hóa, có thể chuyển hóa
trực tiếp thành của cải vật chất khi sử dụng, tạo ra các giá trị vật chất mới
như: các bản vẽ kĩ thuật, mẫu thiết kế thời trang, thiết kế nhà, phần mềm vi
tính cho các dịch vụ....
Có loại xuất bản phẩm bản thân nó chỉ mạng lại giá trị tinh thần, đáp
ứng nhu cầu tinh thần. Nó vốn là các tác phẩm được viết ra không nhằm mục
đích thu lợi – là kết tin lao động không sinh lợi – các tác phẩm văn học, nghệ
thuật- nó không trực tiếp làm tăng trưởng giá trị vật chất xã hội. Song nó cũng
phổ biến, phải trao đổi, được xuất bản để phổ biến, và trở thành hàng hóa,
được mua bán trên thị trường để thực hiện giá trị, đó là một thứ giá trị đặc biệt
và mang tính tương đối.
Có loại xuất bản phẩm không thể là hàng hóa. Bởi nó là xuất bản phẩm
được sản xuất đặc biệt, có chi phí rất lớn, không thể trao đổi ngang giá, không
thể cạnh tranh, nó là sản phẩm phục vụ công cộng, mà nhà nước phải đảm
nhận việc sản xuất và cung cấp cho xã hội...đólà các tác phẩm lý luận văn
hóa, sưu tập văn hóa được biên soạn cung phu, tốn kém, làm nền tàng cho nền
văn hóa dân tộc, cần thiết cho mọi người, nhưng không thể mua bán mà phải
cung cấp, phát không...vì sự nghiệp văn hóa, giáo dục, tư tưởng.

Ví dụ: các tập sách lý luận của các nhà kinh điển; Toàn tập Hồ Chí
Minh, CDRoom Hồ Chí Minh toàn tập, Toàn tập văn kiện Đảng Cộng Sản...
Đây là hoạt động xuất bản không sinh lợi, phi kinh doanh, phi hàng
hóa.
- Hàng hóa xuất bản phẩm là loại hàng hóa đặc thù xét ở mặt giá trị và
giá trị sử dụng của nó:
11


Trong cơ chế thị trường, xuất bản phẩm phải trở thành hàng hóa. Nó
đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của con người, được phổ biến rộng rãi
trong xã hội thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa văn hóa tinh thần là một
loại hàng hóa đặc biệt, được tạo nên từ sự kết hợp của 2 yếu tố sản phẩm tinh
thần và hàng hóa.
Với tư cách là hàng hóa, xuất bản phẩm cũng là sự thống nhất hữu cơ
giữa giá trị và giá trị sử dụng,được trao đổi,mua bán trên thị trường. Tuy
nhiên, xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt. Tính đặc biệt biểu hiện trên cả giá
trị và giá trị sử dụng của nó.
+ Gía trị sử dụng của xuất bản phẩm là tính hữu dụng có thể thỏa mãn
yêu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người:để nghiên cứu, để học tập,
để giải trí,bồi đắp tình cảm,đạo đức...Gía trị sử dụng về mặt tinh thần có đặc
điểm là:
Nó không như nhau,thậm chí rất khác nhau với mỗi người tiêu dùng.
Các hàng hóa thông thường, đối với người sử dụng khác nhau thường tương
đối giống nhau:thực phẩm để chống đói,nước để giải khát,quần áo để chống
rét...Gía trị của xuất bản phẩm không phải như vậy. Một cuốn sách đối với
người này cho là hay tuyệt, đối với người khác chỉ nhạt nhẽo, thậm chí độc
hại. Gía trị của xuất bản phẩm phụ thuộc vào trình độ, thị hiếu thẩm mĩ của
mỗi người
Trong khi sử dụng, giá trị của xuất bản phẩm không mất đi, mà nó được

bảo tồn và nhân lên cùng thời gian,có sức lan tỏa,càng có nhiều người dùng,
giá trị sử dụng càng lớn.Một khi giá trị đó trở thành truyền thống,bản sắc dân
tộc, nó sẽ trường tồn.
Gía trị sử dụng của xuất bản phẩm, khi được sử dụng còn tạo ra những
hiệu ứng xã hội, tức là tạo ra các giá trị văn hóa-xã hội. Những giá trị này như
những viên gạch tốt xây dựng đời sống tinh thần cao đẹp cho xã hội, nó được
giữ gìn trong ý thức xã hội, dù hàng hóa xuất phẩm mất đi,giá trị sử dụng của
nó tạo ra vẫn còn
12


Sản phẩm vật chất thông thường khi tiêu dùng mang tính cá nhân cao.
Nó chủ yếu thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân và ít có ảnh hưởng đến xã
hội. Các xuất bản phẩm không như vậy. Khi chúng ta sử dụng nó thì ngoài
việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân ta, chúng còn thỏa mãn nhu cầu xã hội như
xây dựng nhân cách theo mô hình xã hội, theo nhu cầu tổ chức của cộng
đồng, nhu cầu giáo dục tư tưởng hoặc duy trì trật an ninh xã hội. Hàng hóa
xuất bản phẩm như vậy đã có giá trị sử dụng kép hay giá trị của giá trị sử
dụng.
Một xuất bản phẩm nếu có nội dung lành mạnh, có tính tư tưởng và
nghệ thuật cao sẽ có tác dụng tích cực đến tiêu dùng và xã hội. Nó làm con
người sống nhân văn hơn,thương yêu nhau hơn. Nó khích lệ con người vượt
qua những khó khăn,gian khổ,đau buồn để vươn đến một cuộc sống tươi đẹp.
Những nhân vật tiêu biểu,những điển hình nghệ thuật cao đẹp sẽ là những tấm
gương có sức cuốn hút mạnh mẽ để người ta học tập noi theo. Bên cạnh
đó,những xuất bản phẩm còn phê phán những thói hư tật xấu của con người,
xã hội để cảnh tỉnh, rút ra những bài học để phòng tránh, khắc phục.
Ngược lại, xuất bản phẩm cũng có thể tạo ra tác dụng tiêu cực, độc hại
nếu chúng được sáng tác ra theo quan điểm sai lầm,theo những thhij hiếu
thẩm mỹ lệch lạc, thấp kém. Nó không hướng con người vươn tới chân, thiện,

mỹ mà lại truyền bá cái giả,ác,xấu,đưa con người đến những hành động tiêu
cực,sa đọa,đời sống tinh thần xã hội bị ô nhiễm. Đó chính là giá trị sử dụng
đặc biệt của xuất bản phẩm,mà những người sản xuất, phổ biến và quản lý nó
cần lưu ý.
+Gía trị của hàng hóa xuất bản phẩm chứa đựng nhiều yếu tố đặc biệt:
Gía trị của hàng hóa xuất bản phẩm là lao động trí tuệ trừu tượng của
con người được kết tinh trong đó.Việc xác định lượng giá trị của một xuất bản
phẩm thường căn cứ vào thời gian lao động trừu tượng của những người tham
gia sản xuất ra nó.Theo công thức:
Lượng giá trị= C + V +m
13


Trong đó:
C:là chi phí vỏ vật chất xuất bản phẩm
V: chi phí nhuận bút tác giả, biên tập
m: lợi nhuận trung bình cho phép
Trong các yếu tố đó,V (chi phí nhuận bút tác giả+biên tập) là một yếu
tố đặc biệt, không thể đo đếm chính xác,không thể tính bằng sự hao phí lao
động trung bình của xã hội được.Khác với lao động giản đơn,và một số lao
động trí tuệ khác,lao động sáng tác của tác gẩmiả là thứ lao động tích lũy
trong nhiều năm và “bùng cháy”trong một khoảnh khắc thần hứng,dưới bàn
tay của các tài năng sáng tạo. Thị trường với thước đo giá cả không đủ đọ
nhậy để đánh giá đúng,đánh giá kịp thời mọi tác phẩm có giá trị,những kiệt
tác của thời đại.Do đó đối hàng hóa văn hóa tinh thần,việc xác địnhlượng giá
trị thường căn cứ vào thời gian lao động cá biệt của người sáng tạo,chứ không
thể tính theo thời gian lao động trung bình như các loại hàng hóa thông
thường.
Bên cạnh đó,giá trị tác phẩm còn phải xrts đến tính tư tưởng,tính nghệ
thuật của bản thân tác phẩm và việc thực hiện chức năng thẩm mỹ,giáo

dục,giải trí của tác phẩm cụ thể.Gía cả hàng hóa xuất bản phẩm thường ít khi
phản ánh đúng giá trị kép của nó,bởi xuất bản phẩm là hàng hóa luôn gây ra
hiện tượng ngoại ứng.Do đó,”người mua hữu hình”của sách là hữu hạn,song
“người mua vô hình”của nó là toàn bộ xã hội.
Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,việc nhận thức
những đặc điểm đó của hàng hóa xuất bản phẩm có ý nghĩa đặc biệt đối việc
quản lý xuất bản ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Ở tầm vĩ mô là sự định hướng
chiến lược trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạn,là việc
xây dựng thể chế pháp luật,chính sách xuất bản...ở tầm vi mô là việc nâng cao
trình độ văn hóa và năng lực kinh doanh xuất bản phẩm,là việc tận dụng mọi
năng lực xã hội để mở rộng và nâng cao chất lượng thị trường xuất bản

14


phẩm,để nâng cao hiệu quả văn hóa xã hội và hiệu quả kinh tế của kinh doanh
xuất bản phẩm.
Đặc điểm ngành xuất bản:
Số lượng nhà xuất bản chưa nhiều, quy mô chưa lớn, cả nước có 55 nhà
xuất bản. Quy mô vừa và nhỉ chỉ có 1 nhà xuất bản quy mô tập đoàn là nhà
xuất bản giáo dục.
Sức mua thấp. Hiện nay hằng năm cả nước xuất bản khoảng 25000
cuốn sách với khoảng 3 triệu bản(sách giáo khoa chiếm 80%) nếu không tính
sách giáo khoa mức hưởng thụ sách trên đầu người chưa đạt 1 bản trên người.
Doanh thhu toàn ngành mới đạt chưa tới 200 triệu USD tức là chị tiêu
cho việc mua sách chỉ đạt bình quân đầu người khoằng 2.5USD/năm (chỉ
khoảng 0.5%GDP/đầu người).
Mức chi tiêu quá thấp so với các nước trên thế giới. ở các nước phát
triển khoảng 300USD/người/năm. Ở Trung Quốc là 10USD.
Gía cả tuỳ tiện,cạnh tranh thiếu lành mạnh.Gía ảo,bán phá giá phổ biến

dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của tác giả
Lẫn lộn chức năng,hình thức kinh doanh liên kết xuất bản nên biến
đổichức năng bẩm sinh của các khâu trong qui trình xuất bản.Đặc biệt lẫn lộn
chức năng giữa khâu xuất bản và phát hành.Nhiều công ty phát hành kiêm
luôn công tác làm bản thảo của nhà xuất bản.Nhiều cuốn sách không phải do
nhà xuất bản tổ chức bản thảo mà chỉ đứng tên
Thiếu gắn kết quyền lợi tác giả và nhà xuất bản thể hiện ở phương pháp
chi trả nhuận bút tính theo số lượng in
Vai trò của hiệp hội xuất bản còn yếu.
Xuất bản là một ngành kinh doanh đặc thù
Đặc điểm hàng hóa và đặc điểm quá trình sản xuất,phân phối tiêu dùng
xuất bản phẩm quyết định tính chất kinh doanh(kinh tế) của hoạt động xuất
bản.Tính chất kinh doanh thể hiện qua sản phẩm xuất bản –Đó là loại hàng

15


hóa đặc biệt.Tính chất kinh doanh của xuất bản còn thể hiện trên cả 3
khâu:sản xuất,lưu thông và tiêu dùng hàng hóa xuất bản phẩm.
Ngay từ khi ra đời,mục đích của hoạt động xuất bản là để trao đổi,để
truyền bá.Xuất bản là vì nhu cầu xã hội chứ không phải cho người sản xuất tự
tiêu dùng. Chỉ khi nào xuất bản phẩm được người tiêu dùng trên thị trường
mua,thực hiện được giá trị,người xuất bản mới có thể không ngừng thực hiện
tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng xuất bản phẩm.Thị trường phản ánh nhu
cầu của người tiêu dùng. Người xuất bản phải sản xuất theo nhu cầu chính
đáng của bạn đọc mới có sức sống dồi dào. “Phục vụ bạn đọc”, “phục vụ nhân
dân” không chỉ là một khẩu hiệu chính trị mà còn hoàn toàn phù hợp với đòi
hỏi bên trong của qui luật kinh tế xuất bản .
Quá trình sản xuất xuất bản phẩm là quá trình làm biến hóa các hình
thái giá trị của tư bản,quá trình tích tụ của lao động xuất bản,giống như mọi

quá trình sản xuất hàng hóa khác .Tiền nhà tư bản ứng ra để mua nguyên vật
liệu và thuê nhân công→quá trình sản xuất hàng hóa xuất bản phẩm và đem
lưu thông trên thị trường→thu lại tiền vốn+lợi nhuận
Quá trình chế bản,nhân bản xuất bản phẩm giống như mọi quả trình sản
xuất vật chất tạo ra hành hóa,chịu sự chi phối của quy luật sản xuất vật
chất,chịu sự ràng buộc của các chỉ tiêu,định mức kinh tế kỹ thuật,phải hạch
toán để có lãi trong sản xuất xuất bản phẩm
Trong quá trình lưu thông,lưu thông xuất bản phẩm là quá trình phổ
biến,truyền bá các giá trị văn hóa,thực hiện khâu đầu ra của sản xuất.Không
được lưu thông mọi sản phẩm xuất bản không thực hiện được giá trị,lao động
xuất bản được tíc lũy không biến thành giá trị,hoạt động xuất bản sẽ bị trì
trệ,không thể phát triển
Quá trình lưu thông là quá trình biến đổi,tăng trưởng giá trị của tư bản
tiền tệ,giống như mọi quá trình lưu thông hàng hóa khác.Tiền-hàng-tiền.
Quá trình lưu thông phải thực hiện quy luật kinh tế thị trường,các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật,phải tiến hành hạch toán kinh tế để có lợi nhuận cao.Ví
16


dụ:mua hàng hóa theo khả năng số cầu trên thị trường,bán hàng hóa đúng
lúc,phải “mua rẻ bán đắt”để có lãi,phải tính toán hạ cước phí vận chuyển,chi
phí lưu kho,...để có lợi nhuận cá biệt cao trong bán hàng.
Trong tiêu dùng xuất bản phẩm,thể hiện ở việc mua và sử dụng xuất
bản phẩm.Mua để có quyền sử dụng xuất bản phẩm.Mua là một hoạt động
kinh tế,phải có một lượng giá trị ngang giá trả cho người bán,phải tiêu hao
một lượng tiền mặt nhất định.Trong mua bán xuất bản phẩm phải tuân theo
qui luật kinh tế thị trường:chuyển nhượng tự nguyện,trao đổi ngang giá,cạnh
tranh qua giá cả,...người mua và người bán đều mong muốn thu được lợi tối
đa.
Tiêu dùng xuất bản phẩm phải mang lại lợi ích cho người tiêu

dùng.Người dùng xuất bản phẩm phải có lợi ích trực tiếp cho mình:lợi ích về
văn hóa,tinh thần và cả lợi ích kinh tế.Từ lợi ích văn hóa sẽ dẫn đến lợi ích
kinh tế cho người sử dụng.Tri thức trong xuất bản phẩm được áp dụng để
nâng cao hiệu quả kinh tế trực tiếp trong sản xuất,nâng cao trình độ nghề
nghiệp,đạo đức của người lao động để có năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất cao.Xây dựng đời sống văn hóa làm động lực tinh thần cho sự phát triển
của kinh tế xã hội
Luật xuất bản của Việt Nam năm 2004 cũng khẳng định:”Hoạt động
xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa,tư tưởng thông qua việc sản xuất,phổ biến
xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực
thuộc đời sống xã hội,giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân
loại,đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân,nâng cao dân
trí,xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam,mở rộng giao
lưu văn hóa với các nước,phát triển kinh tế xã hội,đấu tranh chống mọi tư
tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia,góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Luật xuất bản năm 1993 cũng khẳng định : xuất bản “không phải đơn
thuần là hoạt động kinh doanh”
17


Điều đó cho ta thấy rõ:Đảng từ lâu đã khẳng định xuất bản là sự nghiệp
to lớn,một bộ phận to lớn của sự nghiệp cách mạng tư tưởng,văn hóa”mà bỏ
câu”không đơn thuần là hoạt độngkinh doanh”...có nghĩa là quá coi nhẹ tính
dịch vụ,kinh doanh,tính kin h tế của hoạt động xuất bản
Song,chúng ta dường như chưa nhận thức hết đặc điểm xuất bản còn là
hoạt động kinh doanh,một ngành kinh doanh văn hóa và kinh doanh kinh
tế.Xuất bản không đơn thuần là hoạt động sự nghiệp.Nó còn là ngành sản
xuất,dịch vụ,kinh doanh cũng mang lại lợi nhuận,thậm chí lợi nhuận cao,đóng
góp vào nền kinh tế quốc dân,chứ không chỉ là ngành sản xuất không sinh

lợi,chỉ tiêu phí về kinh tế.
Ta đã thừa nhận,xuất bản cũng là một ngành kinh doanh,tức là có thu
lãi,mặc dù không phải kinh doanh đơn thuần như luật xuất bản 1993 khẳng
định.Tuy nhiên,đến luật xuất bản 2004 mặc dù đã khẳng định: hoạt động xuất
bản vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị vừa tham gia sản xuất hinh doanh và phải
tích lũy để đầutư phát triển.Song,luật này nhấn mạnh tuyệt đối tính chất sự
nghiệp văn hóa tư tưởng của xuất bản,nhấn mạnh xuất bản “thuộc lĩnh vực
văn hóa, tư tưởng”.
Trong nền kinh tế tri thức,hoạt động xuất bản càng trở nên quan trọng
đối với sự phát triển đất nước.Ý nghĩa của nó,vai trò của nó không chỉ với tư
cách là một bộ phận sự nghiệp công cộng lớn lao,mà còn thật sự là một ngành
quan trọng trong sự phát triển kinh tế tri thức,một ngành dịch vụ xã hội có
nhiều tiềm năng,một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa.
Ở các nước phương Tây ,người ta thấy rõ cả hai mặt này của hoạt động
xuất xuất bản.Trong cuốn “Xuất bản và phát triển”của Philip Altbach và
Damtew Teferra,nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia,1999 các tác giả khẳng
định:
Xuất bản vừa là một nghệ thuật,vừa là một ngành kinh doanh.Nếu
muốn tồn tại xuất bản phải hoạt động trên nguyên tắc kinh doanh.

18


Xuất bản vừa thực sự liên quan đến ý tưởng truyền thông lại vừa thực
sự liên quan tới lợi nhuận,đặc biệt trong điều kiện các nước đang phát triển.
Ngành xuất bản đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa, giáo
dục, trí tuệ mỗi quốc gia.Việc phát triển và truyền bá các sản phẩm trí tuệ là
một vấn đề quan trọng hàng đầu đối bất kỳ quốc gia nào.
Bởi lẽ, mặc dù công nghệ truyền thông mới xuất hiện,sách truyền thống
vẫn không hề biến mất.Đó là phương tiện trao đổi kiến thức cơ bản.Nó đóng

vai trò là trung tâm thông tin,giải trí,phân tích và giáo dục cho hàng triệu
người trên thế giới.
Nước Mỹ hiện tại hàng năm vẫn tiêu thụ hàng tỷ cuốn sách in.
Xuất bản là trung tâm trong việc tạo ra các mối liên hệ trong ngành
công nghiệp trí tuệ,đặc biệt là vấn đề sở hữu và sản xuất các sản phẩm trí tuệ.
Người Trung Quốc hiện đại, ông Châu Thao Phấn,trong cuốn “Quản lý
sự nghiệp và tu dưỡng nghề nghiệp” khẳng định: Sự nghiệp xuất bản là sự
nghiệp văn hóa tiến bộ,nó góp phần thúc đẩy các quốc gia đi theo con đường
tiến bộ....đó là tính sự nghiệp của xuất bản;nhưng về mặt kinh tế,bởi chúng ta
phải duy trì cuộc sống bằng thu nhập của chính mình,nên xuất bản phải có
tính thương mại,phải liệu cơm gắp mắm,phải tính toán để kiếm tiền.

19


PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM
Tổng số các nhà xuất bản : 55 nhà xuất bản
Trong đó : + Trung ương : 43
+ Địa phương : 12
- Số lượng xuất bản năm 2007: 26.609 cuốn với 276,447 triệu bản.
- Doanh thu: 1.511 tỷ đồng
Số liệu thống kê Xuất bản năm 2008
Về sách:
Toàn ngành xuất bản được 25.120 cuốn với 279,913 triệu bản, đạt
94,4% về cuốn, 101,3 % về bản so với năm 2007, trong đó:
- Các nhà xuất bản xuất bản được 20.911 cuốn với 270,406 triệu bản,
đạt 96,2 % về cuốn, 102,1% về bản so với năm 2007.
- Xuất bản phẩm nhất thời : 4209 cuốn với 9,507 triệu bản, đạt 86,3%
về cuốn, 84,1% về bản so với năm 2007.
Xuất bản phẩm khác:

Tổng số 33,093 triệu bản đạt 79% so với năm 2007, trong đó Lịch
blốc:11,090 triệu bản đạt 68% so với năm 2007.
- Tổng doanh thu: 1488,867 tỷ đồng, giảm 1,5% so với năm 2007,
trong đó doanh thu liên kết tăng 36%.
- Lợi nhuận sau thuế: 44,736 tỷ đồng, tăng 2,1 % so với năm 2007. Nếu
không kể đến Nhà xuất bản Giáo dục, lợi nhuận sau thuế toàn ngành giảm
1%.
- Tổng số vốn kinh doanh: 392,530 tỷ đồng, giảm 40% so với năm
2007.
- Tổng số lao động: 5497 người, tăng 9% so với năm 2007, trong đó lực
lượng biên tập viên 1233 người, giảm 1%

20


Số liệu thống kế xuất bản năm 2010
1. Sách: Tổng số sách toàn ngành đã xuất bản được 25.769 cuốn với
277,765 triệu bản, đạt 105 % về cuốn và 102 % về bản so với năm 2009.
Trong đó:
- 60 nhà xuất bản: 22.899 cuốn với 265,994 triệu bản, đạt 105,3 % về
số cuốn, 102 % về bản so với năm 2009.
- Xuất bản nhất thời trong cả nước: 2.870 cuốn với 11,771 triệu bản, đạt
101 % về cuốn , 96,7 % về bản so với năm 2009.
2. Văn hóa phẩm: 32,561 triệu bản, đạt 104% so với năm 2009. Trong
đó, số lượng lịch blốc là 17 triệu bản.
Số liệu thống kê lĩnh vực In năm 2007
- Tổng số: 1200 cơ sở in
- Sản lượng trang in năm 2007: 650 tỷ trang (13 x 19cm)
- Doanh thu: 40.091,7 tỷ đồng
- Nộp ngân sách: 2.176,2 tỷ đồng

Số liệu thống kê lĩnh vực Phát hành năm 2008
- Tổng số sách đã phát hành: 314,6 triệu bản tăng 5% so với năm 2007.
- Tổng số xuất bản phẩm khác phát hành: 89,5 triệu bản tăng 2% so với
năm 2007.
- Tổng doanh thu đạt 1.448 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2007.
- Nộp ngân sách 45,8 tỷ đồng, tăng 2 % so với năm 2007.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 14,45 triệu USD tăng 29% so
với năm 2007. Trong đó:
+ Nhập khẩu: 4,860 triệu bản sách, 5,780 triệu tờ báo, tạp chí, kim
ngạch nhập khẩu đạt 11,6 triệu USD tăng 32% so với năm 2007.
+ Xuất khẩu: 145.300 bản sách, 4,651 triệu tờ báo, tạp chí, kim ngạch
xuất khẩu 2,9 triệu USD tăng 16% so với năm 2007

21


Số liệu thống kê Xuất bản, In, Phát hành Xuất bản phẩm năm 2009
Về Xuất bản:
Theo thống kê lưu chiểu, đến ngày 30/11/2009 toàn ngành đã xuất bản
được:
- Về sách: 20.601 cuốn với 196.325.141 bản, đạt 111% về cuốn, 76%
về bản so với cùng kỳ năm 2008.
- Về văn hóa phẩm: 804 loại với 15.953.000 bản, trong đó có 320 mẫu
lịch với 11.700.000 bản đạt 76,4% về bản so với năm 2008.
Lĩnh vực In:
- Sản lượng trang in đạt 798 tỷ trang in (13x19) cm, tăng 9,7%
- Doanh thu 45.350,4 tỷ đồng.
- Nộp ngân sách Nhà nước 2.980,3 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế 1.430 tỷ đồng.
Lĩnh vực Phát hành:

- Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt: 18,76 triệu USD đạt 130% so với
năm 2008, trong đó:
Nhập khẩu: 7.692.000 bản sách, 6.827.000 tờ báo, tạp chí; Kim ngạch
nhập khẩu đạt 15,46 triệu USD đạt 133% so với năm 2008.
Xuất khẩu: 265.000 bản sách, 5.167.000 tờ báo, tạp chí; Kim ngạch
xuất khẩu 3,3 triệu USD đạt 113% so với năm 2008.
- Kết quả kinh doanh của toàn ngành:
+ Tổng số sách phát hành: 317,1 triệu bản, đạt 107% so với năm 2008
+ Tổng số văn hóa phẩm phát hành: 92,3 triệu bản đạt 103% so với
năm 2008.
+ Tổng doanh thu đạt 1.453 tỷ đồng, đạt 103% so với năm 2008.
+ Nộp ngân sách 46,2 tỷ đồng, đạt 100% so với năm 2008.
Vài nét về tình hình xuất bản trước đổi mới

22


Dưới ánh sáng của nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 4,lần 5 thời kì đổi
mới là sau đại hội 6(1986),các nghị quyết hội nghị của ban chấp hành trung
ương đảng,nghị quyết và chỉ thị của ban bí thư về côn g tác tư tưởng và công
tác xuất bản.Sau khi thống nhất đất nước,sự nghiệp xuất bản sách của chúng
ta có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn tồn tại thiếu sót
Thành tựu:
Ngành xuất bản nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa ngay sau miền Nam
hoàn toàn giải phóng,ngành xuất bản dự trù sách cho các kho sách,thư viện
từ trung ương đến địa phương.Số lượng,chất lượng ấn phẩm ngày càng
tăng,so với năm 1974 số lượng xuất bản năm 1978 đã tăng gấp 2 lần về số
cuốn và 2,5 lần về số trang.Nhu cầu của độc giả ở những vùng mới giải
phóng được đáp ứng kịp thời đặc biệt các sách phổ biến đường lối chính

sách của đảng,sách chính trị,sách về chủ nghĩa Mác Lenin và tư tưởng Hồ
Chí Minh,các sách nêu gương anh hùng cách mạng,những tác phẩm tiêu biểu
cho thành tựu văn hóa

nghệ thuật trong nước và thế giới cho thanh

niên,thiếu nhi,sách ngoại văn.Trong đó sách giáo khoa có số lượng lớn và
chất lượng cao.
Đồng thời việc đưa sách và các văn hóa phẩm cách mạng miền Nam ta
đã nhanh chóng nắm được trong tay các cơ sở sản xuất lớn và các kho vật tư
cải tạo lại làm cơ sở vật chất cho hoạt động xuất bản.Các nhà xuất bản đã có
những sách nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho đường lối chính sách với nội
dung đấu tranh giai cấp,đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội-chủ nghĩa tư bản,các
quan điểm của đảng về xây dựng đát nước bảo vệ tổ quốc.Các sách về khoa
học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,các sách về pháp luật,quản lý
của nhà nước.Các nhà xuất bản đã xuất bản các loại sách khoa học xã hội,các
nghiên cứu lịch sử dân tộc,khảo cổ học,nghiên cứu văn hóa ,xã hội học,các
loại sách khoa học kỹ thuật cơ bản cho các ngành,các sách phục vụ cho
trường dạy nghề được mở rộng, trong những năm qua sách văn học nghệ
thuật cũng được xuất bản khá nhiều nhằm giáo dục truyền thống dân tộc.
23


Sách giáo khoa phổ thông và đại học đã được Đảng và nhà nước đặc
biệt quan tâm,hơn 60% giấy hàng năm dùng cho việc in loại sách này nhằm
phục vụ tốt cho công tác cải cách giáo dục.
Công tác xuất bản đối ngoại và hợp tác quốc tế được coi trọng.Về đối
ngoại đã có nhiều sách giới thiệu với bạn đọc nước ngoài đường lối của Đảng,
nhà nước, những thành tựu của cách mạng Việt Nam trong mấy chuc năm
qua,giới thiệu chính sách đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn mới.

Hợp tác quốc tế về công tác xuất bản đã được mở rộng trong giai đoạn
mới: ta đã có điều kiện thuận lợi đưa nhiều sách và văn hóa phẩm của Việt
Nam ra nước ngoài,đồng thời có nhiều sách tốt,khoa học được nhập vào Việt
Nam.Hợp tác quốc tế còn tạo ra một nề nếp,phối hợp các chương trình xuất
bản giữa nước ta với các nước anh em,bè bạn.
Có những thành tựu nói trên là nhờ sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của nhà nước,các cấp ủy Đảng,các ngành và đoàn thể quần chúng,các cơ
quan nhà nước,các đơn vị làm nhiệm vụ xuất bản,in,phát hành đã quán triệt
những biện pháp,phương hướng ,nhiệm vụ,tăng cường công tác xuất bản
trước mắt và lâu dài.
Trong sự thành công ta không thể không nói tới đội ngũ tác giả,cộng
tác viên,biên tập viên...đã chủ động sáng tạo,lao động cần cù,vượt những khó
khăn,luôn nêu cao phẩm chất chính gtrij,đạo đức cách mạng xứng đáng là
những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng
Một số thiếu sót của công tác xuất bản :
Nước ta còn là một nước nghèo,nên chưa thể đáp ứng được mọi nhu
cầu của nhân dân sau khi giải phóng đất nước.Ngành xuất bản tuy đã cố gắng
trước mắt nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của độc giả,tỷ lệ sách tính
trên đầu người còn thấp (0.2 bản/người).Kỹ thuật làm sách còn lạc hậu,kém
chất lượng nên sách chưa đủ tiêu chuẩn nhất là hình thức.
Một số chế độ chính sách đối với ngành xuất bản chưa được sửa đổi,bổ
sung phù hợp với tình hình mới.Sự đầu tư chưa thích hợp cho việc xây dựng
24


cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành,nhất là việc hiện đại hóa ngành in và các vật
tư kỹ thuật cần thiết
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và biên tập viên chưa được đào tạo đầy
đủ,chất lượng làm việc và hiệu quả chưa cao.Đội ngũ này của nhà xuất bản
gồm trên 900 người thì 80% cán bộ biên tập có trình độ đại học và trên đại

học phần lớn được đào tạo về chính trị nghiệp vụ xuất bản bằng các lớp tập
trung tại chức hay bồi dưỡng nhà nước ngắn hạn
Hoạt động phát hành còn nhiều khó khăn tồn tại,trong giai đoạn đầu
còn là thời kỳ bao cấp nên sách chủ yếu đến tay người đọc chưa đúng nhu
cầu,có tinhhf trạng vừa thừa vừa thiếu sách ,tình trạng sách nằm tại kho của
nhà xuất bản.
Tình hình xuất bản sách từ 1986-đến nay
Từ sau đaih hội Đảng năm 1986 theo hướng đổi mới trên lĩnh vực kinh
tế và văn hóa,công tác xuất bản cũng có sự chuyển động và đi dần vào cơ chế
mới.Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân dù được cải thiện nhưng vẫn
còn nhiều khó khăn.Đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội,việc
chuyển đổi sang cơ chế mới và những chính sách mới về kinh tế tài chính,giá
cả cũng được đặt ra cho ngành xuất bản với những khó khăn mới cần khắc
phục,xuất bản sách các năm 1987-1988 chưa vượt mức các năm trước đó(2
ngàn đầu sách )
Sự đổi mới kinh tế xã hội của đất nước đã có tác động to lớn đối với
hoạt động xuất bản,sự xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp,thực hiện một nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tác động vào sự nghiệp xuất bản.Đối
với từng nhà xuất bản bắt đầu thời kì phải tự mình hạch toán kinh doanh để
“tự mình sống bằng sản phẩm của mình”trong cơ chế thị trường,nhất là khi có
luật xuất bản.Từ năm 1989 hoạt động xuất bản đã có tiến triển,năm 1990 số
sách đạt gần 3000 cuốn
Những thành tựu bước đầu.khi có luật xuất bản ,hoạt động xuất bản đã
có những bước tiến bộ mới về số lượng và chất lượng,về nội dung và hình
25


×